Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỐNG LÃNG PHÍ TRONG QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÁN SÀN KỸ THUẬT CAO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VÁN CÔNG NGHIỆP TRƢỜNG THÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


HUỲNH THỊ THU THẢO

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỐNG LÃNG PHÍ TRONG
QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÁN SÀN KỸ THUẬT CAO
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VÁN CÔNG NGHIỆP
TRƢỜNG THÀNH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN LÂM SẢN

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


HUỲNH THỊ THU THẢO

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỐNG LÃNG PHÍ TRONG
QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÁN SÀN KỸ THUẬT CAO
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VÁN CÔNG NGHIỆP
TRƢỜNG THÀNH

Ngành: Công Nghệ Chế Biến Lâm Sản


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn: TS. HOÀNG THỊ THANH HƢƠNG

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2013


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Quý thầy cô Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm và cán bộ giáo viên, đặc biệt là
các giảng viên chuyên ngành chế biến lâm sản Khoa Lâm Nghiệp trường Đại học
Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh đã tận tình chỉ dạy truyền đạt kiến thức bổ ích cho tôi
trong suốt khóa học kéo dài trong thời gian 4 năm tại trường.
TS. Hoàng Thị Thanh Hương, giáo viên hướng dẫn,người đã trực tiếp giúp
đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành đề án tốt nghiệp này.
Ông Phạm Xuân Hòa, giám đốc điều hành TTBD3, là người đã trực tiếp
quản lý và chỉ dẫn tôi rất tận tình trong suốt quá trình thực tập.
Ban lãnh đạo, ban giám đốc công ty cùng tập thể nhân viên phòng nguyên
liệu, phòng hành chính nhân sự, phòng kế hoạch, các anh chị trong tổ QC, các
chuyền trưởng, tổ trưởng, tổ phó và toàn thể anh, chị em công nhân trong công ty
cổ phần ván công nghiệp Trường Thành.
Cuối cùng tôi muốn gởi lời cảm ơn sâu sắc đến bố mẹ, người thân, các anh
chị kĩ sư khoá 34 cùng tập thể lớp DH09CB chuyên ngành chế biến gỗ trường Đại
Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh đã chăm lo, động viên và giúp đỡ tôi trong ngày
tháng ngồi trên ghế nhà trường.
.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 07 – 2013
Sinh viên
Huỳnh Thị Thu Thảo


i


TÓM TẮT
Đề tài “Đề xuất một số giải pháp chống lãng phí trong quy trình sản xuất ván
sàn kĩ thuật cao tại công ty cổ phần ván công nghiệp Trƣờng Thành” đã đƣợc thực
hiện sau thời gian thực tập từ ngày 01 tháng 04 năm 2013 đến ngày 30 tháng 06
năm 2013 tại Công ty cổ phần ván công nghiệp Trƣờng Thành.
Đề tài đƣợc thực hiện nhờ quá trình quan sát, theo dõi và đánh giá về dây
chuyền công nghệ sản xuất, thu nhận số liệu của xí nghiệp và ở thực tế sản xuất về
sản phẩm ván sàn kĩ thuật cao. Số liệu đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp thống kê trên
phần mềm Excel và các công thức toán học thống kê.
Khóa luận đã đề cập đến việc phân tích sản phẩm ván sàn kĩ thuật cao. Về
hình dáng bên ngoài, đề tài mô tả đặc điểm, hình dáng, màu sắc của ván sàn. Về cấu
tạo bên trong, đề tài phân tích kết cấu của đế ván sàn. Bên cạnh đó, quy trình công
nghệ sản xuất sản phẩm ván sàn kĩ thuật cao cũng đƣợc chúng tôi khảo sát. Dựa
theo số liệu sản xuất, khóa luận nêu ra một số khái niệm về lãng phí trong sản xuất,
xác định tỷ lệ phế phẩm qua các công đoạn, năng suất máy lí thuyết và thực tế. Từ

đó nhận xét về một vài nguyên nhân gây lãng phí ở công ty. Thiết lập sơ bộ dây
chuyền công nghệ sản xuất ván sàn từ khâu nguyên liệu đến khâu tạo ván sàn chƣa
thành phẩm tại nhà máy 10 TTBD3. Về máy móc, thiết bị, chúng tôi tìm hiểu thông
số máy, nguyên tắc hoạt động, nguyên lý vận hành máy, cấu tạo máy, mức độ chính
xác của máy. Ngoài các nội dung trên, khóa luận đã xác định hệ số sử dụng thời
gian - máy của máy ripsaw, máy cắt hai đầu, máy bào bốn mặt, máy ép nóng, máy
ép nguội, máy chà nhám thô.
Cuối cùng, chúng tôi phân tích, đánh giá kết quả đã đạt đƣợc trong quá trình
khảo sát và xử lý số liệu. Dựa trên tình hình sản xuất thực tế, chúng tôi đề xuất một
số biện pháp cải thiện quy trình sản xuất ván sàn kĩ thuật cao tại nhà máy 9 và nhà

máy 10 thuộcTTBD3 để giảm lãng phí trong sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế và
lợi nhuận cho công ty.

