Tải bản đầy đủ (.doc) (216 trang)

Giá trị của nitric oxide hơi thở ra trong phân bậc và xếp loại mức kiểm soát hen theo GINA ở bệnh nhân hen tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.4 MB, 216 trang )

BÔ GIÁO DỤC VA ĐAO TẠO

BÔ Y TÊ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THANH PHÔ HÔ CHI MINH

NGUYỄN NHƯ VINH

GIÁ TRỊ CỦA NITRIC OXIDE HƠI THỞ RA TRONG PHÂN
BẬC VA XÊP LOẠI MỨC KIỂM SOÁT HEN THEO GINA Ở BỆNH
NHÂN HEN TẠI THANH PHÔ HÔ CHI MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

TP. Hồ Chí Minh - 2019


BÔ GIÁO DỤC VA ĐAO TẠO

BÔ Y TÊ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THANH PHÔ HÔ CHI MINH

NGUYỄN NHƯ VINH

GIÁ TRỊ CỦA NITRIC OXIDE HƠI THỞ RA TRONG PHÂN
BẬC VA XÊP LOẠI MỨC KIỂM SOÁT HEN THEO GINA Ở BỆNH
NHÂN HEN TẠI THANH PHÔ HÔ CHI MINH
NGÀNH: LAO
MA SỐ: 62720150
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC



Người hướng dẫn khoa học
1. PGS. TS. Trần Văn Ngọc
2. PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Ba

Tp. Hồ Chí Minh - 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này tôi đã nhận
được rất nhiều sự giúp đỡ hết sức quý báu của các thầy cô, đồng nghiệp và gia
đình.
Với tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn
thầy PGS.TS.BS Trần Văn Ngọc - Phó trưởng bộ môn Nội, và cô PGS.TS.BS
Nguyễn Thị Thu Ba – Nguyên chủ nhiệm Bộ môn Lao và Bệnh phổi, Đại học
Y Dược thành phố Hồ Chí Minh đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án
này. Tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS.BS Mike Thomas, Đại học South
Thampton, Anh quốc và GS.TS.BS Niels Chavannes, Đại học Leiden, Hà lan
đã tạo điều kiện cho tôi trình bày ý tưởng và xin tài trợ máy đo Niox Mino từ
công ty Aerocrine, Thụy Điển. Qua đây chúng tôi cũng chân thành cảm ơn ban
giám đốc công ty Aerocrine Thụy Điển và cố vấn của công ty là GS.TS.BS Kjell
Alvine, Đại học Upsala, Thụy Điển đã hào phóng tài trợ cho tôi 2 máy đo Niox
Mino để thực hiện nghiên cứu này mà không có bất cứ ràng buộc nào về sau.
Với tất cả tấm lòng tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban giám hiệu Đại Học Y
Dược Hồ Chí Minh, thầy TS. BS. Hà Mạnh Tuấn (Trưởng phòng Đào tạo sau đại
học) và Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, đã tạo điều kiện
thuận lợi về mọi mặt, giúp đỡ đóng góp ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình

nghiên cứu thực hiện đề tài.
Tôi luôn biết ơn tới sự giúp đỡ của các đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn
thành việc thu thập số liệu cho nghiên cứu này.
Trân trọng cảm ơn !
NCS. Nguyễn Như Vinh


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được công

bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn
và các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 02 năm 2019
Tác giả luận án

Nguyễn Như Vinh


3


4
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn.............................................................................................................1

Lời cam đoan.........................................................................................................ii
Mục lục.................................................................................................................iii
Bảng các chữ viết tắt..............................................................................................v
Bảng đối chiếu thuật ngữ Anh – Việt...................................................................vii
Danh mục các bảng................................................................................................x
Danh mục các biểu đồ.........................................................................................xii
Danh mục các hình.............................................................................................xiii
MƠ ĐẦU...............................................................................................................1
Chương 1.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................ 5

1.1 Gánh nặng bệnh tật, mô hình quản lý và tình hình kiểm soát hen hiện nay
trên thế giới và tại Việt Nam............................................................................5
1.2 Nhu cầu cần thiết của một mô hình quản lý hen có tham khảo tình trạng viêm
của đường hô hấp...........................................................................................14
1.3 FeNO và cơ sở của việc sư dụng FeNO trong quản lý bệnh hen...................16
1.4 Tại sao cần dùng FeNO hỗ trợ quản lý hen trong điều kiện hiện nay?..........34
1.5 Các phương pháp đo FeNO hiện nay.............................................................35
1.6 Các nghiên cứu trước đây có cùng hướng nghiên cứu với luận án................40
Chương 2.

