Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

KHẢO SÁT MÔ HÌNH CHĂN NUÔI VÀ CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CHỒN HƯƠNG (Paradoxurus hermaphroditus)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (815.28 KB, 46 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
**********

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT MÔ HÌNH CHĂN NUÔI
VÀ CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CHỒN HƯƠNG
(Paradoxurus hermaphroditus)

Sinh viên thực hiện: TRẦN DŨNG NHÂN
Lớp: DH08TY
Ngành: Thú Y
Niêm khóa: 2008 – 2013

Tháng 9/2013
i


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
**********

TRẦN DŨNG NHÂN

KHẢO SÁT MÔ HÌNH CHĂN NUÔI
VÀ CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CHỒN HƯƠNG
(Paradoxurus hermaphroditus)

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ Thú y



Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS. LÊ HỮU KHƯƠNG
TS. NGUYỄN THANH BÌNH

Tháng 9/2013

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Lê Hữu Khương – TS. Nguyễn Thanh Bình.
Họ và tên sinh viên thực hiện: Trần Dũng Nhân.
Tên luận văn: “Khảo sát mô hình chăn nuôi và các bệnh thường gặp trên chồn
hương (Paradoxurus hermaphroditus)”.
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y,
ngày…….tháng..…năm 2013.
Giáo viên hướng dẫn

PGS.TS. Lê Hữu Khương

TS. Nguyễn Thanh Bình

ii


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng cha mẹ
Con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến công ơn sinh thành, dưỡng dục và hy

sinh của Cha Mẹ đã tận tụy lo cho con đến ngày hôm nay, cùng những người thân
luôn yêu thương, giúp đỡ và động viên con trong những năm qua.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
PGS.TS. Lê Hữu Khương – TS. Nguyễn Thanh Bình đã hết lòng giảng dạy,
hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo tôi suốt thời gian thực tập và hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Ban chủ nhiệm
khoa Chăn Nuôi Thú Y cùng toàn thể quý thầy cô đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt
kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn
Ban Giám Đốc Sở Khoa học Công nghệ Đồng Nai, Ban chủ nhiệm đề tài nuôi
chồn sinh thái. Cùng toàn thể anh chị em công nhân viên của trại đã nhiệt tình giúp
đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực tập tốt nghiệp
Xin cám ơn các bạn trong và ngoài lớp Thú Y 34 đã gắn bó chia sẽ vui buồn
và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.

Trần Dũng Nhân

iii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát mô hình chăn nuôi và các bệnh thường gặp trên
chồn hương (Paradoxurus hermaphroditus)” được nuôi nhốt tại trung tâm ứng dụng
công nghệ sinh học Đồng Nai. Thời gian tiến hành từ tháng 03/2013 đến tháng
07/2013, với 30 cá thể gồm 15 đực và 15 cái.
Kết quả cho thấy phương thức nuôi, chuồng nuôi và tiểu khí hậu chuồng nuôi
phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của chồn hương. Chồn hương được đánh
giá là thích nghi với điều kiện nuôi nhốt khi chúng tăng trưởng 0,25kg/tháng đối với
chồn đực, 0,2kg/tháng đối với chồn cái và có thể sinh sản được.

Trong các bệnh thường gặp ở chồn, nhiều nhất là chấn thương cơ học
(66,80%), thường là chấn thương đuôi chiếm khá cao (50%), chấn thương các chi
(16,67%), chấn thương mắt (10%), rụng lông chiếm khá cao (80%). Nhiễm giun sán
chiếm 33,33%, trong đó: nhiễm giun tóc chiếm 30%, nhiễm nhóm giun xoăn chiếm
20%. Chồn bị tiêu chảy chiếm tỉ lệ 10%.
Trong điều kiện nuôi nhốt như trên bước đầu chúng tôi đánh giá chồn thích
nghi với điều kiện nuôi nhốt và có thể sinh trưởng, sinh sản khá tốt.

iv


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
CITES:

Convention on International Trade in Endangered
Species of Wild Fauna and Flora

CNC:

Công nghệ cao

CNSH:

Công nghệ sinh học

v


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1 Nhiệt độ và ẩm độ trung bình qua các tháng ............................................18