ii


ABSTRACT
The topic “Proposal solutions to resist the waste in process to produce
wooden planks with high technology at Truong Thanh Joint Stock Company” is
accomplished after finishing intern time from April, 1st, 2013 to June, 30, 2013 at
Truong Thanh industry wooden planks Joint Stock Company.
Thesis is accomplished by processes of obvious, checking and valued about
the chain of produce technology, collect data from enterprise and the real
producing. These data are handled by using statistical methods on Excel program
and statistical mathematical formulas.
Thesis concerned about the analysis the high technology wooden planks.
About the appearance, thesis described their shapes, color .v.v. About the structure,
it analyzed the structure of the plank’s sole. Besides, the process producing is
investigated. Base on producing data, thesis pointed some theories of waste in
producing, define the rate of substandard products through parts, theory
productivity and real productivity in factory. Through that, we gave comments
some reasons which cause waste, made process to produce wooden planks from
materials to Semi-finished products at 9th factory and 10th factory TTBD3. About
machines, we studied parameter, principle, principle of running machine, accurate
level. Beside, thesis defined coefficient of time using – ripsaw machine.v.v.
At last, we analyzed, valued results through data. Base on real producing, we
propose solutions to improve process of producing high technology wooden planks
at 9th factory and 10th factory which belong to TTBD3 with the target to reduce the
waste in producing, to get more economy effect as well as earn more profit.


iii


MỤC LỤC
TRANG TỰA
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................i
TÓM TẮT ................................................................................................................ ii
ABSTRACT ............................................................................................................ iii
MỤC LỤC ............................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG ................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ....................................................................................... ix
Chƣơng 1 MỞ ĐẦU................................................................................................. 1
1.1. Ý nghĩa của việc sử dụng gỗ rừng trồng trong sản xuất hàng mộc và trang trí ..... 1
1.2. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
1.3. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................ 3
Chƣơng 2 TỔNG QUAN ......................................................................................... 4
2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần tập đoàn kĩ nghệ gỗ Trƣờng Thành ...................... 4
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty ................................................. 4
2.1.2. Chức năng, mục tiêu và nhiệm vụ của công ty ................................................. 6
2.1.3. Công tác tổ chức của công ty ........................................................................... 8
2.1.4 Cơ cấu sản phẩm – thị trƣờng hoạt động và những thành tựu đạt đƣợc ............. 9
2.2. Cơ cấu nguồn vốn, kế hoạch sản xuất và sản phẩm ........................................... 15
2.2.1. Cơ cấu nguồn vốn .......................................................................................... 15
2.2.2. Kế hoạch sản xuất .......................................................................................... 15
2.2.3. Sản phẩm ....................................................................................................... 16
Chƣơng 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP ................................. 17
3.1. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu ......................................................................... 17
3.1.1. Mục đích của đề tài ........................................................................................ 17
3.1.2. Mục tiêu của đề tài ......................................................................................... 17
3.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 17

3.2.1. Khảo sát nguyên liệu sản xuất sản phẩm ........................................................ 17

iv


3.2.2. Khảo sát sản phẩm ......................................................................................... 18
3.2.3. Một số lãng phí trong sản xuất ....................................................................... 18
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 18
3.3.1. Phƣơng pháp phân tích sản phẩm và tìm hiểu quy trình sản xuất.................... 18
3.3.2. Phƣơng pháp xác định các dạng khuyết tật và tỷ lệ (%) các dạng khuyết tật... 19
3.3.3. Phƣơng pháp xác định hệ số sử dụng máy ...................................................... 19
3.3.4. Phƣơng pháp xác định năng suất thiết bị ........................................................ 19
3.3.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu.............................................................................. 19
3.4. Phân tích sản phẩm ........................................................................................... 20
3.4.1. Giới thiệu sản phẩm ....................................................................................... 20
3.4.2. Đặc điểm của sản phẩm (engineering flooring) .............................................. 20
3.4.3. Kết cấu mộng của sản phẩm ........................................................................... 21
Chƣơng 4 KẾT QUẢ & THẢO LUẬN ................................................................ 23
4.1. Khái niệm và ý nghĩa của thiết kế qui trình sản xuất ......................................... 23
4.1.1. Khái niệm ...................................................................................................... 23
4.1.2. Ý nghĩa việc thiết kế một qui trình sản xuất thích hợp.................................... 23
4.1.3. Những vấn đề về lãng phí trong sản xuất ....................................................... 24
4.2. Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất tại công ty ............................................. 29
4.3. Khảo sát quy trình công nghệ............................................................................ 30
4.3.1. Khảo sát khâu công nghệ lựa chọn và phân loại nguyên liệu .......................... 30
4.3.2. Khảo sát khâu công nghệ bóc – lạng .............................................................. 34
4.3.3. Khảo sát khâu công nghệ cắt ván mỏng ......................................................... 37
4.3.4. Khảo sát khâu công nghệ sấy ván mỏng ......................................................... 37
4.3.5. Khảo sát khâu công nghệ xử lý ván mỏng ...................................................... 38
4.3.6. Khảo sát khâu công nghệ ép đế ván sàn ......................................................... 39

4.3.7. Khảo sát khâu ép nguội veneer ...................................................................... 42
4.3.8. Khảo sát khâu công nghệ chà nhám ............................................................... 44
4.3.9. Khảo sát khâu công nghệ ripsaw .................................................................... 45

v


4.4. Một số lãng phí, nguyên nhân và giải pháp hạn chế lãng phí sản xuất trong quy
trình sản xuất ván sàn kỹ thuật cao. ......................................................................... 46
4.4.1. Lãng phí do tỷ lệ khuyết tật qua các công đoạn gia công ................................ 46
4.4.2. Lãng phí do công suất của máy móc không đều ............................................. 49
4.4.3. Lãng phí do máy móc .................................................................................... 51
4.4.3. Lãng phí do nhân công ................................................................................... 51
4.5. Hệ số sử dụng thời gian – máy tại công ty ........................................................ 52
4.6. Đánh giá ........................................................................................................... 53
4.6.1. Công tác tổ chức sản xuất .............................................................................. 53
4.6.2. Hiệu quả kinh tế............................................................................................. 54
4.7. Đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình sản xuất ................................................ 56
4.7.1. Đảm bảo nguồn nguyên liệu .......................................................................... 56
4.7.2. Đảm bảo chất lƣợng trong công đoạn sơ chế .................................................. 57
4.7.3. Đảm bảo chất lƣợng trong công đoạn tinh chế ............................................... 57
4.7.4. Các vấn đề khác ............................................................................................. 58
Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 59
5.1. Kết luận ............................................................................................................ 59
5.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 63
PHỤ LỤC................................................................................................................ 64

vi



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
5M

: Man, Material, Machine, Method, Management (công
nhân, nguyên vật liệu, máy móc, phƣơng pháp và quản lý)

CARB

: California Air Resoures Board (Bang kiểm soát tài nguyên
không khí của tiểu bang Mỹ).

