Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

“CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÓC MÔN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÍ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

“CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN HÓC MÔN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH”
SVTH
: NGUYỄN HOÀNG THÚC
MSSV : 09124097
LỚP
: DH09QL
KHÓA : 2009 – 2013
NGÀNH : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

-TP.Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2013-


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

NGUYỄN HOÀNG THÚC

“CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN HÓC MÔN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH”

Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Tân


(Địa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh)
Ký tên: ........................................................

- Tháng 7 năm 2013 -


LỜI CẢM ƠN

Để có được như ngày hôm nay, lời đầu tiên con xin chân thành kính gửi đến Ba Mẹ
lòng biết ơn sâu sắc nhất, người đã sinh thành, nuôi dưỡng, yêu thương và luôn tạo điều
kiện cho con học tập tốt trong thời gian qua.
Em xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu, quý Thầy Cô trường Đại học Nông
Lâm Tp. HCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt 4 năm học tập tại trường.
Xin gởi lời tri ân sâu sắc đến các Thầy Cô Khoa Quản Lý Đất Đai và Bất Động
Sản Trường Đại Học Nông Lâm đã hết lòng dạy dỗ, dìu dắt, truyền đạt những kiến thức
và kinh nghiệm quý báu để em làm hành trang bước vào cuộc sống và công việc sau này.
Em xin kính gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Văn Tân đã nhiệt tình
quan tâm, giúp đỡ và chỉ dẫn cho em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành luận văn
tốt nghiệp này.
Xin gởi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
huyện Hóc Môn cùng toàn thể các anh chị tại văn phòng đã tận tình giúp đỡ em trong quá
trình thực tập và thực hiện đề tài.
Đồng thời, xin gửi lời cám ơn đến các tác giả, các tác phẩm, các tài liệu đã được sử
dụng trong khoá luận này.
Lời cuối cùng, tôi cảm ơn các bạn cùng lớp Quản Lý Đất Đai Khóa 35 đã luôn
đồng hành, giúp đỡ và chia sẻ với tôi trong suốt quá trình học tập cũng như sinh hoạt tại
trường.
Do thời gian thực tập và kiến thức còn hạn hẹp nên không tránh khỏi những sai sót,
kính mong sự góp ý của quý thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, xin chúc quý thầy cô, quý anh chị, và các bạn nhiều

sức khỏe, thành công trong cuộc sống.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!
TP.Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 7 năm 2013
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Hoàng Thúc


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hoàng Thúc, Khoa Quản Lý Đất Đai và Bất Động
Sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Đề tài: “Chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn huyện Hóc Môn, Tp.HCM”
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Tân, Khoa Quản lý Đất Đai và Bất Động
Sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt sự phát
triển nhiều mặt, đất đai trở thành một trong những động lực hết sức quan trọng trong sự
phát triển ấy. Song song đó, tình hình sử dụng đất đai có những biến động rất lớn, đặc biệt
là do sự tác động của nền kinh tế thị trường, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, diễn ra hết
sức mạnh mẽ đặc biệt là ở những vùng ngoại thành.
Việc đăng ký đất đai và chỉnh lý biến động sẽ đưa quá trình này đi vào khuôn khổ
của Pháp luật, giúp Nhà nước có cơ sở quản lý chặt chẽ hơn quỹ đất của Quốc gia, đồng
thời tạo sự cân bằng trong toàn xã hội khi người sử dụng đất thực hiện các quyền của
mình đối với đất đai.Tuy nhiên vấn đề chỉnh lý biến động về đất đai không chỉ đơn thuần
tuân theo khuôn khổ Pháp luật. Trên thực tế nó diễn ra muôn hình muôn vẽ hết sức đa
dạng và phức tạp, tạo ra nhiều vướng mắt của công tác này.
Công tác chỉnh lý biến động đất đai là công tác quan trọng và cấp thiết, đảm bảo
cho hệ thống hồ sơ địa chính đã được thiết lập qua các năm luôn phản ánh đúng và kịp
thời với hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn. Đồng thời quản lý nguồn tài nguyên một cách
đầy đủ, chính xác, đúng hiện trạng góp phần hỗ trợ công tác quản lý nhà nước, phân bổ
hợp lý các nguồn lực kinh tế thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

Hóc Môn là một huyện ngoại thành thuộc thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí nằm
phía Tây Bắc cách trung tâm thành phố khoảng 20 km. Huyện Hóc Môn có 12 đơn vị
hành chính gồm 11 xã và 1 thị trấn, với tổng diện tích tự nhiên là : 10.943,3691 ha. Tình
hình biến động đất đai diễn ra khá phổ biến và ngày càng trở nên phức tạp trên địa bàn
huyện, đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải nỗ lực rất nhiều mới hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Đề tài nghiên cứu các nội dung: tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn,
hiện trạng sử dụng đất, đánh giá biến động đất đai, công tác chỉnh lý biến động đất đai.
Tìm ra những tồn tại vướng mắt để đề ra những hướng giải quyết, hoàn thiện công tác
này, góp phần cho công tác Quản lý nhà nước về đất đai nói chung và công tác đăng ký
biến động trên địa bàn huyện Hóc Môn nói riêng được tốt hơn. Phương pháp thực hiện:
Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu; phương pháp thống kê; phương pháp phân tích;
phương pháp bản đồ; phương pháp đo đạc dã ngoại; phương pháp sử dụng công cụ;
phương pháp chuyên gia.
Thông qua quá trình thống kê, thu thập, điều tra số liệu về tình hình biến động đất
đai trên địa bàn Huyện từ năm 2007 đến nay bao gồm 27.130 hồ sơ chuyển nhượng
QSDĐ, 21.734 hồ sơ chuyển mục đích SDĐ, 19.429 hồ sơ thế chấp QSDĐ. Từ đó đề tài
tập trung phân tích, tổng hợp, thống kê các tài liệu, số liệu thu thập được làm cơ sở đánh
giá thực trạng biến động đất đai trên địa bàn; đồng thời rút ra những khó khăn, vướng mắt
và hướng giải quyết những vấn đề này.


MỤC LỤC
TRANG TỰA
LỜI CẢM ƠN
TÓM TẮT
MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC CHỮ CÁC VIẾT TẮT
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................... 1

PHẦN I: TỔNG QUAN .................................................................................................. 3
I.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................... 3
I.1.1. Cơ sở khoa học .................................................................................................... 3
I.1.2. Cơ sở pháp lý ...................................................................................................... 9
I.1.3. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................... 9
I.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu...................................................................................... 10
I.2.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 10
I.2.2. Tài nguyên thiên nhiên ........................................................................................ 13
I.2.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ........................... 13
I.2.4. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Hóc Môn................... 14
I.2.5. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội .................................... 20
I.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 21
I.3.1. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 21
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 22
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................ 23
II.1. Đánh giá nguồn tài liệu hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện...................................... 23
II.2. Đánh giá tình hình quản lý nhà nước về đất đai ........................................................ 26
II.2.1. Quản lý đất đai theo địa giới hành chính ........................................................... 26
II.2.2. Lập và quản lý hồ sơ địa chính, lập bản đồ địa chính........................................ 27
II.2.3. Công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất............................... 28
II.2.4. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất........................................................ 28
II.2.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng
đất ................................................................................................................................. 30
II.2.6. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai.................................................................... 30
II.2.7. Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình và sử dụng đất đai ................................. 31
II.2.8. Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai ......................................... 31


II.3. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn ........................................................................... 33
II.3.1. Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng ................................................. 33

II.3.2. Hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng sử dụng, quản lý ................................... 45
II.3.3. Hiện trạng sử dụng đất chưa sử dụng ................................................................ 46
II.4. Đánh giá biến động đất đai trên địa bàn huyện ......................................................... 47
II.4.1. Phân loại biến động đất đai ................................................................................ 47
II.4.2. Tình hình biến động do thực hiện các quyền ..................................................... 50
II.4.3. Tình hình biến động diện tích đất đai từ năm 2005 đến năm 2012 ................... 52
II.5. Chỉnh lý biến động đất đai ......................................................................................... 59
II.5.1. Các hình thức chỉnh lý biến động ...................................................................... 59
II.5.2. Phương pháp chỉnh lý biến động đất đai ........................................................... 59
II.5.3. Nguyên tắc chỉnh lý khi có biến động ............................................................... 61
II.5.4. Quy trình chỉnh lý biến động ............................................................................. 61
II.5.5. Công tác chỉnh lý biến động đất đâi trên địa bàn huyện Hóc Môn ................... 65
II.5.6. Kết quả chỉnh lý biến động đất đai .................................................................... 73
II.5.7. Đánh giá công tác chỉnh lý biến động đất đai .................................................... 73
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Tp.HCM
QSDĐ

