Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

TÌM HIỂU NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH MỘT SỐ TRƯỜNG PTTH QUẬN THỦ ĐỨC – TP. HỒ CHÍ MINH VỀ ỨNG DỤNG KIẾN THỨC CÔNG NGHỆ 10 VÀO THỰC TIỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (773.17 KB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MƠN SƯ PHẠM KỸ THUẬT NƠNG NGHIỆP

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH MỘT SỐ TRƯỜNG
PTTH QUẬN THỦ ĐỨC – TP. HỒ CHÍ MINH VỀ ỨNG DỤNG
KIẾN THỨC CƠNG NGHỆ 10 VÀO THỰC TIỄN

GVHD: Th.S GVC. LƯU THỦ NGHỊ
SVTH: PHẠM THỊ HIỀN
Khóa: 2003 – 2007
MSSV: 03132010

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 5/2007

i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MƠN SƯ PHẠM KỸ THUẬT NƠNG NGHIỆP

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH MỘT SỐ
TRƯỜNG PTTH QUẬN THỦ ĐỨC – TP. HỒ CHÍ MINH
VỀ ỨNG DỤNG KIẾN THỨC CƠNG NGHỆ 10
VÀO THỰC TIỄN

PHẠM THỊ HIỀN


Luận văn được đệ trình để hồn thành yêu cầu cấp bằng
Cử nhân Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp

Giảng viên hướng dẫn:
Th.S GVC. LƯU THỦ NGHỊ

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 5/2007

ii


LỜI CẢM TẠ
Con xin thành kính ghi ơn!
-Bố mẹ, người đã có cơng sinh thành ni dưỡng và dạy dỗ chúng con nên người.
Xin chân thành cảm ơn!
-Ban Giám Hiệu trường đại học Nơng Lâm thành phố Hồ Chí Minh
-Q thầy cô Bộ Môn Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp, cùng tất cả các thầy cô
trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm
q báu cho tơi trong q trình học tập tại trường.
-Thạc sĩ. Lưu Thủ Nghị đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn cho tơi trong suốt q
trình học tập và hồn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
-Ban Giám Hiệu, quý thầy cô cùng các em học sinh trường PTTH Thủ Đức, trường
PTTH Nguyễn Hữu Huân, trường PTTH Tam Phú quận Thủ Đức - TP HCM đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tơi trong q trình tiến hành khóa luận ở các trường.
-Tập thể lớp Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp 29 đã động viên, chia sẽ và giúp đỡ
tơi trong suốt thời gian học tập và hồn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.

Tp HCM, ngày … tháng … năm 2007

Phạm Thị Hiền


iii


TĨM TẮT
Mơn Cơng nghệ 10 cung cấp cho học sinh PTTH nhiều kiến thức thực tế trong đời
sống sản xuất, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Để biết được suy nghĩ và nhận định của
học sinh đối với các ứng dụng của môn Công nghệ 10, người nghiên cứu tiến hành đề tài:
“Tìm hiểu nhận thức của học sinh một số trường PTTH quận Thủ Đức-TP Hồ Chí Minh về
ứng dụng kiến thức Công nghệ 10 vào thực tiễn” do Th.S. GVC. Lưu Thủ Nghị hướng dẫn.
Đề tài được tiến hành trong thời gian từ tháng 01/2007 đến tháng 05/2007, với các
phương pháp: phương pháp điều tra phỏng vấn (phỏng vấn 8 giáo viên và 2 thầy Hiệu phó
trong Ban giám hiệu các trường, khảo sát 525 học sinh trong đó 248 học sinh nam và 277
học sinh nữ), phương pháp thống kê - xử lý số liệu.
Qua thời gian thực hiện đề tài, người nghiên cứu đã thu được một số kết quả như
sau:
+ Về nhận thức của học sinh: 94,28% học sinh đã có nhận thức tích cực đối với ứng
dụng của môn Công nghệ 10.
+ Về thái độ của học sinh: 62,47% học sinh đã có thái độ thích thú đối với mơn Cơng
nghệ 10.
+ Về hoạt động học của học sinh đối với môn Công nghệ 10 cịn mang tính thụ động
(58,06% học bài trong vở; 5,52% học sinh chủ động tìm kiếm các thơng tin liên quan).
+ Về hoạt động dạy đối với môn Cơng nghệ 10: hầu hết giáo viên cịn giảng dạy theo
lối cũ (52,76% giáo viên sử dụng phương pháp thầy đọc, trò chép).
+ Về các ứng dụng thực tiễn của môn Công nghệ 10: đa số học sinh đều đồng ý mơn
Cơng nghệ 10 có nhiều ứng dụng trong thực tiễn sản xuất (79,42%).
Qua kết quả cho thấy học sinh đã có nhận thức tích cực đối với các ứng dụng của
môn Công nghệ 10. Nhưng hoạt động học của các em cịn mang tính thụ động. Điều này do
một số giáo viên giảng dạy chưa tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học, các
phương tiện và thiết bị dạy học chưa đầy đủ.

