Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Giá trị của nitric oxide hơi thở ra trong phân bậc và xếp loại mức kiểm soát hen theo GINA ở bệnh nhân hen tại thành phố hồ chí minh tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (777.2 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
------------------------NGUYỄN NHƯ VINH

GIÁ TRỊ CỦA NITRIC OXIDE HƠI THỞ RA
TRONG PHÂN BẬC VÀ XẾP LOẠI MỨC
KIỂM SOÁT HEN THEO GINA Ở BỆNH
NHÂN HEN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Lao
Mã số: 62720150
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

TP. Hồ Chí Minh, năm 2019


Công trình được hoàn thành tại:
Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Trần Văn Ngọc
2. PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Ba

Phản biện 1: ………………………………………
Phản biện 2 …………………………………………
Phản biện 3: ………………………………………
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận
án cấp trường họp tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí


Minh vào hồi
giờ
ngày tháng
năm

Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. HCM
- Thư viện Đại học Y Dược TP. HCM


1

GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. Đặt vấn đề
Hen là một bệnh viêm mạn tính của đường hô hấp chưa thể chữa khỏi
nhưng có thể kiểm soát (KS) được. Mặc dù có nhiều tiến bộ trong chẩn
đoán và điều trị nhưng tỷ lệ hen được KS tốt hiện nay vẫn còn rất thấp.
Một trong những nguyên nhân của tình trạng KS hen kém này là chiến
lược điều trị hen theo hướng dẫn hiện hành chưa được hoàn chỉnh. Các
hướng dẫn quản lý hen trong nước và quốc tế hiện nay đang sử dụng mô
hình quản lý hen dựa vào mức KS hen mà mức KS này được đánh giá
dựa vào lời khai của bệnh nhân về triệu chứng và ảnh hưởng của hen lên
sinh hoạt của họ trong 4 tuần vừa qua. Cách đánh giá này mang tính chủ
quan nên có thể dẫn đến những sai lầm trong việc theo dõi và điều trị. Để
có một cách đánh giá khách quan hơn, nhiều tác giả đã đề xuất mô hình
quản lý hen dựa vào các chất chỉ điểm mức độ viêm của đường hô hấp
với lý luận rằng điều trị bệnh hen bằng thuốc kháng viêm corticoid sẽ
chính xác hơn nếu dựa vào các chất chỉ điểm viêm này. Nồng độ (hay
phân suất) nitric oxide trong hơi thở ra - FeNO (Fractional exhaled nitric

oxide) - là chỉ số rất đáng tin cậy để làm chất chỉ điểm viêm của đường
hô hấp trong hen và do xét nghiệm này đơn giản, không xâm lấn nên đã
được nhiều hiệp hội chuyên ngành trên thế giới đề nghị sử dụng trong
quản lý hen. Nhiều thử nghiệm lâm sàng đã được tiến hành và đã ghi nhận
rằng quản lý hen dựa vào FeNO hoặc kết hợp với FeNO cho kết quả tốt
hơn mô hình quản lý hiện tại. Với tình hình KS hen không được tốt và xu
hướng sử dụng FeNO ngày càng phổ biến ở Việt Nam hiện nay, việc tìm
hiểu đặc điểm của FeNO ở bệnh nhân hen tại nước ta là nhu cầu cấp bách.
Để có cơ sở áp dụng FeNO trong quản lý hen, các mối liên quan giữa chất
chỉ điểm viêm này với độ nặng và mức KS hen cần phải được đánh giá vì


2

2 tiêu chí này (độ nặng và mức KS hen) vẫn đang được áp dụng trong mô
hình quản lý hen hiện tại. Đây cũng chính là lý do chúng tôi tiến hành
thực hiện nghiên cứu (n/c) này với các mục tiêu như sau:
(1). Mô tả đặc điểm FeNO của dân số n/c và xác định mối liên quan giữa
FeNO với các đặc điểm của bệnh nhân bao gồm điểm số ACT và hô
hấp ký.
(2). Xác định mối liên quan giữa FeNO và độ nặng của hen theo cách xếp
loại của GINA 2017.
(3). Xác định mối liên quan giữa FeNO với các mức KS hen theo GINA
2017 và theo ACT.
(4). Xác định điểm cắt của FeNO để phân biệt hen KS tốt và hen không
KS theo GINA 2017.
(5). Kiểm định lại giá trị của các điểm cắt ở mục tiêu 4 trong lần thăm
khám thứ 2.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay tình trạng KS hen tại Việt Nam còn rất kém, do vậy để có

thể nâng cao mức KS hen cho bệnh nhân thì bên cạnh việc tăng cường
các biện pháp nhằm giúp bệnh nhân có thể tiếp cận dễ dàng với các thuốc
điều trị hen, biết cách sử dụng đúng kỹ thuật các loại thuốc hít và tuân thủ
tốt điều trị thì việc đổi mới cách tiếp cận quản lý hen dựa vào các chất chỉ
điểm viêm của đường hô hấp như FeNO là rất cần thiết. Tuy nhiên, để có
thể áp dụng FeNO trong quản lý hen thì điều cần thiết trước tiên là phải
xác định xem FeNO có liên quan đến độ nặng hay mức KS hen hay không
đồng thời phải biết các điểm cắt để xác định hen đã được KS tốt hay chưa
được KS nhằm thay đổi điều trị. Chính vì vậy đề tài này có tính cấp thiết
rất cao vì có thể tìm ra được các bằng chứng cơ sở để có thể áp dụng
FeNO vào mô hình quản lý hen tại Việt Nam.


