Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

THIẾT KẾ CẢNH QUAN KHUÔN VIÊN TRƯỜNG THPT VIÊN AN, XÃ VIÊN AN, HUYỆN NGỌC HIỂN, TỈNH CÀ MAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 46 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

TRẦN TRÚC NGUYÊN

THIẾT KẾ CẢNH QUAN KHUÔN VIÊN TRƯỜNG THPT
VIÊN AN, XÃ VIÊN AN, HUYỆN NGỌC HIỂN,
TỈNH CÀ MAU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 1/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************

TRẦN TRÚC NGUYÊN

THIẾT KẾ CẢNH QUAN KHUÔN VIÊN TRƯỜNG THPT
VIÊN AN, XÃ VIÊN AN, HUYỆN NGỌC HIỂN,
TỈNH CÀ MAU

Chuyên ngành: Thiết kế cảnh quan

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TS. ĐINH QUANG DIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 1/2013

i


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên em xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu Trường đại học
Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cũng như môi trường
học tập tốt nhất để em hoàn thành chương trình học tập của mình.
Em xin kính gửi đến thầy Đinh Quang Diệp đã tận tình giúp đỡ và hướng
dẫn trong suốt 4 năm học cũng như lúc em làm luận văn tốt nghiệp.
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp em xin cám ơn KTS. Đỗ Văn Tâm đã
giúp đỡ cho em trong quá trình làm tốt nghiệp.
Ngoài ra em xin gửi lời cám ơn đến thầy Nguyễn Mỹ Cảnh, Hiệu trưởng
trường THPT Viên An và tập thể thầy cô đã luôn ủng hộ, động viên và khích lệ em
trong suốt thời gian học đại học.
Con xin gửi lời tạ ơn đến cha mẹ, đã nuôi dạy con khôn lớn và luôn tạo
điều kiện, khích lệ con hoàn thành khóa luận này.
Đồng cảm ơn tất cả các anh chị, bạn bè và các em đã luôn bên cạnh ủng
hộ và giúp đỡ hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

Tôi xin chân thành cảm ơn
Thủ Đức, ngày 01 tháng 01 năm 2013
Sinh viên

TRẦN TRÚC NGUYÊN


ii


TÓM TẮT
Đề tài Thiết kế cảnh quan khuôn viên trường THPT Viên An, xã Viên An,
huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau được thực hiện tại địa bàn ấp Ông Trang, xã Viên
An, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, trong thời gian từ tháng 8 năm 2012 đến tháng
1 năm 2013.
Mục tiêu của đề tài nhầm tái tạo cảnh quan khuôn viên trường tạo môi
trường học tập thoải mái và tốt nhất cho học sinh, và giáo viên giảng dạy ở đây và
khu vực lân cận.
Kết quả đạt được:


Đánh giá hiện trạng.



Bảng thống kê và phân loại cây



Phân khu chức năng



Thiết kế chi tiết từng khu




Bản thiết kế hoàn chỉnh
o

mặt bằng tổng thể

o

phối cảnh tổng thể

o

mặt đứng và mặt bên

o

mặt cắt điển hình

o

một số tiểu cảnh chi tiết

iii


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ...................................................................................................... i
Lời cảm tạ ................................................................................................... ii
Tóm tắt ....................................................................................................... iii
Mục lục....................................................................................................... iv

Danh sách các chữ viết tắt......................................................................... vii
Danh sách các bảng .................................................................................. viii
Danh sách các hình .................................................................................... ix
Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................... 1
Chương 2. TỔNG QUAN ..................................................................................... 2
2.1 Quy tắc sắp xếp trong thiết kế cảnh quan ............................................. 2
2.2 Các nguyên tắc phối kết cây xanh......................................................... 4
2.3 Tác dụng cây xanh trong khuôn viên công sở ...................................... 5
2.3.1 Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần ................................................. 5
2.3.2 Cải thiện môi trường .......................................................................... 5
2.3.3 Tăng khả năng sáng tạo, tập trung tinh thần làm việc ....................... 6
2.4 . Tổng quan về khuôn viên trường học ................................................. 6
2.4.1 Khuôn viên trường học ở Việt Nam................................................... 6
2.4.2 Một số nghiên cứu mảng xanh trường học ........................................ 7
2.5 Khái quát Trường THPT Viên An ...................................................... 10
2.5.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................ 10
2.5.2 Hệ thống công trình, phân khu hiện có ............................................ 11
2.6 Nhận định chung ................................................................................. 11
Chương 3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
3.1 Mục tiêu .............................................................................................. 12
3.2 Nội dung .............................................................................................. 12
3.3 Phương pháp nghiên cứu..................................................................... 12

