Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN VỐN RỪNG PHÒNG HỘ VÙNG ĐỒI NÚI HUYỆN TỊNH BIÊN TỈNH AN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (620.39 KB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ
VÀ PHÁT TRIỂN VỐN RỪNG PHÒNG HỘ VÙNG ĐỒI NÚI
HUYỆN TỊNH BIÊN - TỈNH AN GIANG

PHẠM THỊ THÙY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ
VÀ PHÁT TRIỂN VỐN RỪNG PHÒNG HỘ VÙNG ĐỒI NÚI
HUYỆN TỊNH BIÊN - TỈNH AN GIANG

PHẠM THỊ THÙY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNG KINH TẾ NÔNG LÂM



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2007
Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhân khoá luận “Khảo Sát Thực Trạng
Công Tác Quản Lí Bảo Vệ và Phát Triển Vốn Rừng Phòng Hộ Vùng Đồi Núi Huyện
Tịnh Biên, Tỉnh An Giang” do Phạm Thị Thùy, sinh viên khoá 29, nghành Kinh Tế
Nông Lâm đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

LÊ QUANG THÔNG
Người hướng dẫn

Ngày

tháng

năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký Hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Ngày

tháng

năm

tháng


năm


LỜI CẢM TẠ
Con xin thành kính cám ơn Cha Mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng con khôn lớn và
tạo mọi điều kiện cho con được ăn học nên người như ngày hôm nay.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến thầy Lê Quang Thông - giảng viên
Khoa Kinh Tế - Trường Đại học Nông Lâm đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình
làm bài luận văn tốt nghiệp này.
Đồng kính Ban Gíam hiệu Trường Đại học Nông Lâm cùng thầy cô Khoa Kinh
Tế đã hướng dẫn dậy bảo em trong suốt những năm còn ngồi trên giảng đường đại
học.
Chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, cùng toàn thể nhân viên của Hạt Kiểm lâm
huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành tốt bài luận
văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến anh chị của tôi và bạn bè đã động viên, giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình thực tập này.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 06 năm 2007
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị thùy


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

vii


Danh mục các bảng biểu

viii

Danh mục các hình

x

Danh mục phụ lục

xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu.

3

1.3. Phạm vi nghiên cứu.

3

1.4. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng công tác quản lý bảo vệ và phát
triển vốn rừng.


3

1.5. Sơ lược cấu trúc của luận văn

4

CHƯƠNG 2.TỔNG QUAN

6

2.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Tịnh Biên.

6

2.1.1 Điều kiện tự nhiên.

6

2.1.2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội.

9

2.1.3 Tình hình chung khu vực đồi núi.

10

2.2. Hiện trạng tài nguyên rừng và thảm thực vật.

11


2.3. Tình hình hoạt động của Hạt Kiểm lâm trong những năm qua.

12

2.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của Hạt Kiểm lâm.

12

2.3.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật của Hạt Kiểm Lâm.

15

2.3.3. Cơ cấu lao động.

16

2.4. Nhận xét.

17

2.4.1 Thuận lợi.

17

2.4.1 Khó khăn.

17

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận.

19
19

3.1.1. Tầm quan trọng của việc quản lý và phát triển vốn rừng
Phòng hộ vùng đồi núi.

20
v


3.1.2. Mối quan hệ giữa rừng và hoạt động sinh kế của người dân

21

3.1.3. Chính sách của Nhà nước về công tác quản lý bảo vệ rừng

22

3.2. Phương pháp nghiên cứu.

23

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu.

23

3.2.1. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu.


23

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

24

4.1. Đặc điểm của công tác QLBV rừng ở địa bàn huyện Tịnh Biên
tỉnh An Giang.

24

4.1.1. Các biện pháp quản lý bảo vệ rừng mà Hạt Kiểm Lâm đã áp dụng 24
4.1.2. Tình hình phòng chống cháy rừng

26

4.1.3. Công tác giao khoán quản lí bảo vệ rừng

31

4.2. Phân tích hiệu quả của công tác quản lý bảo vệ rừng

38

4.2.1. Hiện trạng đất đai tài nguyên rừng

38

4.2.2. Số lượng các vụ vi phạm cháy rừng


44

4.2.3. Diễn biến các vụ vi phạm tài nguyên rừng

47

4.2.4. Tình hình đời sống của hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng

48

4.2.5. Nguồn vốn đầu tư cho trồng rừng

51

4.3. các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý
4.3.1. Của Ban Quản Lý

52
52

4.3.2. Các nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến chất lượng
quản lý rừng

55

4.3.3.Chính sách của nhà nước

60

4.4. Một số giải pháp tăng cường hiệu quả của công tác quản lý


62

4.4.1. Đối với Hạt Kiểm Lâm

62

4.4.2. Đối với cộng đồng dân cư

63

4.4.3. Kiến nghị về chính sách của nhà nước

66

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

68

5.1. Kết luận

68

5.2. Kiến nghị

69

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vi



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PCCCR

Phòng Cháy Chữa Cháy rừng

QLBV

Quản Lí Bảo Vệ

CT

Chương Trình

ĐVT

Đơn Vị Tính

CMN

Cây Mọc Nhanh

CLN

Cây Lâu Năm

CĂQ

Cây Ăn Quả


NN & PTNT

Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thông

STT

Số Thứ Tự

DT

Diện Tích

TC-HC

Tổ Chức Hành Chính

PCTT

Pháp Chế Thanh Tra

KH

Kế Hoạch

QLBVR

Quản lí Bảo Vệ Rừng

ĐH


Đại Học



Cao Đẳng

KL

Khối Lượng

UBND

Uỷ Ban Nhân Dân

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Thành Phần Đất Đai Vùng Đồi Núi Huyện Tịnh Biên

