Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

TÌNH HÌNH DÂN NHẬP CƯ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 12 TP. HOÀ CHÍ MINH (NĂM 2006)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (541.3 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

TÌNH HÌNH DÂN NHẬP CƯ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 12
TP. HỒ CHÍ MINH
(NĂM 2006)

LÊ VĂN HƯNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KHUYẾN NÔNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 11/2007


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên tôi xin có lời biết ơn đến cha mẹ tôi, những người đã luôn bên cạnh
lo lắng, động viên và tiếp sức cho tôi trong suốt những năm trên giảng đường Đại
học.
Chân thành cảm ơn thầy Trần Minh Huy đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt
cho tôi những kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành luận
văn này.
Chân thành cảm ơn các cán bộ lãnh đạo của quận 12 đã giúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập và thu thập số liệu để hoàn tất đề tài.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn bạn bè đã giúp tôi rất nhiều trong quá trình thực tập
tốt nghiệp.
Ngày 08 tháng 12 năm 2007
Sinh viên


Lê Văn Hưng


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ VĂN HƯNG. Tháng 11 năm 2007. “Tình Hình Nhập Cư Trên Địa Bàn
Quận 12. TP. Hồ Chí Minh (năm 2006)”
LÊ VĂN HƯNG. November 2007. “The Condition of Immigrants at District
Twelve (In 2006)”
Tình hình nhập cư hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng mang tính thời sự và có
tác động nhiều đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Quận 12 là quận đang trên đà đô thị hóa có số lượng người nhập cư đến khá
đông. Sự nhập cư này đã gây nên nhữngï thay đổi nhất định thông qua những tác
động tích cực lẫn tiêu cực đến bộ mặt kinh tế, xã hội và môi trường của Quận 12.
Vì vậy, đề tài thực hiện nhằm tìm hiểu, nghiên cứu về nguyên nhân, đời sống
và mức độ nhập cư trên địa bàn quận 12. Từ đó tìm ra những giải pháp và chính
sách cụ thể nhằm phát huy những thuận lợi đồng thời hạn chế những khó khăn trong
vấn đề nhập cư hiện nay.
Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố quyết định của người nhập cư vào Quận
12 là tìm việc làm, tăng thu nhập nhằm ổn định đời sống. Đa số người nhập cư đều
có cuộc sống tốt hơn so với nơi ở cũ. Nghề nghiệp của họ đa số là công nhân. Họ
mong muốn có cuộc sống thuận lợi và ổn định. . . Vì thế, tìm hiểu tình hình dân
nhập cư tại Quận 12 là nội dung nghiên cứu của đề tài.


MỤC LỤC
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Danh mục phụ lục
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lời dẫn