iv


3.3.1 Phương pháp điều tra thực địa ......................................................... 12
3.3.2 Phương pháp tham khảo tài liệu....................................................... 12
3.3.3 Phương pháp thiết kế ....................................................................... 13
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 14

4.1 Khảo sát hiện trạng Trường THPT Viên An....................................... 14
4.1.1 Hiện trạng sử dụng đất ..................................................................... 14
4.1.2 Đánh giá hiện trạng .......................................................................... 16
4.2 Phương án thiết kế .............................................................................. 17
4.2.1 Ý tưởng thiết kế ............................................................................... 17
4.2.2 Phân khu chức năng ......................................................................... 17
4.2.3 Đề xuất loài cây sử dụng .................................................................. 18
4.3 Chi tiết thiết kế ................................................................................... 21
4.3.1 Khối xây dựng .................................................................................. 21
4.3.2 Mảng xanh........................................................................................ 24
4.3.3 Khu tập luyện, khu vệ sinh, nhà xe .................................................. 26
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 28
5.1 Kết luận ............................................................................................... 28
5.2 Kiến nghị ............................................................................................. 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 29

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
THPT

Trung học phổ thông

THCS

Trung học cơ sở

KTS


Kiến trúc sư

PTTH

Phổ thông trung học

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG

BẢNG

TRANG

Bảng 4.1: Danh mục cây đại mộc........................................................................ 19
Bảng 4.2: Danh mục cây trung – tiểu mộc .......................................................... 20
Bảng 4.3: Danh mục cây trang trí và làm nền ..................................................... 20

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1: Trường THPT Kinh Môn, Hải Dương .................................................. 7
Hình 2.2: Trường THPT Thới Bình, Cà Mau ....................................................... 7
Hình 2.3: Một góc khuôn viên trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng ..... 7

Hình 2.4: Góc khuôn viên trường THPT Lê Hồng Phong, TP HCM .............................. 7

Hình 2.5: Mặt bằng thiết kế tổng thể trường THCS Trịnh Phong ....................... 8
Hình 2.6: Mặt bằng tổng thể trường THCS và PTTH Phan Chu Trinh, Dĩ An, Bình
Dương. .................................................................................................................... 9
Hình 2.7: Một góc khuôn viên Đại học Princeton, Mỹ ....................................... 10
Hình 2.8: Khuôn viên thơ mộng, xanh mát trường Đại học Keimyung ............. 10
Hình 4.1: Mặt bằng hiện trạng ............................................................................ 14
Hình 4.2: Hiện trạng khu A ................................................................................. 15
Hình 4.3: Hiện trạng khu B ................................................................................. 15
Hình 4.4: Hiện trạng khu C ................................................................................. 15
Hình 4.5: Cổng trường THPT Viên An ............................................................... 16
Hình 4.6: Phòng học điển hình ............................................................................ 17
Hình 4.7: Phân khu chức năng ............................................................................ 21
Hình 4.8: Cây rợp bóng trên trục chính .............................................................. 22
Hình 4.9: Phối kết cây một dãy phòng điển hình ................................................ 23
Hình 4.10: Phối cảnh khu dấu ấn thời gian ......................................................... 24
Hình 4.11: Một đoạn đường dạo ......................................................................... 25
Hình 4.12: Phối cảnh nhà xe, nhà bảo vệ ............................................................ 27

viii


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
. Trường học là một cơ quan được lập ra nhằm giáo dục học sinh dưới sự
giám sát của giáo viên. Hầu hết các quốc gia đều có hệ thống giáo dục tiêu chuẩn,
hầu hết là bắt buộc. Trong các hệ thống này, học sinh thường trải qua các loại
trường khác nhau, tùy nơi tên gọi trường có thể khác nhau nhưng chủ yếu gồm
trường tiểu học, trường trung học và trung học phổ thông. Riêng mẫu giáo và nhà