Với kết quả thu được trong quá trình tiến hành đề tài, người nghiên cứu đưa ra một
số giải pháp cụ thể như sau: nội dung môn học phải sát với thực tế, giáo viên phải tích cực
trong việc đổi mới phương pháp dạy học, cần trang bị đầy đủ các thiết bị và đồ dùng dạy
học đối với môn Công nghệ 10. Tạo điều kiện tốt cho học sinh học tập môn này.

iv


ABSTRACT
Agricultural Technology subject supply for high – schools pupil many real – knowledges in the
life. In order to know the opinion and pupil’s commends about the applied of the Agricultural
Technology subject, researcher has carried out the theme: “Studying about the awareness of pupils
at some high – schools in Thu Duc district, Ho Chi Minh city about Agricultural Technology’s real
– knowledges application in ” with the advisor : lecturer MSc. Luu Thu Nghi.
This theme has carried out

from Jan – 07 to May – 07 by some methods, such as:

investigateing and interviewing (with 8 teachers and 2 Sub - principal in the teaching staff of those
schools; survey 525 pupils, among them have 248 schoolboys and 277 schoolgirls). After that,
method and data processing were created.
Through carrying out this theme, reseacher has got some results as the following:
™ About the pupil’s awareness: 94,28% pupils have positive awareness with the applied of
this subject.
™ About the pupil’s attitude: 62,47% pupils have enjoyed with this subject .
™ About the pupil’s activitity with this subject : pupils still have a passive – learned: (58,06%
pupils learn their lessons in notebook, only 5,52% pupils were zealuos seeking information
themselves).
™ About the teaching method for this subject: almost teachers still taught with the lecturing
method ( 52,76% teachers used method: reading and writing).

™ About the realistic application of this subject: most of pupil agreed that this subject have
many applies in manufacture reality (79,42%).
Through the result pupils have got positive awareness about many application Agricultural
Technology subject. But they still were passive learners. Because of teachers don’t try to find new
teaching – method, as also as and equipment in teaching – aids are not enough.
With the results have got during studying, researcher has provided some concrete solutions as
the following: content of subject must to close with the reality, teachers must to innovate method
need – teaching, need to provide the teaching - aids the medium and equipment for this subject.
Improve good conditions for pupils practice this subject.

v


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Lời cảm tạ ................................................................................................................iii
Tóm tắt.....................................................................................................................iv
Mục lục ....................................................................................................................vi
Danh sách các bảng ..................................................................................................x
Danh sách các biểu đồ .............................................................................................xi
Danh sách các hình .................................................................................................xii
Danh sách các chữ viết tắt .....................................................................................xiii
Chương 1: GIỚI THIỆU........................................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
1.2. Mục đích và đối tượng nghiên cứu ...................................................................2
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................................2
1.4. Giới hạn của vấn đề nghiên cứu ........................................................................3

1.5. Xác định từ ngữ .................................................................................................3
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................4
2.1. Nhận thức là gì?.................................................................................................4
2.1.1. Khái niệm chung .........................................................................................4
2.1.2. Các giai đoạn của nhận thức ......................................................................5
2.1.2.1. Nhận thức cảm tính ..............................................................................5
2.1.2.2. Nhận thức lý tính .................................................................................7
2.1.3. Các mức độ của nhận thức..........................................................................9
2.1.4. Q trình nhận thức của học sinh .............................................................10
2.1.4.1. Con đường nhận thức .........................................................................10
2.1.4.2. Mối quan hệ giữa quá trình dạy học và
quá trình nhận thức của học sinh........................................................12
2.2. Thái độ .............................................................................................................14

vi


2.3. Ý thức ..............................................................................................................15
2.4. Động cơ học tập của học sinh..........................................................................15
2.5. Hứng thú học tập..............................................................................................16
2.6. Đặc điểm hoạt động học tập nhận thức của học sinh PTTH ...........................17
2.6.1. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh ...........................................................17
2.6.2. Đặc điểm hoạt động học tập của học sinh PTTH .....................................18
2.6.3. Đặc điểm về nhận thức trí tuệ ...................................................................20
2.6.3.1. Cảm giác, tri giác ...............................................................................20
2.6.3.2. Ghi nhớ...............................................................................................20
2.6.3.3. Chú ý ..................................................................................................20
2.6.3.4. Sự phát triển của tư duy .....................................................................21
2.7. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình nhận thức của học sinh ...........................22
2.7.1. Vai trị của người giáo viên đối với nhận thức của học sinh PTTH .........22

