Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

TÌNH HÌNH TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỘC NINH TỈNH BÌNH PHƯỚC TỪ NĂM 2007 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (582.3 KB, 32 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

TÌNH HÌNH TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỘC NINH
TỈNH BÌNH PHƯỚC TỪ NĂM 2007 ĐẾN THÁNG 6
NĂM 2013

SVTT
MSSV
LỚP
KHÓA
NGÀNH

: LÊ THỊ THU THẢO
: 09124084
: DH09QL
: 2009 - 2013
: Quản lý đất đai

-TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2013-


-TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2013-


TÓM TẮT


Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thu Thảo, Khoa Quản Lý Đất Đai và Bất Động Sản,
Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.
Đề tài: “ Tình hình tranh chấp và giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Lộc
Ninh, tỉnh Bình Phước từ năm 2007 đến tháng 6 năm 2013 ”
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Bộ môn chính sách pháp luật,
khoa Quản Lý Đất Đai và Bất Động Sản, Trường Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí
Minh.
Giải quyết tranh chấp đất đai là một trong những nội dung quản lý nhà nước về đất đai,
có vai trò vô cùng quan trọng, công tác này được làm tốt sẽ đảm bảo quyền sử dụng
đất hợp pháp của người dân giúp người dân an tâm lao động, sản xuất. Tranh chấp đất
đai là một vấn đề nhạy cảm, phức tạp xảy ra ở khắp các tỉnh thành trên cả nước và
trong thời kì kinh tế thị trường hiện nay nó càng trở nên nóng bỏng hơn, trở thành vấn
đề được Đảng và nhà nước ta rất quan tâm.
Huyện Lộc Ninh là một huyện miền núi của tỉnh Bình Phước nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam. Là một huyện tiếp giáp với Campuchia, có cửa khẩu quốc tế
Hoa Lư - cửa ngõ thông thương của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong những
năm qua, huyện có những bước phát triển mạnh về kinh tế. Chính điều này làm cho giá
đất ở đây ngày càng tăng cao và người dân ngày càng quan tâm hơn đến phần diện tích
đất mà mình có được. Do đó, trong những năm gần đây tình hình tranh chấp đất đai
trên địa bàn huyện diễn ra rất phức tạp, gây khó khăn trong việc thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về đất đai. Vì vậy, vấn đề tranh chấp đất đai cần phải được giải quyết
một cách toàn diện, triệt để, chính xác, hiệu quả để tạo sự ổn định trong xã hội, bảo vệ
an ninh trật tự quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất để họ yên tâm sản xuất
kinh doanh tạo nền tảng cho huyện phát triển nhanh chóng và bền vững.
Kết quả thu thập, thống kê tổng hợp từ năm 2007 đến tháng 6 năm 2013 trên địa bàn
xảy ra 245 vụ tranh chấp, bao gồm tranh chấp về đường đi, về ranh đất, tranh chấp
quyền sử dụng đất và tranh chấp đất gia tộc. Đề tài sử dụng các phương pháp như: điều
tra thu thập số liệu, thống kê, tổng hợp, so sánh, hệ thống, liệt kê, chuyên gia, thẩm tra
đối chiếu để tiến hành nghiên cứu tình hình tranh chấp, các dạng tranh chấp, kết quả
giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện. Qua nghiên cứu thực tế cho thấy,

công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn được thực hiện tương đối tốt. Bên
cạnh đó, đề tài cũng nêu ra những khó khăn vướng mắc trong công tác giải quyết tranh
chấp đất đai, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác
giải quyết tranh chấp đất đai giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai được thực
hiện tốt hơn, đem lại sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội cho huyện.

ii


II.1.5 Công tác thống kê, kiểm kê đất đai .............................................................23
II.1.6 Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ
................................................................................................................................24
II.1.7 Công tác giải quyết khiếu nại đất đai ...........................................................24
II.2 Thực trạng tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện ...........................................26
II.2.1 Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Lộc Ninh .........26
II.2.1.1 Quy trình giải quyết hồ sơ TCĐĐ ở cấp xã, thị trấn .................................26
II.2.1.2 Quy trình giải quyết TCĐĐ của UBND huyện .........................................28
II.2.1.3 Quy trình giải quyết TCĐĐ tại phòng TNMT huyện Lộc Ninh ...............29
II.2.2 Tình hình tranh chấp và giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Lộc
Ninh............................................................................................................................30
II.2.2.1 Lượng đơn TCĐĐ trên địa bàn huyện Lộc Ninh ......................................31
II.2.2.2 Các dạng TCĐĐ trên địa bàn huyện ........................................................40
II.2.2.3 Hướng giải quyết các dạng tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Lộc ....42
II.2.2.4 Nguyên nhân dẫn đến TCĐĐ trên địa bàn huyện .....................................44
II.2.2.5 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình giải quyết ..........................44
II.2.2.6 Một số giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết
TCĐĐ .....................................................................................................................46
II.2.2.7 Thực tế giải quyết một số trường hợp TCĐĐ trên địa bàn .......................46
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 50
KẾT LUẬN ............................................................................................................50

KIẾN NGHỊ ...........................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 52
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 53

iv


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1: Tình hình quản lý đất đai theo ranh giới và đơn vị hành chính huyện Lộc Ninh
.......................................................................................................................................18
Bảng 2: Cơ cấu sử dụng đất tổng quát năm 2012..........................................................20
Bảng 3: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2012 ...............................................21
Bảng 4: Hiện trạng sử dụng nhóm đất phi nông nghiệp ................................................22
Bảng 5: Thống kê diện tích theo đối tượng sử dụng .....................................................23
Bảng 6: Bảng kết quả xử lý đơn thư của huyện Lộc Ninh ...........................................24
từ 2007 đến tháng 6 năm 2013 ......................................................................................24
Bảng 7. Kết quả giải quyết khiếu nại huyện..................................................................25
Bảng 8: Bảng lượng đơn tranh chấp tại các xã, thị trấn từ năm 2007 đến tháng 6 năm
2013 ...............................................................................................................................32
Bảng 9: Bảng kết quả hòa giải TCĐĐ tại các xã, thị trấn .............................................34
Bảng 10: Lượng đơn TCĐĐ tại UBND huyện giai đoạn 2007 đến tháng 6 năm 2013 36
Bảng 11: Kết quả giải quyết TCĐĐ trên địa bàn huyện Lộc Ninh năm 2007 đến tháng
6 năm 2013 ....................................................................................................................37
Bảng 12: Lượng đơn các đương sự thực hiện theo quyết định của UBND huyện Lộc
Ninh ...............................................................................................................................38
Bảng 13: Bảng tổng hợp các dạng TCĐĐ huyện Lộc Ninh từ năm 2007 đến tháng 6
năm 2013 .......................................................................................................................41

vi



Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH:Lê Thị Thu Thảo

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất nước ta đã trải qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã
chịu nhiều gian khổ trong những cuộc chiến tranh lâu dài và ác liệt, từ đó ruộng đất
cũng bị xáo trộn nhiều. Cùng với sự khan hiếm đất đai và sự gia tăng dân số, đất đai từ
lâu đã trở thành hàng hóa, một loại hàng hóa rất đặc biệt, tranh chấp đất đai phát sinh
ngày càng nhiều hơn. Việc giá đất ngày một tăng kéo theo vấn đề tranh chấp đất đai
ngày một phức tạp, gây cản trở quá trình sử dụng đất, làm trì trệ vấn đề đầu tư, quy
hoạch và xây dựng… ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội. Luật đất đai năm
2003 đã mở rộng các quyền của người sử dụng đất. Vì thế tranh chấp đất đai luôn là
mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm giữ gìn ổn định sản xuất, đời sống,
tình đoàn kết trong nội bộ nhân dân, giữ gìn an ninh trật tự và ngăn ngừa hành vi vi
phạm pháp luật. Giải quyết đúng, nhanh, kịp thời vấn đề này không những bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất mà còn góp phần giải quyết trật tự,
an toàn xã hội.
Huyện Lộc Ninh là huyện thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. So với các
huyện trong tỉnh Bình Phước, huyện Lộc Ninh có vị trí địa lý rất thuận lợi cho phát
triển kinh tế nói chung, sử dụng đất nói riêng và có nhiều điều kiện rất thuận lợi cho
việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế, thu hút các nguồn đầu tư vào huyện. Trong những
năm qua, cùng với tốc độ đô thị hóa, huyện đã có những bước phát triển mạnh mẽ về
kinh tế, kéo theo đó là việc gia tăng dân số nhanh cho nên nhu cầu sử dụng đất ngày
càng trở nên cấp thiết. Chính những điều này làm cho đất đai ngày càng có giá trị hơn
dẫn đến trình trạng tranh chấp đất đai ngày càng đa dạng, phức tạp. Trong khi đó, hệ
thống pháp luật đất đai chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ, nhận thức về pháp luật của
một số bộ phận dân cư còn hạn chế. Mặt dù, cơ quan Nhà nước đã có nhiều cố gắng
trong công tác giải quyết tranh chấp đất đai song tình trạng tranh chấp vẫn còn nhiều