3

3. Những đóng góp mới của luận án
Điểm mới của n/c là xác định được FeNO có liên quan đến mức KS
hen nhưng không liên quan đến độ nặng của hen. Điểm cắt để xác định
hen KS tốt theo GINA là FeNO<25 ppb và điểm cắt để xác định hen
chưa KS theo GINA là FeNO>50 ppb. Hai điểm cắt này trùng với 2 giá
trị để xác định ngưỡng FeNO thấp (<25 ppb) và cao (>50 ppb) của hội
Lồng Ngực Hoa Kỳ (ATS). Kết quả này gợi ý rằng các giá trị ngưỡng
của FeNO được khuyến cáo từ ATS có thể áp dụng được cho bệnh nhân
Việt Nam. Điều này rất quan trọng vì nhiều n/c trước đây cho rằng
ngưỡng FeNO của các dân tộc châu Á thường cao hơn của các sắc dân
khác nên hướng dẫn của ATS khó có thể áp dụng vào Việt Nam.
4. Bố cục của luận án
Luận án gồm 129 trang với đặt vấn đề 4 trang, tổng quan tài liệu 38
trang, đối tượng và phương pháp n/c 24 trang, kết quả n/c 30 trang, bàn
luận 31 trang, kết luận 2 trang và kiến nghị 1 trang. Luận án có 31 bảng,

14 biểu đồ, 10 hình, 1 sơ đồ và 9 phụ lục.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI TIỆU
1.1 Tình hình kiểm soát hen hiện nay
Mặc dù có rất nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị nhưng tình
hình KS hen hiện nay tại nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam
không được như mong đợi. Rất nhiều n/c tại Việt Nam cho thấy thực trạng
KS hen đáng báo động với tỷ lệ bệnh nhân có hen được KS tốt chỉ khoảng
từ 1% đến 40% tùy n/c.
1.2 Cơ sở của việc sử dụng FeNO trong quản lý bệnh hen
1.2.1 Sinh tổng hợp và vai trò của nitric oxide (NO) trong cơ thể


4

Trong cơ thể NO được tổng hợp từ L-arginine bởi các men tổng
hợp NO (NO synthases-NOS). Có 2 nhóm men NOS chính là NOS cơ
hữu (constitutive NOS - cNOS) là thành phần thiết yếu của nhiều loại tế
bào và NOS cảm ứng (inducible NOS-iNOS) chỉ được tạo ra khi bị kích
thích bởi tình trạng viêm nhiễm. Các men cNOS gần như hiện diện liên
tục và giữ các vai trò sinh lý cơ bản ở phổi còn men iNOS bình thường
không hiện diện và chỉ xuất hiện khi có các hiện tượng viêm trong đường
hô hấp như trong các trường hợp nhiễm trùng hay viêm mạn tính như
trong hen.
1.2.2 FeNO là một chỉ điểm viêm trong hen
Hen là bệnh lý viêm mạn tính đường thở và quá trình viêm này
hiện diện ngay trong các trường hợp nhẹ hay kể cả ở những người được
xem là lui bệnh. Khi người bệnh hen tiếp xúc với các dị nguyên, nhiều cơ
chế xuất hiện trong đó có liên quan đến các yếu tố tiền viêm làm gia tăng
đáng kể các men iNOS và các men này kích hoạt sản xuất ra rất nhiều
NO. Khí NO sau đó sẽ hiện diện trong hơi thở ra và có thể đo được bằng

một số phương pháp. Trên cơ sở đó, FeNO cao thường phản ánh tình trạng
viêm (cấp tính hoặc mạn tính) trong đường thở của bệnh nhân hen.
1.3 Tại sao cần dùng FeNO trong quản lý hen?
Tình hình KS hen rất kém hiện nay một phần có thể do mô hình quản
lý hen chưa được hoàn chỉnh. Mô hình quản lý hiện tại như của GINA
dựa vào mức KS hen chủ yếu dựa vào các lời khai của các bệnh nhân về
tần suất triệu chứng và ảnh hưởng của hen lên sinh hoạt của họ. Điều này
có thể dẫn đến những sai lầm chủ quan do người bệnh không nhớ đúng
tần suất triệu chứng cũng như mức độ tác động của hen lên sinh hoạt tùy
thuộc rất lớn vào cảm nhận của từng người. Do vậy nếu có một xét nghiệm


5

khách quan hơn để có thể chỉ dẫn cho các quyết định lâm sàng trong quản
lý hen thì kết quả sẽ tốt hơn và điều này đã được chứng minh qua một số
n/c. FeNO là một xét nghiệm khách quan có nhiều ưu điểm trong thực
hành lâm sàng nên việc sử dụng xét nghiệm này trong quản lý hen là một
cách tiếp cận hợp lý.
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Khung khái niệm và hướng nghiên cứu
Các khái niệm về bệnh hen, cơ chế bệnh sinh và cách quản lý hen
cũng như hướng của nghiên cứu được tóm tắt ở sơ đồ 1. Trong sơ đồ này
co thắt phế quản và viêm là cơ chế bệnh sinh chính của hen trong đó viêm
giữ vai trò nền tảng. Nếu tình trạng viêm này không được khống chế một
cách hiệu quả, nhiều biến cố ngắn hạn như cơn hen cấp và tử vong hay
các biến cố dài hạn như tắc nghẽn đường dẫn khí cố định có thể xảy ra.
Với cách điều trị cổ điển, bệnh nhân chỉ được xử lý cắt cơn khi vào
đợt cấp mà không được điều trị KS hen lâu dài với corticoid dạng hít
(ICS) nên hầu như bệnh hen hoàn toàn không được KS. Cách quản lý hen

hiện tại theo GINA có nhiều tiến bộ hơn khi ICS được sử dụng thường
xuyên để KS hen nên có thể khống chế được nền viêm. Tuy nhiên cách
quản lý hen này không sử dụng chất chỉ điểm viêm nên không chắc có
KS nền viêm tốt nhất chưa và có thể có các sai lầm chủ quan như vừa
trình bày. Để giúp KS hen tốt hơn nữa, xu hướng quản lý hen hiện nay là
sử dụng các chất chỉ điểm viêm để tham khảo trong các quyết định lựa
chọn điều trị hay tăng giảm mức điều trị. Cách này đã được chứng minh
là có hiệu quả trong một số đối tượng. Để làm tiền đề cho việc sử dụng
FeNO trong quản lý hen thì vai trò, giá trị các điểm cắt và mối liên quan
giữa FeNO với độ nặng cũng như mức KS hen cần được xác định và đây
cũng chính là mục đích n/c của luận án này.


2006-2017

2001-2005

Xác định mối liên quan giữa FeNO và 3 mức kiểm soát hen theo GINA,
xác định các điểm cắt để nhận biết hen kiểm soát tốt hay không kiểm
soát và kiểm định lại các điểm cắt qua 2 lần thăm khám.