ĐKTK
TT
BTNMT
TCĐC
UBND
GCN

VPĐKQSDĐ
TN-MT

TTCN
TNHH
XNK
HTX
CN
TDTT
KT-XH
CMND
TCĐĐ
QHSDĐ
MNCD

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

:
:
:
:
:
:
:
:

Thành phố Hồ Chí Minh
Quyền sử dụng đất
Quyết định
Đăng ký thống kê
Thông tư
Bộ Tài nguyên Môi trường
Tổng cục địa chính
Ủy ban nhân nhân
Giấy chứng nhận
Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất
Tài nguyên – Môi trường
Nghị định
Tiểu thủ công nghiệp
Trách nhiệm hữu hạn
Xuất nhập khẩu
Hợp tác xã
Công nghiệp
Thể dục thể thao
Kinh tế - xã hội
Chứng minh nhân dân
Tranh chấp đất đai

Quy hoạch sử dụng đất
Mặt nước chuyên dùng


DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Diện tích Huyện theo đơn vị hành chính ............................................................. 10
Bảng 2: Hiện trạng hệ thống thủy văn chính trên địa bàn huyện ...................................... 13
Bảng 3: Giá trị sản xuất kinh doanh .................................................................................. 14
Bảng 4: Giá trị sản xuất Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp ......................................... 15
Bảng 5: Giá trị ngành Thương mại – Dịch vụ ................................................................... 16
Bảng 6: Giá trị sản xuất nông nghiệp ................................................................................ 16
Bảng 7:Thống kê kết quả đo đạc bản đồ địa chính huyện Hóc Môn ................................ 24
Bảng 8: Tình hình cấp GCN QSDĐ trên địa bàn huyện Hóc Môn từ năm 2005 đến
tháng 4 năm 2013 .............................................................................................................. 26
Bảng 9: Quản lý đất đai theo địa giới hành chính của huyện tính đến năm 2012 ............. 27
Bảng 10: Danh mục các công trình khởi công mới của Huyện......................................... 29
Bảng 11: Lượng đơn tranh chấp gửi về huyện từ năm 2008 đến năm 2012 ...........................32
Bảng 12 : Cơ cấu sử dụng đất năm 2012 của huyện Hóc Môn ...............................................33
Bảng 13: Thống kê diện tích đất theo mục đích sử dụng và theo đơn vị hành chính ....... 34
Bảng 14: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của Huyện Hóc Môn năm 2012 .............. 35
Bảng 15: Phân bố đất sản xuất nông nghiệp theo đơn vị hành chính................................ 37
Bảng 16: Phân bố đất trồng cây hàng năm theo mục đích sử dụng và theo đơn vị hành
chính .................................................................................................................................. 38
Bảng 17: Phân bố đất trồng cây lâu năm theo đơn vị hành chính ..................................... 39
Bảng 18: Phân bố đất nuôi trồng thủy sản theo đơn vị hành chính ................................... 39
Bảng 19: Phân bố diện tích đất phi nông nghiệp theo đơn vị hành chính ...............................40
Bảng 20: Phân bố diện tích đất ở theo đơn vị hành chính .......................................................41
Bảng 21: Phân bố đất chuyên dùng theo mục đích sử dụng và theo đơn vị hành chính.........42
Bảng 22: Phân bố đất sông suối và mặt nước chuyên dùng theo đơn vị hành chính ........ 43
Bảng 23: Phân bố diện tích đất tôn giáo, tín ngưỡng theo đơn vị hành chính .................. 44

Bảng 24: Phân bố diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa theo đơn vị hành chính ................ 44
Bảng 25: Hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng sử dụng, quản lý .........................................45
Bảng 26: Thống kê số lượng hồ sơ biến động đất đai từ 2007 đến nay ............................ 50
Bảng 27: Tình hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất giai đoạn 2007- 2012 ................ 51
Bảng 28: Biến động mục đích sử dụng đất giai đoạn 2005-2010 ..................................... 52
Bảng 29: Biến động mục đích sử dụng đất giai đoạn 2005-2010 ..................................... 54
Bảng 30: Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng năm 2010, 2005 so với năm
2012 ................................................................................................................................... 56
Bảng 31: Biến động mục đích sử dụng đất năm 2011-2012 ............................................. 57
Bảng 32: Kết quả chỉnh lý biến động đất đai theo từng trường hợp ................................. 73


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Biểu đồ 1: Cơ cấu sử dụng đất của huyện Hóc Môn năm 2012 ..............................................33
Biểu đồ 2: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2012..................................................... 36
Biểu đồ 3: Cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2012 .............................................. 41
Biểu đồ 4: Hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng sử dụng, quản lý .......................................45
Biểu đồ 5: Biến động mục đích sử dụng đất giai đoạn 2005-2010 ................................... 53
Biểu đồ 6: Biến động mục đích sử dụng đất giai đoạn 2005- 2012 .................................. 55
Biểu đồ 7: Biến động mục đích sử dụng đất giai đoạn 2011-2012 ................................... 58
Sơ đồ 1: Quy trình đăng ký biến động............................................................................... 62
Sơ đồ 2: Sơ đồ chỉnh lý biến động .................................................................................... 65


ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội
lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn
phân bố của các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng.
Chúng ta biết rằng không có đất thì không thể sản xuất, cũng không có sự tồn tại của con

người và đất có vai trò đặc biệt quan trọng với các ngành sản xuất.
Ngày nay trong công cuộc đổi mới và phát triển của đất nước đang tạo ra những bước
đi và sức tăng trưởng mạnh, gây áp lực về nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng. Bên cạnh đó,
dân số gia tăng rất nhanh, nhưng đất đai lại có giới hạn và càng trở nên khan hiếm, khó tránh
khỏi những mâu thuẫn phát sinh giữa các mục đích sử dụng đất. Vì thế, chúng ta cần phải có
biện pháp khai thác, sử dụng quỹ đất một cách hợp lý, khoa học nhằm duy trì, bảo vệ nguồn tài
nguyên quý giá này luôn ổn định và bền vững.
Quá trình sử dụng đất và tình hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất diễn ra hết sức
phức tạp và khó kiểm soát. Điều này đã tạo ra trở ngại rất lớn trong công tác quản lý Nhà nước
về đất đai trong cả nước nói chung và từng địa phương nói riêng. Để quản lý đất đai có hiệu
quả đòi hỏi việc nắm bắt, cập nhật thông tin đầy đủ và phản ánh đúng thực trạng thông qua
đăng ký, chỉnh lý, cập nhật biến động đất đai trên bản đồ địa chính và hệ thống hồ sơ địa
chính. Bất kỳ mọi biến động nào đều cũng phải thực hiện theo trình tự thủ tục và phải đăng ký
để cập nhật những thay đổi làm cơ sở bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của các chủ thể
có liên quan, tạo điều kiện để Nhà nước hoạch định chính sách và phát triển. Từ thực tế đó,
cập nhật chỉnh lý biến động đất đai trở nên hết sức cấp bách đối với các ngành, các cấp hiện
nay. Vì đây là công tác trọng tâm của ngành Quản lý.
Công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh nói chung và huyện Hóc Môn nói riêng gặp nhiều khó khăn bất cập do nhiều nguyên
nhân khách quan. Vấn đề đặt ra hiện nay làm cách nào để thực hiện công việc trên một cách
hiệu quả, nhằm củng cố lại công tác quản lý đất đai và giải quyết những hồ sơ tồn động trong
nhiều năm, đồng thời tạo thuận lợi cho quá trình quản lý, lưu trữ hồ sơ và hệ thống sổ bộ địa
chính, bởi nếu không cập nhật biến động kịp thời thì hồ sơ và hệ thống sổ bộ địa chính thiết
lập trong thời gian đầu sẽ lạc hậu và không còn phù hợp với thực tế, vì thế huyện Hóc Môn đã
tiến hành thực hiện công tác cập nhật, chỉnh lý biến động theo hàng năm và đã triển khai trên
toàn huyện.
Chính vì những lý do trên, được sự giúp đỡ của Khoa Quản lí đất đai- ĐH Nông Lâm
Tp.HCM và Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Hóc Môn chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí
Minh.” nhằm hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn ngày càng tốt hơn.