gây ảnh hưởng công tác quản lý đất đai ở huyện, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của
người dân.
Nhận thức rõ ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của công tác giải quyết tranh chấp
đất đai, nên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tình hình tranh chấp và giải quyết
tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước từ năm 2007
đến tháng 6 năm 2013”
 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Phân tích thực trạng tranh chấp đất đai và những dạng tranh chấp đất đai thường
gặp trên địa bàn huyện Lộc Ninh. Tìm ra những tồn tại, khó khăn và vướng mắc trong
quá trình giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện. Từ đó, đề xuất những giải
pháp để giải quyết đúng thời hạn, có hiệu quả các vụ tranh chấp đất đai phục vụ cho
công tác quản lý hành chính về đất đai.
 Đối tượng nghiên cứu
- Các quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn
huyện.
- Tình hình tranh chấp và công tác giải quyết tranh chấp đất đai từ năm 2007 đến
tháng 6 năm 2013.
Trang 1


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH:Lê Thị Thu Thảo

PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
I.1.1 Cơ sở khoa học
I.1.1.1 Các khái niệm
 Khái niệm tranh chấp đất đai
Các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật đất đai không phải lúc nào cũng

thống nhất với nhau về các vấn đề quan hệ pháp luật. Vì thế sẽ xuất hiện các ý kiến
khác nhau, những mâu thuẫn, bất đồng nhất định được thể hiện trên thực tế bằng
những hành động cụ thể, người ta gọi hiện tượng đó là tranh chấp.
Như vậy, tranh chấp đất đai là sự tranh giành về quyền sử dụng đất trên một khu
đất cụ thể mà các bên đều cho rằng mình phải được quyền đó thuộc về mình là đúng
pháp luật. Các chủ thể này không thể tự thỏa thuận giải quyết mà phải yêu cầu cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền đứng ra giải quyết. Tranh chấp đất đai phát sinh giữa các
chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đất đai về quyền và nghĩa vụ trong quá trình quản
lý sử dụng đất đai khi họ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại.
Những chủ thể quan hệ tranh chấp đất đai chỉ là chủ thể của quá trình quản lý sử dụng
đất đai. Các bên tham gia tranh chấp không phải là chủ sở hữu đất đai mà họ chỉ được
Nhà nước trao quyền sử dụng đất trong khuôn khổ pháp luật quy định. Còn đối tượng
của sự tranh chấp đất đai là quyền sử dụng một loại tài sản đặc biệt, không thuộc
quyền sở hữu của của các bên tranh chấp mà quyền sở hữu đó thuộc Nhà nước.
Khoản 26 Điều 4 Luật Đất đai 2003 quy định: Tranh chấp đất đai là tranh chấp
về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hay nhiều bên trong quan hệ đất
đai. Vì thế hiện nay không thể có sự tranh chấp về quyền sở hữu đất đai trên phạm vi
lãnh thổ Việt Nam.
 Khái niệm giải quyết tranh chấp đất đai
Giải quyết tranh chấp đất đai là một trong những nội dung của công tác quản lý
Nhà nước về đất đai, nó được hiểu là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
nhằm giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn trong quan hệ đất đai giữa các tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân với nhau để tìm ra giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật quy định,
giải quyết hợp lý triệt để, trên cơ sở đó phục hồi các quyền và lợi ích hợp pháp cho các
bên tranh chấp, đảm bảo công bằng, ổn định trong sử dụng đất, đồng thời truy cứu
trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật đất đai, nhằm đảm bảo
quyền lợi cho người sử dụng đất, đồng thời giúp cho người sử dụng đất có thể yên tâm
canh tác trên đất của mình.
 Vị trí của công tác giải quyết tranh chấp đất đai
Tại khoản m điểm 2 Điều 6 Luật Đất đai năm 2003 quy định công tác giải quyết

tranh chấp đất đai là một trong 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Nếu giải
quyết tốt nội dung tranh chấp đất đai là tạo điều kiện đảm bảo để Nhà nước nắm chắc
và quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất trong phạm vi lãnh thổ, đảm bảo cho đất đai được
sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất.
Công tác giải quyết tranh chấp đất đai là một nội dung rất quan trọng có quan hệ
hữu cơ với các nội dung và nhiệm vụ quản lý đất đai khác như đăng ký quyền sử dụng
đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quản lý tài
Trang 3


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH:Lê Thị Thu Thảo

I.1.1.2 Những nguyên tắc giải quyết TCĐĐ
 Nguyên tắc 1: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện sở hữu,
nguyên tắc này chi phối toàn bộ ngành luật đất đai.
-

Khi giải quyết TCĐĐ xác định chỉ giải quyết QSDĐ chứ không giải quyết tranh
chấp về quyền sở hữu về đất đai.

-

Việc giải quyết TCĐĐ làm thế nào để đảm bảo lợi ích chung của toàn dân, quan
hệ pháp luật đất đai cần phải được giữ ổn định tránh xáo trộn. Kiên quyết bảo
vệ những thành quả cách mạng về ruộng đất, đồng thời sửa chữa đúng pháp luật
những trường hợp đã xử lý sai.
(Khoản 2 Điều 10 Luật đất đai 2003)


 Nguyên tắc 2: Khuyến khích sự việc tự thương lượng, hòa giải các TCĐĐ.
-

Đảm bảo tính khả thi của việc giải quyết TCĐĐ. Đảm bảo mối quan hệ tốt đẹp
trong nội bộ nhân dân.

-

Việc hòa giải được thực hiện tại UBND cấp xã, phường trong thời hạn là 30
ngày.
(Điều 135 Luật Đất đai 2003)



Nguyên tắc 3: Giải quyết TCĐĐ nhằm ổn định đời sống và sản xuất của
người sử dụng đất, kết hợp với chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước.

I.1.1.3 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Có nhiều văn bản hướng dẫn về trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai
trong thời gian qua, nhưng chủ yếu việc giải quyết tranh chấp là theo Luật Đất đai
1993 và đến năm 1998 là Luật Khiếu nại, tố cáo và hiện nay là Luật Đất đai 2003. Vậy
ta có thể chia trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thành 2 giai đoạn như sau:
1) Trước Luật Đất đai 2003
Nhà nước khuyến khích việc hòa giải TCĐĐ trong nhân dân.
UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, Hội Nông dân, các tổ chức thành viên khác của Mặt trận, các tổ chức xã hội
khác, tổ chức kinh tế ở cơ sở và công dân hòa giải các tranh chấp đất đai.
Theo Điều 38 Luật Đất đai năm 1993, UBND giải quyết TCĐĐ đối với đất chưa
có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc tranh chấp về tài sản gắn liền với đất. Khi
không đồng ý quyết định giải quyết TCĐĐ của UBND có thẩm quyền, đương sự có

quyền khiếu nại lên cơ quan hành chính cấp trên, quyết định của cơ quan hành chính
cấp trên trực tiếp có hiệu lực thi hành.
Đến năm 1998, Luật Khiếu nại, tố cáo ra đời thì các tỉnh thành đều vận dụng
Luật Khiếu nại, tố cáo để giải quyết TCĐĐ. Theo Luật Khiếu nại, tố cáo khi không
đồng ý với quyết định hành chính thì đương sự phải khiếu nại lại quyết định hành
chính tại cơ quan ra quyết định hành chính đó. Như vậy có sự khác nhau về thẩm
quyền giải quyết TCĐĐ theo Điều 38 Luật Đất đai 1993 và Luật Khiếu nại, tố cáo năm
1998.
 Trình tự thủ tục giải quyết TCĐĐ
Trang 5