7

Bảng 2.2. Tình Hình Dân Cư Lao Động Của Huyện Tịnh Biên

9

Bảng 2.3. Thống Kê Diện Tích Rừng Trồng Theo Loại Cây - Năm Tuổi


11

Bảng 2.4. Tổ Chức Nhân Sự Hạt Kiểm Lâm

14

Bảng 2.5. Cơ Sở Vật Chất Kĩ Thuật Của Hạt Kiểm lâm

15

Bảng 2.6. Cơ Cấu Lao Động của Hạt Kiểm Lâm

16

Bảng 4.1. Vùng Trọng Điểm Cháy

27

Bảng 4.2. Bố Trí Lực Lượng Tuần Tra

28

Bảng 4.3. Các Biện Pháp Kĩ Thuật Để Phòng Chống Cháy Rừng

30

Bảng 4.4. Phân Bố Diện Tích Cho Các Hộ Nhận Khoán QLBV Rừng

34


Bảng 4.5. Tình Hình Sản Xuất Của Những Hộ Nhận Khoán

35

Bảng 4.6. Đánh Giá Chất Lượng Rừng Trồng Sau 5 Năm Giao Khoán

36

Bảng 4.7. Tổng Hợp Diện Tích Rừng Huyện Tịnh Biên

38

Bảng 4.8. Tổng Hợp Diện Tích Trồng Rừng

39

Bảng 4.9. Đáng Giá Kết Quả Trồng Rừng Qua Các năm

40

Bảng 4.10. Số Lượng Cây Giống Được Gieo Ươm Trong Năm 2005-2006

41

Bảng 4.11. Trữ Lượng Rừng Trồng Và Dự Kiến Khối Lượng Tỉa Thưa

42

Bảng 4.12. Khối Lượng Gỗ Đã Tỉa Thưa Qua Các Năm


43

Bảng 4.13. Các Vụ Vi Phạm Cháy Rừng Qua Các Năm

44

Bảng 4.14. Kết Quả Thực Hiện Công Tác PCCCR Năm 2005 – 2006

46

Bảng 4.15. Các Vụ Vi Phạm Tài Nguyên Rừng

47

Bảng 4.16. Tổng Hợp Thu Nhập Của Hộ Trồng Rừng

49

Bảng 4.17. Dự Toán Vốn Đầu Tư Trồng Rừng Qua Các Năm

51

Bảng 4.18. Các Phương Tiện Dụng Cụ PCCCR Của Hạt Kiểm Lâm Tịnh Biên 53
Bảng 4.19. Cơ Cấu Lao Động Của Hạt Kiểm lâm

53

Bảng 4.20. Tình Hình Văn Hoá Các Nhân Khẩu Của Hộ Dân Được Điều Tra

56


Bảng 4.21. Tình Hình Thu Nhập Của Hộ Dân Nhận Khoán

57

viii


Bảng 4.22. Danh Sách Điều Tra Cơ Sở Xẻ-Gia Công-Kinh Doanh Gỗ Lâm Sản

59

Bảng 4.23. Định Mức Hỗ Trợ Của Nhà Nước Cho Công Tác Trồng Rừng
Và Chăm Sóc Rừng

61

Bảng 4.24. Trang Thiết Bị Cần Bổ Sung Thêm Phục Vụ Cho Công Tác QLBV
Rừng

62

Bảng 4.25. Nhu Cầu Vay Vốn Của Các Hộ Điều Tra Năm 2006

63

Bảng 4.26. Chi Phí Chăn Nuôi Bình Quân Một Con Bò Sinh Sản

65


Bảng 4.27. Hiệu Quả Kinh Tế Của Chăn Nuôi Bò

65

Bảng 4.28. Chi Phí Đầu Tư Chăn Nuôi Gà

66

Bảng 4.29. Hiệu Quả Kinh Tế Của Việc Nuôi Gà

66

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Hạt Kiểm lâm

13

Hình 4.1. Biểu Đồ về Sự Diễn Biến Các Vụ Vi Phạm Cháy Rừng

45

Hình 4.2. Biểu Đồ về Sự Diễn Biến Các Vụ Vi Phạm Tài Nguyên Rừng

48

Hình 4.3. Biểu Đồ Thu Nhập từ Hộ Trồng Rừng


50

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi điều tra cho những hộ nhận khoán bảo vệ rừng.