Xác định mối liên quan giữa FeNO và các bậc hen theo GINA (có so
sánh với nhóm không hen và hen đã ngưng điều trị làm các nhóm đối
chứng)

6


7


2.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Có 3 nhóm đối tượng n/c được thu thập trong từ 3/2015 đến 3/2017 tại
bệnh viện Đại Học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh (BV.ĐHYD Tp.HCM).
- Nhóm bệnh nhân hen đang điều trị (ĐĐT): ≥18 tuổi, được chẩn đoán
hen theo tiêu chuẩn của GINA ít nhất 6 và được quản lý hồ sơ tại
BV.ĐHYD Tp.HCM. Loại ra những người bị nhập viện vì bệnh hen hay
nhiễm trùng hô hấp trong vòng 1 tháng trước n/c, có bệnh hô hấp khác
và/hoặc có biến dạng lồng ngực, đang hút thuốc lá hay đã từng hút thuốc
lá trên 10 gói-năm.
- Nhóm người hen đã ngưng điều trị (NĐT): ≥18 tuổi lọc từ danh sách
bệnh nhân hen đã được theo dõi điều trị ít nhất 2 năm và đã ngưng điều
trị ít nhất 6 tháng được quản lý tại BV.ĐHYD Tp.HCM. Loại ra những
người có sử dụng corticoid trong vòng 3 tháng trước nghiên cứu.
- Nhóm người bình thường (NBT): ≥18 tuổi đi kiểm tra sức khỏe tổng
quát tại BV.ĐHYD Tp.HCM (lấy từ một n/c khác của cùng tác giả). Loại
ra những bệnh nhân được xác định có bệnh hô hấp, không thể đo FeNO,
đang hút thuốc lá.
2.3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU:
Thiết kế: Mô tả cắt ngang có phân tích.
Cỡ mẫu: (a) cỡ mẫu để xác định mối liên quan giữa FeNO với độ nặng
hay với mức KS hen: cần 15 người mỗi nhóm so sánh để đủ điều kiện sử
dụng phép kiểm so sánh trung bình (ANOVA). Với 3 nhóm so sánh trong
1 phép kiểm (3 mức độ nặng và 3 mức KS hen) thì cỡ mẫu cần ít nhất 45
người (với điều kiện mỗi nhóm phải có ít nhất 15 người). (b) cỡ mẫu để
FeNO có thể phát hiện hen không KS theo GINA với độ đặc hiệu 80% là
246 (274 với ước tính mất dữ liệu 10%) (công thức n= z2p(1-p)/d2 với n


8


= cỡ mẫu cần có, z = 1,96 với độ tin cậy 95%, p = tỷ lệ ước tính bằng với
độ đặc hiệu mong đợi, d = sai số chấp nhận được = 0,05). (c) để kiểm
định lại các điểm cắt vừa tìm thấy ở mục tiêu 4, do nguồn lực hạn chế nên
chúng tôi sẽ chỉ đo lại 100 bệnh nhân ở lần khám 2 cách lần khám đầu 36 tháng. Trong n/c này có 278 bệnh nhân hen đang trị, 20 bệnh nhân hen
đã ngưng trị và 30 người bình thường được đưa vào phân tích.
2.4 THU THẬP SỐ LIỆU
2.4.1 Đo FeNO
Máy đo điện hóa cầm tay hiệu Niox Mino của hãng Aerocrine (Solna,
Thụy Điển) do chính hãng này tài trợ. Việc tiến hành đo FeNO tuân thủ
theo tiêu chuẩn đo FeNO của ERS/ATS năm 2005.
2.4.2 Đo hô hấp ký
Máy đo hô hấp ký Koko của Hoa Kỳ (nSpire Health, Longmont CO
80501, USA). Tiến hành đo và phân tích kết quả theo hướng dẫn của
ATS/ERS 2005.
2.5 XỬ LÝ SỐ LIỆU
N/c này sử dụng phần mềm IBM SPSS®phiên bản 22.0 (Windows) để
phân tích tất cả các dữ liệu ngoại trừ phân tích ROC được áp dụng với
phần mềm XLSTAT for excel phiên bản 2017.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm dân số nghiên cứu
3.1.1 Dân số nghiên cứu
Phụ nữ chiếm gần 70% cả ở nhóm ĐĐT và nhóm NĐT. Tuổi trung
bình của cả 2 nhóm khoảng 40 tuổi. Bệnh nhân ĐĐT chủ yếu đến từ các


9

tỉnh khác ngoài Tp. Hồ Chí Minh. Đa phần phụ nữ làm công việc nội trợ
còn đa phần nam giới giữ công việc buôn bán hay nhân viên văn phòng.
3.1.2 Đặc điểm bệnh hen của dân số nghiên cứu

3.1.2.1 Thời gian mắc hen
Thời gian mắc bệnh hen trung bình ở nhóm ĐĐT là 10 năm (± 15
năm). Có 43 bệnh nhân (15%) mắc hen từ nhỏ. Trong số 20 bệnh nhân
hen NĐT thì thời gian mắc hen trung bình là 12 năm (± 13 năm).
3.1.2.2 Các yếu tố khởi phát cơn hen
Có 38% bệnh nhân không có các yếu tố khởi phát cơn hen. Yếu tố
khởi phát thường gặp nhất là sự thay đổi thời tiết, nhiễm siêu vi đường hô
hấp và tiếp xúc với khói thuốc lá.
3.1.2.3 Tiền căn bản thân, gia đình và tình trạng hút thuốc lá
Có 24% bệnh nhân ĐĐT có tiền căn bản thân bị dị ứng trong đó viêm
mũi dị ứng chiếm hàng đầu (50%). Có 30% bệnh nhân ĐĐT có tiền căn
gia đình bị hen và thành viên bị nhiều nhất là mẹ.
3.1.2.4 Triệu chứng và dấu hiệu thăm khám lâm sàng
Có 66% bệnh nhân ĐĐT có triệu chứng hô hấp trong đó ho là chính
và hầu hết bệnh nhân không có biểu hiện bất thường qua thăm khám lâm
sàng. Tất cả các bệnh nhân NĐT đều không có dấu hiệu lâm sàng bất
thường và chỉ có 1 người (5%) trong nhóm này có triệu chứng ho hơn 2
lần trong 1 tuần khi thăm khám và được xếp loại KS hen một phần.
3.1.2.5 Thuốc và bước điều trị theo GINA hiện đang sử dụng của
bệnh nhân
Có 14% bệnh nhân ĐĐT sử dụng ICS hoặc montelukast hoặc cả hai,
32% ICS/LABA, 45% ICS/LABA+ montelukast và 9% không tuân thủ
điều trị. Tất cả các bệnh nhân NĐT đều không dùng thuốc KS hen. Tỷ lệ