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH:Lê Thị Thu Thảo

 Nhà nước khuyến khích các bên TCĐĐ tự hòa giải hoặc giải quyết TCĐĐ
thông qua hòa giải cơ sở.
 TCĐĐ mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND xã,
phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.
+ UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với MTTQ Việt Nam và
các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hòa giải TCĐĐ.
+ Thời hạn hòa giải là ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày UBND xã, phường,
thị trấn nhận được đơn.
+ Kết quả hòa giải TCĐĐ phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên
tranh chấp và xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất. Trường hợp kết quả
hòa giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì UBND xã, phường, thị trấn chuyển kết quả
hòa giải đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định về quản lý
đất đai.
b) Hòa giải tranh chấp đất đai tại cơ sở

Các bên TCĐĐ nếu không tự thỏa thuận được thì thông qua hòa giải ở cơ sở để
giải quyết TCĐĐ. Hòa giải cơ sở là việc hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên
tranh chấp đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết, giữ gìn đoàn kết trong nội bộ
nhân dân, cũng cố phát huy những tình cảm đạo lý, truyền thống tốt đẹp trong gia đình
và cộng đồng dân cư, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự xã hội.
Việc hòa giải ở cơ sở do Tổ hòa giải thực hiện tại thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố hoặc
các cụm dân cư khác.
c) Hòa giải tranh chấp đất đai đối với UBND cấp xã
Theo quy định pháp luật đất đai hiện hành: TCĐĐ mà các bên không hòa giải
được (sau khi đã tự hòa giải tại cơ sở) thì gửi đơn tranh chấp đến UBND cấp xã nơi có
đất tranh chấp. UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, các thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hòa giải TCĐĐ.
Ngoài ra khi thụ lý đơn TCĐĐ, UBND cấp xã cần phải nghiên cứu các căn cứ
pháp lý sau:
- Chủ trương của Nhà nước là không thừa nhận việc đòi lại đất và không xem
xét, giải quyết khiếu nại về việc đòi lại đất mà Nhà nước đã giao cho người khác sử
dụng theo chính sách ruộng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 (quy định tại khoản
2 Điều 10 Luật Đất đai năm 2003 và được cụ thể hóa tại khoản 1 Điều 4 Nghị định
181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính Phủ về thi hành Luật Đất đai
năm 2003).
- Nhà nước không công nhận quyền sử dụng đất, không cấp GCNQSDĐ và thu
hồi toàn bộ diện tích đất do lấn, chiếm và đất được giao, được cho thuê không đúng
thẩm quyền kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2004 trở về sau. Quy định tại khoản 3 Điều
15 Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 05 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ
sung về việc cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất
đai.
Đối với các trường hợp nêu trên, UBND cấp xã mời đối tượng tranh chấp đến
giải thích chính sách pháp luật để họ hiểu, đồng thời UBND cấp xã ban hành thông
Trang 7



Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH:Lê Thị Thu Thảo

+ Làm việc với UBND cấp xã nơi có đất đang tranh chấp tìm hiểu về nguồn
gốc, quá trình sử dụng đất, thu thập chứng cứ và hồ sơ địa chính của thửa đất;
+ Làm việc với các tổ chức, nhân chứng có liên quan để thu thập tài liệu, chứng
cứ có liên quan đến nội dung tranh chấp. Trường hợp cần thiết thì mở hội nghị tư vấn
để giải quyết;
+ Làm việc với UBND cấp xã để thống nhất kết quả thẩm tra, xác minh;
+ Viết báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh và dự kiến giải quyết vụ việc, trình
UBND cấp huyện quyết định giải quyết vụ việc;
Thời gian giải quyết tranh chấp đối với trường hợp UBND cấp huyện có thẩm
quyền giải quyết lần đầu là 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn của bên tranh
chấp.
Trong quá trình thẩm tra, xác minh giải quyết vụ việc cán bộ phòng Tài nguyên
và Môi trường vẫn tiếp tục vận động đương sự hòa giải và rút đơn tranh chấp.

Thẩm quyền giải quyết của TAND
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất có GCNQSDĐ hoặc có
một trong các loại giấy tờ hợp lệ quy định tại khoản 1, 2, 5 Điều 50 Luật đất đai năm
2003.
- Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất.
- Tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng.
I.1.2 Cơ sở pháp lý của vấn đề nghiên cứu
I.1.2.1 Văn bản do Nhà nước quy định
- Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Luật Tố tụng dân sự ngày 24 tháng 6 năm 2004;

- Bộ Luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;
- Luật Nhà ở ngày 09 tháng 12 năm 2005;
- Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 02 tháng 12 năm 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 15 tháng 06 năm 2004 và Luật sửa đổi một số
điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 29 tháng 11 năm 2005.
- Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;
- Nghị định 105/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai do
Chính Phủ quy định;
- Nghị định số: 181/2004/NĐ-CP (29/10/2003) của Chính Phủ quy định về thi
hành Luật đất đai năm 2003;
- Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính Phủ quy định bổ sung về
cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi
thường hỗ trợ tái định cư, giải quyết khiếu nại về đất đai;
- Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 về việc cấp GCNQSDĐ, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thông tư số 01/2002/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-TCĐC ngày 03 tháng 01
năm 2002 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao Tổng
Trang 9


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH:Lê Thị Thu Thảo

Người có quyền sử dụng đất chết không để lại di chúc và những người thừa kế
theo pháp luật không thỏa thuận được với nhau về phân chia thừa kế hoặc không theo
quy định của pháp luật về thừa kế nên tranh giành nhau.
Người sử dụng đất trước khi chết có lập di chúc để lại quyền sử dụng đất nhưng
di chúc đó trái pháp luật.
+ Tranh chấp do lấn, chiếm đất

Loại tranh chấp này xảy ra là do một hoặc cả hai bên đã chiếm dụng đất của
nhau. Có trường hợp trước đây khi thi hành chính sách cải tạo nông nghiệp của Nhà
nước đã giao cho người khác, nay tự động chiếm lại canh tác dẫn đến tranh chấp.
+ Tranh chấp về cản trở thực hiện quyền sử dụng đất
Loại tranh chấp này tuy ít nhưng phức tạp, thường do một bên có vị trí đất ở sâu
hoặc xa mặt tiền (đường hoặc kênh rạch) và một bên do có thành kiến cá nhân đã cản
trở bên kia thực hiện quyền sử dụng đất (chẳng hạn như không cho người khác đi nhờ
qua, không cho bơm nước qua để đến được đất của người kia…) do đó dẫn đến tranh
chấp.
+ Tranh chấp về việc làm thiệt hại đến việc sử dụng đất
Loại hình tranh chấp này thường xảy ra do một bên có hành vi trái pháp luật dẫn
đến hủy hoại đất của bên kia, làm cho đất không thể sử dụng được hoặc sử dụng không
hiệu quả (như làm đổ dầu hoặc làm sạt lở đất…)
+ Tranh chấp quyền sử dụng đất
Loại tranh chấp này thường xảy ra do các bên tranh chấp có nhận thức khác nhau
về quyền sử dụng đất, bên nào cũng cho là mình mới có quyền sử dụng đất và đều đưa
ra những tài liệu, bằng chứng để chứng minh việc sử dụng đất hợp pháp của mình (ví
dụ: cả hai bên đều đưa ra giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).
+ Tranh chấp tài sản gắn liền với đất
Tài sản gắn liền với đất (bất động sản) gồm nhà ở, vật kiến trúc khác và cây lâu
năm
Thông thường khi tranh chấp các loại tài sản này (dưới các hình thức như tranh
chấp sở hữu, thừa kế, mua bán… tài sản), bao giờ cũng gắn liền với việc yêu cầu công
nhận quyền sử dụng đất mặc dù nội dung chính là tranh chấp tài sản.
+ Tranh chấp đất trong vụ án ly hôn
Tranh chấp này thường xảy ra trong trường hợp ly hôn mà vợ chồng là thành
viên trong gia đình được giao quyền sử dụng đất.
Đặc trưng của tranh chấp này chỉ gắn liền với vụ án ly hôn có tranh chấp về phân
chia tài sản là quyền sử dụng đất.
+ Tranh chấp đòi tiền mua bán đất

