Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ HÒA BẮC – HÒA NAM, HUYỆN DI LINH, TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
******************

NGUYỄN THỊ THÙY

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG TẠI BAN QUẢN LÝ
RỪNG PHÒNG HỘ HÒA BẮC – HÒA NAM,
HUYỆN DI LINH, TỈNH LÂM ĐỒNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
******************

NGUYỄN THỊ THÙY

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG TẠI BAN QUẢN LÝ
RỪNG PHÒNG HỘ HÒA BẮC – HÒA NAM,
HUYỆN DI LINH, TỈNH LÂM ĐỒNG

Ngành: Lâm Nghiệp
Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: Th.S MẠC VĂN CHĂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2013

i


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cha mẹ - người đã sinh thành,
nuôi dưỡng, dạy bảo và luôn dõi theo từng bước tôi đi trên con đường đời. Để có
được như ngày hôm nay, cha mẹ đã hi sinh cho tôi rất nhiều. Tôi luôn trân trọng
và biết ơn những gì cha mẹ đã giành cho mình. Tôi tự hứa phải cố gắng hơn nữa
để hoàn thiện bản thân, để xứng đáng và đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là các thầy giáo, cô giáo thuộc Khoa Lâm
Nghiệp và bộ môn Quản Lý Tài Nguyên Rừng đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt
những kiến thức vô cùng quý báu trong suốt thời gian 4 năm tôi theo học tại
trường.
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy ThS.
Mạc Văn Chăm, thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt
thời gian bắt đầu làm khóa luận cho đến khi tôi hoàn thành khóa luận này.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban quản lý, các cán bộ và nhân viên thuộc
ban quản lý rừng phòng hộ Hòa Bắc – Hòa Nam. Đặc biệt là anh Nguyễn Duy
Hùng làm việc tại Chi Cục Kiểm Lâm tỉnh Lâm Đồng đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian tôi thực tập tại Ban quản lý.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những người thân, bạn bè đã luôn bên
tôi, động viên, khuyến khích và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi học tập và hoàn

thành khóa luận tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn !
Tp.HCM, tháng 7 năm 2013
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thùy

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “ Bước nghiên cứu và đánh giá công tác quản lý bảo vệ
rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ Hòa Bắc – Hòa Nam, huyện Di Linh, tỉnh Lâm
Đồng” được tiến hành trong thời gian từ 26/02 đến ngày 19/03/2013.
 Ban quản lý rừng phòng hộ Hòa Bắc – Hòa Nam là một đơn vị sự nghiệp
lâm nghiệp có thu trực thuộc UBND huyện Di Linh, có chức năng quản lý bảo vệ và
phát triển 9.239 ha đất rừng, gồm có 20 nhân viên thuộc 02 bộ phận, 06 trạm
QLBVR và 02 cán bộ.
 Công tác quản lý bảo vệ rừng được tổ chức thường xuyên và chặt chẽ.
 Công tác giao khoán bảo vệ rừng được thực hiện tốt, có sự phân chia đồng
điều diện tích giao khoán giữa các hộ, quy định và gắn trách nhiệm QLBVR cụ thể
đến từng hộ, từng tổ chức tham gia nhận khoán.Từ năm 2008 đến năm 2012 tổng
diện tích giao khoán được cho các hộ nhận khoán trên địa bàn là 6818 ha rừng, chủ
yếu là rừng phòng hộ và một phần rừng sản xuất.
 Công tác trồng rừng, chăm sóc rừng hàng năm cũng được quan tâm và đẩy
mạnh. Tính từ năm 2008 đến hết năm 2012 đã trồng mới được 50,5 ha.
 Tình trạng vi phạm lâm luật vẫn còn diễn ra khá phức tạp. Thiệt hại chủ yếu
là diện tích rừng thông 3 lá bị lấn chiếm và các loại cây gỗ có giá trị kinh tế cao như
Giổi, Trắc, Thông tre, Dầu trà beng... Trong khi lực lượng nhân viên QLBVR đã rất
tích cực trong công tác QLBVR.

 Công tác PCCCR được thực hiện tốt từ năm 2008 đến hết năm 2012 trên địa
bàn không xảy ra vụ cháy nghiêm trọng nào.
 Công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng về QLBVR và PCCCR được
thực hiện thường xuyên, phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành trong QLBVR và
trong công tác PCCCR.