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Rừng là một tài nguyên vô cùng quan trọng, bảo vệ rừng cũng chính là bảo vệ
bản thân con người, ngược lại tàn phá rừng là tự thiêu chính mình. Trong giai đoạn
phát triển kinh tế ngày nay. Đặc biệt là trong xu hướng toàn cầu và hội nhập kinh tế
quốc tế thì các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm đến nguồn tài nguyên thiên
nhiên trong nước cũng như khu vực. Trong đó việc bảo vệ tài tài nguyên rừng là vấn
đề cấp bách mang tính thời sự. Cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác ngoài
việc cung cấp nguyên liệu cho sản xuất nó còn có giá trị rất lớn đối với đời sống con
người. Nó là một bộ phận quan trọng của của môi trường sống, là lá phổi xanh của
nhân loại, rừng chống lũ lụt, chống sói mòn rửa trôi, điều hoà khí hậu bảo vệ môi
trường trong sạch…
Vì vậy việc bảo vệ và phát triển vốn rừng là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
trong quá trình phát triển và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh
tế bền vững, việc trồng rừng là vấn đề cấp bách đối với toàn xã hội nói chung.
Huyện Tịnh Biên – tỉnh An Giang có tổng diện tích đất đồi núi tự nhiên khoảng


8.675,86 ha là tuyến biên giới phòng thủ phía Tây nam của Tổ quốc, có vai trò khá
quan trọng trong việc điều hoà khí hậu và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái cho một
tiểu vùng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đặc biệt nay là nơi có nhiều di tích lịch sử
nên hàng năm thu hút rất nhiều du khách đến thăm quan gồm cả du khách trong và
ngoài nước. Trước kia toàn bộ vùng đồi núi nơi đây được che phủ bởi khu rừng nhiệt
đới. Theo thời gian, do chiến tranh kéo dài cung với những tác động thiếu ý thức của
con người làm cho thảm thực vật nơi đây bị tàn phá nặng nề, chỉ còn lại một diện tích
rất nhỏ rừng tái sinh, các loài thú bị tiêu diệt gần như hoàn toàn. Chính vì những
nguyên nhân đó làm cho môi trường sinh thái ngày càng xấu đi: đất đai bị thoái hoá
nghiêm trọng, nguồn nước ngầm bị cạn kiệt… làm cho đời sống của người dân trong


vùng hết sức khó khăn do đất đai bị thu hẹp, thiếu gỗ, thiếu củi, thiếu nước, thiếu
lương thực để ăn…
Nhận thức được trách nhiệm nặng nề đó, Đảng và Nhà Nước ta từ Trung ương
đến địa phương đã không ngừng tập trung chỉ đạo các ban nghành, vận động toàn dân
thực hiện việc quản lý, bảo vệ rừng, trồng mới, tái sinh rừng để làm tăng vốn rừng và
tăng độ che phủ của rừng. Để đảm bảo thực hiện khôi phục rừng phòng hộ đồi núi
Tịnh Biên nghành kiểm lâm Tỉnh An Giang đã thực hiện các chương trình 327,
chương trình 661 (trồng mới 5 triệu ha rừng trên toàn quốc) của Thủ Tướng Chính Phủ
nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Ngoài ra nhằm thực hiện tốt hơn nữa việc bảo
vệ và phát triển vốn rừng Chính Phủ đã ban hành Nghị định 02 và Quyết đinh 202 của
chính phủ về việc giao đất khoán rừng cho hộ dân. Đây là giải pháp có ý nghĩa quan
trọng trong việc giao đất khoán rừng cho hộ gia đình để quản lý và sản xuất.
Song song với việc phát triển vốn rừng các cấp lãnh đạo còn chú trọng đến đời
sống của người dân. Chương trình phát triển nông thôn ra đời và từng bước được thực
hiện với việc tạo công ăn việc, làm tăng thu nhập cho người dân nông thôn và đưa đời
sống của người dân đi vào ổn định, đặc biệt là người dân sống nhờ vào nghề rừng.
Tuy nhiên qua điều tra thực tế tại vùng đồi núi huyện Tịnh Biên ta thấy diện

tích rừng ngày càng bị thu hẹp do tình trạng phá rừng trái phép vẫn xảy ra,việc khai
thác gỗ củi và lâm sản còn bừa bãi, đầu tư trồng rừng mới, khoanh nuôi bảo vệ rừng
còn hạn chế và thiếu tập trung. Đã vậy việc dân số gia tăng cũng kéo theo nhiều nhu
cầu đất ở, đất canh tác, loại lâm sản phục vụ cho đời sống từ đó dẫn đến nan du canh
du cư …làm cho tấm lá chắn vốn đã bị thủng nay càng bị thủng thêm. Ngoài ra hiện
nay sự ra đời của nhiều nhà máy gỗ là một ưu điểm tốt của nghành lâm nghiệp, tuy
nhiên nó làm cho nhu cầu về gỗ, củi, lâm sản phục vụ cho sản xuất, phục vụ cho nhu
cậu xây dựng cơ bản của đời sông xã hội ngày càng tăng, trong khi đó trữ lượng rừng
ngày càng bị giảm sút. Bởi vậy giữa cung và cầu có sự mâu thuẫn với nhau gây mất
cân đối nghiêm trọng đối với rừng để lại hậu quả không lường cho nền kinh tế, cho
môi sinh, môi trường và cho cộng đồng dân cư. Đó cũng chính la mối đe dọa nếu
chúng ta khai thác chế biến gỗ mà không đi đôi với việc tái tạo và bảo vệ rừng.
Xuất phát từ thực tế trên, nhằm đánh giá các biện pháp mà Hạt Kiểm Lâm áp
dụng có phù hợp với tình hình thực tế của địa phương hay không, việc bảo vệ và phát
2