CBCNV

: Cán bộ công nhân viên

COC

: Chain of Custody (Chuỗi hành trình sản phẩm)

FDI

: Foreign Direct Investment (Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài)

HCNS

: Hành chính nhân sự

ISO


: International Standards Organization (Tổ chức tiêu chuẩn
quốc tế)

KSTT

: Kiểm soát tuân thủ

MUDA

: Thừa công suất

MURA

: Đôi khi thừa hoặc đôi khi thiếu công suất

MURI

: Bất hợp lý, vƣợt quá công suất

P.TGĐ

: Phó Tổng Giám Đốc

QLCL

: Quản lý chất lƣợng

Quality

: Chất lƣợng


Safety

:An toàn

TC – KT

: Tài chính – Kế toán

TTBD3

: Công ty cổ phần ván công nghiệp Trƣờng Thành

TTF

: Trƣờng Thành Furniture

UV

: Unltra Violet (Tia tử ngoại)

VFTN –WFF

: Qũy bảo vệ động vật hoang dã Thế

VND

: Việt Nam đồng

vii



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Bảng phân loại gỗ theo tỷ trọng tại nhà máy: .......................................... 31
Bảng 4.2:. Tiêu chuẩn phân loại vener .................................................................... 33
Bảng 4.3: Số công nhân đứng máy của tổ bóc ......................................................... 35
Bảng 4.4: Quy cách bóc ván mỏng .......................................................................... 35
Bảng 4.5: Quy định khoảng cách dao chít của tổ bóc .............................................. 35
Bảng 4.6: Bảng cắt quy cách ruột dọc ..................................................................... 37
Bảng 4.7: Bảng cắt quy cách ván ruột ngang ........................................................... 37
Bảng 4.8: Quy trình hƣớng dẫn ép nóng.................................................................. 42
Bảng 4.9: Cấp độ lốc của tấm veneer top ................................................................ 43
Bảng 4.10: Tỷ lệ pha keo CU3................................................................................. 43
Bảng 4.11: Tỷ lệ phế phẩm qua các công đoạn pha phôi ......................................... 46
Bảng 4.12: Tỷ lệ phế phẩm qua các công đoạn sơ chế............................................. 47
Bảng 4.13: Tỷ lệ phế phẩm qua các công đoạn tinh chế .......................................... 48
Bảng 4.14: Công suất của một số loại máy .............................................................. 49

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trƣờng Thành [13] .................... 4
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty ............................................................. 8
Hình 2.3: Sản phẩm nội thất của TTF ....................................................................... 9
Hình 2.4: Sản phẩm ngoại thất của doanh nghiệp .................................................... 10
Hình 2.5: Ván sàn công nghiệp ............................................................................... 11
Hình 2.6: Ván sàn công nghiệp làm từ ván ép kĩ thuật cao ...................................... 12
Hình 2.7: Máy móc tại công ty................................................................................ 12
Hình 3.1: Các loại ván sàn công nghiệp .................................................................. 21

Hình 3.2: Mẫu ván sàn TTF ta ̣i buổ i giới thiê ̣u sản phẩ m ........................................ 22
Hình 4.1: Phƣơng pháp 5M + Q + S ....................................................................... 25
Hình 4.2: Các dạng tồn kho .................................................................................... 26
Hình 4.3: Bảy loại lãng phí nguy hiểm.................................................................... 28
Hình 4.4: Quy trình sản xuất ván bóc, veneer ......................................................... 29
Hình 4.5: Quy trình sản xuất ván sàn kĩ thuật cao của TTF ..................................... 30
Hình 4.6: Máy ép nguội .......................................................................................... 39
Hình 4.7: Máy ép nóng 10 tầng nạp liệu auto login ................................................. 41
Hình 4.8: Tỷ lệ phế phẩm qua các công đoạn gia công............................................ 49

ix


Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1. Ý nghĩa của việc sử dụng gỗ rừng trồng trong sản xuất hàng mộc và trang
trí nội thất
Đất nƣớc ta có nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, đó là tài nguyên rừng. Đây
cũng là lợi thế cho nền kinh tế đất nƣớc. Mặc khác, ngành chế biến gỗ ngày càng
phát triển, thì rừng ngày càng bị khai thác ào ạt. Nguồn tài nguyên rừng của chúng
ta ngày càng bị khô kiệt do sự khai thác rừng không hợp lí….
Những diện tích rừng trồng ở nƣớc ta (Tràm bông vàng, Bạch đàn và Cao su)
đã đạt đến tuổi thành thục (15 – 20 năm) và trên 20 năm có thể khai thác chế biến
sử dụng gỗ. Gỗ Cao su và các loại gỗ rừng trồng khác có khả năng chế biến theo
hƣớng sản xuất hàng mộc hoặc trang trí nội thất cao cấp phục vụ cho tiêu dùng
trong nƣớc và xuất khẩu, thì giá trị kinh tế tăng lên. Đây cũng là một định hƣớng
cho ngành công nghiệp chế biến gỗ và cũng để đón đầu chế biến có hiệu quả
nguyên liệu gỗ rừng trồng theo “dự án trồng 5 triệu hecta rừng”.
1.2. Tính cấp thiết của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu thị trƣờng thế giới, mức tiêu thụ ván sàn là rất lớn,