Tranh chấp này ít xảy ra, tuy nhiên vẫn được tòa án giải quyết nhưng đối với việc
tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (buộc thực hiện nghĩa vụ trả
tiền)
Ngoài những dạng tranh chấp nói trên còn có tranh chấp về quyền sử dụng đất có
liên quan đến địa giới hành chính, tranh chấp này phát sinh thường là do việc phân
vạch địa giới không rõ ràng - việc định vị mốc giới không chuẩn xác, không ổn định
(sông bên lở, bên bồi…), tài liệu để phân vạch địa giới bị thất lạc.
Trang 11


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH:Lê Thị Thu Thảo

I.2 Khái quát địa bàn nghiên cứu
I.2.1 Điều kiện tự nhiên

SƠ ĐỒ VỊ TRÍ HUYỆN LỘC NINH, TỈNH BÌNH PHƯỚC

Sơ đồ 01. Sơ đồ vị trí huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước
Lộc Ninh là huyện miền núi nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Bình Phước. Có diện
tích tự nhiên 85.395,15ha, bằng 12,43% diện tích tỉnh Bình Phước, với dân số năm
2010 là 108.439 người, mật độ dân số là 127 người/km.
Về ranh giới hành chính:
-

Phía Bắc giáp CamPuChia.
Phía Đông giáp huyện Bù Đốp, và huyện Bù Gia Mập.
Phía Nam giáp huyện thị xã Bình Long và huyện Hớn Quản.
Phía Tây giáp CamPuChia và tỉnh Bình Dương.

Huyện Lộc Ninh có 16 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn và 15 xã. Lộc Ninh có
7/16 đơn vị hành chính có biên giới với Vương quốc Campuchia, đây là một trong
những lợi thế quan trọng về vị trí địa lý, thuận lợi cho giao thương kinh tế với nước
bạn Campuchia trong phát triển kinh tế - xã hội thông qua cửa khẩu quốc tế Hoa Lư.
Ngoài ra với mối quan hệ truyền thống với các huyện Bù Đốp, Phước Long, Bình
Long với nền kinh tế tương đồng chính là lợi thế riêng có trong phát triển kinh tế - xã
hội của huyện.
Trang 13


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH:Lê Thị Thu Thảo

nông nghiệp là 48.518 lao động, chiếm 82,25% tổng LĐ, còn lại là lao động khác
17,75%.
 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội
 Thuận lợi:
- Lộc Ninh là huyện có vị trí địa lý, vị trí kinh tế, chính trị, quốc phòng rất quan
trọng của cả nước; Huyện là một huyện biên giới nằm ngay trên quốc lộ 13 và có cửa
khẩu Hoa Lư - là cửa ngõ thông thương của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các
nước Đông Nam Á. Đồng thời Lộc Ninh thuộc vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam, nơi có nền kinh tế phát triển nhất toàn quốc, trung tâm kinh tế,
khoa học kỹ thuật hàng đầu, trong tương lai sẽ có lợi thế cho phát triển kinh tế nói
chung và sử dụng đất nói riêng về nguồn vốn, nhân lực có chất lượng cao, chuyển giao
khoa học kỹ thuật, chế biến và tiêu thụ nông sản….
- Lộc Ninh có khí hậu nhiệt đới gió mùa khá ôn hoà, địa hình tương đối bằng, rất
thuận lợi cho việc bố trí sử dụng đất. Có quỹ đất khá đồng nhất, tầng đất dày, thuận lợi
cho phát triển cây lâu năm. Chính nó là tiền đề tạo ra các vùng sản xuất tập trung các
sản phẩm phục vụ công nghiệp, hàng hoá xuất khẩu chiến lược hàng đầu của quốc gia

như: cao su, tiêu, điều và một số mặt hàng khác như trái cây, đại gia súc…
- Là huyện có diện tích đất rừng khá, thảm thực vật đa dạng, phong phú. Trong
những năm gần đây và lâu dài rừng cần phải được duy trì để bảo vệ môi trường cho
huyện cũng như cả khu vực.
- Về dân số: là huyện đất rộng người còn thưa, bình quân đất tự nhiên và đất
nông nghiệp rất cao so với cả nước và vấn đề đô thị hoá chưa cao, nó chưa thực sự tạo
sức ép mạnh mẽ đến vấn đề sử dụng đất như các địa phương khác.
- Về kinh tế - xã hội: Từ một nền kinh tế có điểm xuất phát thấp, nền kinh tế - xã
hội tỉnh Bình Phước nói chung và huyện Lộc Ninh nói riêng đạt được thành tựu quan
trọng, giữ được tăng trưởng khá. Đến nay, các ngành sản xuất có mức tăng trưởng cao
và sự chuyển dịch cơ cấu hợp lý, thu nhập bình quân đầu người tăng cao.
- Những thuận lợi về điều kiện tự nhiên cũng như sự phát triển kinh tế xã hội
trong những năm vừa qua làm cho giá đất ở huyện ngày càng tăng cao, cộng với
những mâu thuẫn trong đời sống thường nhật, trong sinh hoạt ở các khu dân cư, mâu
thuẫn giữa nội bộ gia tộc, hay tranh chấp lối đi giữa những người hàng xóm với
nhau...vẫn còn xảy ra thường xuyên, làm cho lượng đơn tranh chấp ngày càng nhiều.
 Khó khăn:
Về vị trí địa lý tuy có các yếu tố thuận lợi như phân tích ở trên, nhưng trong vùng
kinh tế, Lộc Ninh vẫn là huyện xa các trung tâm kinh tế và các thành phố lớn. Vì vậy
còn có khó khăn trong việc kêu gọi đầu tư nói chung và phát triển công nghiệp nói
riêng.
- Tài nguyên rừng giữ một vai trò quan trọng về môi trường sinh thái không chỉ
cho tỉnh mà cho cả khu vực, tuy huyện có diện tích rừng lớn nhưng đã và đang bị khai
thác cạn kiệt, đất đai đang bị khai thác rất mạnh mẽ, môi trường sinh thái đang có
Trang 15


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH:Lê Thị Thu Thảo


trường, Chủ tịch UBND huyện, xã, thị trấn, trưởng ấp…Tham khảo ý kiến của các lão
nông tri điền về tập quán của vùng, về nguồn gốc và quá trình sử dụng để nắm bắt rõ,
sát thực và khách quan hơn về tình hình tranh chấp, nguyên nhân tranh chấp cũng như
cách thức giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện.
- Phương pháp thẩm tra đối chiếu: Nhằm xem xét thực tế giải quyết tranh chấp
đất đai của địa phương với các văn bản pháp luật khác.
I.3.3 Quy trình thực hiện
- Viết đề cương.
- Khảo sát thực tế, thu thập số liệu.
- Nghiên cứu văn bản pháp luật, cách giải quyết TCĐĐ của cán bộ chuyên môn.
- Tổng hợp xử lý số liệu.
- Viết báo cáo
- GVHD sửa bài báo cáo lần 1 và lần 2.
- Hoàn thành bài báo cáo.
- In ấn, sửa, báo cáo thử.