Bảng 4.2 Tỉ lệ chồn bị chấn thương cơ học (n = 30) ...............................................25
Bảng 4.3 Hiệu quả điều trị chấn thương ..................................................................27
Bảng 4.4 Nguyên nhân gây rụng lông......................................................................27
Bảng 4.5 Hiệu quả điều trị rụng lông .......................................................................28
Bảng 4.6 Tỉ lệ nhiễm giun sán của chồn ...................................................................29

vi


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Tăng trưởng của chồn đực .................................................................. 23
Biểu đồ 4.2 Tăng trưởng của chồn cái .................................................................... 23

vii


DANH SÁCH HÌNH
H nh

Phối cảnh tổng thể Khu CNC chuyên ngành CNSH Đồng Nai ............... 3

Hình 2.2 Trại nuôi chồn hương ............................................................................... 5
Hình 2.3 Hình thái chồn hương ............................................................................... 6
Hình 2.4 Bản đồ phân bố chồn hương (Paradoxurus hermaphroditus) ................. 7
Hình 4.1 Toàn cảnh trại chồn .................................................................................. 15
Hình 4.2 Khu chuồng thịt ....................................................................................... 16
Hình 4.3 Khu chuồng sinh sản ................................................................................ 16
Hình 4.4 Khu chuồng sản xuất cà phê chồn ............................................................ 17
Hình 4.5 Khẩu phần 1 ngày của chồn .................................................................... 20
Hình 4.6 Vệ sinh chuồng trại ................................................................................... 22

Hình 4.7 Chồn mẹ và chồn con .............................................................................. 25
Hình 4.8 Chấn thương đuôi .................................................................................... 26
Hình 4.9 Chồn bị chấn thương mắt ........................................................................ 26
Hình 4.10 Trứng giun tóc ....................................................................................... 29
Hình 4.11 Trứng giun nhóm giun xoăn .................................................................. 30
Hình 4.12 Phân vàng, có bọt trong trường hợp tiêu chảy ....................................... 31

viii


MỤC LỤC

TÓM TẮT ................................................................................................................. iv
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................v
DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................... vi
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ ......................................................................................... vii
DANH SÁCH HÌNH............................................................................................... viii
MỤC LỤC ................................................................................................................. ix
Chương

MỞ ĐẦU ...............................................................................................1

1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2 Mục tiêu – yêu cầu ...............................................................................................2
Chương

TỔNG QUAN ........................................................................................3

2.1 Giới thiệu trung tâm ứng dụng công nghệ sinh học đồng nai ..............................3
2.2 Giới thiệu đặc điểm chồn hương (P. hermaphroditus) ........................................5

2.3 Lược duyệt các công trình nghiên cứu ...............................................................11
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP .....................................................12
3.1 Thời gian và địa điểm.........................................................................................12
3.2 Đối tượng khảo sát .............................................................................................12
3.3 Nội dung và phương pháp tiến hành ..................................................................12
3.4 Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................14
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................15
4.1 Chuồng trại và tiểu khí hậu chuồng nuôi ...........................................................15
ix


4.1.1 Cấu trúc chuồng nuôi .......................................................................................15
4.1.2 Tiểu khí hậu chuồng nuôi .................................................................................18
4.2 Qui trình chăm sóc và tăng trọng, sinh sản ở chồn ............................................20
4.2.1 Thức ăn, nước uống..........................................................................................20
4.2.2 Vệ sinh chuồng trại ..........................................................................................21
4.2.3 Tăng trọng ........................................................................................................22
4.2.2 Sinh sản ............................................................................................................24
4.3 Các bệnh thường gặp..........................................................................................25
4.3.1 Chấn thương cơ học .........................................................................................25
4.3.2 Rụng lông .........................................................................................................27
4.3.3 Bệnh giun sán ..................................................................................................28
4.3.4 Bệnh tiêu chảy ..................................................................................................30
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................32
4.1 Kết luận ..............................................................................................................32
4.2 Kiến nghị ............................................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................33

x



Chương
MỞ ĐẦU
1.1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi động vật hoang dã đang ngày càng phát triển rộng rãi trong nông