triển vốn rừng phòng hộ huyện Tịnh Biên có được thực hiện tốt hay không, được sự
đông ý của cấp quản lý nghành lâm nghiệp tỉnh An Giang và quý thầy cô khoa kinh tế
đặc biệt là sự hướng dẫn của TS.Lê Quang Thông (giảng viên Khoa Kinh tế Trường
Đại học Nông Lâm, Thành Phồ Hồ Chí Minh), chúng tôi đề xuất nghiên cứu đề tài:“
Khảo sát thực trạng công tác quản lý bảo vệ và phát triển vốn rừng phòng hộ vùng đồi
núi huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang”
Tuy nhiên do thời gian thực tập có hạn và kiến thức chuyên môn còn hạn chế
nên việc thiếu sót là không thể tránh khỏi. Kính mong các cấp quản lí và quý thầy cô
tận tình giúp đỡ và đóng góp ý kiến.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát thực trạng tài nguyên rừng
Đánh giá công tác quản lý bảo vệ và phát triển vốn rừng của Hạt Kiểm Lâm
huyện Tịnh Biên trong những năm qua.

Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý, bảo vệ, phát triển vốn
rừng nhằm đạt mục tiêu bảo vệ có hiệu quả tài nguyên rừng trong tương lai.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Không gian:
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn thuộc quyền quản lý của Hạt
Kiểm Lâm huyện Tịnh Biên cùng với sự gíúp đỡ của các phòng, ban chuyên môn
nghiệp vụ và các cơ sở trực thuộc dưới sự quản lý của Hạt Kiểm Lâm. Đối tượng
là những hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng và toàn bộ hoạt động quản lý rừng của
Hạt Kiểm Lâm huyện Tịnh Biên
Thời gian: Đề tài được thực hiện từ 26/3/2007 đến 23/6/2007
1.4. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng công tác quản lí bảo vệ và phát triển
vốn rừng.
Diện tích rừng: Biến động về diện tích rừng (rừng tự nhiên, rừng trồng,
trữ lượng rừng).
Dựa vào nguồn số liệu mà Hạt Kiểm lâm cung cấp xem xét nếu việc trồng
rừng có đạt chỉ tiêu như kế hoạch đề ra không, nếu đạt chỉ tiêu đề ra thì công tác
trồng rừng đạt hiệu quả góp phần quan trọng trong việc phát triển vốn rừng phòng
hộ vùng đồi núi.
3


Diễn biến các vụ cháy rừng: Dựa vào nguồn số liệu về diễn biến các vụ
cháy rừng qua các năm mà Hạt Kiểm lâm đã cung cấp để đánh giá chất lượng
công tác quản lí. Nếu các vụ cháy rừng là giảm qua các năm chứng tỏ chất lượng
công tác quản lí trong những năm qua trên địa bàn là đạt hiệu quả cần phát huy
hơn nữa.
Diễn biến các vụ vi phạm tài nguyên rừng: Xã hội ngày càng phát triển
việc buôn bán gỗ, mua bán động vật hoang dã ngày càng tinh vi. Vì vậy nếu các
vụ vi phạm tài nguyên rừng trên địa bàn Hạt Kiểm lâm quản lí giảm dần qua các
năm chứng tỏ chất lượng công tác quản lí trên địa bàn là tốt.

Thu nhập của hộ trồng rừng: Dựa vào thiết kế dự toán trồng rừng, nếu
kết quả điều tra cho thấy mức thu nhập của hộ trồng rừng cao thì họ sẽ ít vào rừng
khai thác tài nguyên rừng hơn. Công tác quản lí bảo vệ rừng sẽ được đảm bảo hơn
trước.
Nguồn thu nhập của hộ trồng rừng: Qua kết quả điều tra nếu những hộ
trồng rừng có nguồn thu nhập chủ yếu từ rừng sẽ gây khó khăn cho công tác quản lí.
Thu nhập = Doanh thu – (chi phí vật chất + chi phí lao động)
Lợi nhuận = Thu nhập – chi phí lao động nhà
1.5. Sơ lược cấu trúc của luận văn
Chương 1. Đặt vấn đề
Nêu lý do chọn đề tài nghiên cứu, vạch rõ những mục tiêu nghiên cứu cần đạt được.
Chương 2. Tổng quan
Khái quát điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Tịnh Biên.
Hiện trạng tài nguyên rừng và thảm thực vật trên địa bàn Hạt Kiểm lâm quản lý.
Tình hình hoạt động của Hạt Kiểm lâm trong những năm qua.
Chương 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Khái niệm rừng phòng hộ.
Nêu tầm quan trọng của việc quản lý và phát triển vốn rừng phòng hộ vùng đồi
núi huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang.
Mối quan hệ giữa rừng và hoạt động sinh kế của người dân.
Chương 4. Kết qủa nghiên cứu và thảo luận

4


Tìm hiểu công tác QLBV của Hạt Kiểm Lâm trong những năm qua.Từ đó đánh
giá được những thuận lợi và tồn tại trong công tác quản lý bảo vệ rừng.
Phân tích hiệu qủa của công tác quản lý trên địa bàn nghiên cứu.
Tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến chât lượng của công tác quản lý.
Đề ra những giải pháp cho việc hoàn thiện công tác quản lý, bảo vệ, phát triển

vốn rừng vùng đồi núi huyện Tịnh Biên.
Phần 5. Kết luận và kiến nghị
Từ khảo sát thực tế để đưa ra những kiến nghị lên cấp trên những vấn đề hỗ trợ
nhằm giúp cho Hạt Kiểm Lâm thực hiện tốt hơn trong công tác QLBV rừng phòng hộ
huyện Tịnh Biên.