Trang 17


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH:Lê Thị Thu Thảo

Lộc Thịnh. Năm 2006, huyện thành lập thêm 01 xã mới đó là xã Lộc Phú và UBND
tỉnh Bình Phước điều chỉnh ranh giới các xã, huyện theo ranh 364, diện tích tự nhiên
toàn huyện năm 2012 là 85.395,15ha.
II.1.2 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
Từ khi có Luật Đất đai năm 1993; Luật sửa đổi một số điều của Luật Đất đai năm
1998 và 2001; Luật Đất đai năm 2003, ngành Địa chính (nay là ngành Tài nguyên và

Môi trường) đã tham mưu UBND tỉnh ban hành một loạt văn bản nhằm thể chế hoá
chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực quản lý Tài nguyên và Môi trường.
Sau khi có Luật Đất đai 2003, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản sau đây:
- Quyết định số 54/2005/QĐ-UB ngày 03/6/2005 V/v ban hành quy định về đơn
giá bồi thường, hỗ trợ về đất, nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng khi Nhà nước thu hồi
đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
- Quyết định số 56/2005/QĐ-UB ngày 03/6/2005 V/v ban hành chính sách bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
- Quyết định số 22/2005/QĐ-UB ngày 24/1/2005 V/v ban hành giá các loại đất
theo Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16/1/2004 của Chính phủ về phương pháp xác
định giá đất và khung giá đất.
- Quyết định số 58/2009/QĐ-UBND ngày 22/12/2010 V/v quy định chính sách
bồi thường hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
- Quyết định số 53/2010/QĐ-UBND ngày 20/07/2010 V/v quy định về trình tự,
thủ tục kiểm kê bắt buột hiện trạng và tài sản gắn liền trên đất để phục vụ bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
- Ngoài ra, Sở đã phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh thành lập
các tổ chức, bộ máy về quản lý đất đai theo Luật đất đai năm 2003, bao gồm kiện toàn
Sở Tài nguyên và Môi trường với các đơn vị trực thuộc như: Văn phòng Đăng ký sử
dụng đất cấp tỉnh, Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh, văn bản hướng dẫn các huyện thị
thành lập phòng Tài nguyên và môi trường.
- Nhìn chung công tác QH-KHSDĐ huyện Lộc Ninh thực hiện và hoàn thành
sớm, đã đóng góp vai trò quan trọng trong công tác quản lý đất đai nói riêng và phát
triển KT - XH nói chung.
II.1.3 Hiện trạng sử dụng đất 2012
II.1.3.1 Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng
Một số đặc điểm nổi bật về sử dụng đất huyện Lộc Ninh như sau:
Tỷ lệ đất đã đưa vào sử dụng rất cao: Trong tổng DTTN 85.395,15ha, đến nay
đã đưa vào sử dụng 99,98% diện tích, tỷ lệ này đối với toàn tỉnh Bình Phước là
99,86% và vùng Đông Nam Bộ là là 99,64%.

Những năm gần đây, tuy công nghiệp, đô thị và xây dựng cơ sở hạ tầng các loại
đất phi nông nghiệp huyện Lộc Ninh tăng khá nhanh. Nhưng đến năm 2012 diện tích
đất phi nông nghiệp của huyện (DT: 6.553,23ha, chiếm 7,67% DTTN) vẫn thấp hơn
so với bình quân chung toàn tỉnh Bình Phước, vùng ĐNB và toàn quốc (tỉnh Bình
Phước 9,17%, vùng ĐNB 17,68%, toàn quốc 10,48%). Chính vì vậy, diện tích sử dụng
đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu sử dụng đất. Diện tích: 78.822,37ha,
chiếm 92,30% DTTN (Tỷ lệ này với toàn tỉnh là 90,7%). Điều này cho thấy những
năm tới sản xuất nông nghiệp vẫn có vai trò chủ đạo và khả năng sẽ chuyển một diện
Trang 19


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH:Lê Thị Thu Thảo

diện tích rất ít 255,66ha, còn lại là diện tích là đất trồng lúa 1 vụ có năng suất thấp. Vì
vậy, trong giai đoạn tới cần có biện pháp cải tạo nhằm nâng cao năng suất, hoặc
chuyển đối mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất. Đất trồng cây hàng năm còn lại là
854,60ha, chiếm 29,43% diện tích đất trồng cây hàng năm, với các loại cây trồng:
khoai mỳ, các loại đậu, bắp… được trồng nhỏ lẻ phân tán ven các suối, một số nơi có
độ dày tầng đất kém, hiệu quả sản xuất rất thấp. Khả năng sẽ cải tạo chuyển một phần
diện tích sang trồng các loại cây trồng lâu năm có hiệu quả cao.
Bảng 3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2012
Diện tích
Lọai hình sử dụng đất
(ha)
(%)
Nông nghiệp
Nhóm đất nông nghiệp
78.822,37

100
1
Đất sản xuất nông nghiệp
52.709,01
66,87
1.1
Đất lúa nước
2.046,74
2,60
- Đất chuyên trồng lúa nước
255,66
0,32
-Đất trồng lúa nước còn lại
1.791,08
2,27
1.2
Đất trồng cây lâu năm
49.804,67
63,19
1.1.1 Đất trồng cây công nghiệp lâu năm
48.222,58
61,18
- Cao Su
38.300,58
48,59
- Cà phê
694,00
0,88
- Tiêu
3.743,00

4,75
- Điều
5.438,00
6,90
1.1.2 - Đất trồng cây ăn quả
760,39
0,96
1.1.3 - Đất trồng lâu năm khác
821,7
1,04
2
Đất lâm nghiệp
26.034,10
33,03
2.1
Đất rừng sản xuất
22.100,10
28,04
- Đất rừng tự nhiên sản xuất
16.119,66
20,45
- Đất rừng trồng sản xuất
561,6
0,71
-Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản
xuất
403,4
0,51
- Đất trồng rừng sản xuất
5.015,44

6,36
2.2
Đất rừng phòng hộ
3.934,00
4,99
- Đất rừng tự nhiên phòng hộ
2.984,60
3,79
- Đất rừng trồng phòng hộ
31,6
0,04
- Đất khoanh nuôi phục hồi rừng
phòng hộ
111,6
0,14
- Đất trồng rừng phòng hộ
806,2
1,02
3
Đất nuôi trồng thủy sản
53,25
0,07
4
Đất nông nghiệp khác
26,01
0,03
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lộc Ninh năm 2012)
Số
TT


Trang 21


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH:Lê Thị Thu Thảo

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lộc Ninh năm 2012)
Qua số liệu trên cho ta một nhận xét khái quát như sau: nhóm đất phi nông
nghiệp của huyện Lộc Ninh chiếm tỷ trọng không nhiều so với tổng diện tích tự nhiên;
có tổng diện tích là 6553,23ha, chiếm 7,67% DTTN toàn huyện (tỷ lệ này đối với toàn
tỉnh Bình Phước là 9,17%, vùng ĐNB là 17,68% và toàn quốc là 10,48%).
Trong nhóm đất PNN, 2 loại đất có diện tích lớn nhất là: Đất phát triển hạ tầng
cơ sở có 2.818,69ha chiếm (43,01% đất PNN) và đất khu công nghiệp 668,21ha,
chiếm 10,20% diện tích nhóm đất PNN. Diện tích các loại đất PNN khác chiếm tỷ lệ
không nhiều: Đất an ninh quốc phòng 328,67ha, chiếm 5,01%; Đất sản cơ sở xuất kinh
doanh: 235,16ha, chiếm 3,59%; Đất khoáng sản, vật liệu xây dựng gốm sứ: 25,95ha,
chiếm 0,39% đất PNN; Đất tôn giáo, tín ngưỡng 19,11ha chiếm 0,29% đất PNN; Đất
nghĩa trang nghĩa địa 116,27ha, chiếm 1,77%; đất mặt nước chuyên dùng 336,34ha,
chiếm 5,13% đất PNN.
Diện tích đất phi nông nghiệp còn lại là 1.774,54ha, chiếm 27,08% đất PNN,
bao gồm diện tích đất sông suối, kênh rạch và các đất ở khu đô thị và nông thôn.
II.1.4 Tình hình quản lý đất đai theo đối tượng sử dụng
Quỹ đất của huyện Lộc Ninh phần nhiều do hộ gia đình và cá nhân quản lý. Kết
quả kiểm kê đất đai tháng 01 năm 2010 cho thấy: Trong 85.395,15ha, trong đó: hộ gia
đình cá nhân sử dụng là 25.514,78ha, chiếm 29,88%; tổ chức trong nước quản lý
59.879,71ha (70,12%); cộng đồng dân cư sử dụng 0,66ha (0,001%). Trong các tổ chức
trong nước quản lý nhiều nhất là các cơ quan, tổ chức nhà nước quản lý đến
21.765,79ha; UBND xã quản lý 20.616,87ha, tổ chức kinh tế 15.351,27ha, các tổ chức
khác 2.145,78ha.