1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.4. Cấu trúc luận văn

4

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

5

2.1. Điều kiện tự nhiên

5

2.1.1. Vị trí địa lý

5

2.1.2. Tài nguyên htiên nhiên

6


2.2. Điều kiện xã hội

7

2.2.1. Tổ chức hành chính

7

2.2.2. Giáo dục, y tế

8

2.2.3. Văn hóa

9

2.3. Điều kiện kinh tế

10

2.3.1. Cơ cấu kinh tế ngành

10

2.3.2. Sản xuất công nghiệp – TTCN

11

2.3.3. Sản xuất nông nghiệp


12

2.3.4. Thương mại – Dịch vụ

13

2.4. Cơ sở hạ tầng
2.4.1. Hệ thống giao thông – Vận tải
2.4.2. Hệ thống cấp điện

15
15s
15


2.4.3. Thông tin liên lạc

15

2.4.4. Vệ sinh môi trường – Ô nhiễm môi trường

15

2.5. Đánh giá chung về hiện trạng

16

2.5.1. Thuận lợi


16

2.5.2. Khó khăn

17

CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

19

3.1. Khái niệm di cư – nhập cư

19

3.2. Các loại hình di cư

19

3.3. Di cư và di chuyển lao động

22

3.4. Phương pháp đánh giá nhập cư

23

3.5. Phương pháp nghiên cứu

24


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

25

4.1. Dân số quận 12 chia theo tình trạng cư trú, chia theo phường

25

4.2. Những đặc điểm chung của người dân nhập cư

29

4.2.1. Nơi xuất cư

29

4.2.2. Cơ cấu tuổi và giới tính của người nhập cư

31

4.2.3. Tình trạng hôn nhân và gia đình

31

4.2.4. Trình độ học vấn

32

4.2.5. Trình độ tay nghề


34

4.2.6. Chỗ ở

35

4.2.7. Phương tiện sinh hoạt của người nhập cư

36

4.3. Hoạt động kinh tế – xã hội của người nhập cư

37

4.3.1. Nghề nghiệp và việc làm

37

4.3.2. Nguồn thu nhập

39

4.4. Đời sống vật chất và tinh thần

40

4.5. Những nguyên nhân người dân nhập cư vào Quận 12

41



4.5.1. Nguyên nhân sâu xa

41

4.5.2. Nguyên nhân chính yếu

43

4.6. Những tác động của sự gia tăng dân nhập cư đối với địa phương
4.6.1. Những tác động tích cực

44
44

4.6.1.1. Đối với nơi nhập cư quận 12

45

4.6.1.2. Đối với người nhập cư tại quận

45

4.6.2. Những vấn đề tồn tại

46

4.6.2.1. Đối với nơi xuất cư của người dân

46


4.6.2.2. Đối với địa phương có người nhập cư

46

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

50

5.1. Kết luận

50

5.2. Những giải pháp và kiến nghị cho vấn đề nhập cư

51

5.2.1. Đối với nơi xuất cư của người dân

51

5.2.2. Đối với địa phương có người nhập cư

53

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CN – TTCN Công Nghiệp Tiểu Thủ Công Nghiệp
ĐVT

Đơn Vị Tính

KT1

Thường Trú

KT2

Hộ Khẩu Thành Phố

KT3

Tạm Trú Dài Hạng

KT4

Tạm Trú Ngắn Hạn

UBND

y Ban Nhân Dân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Mật Độ Dân Số Quận 12 (tính đến tháng 12/2006)


7

Bảng 2.2: Cơ Cấu Kinh Tế các Ngành Do Quận 12 Quản Lý từ Năm 2001 – 2006 10
Bảng 2.3: Giá Trị Sản Xuất Công Nghiệp từ Năm 2001 đến 2006

11

Bảng 2.4: Giá Trị Sản Xuất Nông Nghiệp từ Năm 2001 đến 2006

13

Bảng 2.5: Thương Mại Dịch Vụ từ Năm 2001 đến 2006

14

Bảng 4.1: Cơ Cấu Dân Số Quận 12 Chia Theo Phường

26

(tính đến tháng 12/2006)
Bảng 4.2: Dân Số Quận 12 Chia Theo Tình Trạng Cư Trú

27

(tính đến tháng 12/2006)
Bảng 4.3: Tỷ Lệ Người Di Cư Chia Theo Các Vùng Xuất Cư Nông Thôn

29


và Thành Thị
Bảng 4.4: Dân Nhập Cư Từ Các Miền Di Cư đến Quận 12

29

Bảng 4.5: Cơ Cấu Tuổi Và Giới Tính của Người Nhập Cư

31

Bảng 4.6: Tình Trạng Hôn Nhân và Gia Đình của Người Nhập Cư

32

Bảng 4.7: Trình Độ Học Vấn của Người Nhập Cư

33

Bảng 4.8: Chỗ Ở của Người Nhập Cư

35

Bảng 4.9: Phương Tiện Sinh Hoạt của Người Nhập Cư

37

Bảng 4.10: Nghề Nghiệp Phổ Biến Hiện Nay Của Người Nhập Cư

38

Bảng 4.11: Thu Nhập của Người Nhập Cư


39

Bảng 4.12: Nơi vui chơi giải trí của người nhập cư

41

Bảng 4.13: Nguyên Nhân Chuyển Khỏi Nơi Cũ của Người Dân

43

Bảng 4.14: Lượng Rác Thải Hàng Năm của Quận 12

47


Bảng 4.15: Tình Hình An Ninh Trật Tự Tại Địa Phương

48


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Biểu đồ 2.1: Cơ Cấu Kinh Tế trên Địa Bàn Quận 12 Năm 2001 – 2006