trẻ là được coi là tiền giáo dục – giai đoạn trước khi vào trường học. Trong tiếng
Việt, trường học còn có thể bao gồm cả trường cao đẳng, đại học và các cơ sở giáo
dục khác.
Vậy nên yếu tố cảnh quan trong ngôi trường là yếu tố cần thiết phải quan tâm
và đầu tư đúng mức để góp phần tạo môi trường xanh, nâng cao chức năng vừa tạo
thẩm mĩ cảnh quan của trường học.
Trường THPT Viên An trực thuộc ấp Ông Trang, xã Viên An, huyện Ngọc
Hiển, tỉnh Cà Mau chính thức đi vào hoạt động giáo từ tháng 9 năm 2006. Với diện
tích 1,21 ha nhưng có 1,1 ha đất trống. Tuy là ngôi trường duy nhất của huyện và đã
được xây dựng cũng đã lâu nhưng hiện tại sân trường chỉ có mảng xanh nhỏ, không
có sân chơi, môi trường học tập ngoài trời, các mảng sinh hoạt tập thể không có
nhiều.
Tôi là khóa đầu tiên ở ngôi trường này nên bằng tất cả tình yêu của tôi dành
cho quê hương, cũng như muốn cống hiến cho ngôi trường đầy kỉ niệm và quê
hương tôi bằng những gì tôi đã học được suốt con đường đại học, đó là lý do tôi
chọn đề tài “Thiết kế cảnh quan khuôn viên trường THPT Viên An, xã Viên An,
huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau” làm đồ án tốt nghiệp cuối khóa.

1


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Quy tắc sắp xếp trong thiết kế cảnh quan
Theo Grant W. Reid (2003) khi thiết kế đảm bảo các quy tắc sau:
Sự thống nhất: Là sự hợp thành của những đối tượng thiết kế đơn lẻ cho phép
bao quát vấn đề và nhận thức được toàn bộ các bộ phận cấu thành một cách dễ
dàng.
Sự hài hòa: Là một trạng thái hòa hợp giữa các thành tố và với môi trường
xung quanh. Tương phản với hợp nhất, sự hài hòa đóng vai trò là mối quan hệ giữa

các thành tố như sự đối chọi với toàn bộ bức tranh. Những đối tượng có thể hòa trộn
ăn khớp, hoặc thích hợp với nhau gọi là sự hài hòa. Những đối tượng dường như lấn
át tính nguyên vẹn của nhau hoặc sự bố trí của chúng, gọi là sự không hòa hợp.
Tính đúng đắn: Giải quyết các vấn đề cảnh quan bằng việc dùng vật liêu
thiên nhiên một cách có chủ đích sẽ hài hòa hơn khi dùng sản phẩm nhân tạo mà
không ý thức được về tính nghệ thuật hay công năng. Một nguyên tắc chung là tránh
những giải pháp không phù hợp, khó sử dụng, hay không đủ sức thuyết phục.
Tính thu hút: Sự thu hút được mang lại do sự khác nhau về hình dạng, kích
cỡ, bề mặt và màu sắc, sự đổi hướng, sự di chuyển, âm thanh hoặc chất lượng ánh
sáng. Gia tăng sự thu hút bằng việc sử dụng những nhân tố lạ thường hoặc độc nhất
như những dạng của bố cục sẽ cổ vũ sự khám phá và mang lại hiệu quả bất ngờ.
Sự đơn giản: Đó là sự tiết kiệm về đường, dạng, bề mặt và màu sắc, là nền
tảng cơ bản để tiến đến sự trong sáng và hữu dụng cho thiết kế. Tuy nhiên tính đơn
giản sử dụng ở mức cực đoan có thể dẫn đến đơn điệu. Tính đa chủng loại là mặt
đối lập của tính đơn giản.