2.7.2. Sự tác động của nội dung dạy học, phương pháp dạy học và
phương pháp học đến nhận thức học sinh.................................................23
2.7.2.1. Nội dung dạy học ...............................................................................23
2.7.2.2. Phương pháp dạy học .........................................................................24
2.7.2.3. Phương pháp học của học sinh...........................................................26
2.7.4. Vai trò của phương tiện dạy học đối với hoạt động
nhận thức của học sinh............................................................................27
2.8. Đặc điểm chương trình Cơng nghệ 10.............................................................28
2.8.1. Nội dung chương trình Cơng nghệ 10 ......................................................28
2.8.2. Vai trị của môn Công nghệ 10 đối với học sinh PTTH ...........................29
2.9. Các ứng dụng thực tiễn của môn Công nghệ 10..............................................30
2.9.1. Ứng dụng của phần quản trị kinh doanh...................................................30
2.9.2. Ứng dụng của phần nông, lâm, ngư nghiệp ..............................................31
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................34
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................34
3.1.1. Thời gian nghiên cứu ................................................................................34

vii


3.1.2. Địa điểm nghiên cứu .................................................................................34
3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................34
3.3. Phương pháp tiến hành ...................................................................................34
3.3.1. Các bước chuẩn bị .................................................................................34
3.3.2. Tiến hành khảo sát.................................................................................35
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................36
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...........................................................37
4.1. Kết quả nghiên cứu ..........................................................................................37
4.1.1. Nhận thức của học sinh về ứng dụng kiến thức
Công nghệ 10 vào thực tiễn ..........................................................................37

4.1.1.1. Kết quả khảo sát về nhận thức của học sinh...................................37
4.1.1.2. So sánh nhận thức của học sinh giữa HS nam và HS nữ...............41
4.1.1.3. So sánh nhận thức của học sinh giữa các trường PTTH.................42
4.1.1.4. Nhận xét chung về nhận thức của học sinh ...................................43
4.1.2. Thái độ của học sinh đối với môn Công nghệ 10..................................44
4.1.2.1. Kết quả khảo sát về thái độ của học sinh đối với
môn Công nghệ 10..........................................................................44
4.1.2.2. So sánh thái độ của học sinh giữa HS nam và HS nữ ....................47
4.1.2.3. So sánh thái độ của học sinh giữa các trường PTTH .....................48
4.1.2.4. Nhận xét chung về thái độ của học sinh .........................................49
4.1.3. Hoạt động học của học sinh đối với môn Công nghệ 10 ......................49
4.1.3.1. Kết quả khảo sát về hoạt động học của học sinh............................49
4.1.3.2. So sánh hoạt động học của học sinh giữa HS nam và HS nữ.........53
4.1.3.3. So sánh hoạt động học của học sinh giữa các trường PTTH..........54
4.1.3.4. Nhận xét chung về hoạt động học của học sinh .............................55
4.1.4. Hoạt động dạy môn Công nghệ 10........................................................56
4.1.4.1. Kết quả khảo sát về hoạt động dạy môn Công nghệ 10 .................56
4.1.4.2. So sánh hoạt động dạy môn Công nghệ 10
giữa các trường PTTH ....................................................................59

viii


4.1.5. Các ứng dụng thực tiễn của môn Công nghệ 10 ...................................61
4.1.5.1. Ý kiến của học sinh về ứng dụng của môn Công nghệ 10 .............61
4.1.5.2. Ý kiến của học sinh về ứng dụng
Công nghệ 10 giữa các trường........................................................64
4.2. Những biện pháp nhằm nâng cao khả năng nhận thức của học sinh
khi học Công nghệ 10 ......................................................................................65
4.2.1. Ý kiến của học sinh ...............................................................................65

4.2.2. Ý kiến của giáo viên..............................................................................68
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...............................................................70
5.1. Kết luận............................................................................................................70
5.2. Đề nghị.............................................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................75
PHỤ LỤC ..............................................................................................................78

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Danh mục bảng

Trang

Bảng 4.1: Kết quả nhận thức của học sinh .................................................................. 38
Bảng 4.2: Kết quả so sánh nhận thức của học sinh giữa HS nam và HS nữ............................41

Bảng 4.3: Kết quả so sánh nhận thức của học sinh giữa các trường ........................... 42
Bảng 4.4: Kết quả khảo sát về thái độ của học sinh đối với môn Công nghệ 10 ........ 45
Bảng 4.5: Kết quả so sánh thái độ của học sinh giữa HS nam và HS nữ .................... 47
Bảng 4.6: Kết quả so sánh thái độ của học sinh giữa các trường ................................ 48
Bảng 4.7: Kết quả về hoạt động học của học sinh....................................................... 50
Bảng 4.8: Kết quả so sánh hoạt động học của học sinh giữa HS nam và HS nữ.....................53

Bảng 4.9: Kết quả so sánh hoạt động học của học sinh giữa các trường .................... 54
Bảng 4.10: Kết quả khảo sát về hoạt động dạy môn Công nghệ 10............................ 57
Bảng 4.11: Kết quả so sánh hoạt động dạy môn Công nghệ 10 giữa các trường........ 60
Bảng 4.12: Ý kiến của học sinh về ứng dụng của môn Công nghệ 10........................ 62
Bảng 4.13: Ý kiến của học sinh về ứng dụng Công nghệ 10 giữa các trường ............ 64