ƣớc tính mức sản lƣợng khoảng 65 triệu m3/năm. Ván sàn đã đƣợc nƣớc ta sản xuất
và xuất khẩu hàng chục năm và đã có một số thị trƣờng nhất định, tạo cơ sở tiền đề
cho sự phát triển sản phẩm này. Từ trƣớc đến giờ, ván sàn đƣợc sản xuất từ nguyên
liệu gỗ quý có nguồn gốc từ rừng tự nhiên. Nhƣng hiện nay, nguồn nguyên liệu gỗ
rừng tự nhiên ngày càng khan hiếm. Vì thế, các đơn vị sản xuất ván sàn hiện nay
phải nhập một khối gỗ nhập khẩu từ nƣớc ngoài rất lớn có thể từ gỗ rừng trồng hoặc
cũng có thể từ rừng tự nhiên từ các nƣớc Châu Âu, ở một số nƣớc Đông Nam Á
thƣờng có giá thành cao. Từ đó đẩy giá thành ván sàn lên cao, không có giá trị kinh

1


tế và lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm ván sàn Việt Nam. Trƣớc tình hình đó, chúng
ta cũng cần phải ứng dụng gỗ rừng trồng trong nƣớc để sản xuất ván sàn. Công
nghệ sản xuất ván sàn tƣơng đối đơn giản, vốn đầu tƣ không lớn, không đòi hỏi tay
nghề của công nhân cao mà có giá thành kinh tế của mặt hàng này là lớn. Do đó,
ván sàn đƣợc ứng dụng trong hàng mộc và trang trí nội thất cao cấp. Mặt khác, gỗ
rừng trồng chủ yếu là các loại cây phát triển nhanh có đƣờng kính nhỏ. Nếu gỗ rừng
trồng đƣợc ứng dụng sản xuất các mặt hàng mộc và trang trí nội thất cao cấp (ván
sàn) thì sẽ góp phần nâng cao giá trị kinh tế, góp phần phát triển ngành chế biến gỗ
và giải quyết việc làm trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, việc sử dụng gỗ rừng
trồng để làm ván sàn góp phần hạn chế sử dụng khai thác rừng tự nhiên, trên cơ sở
đẩy mạnh sử dụng gỗ rừng trồng. Hơn nữa, việc sử dụng gỗ rừng trồng để làm ván
sàn còn nhằm đón đầu công nghệ chế biến gỗ rừng trồng cho 5 triệu ha rừng mà
chính phủ đặt ra. Trên cơ sở đó, tôi tiến hành tìm hiểu về ván sàn kĩ thuật cao (sản
xuất ván sàn từ gỗ có giá trị thấp thành ván sàn của một số loại gỗ quý) của công ty
cổ phần ván công nghiệp Trƣờng Thành.
Hơn nữa, trong những năm gần đây ngành chế biến gỗ ở Việt Nam tăng
trƣởng với tốc độ bình quân 30 %/năm và sản xuất lƣợng sản phẩm chất lƣợng cao
cho xuất khẩu. Đặc biệt tốc độ tăng trƣởng rất cao sau khi Việt Nam thực hiện chính

sách mở cửa để trở thành thành viên đầy đủ của WTO. Hiện nay, các cơ hội để sản
phẩm gỗ của Việt Nam bƣớc vào thị trƣờng toàn cầu đang rộng mở, tuy nhiên,
ngành vẫn còn quá nhiều hạn chế, làm giảm năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp trong và ngoài nƣớc.
Khi nói đến các chiến lƣợc phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp trong
lĩnh vực sản xuất thì chính những sản phẩm đƣợc sản xuất với một chi phí tốt nhất,
chất lƣợng phù hợp với nhu cầu của khách hàng và đáp ứng đƣợc thời gian giao
hàng là vấn đề cốt lõi tạo nên thƣơng hiệu. Một trong số những nguyên nhân ảnh
hƣởng đến mục tiêu trên là lãng phí sản xuất. Nó tồn tại trong mọi hoạt động và
tiềm ẩn mọi lúc mọi nơi, làm tăng giá thành sản phẩm nhƣng không làm tăng giá trị
của sản phẩm.

2


Sự lãng phí ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất lao động và khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp. Do vậy, việc nhận diện và loại bỏ các lãng phí trong sản
xuất là vấn đề cấp thiết cần đƣợc quan tâm.
Qua đó, đƣợc sự phân công của khoa Lâm Nghiệp – Bộ môn Chế Biến Lâm
Sản, dƣới sự hƣớng dẫn của cô TS. Hoàng Thị Thanh Hƣơng và sự cho phép của
công ty cổ phần ván công nghiệp Trƣờng Thành (TTBD3), chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài “Đề xuất một số giải pháp chống lãng phí trong qui trình sản xuất ván
sàn kỹ thuật cao tại công ty cổ phần ván công nghiệp Trƣờng Thành” để phần nào
góp phần nâng cao năng suất, chất lƣợng của sản phẩm.
1.3. Ý nghĩa thực tiễn
Hiện nay, hầu hết ở các doanh nghiệp, nhà máy ở trong nƣớc nói riêng và
trên thế giới nói chung. Trong sản xuất bất cứ một mặt hàng nào cũng phải theo một
dây chuyền công nghệ, một quy trình sản xuất nhất định. Việc bố trí dây chuyền
công nghệ sản xuất, thực hiện đúng quy trình sản xuất một cách hợp lý sẽ giúp cho
quá trình đƣợc lƣu thông nhanh hơn, dẫn đến năng suất của nhà máy tăng lên đem

lại không ít lợi nhuận cho công ty. Song, bên cạnh đó vẫn có một số lãng phí trong
quy trình sản xuất tồn tại trong mọi hoạt động và tiềm ẩn mọi lúc mọi nơi, làm tăng
giá thành nhƣng không làm tăng giá trị của sản phẩm, ảnh hƣởng đến chất lƣợng,
năng suất lao động và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Chính vì thế mà
việc nhận diện và loại bỏ các lãng phí trong sản xuất là vấn đề cấp thiết cần đƣợc
quan tâm ở hầu hết các doanh nghiệp, các xƣởng, nhà máy.