10

bệnh nhân ĐĐT có các mức điều trị theo 5 bước điều trị của GINA là 0%
bước 1, 22% bước 2, 32% bước 3, 46% bước 4 và 0% bước 5.
3.1.2.6 Độ nặng của hen

Có 12% bệnh nhân bị hen nhẹ, 17% trung bình và 45% nặng theo
GINA 2017. Ngoài ra có 27% bệnh nhân chưa thể xếp loại độ nặng.
3.1.2.7 Mức kiểm soát hen
Tỷ lệ KS hen ở nhóm ĐĐT là 55% KS tốt, 29% KS một phần và 16%
không KS. Tỷ lệ này ở nhóm NĐT lần lượt là 95%, 5% và 0%.
3.1.3 Đặc điểm ACT của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Điểm ACT trung bình của nhóm ĐĐT là 20,2 (±4,2) điểm, điểm số
ACT trung bình của nhóm NĐT là 23,1 (± 2,0) điểm và sự khác biệt giữa
2 điểm số trung bình này là có ý nghĩa thống kê (p = 0,029).
3.1.4 Đặc điểm FeNO trong dân số nghiên cứu
Trung bình FeNO ( SD) của nhóm bệnh nhân ĐĐT là 30,6 ppb
(24,4). So với mức trung bình của NBT là 15,7 ppb (±5,5) hay mức trung
bình của nhóm NĐT là 20,3 ppb (11) thì FeNO ở người ĐĐT cao hơn
có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Nếu xếp loại theo hội lồng ngực Hoa Kỳ
thành 3 mức thấp (<25 ppb), trung bình (25-50 ppb) và cao (>50 ppb) thì
tỷ lệ phần trăm từng nhóm ở bệnh nhân ĐĐT lần lượt là 51%, 32% và
17%. Tỷ lệ này ở nhóm bệnh nhân NĐT là 70%, 30% và 0% còn ở NBT
là 93%; 7% và 0%. Trong số 30 NBT chỉ có 2 người có FeNO là 25 ppb
và không có trường hợp nào có FeNO>25 ppb.
3.1.5 Liên quan giữa FeNO với các đặc điểm của bệnh nhân
- FeNO hầu như không khác biệt giữa các bệnh nhân có các đặc điểm
dịch tễ và lâm sàng khác nhau trừ nhóm tuổi.


11

Hệ số tương quan Spearman rho và giá trị p giữa FeNO với %FVC,

-


%FEV1, FEV1/FVC, %PEF và %FEF25-75 lần lượt là -0,023 (p=
0,350), -0,187 (p=0,001), -0,172 (p=0,002), -0,120 (p=0,022) và 0,259 (p=0,001). Ngoài FVC không có tương quan với FeNO (p=
0,350) các chỉ số còn lại đều có tương quan yếu và ngịch với FeNO.
FeNO có tương quan nghịch (mức độ yếu) với điểm số ACT với hệ

-

số tương quan Spearman’s rho=-0,163 (p=0,003).

Người
bình
thường

Hen ngưng Hen nhẹ
đ i ề u t r ị

35.8

29.2

31.1

23.1

20.3

Liên quan giữa FeNO và độ nặng của hen theo GINA

15.7


FeNO trung bình (ppb)

3.1.6

H e n t r u n g H e n n ặ n g
bình

Hen chưa
x ế p l o ạ i

Các nhóm đối tượng hen khác nhau và người bình thường

Biểu đồ 3.1 So sánh FeNO trung bình giữa các bệnh nhân ĐĐT có
độ nặng hen khác nhau, bệnh nhân NĐT và NBT
Không có sự khác biệt FeNO trung bình của 3 nhóm có độ nặng khác
nhau (p1=0,30) hay 4 nhóm bao gồm cả nhóm chưa thể xếp loại (p2=0,08).
FeNO trung bình ở hen nhẹ không khác biệt với tất cả các nhóm khác kể
cả NBT và nhóm NĐT (tất cả p>0,05). FeNO ở nhóm hen NĐT không
khác biệt với các nhóm khác ngoại trừ nhóm chưa xếp loại (p=0,005).
FeNO ở nhóm NBT gần giống nhóm hen nhẹ và nhóm hen NĐT và thấp
hơn các nhóm còn lại.


12

31.5

26.4

27


44.5

Kiểm soát hen theo ACT

25.7

20.3

15.7

FeNO trung bình (ppb)

Kiểm soát hen theo GINA

56

3.1.7 Liên quan giữa FeNO và mức độ kiểm soát hen

Người bình Hen ngưng Kiểm soát Kiểm soát
không
thường
đ i ề u t r ị
tốt
1 phần
kiểm soát
Các nhóm đối tượng hen khác nhau và người bình thường

Biểu đồ 3.12 So sánh FeNO trung bình giữa các bệnh nhân ĐĐT có
mức kiểm soát hen khác nhau, bệnh nhân NĐT và NBT

Có sự khác biệt FeNO giữa các nhóm bệnh nhân có KS hen khác nhau
theo GINA và theo ACT (p<0,001). FeNO trung bình ở nhóm hen KS tốt
theo GINA và theo ACT mặc dù không khác FeNO trung bình của nhóm
hen ngưng điều trị (p=0,499 và p=0,209) nhưng cao hơn có ý nghĩa so với
nhóm người bình thường (p<0,001 và p<0,001). Nhóm có hen không KS
theo GINA hay theo ACT có FeNO cao hơn có ý nghĩa so với FeNO của
tất cả các nhóm còn lại.
3.1.8 Điểm cắt của FeNO để tiên đoán hen kiểm soát tốt và hen
không kiểm soát
3.1.8.1 Giá trị tiên đoán hen không kiểm soát theo GINA
Diện tích dưới đường cong ROC (AUC) của FeNO trong tiên đoán
hen “không KS” theo GINA là 0,730 (95%CI: 0,637-0,823; p<0,001).
Với điểm cắt FeNO > 50 ppb thì chỉ số youden cao nhất là 0,401 và FeNO