Bảng 4.14: Ý kiến của học sinh ................................................................................... 66

x


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Danh mục biểu đồ

Trang

Biểu đồ 4.1: Nhận thức của học sinh về ứng dụng kiến thức Công nghệ 10 .............. 39
Biểu đồ 4.2: Thái độ của học sinh đối với môn Công nghệ 10 ................................... 46
Biểu đồ 4.3: Hoạt động học của học sinh đối với môn Công nghệ 10 ........................ 51
Biểu đồ 4.4: Hoạt động dạy môn Công nghệ 10 ở trường PTTH................................ 58
Biểu đồ 4.5: Ý kiến của học sinh về ứng dụng Công nghệ 10 .................................... 63
Biểu đồ 4.6: Ý kiến của học sinh nhằm nâng cao khả năng nhận thức
khi học Công nghệ 10 ............................................................................. 67

xi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Danh mục hình

Trang

Hình 2.1: GV làm thí nghiệm trong tiết giảng ............................................................ 26
Hình 2.2: GV giảng bài bằng thí nghiệm................................................................................ 26

xii



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PTTH

:

Trường phổ thông trung học

TPHCM

:

Thành phố Hồ Chí Minh

TB

:

Trung bình

GV

:

Giáo viên

HS

:


Học sinh

Bộ GD-ĐT :

Bộ Giáo dục và Đào tạo

G.S TSKH :

Giáo sư Tiến sĩ khoa học

xiii


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài
Nền giáo dục nước ta hiện nay đã có những thay đổi rõ rệt theo chiều hướng tích
cực. Tuy nhiên, khi đất nước bước vào thời kỳ hội nhập thì cần đầu tư cho giáo dục
hơn nữa, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Phát triển giáo dục là quốc sách
hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài (Luật giáo dục,
2005).
Vì thế, ngành giáo dục cần có những bước đột phá, phát triển đặc biệt là ở nội
dung dạy học và phương pháp dạy học. Để đạt hiệu quả cao trong công tác đổi mới
giáo dục, thì nhận thức và thái độ cũng như sự quan tâm của người học đối với mơn
học đóng vai trị rất quan trọng.
Q trình vận dụng kiến thức từ lý thuyết vào thực tiễn của học sinh sẽ phản ánh
được nội dung và phương pháp dạy học có phù hợp và đạt hiệu quả hay khơng? Vì vậy
trong quá trình dạy học phải làm sao để phát huy khả năng nhận thức và sự tư duy sáng
tạo của học sinh, tạo cho học sinh có tính năng động và tự giác, để các em biết vận

dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống.
Trong khi đó môn học Công nghệ 10 là một môn khoa học công nghệ, truyền
đạt cho con người những kiến thức kỹ thuật cơ bản về Nông – Lâm – Ngư nghiệp mà
người học có thể vận dụng vào thực tiễn. Mơn học cũng giúp ích rất nhiều cho học sinh
sau khi ra trường nếu khơng học tiếp cũng có đủ điều kiện để ứng dụng vào phát triển
kinh tế nông nghiệp hộ gia đình.
Nhưng thực tế hiện nay cho thấy ở một số trường PTTH còn tồn tại những học
sinh chưa nhận thức tích cực đối với vai trị và ứng dụng của mơn học này, chưa có
thái độ thích thú đối với các mơn học nói chung và mơn Cơng nghệ 10 nói riêng. Điều
này đã gây cản trở khơng nhỏ cho quá trình dạy học trên lớp của giáo viên.

1


Vì vậy, một yêu cầu đặt ra hiện nay đối với các giáo viên Công nghệ 10 phải
hiểu được nhận thức, thái độ và sự quan tâm của học sinh đối với môn học.
Xuất phát từ yêu cầu trên cùng với sự giúp đỡ của Bộ môn Sư Phạm Kỹ Thuật
Nông Nghiệp, giáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ Lưu Thủ Nghị, người nghiên cứu tiến
hành đề tài: “Tìm hiểu nhận thức của học sinh một số trường PTTH Quận Thủ
Đức - TP. Hồ Chí Minh về ứng dụng kiến thức Cơng nghệ 10 vào thực tiễn”.
1.2. Mục đích và đối tượng nghiên cứu
™ Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu nhận thức của học sinh sau khi học môn Công nghệ 10 ở một số
trường PTTH quận Thủ Đức – TP.HCM về ứng dụng kiến thức Công nghệ 10 vào thực
tiễn. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn
Công nghệ 10, phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh PTTH
đối với môn Công nghệ 10.
™ Đối tượng nghiên cứu
Nhận thức của học sinh PTTH đối với ứng dụng kiến thức Công nghệ 10 vào
thực tiễn.

™ Khách thể nghiên cứu
+ Ban Giám Hiệu một số trường PTTH quận Thủ Đức – TP.HCM.
+ Giáo viên giảng dạy môn Công nghệ 10 ở một số trường PTTH quận Thủ Đức
– TP.HCM.
+ Học sinh ở một số trường PTTH quận Thủ Đức – TP.HCM.
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận về nhận thức.
+ Khảo sát thực tế về nhận thức của học sinh đối môn Công nghệ 10 ở một số
trường PTTH Thủ Đức – TP. HCM.
+ Tham khảo những nhận xét của giáo viên giảng dạy môn Công nghệ 10 đối
với học sinh học môn này để từ đó đưa ra những nhận xét khách quan hơn.