II. Mục tiêu nghiên cứu
- Đảm bảo cho hệ thống hồ sơ địa chính đã được thiết lập qua các năm luôn phản ánh
đúng và kịp thời với hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn.
- Chỉnh lý biến động đất đai và đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện công tác chỉnh lý
biến động đất đai.
III. Đối tượng nghiên cứu
- Hồ sơ địa chính (sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, bản đồ địa chính, sổ theo dõi biến
động đất đai, sổ cấp giấy)
- Trình tự, thủ tục đăng ký biến động


- Các quy định quy phạm pháp luật và tài lệu liên quan đến công tác cập nhật, chỉnh lý
biến động đất đai
- Các loại biến động đất đai
- Quy trình cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai
IV. Phạm vi nghiên cứu
Hộ gia đình, cá nhân đang quản lý sử dụng đất, hồ sơ biến động đất đai trên địa bàn
huyện Hóc Môn.


PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1. Cơ sở lý luận
I.1.1. Cơ sở khoa học
I.1.1.1. Tình hình thiết lập và quản lý hồ sơ địa chính ở Việt Nam
Ngành địa chính Việt Nam có hiệu lực từ triều đại vua Hồng Đức, gọi là bản đồ Hồng
Đức. Bản đồ lúc bấy giờ vẽ khái quát các huyện có trong cả nước và ghi tên các quận, huyện.
Đến triều Nguyễn, vua Gia Long lập địa bạ đến các làng, ghi chép đến xứ đồng, mỗi xứ có bao
nhiêu ruộng công điền, ruộng tư điền, các mốc giới làng, tứ cận, hạng thuế, hàng năm đều có
tu sửa sổ bộ.

a. Giai đoạn trước năm 1930 đến năm 1945
Ngay khi thực dân Pháp sang xâm chiếm Việt Nam, năm 1886 Pháp thực hiện đo đạc vẽ
bản đồ thành phố Sài Gòn. Năm 1888, Pháp thiết kế xong bản đồ quy hoạch mở rộng thành
phố Sài Gòn.
Năm 1887 lập Sở Địa Chính Sài Gòn, từ năm 1898 đến năm 1930 đo vẽ xong bản đồ giải
thửa các làng ở Nam Kỳ, dựa vào các bản đồ giải thửa lập ra các tài liệu của chế độ quản thủ
địa chính cùng với Lý trưởng, Chưởng bạ có quyền nhận thị thực các văn bản về ruộng đất
trong các làng, chuyển dịch ruộng đất thì phải nộp phí cho cho Chưởng bạ.
Sở địa chính lập ra từ năm 1931, các thư ký đạc điền đo vẽ lập các tài liệu địa chính như
bản đồ, sổ địa chính, sổ điền chủ, sổ khai báo.
b. Giai đoạn từ năm 1945 đến 1975
Thi hành sắc lệnh điền thổ được ban hành năm 1927 quy định đất đai là tài sản mà người
dân có quyền sở hữu để mua bán, sang nhượng, cho thuê, thừa kế và thế chấp.
Đất đai được mua bán tự do nhưng phải chấp hành quy định của Nhà nước để thực hiện
vào công trình công ích phúc lợi xã hội, mọi sự mua bán nhà, xây dựng, sửa chữa đều phải có
sự chấp thuận của chủ đất.
Chính sách “Người có ruộng cày” năm 1970 chỉ cho phép sở hữu 15 ha đất hương quả,
còn người trực canh được quyền sở hữu đất 03 ha.
c. Giai đoạn từ năm 1975 đến 1986
Thời kỳ này triển khai công tác đo đạc phân hạng và đăng ký thống kê đất trong cả nước
theo Chỉ thị số 299/TTg ngày 10/01/1980 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 56/QĐĐKTK ngày 05/11/1981 của Tổng cục Quản lý ruộng đất về việc ban hành quy định về thủ tục
đăng ký thống kê ruộng đất.
Năm 1983 thực hiện chính sách hợp tác hoá gia nhập “Tập đoàn sản xuất” đã gây sáo
trộn lớn về sử dụng đất. Việc phân chia ruộng đất được thực hiện theo phương thức bình quân
nhân khẩu, độ tuổi lao động và khoán cho từng hộ gia đình.
Năm 1986, phong trào hợp tác hoá giải thể, kinh tế hộ gia đình được coi là vai trò quan
trọng trong phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông lâm nghiệp nói riêng. Trong thời gian
này, Nhà nước không cho phép sang nhượng, mua bán đất đai nhưng thực tế việc sang
nhượng, mua bán bất hợp pháp vẫn xảy ra rất nhiều, nên Nhà nước không quản lý được công
tác chỉnh lý biến động.

d. Giai đoạn từ năm 1987 đến 1993
Năm 1987, Chính phủ ban hành luật đất đai đầu tiên.
e. Giai đoạn 1993-2003
Chính phủ ban hành luật đất đai năm 1993
Các văn bản pháp luật và dưới luật chủ yếu như sau: Nghị định số 34/CP, Thông tư số
1990/2001/TT-TCĐC, …


f. Giai đoạn 2003 đến nay
Luật đất đai năm 2003 được Quốc hội thông qua và bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày
01/7/2004, quy định chặt chẽ và chi tiết công tác quản lý nhà nước về đất đai (13 nội dung so
với 7 nội dung của Luật cũ). Tháng 11/2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 181 hướng dẫn
chi tiết thi hành Luật đất đai. Công tác lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính hướng dẫn cụ thể
trong Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004. Tuy nhiên trong quá trình quản lý
đất đai xuất hiện nhiều bất cập, ngày 02/8/2007 Bộ Tài Nguyên & Môi Trường ban hành
Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT thay thế Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT.
I.1.1.2. Hồ sơ địa chính
a. Khái niệm về hồ sơ địa chính
Hồ sơ địa chính là hệ thống bảng tài liệu, số liệu, bản đồ, sổ sách,…chứa đựng những
thông tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lý của đất đai được thiết lập trong
quá trình đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký ban đầu, đăng ký biến động đất đai, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hồ sơ địa chính cung cấp những thông tin cần thiết để Nhà nước thực hiện chức năng
của mình đối với đất đai với tư cách là chủ sở hữu.
Hồ sơ địa chính được lập chi tiết đến từng thửa đất của mỗi người sử dụng đất theo
từng đơn vị hành chính cấp xã gồm: bản đồ địa chính (hoặc bản trích đo địa chính), sổ địa
chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai và bản lưu giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất.
Hồ sơ địa chính được thiết lập, cập nhật qua quá trình điều tra cập nhật qua các thời kỳ
khác nhau, bằng các phương pháp khác nhau: đo đạc lập bản đồ địa chính, đánh giá đất, phân

hạng và định giá đất, đăng ký đất đai ban đầu, đăng ký biến động đất đai và cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất.
Tóm lại, hồ sơ địa chính là các sản phẩm cuối cùng của việc đo đạc và đăng ký đất đai,
thể hiện đầy đủ các thông tin về từng thửa đất phục vụ cho công tác quản lý của nhà nước đối
với việc sử dụng đất.
b. Nội dung hồ sơ địa chính
Hệ thống hồ sơ địa chính phải thể hiện các nội dung sau:
- Các thông tin về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của thửa đất: Tên chủ sử dụng
đất, vị trí, hình thể, kích thước, diện tích, hạng đất, giá đất, mục đích sử dụng đất, thời hạn sử
dụng đất và những ràng buộc khác về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất.
- Các thông tin về cơ sở pháp lý: Tên văn bản, số văn bản, cơ quan ký văn bản, ngày tháng – năm ký văn bản theo yêu cầu của từng loại tài liệu hồ sơ địa chính làm căn cứ xác định
giá trị pháp lý của tài liệu.
c. Hệ thống tài liệu trong hồ sơ địa chính
Tùy thuộc vào tính chất của từng loại tài liệu và đặc điểm sử dụng của chúng mà hệ
thống tài liệu trong hồ sơ địa chính được chia thành 2 loại:
- Hồ sơ tài liệu gốc, lưu trữ và tra cứu khi cần thiết
Hồ sơ tài liệu gốc bao gồm các loại sau:
Các tài liệu gốc hình thành trong quá trình đo đạc, lập bản đồ địa chính bao gồm toàn
bộ thành quả giao nộp sản phẩm theo Luận chứng kinh tế - kỹ thuật đã được cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt của mỗi công trình đo vẽ lập bản đồ địa chính (trừ bản đồ địa chính, hồ sơ kỹ
thuật thửa đất, sơ đồ trích thửa).
Các tài liệu gốc hình thành trong quá trình đăng ký ban đầu, đăng ký biến động đất đai
và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Hồ sơ tài liệu địa chính phục vụ thường xuyên hoặc hỗ trợ cho yêu cầu quản lý đất đai
Các tài liệu phục vụ thường xuyên cho công tác quản lý đất đai bao gồm:
 Bản đồ địa chính