2


Sự nổi bật: Sự nổi bật hay tính trội là điểm quan trọng hay có ý nghĩa của
một đối tượng cảnh quan. Nó yêu cầu một sự sắp xếp sao cho nổi bật sức hấp dẫn,
uy chế, hay sức mạnh của mỗi đối tượng hoặc khu vực xung quanh nó. Sử dụng hạn
chế sự nổi bật đem lại những không gian nghỉ cho mắt và giúp cho định hướng. Tất
cả thiết kế trở nên thú vị hơn khi người ta có thể dễ dàng xác định các gì quan trọng
nhất. Sự nổi bật đạt được chủ yếu thông qua giải pháp tương phản.
Sự cân bằng: Là một trạng thái cảm nhận sự thăng bằng. Chắc chắn một phần
của trường nhìn được chú ý hơn những phần khác do tương phản, hoặc do sự kết
hợp giữa tính độc nhất và tính lạ thường. Sự lôi cuốn được cân bằng về một điểm
tựa ảo sẽ làm tinh thần thoải mái hơn. Trong sắp xếp bố cục cảnh quan, sự cân bằng
này luôn luôn có ý nghĩa là sự chú ý cân bằng quanh trục thẳng đứng trong phối

cảnh.
Sự cân bằng đúng quy tắc: là dạng hình học, tính đối xứng và đặc trưng bởi
sự nhắc lại những đối tượng đồng dạng trên mỗi hướng của trục trung tâm. Nó cố
định và có thể dự đoán được, tạo nên cảm giác ngay ngắn, trang trọng và thuyết
phục của tự nhiên.
Sự cân bằng phi quy tắc: là dạng phi hình học và không đối xứng. Nó thường
không định hình, linh động và tự nhiên, tạo ra cảm giác động và lạ.
Chuỗi tuần tự: Một chuỗi tuần tự được làm đúng phải có điểm đầu, hay một
cổng vào để chỉ cách tiếp cận. Theo sau đó là một loạt không gian khác nhau và
cảm nhận chủ đạo. Chúng được xâu chuỗi thành chuỗi logic, để chấm dứt bằng cảm
giác khí hậu của người xem. Nó còn có thể là ngưỡng cửa, cửa ngõ đi sang những
chuỗi tuần tự khác. Thực vậy, vị trí trung tâm cần phải có nhiều hướng đi và chuỗi
tuần tự.
Với không gian ở ngoài nhà, người thiết kế cần cân nhắc hướng, tốc độ, và
phương thức chuyển động. Một chuỗi tuần tự được làm đúng phải có điểm đầu, hay
một cổng vào để chỉ cách tiếp cận. Theo sau đó là một loạt không gian khác nhau và
cảm nhận chủ đạo. Chúng được xâu chuỗi thành chuỗi logic, để chấm dứt bằng cảm
giác khí hậu của người xem. Khi xuất hiện ở những vị trí trung tâm của các vật thể,

3


chúng phải mang lại những ưu thế về không gian nghỉ và cảm giác mạnh của từng
vị trí. Nó còn có thể là ngưỡng cửa, cửa ngõ đi sang những chuỗi tuần tự khác.
2.2 Các nguyên tắc phối kết cây xanh
Theo Vương Thị Thủy (2010) phối kết cây xanh có một số quy luật sau đây:
Quy luật hài hòa: Là quy luật cơ bản nhất trong nghệ thuật cảnh quan, bao
gồm: Hài hòa đồng nhất và hài hòa tương tự.
- Hài hòa đồng nhất biểu hiện sự thống nhất cùng một nhịp điệu, hình khối, bề
mặt, hay màu sắc, sử dụng nhân tố tiêu chuẩn hóa (module) làm cơ sở cho tất cả các