dân trong một vài năm trở lại đây. Có nhiều cơ sở chăn nuôi lớn ở các địa phương
như trại kỳ đà ở Củ Chi, Tp. HCM, trại heo rừng ở Đồng Nai… Đối tượng nuôi mới
này vừa giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi, vừa giúp giảm săn
bắt, giảm gánh nặng cho hệ sinh thái, bảo tồn nguồn gen quý, duy trì sự đa dạng
sinh học trong tự nhiên. Trong số các động vật hoang dã ấy, chồn hương được biết
đến như một đối tượng nuôi mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.
Chồn hương có tên khoa học là Paradoxurus hermaphroditus (Pallas, 1777)
còn có tên gọi khác là cầy vòi đốm. Hiện nay có nhiều cơ sở chăn nuôi chồn hương
rải rác khắp cả nước: trại nuôi chồn hương của Đỗ Văn Phòng ở Bắc Giang, cơ sở
chăn nuôi của công ty TNHH Kiên Cường, tỉnh Đắklắk, trại Trương Bá Linh, tỉnh
Trà Vinh… Tuy nhiên, đa phần các trại chăn nuôi đều nhỏ lẻ, tự phát, tự mày mò về
kỹ thuật và gặp phải rất nhiều khó khăn. Khó khăn các trại thường gặp là chồn
không sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt, chuồng trại chưa thật sự phù hợp cho
chồn sinh sống, các bệnh thường gặp và cách chữa trị…
Năm 2011, trung tâm ứng dụng công nghệ sinh học Đồng Nai thuộc Sở khoa
học công nghệ Đồng Nai, tiến hành xây dựng trại nuôi chồn hương sinh thái tại
huyện Cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai. Đây là mô hình chăn nuôi thí điểm, có sự kết hợp
của các nhà khoa học về động vật hoang dã và được trang bị các dụng cụ hổ trợ
trong việc chẩn đoán bệnh, nhằm tìm giải pháp cho các khó khăn mà người chăn
nuôi chồn gặp phải.

1



Nhằm tìm hiểu mô hình nuôi chồn hương phù hợp nhất, đồng thời ghi nhận và
tìm quy trình, phát đồ điều trị những bệnh xảy ra trong điều kiện nuôi nhốt tại địa
điểm khảo sát. Được sự đồng ý của Bộ môn Bệnh truyền nhiễm và thú y cộng đồng,
Khoa Chăn nuôi – Thú y, dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Lê Hữu Khương và TS.
Nguyễn Thanh Bình, chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát mô hình chăn nuôi và các
bệnh thường gặp trên chồn hương (Paradoxurus hermaphroditus)” tại trung tâm
ứng dụng công nghệ sinh học Đồng Nai.
1.2 MỤC TIÊU – YÊU CẦU
1.2.1 Mục tiêu
Khảo sát mô hình chăn nuôi cũng như các bệnh thường gặp ở chồn để đánh
giá khả năng thích nghi và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả của mô hình chồn
nuôi nhốt.
1.2.2 Yêu cầu
-

Khảo sát mô hình chăn nuôi tại Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Sinh học

Đồng Nai và đánh giá khả năng thích nghi.
-

Ghi nhận các bệnh thường gặp và biện pháp phòng trị.

-

Ghi nhận tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng.

2



Chương
TỔNG QUAN
GIỚI THIỆU TRUNG TÂM ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC
ĐỒNG NAI
Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học Đồng Nai được thành lập năm 2008,
là một dạng mô hình của khu công nghệ cao (CNC) chuyên ngành công nghệ sinh
học (CNSH). Trung tâm thuộc Sở Khoa học Công nghệ Đồng Nai, với mục tiêu: kết
hợp hài hòa giữa nghiên cứu – triển khai – đào tạo với sản xuất công nghiệp công
nghệ cao, và ở giai đoạn khởi đầu có thiên hướng về ứng dụng CNSH, học tập,
thích nghi, cải tiến, thông qua các dự án dầu tư của đa/xuyên quốc gia có tiềm lực
mạnh về CNSH. Từ đó, tiến hành những hoạt động nghiên cứu – triển khai, trên cơ
sở khoa học tiên tiến, xây dựng và phát huy năng lực nội sinh về công nghệ của đất
nước
2.1.1 Vị trí địa lý

H nh

: Phối cảnh ngànhCNSH
tổng thể Khu Đồng
CNC Nai
chuyên ngành CNSH Đồng Nai

(Đề án khu công nghệ cao chuyên ngành công nghệ sinh học Đồng Nai, 2008)
3


Trung tâm ứng dụng CNSH Đồng Nai có diện tích 208 hecta (ha), nằm trên
khu đất cao phía Nam tỉnh Đồng Nai, thuộc xã Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh
Đồng Nai. Địa hình tương đối bằng phẳng và dốc thoải dần từ phía Tây Bắc - Đông