5


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của huyện Tịnh Biên.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí - Diện tích
Huyện Tịnh Biên là một huyện miền núi, nằm ở biên giới phía Tây nam tỉnh An
Giang. Tổng diện tích tự nhiên là 33.744 ha (trong đó, đất lâm nghiệp là 8.675,86 ha
chiếm 25,71% tổng diện tích tự nhiên), có chiều dài biên giới giáp Campuchia 19 km
(gồm các xã Nhơn Hưng, An Phú, thị trấn Tịnh Biên và xã An Nông). Trung tâm
huyện cách tỉnh lỵ An Giang 70 km (tính theo đường quốc lộ 91).
+ Phía Đông giáp thị xã Châu Đốc.
+ Phía Tây Nam giáp huyện Tri Tôn.
+ Phía Bắc giáp Campuchia với đường Biên giới Việt Nam – Campuchia dài
18,56 km.
Diện tích đất lâm nghiệp gồm có 8675,86 ha. Trong đó:
+ Đất đồi núi: 7.577,72 ha chiếm 87,33% diện tích đất lâm nghiệp.
+ Đất đồng bằng: 1098,14 ha chiếm 12,65% diện tích đất lâm nghiệp.
b) Địa hình - Địa thế
Địa hình phức tạp chia làm 2 dạng:
+Vùng đồi núi: Khu vực rừng chăm sóc phân bố từ độ cao 30 m – 700 m,.

độ dốc biến động từ 20o – 45o.
+Vùng chân núi: Địa hình tương đối bằng phằng, độ dốc biến động từ 5o – 45o.
Đồi núi huyện Tịnh Biên nối liền giữa vùng đồng bằng rộng lớn. Bao gồm các
núi: Núi Cấm, Núi Dài Nhỏ, Núi Két, Núi Phú Cường, Núi Phú Cường Nhỏ, Núi Bà
Đội, Núi Cậu, Núi Đất, Núi Rô, Núi Trà Sư, Núi Bà Vải, Núi Bà Đắc, Núi Đất.


Các núi đều có đá lộ đầu (đá gốc) gồ ghề chiếm khoảng 50% diện tích. Độ dốc
thường từ 250 - 350, chỉ ở ven chân và các đỉnh đồi rộng liên kết tạo thành các cao
nguyên nhỏ tương đối bằng phẳng.
c) Địa chất - thổ nhưỡng
Nền vật chất (đá mẹ) là đất mắc ma axit (Granit) kỹ Triat chiếm đại bộ phận và
đá mắc ma kiềm chiếm phần nhỏ, tạo ra các loại đất sau:
Đất Siferalit xám và xám vàng trên mắc ma axit: tầng đất sâu, trung bình và
nông, nhiều đá lộ đầu, thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng mùn - dinh dưỡng nghèo và
trung bình.
- Đất đỏ nâu trên mắc ma kiềm: thành phân cơ giới năng lượng mùn và dinh
dưỡng trung bình.
- Đất vàng đỏ trên hỗn hợp đá mẹ mắc ma kiềm và axit: tính chất trung gian của
hai loại trên.
Nhìn chung, các loại đất trên đều nghèo dinh dưỡng.
Bảng 2.1. Thành Phần Đất Đai Vùng Đồi Núi Huyện Tịnh Biên
Độ cao
Tương
đối