iii


SUMMARY
Project “Preliminary studies and evaluation of the management and protection
of forests in the management of protection forests Hoa Bac – Hoa Nam, Di Linh
District, Lam Dong province” was conducted during the period from 26/02 to
03/19/2013.
– The management of protection forests Hoa Bac – Hoa Nam is a forestry
service units with the collection of directly under district Committees of Di Linh,
has the function management protection and development 9239 hectares of forest
land, consists of 20 employees in parts 02, 06 forest protection stations and 02
officers.
– Management work of forest protection are organized regularly and strict.
– The forest protection contracting been implemented well, with the division
of the area between the household allocation, regulation and mounted forest
protection and management responsibilities the specific to each household, each
organization involved in getting khoan.Tu 2008 to 2012 the total area is allocated to
households in the area are contracted 6818 ha of forest, mostly protection forests
and forest production part.
– The planting, tending annually and boost attention. As from 2008 through
2012 was 50.5 ha were planted.
– Status of forest law violations still occur quite complex. Damage mainly
forest area occupied Pinus kesiya and woody species have high economic value

such as Talauma Gioi, Daibergia cochinchinensis, Podocarpus, Dipterocarpus
obtusiforlius... While the workforce has been very active in forest protection and
management of forest protection.
– Forest fire prevention work been implemented well from 2008 to 2012 did
not occur in the area of serious fires.

iv


– Propaganda, public education fire prevention fighting of forest protection
and management be done regularly, in close collaboration between the department
of forest protection and forest fire prevention work.

v


MỤC LỤC
TRANG TỰA............................................................................................................... i
LỜI CẢM TẠ ..............................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
SUMMARY ............................................................................................................... iv
MỤC LỤC .................................................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... x
DANH SÁCH CÁC HÌNH ........................................................................................ xi
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................xii
Chương 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................3
1.3. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................3
1.4. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................4

Chương 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................................. 5
2.1. Tổng quan về Ban quản lí rừng phòng hộ Hòa Bắc – Hòa Nam .....................5
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ban quản lý rừng phòng hộ Hòa Bắc –
Hòa Nam .................................................................................................................5
2.1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ của Ban quản lý rừng phòng hộ Hòa Bắc – Hòa Nam
................................................................................................................................6
2.2. Điều kiện tự nhiên............................................................................................6
2.2.1. Vị trí địa lý ....................................................................................................6
2.2.2. Đặc điểm tự nhiên .........................................................................................7
2.2.3. Quy mô diện tích ..........................................................................................8
2.2.4. Đặc điểm thổ nhưỡng....................................................................................8
2.2.5. Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên ..................................................................9
2.2.6. Đặc điểm khí hậu, thủy văn ..........................................................................9
2.2.6.1. Khí hậu .......................................................................................................9

vi


2.2.6.2. Thủy văn ..................................................................................................10
2.3. Tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội ................................................................10
2.3.1. Dân số, thành phần dân tộc .........................................................................10
2.3.2. Tình hình kinh tế .........................................................................................11
2.3.3. Tình hình y tế – giáo dục, văn hóa – thông tin ...........................................11
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 13
3.1. Nội dung nghiên cứu......................................................................................13
3.2. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................13
3.2.1. Phương pháp thống kê, kế thừa số liệu .......................................................13
3.2.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu .......................................................14
3.2.3. Phương pháp xử lý, tính toán số liệu ..........................................................14
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................... 15

4.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BQL Rừng phòng hộ
Hòa Bắc – Hòa Nam .............................................................................................15
4.1.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn ...............................................................15
4.1.2. Tình hình biên chế, hiện trạng nguồn nhân lực của BQL ở thời điểm hiện
tại ..........................................................................................................................16
4.2. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp ................................................................17
4.3. Đặc điểm và sự phân bố các trạng thái rừng .................................................18
4.3.1. Đặc điểm các trạng thái rừng ......................................................................18
4.3.2. Sự phân bố các trạng thái rừng ...................................................................20
4.4. Tình hình và các biện pháp tổ chức quản lý, bảo vệ rừng của BQL Rừng
phòng hộ Hòa Bắc – Hòa Nam .............................................................................21
4.4.1. Công tác giao khoán bảo vệ rừng ...............................................................23
4.4.2. Các công tác trồng rừng, chăm sóc và điều chế rừng .................................26
4.4.3. Các công tác tuyên truyền, tập huấn và giáo dục cộng đồng nhận thức rõ
giá trị của việc bảo vệ rừng ...................................................................................27
4.4.4. Tình hình vi phạm luật bảo vệ rừng trên địa bàn........................................28

vii


4.4.5. Các biện pháp tổ chức kiểm tra, truy quét và xử lý các vụ vi phạm lâm luật
..............................................................................................................................30
4.4.6. Các công tác nghiên cứu khoa học, các dự án hợp tác trong và ngoài nước
để phát triển tài nguyên rừng ................................................................................30
4.4.7. Công tác tài chính – kế hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị
phục vụ cho việc quản lý và bảo vệ rừng .............................................................31
4.4.8. Công tác tổ chức đào tạo nhân sự ...............................................................31
4.4.9. Sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng của cộng đồng dân cư tại địa bàn BQL
..............................................................................................................................32
4.5. Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng ...........................................................32