Nam. Phía Đông Nam là khu vực suối Suối Cả. Trên khu đất bằng phẳng là khu vực
các lô cao su. Khu vực triền suối là các hộ dân với các trang trại nhà vườn.
Nhiệm vụ, chức năng
Nghiên cứu ứng dụng các đề tài khoa học liên quan đến CNSH nông nghiệp,
công nghiệp CNSH, y tế và môi trường;
Tiếp nhận, chuyển giao, dịch vụ, tư vấn và triển khai các công nghệ, kỹ thuật
hiện đại về CNSH để sản xuất các sản phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp, công
nghiệp CNSH, y tế và môi trường.
Đề xuất chính sách, cơ chế thu hút chuyên gia, các nhà khoa học đầu đàn, các
nhà quản lý cao cấp tham gia xây dựng khu CNC chuyên ngành CNSH.
Đào tạo thực nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ khoa
học, kỹ thuật viên về CNSH nhằm phục vụ công tác nghiên cứu và sản xuất cho
từng giai đoạn phát triển của khu CNC chuyên ngành CNSH;
Tổ chức sản xuất và kinh doanh, thương mại hóa các sản phẩm liên quan đến
lĩnh vực CNSH.
Hỗ trợ tư vấn cho các nhà máy xí nghiệp, các đơn vị trong tỉnh và các trung
tâm khác trong tỉnh đầu tư các máy móc thiết bị, phương pháp để nâng cao khả năng
ứng dụng CNSH trong sản xuất.
Kết hợp với các trung tâm CNSH trong và ngoài nước hợp tác đào tạo và phát
triển ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.
3 Trại chăn nuôi chồn hương (Paradoxurus Hermaphroditus)
Nằm trong bộ phận nghiên cứu sản xuất chuyên ngành nông nghiệp của trung
tâm ứng dụng CNSH Đồng Nai, trại chồn được xây dựng hoàn thành vào năm 2012
và tiến hành thả nuôi vào tháng 1 năm 2013 với số lượng 15 cá thể chồn đực, 15 cá
thể chồn cái. Trại chồn được xây dựng với mục đích bảo tồn nguồn gen; đánh giá sự
thích nghi trong điều kiện nuôi nhốt của chồn; đánh giá khả năng cho chồn ăn cà
4


phê để sản xuất cà phê chồn. Bước đầu nghiên cứu, làm mô hình điểm tham quan

cho các hội nông dân, sau đó tiến hành triển khai chuyển giao cho nông dân, người
chăn nuôi.

Hình 2.2 Trại nuôi chồn hương
GIỚI THIỆU ĐẶC ĐIỂM CHỒN HƯƠNG (P. hermaphroditus)
2.2.1 H nh thái và phân loại
2.2.1.1 Hình thái
Chồn hương có tên khoa học là Paradoxurus hermaphroditus (Pallas, 1777)
còn có tên gọi khác là cầy vòi đốm. Nhiều tài liệu gọi loài này là cầy vòi hương, cầy
hương (Nguyễn Lân Hùng và Nguyễn Khắc Tích, 2010)…
Chồn hương có bộ lông màu xám mốc hoặc hung mốc, đầu mút lông phớt đen.
Dọc sống lưng, sườn có các đốm nâu đen hoặc thường tạo thành 3 sọc chạy dọc
sống lưng từ vai đến gốc đuôi.
Mặt có 2 – 3 đốm trắng cạnh mắt hoặc vệt sáng trắng ở trán qua đến tai. Đuôi
dài, có vệt không rõ hoặc màu đen ở phần gốc đuôi, phần mút đuôi thường có màu
5


đen, tuy nhiên ở một số cá thể có thể trắng. Phần mũi, má, tai và phần dưới đùi có
màu lông đen.

H nh 3: Hình thái chồn hương
Chồn hương nặng trung bình từ 3 - 5 kg. Không giống chồn khác tuyến xạ của
con đực nằm ngay trước tinh hoàn, lộ ra ngoài, tuyến xạ của chồn hương nằm sâu
phía trong mông, phân bố hai bên hậu môn mà không lộ ra ngoài (Công ty TNHH
Kiên Cường, 2013)
2.2.1.2 Phân loại
Giới:

Animalia


Ngành:

Chordata

Lớp:

Mammalia

Bộ:

Carnivora

Họ:

Viverridae

Phân họ:

Paradoxurinae

Chi:

Paradoxurus

Loài:

P. hermaphroditus
6



2.2.1.3 Phân bố
Trong tự nhiên chồn hương thường sống trong các khu rừng nguyên sinh,
trong rừng thứ sinh thì có mật độ thấp hơn. Loài có phân bố rộng rãi ở trung tâm,
phía nam và Đông Nam Á: Ấn Độ (Krishnakumar và Balakrishnan, 2003), Lào
(Duckworth, 1997), bán đảo Malaysia (Azlan 2003; Kawanishi, Sunquist 2004;
Laidlaw pers comm), Myanmar (Su Su 2005), đảo Siberut (Mentawai, Indonesia;
Abegg 2003), Philippines (Heaney et al 1991), Thái Lan (Austin và Tewes 1999),
Bhutan, Campuchia (pers comm JL Walstone.. ), miền nam Trung Quốc (bao gồm
cả đảo Hải Nam), Nepal, Singapore (BPYH Lee pers comm), Sri Lanka, Việt Nam
(Roberton 2007),…
Ở Việt Nam, chồn hương tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi và trung du.