Độ
dốc

Đá mẹ


Độ sâu

Loại đất

AB

Thành
phần
Cơ giới

% đá

Xói

nổi

mòn

128

30-45

Granit

Sif.xám vàng

TB

Cát pha


50-75

TB

30-217

30-45

Granit

Sif.xám vàng

TB-dày

Cát pha

30-40

TB

30-285

20-30

Sif.vàng,vàng đỏ

TB-dày

20-50


TB

10

0-20

Granit

Sif.vàng nhạt

TB-dày

Cát pha

0

TB

40-200

0-40

Granit

Sif.xám vàng

TB

Cát pha


0-30

TB

523-696

10-30

Granit

Sif.vàng,vàng đỏ

TB-dày

Cát pha

30-50

TB

100-300

30-35

Granit

Sif.xám vàng

TB-dày


Cát pha

<50

TB

200

30-35

Granit

Sif.xám vàng

TB-dày

Cát pha

50

TB

150

20-25

Granit

Sif.xám vàng


TB-dày

Thịt pha

25

TB

140-300

25-40

Granit

Sif.xám vàng

TB-dày

Thịt,cát pha

25-35

TB

M.ma
K+A

Thịt,cát
pha


Nguồn tin: Hạt Kiểm lâm huyện Tịnh Biên năm 2006

7


d) Khí hậu – Thủy văn
- Khí hậu:
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 270 C – 280 C, những tháng có
nhiệt độ thấp nhất là 180C và cao nhất là 38,30C.
Lượng mưa: Khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai
mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa nắng. Lượng mưa phân bố đều trong năm, trùng với mùa
nước lũ có lượng mưa nhiều nhất (vào tháng 7-8-9-10) mùa mưa bắt đầu từ tháng năm
đến tháng 11 chiếm 90 % tổng lượng mưa hàng năm, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4
năm sau, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.297 mm, lượng mưa cao nhất là
1.560 mm, lượng mưa thấp nhất 960 mm.
Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí thay đổi theo mùa mưa, độ ẩm lớn nhất
89% (vào tháng 9) độ ẩm bình quân ở mùa mưa 80%, độ ẩm thấp nhất là mùa khô
(tháng 2 và tháng 3) khoảng 75%, độ ẩm trung bình mùa khô là 76%, thời gian này
các loại cỏ sinh trưởng kém và khô héo nhanh nên dễ xảy ra cháy rừng.
Lượng mưa bốc hơi bình quân: Tổng lượng bốc hơi 1.312 mm, gây khô hạn
kéo dài. Tháng có lượng bốc hơi lớn nhất (tháng 3 và tháng 4) xấp xỉ hai lần tháng có
lượng bốc hơi nhỏ nhất vào tháng 9.
Lượng bốc hơi mùa mưa và mùa khô không chênh lệch nhiều đặc điểm này đặt ra
vấn đề khôi phục và bảo vệ rừng che phủ đất, có tác dụng điều hòa độ ẩm giữa hai mùa.
Chế độ gió: Hướng gió thịnh hành vào mùa nắng là gió Đông Bắc va hướng gió
thịnh hành vào mùa mưa là gióTây Nam.
+ Gió mùa Tây nam từ tháng 05 đến tháng11 mang nhiều hơi nước là hướng
gió chính của mùa mưa.
+ Gió mùa Đông bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Tốc độ gió bình quân 1,56 m/s, tốc độ gió lớn nhất là 2,6 m/s.
- Thủy văn:
Vùng đồi núi huyện Tịnh Biên có hai hồ nước, gồm hồ OTƯKSA rộng 20 ha
có dung tích chứa 37.500 m3, nguồn nước cung cấp chủ yếu là suối Tiên, suối
OTƯKSA của núi Cấm vào mùa mưa; hồ còn lại có tên là hồ cây Đuốc, dung tích
chứa 2000 m3, nguồn nước cung cấp là mạch nước ngầm.

8


2.1.2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội
a) Tình hình dân số
Bảng 2.2. Tình Hình Dân Cư Lao Động của Huyện Tịnh Biên
Hạng mục

ĐVT

Số lượng

Cơ cấu(%)

Tổng số nhân khẩu

Người

109.601

100

Hộ


23.830

Người/hộ

4,6

Nam

Người

53.611

48,90

Nữ

Người

55.990

51,10

Thành thị

Người

24.442

22,30


Nông thôn

Người

85.159

77,70

Dân tộc Kinh

Người

73.528

67,10

Dân tộc Khơme

Người

35.582

32,50

Dân tộc Hoa

Người

491


0,40

Số hộ
Trung bình người/hộ
Phân theo giới tính

Phân theo khu vực

Phân theo thành phần dân tộc

Nguồn tin: Phòng thống kê huyện Tịnh Biên năm 2006
Trên địa bàn Hạt Kiểm Lâm quản lý hiện có 23.830 hộ với 109.601 nhân khẩu,
trung bình có 4,6 người/hộ. Trong đó đồng bào dân tộc Khơme là 35.582 người chiếm
32,5%, dân tộc Hoa là 491 người chiếm 0,4%, còn lại là dân tộc Kinh 73.528 người
chiếm 67,1%.
Thành phần giới tính trong huyện tương đối ổn đinh trong đó 53.611 người là
nam chiếm 48,9%, 55.990 người là nữ chiếm 51,1%.
Do huyện Tịnh Biên là một huyện miền núi nên đa số người dân sống ở nông
thôn 85.159 người chiếm 77,7% cao hơn so với dân sống ở thành thị chỉ có 24.442
người chiếm 22,3%.
b) Tình hình giao thông
Quốc lộ 91 đi qua địa bàn huyện với chiều dài 13 km, đây là quốc lộ quan
trọng, là trục giao thương Việt Nam – Campuchia nhằm mở rộng quan hệ các nước
trong khối ASEAN, ngoài ra còn có tỉnh lộ 948 với chiều dài 19,8 km. Các tuyến này
9


đều được tráng nhựa. Lộ giao thông nông thôn kéo dài từ huyện đến 10 xã và 03 thị
trấn với tổng chiều dài 183,4 km, gồm có 73,2 km tráng nhựa, 62,5 km đường xô bồ