ĐÔI TƯỢNG và PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................43

2.1 Khung khái niệm và hướng nghiên cứu.........................................................43
2.2 Đối tượng nghiên cứu:...................................................................................45
2.3 Phương pháp nghiên cứu:..............................................................................46
2.4 Vật liệu, phương pháp tiến hành và thu thập số liệu......................................48
2.5 Phân tích dữ liệu............................................................................................62
2.6 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu..................................................................65

Chương 3.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................... 67


4

3.1 Đặc điểm dân số nghiên cứu..........................................................................68
3.2 Mối liên quan giữa FeNO với các đặc điểm của bệnh hen............................82
3.3 Mối liên quan giữa FeNO và độ nặng của hen..............................................85
3.4 Liên quan giữa FeNO và mức độ kiểm soát hen...........................................88
3.5 Điểm cắt của FeNO để tiên đoán hen kiểm soát tốt và hen không kiểm
soát.................................................................................................................91
Chương 4.

BAN LUẬN....................................................................................97

4.1 Kỹ thuật đo FeNO với máy đo cầm tay Niox Mino......................................97
4.2 Các đặc điểm dịch tễ và đặc điểm bệnh hen của dân số nghiên cứu.............99
4.3 Các mối liên quan giữa FeNO và các đặc điểm chung của bệnh hen
108
4.4 Liên quan giữa FeNO và độ nặng của hen...................................................117
4.5 Liên quan giữa FeNO và tình trạng kiểm soát hen......................................120
4.6 Điểm cắt của FeNO và tính ổn định của các điểm cắt này trong tiên đoán
hen kiểm soát tốt hay hen không kiểm soát................................................123
KẾT LUẬN.......................................................................................................128
KIẾN NGHỊ.......................................................................................................129
Danh mục các công trình nghiên cứu liên quan của tác giả....................................
Tài liệu tham khảo...................................................................................................
Phụ lục 1: Mẫu bệnh án nghiên cứu........................................................................

Phụ lục 2: Bảng đồng ý tham gia nghiên cứu .........................................................
Phụ lục 3: Bảng câu hỏi đánh giá mức độ kiểm soát hen (ACT) ...........................
Phụ lục 4: Máy đo FeNO và các hình ảnh đo FeNO ..............................................
Phụ lục 5: Máy đo hô hấp ký và mẫu báo cáo kết quả hô hấp ký...........................
Phụ lục 6: Kết quả phân tích ANOVA Post hoc về khác biệt FeNO giữa các
nhóm bệnh nhân khác nhau...............................................................................
Phụ lục 7: Giấy chấp thuận của hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh...........
Phụ lục 8: Danh sách bệnh nhân .............................................................................
Phụ lục 9: Danh sách nhân viên hỗ trợ thu thập số liệu..........................................