Hình 2.4. Bản đồ phân bố chồn hương (P. hermaphroditus)
( />2.2.2 Một số đặc điểm sinh học của chồn hương
2.2.2.1 Tập tính sinh học tự nhiên
Chồn hương là loại thú hoang dã. Có một số loại chồn có cách sống bầy đàn,
nhưng cũng có nhiều chủng loại chồn chỉ sống và đi kiếm ăn đơn độc, chúng chỉ
gặp nhau vào mùa sinh sản. Ban ngày chúng trốn tránh và ngủ ngày trong các hang
hốc, kẻ đá, ban đêm mới bò ra đi kiếm ăn. Vào mùa thức ăn khan hiếm, chồn hương
7


đói không ngủ được cũng phải đi kiếm ăn vào cả ban ngày. Tuy nhiên, ban ngày
chồn hương vẫn thích chọn chỗ có bóng tối, tránh ánh sáng.
Chồn hương là loài ưa sạch sẽ, không thích chỗ ẩm ướt, hôi hám, bụi bặm.
Chúng không đi vệ sinh lung tung mà thường đi ở một chỗ nhất định, kín đáo.
2.2.2.2 Thức ăn trong tự nhiên
Chồn hương là thú ăn tạp, thức ăn của nó có cả động vật lẫn thực vật. Thông
thường chồn hương tìm bắt chuột, rắn, ếch, nhái, kỳ nhông… các loại sâu bọ và côn

trùng khác. Do có móng vuốt sắc, lanh lẹ, khả năng leo trèo linh động nên chồn
hương có thể leo lên cây bắt chim non, ăn trứng chim. Nếu sống gần khu vực nông
thôn, ban đêm chồn hương rình bắt gà, vịt, ăn cả đàn con và trứng, nó rất thích ăn
trứng gà lộn, vịt lộn.
Ngoài ra chồn hương còn ăn các loại quả có vị ngọt như chuối, mãng cầu, đu
đủ chín, cà phê chín. Đặc biệt chồn hương rất thích ăn cà phê chín, chúng cũng
thích ăn trái cà phê chín Robusta hơn trái cà phê chín Arabica, vì trái cà phê
Robusta chín ngọt ít nước, nước ngọt của thịt trái sánh hơn. Chúng kén chọn từng
trái cả phê, ăn hết phần vỏ và cùi, còn phần hạt có vỏ trấu cứng thì được chúng nuốt
trọng, nhưng không tiêu hóa được, các hạt cà phê này sẽ thải ra ngoài thành phân cà
phê chồn hương.
2.2.2.3 Chỉ tiêu sinh trưởng của chồn hương
Chồn hương trưởng thành (11 – 12 tháng tuổi) có thân hình thon dài trung
bình từ 48 - 59 cm, chiều dài đuôi khoảng 44 – 53,5 cm. Chồn hương sống trung
bình 22,4 năm, cá biệt có trường hợp sống đến 24,5 năm (Richard Weigl, 2005).
Mỗi tháng trung bình chồn hương có thể tăng trọng từ 0,15 – 0,3 kg tuỳ theo điều
kiện thức ăn. Vào những tháng nguồn thức ăn phong phú, chồn sẽ tăng trọng rất
nhanh, có thể đạt tới 0,5 kg/con/tháng. Con đực trưởng thành thường nặng từ 5 – 7
kg, con cái nặng từ 3 – 5 kg.
2.2.2.4 Mùa sinh sản
Mùa sinh sản chồn hương không rõ ràng nhưng thường tập trung vào tháng 2 –