10

Biểu đồ 4.1: Tỷ Lệ % Dân Số Quận 12 Chia Theo Tình Trạng Cư Trú 2006
Biểu đồ 4.2: Tình Trạng Dân Nhập Cư Chia Theo Miền


28
30

Biểu đồ 4.3: Trình Độ Học Vấn của Người Nhập Cư

33

Biểu đồ 4.4: Trình Độ Tay Nghề Trước và Sau Khi Nhập Cư

34


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu điều tra
Phụ lục 2: Danh sách các chủ hộ nhà trọ được điều tra


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 . Lời dẫn
Dân số là một vấn đề kinh tế xã hội tổng hợp có vị trí đặc biệt quan trọng, và
có mối quan hệ chặc chẽ với sự phát triển kinh tế xã hội. Thành phố Hồ Chí Minh
là một trong những trung tâm kinh tế lớn về kinh tế, có dân số đông so với các tỉnh
thành trong cả nước. Là nơi sớm đi đầu trong việc thực hiện đường lối đổi mới nền
kinh tế theo cơ chế thị trường. Đặc biệt từ sau khi có đường lối đổi mới do Đại hội
VI của Đảng đề ra (1986). Thành phố Hồ Chí Minh đã thật sự trở thành mục tiêu
giải quyết việc làm cho đông đảo các tầng lớp dân cư từ nông thôn đến thành thị. Sự
thu hút người nhập cư từ các tỉnh vào khu vực đô thị là một tất yếu trong quá trình
đô thị hóa.

Tình hình dân nhập cư hiện nay là vấn đề nóng bỏng đặc biệt ở những vùng
đang trên đà đô thị hóa như Quận 12. Do vậy vấn đề này luôn được các cấp chính
quyền địa phương quan tâm.
Lao động nhập cư có những tác động tích cực đến sự phát triển chung của
toàn xã hội. Bên cạnh cũng có những mặt hạn chế cần phải được nghiên cứu giải
quyết, điều này đòi hỏi phải có những giải pháp và chính sách cụ thể nhằm đảm
bảo được an ninh trật tự xã hội và cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Một trong những nguyên nhân tồn tại hiện nay là ta chưa quản lý một cách
sâu sát lượng người nhập cư vào Thành Phố nói chung và Quận 12 nói riêng, mặc


dù các cấp chính quyền cũng đã có những chính sách hạn chế cũng như quản lý dân
số nói chung và dân nhập cư nói riêng tại các khu vực đô thị. Để kiểm soát được
lượng người nhập cư vào Thành Phố trong khi đất nước phát triển là một điều hết
sức khó khăn. Vì vậy, các cấp chính quyền cần phải có những nghiên cứu triệt để
hơn về mô hình di cư và tốc độ các dòng di cư đến khu vực thành thị để công tác
quản lý kế hoạch hóa đô thị ngày một hiệu quả hơn.
Trước tình hình thực đó, đề tài xin được nêu lên một số nguyên nhân khiến
dòng người di cư đến Quận 12. Đồng thời đề tài cũng nêu ra một vài kiến nghị về
chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước đối với nơi xuất cư và nơi nhập cư,
nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý, thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, ổn
định đời sống dân cư.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu những tác động vấn đề nhập cư đối với địa phương. Trên cơ sở đó
tìm ra những giải pháp cụ thể nhằm quản lý dân nhập cư ngày một tốt hơn, góp
phần thúc đẩy phát triển kinh tế tại địa phương bên cạnh giữ vững tình hình an ninh
trật tự, lối sống cộng đồng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu sự gia tăng người dân nhập cư trên địa bàn quận 12.