5

BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Anh
%FEF25-75

Percentage of FEF25-75 compared with the predicted value

%FEV1

Percentage of FEV1 compared with the predicted value

%FVC

Percentage of FVC compared with the predicted value

%PEF

Percentage of PEF compared with the predicted value


ACQ

Asthma Control Questionnaire

ACT

Asthma Control Test

ATS

American Thoracic Society

AUC

Area under the ROC curve

cNOS

Constitutive NOS

DALY

Disability Adjusted Life Years

ERS

European Respiratory Society

ERV


Expiratory Reserve Volume

FEF25-75

Forced expiratory flow at 25-75% of forced vital capacity

FeNO

Fractional exhaled Nitric Oxide

FEV1

Forced Expired Volume in one second

FRC

Functional Ressidual Capacity

FVC

Forced vital capacity

GINA

Global Initiative for Asthma

ICS

Inhaled Corticosteroid



6

iNOS

Inducible NOS

LABA

Long acting beta 2 agonists

LR

Likelihood Ratio

nNOS

Neuronal NOS

NNT

Number needed to treat

NO

Nitric oxide

NOS


NO synthases

PEF

Peak Expiratory Flow

ppb

Parts per billion

PV

Predictive Value

ROC

Receiver operating characteristic curve

SD

Standard Deviation

Sn

Sensitivity

Sp

Specificity


Th2

T-helper - 2

Tiếng Việt
BV.ĐHYD Tp.HCM

Bệnh viện Đại học Y dược Thành phồ Hồ Chí Minh

cs

Cộng sự

HHK

Hô hấp ký

Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

VNĐ

Đồng Việt Nam


vii

BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT
Tiếng Anh

Percentage of FEF25-75 compared
with the predicted value

Tiếng việt
Phần trăm FEF25-75 so với giá trị dự đoán

Percentage of FEV1 compared with Phần trăm FEV1 so với giá trị dự đoán
the predicted value
Percentage of FVC compared with Phần trăm FVC so với giá trị dự đoán
the predicted value
Percentage of PEF compared with
the predicted value

Phần trăm PEF so với giá trị dự đoán

Asthma Control Questionnaire

Bảng câu hỏi kiểm soát hen ACQ

Asthma Control Test

Trắc nghiệm kiểm soát hen ACT

American Thoracic Society

Hội Lồng ngực Hoa Kỳ

Area under the ROC curve

Diện tích dưới đường cong ROC


Constitutive NOS

Men tổng hợp NO cơ hữu

et al

Cộng sự

Disability Adjusted Life Years

Số năm sống được điều chỉnh theo mức
độ bệnh tật

European Respiratory Society

Hội Hô hấp châu Âu

Expiratory reserve volume

Thể tích khí dự trữ thở ra

Forced expiratory flow at 25-75% of Lưu lượng thở ra tối đa đoạn từ 25 forced vital capacity
75% của FVC


8

Tiếng Anh
Fractional exhaled Nitric Oxide


Tiếng việt
Nồng độ khí nitric oxide trong khí thở
ra

Forced expired volume in one second Thể tích khí thở ra tối đa trong 1 giây
đầu tiên
Functional ressidual capacity

Dung tích khí cặn chức năng

Forced vital capacity

Dung tích sống gắng sức

Global initiative for asthma

Khởi động toàn cầu chống bệnh hen

Spirometry

Hô hấp ký

Inhaled corticosteroid

Corticoid dạng hít

Inducible NOS

Men tổng hợp NO cảm ứng


Long acting beta 2 agonists

Thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài
nhóm kích thích beta 2

Likelihood Ratio

Tỷ số khả dĩ

Neuronal NOS

Men tổng hợp NO cơ hữu thần kinh

Number needed to treat

Số người cần điều trị để ngằn ngừa một
biến cố

Nitric oxide

Nitric oxide

NO synthases

Men tổng hợp NO

Peak expiratory flow

Lưu lượng đỉnh


Parts per billion

Số lượng đơn vị lít NO trong 1 tỷ đơn
vị lít khí thở ra


9

Tiếng Anh
Predictive value
Receiver
curve

operating

Tiếng việt
Giá trị tiên đoán

characteristic Đường cong ROC

Standard Deviation

Độ lệch chuẩn

Sensitivity

Độ nhạy

Specificity


Độ đặc hiệu

T-helper - 2

Tế bào T giúp đỡ loại 2

Vietnam Dong

Đồng Việt Nam


1
0


1
1
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Mục tiêu điều trị hen theo GINA...........................................................8
Bảng 1.2 Tiếp cận từng bước trong điều trị hen theo GINA.................................8
Bảng 1.3 Phân độ nặng của hen theo GINA 2005.................................................9
Bảng 1.4 Phân loại độ nặng của hen theo GINA 2014-2017...............................11
Bảng 1.5 Đánh giá kiểm soát hen ở người lớn, thiếu niên và trẻ 6-11 tuổi theo
GINA 2017..........................................................................................12
Bảng 1.6 Đặc điểm và tác động của các loại enzyme NOS cơ hữu (cNOS) và
NOS cảm ứng (iNOS).........................................................................19
Bảng 1.7 Giá trị chẩn đoán hen theo các tình huống lâm sàng............................26
Bảng 1.8 Đặc điểm của các loại máy đo FeNO hiện nay....................................36