8


10 âm lịch.Chồn 8 tháng tuổi trở lên có thể giao phối lần đầu (nhưng tốt nhất là ở
giai đoạn 12 tháng tuổi). Biểu hiện động đực thường không rõ ràng. Khi con cái
động dục, con đực sẽ phát ra xạ hương để quyến rủ con cái cho giao phối (Borah J.
and K. Deka, 2011). Sau khi giao phối, chồn không mang thai thì sau 30 ngày chồn
sẽ động lại. Chồn hương tự nhiên sinh sản 1 lứa/năm, mỗi lứa đẻ trung bình từ 4 – 6

con.
2.2.2.5 Quá trình mang thai
Chồn cái mang thai trung bình khoảng 60 ngày (Nguyễn Lân Hùng, 2010).
Trước ngày đẻ 1-4 ngày, chồn cái thở mạnh, bụng phình to, vú sưng đỏ. Chồn mẹ
thường có 6 vú chia thành 2 hàng. Chồn hương con sơ sinh nặng trung bình 70 –
90g, sau 7-15 ngày sẽ mở mắt.
Nếu chồn mẹ đẻ từ tháng 3 – 6 âm lịch thì chồn mẹ nuôi con rất lâu (đến khi chồn con
biết leo trèo, chạy nhảy cứng cáp mới tách con). Nhưng nếu đẻ vào tháng 7 – 9 âm lịch thì
khi chồn con vừa mở mắt biết ăn vài ngày, dù còn rất yếu ớt nhưng chồn mẹ đã muốn tách
con, theo dõi thấy thường không muốn cho bú nữa và bắt đầu cắn con thậm chí có thể cắn
chết con và ăn thịt. Một số chồn mẹ đẻ xong, nhất là đối với những con đẻ lứa đầu có thể
không chịu nuôi con, không cho con bú. Lý do có thể do thai quá lớn nên khi sinh chồn mẹ
bị đau quá dẫn đến ảnh hưởng đến tâm lý và bỏ không nuôi con
Chồn cái sau sinh rất nhạy cảm với môi trường xung quanh. Đặc biệt là các
con chồn khác trong bầy. Sau khi sinh, chúng trở nên rất hung dữ. Khi bị kích thích,
hoặc cảm thấy không an toàn, chồn mẹ có thể cắn con hoặc ăn con.
2.2.3 Các bệnh thường gặp trên chồn hương
Theo tài liệu của cơ sở chăn nuôi Trung Úy Gà Sao, Thừa Thiên Huế, chồn
hương thường mắc các bệnh sau:
2.2.3.1 Bệnh tiêu chảy
Nguyên nhân thường do nhiễm cầu trùng, thức ăn ôi thiu, nhiễm khuẩn…
nhưng thường do cầu trùng gây nên.
Biểu hiện: lúc đầu chồn ít ăn hoặc bỏ ăn, phân màu đỏ bầm hơi đen và ỉa lỏng
từng chấm sau đó phân loãng dần có mùi rất hôi thối, một vài ngày sau chồn mệt,
9


hậu môn trống và chết. Bệnh có thể tiến triển khá nhanh, có trường hợp chỉ trong
vòng 2 ngày. Nếu bệnh do thức ăn ôi thiu nhiễm khuẩn thường bị chảy rất nhanh và
nhiều.

Điều trị: cho uống men vi sinh kết hợp với chích kháng sinh chống viêm,
nhiễm khuẩn đường ruột
2.2.3.2 Bệnh đường tiêu hóa do ngoại vật
Nuốt dị vật thường được nhìn thấy ở chồn hương nhỏ hơn 2 tuổi, nhưng có thể
xảy ra với chồn trưởng thành, đặc biệt có kèm bệnh tiêu hóa hoặc đau bụng do tiêu
hóa dị vật như tóc, vật liệu, vải. Chồn hương thường nhai cao su như đế giày, vật
liệu xốp như lót giày hoặc chất nhồi đồ dùng. Các biểu hiện lâm sàng thường gặp
nhất là chán ăn, đau gập bụng. Tuy nhiên, chồn bệnh ít khi nôn mửa.
3 3 Bệnh tụ huyết trùng
Thường xảy ra lúc giao mùa, thời tiết thay đổi, chuồng trại ẩm ướt. Bệnh này
rất nguy hiểm vì bệnh có thể lây qua nhiều con đường hô hấp, tiêu hoá, khả năng
lây lan cực kỳ nhanh.
Biểu hiện: thở dốc, mạnh, thở thóp bụng, miệng, mũi chảy nhiều nước và hai
chân sau bị bại, dần dần cả bốn chân đều bại liệt. Bệnh này lây lan nhanh và chết rất
nhanh nếu phát hiện chậm, nhưng nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì khả
năng khỏi bệnh cao, việc điều trị tương đối dễ dàng.
Khi phát hiện bệnh trước tiên phải cách ly và kiểm tra cả chuồng, sát trùng
tiêu độc chuồng trại gấp, cách li xa khu vực chưa bệnh… Dụng cụ ăn uống, chăm
sóc, vệ sinh, bảo hộ lao động... phải dùng riêng, ra vào khu vực có bệnh phải vệ
sinh, sát trùng cẩn thận tránh mang mầm bệnh sang khu vực khác.
Chồn bị tụ huyết trùng thường uống nước rất nhiều vì vậy cần phải cung cấp
nước thường xuyên đầy đủ, nên pha nước với đường glucose, muối cho uống hoặc
nước orezon chống mất nước của người, có thể chích các loại kháng sinh đặc trị tụ
huyết trùng như: Kanampi, streptomycine- penicilin... nếu chích không thấy hiệu
quả rõ rệt sau vài lần chích chúng ta nên đổi thuốc khác. Thường dùng
Streptomycine- Penicilin mỗi lọ pha với 3 – 4 cc nước cất sau đó trộn chung chích
10