- Tìm hiểu những đặc điểm của người nhập cư như nơi xuất cư, cơ cấu tuổi,
tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, trình độ tay nghề, chỗ ở. . .
- Tìm hiểu về những hoạt động kinh tế xã hội, đời sống vật chất và tinh thần
của người dân.
- Xác định một số nguyên nhân chính của việc nhập cư.
- Đưa ra những giải pháp cho vấn đề nhập cư hiện nay.


1.3. Phạm vi nghiên cứu.
Thời gian: Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 10/08/2007 đến ngày
26/11/2007.
Không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại địa bàn Quận 12 thành phố
Hồ chí Minh. Tập trung chủ yếu tại các phường có hiện tượng nhập cư đặc trưng
nhất: Hiệp Thành, Tân Chánh Hiệp, Tân Thới Nhất.
Đối tượng nghiên cứu: đối tượng chính là những người nhập cư quận 12.
Trong quá trình thực hiện, đề tài sử dụng thông tin qua việc hỗ trợ số liệu và
ý kiến góp ý của các ngành chức năng thuộc Quận 12 như: Phòng Thống kê, Công
ty dịch vụ và phát triển đô thị, Công An quận 12. . . kết hợp đi thực tế phỏng vấn và
tham khảo một số sách báo có liên quan đến vấn đề nhập cư của Thành Phố Hồ Chí
Minh.
1.4. Cấu trúc luận văn
Đề tài gồm năm chương :
Chương 1: Đặt vấn đề
Nêu lên lý do và mục đích ý nghóa của đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, điều kiện kinh tế, cơ sở hạ
tầng của quận.
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Gồm các khái niệm về di cư và nhập cư, các loại hình di cư, phương pháp
đánh giá nhập cư.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận


Mô tả đặc điểm của dân nhập cư về trình độ học vấn, tình hình nhà ở, nghề
nghiệp, thu nhập . . .Phân tích những mặt tích cực và những tồn tại mà dân nhập cư
mang lại.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Rút ra những kết luận từ nội dung nghiên cứu, từ đó đề xuất một số kiến nghị
nhằm giải quyết vấn đề nhập cư một cách có hiệu quả và hợp lý.


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Quận 12 nằm về phía Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh, được bao quanh một
phần quốc lộ 1A và hệ thống giao thông dày đặc và cũng là một trong những khu
vực kinh tế trọng điểm. Quận 12 có vị trí là cửa ngỏ giao thông khá quan trọng của
thành phố nối liền với các tỉnh miền Đông Nam Bộ, có nhiều tuyến đường quan
trọng đi qua địa bàn quận như quốc lộ 1A nối miền Tây, miền Đông Nam Bộ và
quốc lộ 22 đi Tây Ninh. Ngoài ra, trên địa bàn quận có một số dự án về công
nghiệp, đô thị đã và đang hình thành sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển
kinh tế xã hội trên địa bàn quận. Vị trí địa lí Quận 12 nhö sau:


Phía Bắc của quận giáp huyện Hóc Môn.
Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương , quận Thủ Đức.
Phía Nam giáp quận Tâân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh.
Phía Tây giáp quận Bình Tân, xã Bà Điểm huyện Hóc Môn.