không gian.
- Hài hòa tương tự được thực hiện bằng cách lặp đi lặp lại các yếu tố tương tự
nhau về hình dáng và không gian. Hài hòa tương tự biểu hiện sự thống nhất đa
dạng.
Quy luật cân đối và nhất quán: Là quy luật bảo đảm sự tương quan hợp lý giữa
bộ phận và toàn thể, giữa ý đồ phụ và ý đồ chính, giữa đối tượng phụ và đối tượng
chính.
- Cân đối về mặt bố cục, tỷ lệ các thành phần tạo cảnh. Tuy nhiên, về mặt hình
khối, màu sắc cần có sự nhất quán giữa các yếu tố phụ, giữa yếu tố phụ và chính để
tổng thể được hài hòa và nổi rõ chính – phụ.
Quy luật tương phản: Là quy luật biểu hiện sự đối lập về hình khối, màu sắc
vật thể và hiện tượng ánh sáng, âm thanh,…
- Sử dụng quy luật tương phản làm tăng khả năng kích thích, hấp dẫn thông
qua tính mới lạ của các điểm nhấn trong không gian cảnh quan.
- Vận dụng luật tương phản nếu dàn đều sẽ gây cảm giác về sự tranh chấp, phá
vỡ sự hài hòa chung.
Quy luật cân bằng: Quy luật cân bằng bao gồm cân bằng đối xứng và cân bằng
không đối xứng.
- Cân bằng đối xứng tạo nên do sự bố trí đối xứng qua trục hoặc điểm các yếu
tố hoàn toàn giống nhau về mọi mặt (hình dáng, chất liệu, màu sắc, quy mô).

4


- Cân bằng không đối xứng tạo nên do sự bố trí không đối xứng nhưng cân
xứng do các yếu tố bố trí các sút hút bằng nhau.
2.3 Tác dụng cây xanh trong khuôn viên công sở
2.3.1 Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần
- Cây xanh tạo nên không gian thích hợp cho việc thư giản, nghỉ ngơi, vui
chơi giải trí.

- Cây xanh làm tăng vẻ đẹp công trình kiến trúc, làm dịu những đường nét
cứng nhắc trong xây dựng. Tạo nên sự hài hòa giữa công trình kiến trúc với thiên
nhiên.
- Cây xanh là chất liệu sống luôn thay đổi theo thời gian, tao ra cảnh muôn
màu muôn vẻ cho các công viên, vườn hoa, vườn dạo.
2.3.2 Cải thiện môi trường
- Làm giảm và điều hòa ôn độ không khí, điều hòa chế độ gió, tăng ẩm độ
không khí, làm giảm khí độc, bụi, tiếng ồn. Trong khuôn viên công sở thì cây xanh
đóng vai trò to lớn trong việc tăng ẩm độ không khí, điều hòa ôn độ không khí, bởi
với áp lực làm việc cũng như môi trường làm việc làm nhiệt độ tăng lên nhanh
chóng, cây xanh được sử dụng như biện pháp hữu hiệu nhất.
+ Cây xanh có tác dụng điều hòa tiểu khí hậu, tán cây làm giảm bức xạ nhiệt
mặt trời trong quá trình quang hợp, phản xạ và khuếch tán. Một số công trình
nghiên cứu cho thấy bức xạ nhiệt qua tán cây chỉ còn lại từ 5% - 40%.
+ Cây xanh làm tăng ẩm độ không khí do diện tích thoát hơi nước của cây
trung bình gấp 20 lần diện tích che phủ của nó.
+ Cây xanh làm tăng sức lưu thông không khí trong trường hợp khi trời lặng
gió, không khí ở những nơi có cây tràn ra chung quanh tạo thành gió cục bộ với tốc
độ 1 m/giây.
+ Cây xanh ngăn gió và điều tiết chế độ gió bằng cách trồng những đai cây
xanh.
+ Cây xanh có tác dụng giảm khí độc hại, hấp thu CO2 và trả lại dưỡng khí
O2 cho bầu khí quyển.

5


+ Một số loài cây tiết ra chất phytoncide rất có lợi cho sức khỏe, hoặc có tác
dụng hạn chế sự phát triển một số vi sinh vật, vi trùng trong không khí.
+ Cây xanh có tác dụng giảm bụi rất lớn, bụi qua tán cây từ 30% - 50%, nếu