Khái niệm:
Bản đồ địa chính gốc: Là bản đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất và thể hiện trọn và

không trọn các thửa đất, các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố
quy hoạch đã được phê duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo khu vực trong phạm vi
một hoặc một đơn vị hành chính cấp xã, trong một phần hay cả đơn vị hành chính cấp huyện
hoặc một số huyện trong phạm vi một tỉnh hoặc một thành phố thuộc Trung Ương, được cơ
quan thực hiện và cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận. Bản đồ địa chính gốc là cơ sở để
thành lập bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn. Các nội dung đã
được cập nhật trên bản đồ địa chính cấp xã phải được chuyển lên bản đồ địa chính gốc.
Bản đồ địa chính: Là bản đồ thể hiện trọn các thửa đất và các đối tượng chiếm đất
nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch đã được phê duyệt, các yếu tố địa lý có
liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn được cơ quan thực hiện, UBND cấp
xã và cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận.
Ranh giới, diện tích, mục đích sử dụng của thửa đất thể hiện trên bản đồ địa chính
được xác định theo hiện trạng sử dụng đất. Trên phương diện pháp lý, bản đồ địa chính được
coi là tài liệu cơ sở quan trọng nhất trong việc xác định pháp lý về vị trí, hình dạng và diện tích
của một thửa đất. Các thông tin về thửa đất trên bản đồ địa chính phải được hoàn chỉnh phù
hợp với các số liệu trong hồ sơ địa chính.
 Sổ địa chính
Khái niệm: Sổ địa chính là sổ được lập theo đơn vị hành chính cấp xã để thể hiện
thông tin về người sử dụng đất và thông tin về sử dụng đất của người đó đối với thửa đất đã
cấp giấy chứng nhận.
Mục đích lập sổ địa chính: Sổ địa chính được thành lập nhằm đăng ký toàn bộ diện
tích đất đai được Nhà nước giao quyền sử dụng cho các chủ sử dụng đất vào các mục đích
khác nhau và toàn bộ đất chưa giao, chưa cho thuê sử dụng, làm cơ sở để Nhà nước thực hiện
chức năng quản lý đất đai theo đúng pháp luật, đồng thời bảo vệ quyền sử dụng hợp pháp của
người sử dụng đất.
 Sổ mục kê đất đai
Khái niệm: Sổ mục kê đất đai là sổ được lập theo đơn vị hành chính cấp xã để thể
hiện tất cả các thửa đất và các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất. Sổ mục kê
được lập để quản lý thửa đất, tra cứu thông tin về thửa đất và phục vụ thống kê, kiểm kê đất
đai.

Mục đích lập sổ mục kê: Sổ mục kê được lập nhằm liệt kê toàn bộ các thửa đất và
các đối tượng chiếm đất nhưng không tọa thành thửa đất trong phạm vi địa giới hành chính
mỗi xã, phường, thị trấn về các nội dung: tên chủ sử dụng, diện tích, loại đất để đáp ứng yêu
cầu tổng hợp thống kê diện tích đất đai, lập và tra cứu, sử dụng các tài liệu hồ sơ địa chính một
cách đầy đủ, thuận tiện, chính xác không bị trùng sót.
 Sổ theo dõi biến động đất đai
Khái niệm: Sổ theo dõi biến động đất đai là sổ được lập để theo dõi các trường hợp
có thay đổi trong sử dụng đất gồm thay đổi kích thước và hình dạng thửa đất, người sử dụng
đất, mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Mục đích lập sổ theo dõi biến động đất đai: Sổ theo dõi biến động đất đai được lập
để theo dõi tình hình đăng ký biến động về sử dụng đất và làm cơ sở để thực hiện thống kê
diện tích đất đai hàng năm. Sổ được lập để theo dõi và quản lý quá trình biến động đất, chỉnh
lý hồ sơ địa chính.
Các trường hợp biến động cần chỉnh lý trên sổ theo dõi biến động đất đai:
Việc cập nhật vào sổ theo dõi biến động đất đai được thực hiện đối với tất cả các
trường hợp chỉnh lý hồ sơ địa chính và giấy chứng nhận.
 Sổ cấp giấy chứng nhận


Sổ cấp giấy chứng nhận được lập để theo dõi, quản lý việc phát hành và việc cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản gốc lưu)
 Biểu thống kê diện tích đất đai
I.1.1.3. Biến động đất đai
a. Khái niệm biến động đất đai
Biến động đất đai là sự thay đổi thông tin không gian và thuộc tính của thửa đất sau khi
xét duyệt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lập hồ sơ địa chính ban đầu.
Căn cứ vào biến động đất đai ở Việt Nam, người ta phân chia thành ba nhóm biến động
chính gồm: biến động hợp pháp, biến động không hợp pháp, biến động chưa hợp pháp.
 Biến động hợp pháp: các dạng hồ sơ đăng ký biến động đã được cơ quan nhà nước có

thẩm quyền cho phép biến động, bao gồm luôn cả trường hợp biến động không phải xin
phép. Đây là dạng biến động phải được cập nhật vào hồ sơ địa chính.
 Biến động bất hợp pháp: là các biến động không phải là biến động hợp pháp. Đây là
dạng biến động không phải cập nhật vào hồ sơ địa chính nhưng phải được khoanh vùng
lên bản đồ riêng để phục vụ việc quản lý hoặc lưu trữ trong một hệ thống sổ bộ riêng
biệt để phục vụ trong quá trình quản lý.
b. Khái niệm đăng ký biến động đất đai
Đăng ký biến động đất đai là hoạt động thường xuyên của cơ quan hành chính Nhà
nước mà trực tiếp là ngành Tài Nguyên Môi Trường nhằm cập nhật những thông tin về đất đai
để đảm bảo cho hệ thống hồ sơ địa chính luôn phản ánh đúng hiện trạng sử dụng đất, là cơ sở
để Nhà nước phân tích các hiện tượng kinh tế, xã hội nảy sinh trong lĩnh vực quản lý và sử
dụng đất đai.
Đăng ký biến động đất đai có những đặc điểm cơ bản sau:
- Dựa trên cơ sở hồ sơ đăng ký đất đai ban đầu.
- Được tiến hành ngay sau khi kết thúc đăng ký đất đai ban đầu.
- Được tiến hành thường xuyên, tồn tại song song với quá trình sử dụng đất.
c. Các nguyên nhân gây biến động đất đai
Trong quá trình sử dụng đất, do tác động của con người và thiên nhiên làm cho đất đai
bị biến động so với trạng thái đã đăng ký.
-Về phía con người: có hai chủ thể là Nhà nước và người sử dụng đất.
Người sử dụng đất thực hiện quyền sử dụng đất của mình theo quy định của pháp luật
như chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, thay đổi mục đích sử dụng đất… gây ra
những biến động về đất đai.
Những tác động đó làm cho đất đai biến động về hình dạng, kích thước thửa đất, về
hình thái sử dụng như cho thuê, thế chấp, thời hạn sử dụng, thay đổi mục đính sử dụng.
-Về phía thiên nhiên
Tác động của thiên tai như lũ lụt gây xói mòn làm thay đổi trạng thái của đất dẫn đến
thay đổi mục đích sử dụng, thay đổi trạng thái tự nhiên của đất so với lần đăng ký trước.
d. Các hình thức biến động đất đai ở Việt Nam
Sự thay đổi bất kỳ thông tin nào so với thông tin trên GCNQSDĐ đã cấp và thông tin

trên hồ sơ địa chính đã được lập lúc ban đầu (những thông tin: tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp
lý) thì đều phải có sự xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Có thể phân ra các hình
thức biến động sau:
- Biến động về quyền sử dụng đất: chuyển nhượng, chuyển đổi, hợp thức hóa, thừa kế,
thế chấp, bảo lãnh QSDĐ, tặng cho QSDĐ, thay đổi do chia tách QSDĐ.
- Biến động do thay đổi mục đích sử dụng đất.
- Biến động do quy hoạch.
- Biến động do thiên tai (đất lở, đất bồi).