4.5.1. Tình hình cháy rừng trên địa bàn trong những năm qua ............................32
4.5.2. Các biện pháp phòng cháy rừng được thực hiện trên địa bàn ....................33
4.5.3. Cơ sở hạ tầng, lực lượng và trang thiết bị tại chỗ phục vụ công tác PCCCR
..............................................................................................................................34
4.5.4. Các giải pháp được thực hiện nhằm giảm đi nguồn vật liệu cháy ..............36
4.5.5. Các biện pháp chữa cháy rừng được thực hiện trên địa bàn trong thời gian
qua .........................................................................................................................37
4.5.6. Cách bố trí các bảng biểu, quy ước về PCCCR ..........................................37
4.5.7. Các biện pháp tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức của
cộng đồng về công tác PCCCR ............................................................................38
4.5.8. Các công tác xử lý sau khi cháy rừng xảy ra ..............................................39
4.6. Nhận xét chung về những thuận lợi và những khó khăn trong công tác
QLBVR và PCCCR trên địa bàn BQL trong những năm qua ..............................39
4.7. Một số đề xuất trong các công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa
bàn BQL Rừng phòng hộ Hòa Bắc – Hòa Nam ...................................................41
4.7.1. Những căn cứ đề xuất .................................................................................41
4.7.2. Mục đích và đề xuất các giải pháp..............................................................42
4.7.2.1. Mục đích ..................................................................................................42
4.7.2.2. Các giải pháp nhằm QLBVR và phát triển rừng .....................................42

viii


Chương 5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ................................................ 47
5.1. Kết luận ..........................................................................................................47
5.2. Kiến nghị........................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 50

ix



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
 BCH: Ban chỉ huy.
 BQL: Ban quản lý.
 BQLRPH: Ban quản lý rừng phòng hộ.
 BV&PTR: bảo vệ và phát triển rừng.
 CBNV: Cán bộ nhân viên.
 CHQS: Chỉ huy quân sự.
 DCTD: Dân di cư tự do.
 FAO: Food and Agriculture Organization of the United Nations (tổ chức
lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc).
 IRF: Tổ chức bảo tồn tê giác thế giới.
 NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
 NVQLBVR: Nhân viên quản lý bảo vệ rừng.
 PCCCR: Phòng cháy chữa cháy rừng.
 QLBVR: Quản lý bảo vệ rừng.
 TNR: Tài nguyên rừng.
 TTLT: Thông tư liên tịch.
 UBND: Ủy ban nhân dân.
 WWF: Word Wide Fund For Nature (quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên).

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí của BQL rừng phòng hộ Hòa Bắc – Hòa Nam ................7
Hình 4.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của đơn vị .......................................................16
Hình 4.2: Sơ đồ chỉ huy, điều hành và thông tin trong công tác PCCCR.........37

xi



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích Tiểu khu theo đơn vị hành chính................................................8
Bảng 2.2: Phân bố dân số theo đơn vị hành chính ...................................................10
Bảng 4.1: Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2015........................................17
Bảng 4.2: Tình hình giao khoán quản lý bảo vệ rừng từ năm 2008 – 2010 .............23
Bảng 4.3: Tình hình giao khoán quản lý bảo vệ rừng năm 2011 .............................24
Bảng 4.4: Tình hình giao khoán quản lý bảo vệ rừng năm 2012 .............................25
Bảng 4.5: Diện tích trồng rừng qua các năm ............................................................27
Bảng 4.6: Tổng hợp các vụ vi phạm về khai thác, vận chuyển, mua bán lâm sản trái
phép từ năm 2008 đến năm 2012 ..............................................................................28
Bảng 4.7: Tổng hợp các vụ vi phạm về tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng năm
2008 – 2012 ...............................................................................................................29
Bảng 4.8: Danh sách lực lượng ứng cứu khi xảy ra cháy lớn mùa khô 2012 – 2013
...................................................................................................................................35

xii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Từ bao đời nay, con người đã biết đến rừng là một nguồn tài nguyên vô cùng
quý giá, rừng cung cấp gỗ, chất đốt, dược liệu quý, thực phẩm… cho con người sử
dụng. Rừng còn là môi trường sống của hàng ngàn loài động vật và vi sinh vật. Bên
cạnh đó, rừng còn mang lại nhiều lợi ích vô cùng to lớn, rừng là lá phổi xanh của
trái đất, rừng điều hòa khí hậu….. Trước đây, diện tích rừng tự nhiên đã che phủ
phần lớn bề mặt của Trái Đất, nhưng do tác động của con người mà diện tích rừng
tự nhiên đã giảm đi đáng kể. Chỉ tính riêng giai đoạn 1990 – 1995 ở các nước