Bảng 2.1 Phân loại độ nặng của hen theo GINA 2017........................................51
Bảng 2.2 Xếp loại tiêu chuẩn chất lượng và khuyến cáo áp dụng lâm sàng kết
quả hô hấp ký theo ATS/ERS..............................................................61
Bảng 2.3 Các biến số nghiên cứu........................................................................62
Bảng 3.1 Đặc điểm cơ bản của các nhóm đối tượng nghiên cứu........................69
Bảng 3.2 Phân bố thời gian mắc bệnh hen của bệnh nhân hen trong nhóm
nghiên cứu...........................................................................................70
Bảng 3.3 Các yếu tố khởi phát cơn hen...............................................................71
Bảng 3.4 Các triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng bất thường...............................72
Bảng 3.5 Thuốc bệnh nhân đang sư dụng............................................................73
Bảng 3.6 Đặc điểm hô hấp ký của bệnh nhân hen đang và ngưng điều trị với
thuốc kiểm soát hen.............................................................................76
Bảng 3.7 So sánh mức trung bình FeNO giữa các phân nhóm bệnh nhân khác
nhau.....................................................................................................82


Bảng 3.8 Mối tương quan giữa FeNO và các chỉ số hô hấp ký...........................83
Bảng 3.9 Mức FeNO trung bình ở các nhóm bệnh nhân có mức %FEV1,
FEV1/FVC, %PEF và % FEF25-75 khác nhau.......................................84
Bảng 3.10 Khác biệt về các yếu tố dịch tễ, đặc điểm bệnh hen và FeNO giữa 3
nhóm bệnh nhân có độ nặng của hen khác nhau theo GINA..............86
Bảng 3.11 Sự khác biệt về các yếu tố dịch tễ, bệnh hen và FeNO giữa 3 nhóm
bệnh nhân có mức kiểm soát hen khác nhau theo GINA....................89
Bảng 3.12 Mối liên quan giữa FeNO và 3 mức kiểm soát hen theo ACT...........90
Bảng 3.13 Điểm cắt của FeNO và các giá trị tiên đoán liên quan trong xác định
hen không kiểm soát theo GINA.........................................................93
Bảng 3.14 Điểm cắt của FeNO và các giá trị tiên đoán liên quan trong xác định
hen kiểm soát tốt theo GINA...............................................................95
Bảng 3.15 Các giá trị chẩn đoán trong tiên đoán hen kiểm soát tốt và không
kiểm soát theo GINA với điểm cắt FeNO=25 ppb và 50 ppb.............96

Bảng 4.1 Hệ số tương quan (r) giữa điểm số ACT và FeNO trong một số
nghiên cứu.........................................................................................116
Bảng 4.2 Mức FeNO trung bình giữa các nhóm có mức kiểm soát hen khác
nhau theo GINA ở một vài nghiên cứu.............................................121
Bảng 4.3 Mức FeNO trung bình giữa các nhóm có mức kiểm soát hen khác
nhau theo ACT ở một vài nghiên cứu...............................................123
Bảng 4.4 Điểm cắt và giá trị của điểm cắt này trong việc phát hiện hen kiểm
soát tốt hay không kiểm soát trong một số nghiên cứu.....................124
Bảng 4.5 So sánh tính giá trị của các điểm cắt qua 2 lần thăm khám................126