với liều 1cc (mỗi thứ một nửa)/lần chích đối với cầy 1,5 kg trở lên. Nếu bệnh nặng

ngày có thể chích 2-3 lần.
2.2.3.4 Bệnh gãy xương
Nguyên nhân: Do va chạm mạnh dẫn đến gãy xương, vỡ xương, chồn sống
càng lâu, càng dễ gặp phải.
Biểu hiện: Xương chỗ gãy bị biến dạng, bị cong, kéo dài sẽ gây ra khó vận
động, đầu xương có tiếng kêu, tiếng ma sát, nhìn bên ngoài sẽ sưng tấy, đau, xuất
huyết. Nếu gẫy rời xương sẽ gây tổn thương sang các vùng xung quanh, chảy máu
và vỡ xương, gây sốt cao, bỏ ăn, đau đớn vật vã.
Chẩn đoán: Căn cứ vào khám ngoại khoa, cần chụp X quang để kiểm tra.
Điều trị: Cố định chỗ gãy bằng nẹp để chỗ gãy ở vào vị trí thẳng.Gãy rời
xương thường gây ra tổn thương các vùng xung quanh, phá hoại các mạch máu và
xương vụn.Dù đã dùng nẹp cố định nhưng vết gãy vẫn khó liền, khi đó cần mở để
xử lý vết gãy.
2.3 LƯỢC DUYỆT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
Trên thế giới
Jimmy Borah và Karabi Deka (2010) đã tiến hành quan sát hành vi giao phối
của 2 cá thể chồn hương (P. hermaphrodites) tại vườn quốc gia Kaziranga ở bang
Assam, Ấn Độ. Kết quả đã miêu tả đầy đủ hành vi giao phối của chồn trong tự
nhiên. Khi phát hiện chồn cái động dục, chồn đực sẽ phát ra xạ hương và nhẹ nhàng
đến gần. Sau một lúc tiếp xúc, chồn đực sẽ nhảy chồm lên chồn cái tiến hành giao
phối. Trong lúc giao phối, chồn cái quay mặt lại cắn vào tai chồn đực. Một lúc sau,
chồn đực xuống khỏi lưng con cái, và ngửi âm hộ chồn cái. Sau đó lại tiếp tục chồm
nhảy. Hành động lặp lại 4 – 5 lần trong suốt quá trình giao phối. Sau khi giao phối,
hai con chồn tách nhau ra, và tự tìm nơi yên tĩnh nghỉ ngơi.
Ở Việt Nam
Ở Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu nào về đối tượng chồn hương (P.
hermaphrodites)

11



Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
3
3

THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM
Thời gian
Đề tài được tiến hành từ tháng 03/2013 đến tháng 07/2013.

3

Địa điểm
Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học Đồng Nai, ấp Xuân Đường huyện

Cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai.
Phòng thí nghiệm ký sinh trùng khoa CNTY, ĐH. Nông lâm Tp.HCM
3

ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT
30 con chồn hương (P.hermaphroditus) được nuôi tại Trung tâm Ứng dụng

Công nghệ sinh học Đồng Nai.
3.3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
33

Nội dung

3.3.1.1 Nội dung 1: Khảo sát kết cấu chuồng trại và tiểu khí hậu chuồng nuôi.
Chỉ tiêu khảo sát:

-

Ghi nhận tổng diện tích trại chăn nuôi và diện tích từng ô chuồng.

-

Tiểu khí hậu chuồng nuôi (nhiệt đô, ẩm độ…).

3.3.1.2 Nội dung 2: Khảo sát quy trình nuôi, chăm sóc và ghi nhận tăng trọng, khả
năng sinh sản của chồn hương.
Chỉ tiêu khảo sát:
-

Thức ăn, nước uống, cách cho ăn.

-

Đánh giá sự tăng trọng của 30 cá thể.

-

Ghi nhận biểu hiện động dục, sinh sản.