phát triển có hơn 65 triệu ha rừng bị mất. Tính đến năm 1995 diện tích rừng
của toàn thế giới chỉ còn khoảng 3.454 triệu ha, tỷ lệ che phủ chỉ còn khoảng
35 % (FAO, 1997).
Ở Việt Nam, năm 1943 có khoảng 14,3 triệu ha rừng, độ che phủ 43 %. Sau
chiến tranh, năm 1976 độ che phủ của rừng còn lại là 33,8 %, nguyên nhân dẫn
đến độ che phủ giảm là do bom, đạn, chất hóa học của chiến tranh mang lại.
Năm 1990, độ che phủ là 27,8 %, nguyên nhân chủ yếu là mất rừng do khai thác
phục vụ phát triển đất nước sau chiến tranh. Từ năm 1992 đến nay đã chủ trương
thực hiện theo 02 chương trình dự án 327 và 661, Việt Nam đã dần tăng độ che phủ
của rừng lên đáng kể. Năm 2001, độ che phủ của rừng đạt 33,2 %, năm 2010 tăng
lên 39,5 %, riêng trong năm 2011 diện tích rừng tăng thêm 200.000 ha vì vậy độ
che phủ tăng lên 39,7 %.
Sự mất rừng tự nhiên cũng đồng nghĩa với môi trường sống của nhiều
loài động thực vật cũng bị mất đi. Là một trong những nguyên nhân của sự
tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật trên thế giới, tỷ số loài tuyệt chủng so với

1


loài còn tồn tại khoảng 1/1000. Sự tàn phá những hệ sinh thái đa dạng nhất có
thể dẫn đến 1/4 loài sinh vật đang đứng trước nguy cơ bị diệt vong trong vòng
khoảng 20 – 30 năm tới. Mỗi năm, lại có thêm 18.000 – 55.000 loài động vật và
thực vật bị tuyệt chủng (báo động từ Ban Thư ký Công ước về Đa dạng sinh học
diễn ra tại Hà Nội vào ngày 22/05/2007). Ở Việt Nam, trong phiên bản Sách đỏ
Việt Nam xuất bản năm 1992, những loài động vật bị đe dọa ở mức cao nhất chỉ
được xếp ở hạng nguy cấp, chưa loài nào bị tuyên bố tuyệt chủng, thì đến phiên bản
gần nhất của cuốn sách này, được công bố năm 2008, đã liệt kê có 9 loài động vật bị
xem như đã tuyệt chủng là Tê giác hai sừng (còn gọi là tê giác Sumatra), Bò xám,
Lợn vòi, Cầy rái cá, Cá chình Nhật, Cá chép gốc, Cá lợ thân thấp, Hươu sao, Cá sấu
hoa cà. Cuối năm 2011, Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) và Tổ chức Bảo

tồn Tê giác Thế giới (IRF) đã đưa ra tuyên bố: Loài Tê giác một sừng đã chính thức
tuyệt chủng ở Việt Nam. Sự suy giảm và tuyệt chủng của các loài sinh vật đang
diễn ra liên tục, sự suy thoái về đa dạng sinh học đang diễn ra nhanh chóng, khi
rừng tự nhiên đang bị mất đi hoặc bị thoái hoá. Trước tình trạng đó, việc bảo vệ đa
dạng sinh học là một vấn đề rất quan trọng của cả nước nói chung và của ngành
Lâm nghiệp nói riêng.
Hậu quả của việc mất rừng là vô cùng nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến
đời sống và sản xuất của con người. Các hiện tượng khí hậu, thời tiết thay đổi bất
thường gây hạn hán kéo dài, lũ lụt lớn xảy ra trên nhiều nước và nhất là ở nước ta,
một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Vấn đề
cấp bách được đặt ra lúc này là phải có chính sách quản lý và bảo vệ rừng một cách
toàn diện, để có thể vừa bảo vệ tài nguyên rừng, vừa bảo tồn và phát triển tài
nguyên rừng một cách hoàn thiện hơn. Nhận thức rõ tầm quan trọng của rừng, nhà
nước ta đã có những chính sách đầu tư mạnh mẽ trong lâm nghiệp. Xây dựng nhiều
vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng cấm để nâng cao năng lực quản lý
bảo vệ và phát triển rừng. Từ năm 1986, Việt Nam chuyển hướng quản lý nền kinh
tế từ kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, nhằm giảm bớt vai
trò của chính phủ, tăng vai trò, trách nhiệm quản lý của địa phương, tạo sự chủ động