2


+ Từ kết quả nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị, biện pháp nhằm tạo cho học
sinh có tính năng động, tự giác, phát huy tính sáng tạo và khả năng nhận thức trong
việc học Công nghệ 10.
1.4. Giới hạn của vấn đề nghiên cứu
Do thời gian có hạn nên người nghiên cứu chỉ tìm hiểu nhận thức của học sinh ở
một số trường PTTH quận Thủ Đức – TP.HCM. Đề tài được tiến hành khảo sát với
525 học sinh trên 12 lớp 10 ở 3 trường PTTH.
1.5. Xác định từ ngữ
Nhận thức là quá trình phản ánh và tái tạo lại hiện thực ở trong tư duy của con
người, được quyết định bởi những quy luật phát triển xã hội và gắn liền không tách rời
với thực tiễn. (Cung Kim Tiến, 2001)
Thực tiễn là hoạt động vật chất, tinh thần của con người nhằm tác động và cải
tạo thực tế khách quan vì lợi ích của con người. Thực tiễn đồng thời là cơ sở của nhận
thức và là tiêu chí khách quan của tính chân lý. (Bùi Hiển và ctv, 1993, tr 381)


3


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Nhận thức là gì?
2.1.1. Khái niệm chung
Nhận thức là quá trình và kết quả phản ánh, tái tạo thực tiễn vào trong tư duy
của con người. Điểm xuất phát đầu tiên của nhận thức là cảm giác rồi đến tri giác, biểu
tượng. (Bùi Hiển và ctv, 1993, tr 303)
Theo Nguyễn Như Ý (1998): Nhận thức là quá trình hoặc kết quả phản ánh và
tái hiện thực vào trong tư duy, là nhận ra và hiểu biết được hay nhận thức được vấn đề.
Nhận thức là quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái tạo hiện thực vào trong tư
duy, nhận biết và hiểu biết thế giới khách quan. Nhận thức còn là nhận biết và hiểu.
Việc nhận thức đúng đắn mọi vấn đề trong cuộc sống là việc rất cần thiết. Có nhận
thức đúng đắn mọi vấn đề thì chúng ta mới tránh được những thiếu sót khơng đáng có.
(Vũ Ngọc Khánh, 2000)
Nhận thức là quá trình phản ánh và tái tạo lại hiện thực trong tư duy của con
người, được quy định bởi những quy luật phát triển xã hội và gắn liền khơng thể tách
rời với thực tiễn. (Cung Kim Tiến, 2001)
Tóm lại nhận thức là một q trình phức tạp, nó được bắt đầu từ việc xem xét
hiện tượng một cách trực tiếp, tích cực sáng tạo và dựa trên cơ sở thực tiễn. Hoạt động
nhận thức là hoạt động của chủ thể nhằm khám phá thế giới xung quanh, dĩ nhiên kết
quả của hoạt động này là nhằm tìm ra chân lý hay sự thực về những thuộc tính và quy
luật khách quan của một sự vật cụ thể.
Mục đích của nhận thức là để con người hiểu rõ về thế giới khách quan, hiện
thực khách quan. Trong quá trình nhận thức con người thu nhận được những kiến thức,
những khái niệm về những hiện tượng thực tế thể hiện rõ ở thế giới xung quanh. Con

4



người sẽ sử dụng những kiến thức đó vào trong hoạt động thực tiễn nhằm cải tạo thế
giới tự nhiên bắt phục tùng theo nhu cầu của con người. Bản thân nhận thức là một yếu
tố cần thiết trong hoạt động thực tiễn của xã hội, bởi hoạt động đó được con người thực
hiện trên cơ sở nhận thức những đặc tính và chức năng của các sự vật và đối tượng.
Cội nguồn của nhận thức là tác động thực tiễn tích cực đến tự nhiên, là cải biên
thực tiễn vật chất, là việc sử dụng những đặc tính của các vật vào sản xuất. Thực tiễn là
nguồn gốc, là động lực của nhận thức đồng thời là môi trường ứng dụng của nhận thức.
Thực tiễn có ý nghĩa là mục đích của nhận thức, nhận thức để làm thay đổi theo hướng
phục vụ con người. Thực tiễn được coi là tiêu chí, là thước đo tính chính xác của
những kết quả do nhận thức mang lại. (Cung Kim Tiến, 2001)
Từ những đặc tính chức năng của các vật, ý nghĩa của chúng đối với thực tiễn
đã ghi lại trong hoạt động ngơn ngữ tín hiệu của con người, trở thành nghĩa của các từ
và từ những từ này mà tư duy của con người tạo ra những khái niệm nhất định về các
vật, về những đặc tính và biểu hiện của chúng. Điều đó đã bước đầu hình thành tư duy
sáng tạo của con người.
2.1.2. Các giai đoạn của nhận thức
Bản chất của nhận thức là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của
sự nhận thức thực tại khách quan đi “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và
từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”. (Đào Duy Thanh, 2002)
Theo quan điểm này thì nhận thức là một quá trình biện chứng, diễn ra qua hai
giai đoạn là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Hai giai đoạn nhận thức này có
quan hệ chặt chẽ với nhau và bổ sung cho nhau, chi phối lẫn nhau trong cùng một hoạt
động nhận thức của con người.
2.1.2.1. Nhận thức cảm tính
Nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu trong tồn bộ hoạt động nhận thức của con
người. Đặc điểm chủ yếu của nhận thức cảm tính là chỉ phản ánh những thuộc tính bên