xii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐÔ

Trang


xii
Biểu đồ 1.1 Phân tích gộp về độ nhạy của FeNO trong chẩn đoán hen...............27
Biểu đồ 1.2 Phân tích gộp về độ đặc hiệu của FeNO trong chẩn đoán hen.........28
Biểu đồ 3.1 Diễn biến và số lượng bệnh nhân tham gia nghiên cứu...................67
Biểu đồ 3.2 Mức điều trị (bước điều trị theo GINA 2017) bệnh nhân đang thực
sự áp dụng....................................................................................... 73
Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ độ nặng của hen theo GINA 2017.......................................... 74
Biểu đồ 3.4 Phân loại mức kiểm soát hen theo GINA 2017................................75
Biểu đồ 3.5 Mức kiểm soát hen theo ACT..........................................................77
Biểu đồ 3.6 So sánh FeNO trung bình ở 3 nhóm đối tượng: bệnh nhân hen
đang điều trị, bệnh nhân hen ngưng điều trị và người bình thường
78 Biểu đồ 3.7 Biểu đồ phân bố tần suất (histogram) FeNO ở nhóm bệnh nhân

hen đang điều trị..............................................................................79
Biểu đồ 3.8 Biểu đồ phân bố tần suất (histogram) logFeNO ở nhóm bệnh nhân
hen đang điều trị..............................................................................80
Biểu đồ 3.9 Tỷ lệ bệnh nhân có các mức FeNO khác nhau theo hội Lồng ngực
Hoa Kỳ (ATS)..................................................................................81
Biểu đồ 3.10 Biểu đồ phân tán mô tả mối tương quan giữa FeNO và ACT........85
Biểu đồ 3.11 So sánh FeNO trung bình giữa các bệnh nhân có độ nặng hen
khác nhau, bệnh nhân hen ngưng trị và người bình thường............87
Biểu đồ 3.12 So sánh FeNO trung bình giữa các bệnh nhân có mức kiểm soát
hen khác nhau, bệnh nhân hen ngưng trị và người bình thường.....91


xiii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang


xiii
Hình 1.1 Ba loại enzyme NO synthase................................................................17
Hình 1.2 Mô hình tổng hợp và điều hòa nitric oxide trong hệ hô hấp.................21
Hình 1.3 Tóm tắt nguồn gốc NOS, số lượng NO và tác động sinh lý và bệnh lý
của NO trên đường thở........................................................................22
Hình 1.4 Ba loại máy đo FeNO hiện nay gồm A. Máy đo quang hóa, B. Máy
đo điện hóa và C. Máy đo laser Niox Mino là máy đo loại điện hóa. 36
Hình 2.1 Tính ổn định của phép đo FeNO với dụng cụ Niox Mino được phân
tích Bland-Altman giữa 2 lần đo......................................................... 53
Hình 2.2 Hình minh họa các thể tích đo được trong giai đoạn hít chậm để đo
dung tích sống (VC)............................................................................ 58

Hình 2.3 Giản đồ đường cong lưu lượng – thể tích bệnh nhân cần đo để có các
thể tích và lưu lượng cần đo trong giai đoạn đo dung tích sống gắng
sức (FVC)............................................................................................59
Hình 2.4 Giản đồ đường cong thể tích - thời gian với tiêu chuẩn thời gian thở
ra và giai đoạn bình nguyên................................................................ 60
Hình 3.1 Diện tích dưới đường cong ROC trong tiên đoán hen “không kiểm
soát” theo GINA..................................................................................92
Hình 3.2 Diện tích dưới đường cong ROC của FeNO trong tiên đoán “hen kiểm
soát tốt” theo GINA.............................................................................94


1

MỞ ĐẦU
Hen là một bệnh viêm mạn tính của đường hô hấp chưa thể chữa khỏi
nhưng có thể kiểm soát được. Hiện nay mặc du có nhiều tiến bộ trong chẩn
đoán và điều trị nhưng tỷ lệ hen được kiểm soát tốt vẫn còn rất thấp so với
mong đợi. Có rất nhiều lý do gây ra tình trạng kiểm soát hen kém này trong đó
thiếu phương tiện chẩn đoán và điều trị ở nhiều đơn vị y tế đặc biệt là ở tuyến
y tế cơ sở là một trong những nguyên nhân. Tuy nhiên, ngay cả ở những tuyến
y tế cao hơn, nơi có đủ các phương tiện chẩn đoán và điều trị, thì việc quản lý
hen cũng chưa được như mong đợi. Nguyên nhân có thể là chưa có một chiến
lược quản lý hen trong đó có chiến lược điều chỉnh thuốc hợp lý nên việc điều
trị dưới mức (dung thuốc không đủ để kiểm soát bệnh) hay quá mức (không
giảm liều thuốc khi điều kiện cho phép) có thể xảy ra. Nếu điều trị dưới mức,
tình trạng kiểm soát hen sẽ kém vì dung thuốc không đủ liều để kiểm soát
bệnh dẫn đến các biến cố xấu ngắn hạn như chất lượng cuộc sống kém, nguy
cơ vào đợt cấp hay tư vong cao; hay dài hạn như tắc nghẽn đường dẫn khí
không hồi phục hay chuyển thành bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính với tiên
lượng xấu hơn nhiều. Nếu điều trị quá mức, với thời gian điều trị lâu dài