Bảng 5. Thống kê diện tích theo đối tượng sử dụng
Đối tượng sử dụng
Tổng
1. Hộ gia đình, cá nhân (GDC)
2. Tổ chức trong nước (TCC)
- UBND cấp xã (UBS)
- Cơ quan tổ chức NN (TCN)
- Tổ chức kinh tế (TKT)
- Tổ chức khác (TKH)
3. Tổ chức nước ngòai (NN)
- 100% vốn NN (VNN)

Diện tích (ha)
85.395,15
25.514,78
59.879,71
20616,87
21765,79
15.351,27
2145,78
0
0

Tỷ lệ (%)
100
29,88
70,12
24,14
25,49
17,98

2,51
0,00
0,00

4. Cộng đồng dân cư (CDS)
0,66
0,001
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lộc Ninh năm 2012)
II.1.5 Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Công tác thống kê đất đai hàng năm và định kỳ 5 năm một lần được UBND
huyện rất quan tâm và ngành Tài nguyên và Môi trường thực hiện tốt ở cả hai cấp
huyện và xã. Trên cơ sở nội dung và phương pháp theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên
Trang 23


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH:Lê Thị Thu Thảo

Năm 2011

44

Năm 2012

46

Tháng 6 năm 2013

47


(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lộc Ninh )
c) Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo từ 2007 đến tháng 6 năm 2013
Giải quyết khiếu nại:
Tổng số vụ khiếu nại đã giải quyết trên tổng số vụ khiếu nại thuộc thẩm quyền:
234/286 đơn, đạt tỷ lệ 81,8%
Bảng 7. Kết quả giải quyết khiếu nại huyện
Kết quả giải quyết
Đơn thuộc thẩm quyền

Lượng đơn
234

Trong đó:
+ Đã giải quyết

205

+ Chưa giải quyết

29

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lộc Ninh )
Từ năm 2007 đến tháng 6 năm 2013, UBND huyện đã tiếp nhận 234 đơn khiếu
nại, lượng đơn khiếu nại trên địa bàn huyện qua các năm là tương đối đồng đều, Phòng
Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND huyện giải quyết 205 đơn, đạt
được 87,6%. Thời gian qua huyện đã giải quyết khá nhanh chóng và kịp thời, không để
tồn đọng kéo dài tạo tâm lí cho người dân yên tâm sản xuất, phát triển kinh tế ổn định
chính trị, xã hội.
Nhận xét:

Đạt được kết quả trên nhờ vào sự quan tâm, chỉ đạo sâu sắc của huyện ủy, sự tập
trung lãnh đạo của UBND huyện Lộc Ninh trong công tác giải quyết khiếu nại đất đai.
Sự phối kết hợp của các ngành có liên quan tạo mọi điều kiện thuận lợi cũng như tháo
gỡ mọi khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết khiếu nại. Cùng với sự nổ lực
của tập thể cán bộ, công chức ngành chuyên môn đã tham mưu kịp thời cho UBND
huyện giải quyết tốt đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp.
Ngoài công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo Thanh tra huyện còn tham mưu cho
UBND huyện trong công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu đơn
vị được quy định trong luật Khiếu nại, tố cáo nhằm chấn chỉnh và tăng cường trách
nhiệm trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện Lộc Ninh.
Bên cạnh đó, UBND huyện thường xuyên chỉ đạo trong công tác tuyên truyền,
phổ biến văn bản pháp luật sâu rộng trong cán bộ công chức và quần chúng nhân dân,
đã góp phần giáo dục ý thức chấp hành, tôn trọng pháp luật, nâng cao sự hiểu biết của
cán bộ và nhân dân, giảm số lượng đơn thư khiếu nại trên địa bàn huyện Lộc Ninh và
hạn chế đơn thư khiếu nại vượt cấp.
 Đánh giá chung về công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn
huyện Lộc Ninh:
Trang 25


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH:Lê Thị Thu Thảo

- Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND xã, thị trấn là Chủ tịch hội đồng.
- Đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, thị trấn.
- Tổ trưởng dân phố, trưởng ấp.
- Đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, thị trấn biết rõ về nguồn
gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đang tranh chấp.
- Cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, thị trấn.

Mời các bên có liên quan đến để tiến hành hòa giải
Chủ tịch Hội đồng tư vấn giải quyết tranh chấp trình bày mục đích, nội dung của
cuộc hòa giải.
Cán bộ địa chính báo cáo bằng văn bản về nguồn gốc, diễn biến đất tranh chấp và
có hướng đề xuất hòa giải.
Ý kiến của các bên tranh chấp (nguyên đơn, bị đơn) và những người có liên
quan.
Hội đồng tư vấn giải quyết tranh chấp trao đổi với nhau về nguyên đơn, bị đơn,
căn cứ vào nguồn gốc đất, diễn biến, điều kiện, hoàn cảnh của các bên để xem xét hòa
giải dựa trên chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, quy định của pháp luật
mà kết luận hướng hòa giải cụ thể.
Thư ký Hội đồng tư vấn giải quyết tranh chấp lập biên bản hòa giải, ghi đầy đủ ý
kiến của các bên tranh chấp và kết luận hướng hòa giải của Hội đồng khi kết thúc cuộc
hòa giải, biên bản được đọc lại cho mọi người cùng nghe và ký tên. Nếu 1 hoặc 2 bên
tranh chấp không đồng ý với hướng hòa giải của Hội đồng thì vẫn yêu cầu các bên ký
tên và ghi chú ý kiến của mình vào biên bản.
Việc hòa giải có 2 trường hợp:
+ Nếu hòa giải thành: UBND xã, thị trấn lập tờ trình gửi về UBND huyện để
UBND huyện ra quyết định công nhận hòa giải thành. Sau khi đã triển khai quyết định
công nhận hòa giải thành, UBND xã, thị trấn có trách nhiệm giám sát việc thực hiện
của đương sự và báo cáo về UBND huyện.
+ Nếu hòa giải không thành: đương sự có quyền gửi đơn khiếu nại theo 2
trường hợp sau:
- Nếu những tranh chấp quyền sử dụng đất mà đương sự không có GCNQSDĐ
hoặc không có một trong những loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 50 của
Luật Đất đai 2003 thì UBND xã, thị trấn lập hồ sơ và tờ trình nêu rõ nguồn gốc, quá
trình sử dụng, quá trình tranh chấp và nhận xét, đề xuất hướng giải quyết cùng các
chứng cứ thu thập được, chuyển hồ sơ đến UBND huyện. Đơn khiếu nại sẽ được nhận
tại phòng tiếp dân của UBND huyện. Sau đó được chuyển sang bộ phận chuyên môn
của phòng Tài nguyên và Môi trường giải quyết.

- Nếu những tranh chấp QSDĐ mà đương sự có GCNQSDĐ hoặc một trong
những loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 50 của Luật Đất đai 2003 thì
UBND xã, thị trấn lập hồ sơ chuyển đi hoặc hướng dẫn đương sự chuyển đơn đến Tòa
án nhân dân.