3.3.1.3 Nội dung 3: Khảo sát các bệnh thường gặp.
12


Chỉ tiêu khảo sát:

33


-

Ghi nhận các biểu hiện bệnh và phân loại bệnh.

-

Ghi nhận cách chữa trị và hiệu quả.

-

Tỉ lệ nhiễm các loại ký sinh trùng thông thường.

Phương pháp tiến hành
Để đo nhiệt độ, ẩm độ trong trại, chúng tôi tiến hành lấy nhiệt kế và ẩm kế đặt

ở 2 vị trí là đầu và cuối trại. Nhiệt độ và ẩm độ trong trại được chúng tôi ghi nhận 3
lần/ngày (buổi sáng 6 giờ 30 phút – 7 giờ 15 phút, buổi trưa 11 giờ 30 phút - 12 giờ
15 phút, buổi chiều 17 giờ - 17 giờ 45 phút). Sau khi ghi lại số liệu theo thời gian,
chúng tôi tiến hành cộng các kết quả và chia bình quân để có nhiệt độ và ẩm độ theo
ngày, theo tuần và theo tháng.
Đối với bệnh ký sinh trùng, lấy phân xét nghiệm theo phương pháp phù nổi,
lắng gạn. Cạo da, phết kính đối với ký sinh trùng trên da.
Xét nghiệm phân theo phương pháp phù nổi
Cách lấy mẫu: Lấy mẫu khi chồn vừa đi phân. Phân được đựng trong túi nilong
sạch, buộc chặt miệng túi và ghi rõ các thông tin, chuyển ngay về phòng thí nghiệm.
Nguyên lý: Lợi dụng nước muối bão hòa có tỉ trọng lớn hơn tỉ trọng noãn nang
nhưng có tỉ trọng thấp hơn những căn bã trong phân, do đó nang noãn sẽ nổi lên
trên và cặn chìm xuống dưới.
Pha nước muối bão hòa: cho 400-450g muối tinh khiết vào 1000ml nước tinh khiết.

Thực hiện:
-

Cho 1-2g phân vào cốc thủy tinh.

-

Thêm 10-15ml nước muối bảo hòa vào cốc

-

Khuấy đều rồi lọc qua rây lọc (khoảng 81 lỗ/cm2)

-

Lấy phần nước đã lọc cho vào lọ có miệng hẹp.

-

Đậy một lame lên miệng lọ (lame này phải tiếp xúc với dung dịch). Để

yên trong 10-15 phút, lấy lame ra đậy một lamelle lên.
-

Quan sát dưới kính hiển vi với độ phóng đại 10x10, khi cần thiết thì xem

ở độ phóng đại 10x40.
13



Xét nghiệm phân theo phương pháp lắng gạn
Cách lấy mẫu:Tương tự phương pháp xét nghiệm phù nổi.
Nguyên lý: lợi dụng sự chênh lệch tỷ trọng giữa trứng giun sán và tỷ trọng của
nước lã, khi để lắng cặn trứng giun sán có tỷ trọng lớn hơn tỷ trọng của nước sẽ
lắng xuống đáy.
Cách tiến hành: lấy 5 - 10 gram phân cho vào cốc sạch rồi cho một ít nước lã sạch
vào dùng đũa thủy tinh khuấy đều cho tan rồi lọc qua rây, cho nước lọc vào cốc tam
giác. Sau đó lấy rây lọc ra rồi đổ nước vào cho đến vạch 500 ml, để lắng 20 – 30
phút.Tiến hành gạn bỏ phần nước ở trên bề mặt và làm lại 3 - 5 lần đến khi nước
trong. Tiếp theo, lấy cặn cho vào hộp lồng. Dùng pi pét hút 1 giọt xanh methylen
nhỏ vào hộp lồng. Cuối cùng, dùng ống hút lấy cặn trong hộp lồng làm tiêu bản, sau
đó đưa lên kính hiển vi để soi.
Cạo da phết kính xem ký sinh trùng
Dùng dao cạo da ở những vùng tiếp giáp giữa da lành và da bệnh cho đến khi
rớm máu. Mẫu da cạo được phết đều lên lame đã nhỏ sẵn 1-2 giọt Lactophenol sau
đó đậy lamelle lên và xem sự hiện diện của trứng hay Demodex dưới kính hiển vi.
3.4 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
Công thức tính:
Tỉ lệ nhiễm (%) = (Số mẩu nhiễm /Số mẩu khảo sát)*100
Số liệu sẽ được xử lý bằng phần mềm: Microsoft Excel.

14


×