bệnh nhân sẽ bị các tác dụng phụ của thuốc dẫn đến sức khỏe toàn thân bị ảnh
hưởng hoặc có nguy cơ phải ngưng điều trị vì tác dụng phụ nghiêm trọng và
khi đó tình trạng kiểm soát bệnh hen lại càng tệ hơn.
Hiện tại, các hướng dẫn quản lý hen hiện hành trong nước và quốc tế
đang sư dụng mô hình quản lý hen dựa vào mức kiểm soát hen với mục tiêu
giúp người bệnh đạt được và duy trì tình trạng kiểm soát hen tốt bằng các
thuốc kiểm soát hen trong đó chủ yếu là thuốc corticoid dạng hít (inhaled
corticosteroid - ICS) [1], [100], [189]. Hiện có ba mức kiểm soát hen đang
được sư dụng trong thực hành lâm sàng là kiểm soát tốt, kiểm soát một phần
và không kiểm soát


2

được xếp loại dựa vào các triệu chứng lâm sàng, nhu cầu sư dụng thuốc cắt
cơn và mức độ ảnh hưởng của hen đến hoạt động thể chất của người bệnh [1],
[100]. Tuy nhiên, cách đánh giá mức độ kiểm soát như vậy có xu hướng
mang tính chủ quan vì dựa hoàn toàn vào lời khai của bệnh nhân. Do vậy mô
hình quản lý hen (khởi trị và điều chỉnh thuốc) dựa vào cách đánh giá này có
thể dẫn đến những sai lầm do nhận định chủ quan. Để có một cách đánh giá
khách quan hơn, nhiều tác giả đã đề xuất mô hình quản lý hen dựa vào các
chất chỉ điểm mức độ viêm của đường hô hấp với lý luận rằng điều trị bệnh
hen bằng thuốc kháng viêm ICS sẽ chính xác hơn và có hiệu quả cao hơn nếu
các chất chỉ điểm viêm được xem xét trong các quyết định điều trị. Hơn nữa,
hen là một bệnh lý viêm mạn tính của đường thở và mục tiêu chính của điều
trị hen là kiểm soát nền viêm này nên việc sư dụng thêm các chỉ điểm viêm
để hướng dẫn điều trị là điều hợp lý [100].
Có nhiều phương pháp xác định tình trạng viêm trong hen trong đó đo
nồng độ (hay phân suất) nitric oxide trong hơi thở ra - FeNO (Fractional
exhaled nitric oxide) - đã được xem như là công cụ đơn giản nhưng tin cậy

nhất trong thực hành lâm sàng và được khuyến cáo sư dụng bởi nhiều hiệp hội
chuyên ngành tại nhiều quốc gia [24], [33], [38], [78], [81], [98], [121], [145],
[209], [275]. Mặc du bằng chứng còn mâu thuẫn nhưng nhiều thư nghiệm lâm
sàng đã được tiến hành và đã ghi nhận rằng quản lý hen dựa vào FeNO hoặc
kết hợp với FeNO cho kết quả tốt hơn mô hình quản lý hiện tại dựa vào triệu
chứng và chức năng hô hấp [38], [82], [206], [208].
Ngoài ra, mặc du GINA khuyến cáo không sư dụng bậc hen trong thực
hành lâm sàng từ năm 2006 (thay bằng mô hình quản lý hen dựa vào mức
kiểm soát như đã trình bày) nhưng từ 2014 (không thay đổi cho đến nay)
GINA đưa ra cách xếp loại độ nặng hen mới dựa vào mức điều trị mà bệnh
nhân cần dung để đạt được kiểm soát hen [99] và trong thực hành lâm sàng,
độ nặng của hen