-

Biến động do sai sót, nhầm lẫn về nội dung thông tin ghi trên GCNQSDĐ; do cấp đổi
hoặc thu hồi giấy chứng nhận; do thay đổi số thứ tự tờ bản đồ…
Biến động do nhận QSDĐ theo quyết định công nhận kết quả hòa giải thành đối với
tranh chấp đất đai của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.
Biến động do nhận QSDĐ theo văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất
phù hợp với pháp luật hoặc văn bản pháp lý khác phù hợp với pháp luật.
Biến động do người sử dụng đất đổi tên theo Quyết định của cơ quan có thẩm quyền
hoặc văn bản khác phù hợp với pháp luật.
Biến động do nhận quyền sử dụng đất do chia tách, sát nhập tổ chức theo Quyết định
của cơ quan, tổ chức.

I.1.1.4. Thẩm quyền chỉnh lý biến động.
1. Chỉnh lý biến động thuộc thẩm quyền cấp tỉnh.
- Trường hợp biến động mà đối tượng sử dụng đất là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài (trừ trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua
nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở), tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài thì đăng ký
biến động tại VPĐKQSDĐ thuộc sở TN-MT. Sau thẩm tra nếu hồ sơ hợp lệ, VPĐKQSDĐ
thuộc sở TN-MT sẽ thực hiện giải quyết biến động (chỉnh lý GCN hoặc cấp GCN) theo nhu

cầu của đối tượng sử dụng đất thuộc thẩm quyền cấp tỉnh chỉnh lý.
- Sau đó căn cứ vào hồ sơ lưu, VPĐKQSDĐ thuộc sở TN-MT sẽ tiến hành gởi thông báo
về việc cập nhật chỉnh lý hồ sơ địa chính và các giấy tờ khác kèm theo (sơ đồ thửa đất, bản sao
GCN, quyết định chuyển mục đích…) đến VPĐKQSDĐ thuộc phòng TN-MT và UBND xã,
phường, thị trấn để cập nhật chỉnh lý cho đồng bộ.
2. Chỉnh lý biến động thuộc thẩm quyền cấp huyện.
- Trường hợp biến động mà đối tượng sử dụng đất là hộ gia đình cá nhân, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở, cộng đồng dân cư thì
đăng ký biến động tại VPĐKQSDĐ thuộc phòng TN-MT. Sau thẩm tra nếu hồ sơ hợp lệ,
VPĐKQSDĐ thuộc phòng TN-MT sẽ thực hiện giải quyết biến động (chỉnh lý GCN hoặc cấp
GCN) theo nhu cầu của đối tượng sử dụng đất thuộc thẩm quyền cấp tỉnh chỉnh lý.
- Sau đó căn cứ vào hồ sơ lưu, VPĐKQSDĐ thuộc phòng TN-MT sẽ tiến hành gởi thông
báo về việc cập nhật chỉnh lý hồ sơ địa chính và các giấy tờ khác kèm theo (sơ đồ thửa đất,
bản sao GCN, quyết định chuyển mục đích…) đến VPĐKQSDĐ thuộc sở TN-MT và UBND
xã, phường, thị trấn để cập nhật chỉnh lý cho đồng bộ.
3. Chỉnh lý biến động thuộc thẩm quyền cấp xã.
Căn cứ vào thông báo cập nhật chỉnh lý biến động và các giấy tờ khác kèm theo (sơ đồ
thửa đất, bản sao GCN, quyết định chuyển mục đích…) do VPĐKQSDĐ thuộc sở TN-MT và
VPĐKQSDĐ thuộc phòng TN-MT gởi đến. Cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn sẽ tiến hành
cập nhật chỉnh lý vào sổ theo dõi biến động, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, còn đối với các
trường hợp biến động có thay đổi diện tích thửa đất (tách, hợp thửa, thửa đất sạt lở tự nhiên…)
ngoài việc chỉnh lý trên sổ bộ địa chính còn phải chỉnh lý thêm vào bản đồ địa chính.

I.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật đất đai năm 2003 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thông qua ngày 26/11/2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2004.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2003.



- Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ về quy định bổ sung việc
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại đất đai.
- Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
về việc thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
- Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về
hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
- Nghị quyết số 1126/2007/ NQ-UBTVQH 11 ngày 21/6/2007 của Ủy Ban Thường Vụ
Quốc Hội quy định về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia
đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nông nghiệp.
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ TNMT quy định về việc
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất.
- Thông tư 20/2010/TT-BTNMT ngày 22/10/2010 quy định bổ sung về Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thông tư 38/2004/TTLT/BTNMT-BNV ngày 31/12/2004 của Bộ Tài Nguyên Môi
Trường và Bộ Nội Vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất và Tổ chức phát triển quỹ đất.
- Quyết định số 3746/QĐ-UBND về ban hành quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục
hành chính lĩnh vực nhà, đất trên địa bàn huyện Hóc Môn.
I.1.3. Cơ sở thực tiễn
Sự phát triển không ngừng của xã hội, đặc biệt là sự gia tăng dân số cùng với tốc độ tăng
trưởng kinh tế không ngừng gây áp lực với nguồn tài nguyên đất làm cho nhu cầu sử dụng
đất không ngừng tăng cao nên biến động về đất đai như chuyển mục đích sử dụng đất,
chuyển nhượng quyền sử dụng đất,…là nhu cầu tất yếu.
Vì vậy, công tác cập nhật chỉnh lý biến động trên toàn huyện trong giai đoạn hiện nay là

rất có ý nghĩa bởi nó sẽ đem lại những lợi ích thực sự giúp cho địa phương quản lý tốt quỹ
đất của mình, đồng thời rà soát lại những hồ sơ biến động còn tồn động từ đó có hướng giải
quyết phù hợp nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho công tác quản lý đất đai của huyện nói
riêng và thành phố nói chung.
I.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu
I.2.1. Điều kiện tự nhiên
I.2.1.1. Vị trí địa lý và ranh giới hành chính
Thực hiện chủ trương của Trung ương và Thành phố, ngày 01/04/1997 huyện Hóc Môn
được tách thành Quận 12 và huyện Hóc Môn mới, gồm 12 đơn vị hành chính, trong đó có 11
xã và 1 thị trấn, có 76 ấp - khu phố với tổng diện tích tự nhiên là 10.943,3691 ha chiếm 5,21%
so với diện tích toàn Thành phố; dân số khoảng 358.640 dân.
Bảng 1: Diện tích Huyện theo đơn vị hành chính
STT

Xã, thị trấn

1

Thị trấn Hóc Môn

2

Tân Thới Nhì

Diện tích tự
nhiên (ha)
173,7460
1.727,7946



3

Tân Hiệp

4

Thới Tam Thôn

5

Đông Thạnh

6

Nhị Bình

7

Xuân Thới Sơn

8

Tân Xuân

273,6600

9

Trung Chánh


177,2039

10

Xuân Thới Thượng

11

Xuân Thới Đông

299,1721

12

Bà Điểm

705,0010

Toàn huyện

1.196,9769
894,3302
1.282,9000
853,3766
1.502,0332

1.857,1746

10.943,3691


(Nguồn: Phòng TN & MT huyện Hóc Môn)
Vị trí địa lý: Hóc Môn là một huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh cách
thành phố 20 km về phía Tây-Bắc. Tọa độ địa lý huyện Hóc Môn được xác định như sau:
+ Vĩ độ Bắc từ 10o0’34” đến 10o49’00”.
+ Kinh độ Đông từ 106o31’20” đến 106o40’45”.
Ranh giới hành chính huyện được xác định như sau:
+ Phía Bắc giáp huyện Củ Chi, ranh giới kinh Thầy Cai – sông Cầu Xáng; rạch Tra –
Sông Sài Gòn.
+ Phía Nam giáp Quận 12, ranh giới Quốc lộ 14 - Hương lộ 80 – Kinh Trần Quang Cơ;
cống Rạch Dừa – Rừng Trâm – Rạch Gòn – rạch Cầu Vừng.
+ Phía Tây giáp tỉnh Long An, ranh giới kênh thủy lợi.
+ Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương, ranh giới sông Sài Gòn.
+ Phía Tây Nam giáp: Huyện Bình Chánh, ranh giới kênh thủy lợi – đường ruộng.


BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN HÓC MÔN
Tổng diện tích tự nhiên:
Tổng diện tích 10.943,3691 ha, trong đó:
- Đất nông nghiệp
: 6.717,4858 ha chiếm 61,38%
- Đất phi nông nghiệp
: 4.186,1945 ha chiếm 38,25%
- Đất chưa sử dụng
: 39,6888 ha chiếm 0,37%
I.2.1.2. Địa hình
Trên địa bàn có 3 dạng địa hình chính :
- Vùng gò cao có cao trình từ 8 – 10 m (so với mặt nước biển), có diện tích 277 ha,
chiếm 1,53% diện tích tự nhiên, có đặc điểm là nền móng vững chắc, thoát nước tốt, thuận lợi
bố trí các cơ sở Công nghiệp, các trung tâm hạ tầng kỹ thuật, khu cây xanh tập trung.
- Vùng triền có cao trình từ 2 – 8 m (so với mặt nước biển), có diện tích 5.719 ha,

chiếm 53,38% diện tích tự nhiên, có nền móng tương đối vững chắc, khả năng thoát nước
trung bình, hiện đang là vùng chuyên trồng cây hàng năm, thuận lợi cho việc bố trí các cơ sở
Công nghiệp sạch vừa và nhỏ xen cài các khu dân cư.
- Vùng bưng trũng có cao trình dưới 2m (so với mặt nước biển), có diện tích là 4.923
ha, chiếm 45,09% diện tích tự nhiên. Đây là khu vực thoát nước kém và hiện nay phần lớn là
đất trồng lúa, màu, trồng cây hàng năm.
I.2.1.3. Khí hậu
Huyện Hóc Môn mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, trong năm chia
2 mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô; nhiệt độ cao và ổn định.
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa phân bố không đồng đều, lượng mưa
tăng dần từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam. Mưa tập trung từ tháng 8 và tháng 9. Nếu hệ
thống thời tiết không tốt dễ gây ngập úng cục bộ.
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa khô mực nước ngầm xuống thấp nên
dễ gây hiện tượng thiếu nước, nhất là sản xuất nông nghiệp khai thác nước giếng tưới bằng thủ
công.


Nhiệt độ bình quân là 27oC, độ ẩm không khí 75% - 95% vào mùa mưa và 65%-85%
vào mùa khô, lượng bốc hơi trung bình năm 1.100 mm - 1.300 mm.
Huyện Hóc Môn có 2 hướng gió chính:
- Gió hướng Tây hoặc Tây Nam: vận tốc trung bình 1,5 – 3m/s, thịnh hành vào tháng 6
đến tháng 9.
- Gió hướng Đông hoặc Đông Nam: vận tốc trung bình 1,5 – 2,5m/s, thịnh hành từ
tháng 2 đến tháng 5.
Ngoài ra còn có gió Bắc và Đông Bắc thổi về từ tháng 10 đến tháng 2.
Nhìn chung khí hậu trên địa bàn huyện tương đối ôn hòa, ít bị ảnh hưởng của gió bão,
không có gió Nam khô nóng, mùa Đông không lạnh và không có sương muối, ánh sáng dồi
dào trong năm, thuận lợi cho sản xuất Nông nghiệp.
I.2.1.4. Thủy văn
Huyện Hóc Môn có 6 sông rạch chính, tập trung nằm ở phía Bắc và phía Đông huyện.

Trong đó tuyến đường thủy quan trọng nhất là sông Sài Gòn chạy qua các xã phía Bắc của
huyện. Nối kết với sông Sài Gòn là hệ thống kênh rạch: Rạch Hóc Môn, Rạch Tra, Rạch Bà
Hồng, Kênh Thầy Cai, Kênh An Hạ. Nguồn nước ngầm có trữ lượng rất lớn nằm cách mặt đất
từ 250 – 300m giúp cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Trên hệ thống sông này cung cấp
nguồn nước cho nhà máy nước Tân Hiệp từ đó cung cấp cho Thành phố. Đây là một trong nét
đặc trưng quan trọng trong quá trình phát triển của huyện.
Ngoài các sông rạch chính huyện Hóc Môn còn có hệ thống kênh rạch nhỏ và thủy lợi
phục vụ công tác tưới tiêu trong nông nghiệp. Vào mùa khô từ tháng 3 đến tháng 6 nước sông
rạch ngọt dùng cho sinh hoạt được, ngược lại vào mùa mưa chịu ảnh hưởng rữa trôi phèn tại
chổ và phèn ngoại lai nên nước sông rạch có mức độ phèn cao không dùng cho sinh hoạt được
nhất là vùng Nhị Xuân - An Hạ.

Bảng 2: Hiện trạng hệ thống thủy văn chính trên địa bàn huyện.
STT

Tên gọi

Chiều dài (m)

Chiều rộng (m)

Độ sâu (m)

1

Sông Sài Gòn

5625

200


10

2

Rạch Hóc Môn

6000

35

2-3

3

Rạch Bà Hồng

3800

30

04

4

Rạch Tra

4200

90


05

5

Kênh Thầy Cai

7500

40

05

6

Kênh An Hạ

9150

90

05
(Nguồn: UBND huyện Hóc Môn)

I.2.2. Tài nguyên thiên nhiên
I.2.2.1.Tài nguyên đất
Nhóm đất xám: là một trong hai nhóm đất chủ yếu của huyện, có tổng diện tích là
5062,01 ha, chiếm 46,26% diện tích tự nhiên. Loại đất này dễ thoát nước, thuận lợi cho cơ giới
hoá.
Nhóm đất phù sa: có tổng diện tích là 5067,59 ha, chiếm 46,31% diện tích tự nhiên, bao

gồm đất phù sa và đất phèn. Trong đó loại đất phèn chiếm tỷ lệ khá cao.


Nhóm đất nâu vàng: có diện tích 615,72 ha, chiếm 5,63% diện tích tự nhiên, phân bố ở
các vùng gò, chủ yếu trồng cây lâu năm.
Nhóm đất sông suối: có diện tích là 198,16 ha, chiếm 1,18% diện tích tự nhiên, đây là
nhóm đất ít nhất trên địa bàn huyện.
I.2.2.2. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: huyện Hóc Môn với hệ thống sông ngòi dày đặc, nguồn nước dồi dào
nhưng thường xuyên bị nhiễm mặn, do đó việc sử dụng cho sinh hoạt và trồng trọt rất hạn chế.
Tuy nhiên huyện Hóc Môn có những ưu thế nhất định như sử dụng nguồn nước để nuôi
trồng thủy sản, hay phát triển các loại hình sinh thái du lịch dọc theo các nhánh sông.
Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm phân bố khá rộng, nước ngầm ngọt phân bố chủ
yếu ở các tầng có độ sâu 100 - 300 m, trong đó có nơi 20 - 50 m, trữ lượng khai thác ước tính
300 - 400 m3/ngày.
I.2.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
I.2.3.1. Lợi thế
Huyện Hóc Môn có vị trí thuận lợi về giao thông mang tính chất đầu mối, cửa ngõ của
Thành phố nối với các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Bộ và giao lưu quốc tế thông qua hệ
thống giao thông đường bộ, đường thủy quan trọng.
Huyện có vị trí kinh tế quan trọng trong định hướng phát triển của Thành phố với
hướng phát triển thành hành lang công nghiệp, địa bàn dân cư kết hợp với cảnh quan du lịch
sinh thái, văn hóa lịch sử.
Là cửa ngõ phía Bắc, gần sân bay Tân Sơn Nhất, Hóc Môn là địa bàn đáp ứng tuyến
phòng thủ của Thành phố trong nhiệm vụ phát triển kinh tế kết hợp với củng cố an ninh quốc
phòng.
Tài nguyên thiên nhiên khá phong phú, đất đai đa dạng, chất lượng cao, địa hình cao so
với một số vùng khác của Thành phố.
Hệ thống sông ngòi thuận lợi cho phát triển giao thông đường thủy giữa huyện Hóc
Môn với Thành phố và các tỉnh miền Đông, Tây Nam Bộ.