2


cho các đơn vị sản xuất kinh doanh. Ngành lâm nghiệp cũng chuyển đổi từ nền lâm
nghiệp khai thác gỗ sang phát triển toàn diện, gắn khai thác với tái sinh rừng. Từ
một nền lâm nghiệp nhà nước theo chính sách kế hoạch hóa tập trung sang nền lâm
nghiệp xã hội, sản xuất dựa trên cơ cấu nhiều thành phần.
Với những chính sách đổi mới trong việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng
đã mang lại những thành tựu đáng kể, rừng dần được phục hồi, diện tích đất có rừng
được gia tăng với số lượng lớn. Tuy nhiên, ở từng địa phương sẽ có những kết quả
và tồn tại riêng trong việc áp dụng các chính sách trong việc quản lý bảo vệ và phát

triển rừng tại địa phương mình. Được sự phân công của Bộ môn Quản lý tài nguyên
rừng, Khoa Lâm Nghiệp, dưới sự hướng dẫn của thầy Th.S Mạc Văn Chăm, tôi đã
thực hiện đề tài: “Bước đầu nghiên cứu và đánh giá công tác quản lý và bảo vệ rừng
tại Ban quản lý rừng phòng hộ Hòa Bắc – Hòa Nam”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
– Trên cơ sở tìm hiểu các đặc điểm tự nhiên, tình hình dân sinh – Kinh tế –
Xã hội, đặc điểm lâm sinh học tại khu vực nghiên cứu và những chính sách quản lý
của nhà nước và ban quản lý, phân tích được những mặt mạnh – yếu, thuận lợi –
khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng để làm cơ sở cho việc đề
xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý bảo vệ và phát
triển tài nguyên rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Hòa Bắc – Hòa Nam trong
tương lai.
– Đánh giá được thực trạng công tác phòng cháy và chữa cháy rừng cũng
như các giải pháp được thực hiện tại khu vực nghiên cứu.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu công tác quản lý bảo vệ và phát
triển rừng, đặc biệt là công tác phòng cháy và chữa cháy rừng đã được thực hiện tại
Ban quản lý rừng phòng hộ Hòa Bắc – Hòa Nam, huyện Di Linh, Tỉnh Lâm Đồng.

3


1.4. Ý nghĩa của đề tài
Chỉ ra những mặt mạnh – yếu của công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng
trong giai đoạn 5 năm (2008 – 2012), từ đó đẩy mạnh việc thực hiện các biện pháp
quản lý trong nhiệm vụ giữ gìn và phát triển tài nguyên rừng, đồng thời đề xuất một
số giải pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng nói chung và công tác phòng cháy và
chữa cháy rừng nói riêng để đạt hiệu quả cao nhất.

4



Chương 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về Ban quản lí rừng phòng hộ Hòa Bắc – Hòa Nam
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ban quản lý rừng phòng hộ Hòa
Bắc – Hòa Nam
– Ban quản lý rừng phòng hộ Hòa Bắc – Hòa Nam được thành lập vào tháng
12/1994 theo Quyết định số 311/QĐ – BCH ngày 08/12/1994 của Bộ CHQS tỉnh
Lâm Đồng, đến tháng 10/2008 theo Quyết định số 2834/QĐ – UBND ngày
29/10/2008 của UBND tỉnh Lâm Đồng, Ban quản lý rừng phòng hộ Hòa Bắc – Hòa
Nam được chuyển sang trực thuộc UBND huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.
– Căn cứ Quyết định số 450/QĐ – UBND ngày 19/02/2008 của UBND tỉnh
Lâm Đồng, V/v phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Lâm Đồng
giai đoạn 2008 – 2020, diện tích của đơn vị được giao quản lý là: 9.274 ha thuộc đất
quy hoạch cho lâm nghiệp, được phân bố trên địa bàn 05 xã Hòa Bắc, Hòa Nam,
Hòa Trung, Sơn Điền và Liên Đầm, huyện Di Linh.
– Tổng diện tích đã thu hồi của đơn vị quản lý để phục vụ cho việc bố trí đất
sản xuất cho đồng bào dân tộc thuộc đối tượng chương trình 30a, xây dựng đập thủy
lợi phục vụ tưới tiêu là 35,0 ha.
Như vậy, hiện nay diện tích đất lâm nghiệp của đơn vị quản lý theo Quyết
định số 450/QĐ – UBND ngày 19/02/2008 của UBND tỉnh Lâm Đồng còn lại là:
9.239,0 ha thuộc đối tượng rừng sản xuất, rừng phòng hộ xung yếu và rất xung yếu.
Gồm có 13 tiểu khu và được phân bố trên địa bàn 05 xã Hòa Bắc, Hòa Nam, Hòa
Trung, Sơn Điền và Liên Đầm, huyện Di Linh.