13

có thể phát hiện được hen
“không KS” với độ nhạy
(Sn) 51%, độ đặc hiệu
(Sp) 89%, giá trị tiên
đoán dương (PV+) 46%,
giá trị tiên đoán âm (PV-)
91%, tỷ số khả dĩ dương
(LR+) 4,62, tỷ số khả dĩ
âm (LR-) 0,57 và độ
chính xác là 83%. Điểm
cắt này trùng với giá trị
FeNO


cao

của

Hình 3.1: Diện tích dưới đường cong ROC của FeNO
trong tiên đoán hen “không kiểm soát” theo GINA

ATS

(FeNO>50ppb). Với độ đặc hiệu tương đối cao, FeNO có giá trị cao trong
nhận biết hen không KS theo GINA (khi FeNO> 50 ppb) trong thực hành.
3.1.8.2 Giá trị tiên đoán hen kiểm soát tốt theo GINA
AUC của FeNO trong
tiên đoán hen “KS tốt”
theo GINA là 0,601
(95% CI: 0,534-0,668;
p=0.004). Với điểm cắt
FeNO <25ppb thì chỉ số
youden cao nhất là 0,186
và như vậy FeNO có thể
phát hiện hen “KS tốt”
với Sn 59 %, Sp 60%,
PV+ 64%, PV- 54%, LR+

Hình 3.2: Diện tích dưới đường cong ROC của FeNO
trong tiên đoán “hen kiểm soát tốt” theo GINA


14


1,45, LR- 0,68 và độ chính xác là 59%. Với kết quả này, khả năng phát
hiện hay loại trừ hen “KS tốt” là không cao. Tuy nhiên, một lần nữa, điểm
cắt này lại trùng với mức thấp theo ATS (FeNO<25 ppb).
3.1.9 Kiểm định lại giá trị của các điểm cắt
Với điểm cắt FeNO < 25 ppb thì giá trị tiên đoán dương và âm khoảng
60% giống như trong lần phân tích đầu tiên. Với điểm cắt FeNO > 50 ppb
thì các giá trị tìm thấy trong Bảng 3.1 cũng gần giống lần khám 1. Như
vậy, các điểm cắt được tìm thấy dù có giá trị tiên đoán thấp nhưng ổn định
qua 2 lần thăm khám.
Bảng 3.1 Các giá trị chẩn đoán trong tiên đoán hen KS tốt và không
KS theo GINA với điểm cắt FeNO<25 ppb và >50 ppb
Điểm
Độ chính
Tiên đoán
Sn Sp PV+ PV- LR+ LRcắt
xác
Hen KS tốt <25 77 33
56
57
1,15 0,69
56%
Hen KKS
> 50 50 86
40
88
3,60 0,58
78%
Sn: độ nhạy, Sp: độ đặc hiệu, PV: giá trị tiên đoán, LR: tỷ số khả dĩ

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN

4.1 Đặc điểm FeNO của dân số nghiên cứu
Mức FeNO trung bình của bệnh nhân hen đang được điều trị trong n/c
này là 30,6 ppb, mức này tương tự như ở một số n/c khác như n/c tại Thổ
Nhĩ Kỳ (31,8 ppb), n/c tại Mỹ (31,5 ppb) hay n/c tại Nepal (31 ppb). Tuy
nhiên, trong một n/c tại Việt Nam, với 51 bệnh nhân hen, Dương Quý Sỹ
tìm thấy FeNO trung bình ở bệnh nhân hen là 59 ppb cao hơn n/c của
chúng tôi. Như vậy, dù đang được điều trị nhưng tình trạng FeNO của
bệnh nhân vẫn còn hơi cao diễn ra ở khắp nơi kể cả trong n/c này.
Tỷ lệ bệnh nhân hen có FeNO thấp, trung bình và cao theo tiêu chuẩn
của ATS trong n/c này lần lượt là 51%, 32% và 17%. Tỷ lệ này gần tương


15

tự như trong một n/c năm 2018 tại Mỹ (với các tỷ lệ tương ứng lần lượt
là 64%, 23% và 13%). Ở một n/c khác tại Mỹ cho biết tỷ lệ bệnh nhân có
FeNO cao (>50 ppb) hoàn toàn tương tự như n/c chúng tôi là 17% còn
trong n/c của Ricciardolo tại Ý thì tỷ lệ bệnh nhân có FeNO thấp (<25
ppb) là 56% cũng tương tự như n/c của chúng tôi.
4.2 Liên quan giữa FeNO và các đặc điểm dịch tễ của hen
FeNO không liên quan đến giới, BMI, thời gian mắc bệnh, triệu chứng
hô hấp hiện tại, tiền căn hút thuốc lá, tiền căn dị ứng và tình trạng tắc
nghẽn đường hô hấp. Điều này phù hợp với một n/c khác tại Đà Lạt cho
thấy FeNO không liên quan với các yếu tố dịch tễ của người bình thường
như tuổi, giới, cân nặng, BMI ngoại trừ có sự liên quan nhẹ với chiều cao.
Do FeNO ít liên quan với các đặc điểm dịch tễ của người đo, do vậy các
hướng dẫn phân tích kết quả FeNO như của ATS năm 2011 không đề xuất
xây dựng phương trình hồi quy dự đoán trị số bình thường của FeNO cho
từng bệnh nhân (như với hô hấp ký) mà chỉ cần so sánh giá trị đo được
với các ngưỡng chung cho mọi người là thấp (<25 ppb), trung bình (2550 ppb) và cao (>50 ppb).

4.3 Tương quan giữa FeNO và các chỉ số hô hấp ký
Trong n/c của chúng tôi, các chỉ số hô hấp ký biểu hiện tình trạng tắc
nghẽn đường thở như %FEV1, %PEF, % FEF25-75 và tỷ số Gaensler
(FEV1/FVC) có tương quan với FeNO nhưng chỉ số liên quan đến hạn
chế đường thở (%FVC) không tương quan với FeNO. Kết quả này gần
giống với kết quả của Dương Quý Sỹ và cs tại Đà Lạt là FeNO tương
quan với FEV1, FEV1/FVC và PEF. Nhiều n/c trước đây cũng đã chứng
minh được FeNO liên quan tốt với FEV1 và FEF25-75 nhưng ít có n/c nào
khảo sát liên quan giữa FeNO với PEF, FVC hay với FEV1/FVC.