3


Chƣơng 2
TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần tập đoàn kĩ nghệ gỗ Trƣờng Thành
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Hình 2.1: Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trƣờng Thành [13]
Năm 1993: Nhà máy đầu tiên tại ĐăcLăk (khởi đầu với 30 công nhân và
3.000 USD tiền vốn).
Năm 2000: Nhà máy thứ 02 ở Bình Dƣơng ra đời. TTF đã mua lại nhà máy
này từ một công ty FDI hàng đầu ở Bình Dƣơng và đây cũng là trƣờng hợp mua lại
(M & A) đầu tiên ở Việt Nam.
Năm 2002: Nhà máy thứ 03 ra đời tại Thủ Đức – TP.HCM.
Năm 2006: Nhà máy thứ 04 ở ĐăcLăk ra đời.
Năm 2008: 03 nhà máy
+ 02 nhà máy ở Phú Yên (01 nhà máy chế biến gỗ và 01 nhà máy sản xuất
PB & HPB)
+ 01 nhà máy ở Bình Dƣơng. Đây là một trong những nhà máy hiện đại nhất
trong ngành chế biến gỗ ở Việt Nam.
Tổng cộng có 07 nhà máy ở Việt Nam với khoảng 32 ha.


4


Năm 2010: mở thêm 02 nhà máy nữa. Một cái sản xuất đồ trang trí nội thất,
gỗ dán, ván sàn công nghiệp Cái còn lại sẽ sản xuất bao bì carton.
– Nhà sáng lập: Ông Võ Trƣờng Thành.
 Sinh 1959: Tốt nghiệp thạc sĩ quản trị kinh doanh ở Mỹ.
 Đã làm và có nhiều kinh nghiệm trong ngành chế biến gỗ từ 1980.
 Đã tới hơn 10 nƣớc tên thế giới để nghiên cứu học hỏi về ngành công
nghiệp trồng trọt và chế biến gỗ.
 Là chủ tịch của liên đoàn Bình Dƣơng, và là thành viên của VFTN – WFF
Là nhân vật then chốt trong viêc đƣa TFF có mặt trong sở giao dịch chứng khoán từ
năm 2008.
TTF có đƣợc nhƣ ngày hôm nay cũng nhờ dƣới sự lãnh đạo sáng suốt của
ông Võ Trƣờng Thành chủ tịch tập đoàn – kiêm tổng giám đốc, cùng với sự đồng
tâm hiệp lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên chuyên nghiệp và yêu nghề.
Trƣờng Thành đã phát triển thành một tập đoàn hùng mạnh. Hiện nay tập đoàn có
hơn 6.000 lao động trực tiếp, khoảng 500 lao động gián tiếp, đa số còn rất trẻ, năng
động, cầu thị và ham học hỏi.
Trƣờng Thành luôn tin tƣởng rằng tập đoàn sẽ vƣơn lên tầm cao mới trên thị
trƣờng trong và ngoài nƣớc, khẳng định vị thế tiên phong của mình trong ngành chế
biến gỗ Việt Nam. TTF đóng góp ngày càng nhiều cho sự phát triển của ngƣời mua
hàng tại các thị trƣờng của họ, đem đến cho họ niềm vui bằng “chất lƣợng theo thỏa
thuận, giá cạnh tranh, giao hàng đúng hẹn, mẫu mã cách tân, dịch vụ tốt nhất”.
Mang đến cho ngƣời tiêu dùng cái đẹp, sự tiện ích, giá trị và an toàn khi sử dụng.
Một trong những ƣu tiên hàng đầu của TTF là việc tập trung đầu tƣ nhiều
nguồn tài chính của doanh nghiệp cho hoạt động nghiên cứu và phát triến sản phẩm
mới. Với 53 cán bộ làm công tác thiết kế, đƣợc đào tạo bài bản trong và ngoài nƣớc,
đã cho ra hơn 200 mẫu thiết kế trong mỗi năm, đáp ứng 08 tiêu chí thiết kế chuyên
nghiệp của tập đoàn: phù hợp nguyên vật liệu, phù hợp thị trƣờng, mang tính kinh

tế, thƣơng mại, phù hợp công nghệ chế biến, có nhiều tiện ích, thể hiện sự sáng tạo,
mang tính thẩm mỹ cao và đạt yêu cầu kĩ thuật an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế. Vì