5


2.1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ của Ban quản lý rừng phòng hộ Hòa Bắc – Hòa

Nam
– Triển khai công tác quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng, sử dụng đất lâm
nghiệp được giao theo đúng quy chế quản lý của từng loại rừng dưới sự hướng dẫn,
kiểm tra, chỉ đạo của các cấp, các ngành chức năng.
– Phối hợp với các ngành chức năng, thực hiện tốt các chủ trương chính sách
của Nhà nước trong giao rừng và đất lâm nghiệp, huy động các nguồn vốn đầu tư
cho công tác quản lý bảo vệ và trồng rừng, có biện pháp tổ chức, quản lý, kịp thời
ngăn chặn những hành vi, tác nhân xâm hại đến rừng, từng bước xã hội hóa nghề
rừng.
– Thực hiện công tác khuyến nông, khuyến lâm đến người dân, tuyên truyền
giải thích chính sách của Đảng và Nhà nước đối với việc gìn giữ bảo vệ rừng và
tuân thủ chấp hành luật pháp bảo vệ rừng.
– Đồng thời đơn vị còn là chủ dự án các chương trình mục tiêu: Dự án trồng
mới 5 triệu ha rừng, dự án Dân DCTD, dự án chi trả dịch vụ môi trường rừng. Giải
quyết công ăn việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội,
củng cố an ninh quốc phòng tại địa phương
– Xây dựng kế hoạch tài chính, khai thác tận thu, tận dụng, tỉa thưa, PCCCR,
tiền lương,... của đơn vị theo hướng dẫn của các ngành chức năng.
2.2. Điều kiện tự nhiên
2.2.1. Vị trí địa lý
– Toạ độ địa lý theo kinh tuyến trục 107052'; hệ quy chiếu VN2000 như sau:
Vĩ độ bắc: 514650 – 530710; Kinh độ đông: 1254300 – 1272010.
– Tứ cận ranh giới hành chính:
Bắc giáp: xã Đinh Trang Hòa.
Nam giáp: huyện hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.
Đông giáp: xã Sơn Điền.
Tây giáp: xã Lộc Nam, huyện Bảo Lâm.

6



Xã Hòa Trung
Xã Liên Đầm

Xã Hòa Nam

Xã Hòa Bắc
Xã Sơn Điền

Xã Lộc Nam

Tỉnh Bình Thuận

Hình 2.1: Sơ đồ vị trí của BQL rừng phòng hộ Hòa Bắc – Hòa Nam
2.2.2. Đặc điểm tự nhiên
– Thuộc địa hình sơn nguyên, nằm trong hệ thống các dải núi cao đến trung,
địa hình bị chia cắt bởi các dông và suối, thấp dần theo hướng Đông Bắc và Tây
Nam, có độ dốc trung bình 20 0, cục bộ nơi độ dốc lớn nhất là 40 0, độ cao so với
mặt nước biển 1.350 m, độ cao trung bình 1.050 m. Địa hình chia thành 2 vùng
chính:
– Phía Đông có các tiểu khu 687A, 687B, 692, 711, 712 và 713 thuộc đối
tượng rừng phòng hộ và sản xuất, có địa hình núi cao, bị chia cắt mạnh tạo nên
nhiều khe và suối lớn, bọc phía Đông của lòng hồ Hàm Thuận; Độ dốc bình quân
25 0, cá biệt có nơi > 40 0.
– Phía Bắc và Tây Nam có các tiểu khu 493A, 493B, 658, 659A, 688, 690 và
691 thuộc đối tượng rừng phòng hộ và sản xuất, bọc phía Bắc và Tây Nam của lòng
hồ Hàm Thuận, địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao thay đổi từ 750 – 1.000 m,

7



độ dốc bình quân khoảng 15 0 – 20 0, mức độ chia cắt của địa hình ít, thuận lợi cho
việc sản xuất, kinh doanh rừng.
2.2.3. Quy mô diện tích
Tổng diện tích đất lâm nghiệp của đơn vị quản lý theo Quyết định số 450/QĐ
– UBND ngày 19/02/2008 của UBND tỉnh Lâm Đồng còn lại là: 9.239,0 ha. Gồm
có 13 tiểu khu và được phân bố trên địa bàn 5 xã Hòa Bắc, Hòa Nam, Hòa Trung,
Sơn Điền và Liên Đầm – huyện Di Linh. Cách thị trấn Di Linh khoảng 30 km về
phía Tây Nam.
Bảng 2.1: Diện tích Tiểu khu theo đơn vị hành chính
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Hành chính xã

Tiểu khu
493B
658

688
690
692
711
712
713
493A
691
659A
687A
687B
13

Xã Hòa Bắc

Xã Hòa Nam
Xã Hòa Trung
Xã Sơn Điền
Xã Liên Đầm
Tổng cộng

Diện tích (ha)
640
108
862
596
957
1.630
1.162
1.234

685
208
86
827
244
9.239

2.2.4. Đặc điểm thổ nhưỡng
– Theo bản đồ phân loại đất, trong khu vực có 3 đơn vị phân loại đất như
sau:
+ Đất đỏ vàng trên đá Mác ma axít chiếm tỉ lệ 40 % diện tích tự nhiên.
+ Đất xám trên đá Mác ma axít chiếm tỉ lệ 35 % diện tích tự nhiên.
+ Đất thung lũng dốc tụ chiếm tỉ lệ 25 % diện tích tự nhiên.
– Nhìn chung, đất đai tương đối tốt, còn mang tính chất đất rừng, có độ phì
cao, tầng đất dày, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, tỉ lệ đá lẫn ít, thích
hợp cho sự sinh trưởng phát triển của cây rừng và sản xuất nông nghiệp,....