và 47,5 km đường đất mới đào đắp. Đây là mạng lưới giao thông xuyên suốt đáp ứng
yêu cầu của nhân dân.
c) Y tế - Giáo dục
Trong toàn huyện có: 04 Trường mẫu giáo, 55 trường Tiểu học, 11 trường Phổ
Thông Cơ Sở, Trường Phổ Thông Cơ Sở được phân bố tại 04 xã trung tâm: Thị trấn
Nhà Bàng, thị trấn Tịnh Biên, Thị trấn Chi Lăng, xã An Hảo. Ngoài ra huyện Tịnh
Biên còn xậy dựng được 13 trạm xá, 02 bệnh viện khu vực và 01 trung tâm y tế với
200 các bộ y tế, trong đó có 33 bác sỹ.
d) Tình hình an ninh trật tự
Tình hình an ninh trật tự của Hạt Kiểm Lâm Tịnh Biên tương đối ổn định.
Thành phần dân tộc ở đây gồm người Kinh, người Hoa, người Khơ me, tuy nhiên
người dân có ý thức đoàn kết, không xảy ra tình trạng phân biệt đối xử, người dân có
tinh thần tự giác trong xây dựng an ninh trật tự, xây dựng đời sống văn hóa.
Mỗi trạm đều có lực lượng giữ gìn an ninh trật tự do một số người dân đảm
nhân, thêm vào đó nhợ sự quản lý, tinh thần trách nhiềm cao của cán bộ Hạt Kiểm
Lâm nên các mâu thuẫn đều được giải quyết một cách tốt đẹp.
2.1.3. Tình hình chung khu vực đồi núi
Điều kiện đồi núi: Dân cư sống rải rác thiếu tập trung, chỉ tập hợp sống theo
từng cụm. Đa phần người dân sống tại các xã lân cận, chỉ đến đất rừng làm lương rẫy
trong mùa mưa. Dân cư sống chủ yếu nhờ vào thu hoạch rẫy và gánh sản phẩm từ trên
núi xuống triền để trao đổi mua bán, một số ít hộ sống dựa vào phục vụ khách du lich.
Điều kiện ven chân núi: Đa phần là người Khơme, sống tập chung theo
phum,sóc. Họ chủ yếu làm lúa ruộng trên kết hợp sản xuất hoa màu ngắn ngày trên
núi và chăn nuôi bò.
Diện tích của từng hộ canh tác biến động từ 0.1 ha đến 2 ha.

10


2.2. Hiện trạng tài nguyên rừng và thảm thực vật

Tổng diện tích đất rừng đồi núi và đồng bằng do Hạt Kiểm Lâm quản lý là
8.676 ha, trong đó diện tích đất giao khoán cho cá nhân và hộ gia đình quản lý bảo vệ
là 6.054 ha rừng phòng hộ. Trong đó:
Diện tích đất có rừng :

6.307 ha.

- Rừng trồng:

6.055 ha.

- Rừng tự nhiên khoanh nuôi:

252 ha.

Bảng 2.3. Thống Kê Diện Tích Rừng Trồng Theo Loại Cây - Năm Tuổi
Năm
STT thực

Tổng cộng

Diện tích rừng trồng theo loại cây (ha)

(ha)

hiện
CMN CLN CLN/VĂQ CMN/CĂQ CMN+CLN

Khoanh
nuôi


1

1991

2

1992 13

2

1

99

114

3

1993

8

13

7

163

192


4

1994 22

10

33

58

123

5

1995 11

42

67

6

1996 54

119

179

88


440

7

1997 12

338

94

77

521

8

1998 83

342

38

398

9

1999

196


381

84

688

107

386

10 2000

11

Tràm

1

26

816

103

828

224

149


1.010

7

10

262

11 2001 43

14

166

12 2002

38

56

5

106

13 2003 222

212

301


734

14 2004 89

106

31

31

256

8

223

15 2005 102

1

63

129

295

16 2006 76

38


32

20

166

1.975

872

Tổng

776 127

1.489

252

816

6.307

Nguồn tin: Hạt Kiểm lâm huyện Tịnh Biên năm 2006
11


Qua kết quả điều tra cho thấy từ năm 1991 đến năm 2006 Hạt Kiểm lâm đã
trồng được 6.307 ha rừng. Năm 1991 Hạt Kiểm lâm trồng được 817 ha rừng tràm
nhưng từ năm 1992 đến năm 2006 không trồng rừng tràm là do diện tích rừng tràm

này đã thuộc khu bảo tồn cảnh quan thiên nhiên rừng Trà Sư, chỉ được trồng thêm
rừng tràm khi có diện tích đất quy hoạch. Ngoài ra, từ năm 1991 đến năm 1994 Nhà
nước ta chỉ chú trọng đến công tác trồng rừng nên không có diện tích đất khoanh nuôi
nên diện tích rừng khoanh nuôi không có. Năm 1995, trong quá trình điều tra thực tế
trên diện tích rừng mà Hạt Kiểm lâm đang quản lí có rất nhiều cây bản địa vì vậy diện
tích này đã được đo đạc và đưa vào diện tích rừng được khoanh nuôi bảo vệ, cụ thể
năm 1995 diện tích khoanh nuôi là 103 ha, năm 1998 khoanh nuôi 149 ha. Bên cạnh
đó, từ năm 1991 đến năm 1995 do Nhà nước chỉ chú trọng đến công tác trồng rừng mà
không chú trọng đến đời sống của người dân nhiều nên diện tích CMN/CĂQ không
có, nhưng từ năm 1996 diện tích CMN/CĂQ là 179 ha do Nhà Nước có chính sách
trồng thêm cây ăn quả nhằm mục đích nâng cao mức sống của người dân.
Tổng hợp diện tích rừng trồng từ năm1991 đến năm 2006 bao gồm:
Diện tích cây mọc nhanh là 776 ha gồm các loại cây: Keo lai, Keo lai tượng,
Bạch đàn…
Diện tích cây lâu năm là 127 ha gồm: Sao, xá cừ, dó bầu…
Diện tích CLN/VCĂQ là 1.975 ha: Cây lâu năm trồng xen vào vườn cây ăn
quả. VD: trồng hai hàng xoài trồng một hàng sao.
Diện tích CMN/CĂQ là 872 ha: Cây mọc nhanh trồng cùng lúc với cây ăn quả.
Diện tích CMN+CLN là 1.489 ha: Cây mọc nhanh và cây lâu năm trồng cùng
một lúc. VD: Cây keo lá tràm và muồng đen.
2.3. Tình hình hoạt động của Hạt Kiểm lâm trong những năm qua.
2.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của Hạt Kiểm lâm
Với quan điểm gọn nhẹ, năng động, hiệu quả và tất cả tập chung cho công tác
trồng quản lý bảo vệ rừng nên trong cơ cấu tổ chức của Hạt Kiểm lâm, Các phòng ban
cố gắng giảm thiểu số lượng CBCNV gián tiếp, chủ yếu đưa về cơ sở để trực tiếp
quản lý và bảo vệ rừng. Đồng thời trong từng thời điểm cụ thể, Hạt Kiểm lâm sẽ bố
trí, sắp xếp, điều tiết cán bộ cơ cấu nguồn nhân lực phù hợp giữa các phòng ban, bộ
phận, giữa trực tiếp và gián tiếp làm sao cho công tác quản lý đạt hiệu quả cao nhất.
12