2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên.
Tổng diện tích tự nhiên của Quận 12 là 5.274,91 ha. Trong đó, tỷ trọng các
loại đất là:
Đất nông nghiệp chiếm 953,05 ha
Đất chuyên dùng chiếm 1.357,84 ha
Đất ở chiếm 1.764,02 ha
Diện tích đất còn lại là hệ thống sông , rạch
Với hệ thống kênh rạch bao bọc, Quận 12 có tiềm năng về cảnh quan thiên
nhiên, phù hợp với việc phát triển các loại hình văn hóa, thể dục thể thao gắn liền
với du lịch sinh thái. Có vị trí địa lý, giao thông thuận lợi cả đường bộ và đường
thủy, là một trong những hành lang phát triển công nghiệp - dịch vụ. Ngoài ra quận
12 còn là một trung tâm công nghiệp phần mềm lớn với sự ra đời và phát triển Công
viên phần mềm Quang Trung.
Quận 12 có cơ sở hạ tầng thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội Quận 12 có
sông Sài Gòn bao bọc, phía đông là đường giao thông thủy quan trọng. Với những
thuận lợi này tạo cho Quận 12 có điều kiện tốt để bố trí các khu dân cư, khu công
nghiệp, thương mại – dịch vụ – du lịch để đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, phát triển
kinh tế – xã hội, hướng tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa.


2.2. Điều kiện xã hội
2.2.1. Tổ chức hành chính
Quận 12 được thành lập vào ngày 01/ 4/ 1997 theo Nghị định số 03/CP ngày
06/01/1997 của Chính Phủ trên cơ sở toàn bộ diện tích các xã Thạnh Lộc, An Phú
Đông , Tân Thới Hiệp, Đông Hưng Thuận, Tân Thới Nhất và một phần xã Tân
Chánh Hiệp, một phần xã Trung Mỹ Tây thuộc huyện Hóc Môn trước đây. Hiện
nay Quận 12 gồm 11 phường. Bao gồm 49 khu phố và trong năm 2006 quận có
26/49 khu phố đạt tiêu chuẩn khu phố văn hóa. Với qui mô và mật độ dân số như
sau.
Bảng 2.1: Mật Độ Dân Số Quận 12 (tính đến tháng 12/2006)

STT

Tên đơn vị hành chính

Diện tích tự

Dân số TB

Mật độ

Nhiên (km2)

(người)

(người/km2)

1

Đông Hưng Thuận

2,31

32805

14201

2

Tân Hưng Thuận


2,05

25189

12287

3

Tân Thới Nhất

3,99

35562

8913

4

Trung Mỹ Tây

2,71

31906

11773

5

Tân Chánh Hiệp


4,21

38933

9248

6

Hiệp Thành

5,42

40977

7560

7

Tân Thới Hiệp

2,62

30033

11463

8

Thới An


5,18

19597

3783

9

Thạnh Xuân

9,68

20857

2155

10

Thạnh Lộc

5,83

20413

3501

11

An Phú Đông


8,82

17927

2033

Tổng cộng

52,75

314199

5956


Nguồn tin: Phòng thống kê Quận 12
2.2.2 Giáo dục, y tế .
Giáo dục:
Theo tinh thần nghị quyết đại hội Đảng bộ quận 12 nhiệm kỳ III đề ra mục
tiêu: Chuẩn hóa - hiện đại hóa - xã hội hóa. Năm 2006, ngành giáo dục quận liên
kết đào tạo với các trường: Sư phạm, Công nghệ thực phẩm, Trung tâm hướng
nghiệp dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên đa dạng hóa các loại hình đào
tạo tại các trung tâm học tập cộng đồng ở các phường góp phần nâng cao mặt bằng
dân trí.
Tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2005 – 2006 và triển khai phương hướng
nhiệm vụ năm học 2006 – 2007 với chủ đề “Sống có trách nhiệm”, năm học mới có
100% học sinh 6 tuổi vào học lớp 1, 100% học sinh bậc tiểu học đã hoàn thành
chương trình tiểu học vào học lớp 6 ở các trường công lập quận 12 và 100% học sinh
lớp 9 được công nhận tốt nghiệp. Tính đến nay có 14 trường công lập và 55 trường,
nhóm, lớp ngoài công lập. Tiểu học có 16 trường , 08 trường tổ chức 100% học sinh