I.2.3.2. Hạn chế
Huyện Hóc Môn nghèo về tài nguyên khoáng sản.
Thời gian xâm nhập mặn trong năm cao, do đó việc phát triển ngành trồng trọt bị hạn
chế, đặc biệt là trồng lúa.
Phần địa hình thấp, thường bị úng nước vào mùa mưa gây ảnh hưởng không nhỏ đến
sinh hoạt, hoạt động sản xuất, kinh tế và xã hội của huyện.
Ô nhiễm môi trường có xu hướng gia tăng nhất là khu vực Công nghiệp và Giao thông.
I.2.4. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Hóc Môn
I.2.4.1. Thực trạng phát triển kinh tế
Bảng 3: Giá trị sản xuất kinh doanh
(Đơn vị tính: triệu đồng)
STT

Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

1

Công
nghiệp TTCN


1.522.874

1.990.505

2.619.443

3.449.945

3.958.469


2

Thương
mại - Dịch
vụ

650.141

776.910

952.691

1.153.077

1.379.209

3

Nông Lâm -Ngư

nghiệp

336.811

366.859

481.057

514.248

541.772

Tổng giá trị sản
xuất kinh doanh

2.509.826

3.134.274

4.053.191

5.117.270

5.879.450

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Hóc Môn)
Trong năm 2012, cùng với cả nước và Thành phố, huyện Hóc Môn tiếp tục đối mặt với
nhiều khó khăn và thách thức: như giá xăng dầu, kim loại quí, phân bón, thức ăn gia súc, chất
dẻo, giấy bông… tăng, thiên tai dịch bệnh liên tiếp xảy ra như dịch cúm gia cầm tái phát, dịch
lỡ mồm lông móng gia súc lan rộng đã tác động trực tiếp đến sản xuất kinh doanh và đời sống

của nhân dân. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy - UBND huyện, nền kinh tế - xã hội
huyện tiếp tục phát triển và đạt được một số kết quả khả quan. Cơ cấu kinh tế của Huyện xét
về tỷ trọng chuyển dịch theo hướng Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp, Thương mại - Dịch
vụ. Trong đó Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất 62,7%, Thương mại
– Dịch vụ chiếm 29,57%, Nông nghiệp chiếm 7,73%.
a. Ngành Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp:
Ngành Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp tiếp tục tăng, nhưng tốc độ tăng trưởng
không đều qua các năm cụ thể: Giá trị tổng sản lượng toàn ngành năm 2009 tăng (giá cố định)
tăng 28,01%, năm 2010 tăng 24,51%, năm 2011 tăng 13,45%, năm 2012 tăng 15,13% và dự
kiến năm 2013 tăng 25,73%, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2008 – 2012 là 21,22%/năm,
thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2008 – 2012 (25%/năm); thấp hơn tốc độ tăng giai đoạn
2003 – 2007 (32,97%/năm). Tuy nhiên, tỷ trọng ngành Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp
giai đoạn 2008 - 2012 đã tăng đáng kể (từ 63,51% năm 2008 tăng lên 70,48% năm 2012).
Điều này cho thấy ngành Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp Huyện đã có sự thay đổi đáng
kể về số lượng và chất lượng.
Bảng 4: Giá trị sản xuất Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp
(đơn vị tính: triệu đồng)
STT

Chỉ tiêu

Năm
2008

Năm
2009

Năm
2010


Năm
2011

Năm 2012

1

Công ty cổ
phần có vốn
ngoài Nhà nước

152.640

171.307

183.870

217.670

239.650

2

Hợp tác xã

2.432

2.614

518


416

666

3

Công ty TNHH

486.215

569.336

846.257

1.035.722

1.229.077

4

Doanh nghiệp
tư nhân

164.230

159.089

146.240


92.480

89.750

5

Sản xuất nhỏ
cá thể

83.578

97.686

101.862

104.488

111.097

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Hóc Môn)
b. Ngành thương mại – Dịch vụ:


Tổng mức hàng hóa bán ra và doanh thu dịch vụ (theo giá hiện hành): năm 2009 tăng
26,31%; năm 2010 tăng 23,19%; năm 2011 tăng 25,03%; năm 2012 tăng 17,45%; dự kiến kế
hoạch 2013 sẽ tăng 26,71%, bình quân 5 năm 2006 – 2010 tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt
23,69%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2008 – 2012 do kế hoạch 5 năm đề
ra (18%/năm) và cao hơn tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2003 – 2007 (22,79%/năm). Ngành
thương mại – Dịch vụ đang trên đà phát triển, thị trường phát triển ổn định, hàng hóa ngày
càng phong phú, đa dạng, cơ sở vật chất, hạ tầng ngành thương mại đã được quan tâm đầu tư

xây dựng, nâng cấp, sửa chữa.
Bảng 5: Giá trị ngành Thương mại – Dịch vụ
( đơn vị tính: triệu đồng)
STT

Chỉ tiêu

Năm
2008

Năm
2009

Năm
2010

Năm
2011

Năm
2012

1

Ăn uống

108.906

127.620


154.710

171.600

172.800

2

Dịch vụ

183.920

205.100

250.800

290.700

405.200

3

Bán buôn

96.610

129.574

161.285


198.912

243.288

4

Bán lẻ

257.515

313.691

383.618

489.848

554.740

5

XNK

3.190

925

2.278

2.017


3.213

650.141

776.910

952.691

Tổng giá trị ngành
thương mại – dịch vụ

1.153.077 1.379.241

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Hóc Môn)
c. Ngành nông nghiệp:
Mặc dù diện tích đất nông nghiệp giảm, nhưng nhờ chuyển đổi lúa kém hiệu quả sang
trồng cây và nuôi cây con khác có hiệu quả, kết hợp với áp dụng giống cây con mới, áp dụng
kỹ thuật tiên tiến nên sản xuất nông nghiệp tăng trưởng trở lại, cụ thể:
Bảng 6: Giá trị sản xuất nông nghiệp:
( đơn vị tính: triệu đồng)
STT

Chỉ tiêu

Năm
2008

Năm
2009


Năm
2010

Năm
2011

Năm
2012

1

Trồng trọt

87.298

85.446

86.561

88.406

82.853

2

Chăn nuôi

134.273

128.575


153.137

155.361

162.214

3

Thủy sản

996

1.234

1.252

1.113

1.118

Tổng giá trị sản
lượng NLNN

336.811

366.859

481.057


514.248

541.772

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Hóc Môn)
Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp qua các năm như sau: Giá trị tổng sản lượng
toàn ngành năm 2009 (giá cố định) giảm 3,29%; năm 2010 tăng 11,94%; năm 2011 tăng
1,63%; năm 2012 tăng 0,56% và dự kiến năm 2013 tăng 2,26%, tốc độ tăng trưởng bình quân
5 năm từ năm 2008 – 2012 tăng 2,5%/năm, cao hơn chỉ tiêu kế hoạch 2008 – 2012 đề ra (giảm
bình quân 0,75%/năm) và thấp hơn tốc độ tăng giai đoạn 2003 – 2007 (9,17%/năm). Cơ cấu
kinh tế nông nghiệp cũng chuyển dịch tích cực, theo hướng tăng tỷ trọng của ngành chăn nuôi,
cụ thể dự kiến năm 2013 tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 66,27%, ngành trồng trọt chiếm
33,3% và ngành thủy sản chiếm 0,43%. Trong 5 năm qua, cơ cấu ngành nông nghiệp đã có sự


chuyển dịch theo hướng sản xuất có hiệu quả hơn với sự phát triển của các ngành chăn nuôi,
trồng trọt.
d. Về kinh tế hợp tác:
Từ năm 2008 đến nay, toàn Huyện có 16 HTX đang hoạt động ở 04 lĩnh vực sản xuất
kinh doanh; trong đó có 08 HTX thương mại – dịch vụ; 03 HTX giao thông vận tải; 01 HTX
Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp; 04 HTX dịch vụ nông nghiệp. Tỷ trọng doanh thu đóng
góp so với các thành phần kinh tế không cao, ước tính năm 2013 doanh thu kinh tế tập thể đạt
231 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm (2006 – 2010) ước đạt 11,59%/năm.
e. Giao thông vận tải:
Phát triển mạnh vận tải công cộng hành khách nhằm chống ùn tắc giao thông do
phương tiện giao thông cá nhân gây ra vừa đảm bảo an toàn và hiệu quả kinh tế cao hơn so với
dùng phương tiện cá nhân.
Vận tải hành khách công cộng năm 2008 là 20 triệu lượt khách và năm 2013 ước tính là
35 triệu lượt khách.
f. Ngân hàng:

Năm 2008 – 2012 các ngành CN – TTCN, Thương mại – Dịch vụ của Huyện phát triển
mạnh. Một số cụm công nghiệp và trung tâm thương mại hình thành, vì vậy, ngoài cho vay để
phát triển nông nghiệp, Thương mại – Dịch vụ, trong đó chú trọng là đối tượng doanh nghiệp
vừa và nhỏ, các hộ gia đình sản xuất kinh doanh.
Năm 2008 huy động vốn tăng 30% so với năm 2007. Năm 2009 tăng 20% so với năm
trước. Trong đó vốn huy động trong dân cư chiếm 60%.
Nợ quá hạn: Dưới 1% so với tổng dư nợ.
I.2.4.2. Đặc điểm văn hóa – xã hội:
a. Dân số:
Giai đoạn 2008 – 2012 chương trình dân số - KHHGD tiếp tục được thực hiện, nhân
dân có ý thức về KHHGD cao hơn trước; mặt khác đời sống của nhân dân ngày càng cao, sức
khoẻ của nhân dân được chăm sóc tốt hơn, vì vậy tỷ lệ sinh và tỷ lệ chết đều giảm. Mức độ
tăng dân số bình quân 1 năm trong năm 2008 – 2012 là 10%/năm.
Dân số cơ học tăng: Do phát triển một số Cụm công nghiệp – Dân cư và Thương mại –
Dịch vụ nên đã thu hút nhiều lao động và dân cư nơi khác về sinh sống và làm tại Huyện cao
hơn năm trước. Dân số cơ học tăng bình quân từ 3,5% đến 4%. Và dân số bình quân của
Huyện năm 2012 là 358.640 người, trong đó nữ chiếm 50,86% đân số, nam chiếm 49,14%.
Mật độ dân số của huyện là 3.285 người/ km2.
Dân số phát triển chủ yếu ở các khu trung tâm thị tứ như:
- Thị trấn Hóc Môn.
- Khu vực Trung Chánh.
- Khu vực Bà Điểm, ngã tư An Sương – ngã tư Trung Chánh.
b. Giải quyết việc làm:
Giai đoạn 2008 -2012 đã giải quyết việc làm cho 19.422 lao động. Trung tâm dạy nghề
và các cơ sở dạy nghề ngoài công lập đào tạo nghề đạt 8.922 lượt.
Hỗ trợ hộ nghèo sinh sống bằng xe 3 – 4 bánh từ chế chuyển đổi nghề, Quỹ vì người
nghèo Huyện hỗ trợ 1 tỷ đồng từ năm 2008 (vay không lãi), đến nay đã thực hiện 26 hộ vay
không lãi chuyển đổi ngành nghề với kinh phí 780 triệu đồng; ngân sách Huyện chi số tiền là
1.022 tỷ đồng để hỗ trợ ban đầu cho hộ nghèo đang mưu sinh bằng xe 3 – 4 bánh.
c. Mức sống của người dân:



Đời sống của người dân trong Huyện từng bước cải thiện, không còn nhà tranh, tre,
nứa, lá, trên địa bàn Huyện. Công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm lo gia đình chính sách, người có
công, bà mẹ Việt Nam anh hùng…được quan tâm, mức sống diện chính sách ngày càng cao.
Đến năm 2013 ước tính thu nhập bình quân 1 người/ năm là 20.356.000 đồng/người/năm.
d. Y tế:
Bệnh viện Hóc Môn được công nhận bệnh viện đa khoa khu vực. Chất lượng khám
chữa bệnh ngày càng được nâng cao, thực hiện được một số kỹ thuật khó, phức tạp trong phẫu
thuật, điều trị mà trước đây phải chuyển về bệnh viện chuyên khoa Thành phố. Trang thiết bị
được đầu tư tốt hơn trước. Đảm bảo công tác sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn; tạo cơ hội
để người dân được cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch
vụ y tế có chất lượng.
Toàn Huyện có 12 trạm y tế, trong đó số trạm y tế đạt chuẩn quốc gia là 10 trạm, số
gường bệnh có trên địa bàn là 532 giường, số bác sĩ trên toàn Huyện là 350 bác sĩ, trung bình
1228 người dân có 1 Bác sĩ.
Tất cả các xã, thị trấn đều có Bác sỹ phục vụ khám và điều trị tại trạm xá. Huyện đã
thường xuyên tăng cường các hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân, chú trọng đúng mức
đến công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, khống chế được dịch cúm gia cầm lây sang người,
phòng chống sốt xuất huyết và đặc biệt không để xảy ra tình trạng ngộ độc tập thể.
Trong năm 2012 ngành y tế tiếp tục thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe của người
dân.
- Tổng số lượt người khám bệnh và điều trị là 4.883.929 lượt người.
- Số lượt bệnh nhân điều trị nội trú là 162.497 lượt bệnh nhân.
- Số lượt bệnh nhân điều trị ngoại trú là 52.979 lượt bệnh nhân.
- Tiêm chủng 7 loại vắt xin.
e. Giáo dục đào tạo:
Trong những năm qua ngành Giáo dục và Đào tạo được nâng cao, hoàn thành phổ cập
giáo dục bậc trung học, tỷ lệ lưu ban bỏ học giảm. Trường lớp được xây dựng mới và nâng cấp
sửa chữa, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy đầy đủ và hiện đại. Thực hiện giáo dục

toàn diện, đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, chú trọng giáo dục đào đức lối sống, giáo
dục pháp luật, giáo dục hướng nghiệp, rèn luyện thể chất. Củng cố các bậc học, nâng cao hiệu
quả và hiệu lực trong công tác quản lý các bậc học.
Năm 2012 toàn Huyện có: 5 trường Trung học phổ thông (THPT), 13 trường Trung học
cơ sở (THCS), 24 trường Tiểu học (TH), 15 Nhà trẻ - Mẫu giáo, 1 Trung tâm bồi dưỡng giáo
dục.
Nhìn chung mạng lưới trường Trung học phổ thông phát triển khá đều trên địa bàn
huyện, các xã đều có Mẫu giáo - Nhà trẻ hoặc trường Mầm non.
Huyện hiện có 4 trường đạt chuẩn quốc gia, ngoài ra còn có trường TH Nguyễn An
Ninh, THCS Nguyễn An Khương và trường THPT Nguyễn Hữu Cầu được sở giáo dục công
nhận trường chất lượng cao.
Nhìn chung chất lượng giáo dục của huyện khá cao, hệ thống cơ sở vật chất đã dần đáp
ứng nhu cầu học tập của nhân dân trong vùng, số trường lớp, giáo viên học sinh năm sau cao
hơn năm trước. Tuy vậy trong những năm tới cần nâng cao chất lượng dạy học, tăng cường cơ
sở vật chất, tăng đào tạo nghề và trình độ cao.
f. Văn hóa, thể dục thể thao:
Huyện hiện có 1 Trung tâm văn hóa tại thị trấn Hóc Môn hoạt động thường xuyên với 2
loại hình văn hóa nghệ thuật và thể dục thể thao. Một thư viện cấp huyện tại thị trấn Hóc Môn.


×