như trồng nhiều tầng thì tác dụng này càng lớn hơn.
+ Cây xanh có tác dụng làm giảm tiếng ồn, vỏ cây, tán cây và thảm cỏ đều có
tác dụng như vật liêu xốp, tiềng ồn va vào bị tiêu hao năng lượng và do sự va đập
này theo nhiều hướng khác nhau nên tiếng dội yếu dần.
2.3.3 Tăng khả năng sáng tạo, tập trung tinh thần làm việc
Theo những nghiên cứu gần đây, người ta sử dụng cây xanh như cách tăng
khả năng sáng tạo, cũng như kích thích tập trung tinh thần làm việc. Bởi cách mà
cây xanh đem lại không chỉ là sự trong lành, tinh khiết mà đem lại vẻ đẹp bởi màu
sắc tự nhiên và hương thơm nhẹ nhàng lôi cuốn. Một môi trường làm việc hiệu quả
khi mọi người đều có hứng thú với công việc mình làm không cảm thấy mệt mỏi do
áp lực công việc (Lê Minh Trung, 2006).
2.4 Tổng quan về khuôn viên trường học
2.4.1 Khuôn viên trường học ở Việt Nam
Khuôn viên trường học từ trước đến nay được xem như sân đa năng: sân chào
cờ, tổ chức lễ hội, hoạt động thể dục thể thao, hoạt động vui chơi sau giờ học tập.
Tuy nhiên đối với học sinh thì khuôn viên trường còn chức năng đặc biệt đó là
nơi lưu dấu ấn của thời học sinh, với những kỉ niệm, kí ức tuổi học trò nên khuôn
viên mỗi trường có một nét đặc biệt riêng cho học sinh tự khám phá và tìm tòi cho
mình những góc riêng.
Trước đây khuôn viên trường chỉ bao gồm mảng sân bằng xi măng trám kín
khoảng sân phía trước, và thiết kế thêm khoảnh vườn nho nhỏ hay không tùy thuộc
vào giáo viên trường. Với mục đích nhằm cải tạo vi khí hậu, việc đưa cây xanh vào
trong khuôn viên công sở, công trình công cộng được khuyến khích, nên diện tích
mảng xanh cũng đã được đưa vào trường học.

6


Hình 2.1: Trường THPT Kinh Môn,


Hình 2.2: Trường THPT Thới Bình,

Hải Dương (nguồn: internet)

Cà Mau (nguồn: Internet)

Phong trào xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” đang được Bộ
giáo dục phát động trên diện rộng, hầu hết các trường học thực hiện phong trào với
nhiệm vụ phủ xanh mảng trống trong khuôn viên trường.

Hình 2.3: Một góc khuôn viên trường

Hình 2.4: Góc khuôn viên trường

THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng

THPT Lê Hồng Phong, TP HCM

(nguồn:Internet)

(nguồn:Internet)

2.4.2 Một số nghiên cứu mảng xanh trường học
Đề tài cấp trường: Đề tài nghiên cứu “ Thiết kế cảnh quan khuôn viên trường
trung học cơ sở Trịnh Phong “ tại Phường Ninh Hải, Thị Xã Ninh Hòa, Tỉnh Khánh
Hòa. Được thực hiện bởi Võ Thị Xuân Linh Thời gian thực hiện từ ngày 1/ 2/ 2012
đến ngày 31/ 5/ 2012.

7



Hình 2.5: Mặt bằng thiết kế tổng thể trường THCS Trịnh Phong
(nguồn : Võ Thị Xuân Linh, 2012)
Với diện tích 15000m2 , tác gải khai thác cao độ để làm nên sự khác biệt. Quy
hoạch và xây dựng thêm để hoàn chỉnh cảnh quan, tạo ra khuôn viên đầy đủ chức
năng, có không gian chung và riêng nhưng các không gian kết hợp chặt chẽ với
nhau, chuyển đổi linh hoạt, sử dụng đa năng. Thiết kế khuôn viên dựa vào địa hình
khu đất, tạo nét cảnh quan đặc trưng cho ngôi trường có địa hình tầng bậc.
Nghiên cứu đã được thực thi: THCS và PTTH Phan Chu Trinh nằm tại Dĩ
An, tỉnh Bình Dương. Công trình do nhóm KTS Võ Trọng Nghĩa, Nishizawa
Shunri và Sanuki Daisuke thuộc Công ty TNHH Võ Trọng Nghĩa thực hiện.