3

luôn được đánh giá bên cạnh mức kiểm soát hen như khuyến cáo. FeNO được
chứng minh là có liên quan với độ nặng của hen nhưng bằng chứng vẫn còn
mâu thuẫn và chưa được tìm hiểu ở người Việt Nam [41], [83], [93], [130],
[184], [230], [236], [240], [250], [280]. Tại Việt Nam, FeNO còn tương đối
mới nhưng với xu hướng sư dụng rộng rãi trên thế giới, xét nghiệm này cũng
đang phát triển tại Việt Nam [4], [3], [10], [23], [30], [31], [80], [186]. Để có
thể áp dụng FeNO như là một chỉ điểm hướng dẫn trong mô hình quản lý hen
tại Việt Nam thay cho hoặc kết hợp với mô hình sư dụng tình trạng kiểm soát
hen hiện hành (đánh giá tình trạng kiểm soát hen theo GINA hay theo bộ câu
hỏi kiểm soát hen tên là “Trắc nghiệm kiểm soát hen” (Asthma Control Test viết tắt là ACT) thì việc xem xét liệu FeNO có phản ánh được mức độ kiểm
soát và độ nặng của hen hay không là điều cần xác định vì 2 tiêu chí này (mức
kiểm soát và độ nặng của hen) đang được sư dụng trong mô hình quản lý hen
hiện nay. Đây cũng chính là lý do chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu
này với mục đích khảo sát mối liên quan giữa FeNO với các mức kiểm soát

và độ nặng của hen theo GINA và xác định điểm cắt của FeNO để nhận biết
hen kiểm soát tốt (để giảm thuốc điều trị) và không kiểm soát (để tăng
thuốc điều trị). Với mục đích này, câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau:
FeNO có phản ánh độ nặng của hen và có liên quan với mức độ kiểm
soát hen theo GINA hay không? Điểm cắt của FeNO để xác định hen kiểm
soát tốt hay hen không kiểm soát theo GINA như thế nào ở bệnh nhân
người lớn tại thành phố Hồ Chí Minh?


4

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
(1). Mô tả đặc điểm FeNO của dân số nghiên cứu và xác định mối liên
quan giữa FeNO với các đặc điểm của bệnh nhân bao gồm điểm số
ACT và hô hấp ký.
(2). Xác định mối liên quan giữa FeNO và độ nặng của hen theo cách xếp
loại của GINA 2017.
(3). Xác định mối liên quan giữa FeNO với các mức kiểm soát hen theo
GINA 2017 và theo ACT.
(4). Xác định điểm cắt của FeNO để phân biệt hen kiểm soát tốt và hen
không kiểm soát theo GINA 2017 trong lần thăm khám đầu tiên.
(5). Kiểm định lại giá trị của các điểm cắt ở mục tiêu 4 trong lần thăm
khám thứ 2 sau 3-6 tháng.


5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TAI LIỆU
1.1 Gánh nặng bệnh tật, mô hình quản lý và tình hình kiểm soát hen
hiện nay trên thế giới và tại Việt Nam