Trang 27


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH:Lê Thị Thu Thảo

Trưởng phòng TNMT có trách nhiệm lập tờ trình để trình UBND huyện ra quyết
định giải quyết.
Nếu đương sự không đồng ý với quyết định của Chủ tịch UBND huyện thì các
bên tranh chấp có quyền gửi đơn xin giải quyết tranh chấp đến Chủ tịch UBND tỉnh và
quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh là quyết định cuối cùng.
Văn phòng UBND
huyện
Chuyển đơn
Phòng TNMT

Không thuộc thẩm quyền

Thuộc thẩm quyền
Hướng dẫn đương sự
đến CQ có thẩm quyền

Phòng TNMT tham mưu cho UBND huyện
xem xét và đề xuất hướng giải quyết

Đồng ý

Không đồng ý
Khiếu nại

Thực hiện

UBND tỉnh Bình
Phước

Quyết định giải
quyết cuối cùng
Hồ sơ đi
Sơ đồ 03. Quy trình giải quyết TCĐĐ của UBND huyện theo Luật Đất đai 2003
II.2.1.3 Quy trình giải quyết TCĐĐ tại phòng TNMT huyện Lộc Ninh
Dựa vào Luật đất đai 2003, Nghị định 181/2004/NĐ-CP và Thông tư liên tịch
01/2005/TTLT-BTNMT, Quyết định số 83/2008/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm
2008 của UBND tỉnh Bình Phước thì những năm qua, huyện đã tiến hành giải quyết
các hồ sơ tranh chấp về đất đai đạt hiệu quả tương đối cao.
Công khai thủ tục đối với trường hợp TCĐĐ
- Đơn tranh chấp phải ghi rõ họ tên, địa chỉ người tranh chấp; người bị tranh
chấp; lý do và yêu cầu giải quyết.
- Cơ sở pháp lý của việc tranh chấp.
- Giấy tờ về nguồn gốc của thửa đất tranh chấp, mối quan hệ của chủ đất (nếu
đây là đất gia tộc).
- Bản vẽ của thửa đất tranh chấp.
Trang 29


Ngành: Quản Lý Đất Đai


SVTH:Lê Thị Thu Thảo

II.2.2.1 Lượng đơn TCĐĐ trên địa bàn huyện Lộc Ninh
1) Lượng đơn TCĐĐ tại các xã, thị trấn
Trong quá trình đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác quản
lý đất đai, các chính sách pháp luật về đất đai từng bước được hoàn thiện thể hiện qua
việc ban hành Luật Đất đai 1987, Luật Đất đai 1993, Luật sửa đổi bổ sung một số điều
của Luật Đất đai năm 1998, 2001, Luật Đất đai 2003, Nghị định số 181/2004/NĐCP… nhằm củng cố chế độ toàn dân về đất đai, mở rộng quyền của người sử dụng đất,
động viên nhân dân đầu tư, khai thác, sử dụng hợp lý có hiệu quả đất đai phục vụ sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Việc quản lý sử dụng đất đai cũng từng bước đi vào
ổn định, ngành đã thực hiện tốt công tác kiểm kê đất đai, quản lý chặt chẽ sự biến động
trong quỹ đất, đã cơ bản thực hiện công tác giao quyền sử dụng cho hộ gia đình, cá
nhân và tổ chức. Mặt khác, ý thức được tiềm năng và giá trị to lớn của đất là tư liệu
sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống. Vì vậy sự quan tâm
và tìm hiểu sâu các quan hệ pháp luật đất đai, các văn bản dưới luật trong nhân dân
trong thời gian gần đây được nâng lên rõ rệt.
Nhìn chung, lượng đơn tranh chấp tại các xã và thị trấn phân bố không điều qua
các năm. Các địa phương có số lượng đơn tranh chấp cao nhất là xã Lộc Hưng, xã Lộc
Tấn, Thị trấn Lộc Ninh… Vì các cụm công nghiệp đầu tư vào các xã này nhiều nhất,
tuyến đường mở rộng quốc lộ 13 đi ngang nên giá đất tăng cao cũng như bồi thường
đất trở nên nóng sốt, mặc khác các xã này có các điều kiện tự nhiên tốt hơn, việc vận
chuyển nguyên vật liệu xây dựng cũng tương đối dễ dàng hơn. Các xã khác có số
lượng đơn ít hơn như Lộc Hòa, Lộc Khánh, Lộc Điền, Lộc Thuận… Lý do là các xã
này nằm ở vùng sâu, vùng xa nên đất đai ở đây có giá trị thấp hơn các vùng khác.
Nhưng với diện tích rừng rất là nhiều bao phủ khắp huyện và địa bàn cũng có nhiều
dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ hiểu biết pháp luật còn rất hạn chế nên số lượng
đơn tranh chấp đất đai vẫn thường xuyên diễn ra trên địa bàn huyện

Trang 31



Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH:Lê Thị Thu Thảo

Biểu đồ 1. Biểu đồ lượng đơn tranh chấp của các xã, thị trấn từ năm 2007 đến
tháng 6 năm 2013
Tổng số đơn tranh chấp đất đai tiếp nhận từ năm 2007 đến tháng 6 năm 2013 là
245 đơn. Số lượng đơn tranh chấp đất đai vào năm 2012 là cao nhất với 44 đơn chiếm
18%. Do tuyến đường Xuyên Á từ ngã ba An Lộc (Thị Xã Bình Long) đến ngã ba
Chiu Riu huyện Lộc Ninh đang được nâng cấp nên bồi thường cho các hộ dân đang trở
nên hết sức nóng hổi. Do tốc độ đô thị hóa tăng nhanh ở Bình Dương, người dân được
giải tỏa đền bù nên có xu hướng mua đất ở các vùng lân cận sinh sống cũng như canh
tác, và mặt khác do những năm gần đây, giá cao su, tiêu, điều tăng cao dẫn đến huyện
thu hút được khá nhiều nhà đầu tư vào huyện mua đất đầu tư. Từ đó đất đai biến động
mạnh giá đất tăng nhanh so với các khoảng thời gian trước, nhìn chung lượng đơn
tranh chấp trên địa bàn huyện Lộc Ninh qua các năm không chênh lệch nhiều. Trong
thời gian này đất đai đang được xem là đề tài nóng trong xã hội, đã hình thành những
cơn sốt đặc biệt là cơn sốt giá, việc tranh giành sở hữu quyền sử dụng đất đai diễn ra
phức tạp hơn, tình hình tranh chấp đất đai làm khó khăn cho công tác giải quyết.
2) Công tác tiếp dân và hòa giải TCĐĐ tại cấp xã, thị trấn
Trong những năm qua công tác tiếp công dân và hòa giải TCĐĐ ở cấp xã, thị trấn
đã có nhiều tiến bộ, duy trì công tác tiếp dân và hòa giải thường xuyên, có chất lượng
và đi vào nề nếp. Các ban, ngành đã xác định nhiệm vụ giải quyết tranh chấp là nhiệm
vụ trọng tâm góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển
kinh tế. Giải quyết đúng luật, thấu tình đạt lý có tính thuyết phục sẽ giúp người dân an
tâm hơn trong việc sử dụng đất của mình, chấp dứt tình trạng tranh chấp kéo dài.
UBND huyện đã chỉ đạo cho các xã, thị trấn tham gia giải quyết đồng bộ, có sự phối
kết hợp chặt chẽ, không trùng lặp và không đùn đẩy trách nhiệm. Đã có nhiều văn bản

chỉ đạo, đôn đốc thực hiện tốt công tác tiếp dân và hòa giải TCĐĐ đúng quy định của
pháp luật như: thực hiện Quyết định số 858/QĐ-TTg ngày 14/06/2010 của Thủ tướng
Trang 33


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH:Lê Thị Thu Thảo

tỉnh Bình Phước đã triển khai thực hiện Đề án đổi mới công tác tiếp công dân, nhờ đó
mà công tác hòa giải tranh chấp đất đai được quan tâm nhiều hơn. Nhưng do kế hoạch
còn khá mới mẻ nên chưa áp dụng rộng, vẫn còn một vài địa phương thực hiện kế
hoạch khá chậm. Công tác hòa giải ở cấp cơ sở vẫn chưa thật sự được quan tâm đúng
mức, hòa giải viên chưa đủ cả về số lượng lẫn chất lượng. Bên cạnh đó nhận thức của
người dân còn chưa cao, vẫn còn cố chấp, bảo thủ và nhất quyết không chịu thương
lượng ở những lần đầu tiên.
 Nhận xét:
Công tác hòa giải ở cấp cơ sở ngày càng được chú trọng hơn nhưng kết quả đạt
được vẫn chưa cao, các vụ hòa giải không thành vẫn còn tồn tại nhiều. Nguyên nhân
chính là:
+ Người dân chưa am hiểu về pháp luật đất đai, vẫn còn mang tư tưởng đất đai
thuộc sở hữu của bản thân, không chịu hợp tác với cán bộ hòa giải.
+ Do các bên tranh chấp quá bức xúc hoặc quá cố chấp, ai cũng muốn giành phần
thắng về phía mình, việc hòa giải tất yếu sẽ không thành.
Tuy có nhiều cố gắng nhưng qua đó ta cũng thấy được tầm quan trọng của việc
hòa giải tại cơ sở, nếu các bên tranh chấp không tự thỏa thuận được thì phải thông qua
hòa giải tại cơ sở để hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên tranh chấp đạt được thỏa
thuận tự nguyện giải quyết, giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, cũng cố phát huy
tình cảm đạo lý, truyền thống tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng dân cư, phòng ngừa,
hạn chế vi phạm pháp luật, đảm bảo trật tự xã hội.