5


vậy, hiện nay tập đoàn đã, đang sản xuất và chào bán ra thị trƣờng quốc tế với hơn
80 % là các mẫu thiết kế của Trƣờng Thành, tạo điểm khác biệt với các bạn đồng
ngành khác là bán tiện ích chứ không gia công sản phẩm.
Công ty cổ phần ván công nghiệp Trƣờng Thành, đƣợc thành lập và xây
dựng vào năm 2009 và bắt đầu hoạt động vào tháng 01 năm 2010. Sản phẩm của
công ty là ván lạng và ván ép đƣợc sử dụng rất nhiều trong ngành chế biến gỗ, đặc
biệt là dòng hàng nội thất và ván sàn công nghiệp, riêng sự ra đời của công ty đã
đáp ứng đƣợc lƣợng nhu cầu rất lớn đối với thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Gần
đây, nhà máy PB (nhà máy 3 thuộc TTBD3, chuyên sản xuất ván dăm), đã đi vào
hoạt động tạo động lực lớn cho toàn thể cán bộ công nhân viên.
TTF kinh doanh chủ yếu là sản xuất, mua bán, xuất khẩu sản phẩm bằng gỗ.
Các dòng sản phẩm chính gồm có: Gỗ nội thất với các sản phẩm nhƣ ván sàn kĩ
thuật cao, cửa, bàn, ghế, giƣờng, kệ,…. chủ yếu làm bằng gỗ Teak, Oak, Ash,
Thông, Beech, Cao su, Tràm, ván sợi (MDF), ván dăm (PB), ván ép (plywood) phủ
bề mặt bằng ván lạng (veneer) hay giấy (paper), nhựa poly (melamine). Đồ gỗ ngoại
thất với các sản phẩm nhƣ bàn, ghế, băng, ghế nằm, xe đẩy rƣợu, chủ yếu làm bằng
gỗ xoan đào, dầu, chò chỉ, tràm, keo, tếch, bạch đàn…. Các dòng sản phẩm khác
nhƣ ván dăm PB, gỗ xẻ.
2.1.2. Chức năng, mục tiêu và nhiệm vụ của công ty
 Chức năng chính của công ty là xây dựng một nhà máy sản xuất ván lạng
(vener), ván ép (plywood), ván dăm và ván sàn công nghiệp kĩ thuật cao
(engineering flooring), nhằm nâng cao khả năng đáp ứng các đơn hàng lớn của tập
đoàn Trƣờng Thành đối với thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, đặc biệt là dòng sản
phẩm nội thất và ván sàn.

Công ty sẽ phát huy lợi thế cạnh tranh vì có nguồn nguyên liệu từ những khu
rừng trồng của tập đoàn Trƣờng Thành, phát triển sản xuất kinh doanh bền vững
trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới.

 Mục tiêu chủ yếu của công ty:
 Doanh số: Tăng trên 15 %/năm.

6


 Lợi nhuận ròng sau thuế: Tăng trên 20 %/năm.
 Cổ tức: 20 % trở lên.
 Kinh doanh có trách nhiệm với cộng đồng, với môi trƣờng.
 Trở thành một tập đoàn nằm trong Top 3 nhà sản xuất, thƣơng mại và xuất
khẩu sản phẩm gỗ có doanh số cao nhất Việt Nam từ năm 2010.
 Trở thành một tập đoàn nằm trong Top 5 nhà sản xuất, thƣơng mại và xuất

khẩu sản phẩm gỗ có doanh số cao nhất ASEAN từ năm 2012.
 Trở thành một tập đoàn nằm trong Top 3 nhà trồng rừng tƣ nhân có diện
tích rừng trồng lớn nhất ASEAN từ năm 2015.


Nhiệm vụ của TTF trong vùng kinh doanh trọng điểm.
 Mang “cơ hội lợi nhuận” đến cho nhiều nhà nhập khẩu, bán sỉ và phân

phối đồ gỗ trên thế giới, cũng nhƣ các đại lý tại Việt Nam.
 Luôn gia tăng sự thỏa mãn của khách hàng theo các tiêu chí đã đề ra: giá
cả cạnh tranh, giao hàng đúng hẹn, chất lƣợng đúng thỏa thuận, luôn cải tiến và
phục vụ tốt nhất.
 Mang đến cho cuộc sống những sản phẩm gỗ đẹp mắt, tiện dụng, chắc

chắn, làm cho ngƣời sử dụng cảm thấy thoải mái, hạnh phúc và an toàn hơn.
 Tạo ra và nuôi dƣỡng một văn hóa Trƣờng Thành, một môi trƣờng làm
việc thật khoẻ khoắn, sáng tạo, tôn trọng và vui vẻ, mà trong đó CBCNV luôn đƣợc
đền bù công bằng, và CBCNV cũng đƣợc khuyến khích luôn tôn trọng khách hàng
cũng nhƣ chất lƣợng sản phẩm của TTF. Ngoài ra còn giúp CBCNV có năng lực,
nhiệt tình, thâm niên trở thành ngƣời chủ thật sự của TTF. Đặc biệt, các khóa huấn
luyện về kỹ năng quản trị của nội bộ công ty sẽ giúp CBCNV mỗi ngày đảm trách
những vị trí quan trọng hơn.
 Tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông của TTF nhƣng luôn có trách nhiệm với
cộng đồng và xã hội, giữ cho tài chính TTF khoẻ mạnh trên đƣờng dài và đền bù
xứng đáng cho những nhà đầu tƣ của TTF.
 Trồng rừng, góp phần bảo vệ môi trƣờng, chống phá rừng trên toàn thế
giới, kinh doanh có trách nhiệm, để TTF nói riêng và ngành chế biến gỗ nói chung

7


có thể phát triển bền vững.
2.1.3. Công tác tổ chức của công ty
Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty thể hiện ở hình 2.2

Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty
Theo sơ đồ tổ chức ở hình 2.2, công ty cổ phần gỗ Trƣờng Thành đƣợc sự
quản lý của Đại hội đồng cổ đông. Dƣới sự điều hành của Đại hội đồng cổ đông là
Ban kiểm soát, Hội đồng quản trị, Ban thƣ kí hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó
giám đốc, các phòng ban: Kế toán, kế hoạch – tài chính, cung ứng, kho vận, nguyên
liệu, công trình, kinh doanh….
Trong đó Tổng giám đốc, kiêm chủ tịch Hội đồng quản trị là ông: Võ
Trƣờng Thành, Phó Tổng giám đốc, kiêm ủy viên Hội đòng quản trị là ông: Tạ Văn
Nam, Võ Diệp Văn Tuấn, Đinh Văn Hóa và bà Ngô Thị Hồng Thu, kế toán trƣởng

ông: Nguyễn Ngọc Lễ.