16

4.4 Tương quan giữa mức FeNO và điểm số ACT
Có sự tương quan nghịch và yếu giữa FeNO và ACT (r=-0,163,
p=0,003) trong n/c này. Sự tương quan nghịch và yếu này cũng được ghi
nhận ở nhiều n/c trước đó với các đối tượng hen đang được điều trị với
ICS hay chưa điều trị (hệ số tương quan dao động từ r=-0,16 đến r=-0,76).
Tại Việt Nam, trong 1 n/c nhỏ với 42 bệnh nhi có hen chưa KS, Nguyễn
Thị Bích Hạnh và cs chưa ghi nhận mối tương quan này.
4.5 Liên quan giữa FeNO và độ nặng của hen
Không có sự liên quan nào giữa FeNO và độ nặng của hen trong n/c
này. Kết quả này cũng tương đồng với nhiều n/c trước đó. Silkoff và cs
ghi nhận không có sự khác biệt giữa FeNO trung bình của 3 nhóm bệnh
nhân có hen nhẹ (32,9 ppb), trung bình (29,1 ppb) và nặng (28,8 ppb)
(p=0,59). Neelamegan và cs cũng đã n/c mức FeNO ở 102 bệnh nhân hen
chưa được điều trị với ICS và nhận thấy FeNO trung bình trước và sau 8
tuần điều trị với ICS của 3 nhóm bệnh nhân hen nhẹ, trung bình và nặng
không khác biệt có ý nghĩa thống kê. Yamamoto và cs nhận thấy FeNO
không có sự khác biệt giữa các nhóm có mức độ hen nhẹ, trung bình và

nặng. Bilun Gemicioglu và cs không ghi nhận bất cứ sự liên quan nào
giữa FeNO và độ nặng của hen còn Eugenia Buzoianu và cs đã ghi nhận
FeNO không liên quan với mức độ hen theo GINA 2005 nhưng liên quan
đến độ nặng theo GINA 2014 (tương tự GINA 2017). Một n/c nhỏ tại
thành phố Hồ Chí Minh với trẻ em Nguyễn Ngọc Huyền Mi và cs nhận
thấy rằng không có sự liên quan giữa FeNO với độ nặng của hen.
Trái lại, một số tác giả ghi nhận FeNO có liên quan với độ nặng của
hen theo cách xếp loại của GINA nhưng không nhiều. Senna và cs ghi
nhận FeNO có liên quan với độ nặng của hen theo GINA 2005 (r=0,59,


17

p=0,002) hay Kavitha và cs ghi nhận FeNO liên quan đến độ nặng của
hen theo GINA 2014 (tương tự GINA 2017) như vừa đề cập ở trên.
Với các xếp độ nặng của hen không theo GINA, Spergel và cs cũng
thấy có sự khác biệt rõ rệt giữa 4 nhóm bệnh nhân có hen nhẹ gián đoạn,
nhẹ giai dẳng, trung bình dai dẳng và nặng dai dẳng với FeNO trung bình
lần lượt là 19,9 ppb, 30,0 ppb, 61,1 ppb và 123,3 ppb. Một n/c mới đây
tại Ấn Độ ghi nhận FeNO khác nhau giữa 5 nhóm bệnh nhân có độ nặng
khác nhau dựa vào mức %FEV1 với trung vị FeNO lần lượt là 21 ppb, 39
ppb, 48 ppb, 82 ppb và 132 ppb (p<0,001). Ở trẻ em, Delgado-Corcoran
và cs ghi nhận FeNO khác biệt có ý nghĩa thống kê ở những bệnh nhân
hen có hen mức độ nhẹ, trung bình và nặng (FeNO trung bình lần lượt 30
ppb, 65 ppb và 104 ppb; p = 0,005). Nhóm các tác giả này còn ghi nhận
mối tương quan mức độ trung bình có ý nghĩa thống kê giữa FeNO và độ
nặng hen (hệ số tương quan r = 0,44 với p = 0,001).
Sở dĩ không có mối liên quan hằng định giữa FeNO với độ nặng của
bệnh hen là vì hen được xem là một bệnh không đồng nhất với nhiều khác
biệt trong cơ chế bệnh sinh. Mặc dù cơ chế viêm chính của bệnh hen là

viêm theo hướng Th2 với bạch cầu ái toan chiếm ưu thế nhưng cũng có
một tỷ lệ không nhỏ bệnh nhân hen có cơ chế viêm không theo hướng
Th2 với bạch cầu đa nhân trung tính chiếm ưu thế. Vì FeNO được chứng
minh là một chỉ điểm viêm theo hướng Th2 nên nếu trong một quần thể
bệnh nhân có nhiều kiểu viêm khác nhau thì FeNO khó có thể phản ánh
chính xác các tình trạng viêm đó. Farrente và cs cho rằng tính đa dạng
của bệnh hen là điểm giới hạn việc áp dụng FeNO một mình để đánh giá
độ nặng của bệnh. Tác giả này cũng nhận định rằng FeNO có thể phản
ánh mức độ viêm của đường thở nhưng không cung cấp đủ thông tin liên
quan đến bản chất của bệnh hen cũng như độ nặng của nó. Do vậy, FeNO


18

không liên quan đến độ nặng của hen trog n/c này là điều có thể được giải
thích.
4.6 Liên quan giữa FeNO và tình trạng kiểm soát hen
4.6.1 Liên quan giữa FeNO và tình trạng kiểm soát hen theo GINA
Nhiều n/c đã ghi nhận có khác biệt mức độ FeNO giữa 3 nhóm có mức
KS hen theo GINA như trình bày Bảng 4.1
Bảng 4.1 Mức FeNO trung bình giữa các nhóm có mức KS hen khác
nhau theo GINA ở một vài nghiên cứu
Tác giả
Cỡ mẫu
KS KS 1 phần Không KS
p
Gutiérrez
441
33,4
35,4

40,5
0,171
Ferdaous
37
29,1
48,2
<0,05
Soo
155
32,3
63,7
0,008
20 (chưa trị) 31,8
34,1
92,0
<0,05
Visitsunthorn
94 (đang trị) 19,2
24,9
39,2
0,24
Ricciardolo
363
N/A
N/A
42,90
0,001
Kamide
128
17,5