5



ngoài, cụ thể của sự vật và hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của
con người.
Nhận thức cảm tính bao gồm hai mức độ: Cảm giác và tri giác.
™ Cảm giác
Cảm giác là phản ánh các sự vật khách quan bên ngồi vào bộ óc của con người
thơng qua các giác quan như: thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác, vị giác. Theo
định nghĩa của V.I.Lenin thì cảm giác là “ hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”,
là “kết quả tác động của vật chất lên các giác quan của chúng ta”. Đó là nguồn gốc hiểu
biết của con người về thế giới khách quan và về bản thân mình. Là cơ sở cho sự hình
thành: biểu tượng, tri giác, khái niệm, phán đốn, suy lí. (Bùi Hiển và ctv, 1993)
Cảm giác là hình thức đầu tiên và đơn giản nhất của nhận thức cảm tính, phản
ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật, hiện tượng. (Đào Duy Thanh, 2002)
Bất kỳ một đối tượng nào tồn tại trong thế giới đều có độ lớn, màu sắc, mùi vị,
âm thanh. Đó là những thuộc tính bên ngồi đối tượng. Những thuộc tính này sẽ tác
động vào các giác quan con người và cho con người có những cảm giác cụ thể.
Cảm giác là cái có sau với hiện thực vật chất, quá trình nhận thức của thế giới
khách quan bắt đầu từ cảm giác. Cảm giác là con kênh duy nhất mà thơng qua nó con
người trực tiếp gắn liền với thế giới khách quan. (Cung Kim Tiến, 2001)
Cảm giác là một liên hệ trực tiếp của ý thức với thế giới bên ngồi, là sự biến
thể, chuyển hóa các yếu tố tác động bên ngoài thành yếu tố của ý thức, là hình ảnh chủ
quan của thế giới khách quan.
™ Tri giác
Tri giác là hình thức luận cao hơn cảm giác, phản ánh sự vật đầy đủ với biểu
hiện bên ngoài. (Nguyễn Như Ý, 1998, tr 1704)
Tri giác phản ánh hình ảnh của sự vật và hiện tượng thực tế khách quan một
cách trọn vẹn các thuộc tính, các bộ phận trực tiếp tác động vào các giác quan. (Bùi
Hiển và ctv, 1993, tr 422)


6


Tri giác nảy sinh trên cơ sở phối hợp, bổ sung lẫn nhau của nhiều cảm giác, đưa
lại cho chủ thể nhận thức sự hiểu biết tương đối đầy đủ hơn về đối tượng phản ánh. Để
có thể phát triển tất cả các loại tri giác làm cơ sở cho quá trình nhận thức của học sinh
cần tận dụng các phương tiện giáo dục trực quan, phát huy sự tham gia tích cực của tất
cả các giác quan cho các em nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy, ngửi thấy, nếm thấy. Tất cả
những điều cảm nhận được, quan sát được sẽ gắn bó hữu cơ tri giác với các hành động
và tư duy của học sinh. Đây chính là phương tiện quan trọng để phát triển hoạt động
nhận thức của học sinh trong quá trình học tập, lao động.
Tri giác là một q trình nhận thức, nó được hình thành trên cơ sở các cảm giác
nhưng không phải là các phép cộng đơn giản của các cảm giác, mà là một sự phản ánh
cao hơn so với cảm giác. Để có được tri giác nhanh thì con người cần có kinh nghiệm
và vốn hiểu biết.
2.1.2.2. Nhận thức lý tính
Nhiệm vụ của nhận thức là phải nắm bắt bản chất của đối tượng trong tính tất
yếu và tính quy luật của nó. Để làm được điều này thì nhận thức phải chuyển lên một
giai đoạn, trình độ cao hơn đó là nhận thức lý tính.
Nhận thức lý tính là sự phát triển tất yếu của quá trình nhận thức dựa trên cơ sở
nhận thức cảm tính. Nhận thức lý tính phản ánh những thuộc tính bên trong, những mối
liên hệ bản chất của sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan mà con người chưa
biết. Nhận thức lý tính bao gồm hai mức độ: Tư duy và tưởng tượng.
™ Tư duy
Tư duy là nhận thức bản chất và phát hiện ra tính quy luật của sự vật bằng
những hình thức như biểu tượng, khái niệm, phán đoán, suy lý. (Nguyễn Như Ý, 1998)
Tư duy là quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối
liên hệ và quan hệ có tính chất quy luật của sự vật hiện tượng khách quan. Tư duy là
một quá trình tâm lý tìm kiếm và phát hiện cái mới về chất một cách độc lập, nghĩa là
quá trình phản ánh gián tiếp và khái quát hiện thực trên cơ sở phân tích và tổng hợp