học 2 buổi / ngày, Trung học cơ sở có 9 trường trong đó 46,62% học sinh học 2 buổi/
ngày. Trung học phổ thông có 03 trường. Thực hiện tuyển sinh vào các lớp tăng
cường tiếng Anh theo chỉ đạo của sở Giáo dục ở trường THCS Trung mỹ Tây 2 (01
lớp 6 có 38 học sinh) và tiểu học Đông Hưng Thuận 2 (02 lớp 1, có 70 học sinh ) và
y tế học đường năm học 2005 – 2006 đạt loại tốt .
Về công tác phổ cập giáo dục: Ngành giáo dục quận được thành phố công
nhận hoàn thành công tác phổ cập giáo dục bậc trung học trên địa bàn quận năm
2005 tại quyết định số 2785/ QĐ – UBND ngày 19/06/2006.
Sức khỏe - Y teá


Khám chữa bệnh 493.778 lượt người, đạt 123% so với chỉ tiêu năm 2006,
điều trị bệnh ngoại trú cho 6.259 người , đạt 104% so với chỉ tiêu năm 2006, Nội trú
2.074 trường hợp đạt 52% Khám chữa bệnh miễn phí cho 26.819 trẻ dưới 6 tuổi,
trong đó điều trị nội trú 1.393 trường hợp .
Trung tâm y tế phối hợp với Quản lý thị trường, Công an, Trạm thú y, tổ chức
kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại 94 cơ sở gồm: các bếp ăn tập thể, các cơ sở
chế biến thực phẩm , cửa hàng ăn uống …
Tình hình dịch cúm gia cầm H5N1, tuy không xảy ra trên địa bàn quận nhưng
trước tình hình diễn biến dịch tại các tỉnh lân cận , Trung tâm y tế quận có kế hoạch
phân công cho các đơn vị: Bệnh viện trung tâm y tế, Đội y tế dự phòng, Trạm y tế
10 phường (riêng phường Tân hưng Thuận chưa có trạm Y tế, do mới tách ra từ
phường Đông hưng Thuận) thực hiện công tác phòng chống dịch và xử lý khi có dịch
bệnh xảy ra. Đặc biệt làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân không
nuôi gia cầm và không sử dụng sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
2.2.3 Văn hóa
Trung tâm văn hóa quận 12 được thành lập theo quyết định số: 3638/QĐ –
UB ngày 16/07/ 1997 của Chủ tịch UNBD Thành phố.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được quan tâm
đẩy mạnh, trong đó: Thành phố công nhận 35/48 khu phố văn hóa, 03 đơn vị văn

hóa, 01 công sở “Văn minh – Sạch đẹp – An toàn”, 10 hộ gia đình văn hóa, 20
gương “Người tốt việc tốt” và tiếp tục triển khai kế hoạch xây dựng “Đơn vị văn
hóa, công sở văn minh – Sạch đẹp – An toàn” năm 2007.
Tình hình tôn giáo trên địa bàn quận cơ bản ổn định, các sinh hoạt diễn ra
theo nghi lễ thuần tuý của các tôn giáo, đúng quy định pháp luật.
2.3. Điều kiện kinh teá


2.3.1. Cơ cấu kinh tế ngành
Tính trên toàn địa bàn thì cơ cấu kinh tế của quận là Công nghiệp - Thương
mại – Dịch vụ – Nông nghiệp. Năm 2006 với công nghiệp chiếm 41,37%. Thương
mại – dịch vụ chiếm 56,77%. Sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm chỉ còn 1,86%.
Bảng 2.2: Cơ Cấu Kinh Tế các Ngành Do Quận 12 Quản Lý từ Năm 2001 –
2006
Ngành

2001

2002

2003

2004

2005

ĐVT : %
2006

CN – TTCN


40,23

40,08

40,12

41,55

41,65

41,37

Thương mại – DV

55,2

56,01

56,54

55,78

56,16

56,77

Nông nghiệp

4,57


3,91

3,34

2,67

2,19

1,86

Tổng cộng

100

100

100

100

100

100

Nguồn tin: Phòng thống kê quận 12
Biểu đồ 2.1: Cơ Cấu Kinh Tế trên Địa Bàn Quận 12 Năm 2001 - 2006