37,1
88,8
<0,005
Kavitha
151
25,5
35,0
40,0
<0,001
N/c này
278
25,7
26,4
56,0
<0,001
Ghi chú: N/A: không đề cập, KS: kiểm soát

Tuy nhiên, sự khác biệt này có thể tồn tại ở nhóm bệnh nhân chưa điều
trị với ICS mà không tồn tại ở nhóm đang được điều trị như n/c của
Visitsunthorn và cs tại Thái Lan (xem bảng 4.1). Vài tác giả khác cũng
cho rằng ở những bệnh nhân đang điều trị với ICS thì FeNO một mình
không phản ánh chính xác mức độ KS hen. N/c của Gutiérrez cũng ghi
nhận mặc dù FeNO tăng dần khi mức KS hen kém nhưng sự khác biệt là
không có ý nghĩa thống kê
Ngược lại với những kết quả trên, một số tác giả không ghi nhận được


19

mối liên quan giữa FeNO và KS hen. Khalili và cs không ghi nhận mối

liên quan giữa FeNO và mức độ KS hen dựa vào ACQ (p>0,99), dựa vào
ACT (p=0,53) hoặc dựa vào tiêu chuẩn của GINA (p=0,86). Pifferi và cs
ghi nhận FeNO không giúp phân biệt mức độ KS hen. Alvarez-Gutierrez
và cs ghi nhận FeNO không liên quan với KS hen theo GINA.
Kết quả âm tính này có thể là các cơ chế viêm không phải tăng
eosinophil hiện diện trong bệnh hen. Ngoài ra, tiêu chuẩn đánh giá KS
hen theo GINA là dựa vào thông tin của bệnh nhân trong vòng 4 tuần
trước đó còn FeNO chỉ phản ánh mức viêm đường thở tại thời điểm đo
FeNO nên đây có thể cũng là nguyên nhân không có sự tương đồng giữa
2 phương pháp đánh giá. Cũng vì lý do này mà một số tác giả đề nghị kết
hợp FeNO với một số tiêu chí đánh giá khác như hô hấp ký hay các bộ
câu hỏi để đánh giá đúng mức hơn tình trạng KS hen của bệnh.
Tóm lại, dù bằng chứng còn mâu thuẫn nhưng số n/c chứng minh được
FeNO có liên quan đến mức KS hen (bao gồm n/c của chúng tôi) nhiều
hơn các n/c chứng minh điều ngược lại.
4.6.2 Liên quan giữa FeNO và tình trạng kiểm soát hen theo ACT
Nhiều n/c đã ghi nhận FeNO có sự khác biệt giữa các nhóm bệnh nhân
có mức KS hen khác nhau theo ACT như mô tả ở bảng 4.2.
Bảng 4.2 FeNO trung bình ở các nhóm có mức kiểm soát hen khác
nhau theo ACT trong một vài nghiên cứu
Tác giả

Cỡ mẫu KS tốt KS một phần Không KS

p

Shirai**

105


53,0

61,9

72,1

P=0,02

Papakosta*

160

20,52

24,39

34,78

P=0,038

Habib*

53

65,5

p<0,001

N/c này*


27,4

278
27,0
31,5
44,5
P<0,001
**: tính theo trung vị; *: tính FeNO theo trung bình


20

Shirai và cs năm 2008 nhận thấy trung vị FeNO khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa 3 nhóm và mức độ KS hen càng kém thì mức FeNO càng
cao. Papakosta nhận thấy mức FeNO trung bình của 3 nhóm hen có mức
KS hen khác nhau có sự khác biệt và gần giống như n/c của chúng tôi còn
Habib và cs thấy FeNO trung bình ở nhóm hen điểm số ACT<20 điểm
cao hơn nhiều so với trung bình của nhóm hen có ACT ≥20 điểm.
Tóm lại, FeNO có liên quan tương đối tốt với mức KS hen theo ACT
và n/c của chúng tôi là n/c có cỡ mẫu lớn nhất đưa lại kết quả này.
4.7 Điểm cắt FeNO và tính ổn định của các điểm cắt này trong
tiên đoán hen kiểm soát tốt hay hen không kiểm soát
Không có nhiều n/c xác định điểm cắt của FeNO để đánh giá tình trạng
hen đã được KS tốt (xem Bảng 4.4 phần a) mà các n/c chủ yếu tìm kiếm
điểm cắt để xác định hen không KS theo GINA (Bảng 4.4 phần b) vì tình
trạng không KS này có thể dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng.
Xác định điểm cắt để nhận diện hen KS tốt ít quan trọng bằng nhận
diện hen không KS và đây cũng là công việc khó khăn. Nhiều n/c trước
đây cho biết ở người hen đã được KS tốt thì mức FeNO dao động rộng từ
22 đến 44 ppb tức ở mức thấp và trung bình theo xếp loại ATS. Trong n/c

này, chúng tôi xác định được điểm cắt của FeNO để nhận biết tình trạng
hen KS trùng với mức FeNO thấp của ATS (tức < 25 ppb). Do vậy, dù
tính giá trị của điểm cắt này (thông qua các chỉ số độ nhạy, độ đặc hiệu
và các giá trị tiên đoán) còn thấp nhưng nó cũng phản ánh được rằng cách
xếp loại của ATS có thể áp dụng được cho bệnh nhân hen Việt Nam.
Phát hiện sớm tình trạng hen không KS quan trọng hơn vì nếu không
nhận biết kịp thời tình trạng này thì sẽ đưa đến nhiều biến cố quan trọng
có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân. Điểm cắt để phát hiện
hen không KS theo một vài n/c dao động từ 30 đến 48 ppb với độ nhạy