7


hiện thực đó. Q trình này nảy sinh trên cơ sở hoạt động thực tiễn từ sự nhận thức
cảm tính.
Tư duy con người khơng thể bao qt hết tồn bộ bản chất của đối tượng, không
theo sát một cách đầy đủ tồn bộ q trình phát triển của nó, mà chỉ phản ánh đối
tượng một cách cục bộ, đứt đoạn, chỉ tiếp cận được một số đặc điểm nào đó của nó. Tư
duy là một trong những tính chất của nhận thức, vì vậy nếu khơng hiểu được tính chất
này của nhận thức thì rất dễ rơi vào quan điểm siêu hình, xa rời với thực tiễn. Nhận
thức là quá trình tư duy con người đi từ cái riêng đến cái chung, từ hiện tượng đến bản
chất. Quá trình tư duy đó đã giúp con người rút ra được những đặc tính chung của một
lớp sự vật, qua đó đúc kết thành khái niệm, quy luật.
Tư duy của con người mang bản chất xã hội - lịch sử, có tính sáng tạo có khả
năng khái quát hóa và sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện. Thông qua các hoạt động
thực tiễn, thế giới tự nhiên tác động vào các giác quan tạo ra cảm giác, tri giác, biểu
tượng là cơ sở ban đầu của tư duy.
™ Tưởng tượng
Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong
kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những
biểu tượng đã có.
Như vậy tưởng tượng phản ánh cái mới, cái mới này có thể mới đối với cá nhân,
nhưng cũng có thể mới đối với cả xã hội.
Tưởng tượng phản ánh những cái mới trên cơ sở những biểu tượng đã có. Biểu
tượng là những hình ảnh về sự vật, hiện tượng nảy sinh trên vỏ não, khi mà sự vật, hiện
tượng khơng cịn trực tiếp tác động vào giác quan của ta nữa.
Nếu nhận thức cảm tính chỉ phản ánh những thuộc tính bên ngồi của sự vật
hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta thì q trình
nhận thức lý tính phản ánh được những thuộc tính bên trong, bản chất, quy luật của sự

vật, hiện tượng và phản ánh được cả những sự vật hiện tượng không trực tiếp tác động

8


vào các giác quan của ta. Nhận thức cảm tính cung cấp cho con người vốn hiểu biết
bên ngoài của sự vật, hiện tượng; cịn nhận thức lý tính thì cung cấp cho ta vốn hiểu
biết bên trong của sự vật hiện tượng. Từ đó có thể biến đổi được các sự vật hiện tượng
vì đã nắm được các thuộc tính, bản chất cũng như quy luật của nó.
2.1.3. Các mức độ của nhận thức
Theo B.S.Bloom thì nhận thức có các mức độ sau:

(Nguồn: />* Nhận biết (Knowledge): Là mức độ nhận thức thấp nhất, đơn giản nhất, chỉ
nắm được các dấu hiệu bên ngoài của khái niệm nhưng chưa có được khả năng vận
dụng để giải quyết những tình huống, những hiện tượng. Biểu hiện của nhận biết như
là: nhận ra vấn đề, nhớ lại các sự kiện như tên, ngày tháng, nhận biết được hình thức
bên ngồi của khái niệm.
* Thông hiểu (Understanding): Là khả năng hiểu được và nắm được một số
thuộc tính, bản chất, nắm được khái niệm của sự vật, hiện tượng nhưng chưa giải quyết
được vấn đề.
* Vận dụng (Application): Khi đã nắm vững và thơng hiểu sâu được các bản
chất, các thuộc tính trừu tượng bên trong của khái niệm và có thể dùng các khái niệm
này để giải quyết được những vấn đề, những tình huống phức tạp.
* Phân tích (Analysis): Khả năng phân chia một tổng thể thành các bộ phận cấu
thành, là khả năng làm rõ vấn đề như phân tích các yếu tố, phân tích các mối quan hệ.

9


* Tổng hợp (Synthesic): Là khả năng tập hợp nhiều bộ phận dường như khơng

có quan hệ với nhau trước đây thành một tổng thể mạch lạc, có hệ thống.
* Đánh giá (Evaluation): Là khả năng đưa ra những phán đoán, những lập luận
dựa trên vốn tri thức và kỹ năng của bản thân. Đây là mức độ cao nhất và phức tạp nhất
của nhận thức, có thể đánh giá thông qua dự án, kinh nghiệm thực tiễn hay qua một thí
nghiệm…
Như vậy q trình nhận thức của con người rất phong phú, đa dạng và phức tạp.
Quá trình nhận thức có thể diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau, song để đánh giá nhận
thức của con người về một vấn đề nào đó thì chúng ta có thể đánh giá theo các mức độ
nhận thức hay đánh giá một cách đơn giản theo hai hướng: nhận thức đúng đắn hay
nhận thức chưa đúng đắn (nhận thức sai lệch).
Trong đề tài này, nhận thức của học sinh PTTH về ứng dụng kiến thức Công
nghệ 10 vào thực tiễn được khảo sát chủ yếu ở các mức độ: mức độ nhận biết, mức độ
hiểu biết về kiến thức cụ thể trong nội dung Công nghệ 10 và mức độ biết vận dụng các
kiến thức đó vào trong thực tiễn cuộc sống.
Học tập là một hoạt động nhận thức của học sinh nhằm tiếp thu tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo, phát triển nhân cách. Kết quả học tập của học sinh phụ thuộc chủ yếu
vào ý thức, thái độ, động cơ học tập, phương pháp học tập, nội dung kiến thức học tập,
phương tiện học tập, phương pháp dạy của thầy …
2.1.4. Quá trình nhận thức của học sinh
2.1.4.1. Con đường nhận thức
Con đường nhận thức của con người là đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức
tạp. Đó chính là con đường đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư
duy trừu tượng đến thực tiễn.