8


Hình 2.6: Mặt bằng tổng thể trường THCS và PTTH Phan Chu Trinh, Dĩ An,
Bình Dương (nguồn: Internet)

Để hài hòa với thiên nhiên xung quanh, các kiến trúc sư tạo cho công trình
như một khối địa lý có độ dốc hài hòa với khoảng sân xung quanh tránh cảm
giác như một vách đá đột ngột xuất hiện. Các kiến trúc sư sử dụng lam làm bằng
bê tông đúc sẵn bao bọc công trình. Ngôn ngữ kiến trúc này không những bảo vệ
cư dân của tòa nhà tránh khỏi ánh nắng trực tiếp của mặt trời mà còn tạo ra hệ
thống thông gió tự nhiên cho không gian hành lang. Tất cả các phòng kết nối với
không gian nửa bên ngoải này. Đây là nơi mà giáo viên và học sinh trò chuyện,
giao tiếp và nhận thức giá trị của thiên nhiên (Theo Báo điện tử VnExpress).
Một số trường trên thế giới: Đại học Princeton (Bang New Jersey, Mỹ)
Thiết kế nổi bật với phong cách Gothic cổ điển cùng rất nhiều cây xanh và hoa nở
rộ đón chào mùa mới, khuôn viên trường đại học này không chỉ truyền cảm hứng
học tập và nghiên cứu sinh viên mà cả những người có cơ hội đến thăm một đôi lần.


9


Hình 2.7: Một góc khuôn viên Đại học Princeton, Mỹ
(nguồn: Internet)
Đại học Keimyung University là một trong những trường đại học đẹp nhất ở
Hàn Quốc bao gồm ba cơ sở chính là Daemyeong, Seongseo, và Dongsan. Trường
Keimyung nổi tiếng bởi kiến trúc đặc biệt vì các tòa nhà ở đây được xây dựng bằng
loại gạch đỏ tạo nên sự mới lạ. Các mảng tường xanh, không gian rộng lớn, xanh
rợp mát là môi trường học lí tưởng đáng ao ước của sinh viên.

Hình 2.8: Khuôn viên thơ mộng, xanh mát trường Đại học Keimyung
(nguồn: Internet)
2.5 Khái quát trường THPT Viên An
2.5.1. Điều kiện tự nhiên
Khu vực thiết kế thuộc địa phận xã Viên An, huyện Ngọc Hiển nên điều kiện
tự nhiên hầu như không có sự khác biệt.

10


Thổ nhưỡng: Đất ở đây là đất ngập mặn, phèn nhiều, nhưng dễ dàng cải tạo,
đặc biệt rất giàu phù sa.
Thủy văn: vì thuộc địa bàn gần sát biển nên chịu ảnh hưởng lớn của thủy triều
biển Đông thường xuyên và thủy triều vịnh Thái Lan không đều. Thủy triều cao từ
tháng 10 đến tháng 3 năm sau, biên độ có thể đạt được 100 cm.
Khí hậu: địa bàn huyện thuộc khu vực khí hậu gió mùa xích đại, nhiệt độ tring
bình 26,9 0 C. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa bắc đầu từ tháng
5 kết thúc tháng 11. Lượng mưa của khu vực cao nhất Đồng bằng sông Cửu Long,

khoảng 2200 mm
Chế độ gió: Mùa khô gió thịnh hành hướng Đông và Đông Bắc của huyện; mùa
mưa, gió hướng Tây Nam, thường kèm giông, lốc xoáy.
2.5.2. Hệ thống công trình, phân khu hiện có
Trường hiện tại chỉ có 5 dãy lớp học, mỗi dãy 6 phòng học chia thành hai tầng.
Trong đó có 1 dãy được sử dụng làm văn phòng hành chính, thư việc, phòng máy và
kho.
So với yêu cầu của chương trình giảng dạy học sinh Trung học cơ sở và Trung
học phổ thông, thì trường còn thiếu môi trường học tập. Ví dụ như môi trường thực
tập kiến thức thực tế về chăm sóc cây xanh, sân tập thể thao đúng quy cách. Trường
hiện tại không có khu vực dành riêng cho việc tự học của học sinh, điều kiện trường
còn thiếu những không gian để hoạt động tập thể.
2.6. Nhận định chung:
Thiết kế mảng xanh cho khuôn viên trường học là một điều thật sự cần thiết,
đảm bảo môi trường làm việc hiệu quả và chất lượng. Trường THPT Viên An cũng
cần một môi trường được đảm bảo như vậy. Đây sẽ là đề tài nghiên cứu đầu tiên
dành cho khuôn viên trường này.