21

khoảng 70%, độ đặc hiệu khoảng 60% và các giá trị tiên đoán khoảng 8588%. Trong n/c này, điểm cắt của FeNO chúng tôi xác định được là >50
ppb. Điểm cắt này gần giống với các điểm cắt trong n/c của Kavitha và
cs là ≥48 ppb hay trong n/c của Michilis và cs là >45 ppb. Vì giá trị điểm
cắt của FeNO trong n/c của chúng tôi cao hơn các n/c khác nên độ nhạy
trong n/c của chúng tôi sẽ thấp hơn và độ đặc hiệu sẽ cao hơn các n/c so
sánh (Bảng 4.4). Điều đặc biệt là điểm cắt trong n/c của chúng tôi một lần
nữa lại trùng với điểm cắt xác định mức FeNO cao của ATS (>50 ppb) và
phát hiện này rất có ý nghĩa trong thực hành lâm sàng. Lâu nay, có một
số n/c ở Mỹ và Canada cho rằng FeNO sẽ cao ở những sắc dân Á châu so
với các sắc dân khác. Điều này có thể gây trở ngại cho việc áp dụng các
điểm cắt để xác định FeNO cao hay thấp từ Hoa Kỳ vào Việt Nam. N/c
của chúng tôi cho thấy các điểm cắt từ khuyến cáo của ATS có thể áp
dụng vào Việt Nam vì kết quả xác định điểm cắt từ n/c của này hoàn toàn
tương đồng với khuyến cáo của ATS. Đặc biệt với độ đặc hiệu tương đối
cao (89%), khi FeNO >50 ppb ở bệnh nhân hen đang điều trị ở Việt Nam
thì khả năng người đó có hen không KS là rất cao và cần can thiệp thay
đổi điều trị để giúp người bệnh tránh các biến cố đáng tiếc có thể xảy ra

do hen KS soát mang lại. Điều này rất có ý nghĩa trong thực hành quản lý
hen vì nhiều bệnh nhân có triệu chứng hen chưa được KS nhưng họ cho
rằng biểu hiện triệu chứng như vậy là bình thường hay ở mức chấp nhận
được nên không cần phải thay đổi điều trị. Nếu có bằng chứng khách quan
hơn, như FeNO cao bất thường, thì cả bệnh nhân và thầy thuốc dễ chấp
nhận mức KS hen của bệnh nhân là chưa đạt và việc thay đổi điều trị dễ
dàng được chấp nhận hơn.
Với 100 bệnh nhân được theo dõi từ 3-6 tháng để tìm hiểu tính ổn định
của các điểm cắt này, chúng tôi nhận thấy các điểm cắt cho các giá trị tiên


22

đoán ổn định theo thời gian biểu hiện qua sự ổn định của các chỉ số giữa
2 lần đo như trình bày ở Bảng 4..
Bảng 4.4 Điểm cắt và giá trị của điểm cắt này trong việc phát hiện
hen KS tốt hay không kiểm soát trong một số nghiên cứu
Điểm cắt
Nghiên cứu
Sn Sp PV+ PV- LR+ LR- AUC
(ppb)
a.Tiên đoán hen KS tốt theo GINA
N/c này
<25
59
60
64
54 1,45 0,68 0,60
b.Tiên đoán hen không KS theo GINA
> 50

51
89
46
91 4,62 0,57 0,73

N/c này
Kavitha
Kavitha

≥48
≥ 36

Kostikas
Michilis

>30
>45

Ricciardolo

≥30

67
67

66
66

N/A N/A
N/A N/A


N/A N/A
83
49
66

85
40

65

1,9
1,9

0,5
0,5

0,69
0,72

N/A N/A N/A 0,79
88 N/A N/A N/A

N/A N/A N/A N/A 0.70

Sn: độ nhạy, Sp: độ đặc hiệu, PV: giá trị tiên đoán, LR: tỷ số khả dĩ, AUC: diện
tích dưới đường cong ROC, N/A: không có thông tin

Bảng 4.5 So sánh tính giá trị của các điểm cắt qua 2 lần khám


PV

PV

LR

LR

Độ
chính
xác

a. Tiên đoán hen KS tốt theo GINA
Lần đầu
<25
59
60
64

54

1,45

0,68

59%

Lần 2
<25
77

33
56
57
b. Tiên đoán hen không KS theo GINA
Lần đầu
> 50
51
89
46
91
Lần 2
> 50
50
86
40
88

1,15

0,69

56%

4,62
3,60

0,57
0,58

83%

78%

Nghiên
cứu

Điểm cắt
(ppb)

Sn

Sp

+

-

+

-

Sn: độ nhạy, Sp: độ đặc hiệu, PV: giá trị tiên đoán, LR: tỷ số khả dĩ


23

Tóm lại, các điểm cắt để xác định hen KS tốt (<25 ppb) và không KS
(>50 ppb) phù hợp với các điểm cắt để xếp loại FeNO thấp (<25 ppb) và
cao (>50 ppb) của ATS. Do vậy, tuy giá trị phát hiện các kết cục của các
điểm cắt chưa cao nhưng với tính ổn định qua 2 lần thăm khám và trùng
lắp với các điểm cắt của ATS, chúng tôi có thể kết luận rằng cách xếp loại

FeNO của ATS có thể áp dụng được trong thực hành lâm sàng ở Việt
Nam.
HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI
- N/c thực hiện tại 1 trung tâm, nên hạn chế giá trị ngoại suy cho toàn
bộ người dân tại Việt Nam.
- Đo FeNO bằng máy cầm tay mặc dù được chứng minh là tin cậy
nhưng có thể vẫn không chính xác bằng các máy đo lớn hơn với nhiều
thông tin đi kèm hơn.
KẾT LUẬN
Qua n/c khảo sát mối liên quan giữa chỉ số FeNO với độ nặng và mức
KS hen với thiết kế cắt ngang mô tả có phân tích trên 278 bệnh nhân
(trong đó có 100 bệnh nhân đã khám 2 lần) và so sánh với 30 bình thường
và 20 người có hen đã ngưng điều trị cho phép kết luận như sau:
(1). FeNO trung bình của nhóm bệnh nhân ĐĐT là 30,6 ppb. Mức này
cao hơn có ý nghĩa với nhóm bệnh nhân NĐT (20,3 ppb) và nhóm
NBT (15,7 ppb). FeNO hầu như không liên quan với nhiều đặc điểm
dịch tễ của bệnh hen nhưng tương quan với điểm số ACT và các chỉ
số hô hấp ký như FEV1, FEV1/FVC, PEFvà FEF25-75.
(2). FeNO không liên quan với độ nặng của hen theo GINA
(3). FeNO có liên quan có ý nghĩa thống kê với mức độ KS hen theo
GINA hay theo ACT.


×