8


2.2.5. Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên
– Với 7709,7 ha đất rừng tự nhiên, cùng với nền khí hậu nhiệt đới nên hệ
động vật và thực vật vô cùng phong phú và đa dạng.
Thực vật đặc trưng tại vùng là Thông 3 lá (Pinus kesiya Royle ex Gordon),
Dầu trà beng (Dipterocarpus obtusifolius Teysm). Họ thực vật chiếm đa số là họ
Đậu, Thông, Dầu, Xoan. Có các loài cây có giá trị kinh tế cao như: Sưa (Dalbergia
tonkinensis Prain), Giáng hương (Pterocarpus pecatus Pierre), Thông tre
(Podocarpus neriifolius D.Don), Giổi (Talauma Gioi A.Chev)…
Động vật chủ yếu là các loài chim như Hồng hoàng, Sáo, Chào mào… và các
loài thú nhỏ như Hoẵng, Lợn rừng, Cheo cheo, Khỉ,... các loài bò sát như Rắn, Thằn

lằn, Kì đà, Nhông,… Ngoài ra, động vật sống dưới nước tại các hồ, sông suối cũng
vô cùng đa dạng, chủ yếu là các loài cá như cá Rô phi, cá Trê, cá Lóc, Lươn,... cùng
các loài thủy sinh khác. Tại hồ Đa Mi còn thấy xuất hiện cá Chình, một loài cá có
gía trị kinh tế cao.
– Khoáng sản chủ yếu gồm: Mangan, bô xít, thiếc, vàng... nhưng với trữ
lượng nghèo nàn.
2.2.6. Đặc điểm khí hậu, thủy văn
2.2.6.1. Khí hậu
Nhìn chung khu vực nghiên cứu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích
đạo nhưng bị chi phối bởi quy luật độ cao và ảnh hưởng của địa hình, nên khí hậu
trong khu vực mang nhiều nét của khí hậu nhiệt đới với các đặc trưng chính sau:
– Mùa mưa bắt đầu từ cuối tháng 4 và kết thúc vào tháng 11, mưa nhiều và
to từ tháng 7 đến cuối tháng 9. Mùa khô thường bắt đầu từ cuối tháng 11 đến tháng
4 năm sau.
– Lượng mưa bình quân năm 1400 – 1800 mm.
– Độ ẩm không khí bình quân năm cao (80 %), lượng bốc hơi thấp (890
mm).
– Chế độ gió: Hướng gió Đông và gió Tây. Thỉnh thoảng có sương mù xuất
hiện vào tháng 12 hằng năm.

9


– Mát quanh năm và khá ôn hoà, nhiệt độ bình quân hàng năm khoảng
21,5 0C, nhiệt độ thấp nhất 15 0C, nhiệt độ cao nhất 30 0C.
2.2.6.2. Thủy văn
Hệ thống suối khá đa dạng và phức tạp. Suối Da Rrya chạy suốt ranh giới
phía Tây. Các hệ suối lớn khác như: Da Lahon, Da R kall, Da Kanan, Da R’Bao, Da
Tộ, Da R’leum và Da Hang Boung... tất cả đều bắt nguồn từ phía Đông Bắc, chảy
về hướng Tây Nam và đổ về lòng hồ Hàm Thuận. Do hệ thống sông suối nhiều, nên

đường giao thông cần có nhiều cầu cống để phục vụ cho việc đi lại, đặc biệt thường
hay tắc nghẽn giao thông vào mùa mưa.
2.3. Tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội
2.3.1. Dân số, thành phần dân tộc
Diện tích quản lý của Ban QLRPH Hòa Bắc – Hòa Nam chủ yếu thuộc địa
giới 2 đơn vị hành chính xã, dân số bao gồm:
Bảng 2.2: Phân bố dân số theo đơn vị hành chính
Đơn vị hành chính

Số hộ

Nhân khẩu

Xã Hoà Bắc

1.883

8.203

Xã Hoà Nam

1.977

8.602

Tổng cộng

3.850

16.805


Dân cư sống trực tiếp ở trên khu vực quản lý của Ban QLR và nằm tiếp giáp
với rừng, bao gồm:
– Thôn 7, 8, 10, 11, 13, 14 và 15 thuộc xã Hoà Bắc.
– Thôn 10, 11, 13 thuộc xã Hoà Nam.
Tổng dân số khu vực này: 1.095 hộ – 4.160 khẩu.
Dân tộc chính gốc tại địa phương là K’Ho. Trong quá trình phát triển và
chuyển dịch dân số, thành phần các dân tộc chiếm tỉ lệ trong tổng số như sau:
– Dân tộc Kinh

83,2 % – 13.996 khẩu.