8


Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty Cổ phần Trƣờng Thành thể hiện đƣợc
cách tổ chức chặt chẽ, thuận lợi cho việc quản lý và điều hành công ty trong quá
trình sản xuất.
2.1.4 Cơ cấu sản phẩm – thị trƣờng hoạt động và những thành tựu đạt đƣợc
a) Cơ cấu sản phẩm
Đồ gỗ nội thất: Bàn, ghế, tủ, giƣờng, kệ,… chủ yếu làm bằng gỗ cao su, keo,
tràm, teak, oak, ash, Beech, ván sợi (MDF), ván dăm (PB), ván ép (plywood) dán
veneer,…
Gần đây, công ty sản xuất và thi công một số sản phẩm bằng gỗ dính liền với
kết cấu khung xƣơng trong nhà nhƣ : Cửa, phào trần, cầu thang, vách lộng,… chủ
yếu bằng gỗ cherry, chò chỉ, căm xe, hƣơng, gõ đỏ,…

Hình 2.3: Sản phẩm nội thất của TTF
Đồ gỗ ngoại thất: Bàn ghế ngoài trời, xích đu, kệ, băng ghế nằm, xích đu, xe
đẩy rƣợu,… chủ yếu là bằng gỗ Teak, Bạch Đàn, Xoan Đào, Dầu, Chò Chỉ, Tràm…
Gần đây, công ty sản xuất và thi công một số sản phẩm bằng gỗ dính liền với kết
cấu khung xƣơng ngoài trời nhƣ: diểm mái, lan can, hàng rào, cầu gỗ trang trí, nhà
chòi, … chủ yếu bằng gỗ chò chỉ, căm xe, teak, …

9


Hình 2.4: Sản phẩm ngoại thất của doanh nghiệp
Ván sàn trong nhà và ngoài trời
+ Ván sàn trong nhà có 02 loại chính: Bằng gỗ thịt nguyên tấm hoặc bằng ván kỹ

thuật cao với nguyên liệu chủ yếu là gỗ hƣơng, Gõ đỏ, Căm xe, Cherry, Oak, Ash,…
+ Ván sàn ngoài trời hay còn gọi là decking, chủ yếu làm bằng gỗ Chò Chỉ,
Teak,…
Sản phẩm khác: Ván dăm (PB), ván sợi (MDF), ván ép (Plywood), gỗ xẻ,…
Ván ép công nghiệp, ván dăm, ván sàn LTC, ván sàn gỗ thịt,…

10


Ván lạng (veneer): Là gỗ đƣợc lạng mỏng, có chiều dày từ 0,2 mm đến
3 mm. Loại có vân đẹp để dùng phủ trên bề mặt ván nhân tạo, ván ghép kỹ thuật,
ván sàn công nghiệp (engineering). Riêng TTF cần trên 0,5 triệu m2/năm tƣơng
đƣơng 250 m3/năm. Ngoài ra nhu cầu trong ngành chế biến gỗ tại Việt Nam lên đến
25.000 m3/năm. Vì vậy thị trƣờng trong nƣớc cũng có nhu cầu khoảng 50 triệu
USD/ năm nếu tính bình quân ván lạng giá 1 USD/m2 (hay khoảng 2.000 USD/m3).
Trong đó vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (TP.HCM, Bình Dƣơng và Đồng Nai)
chiếm hơn 40 triệu USD vì vùng này đóng góp đến 80 % kim nghạch xuất khẩu gỗ
của cả nƣớc và 98 % các doanh nghiệp sản xuất trong vùng này là làm hàng nội thất
(dòng hàng cần nguyên liệu veneer rất nhiều).
Ván ép (plywood): Là loại ván đƣợc làm từ gỗ đƣợc lạng mỏng và dán dính
các lớp ngƣợc xớ lại với nhau bằng keo. Nhu cầu sử dụng ván ép ở Việt Nam đang
tăng cao bởi ngành xây dựng phát triển. Ván ép còn là nguyên liệu cho ngành công
nghiệp gỗ trong nhà cho xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
Ván sàn công nghiệp (engineering flooring): Là loại ván sàn đƣợc làm từ gỗ
thịt đƣợc lạng mỏng ra và dán dính các lớp ngƣợc xớ lại với nhau bằng keo, lớp trên
cùng thƣờng là lớp gỗ có vân đẹp và có giá trị cao nhƣ Teak, Oak, Ash…
Các lớp bên dƣới thì thƣờng là gỗ có giá trị thấp hơn, ví dụ nhƣ Thông, Tràm, tạp
cứng… Đây cũng là sản phẩm chủ lực của công ty.

Hình 2.5: Ván sàn công nghiệp


11


Dự báo các công trình chung cƣ cao và trung cấp (hạng A và B), sẽ sử dụng
ván sàn thay cho gạch men. Các biệt thự tƣ nhân và các tầng trên của nhà phố cũng
sẽ sử dụng vì những ƣu điểm của ván sàn công nghiệp.
* Sản phẩm ván ép công nghiệp kỹ thuật cao của TTF có những tính năng vƣợt
trội sau đây:
Tính kháng nƣớc cao hơn gỗ thịt: Không hƣ hỏng khi ngâm nƣớc lên đến
một tuần.
Chịu nƣớc sôi lên đến 24 giờ và các loại hóa chất nhƣ thuốc rửa móng tay,
thuốc xịt côn trùng.
Không bị môi mọt.
Không bị giãn nở, co rút khi thay đổi thời tiết, nhiệt độ hoặc bị đổ nƣớc.