3) Công tác giải quyết TCĐĐ trên địa bàn huyện
Được sự quan tâm chỉ đạo tích cực của các cấp lãnh đạo, với tinh thần giải quyết
triệt để các vụ tranh chấp đất đai, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ tranh chấp tồn
đọng kéo dài, trong thời gian qua công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn
huyện đã có nhiều kết quả đáng khích lệ, có được như vậy là nhờ sự nổ lực không
ngừng của các cơ quan ban ngành liên quan. Với tư cách là cơ quan tham mưu và trực
tiếp giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện,
phòng Tài nguyên - Môi trường ngày càng thể hiện vai trò quan trọng góp phần ổn
định trật tự xã hôi, bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, nâng cao hiệu
quả quản lý nhà nước về đất đai.
a) Hồ sơ tranh chấp đất đai tại UBND huyện
Lượng đơn thư tranh chấp đất đai tại UBND huyện được thể hiện như sau:

Trang 35


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH:Lê Thị Thu Thảo

giải quyết của TAND, ở các xã thuộc vùng sâu, vùng xa của huyện tập trung chủ yếu là
dân tộc ít người, trình độ thấp, chưa biết đâu là thẩm quyền giải quyết của UBND
huyện trong việc giải quyết TCĐĐ. Ngoài ra, có một số vụ việc khiếu nại vượt cấp,
người sử dụng đất gửi đơn TCĐĐ về UBND huyện khi cấp xã, thị trấn chưa tiến hành
hòa giải.
b) Kết quả giải quyết TCĐĐ trên địa bàn huyện Lộc Ninh
Đất đai vốn là vấn đề nhạy cảm, tập trung mọi sự quan tâm của mọi tầng lớp nhân
dân, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử những tồn tại trong quan hệ đất đai chưa được giải
quyết triệt để, những phát sinh mới luôn được đặt ra nên việc giải quyết tranh chấp về
đất đai vẫn là vấn đề bức xúc đòi hỏi chúng ta phải giải quyết nhằm mục đích giúp

người dân an tâm sản xuất, bảo đảm an toàn xã hội.
Bảng 11. Kết quả giải quyết TCĐĐ trên địa bàn huyện Lộc Ninh năm 2007 đến tháng 6
năm 2013
(ĐVT: đơn)
Đơn
tồn mới

Năm

Số đơn
nhận
mới

Số
đơn
tồn
năm
trước

Tổng
đơn

Đã
giải
quyết

Tỷ lệ
(%)

Chưa

giải
quyết

Tỷ lệ
(%)

2007

18

0

18

16

88,89

2

11,11

2

2008

15

2


17

16

94,12

1

5,88

1

2009

21

1

22

22

100

0

0,00

0


2010

15

0

15

13

86,67

2

13,33

2

2011

17

2

19

17

89,47


2

10,53

2

2012

23

2

25

25

100

0

0,00

0

6/2013

14

0


14

14

100

0

0,00

0

Kết quả giải quyết

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lộc Ninh )
Từ bảng trên ta có: Lượng đơn giải quyết của năm sau = lượng đơn nhận mới +
lượng đơn tồn của năm cũ chuyển sang.
Giai đoạn 2007 đến năm tháng 6 năm 2013 lượng đơn thư tranh chấp còn tồn
đọng là không nhiều. Trong những năm qua, cơ quan chức năng đã có nhiều cố gắng
để giải quyết đơn tranh chấp để không có đơn tồn đọng. Cuối năm 2007, lượng đơn
tồn đọng là 2 đơn, phải chuyển sang năm 2008, và năm 2008 khi giải quyết xong vẫn
còn tồn đọng 1 đơn, do nội dung tranh chấp phức tạp, có liên quan đến diện tích đất
lâm nghiệp do ban quản lý rừng quản lý, nên phải chuyển sang năm 2009.

Trang 37


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH:Lê Thị Thu Thảo


30
25
20
15
10
5
0
2007

2008

2009

2010

Lượng đơn đã giải quyết

2011

2012

T

Đồng ý thực hiện

Biểu đồ 4. Tỉ lệ các đương sự thực hiện theo quyết định của UBND huyện Lộc Ninh
Từ năm 2007 đến tháng 6 năm 2013, UBND huyện Lộc Ninh đã giải quyết được
tổng cộng là 123 đơn, trong đó tỉ lệ người dân đồng ý thực hiện là 116 đơn. Sau khi
nhận được kết quả của UBND huyện, các đương sự không chấp nhận với kết quả của

huyện là 7 đơn. Nguyên nhân là do kết quả giải quyết thường không công nhận quyền
sử dụng đất cho những hộ này vì họ tuy đã sử dụng đất trong thời gian dài nhưng
không kê khai đăng ký, không có nguồn gốc sử dụng đất hợp pháp lại thường xuyên
chuyển nhượng trái phép, không chấp hành quy định của chính quyền địa phương. Khi
xảy ra TCĐĐ thường không hợp tác với cơ quan nhà nước, nên khi nhận được kết quả
giải quyết tranh chấp của UBND huyện thì không đồng ý và gửi đơn khiếu kiện. Trong
đó có 7 đơn chuyển lên tỉnh vì sau khi nhận được kết quả giải quyết của cấp huyện thì
các đương sự không chấp nhận kết quả đó nên tiếp tục làm đơn khiếu kiện. Số đơn
tranh chấp đã có quyết định giải quyết lần đầu của UBND huyện tiếp tục khiếu kiện
lên UBND tỉnh là 7 đơn. Quá trình tìm hiểu nội dung đơn, xem xét nguồn gốc đất của
các bên thì quyết định cuối cùng của UBND tỉnh có nội dung là công nhận 4 quyết
định như trường hợp đã giải quyết ở cấp huyện. Còn lại thì bổ thêm 4 nội dung của 3
quyết định giải quyết lần thứ nhất của cấp huyện. Hiệu quả giải quyết chính xác của
UBND huyện khá cao. Tỷ lệ đơn đã giải quyết chiếm tỷ lệ cao hơn chưa giải quyết,
đây là một nổ lực rất lớn của công tác giải quyết đơn thư TCĐĐ cũng như công tác cấp
giấy được đẩy mạnh vì khi có GCNQSDĐ thì tranh chấp đất đai cũng giảm đi rất
nhiều.
Từ khi có Luật Đất đai 2003 được áp dụng rộng rãi trong thực tế. Phân rõ hơn về
thẩm quyền giải quyết TCĐĐ giữa TAND và UBND huyện. Do đó lượng đơn tranh
chấp gửi sai thẩm quyền giảm đáng kể, và quy định bắt buộc hồ sơ TCĐĐ phải được
hòa giải ở UBND xã cũng làm giảm đi rất nhiều lượng đơn gửi lên cấp trên, tạo điều
kiện thuận lợi để cấp trên giải quyết nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Công tác giải quyết tranh chấp ở huyện đã thực hiện theo đúng chủ trương chính
sách của Đảng, đúng theo các nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai của tỉnh cũng
Trang 39


×