10


Theo Lê Phước Lộc (2004), thì con đường nhận thức của con người được diễn
tả bằng một chu trình như sau:
Trực

quan

Tư duy
trừu tượng

Thực nghiệm
thể nghiệm

Trực
quan mới

Nếu nhìn theo khía cạnh tâm lý học thì con đường nhận thức trên chính là việc
nhận thức sự vật phải đi từ cụ thể đến trừu tượng. Nếu nhìn theo khía cạnh triết học thì
đó là từ thực tiễn tới tư duy lý luận. (Lê Phước Lộc, 2004)
Mức độ thấp ban đầu của con đường nhận thức là nhận thức cảm tính. Mức độ
cao là nhận thức lý tính. Dựa trên các dữ liệu cảm tính, con người thực hiện các thao
tác phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa để rút ra những tính
chất chủ yếu của đối tượng nhận thức và xây dựng thành những khái niệm. Sự nhận
thức khơng dừng lại phản ánh vào óc những thuộc tính của sự vật, hiện tượng khách
quan mà cịn hiện thực các phép suy luận để rút ra những kết luận mới, dự đoán những
hiện tượng mới trong thực tiễn. (Nguyễn Đức Thâm và Nguyễn Ngọc Hương, 1999)
Con đường nhận thức của học sinh cũng tuân theo quy luật nhận thức của con
người. Khi học sinh lần đầu tiếp xúc những khái niệm trừu tượng, nếu những khái niệm
đó khơng được diễn tả bằng trực quan sinh động thì học sinh sẽ khơng nắm rõ vấn đề.
Điều này đã nói lên vai trị vơ cùng quan trọng của những dụng cụ trực quan, các thí
nghiệm, các ví dụ lấy từ cuộc sống hàng ngày… trong quá trình nhận thức của học
sinh. Cho nên việc học của học sinh trong nhà trường là sự tiếp nối của các quá trình
nhận thức từ cái mới này đến cái mới khác.
Đối với các nhà khoa học thì con đường nhận thức là quá trình đi tìm và phát
hiện ra những cái mới cho nhân loại. Và xét về thời gian thì đó là một chặng đường dài

nhiều tháng, nhiều năm thậm chí cả cuộc đời của họ.

11


Đối với học sinh thì con đường nhận thức cũng tìm ra cái mới và phát hiện cái
mới nhưng là cái mới cho bản thân. Học sinh khám phá ra những tính chất, định luật
khơng phải để làm phong phú thêm cho kho tàng kiến thức của nhân loại mà là cho
chính bản thân mình. Vì vậy trong dạy học, người giáo viên cần đưa học sinh vào các
tình huống học tập như các nhà khoa học đã từng trải qua để tìm cái mới, tập dần cho
các em làm quen với các hoạt động học tập một cách tích cực, chủ động.
2.1.4.2. Mối quan hệ giữa quá trình dạy học và quá trình nhận thức của học sinh
Quá trình dạy học là sự biến đổi thống nhất các hoạt động chỉ đạo của thầy với
hoạt động lĩnh hội tự giác, tích cực, tự lực sáng tạo của trị nhằm đạt được mục đích
dạy học. (Lê Phước Lộc, 2004)
Học là quá trình nhận thức những giá trị mới từ bên ngồi một cách chủ động,
tích cực, tự giác, sáng tạo dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của giáo viên. Dạy học là quá
trình tổ chức nhận thức cho người học. Quá trình dạy học là quá trình tổ chức cho
người học hoạt động nhận thức khơng phải là q trình truyền thụ tri thức có sẵn.
Trong q trình đó mỗi nhân vật đều có những nhiệm vụ và mục tiêu riêng của mình.
Người thầy dù có vĩ đại đến đâu cũng không thể truyền đạt hết tri thức cần thiết cho
người học. Ngược lại, người học dù có siêu thơng minh cỡ nào cũng không thể nhớ hết,
lĩnh hội thấu đáo hết những điều thầy truyền thụ. Vì vậy, trong q trình dạy học kiểu
dạy mà thầy nói trị nghe, thầy đọc trị chép đã khơng thể phát huy hết năng lực sáng
tạo của học sinh.
Các hoạt động nhận thức của học sinh (hoạt động học) là hạt nhân của q trình
dạy học diễn ra có hiệu quả hay khơng là một phần được quyết định bởi sự thống nhất
giữa hoạt động nhận thức của học sinh và hoạt động dạy. Sự thống nhất giữa các hoạt
động dạy và học là sự đồng cảm giữa thầy và trò, là khả năng tác động lẫn nhau giữa
thầy và trò. (Lê Phước Lộc, 2004)


12


×