Hình 2.6: Ván sàn công nghiệp làm từ ván ép kĩ thuật cao
b) Công nghệ sản xuất

Hình 2.7: Máy móc tại công ty
Sở hữu nhiều máy móc chế biến gỗ hiện đại, đa năng, công suất cao

12


thuộc hàng bậc nhất Việt Nam, đƣợc nhập khẩu từ Ý, Đức, Nhật Bản kết hợp công
nghệ quang học và điện toán để có thể chọn lọc gỗ bằng mắt thần quang học, cũng
nhƣ tối ƣu hóa việc sử dụng nguyên liệu thô theo giá trị thu hồi bằng phần mềm
điện toán, chứ không phải khái niệm tối ƣu theo tỷ lệ khối lƣợng thu hồi nhƣ trƣớc
đây. Các máy móc thế hệ mới này đƣợc nối lại với nhau bằng cáp quang và thông

qua server tại văn phòng chính của Công ty đến bƣu điện. Từ đó chúng ta có thể cho
phép chuyên gia từ Đức, Ý sửa chữa hoặc vận hành sản xuất theo những thiết kế
mới một cách tức thì. Việc trang bị nhiều máy móc thiết bị hiện đại này sẽ giúp cho
công ty vƣợt qua đƣợc thử thách mới sau 5 năm nữa, lúc mà lƣơng của công nhân
sẽ tăng cao gấp 3 lần hiện nay và ngay cả khi 10 năm nữa lƣơng công nhân đến hơn
10 lần hiện tại.
Toàn bộ quy trình sản xuất khép kín từ khâu xẻ, luộc, ngâm tẩm, sấy, phôi,
định hình, lắp ráp, hoàn thiện đến đóng gói đều theo hệ thống tiêu chuẩn của Châu
Âu và Nhật Bản. Đồng thời đƣợc kiểm soát nghiêm ngặt bởi Ban Giám Đốc khối
sản xuất cùng đội ngũ Kiểm soát Chất lƣợng chuyên nghiệp đầy kinh nghiệm và
tinh thần trách nhiệm.
Đặc biệt với hệ thống sản xuất ván PB sử dụng nguyên liệu là mạt cƣa, bột
chà nhám,…. Lƣợng nguyên liệu này là rác thải từ các khâu sản xuất xẻ, phôi, định
hình, nhám đƣợc tận dụng lại, qua dây truyền sản xuất tự động hiện đại với 01 quy
trình công nghệ chặt chẽ tạo ra sản phẩm ván PB có chất lƣợng đứng đầu thị trƣờng.
Sản phẩm có thể luộc trong nƣớc sôi nhiều giờ liền nhƣng không xảy ra tình trạng
bong tách lớp hoặc trƣơng nở quá mức.
Hệ thống lọc tự động – fillter house sẽ hút bụi – mạt cƣa từ các công đoạn
gia công sau đó đƣa vào nhà lọc và thải không khí trong lành ra ngoài môi trƣờng.
Lƣợng mạt cƣa nhỏ đƣợc lọc lại đƣợc sử dụng làm chất đốt cho lò hơi (cấp
nhiệt cho các loại máy móc dùng nhiệt lƣợng để vận hành nhƣ: máy ép nhiệt, lò sấy
rulo, hồ luộc gỗ,…). Lò hi đƣợc thiết kế tối ƣu sao cho bột chà nhám đƣa vào đốt
tạo ra “sự cháy chọn vẹn” tức cháy hết, không tạo ra khói đen.

13


Ngoài ra, tại TTF còn đƣợc trang bị máy sấy cao tần (máy sấy ván/gỗ sử
dụng sóng cao tần). Là loại thiết bị có tính công nghệ cao, nhập khẩu từ Nhật Bản.
Việc sử dụng máy sấy cao tần vào công tác sấy ván tạo ra giá trị rất lớn, vì có thể

sấy đƣợc những tấm veneer đẹp – quý – mỏng (0,3 mm, 0,6 mm,…) đạt độ ẩm
nhƣng không gây ứng suất hoặc rách nát – hƣ hại sản phẩm.
Hệ thống COC và ISO 9001: 2000 đƣợc thiết lập và vận hành ở tất cả các
nhà máy đã giúp tổ chức luôn tạo ra những sản phẩm chất lƣợng cao, mẫu mã phù
hợp với các thị trƣờng trên toàn cầu.
c) Thị trƣờng hoạt động
* Thị trƣờng:
– Chƣa đến 30 % là thị trƣờng trong nƣớc.
– Hơn 70 % cho xuất khẩu.
* Thị trƣờng và xuất khẩu:
– Mỹ: 35 %, Châu Âu: 45 %, Japan: 10 %, Hàn Quốc, Nam Phi, Úc: 10 %.
– Một số hàng xuất khẩu chính: các siêu thị và các mạng lƣới bán lẻ hàng
đầu: TESCO, COSTCO, WAL – MART, SODIMAC, LOWE’S, LAPEYRE…
– Nhà phân phối với những nhãn hiệu nổi tiếng và lâu đời.
– Bán sản phẩm với mẫu mã thiết kế sáng tạo và đa dạng.
– Với đội ngũ 23 nhà thiết kế đƣợc đào tạo thƣờng xuyên ở trong và ngoài
nƣớc, TTF đã bán hơn 80 % sản phẩm với mẫu mã thiết kế riêng của nó.
d) Đối thủ cạnh tranh
– Đối với dòng sản phẩm trong nhà, ngoài trời, ván sàn có các công ty đồng
ngành nhƣ: Tiến Triển Furniture, Sài Gòn furiture, Starwood, New Sky,…
– Đối với dòng sản phẩm ván ép, ván PB, ván MDF,… : Tân Mai, Diệu
Ngân, và một số công ty Đài Loan khác…
e) Các thành tựu đạt đƣợc
– Cúp và danh hiệu “sao vàng đất Việt” do hội doanh nhân trẻ Việt Nam trao tặng
cho tập đoàn.

14



×