1.1.1 Gánh năng bệnh tật của hen trên thế giới và tại Việt Nam
Hen hay còn gọi là hen phế quản hay suyễn là một bệnh hô hấp mạn tính
khá phổ biến, đặc trưng bởi tình trạng viêm niêm mạc đường thở mạn tính dẫn
đến phu nề, co thắt phế quản, tăng tiết dịch nhày và tăng tính phản ứng phế
quản. Các yếu tố này phối hợp khiến đường thở bị chít hẹp làm cho người
bệnh cảm thấy khó thở hoặc có các triệu chứng khác như ho, khò khè và nặng
ngực [100]. Bệnh này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi chủng tộc và ở tất cả các
nước trên thế giới [100], [101], [189]. Trong những năm gần đây, cả tần suất
và độ lưu hành của bệnh đều gia tăng một cách đáng báo động ở nhiều quốc
gia trong đó có Việt Nam.
Ước tính thế giới đang có khoảng 300 triệu người bệnh hen, tỉ lệ mắc
bệnh vẫn đang phát triển theo hướng tăng dần, dự kiến với tình trạng đô thị
hóa ngày càng tăng thì vào năm 2025 cả thế giới sẽ có 400 triệu người mắc
bệnh này [100]. Tại Việt Nam, những nghiên cứu dịch tễ học về hen ở cộng
đồng vẫn còn rất ít. Năm 2010 một nghiên cứu tiến hành điều tra độ lưu hành
hen ở người trưởng thành (16 đến trên 80 tuổi) trên phạm vi cả nước (7 vung
sinh thái khác nhau của Việt Nam) cho biết tỉ lệ mắc hen của người trưởng
thành Việt Nam là 4,1% và tỷ lệ này khác nhau giữa các vung miền với lưu
hành độ cao nhất tại Nghệ An (7,65%) và thấp nhất tại Bình dương (1,51%)
[16]. Một điều tra khác năm 2011 cho thấy tại Việt Nam tỷ lệ hen từ 3,9% đến
5,6% ở người lớn trong khoảng 21-70 tuổi [154] và 5% đến 17,2% ở trẻ em
[1], [8], [13], [7], [32]. Với lưu hành độ này, ước tính nước ta hiện đang có
khoảng 4 triệu người trưởng


6

thành mắc bệnh hen và đem lại gánh nặng bệnh tật không nhỏ cho gia đình và
xã hội.
Về gánh nặng bệnh tật lên sức khỏe, số năm sống được điều chỉnh theo

mức độ bệnh tật (DALY) bị mất đi do hen cũng có xu hướng cao hơn trước,
ước tính chiếm 1% trên tổng số DALY mất do tất cả các bệnh [1], [100]. Gánh
nặng kinh tế của hen tại Việt Nam cũng là điều đáng lưu ý. Theo kết quả của
một nghiên cứu tại Hà Nội thì đã có 64,9% người bệnh từng phải đi cấp cứu vì
hen [17] và chi phí cho 1 đợt điều trị nội trú (kéo dài khoảng 7,51 ± 5,31 ngày)
tại bệnh viện Bạch Mai năm 2015 là 9.014.990 VNĐ/bệnh nhân (dao động từ
1.729.768 VNĐ đến 44.465.354 VNĐ) [11]. Như vậy, chi phí trung bình cho
một đợt điều trị nội trú hen cao gấp gần 3 lần so với mức lương tối thiểu tính
tại thời điểm năm 2015 là 3.100.000 đồng/tháng [35], chi phí ở trường hợp
cao nhất lớn hơn 14,34 lần so với mức lương tối thiểu [11]. Một nghiên cứu
trước đó cũng tại bệnh viện Bạch Mai cho kết quả chi phí tương tự khi so
sánh với mức lương tối thiểu tại thời điểm đó [39]. Tỷ lệ trẻ phải nghỉ học vì
hen theo một nghiên cứu là 11,3% [9].
Mặc du tình hình xuất hiện cơn hen cấp, nhập viện hay tư vong do hen ở
nhiều nước trong đó có Việt Nam được ghi nhận là giảm đáng kể so với trước
đây (khi chưa có các thuốc xịt/hít được sư dụng phổ biến) nhưng hen vẫn là
gánh nặng bệnh tật hàng đầu trên thế giới và có những tác động không thể
chấp nhận được lên hệ thống y tế và xã hội [6], [27], [37], [40], [100]. Về tư
vong, uớc tính mỗi năm trên thế giới hiện có khoảng 180.000 đển 250.000
trường hợp tư vong do hen và trung bình cứ 250 người tư vong trên thế giới
thì có 1 trường hợp là do hen [1], [100]. Tại Việt Nam theo kết quả điều tra
năm 2010 thì tỉ lệ tư vong do hen giai đoạn 2005-2009 ở Việt Nam là 3,78
trường hợp/100.000 dân và tỷ lệ trẻ em có ít nhất 1 lần nhập viện vì cơn hen
cấp theo một nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh là 84,3% [15], [12].
Điều quan trọng hơn là


×