Nguồn tin: Phòng thống kê Quận 12



Qua cơ cấu kinh tế trên ta thấy: Ngành nông nghiệp đang bị thu hẹp dần,
trong khi thương mại - dịch vụ ngày càng mở rộng. Nhìn chung từ năm 2001 – 2006,
thương mại – dịch vụ đang dần thay thế cho các ngành công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp và nông nghiệp. Năm 2006 ngành thương mại – dịch vụ chiếm tỷ trọng cao
nhất là 56,77%, ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chiếm 41,37%, nông
nghiệp chiếm 1,86%.
2.3.2. Sản xuất công nghiệp – TTCN
Hiện nay trên địa bàn Quận 12 có trên 300 doanh nghiệp, công ty và 1.500 cơ
sở sản xuất công nghiệp – TTCN, giải quyết việc làm cho trên 10.000 lao động. Chủ
yếu tập trung cho ngành dệt, may và sản xuất thực phẩm đồ uống. . .
Bảng 2.3: Giá Trị Sản Xuất Công Nghiệp từ Năm 2001 đến 2006
ĐVT: Tỷ đồng
Chia Theo

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

Thành phần

2001


2002

2003

2004

2005

2006

Hợp tác xã

2,070

0

0

0

0

0

0

0

0


79,345

96,472

115,288

473,789

541,702

640,971

739,550

869,472

1.016,850

DNTN

25,641

47,870

59,977

73,983

94,241


111,782

Cơ sở cá thể

67,616

77,083

89,140

103,408

117,399

136,559

569,116

666,655

790,088

996,286 1.177,0584

1.380,479

Cty cổ phần
Cty TNHH


Tổng cộng

Nguồn tin: Phòng thống kê quận 12
Giá trị sản xuất công nghiệp – TTCN năm 2006 đạt 1.380,479 tỷ đồng, tăng
17,23% so với năm 2005. Giá trị sản xuất tăng so với năm 2005, tập trung ở các
ngành chủ yếu sau:


+ Ngành sản xuất thực phẩm đồ uống: đạt 178,041 tỷ đồng, tăng 18,61% sản
phẩm chủ yếu là mì ăn liền, bún, cá sò xuất khẩu.
+ Ngành Dệt: đạt 424,381 tỷ đồng tăng, 17,28% sản phẩm chủ yếu là vải, sợi
các loại.
+ Ngành May: đạt 314,560 tỷ đồng tăng, 19,52% sản phẩm chủ yếu là quần
áo các loại giày thể thao, valy túi xách xuất khẩu .
+ Ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại: đạt 217,492 tỉ đồng, tăng 17,87% so
với năm 2005, sản phẩm chủ yếu là tole kim loại, ống thép.
2.3.3 Sản xuất nông nghiệp
Quận 12 đang trên đà đô thị hóa. Diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn quận
hiện còn trên 1.000 ha, chiếm khoản 19 % tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó tập
trung ở 03 phường Thạnh Xuân, Thạnh Lộc, An phú Đông là những phường còn
nhiều đất nông nghiệp để sản xuất, canh tác (trồng kiển, nuôi cá sấu, cá cảnh. . .)
Các phường còn lại tuy còn số lượng diện tích đất nông nghiệp ít nhưng đã duy trì
hoạt động chăn nuôi bò sữa, heo . . . Kết quả đạt được giá trị sản xuất nông nghiệp
qua 05 năm (2001 – 2006) nhö sau:


Bảng 2.4: Giá Trị Sản Xuất Nông Nghiệp từ Năm 2001 đến 2006
ĐVT: Tỷ đồng
Năm


Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Trồng trọt

24,635

23,022

19,355


16,037

13,887

13,012

Chăn nuôi

37,195

38,946

43,938

45,130

45,088

45,710

Nuôi trồng TS

1,090

1,200

951

960


970

1,243

Dịch vụ NN

1,710

1,800

1,630

1,860

2,050

2,132

Tổng cộng

64,630

64,968

65,874

63,987

61,995


62,097

Phân loại

Nguồn tin: Phòng thống kê quận 12
Gía trị sản xuất nông nghiệp năm 2006 đạt 62,097 tỉ đồng, tăng 0,16% so với
năm 2005. Trong đó :
- Giá trị dịch vụ nông nghiệp đạt 2,132 tỷ đồng, tăng 4% so năm 2005 gồm
dịch vụ chăm sóc cây kiểng, vật nuôi, vắt sữa bò. . .
- Giá trị nuôi trồng thủy sản cũng tăng lên, đạt 1,243 tỷ đồng, tăng 28,14% so
với năm 2005. Chủ yếu là nuôi cá kiểng, ba ba, cá sấu. Thời gian gần đây loại hình
nuôi cá kiểng đã được mở rộng đã xuất khẩu ra nước ngoài như cá đóa, tai tượng, cá
Ông tiên. . .
- Giá trị trồng trọt đạt 13,012 tỷ đồng, giảm 6,3% so với năm 2005. Giá trị
trồng trọt tập trung ở các loại cây: Rau các loại, ngâu, lài, hoa cây kiểng . . .Do diện
tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp dần do tốc độ đô thị hóa nhanh, một số
hộ nông dân đã chuyển đổi ngành nghề sang buôn bán hoặc làm dịch vụ.
- Giá trị chăn nuôi: ước đạt 45,710 tỷ đồng, so với năm 2005 tăng 1,38%.
Chủ yếu là đàn bò sửa, heo…
2.3.4 Thương mại – dịch vụ


Tính đến năm 2006 trên toàn quận 12 có 460 doanh nghiệp và trên 10.000 hộ
cá thể hoạt động trong lónh vực thương mại – dịch vụ với tổng vốn đăng ký là 526,3
tỷ đồng. Về hệ thống chợ, hiện có 13 chợ hoạt động ở các phường. Kết quả đạt
được giá trị ngành thương mại - dịch vụ qua 05 năm (2001 – 2006) như sau :
Bảng 2.5: Thương Mại - Dịch Vụ từ Năm 2001 đến 2006
ĐVT: Tỷ đồng
Thành phần


Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

KT

2001

2002

2003

2004

2005

2006

4,832

5,412


6,609

7,011

8,099

9,368

Ngoaiø quốc doanh

776,157

926,470

1.106,798

1.330,546

1.579,679

1.884,588

Tổng cộng

780,989

931,882

1.113,407


1.337,557

1.587,778

1.893,956

Quốc doanh

Nguồn tin: phòng thống kê quận 12
Tổng mức hàng hóa bán ra và doanh thu dịch vụ thực hiện năm 2006 đạt
1.893,956 tỉ đồng, tăng 19,24% so với năm 2005 trong đó.
-

Ngành thương mại: Tổng hàng hóa bán ra thực hiện năm 2006 đạt

1.532,117 tỷ đồng, tăng 18,43% so với năm 2005, tăng chủ yếu ở các ngành hàng
nông sản thực phẩm, kinh doanh sắt thép, xăng dầu, cao su nhựa, vật liệu xây dựng.
- Ngành dịch vụ: Doanh thu dịch vụ thực hiện năm 2006 đạt 361.839 tỷ
đồng, tăng 23,04% so với năm 2005, do tốc độ đô thị hóa và đời sống kinh tế xã hội
ngày càng phát triển nên một số ngành dịch vụ tăng lên nhất là ngành dịch vụ hoa
kiểng, dịch vụ Internet, dịch vụ khách sạn, nhà trọ, khám chữa bệnh, cà phê giãi
khát…

2.4. Cơ sở hạ tầng
2.4.1. Hệ thống giao thông – vận tải


×