Hình 2.1: Sơ Đồ Bộ Máy Quản Lý của Hạt Kiểm Lâm
HẠT KIỂM LÂM TỊNH BIÊN
(Lãnh đạo: 2 người)

TCHC – TÀI VỤ
QLBVR (3 người)

TRẠM
NHÀ
(4
người)
BÀNG (4 người)

PCTT – CƠ ĐỘNG
(1 người)

TRẠM AN CƯ
(4 người)

KH – QLBVR
(2 người)

TRẠM THALOK
(3 người)

TRẠM NÚI
CẤM (5 người)

KĨ THUẬT VIÊN LÂM NGHIỆP XÃ

(8 người)
Nguồn tin: Điều tra tổng hợp
Tổ chức bộ máy quản lý Hạt Kiểm lâm Tịnh Biên, gồm:
Văn phòng Hạt với các bộ phận: Hành chính - Kế toán; Quản lý bảo vệ rừng;
Pháp chế-Thanh tra-Cơ động.
Các trạm Kiểm lâm trực thuộc Hạt, gồm 04 Trạm, quản lý địa bàn theo từng khu vực.
Lâm nghiệp xã: Mỗi Lâm nghiêp xã phụ trách địa bàn 01 xã theo sự phân công.
Cụ thể:
Văn phòng hạt:

08 người.

Trạm Kiểm lâm Núi cấm:

05 người.

Trạm Kiểm lâm An Cư:

04 người.

Trạm Kiểm lâm Nhà Bàng: 04 người.
Trạm Kiểm lâm Thalok :

03 người.

Lâm nghiệp xã:

08 người.
13



 Nhiệm vụ và quyền hạn của Hạt Kiểm lâm Tinh Biên:
Tham mưu giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xây dựng các văn bản
quy phạm pháp luật chuyên nghành về bảo vệ và phát triển rừng, quản lý lâm sản trên
địa bàn; huy động các đơn vị vũ trang, lực lượng, phương tiện khác của các đơn vị, cá
nhân đóng trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn, ứng cứu những vụ cháy rừng và những
vụ phá rừng nghiêm trọng trong những tình huống cần thiết và cấp bách.
Phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan, các đơn vị thuộc lực lượng vũ
trang, lực lượng bảo vệ của chủ rừng, thực hiện bảo vệ rừng trên địa bàn.
Hàng năm, xây dựng thiết kế – dự toán trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, bảo vệ
động vật rừng và đất lâm nghiệp.
Chịu trách nhiệm theo dõi và cấp phát nguồn vốn đầu tư hỗ trợ chương trình
661 cho người dân miến núi tại địa phương.
Theo dõi tình hình diễn biến rừng, phòng trừ sâu bệnh hại rừng, sinh trưởng
rừng và lập phương án PCCCR.
Tổ chức và thúc đẩy thực hiện sản xuất nông lâm kết hợp trên đất phòng hộ
thông qua việc thực hiện các giải pháp giao khoán đất rừng tới hộ dân.
 Tổ chức nhân sự Hạt Kiểm Lâm:
Bảng 2.4. Tổ Chức Nhân Sự Hạt Kiểm lâm
Lao động

Số lượng

Cơ cấu (%)

Lãnh đạo

2

6,25


Tổ chức hành chánh

3

9,38

Quản lý bảo vệ rừng

2

6,25

Pháp chế thanh tra, cơ động

1

3,10

Trạm Kiểm Lâm An Cư

4

12,50

Trạm Kiểm Lâm núi cấm

5

15,63


Trạm Kiểm Lâm Thalok

3

9,38

Trạm Kiểm Lâm Nhà Bàng

4

12,5

Kĩ Thuật Viên Lâm Nghiệp Xã

8

25,00

Tổng số nhân sự

32

100
Nguồn tin: Kết quả điều tra

14



×