11


Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu
Thiết kế cảnh quan khuôn viên trường THPT Viên An nhằm tạo cảnh quan
đẹp, môi trường thân thiện đáp ứng được nhu cầu học tập, sinh hoạt và giải trí của
học sinh.
3.2 Nội dung
- Tham khảo mặt bằng hiện trạng ngôi trường.

- Khảo sát, chụp hình hiện trạng của ngôi trường.
- Thu thập dữ liệu có liên quan.
- Điều tra các loại cây xanh, hoa, thảm cỏ phù hợp địa hình, khí hậu địa
phương có thể đưa vào thiết kế.
- Đề xuất những phương án về thiết kế.
- Tiến hành thiết kế.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp điều tra thực địa
-

Khảo sát khu vực thiết kế:
+ Thu thập số liệu bản vẽ hiện trạng khu đất và công trình hiện hữu
+ Chụp hình hiện trạng khu vực và xung quanh.

-

Điều tra những loài hoa, cây cảnh phù hợp trong điều kiện, khí hậu của khu
vực.

3.3.2. Phương pháp tham khảo tài liệu:
-

Xác định điều kiện khí hậu, thủy văn, hướng gió, nắng ảnh hưởng đến khu
đất này.

12


-


Kế thừa các nghiên cứu trước về đài tài thiết kế khuôn viên trường học.

-

Tham khảo tài liệu về các loài cây xanh, hoa.

-

Tham khảo tài liệu khác có liên quan trên các sách, báo, internet,...

3.3.3. Phương pháp thiết kế:
-

Thiết kế mặt bằng tổng thể bằng phần mềm Autocad.

-

Từ mặt bằng tổng thể ta thiết kế các tiểu cảnh chi tiết cho phù hợp.

-

Dựng phối cảnh bằng các phần mềm 3D Max, Photosho.

-

Lập bảng thống kê các loại cây, hoa được sử dụng trong thiết kế.

13



Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Khảo sát hiện trạng trường THPT Viên An
4.1.1 Hiện trạng sử dụng đất

Hình 4.1: Mặt bằng hiện trạng
Diện tích : 1,21ha
Khu vực lân cận:
 Bắc giáp Trường Mầm non Viên An, khu tập thể giáo viên trường;
 Nam giáp rừng, Đông – Tây giáp khu dân cư.

14


Ở khu A không có công
trình ở trong khu vực, với diện
tích đất ngập nước chiếm 50%,
cây ở đây là cây tự nhiên, đa
phần là cây Mắm, cây Đước,
mọc hoang chưa được khai
phá.
Hình 4.2: Hiện trạng khu A
Khu B với diện tích lớn
nhất, đất tự nhiên một phần
ngập nước. hiện chỉ đang cải
tạo 50% diện tích bằng cách
san lấp mặt bằng và trồng cây
trên những mô đất. Tuy nhiên
việc lựa chọn cây không được
chú ý, phần lớn cây đã chết.

Hình 4.3: Hiện trạng khu B

Khu C được san lấp mặt
bằng bước 1, vẫn là vùng
trũng nước.
Diện tích: 230 m2

Hình 4.4: Hiện trạng khu C

15


4.1.2 Đánh giá hiện trạng

Hình 4.5: Cổng trường THPT Viên An
Cổng trường: Cổng trường được xây dựng kiên cố, chiều ngang 3 m, cao 3,5
m. Cổng trường rất nhỏ so với mật độ học sinh di chuyển trong giờ tan trường, gây
khó khăn cho sự di chuyển của học sinh cũng như giáo viên.
Đường chính: Con đường được lót bằng những tấm dal bê tông kích thước 1 m
x 0,5 m, chiều ngang con đường xuyên suốt là 1,5 m bê tông. Đường đi nhỏ gây bất
tiện, không an toàn cho việc di chuyển.
Phòng học: Các dãy phòng học xây dựng cách độc lập, có cùng một kiểu kiến trúc
với kích thước một dãy phòng 1 tầng lầu, 1 trệt ,6 phòng học là 24 m x 9 m. Do kiến
trúc xây dựng độc lập và cùng 1 model nên nhìn chung kiến trúc không đẹp và bất
tiện cho sự di chuyển

16



×