– Dân tộc K’Ho

14,2 % – 2.391 khẩu.

– Dân tộc Mường

1,9 % – 322 khẩu.

10


– Người Hoa

0,7 % – 96 khẩu.

Dân cư phân bố tập trung theo vùng dân tộc. Xã Hòa Bắc có 8.203 nhân
khẩu chủ yếu là dân tộc K’Ho, sống tập trung ở Thôn 13, 14 và 15 (chiếm 98 %).
Xã Hoà Nam có 8.602 nhân khẩu, toàn bộ là người Mường sinh sống, tập trung ở

Thôn 5 và 10 (chiếm tỉ lệ 100 %).
2.3.2. Tình hình kinh tế
Là các xã miền núi, cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu, nguồn lao động chủ yếu
là lao động phổ thông, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ thấp, tập
quán canh tác lạc hậu, đầu tư thâm canh và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất còn hạn chế, trong sản xuất ít kinh nghiệm, thiếu vốn đầu tư, tính tự chủ
trong sản xuất yếu kém, chủ yếu trông chờ vào nguồn trợ cấp của Nhà nước, chính
quyền địa phương và nguồn tài nguyên sẵn có.
Nguồn thu nhập chủ yếu là sản suất nông nghiệp, nhưng thiếu đất sản xuất,
bình quân/hộ là: 1,05 ha, cơ cấu cây trồng chủ yếu là cây công nghiệp như: Cà phê,
chè, cây nông nghiệp ngắn ngày theo mùa vụ, năng xuất chất lượng thấp, chăn nuôi
phân tán nhỏ lẻ, trên 2 xã có tổng số đàn Trâu, Bò là: 779 con, Lợn: 5.310 con.
Sản xuất lâm nghiệp đã góp phần nâng cao đời sống người dân trong vùng
một cách đáng kể. Thông qua việc nhận khoán quản lý bảo vệ rừng, trồng và chăm
sóc, tỉa thưa rừng trồng, khai thác chế biến lâm sản phụ... đã giải quyết được phần
nào công ăn việc làm cho nhiều hộ đồng bào dân tộc tại địa phương, hạn chế được
việc phát nương làm rẫy, khai thác lâm sản trái phép, là điều kiện thuận lợi cho đơn
vị trong công tác bảo vệ rừng được tốt hơn.
2.3.3. Tình hình y tế – giáo dục, văn hóa – thông tin
Giáo dục: Cơ sở hạ tầng trường lớp tương đối đầy đủ, cả 02 xã đều có trường
Tiểu học và Trung học cơ sở. Từng thôn, Buôn đều có lớp mẫu giáo. Tỉ lệ người mù
chữ trong bộ phận người dân tộc ước tính khoản 30 %.
Y tế: Tại các xã đều có trạm y tế, bệnh tật phổ biến vẫn là sốt rét.
Văn hoá – Thông tin: Mỗi xã đều có nhà bưu điện văn hoá xã, hệ thống loa
truyền thanh trải đều cho các Thôn.

11


2.3.4. Cơ sở hạ tầng

Giao thông tương đối thuận lợi, tổng chiều dài các tuyến đường giao thông
trong lâm phần là: 33 km. Gồm các tuyến đường giao thông liên xã, liên thôn như:
– Đường từ trung tâm xã Hoà Bắc đi Tiểu khu 688, 687A là 7,4 km.
– Đường từ trung tâm xã Hoà Bắc đi Tiểu khu 692, 711 là 6,2 km.
– Đường từ trung tâm xã Hoà Bắc đi Tiểu khu 712, 713 là5,6 km.
– Đường từ trung tâm xã Hoà Nam đi Tiểu khu 493A, 691 là 6,4 km.
Đường từ trung tâm xã đi các thôn, cấp đường đa số là đường đất cấp phối,
hệ thống đường phục vụ cho sản xuất lâm nghiệp khoảng 18 km. Nhìn chung, các
tuyến đường đã bị xuống cấp và hư hỏng. Đây là hệ thống đường dùng cho sản xuất
và QLBVR đi đến các tiểu khu rừng. Để sử dụng tốt mạng lưới giao thông trong
công tác QLBV và PCCCR cần có biện pháp duy tu, bảo dưỡng những đoạn đường
lâm nghiệp.
Khu vực giáp ranh với lâm phần tỉnh Bình Thuận, giao thông chính vẫn là
đường thủy vượt hồ Hàm Thuận.

12


×