Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH SHINHAN VINA – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.25 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG LIÊN
DOANH SHINHAN VINA – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG

BÙI BÍCH PHƯƠNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ THƯƠNG MẠI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường đại
học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Thực trạng và một số
giải pháp nâng cao hiệu quả thanh toán quốc tế tại ngân hàng liên doanh Shinhan
Vina – Chi nhánh Bình Dương” do Bùi Bích Phương, sinh viên khóa 32, ngành Quản
trị kinh doanh thương mại, đã bảo vệ thành cơng ngày ……………………………….

NGUYỄN THỊ BÍCH PHƯƠNG
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày



tháng

năm

tháng

năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ

Tơi xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến tất cả những người đã giúp tơi hồn thành đề
tài này.
Trước hết là bố mẹ tôi và mọi người trong gia đình tơi. Cảm ơn bố mẹ đã sinh
ra con và chăm lo cho con đến ngày hôm nay. Cảm ơn sự hi sinh thầm lặng của bố mẹ
bao lâu nay. Cảm ơn gia đình của tơi vì đã luôn ở bên cạnh và lo lắng động viên tôi
vượt lên mọi khó khăn. Cảm ơn những bài học mà người thân của tôi đã truyền dạy
cho tôi. Con cảm ơn bố mẹ đã cho con một chỗ dựa thật bình n để con vững bước
trên đường đời.
Tơi xin chân thành cảm ơn cơ Nguyễn Thị Bích Phương đã tận tình giúp đỡ tơi
hồn thành đề tài.

Tơi cũng xin cảm ơn đến tồn thể các thầy cơ trường đại học Nơng Lâm TP. Hồ
Chí Minh vì đã cho tơi những bài học thật quý báu trong suốt thời gian tôi học tại
trường để tôi làm hành trang trong cuộc sống và trong công việc.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đặc biệt đến toàn thể ban lãnh đạo và nhân viên chi
nhánh Shinhan Vina Bình Dương đã hỗ trợ để tôi thực hiện đề tài một cách tốt nhất.
Đặc biệt tơi xin cảm ơn các anh chị phịng Tín dụng và phịng Thanh tốn quốc tế đã
giúp đỡ tơi rất nhiều và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập tại
đây.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè xung quanh tôi, những người bạn rất tốt
và đáng yêu. Nhờ các bạn mà tôi có thể học tập tốt khi xa nhà.


NỘI DUNG TĨM TẮT

BÙI BÍCH PHƯƠNG, tháng 7 năm 2010. “Thực trạng và một số giải pháp
nâng cao hiệu quả thanh toán quốc tế tại ngân hàng liên doanh Shinhan Vina –
Chi nhánh Bình Dương”
BUI BICH PHUONG, July 2010. “The state and some solutions to improve
the ability of foreign trade activities at Shinhan Vina – Bình Dương Branch”
Khóa luận này phân tích về tình hình hoạt động TTQT tại chi nhánh Shinhan
Vina Bình Dương trên cơ sở sữ dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động này theo
chuỗi thời gian như: Doanh số TTQT, doanh thu TTQT, số món thanh tốn, doanh thu/
số nhân viên……..
Phân tích ưu điểm và hạn chế trong hoạt động TTQT tại chi nhánh thời gian qua. Qua
đó đưa ra một số giải pháp giúp hoạt động TTQT tại chi nhánh đạt hiệu quả hơn như:
-

Hiện đại hóa cơng nghệ thanh tốn của ngân hàng

-


Tư vấn cho khách hàng trong nghiệp vụ TTQT

-

Đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng

-

Trình độ chun mơn cao và tác phong phục vụ chuyên nghiệp

-

Tăng cường công tác quảng bá giới thiệu dịch vụ

-

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm sốt

-

Một số biện pháp phịng ngừa rủi ro trong TTQT.



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................................x
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................1

1.1

Đặt vấn đề .........................................................................................................1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................2

1.2.1 Mục tiêu chung..............................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ..............................................................................................2
1.3

Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................2

1.4 Cấu trúc khóa luận .................................................................................................2
CHƯƠNG 2 .....................................................................................................................4
TỔNG QUAN..................................................................................................................4
2.1 Tổng quan về ngân hàng liên doanh ShinhanVina (SVB) .....................................4
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng ShinhanVina (SVB) .........4
2.1.2 Mạng lưới hoạt động........................................................................................6
2.2 Tổng quan Chi nhánh Shinhan Vina Bình Dương .................................................6
2.2.1 Cơ sở thành lập ................................................................................................6
2.2.2 Cơ cấu tổ chức, phòng ban ..............................................................................7
2.2.3 Hoạt động của ngân hàng ................................................................................8
CHƯƠNG 3 ...................................................................................................................12
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................12
3.1 Cơ sở lý luận ........................................................................................................12
 

v



3.1.1 Thanh tốn quốc tế và vai trị của thanh toán quốc tế ...................................12
3.1.2 Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu ở Việt Nam ............................16
3.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế ....................24
3.2.1 Các chỉ tiêu tuyệt đối .....................................................................................24
3.2.2 Các chỉ tiêu tương đối ....................................................................................24
3.3 Phương pháp nghiên cứu......................................................................................25
3.3.1 Thu thập thơng tin ..........................................................................................25
3.3.2 Xử lý số liệu...................................................................................................25
3.3.3 Phân tích dữ liệu ............................................................................................25
CHƯƠNG 4 ...................................................................................................................26
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................................26
4.1 Kết quả một số hoạt động chính của ngân hàng Shinhan Vina chi nhánh Bình
Dương .........................................................................................................................26
4.1.1 Tình hình huy động vốn.................................................................................27
4.1.2 Hoạt động cho vay .........................................................................................29
4.2 Thực trạng thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Shinhan Vina – Chi nhánh Bình
Dương .........................................................................................................................30
4.2.1 Phương thức chuyển tiền ...............................................................................32
4.2.2 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...................................................36
4.2.3 Phương thức thanh tốn nhờ thu ....................................................................43
4.3 Đánh giá hoạt động TTQT tại ngân hàng Shinhan Vina – Chi nhánh Bình Dương
....................................................................................................................................47
4.3.1Đánh giá qua nhóm chỉ tiêu tuyệt đối .............................................................47
4.3.2Đánh giá qua nhóm chỉ tiêu tương đối ...........................................................49
4.4 Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động TTQT tại Ngân hàng Shihan Vina – Chi nhánh
Bình Dương ................................................................................................................51
4.4.1 Yếu tố bên trong ............................................................................................51
 


vi


4.4.2 Yếu tố bên ngoài ............................................................................................53
4.5 Những thành tựu đạt được và những mặt còn tồn tại trong TTQT tại Ngân hàng
Shinhan Vina – Chi nhánh Bình Dương ....................................................................59
4.5.1 Những thành tựu đạt được .............................................................................59
4.5.2 Những mặt còn tồn tại ...................................................................................60
4.6 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT ........................................61
4.6.1 Định hướng về công tác TTQT......................................................................61
4.6.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả ..........................................................................62
CHƯƠNG 5 ...................................................................................................................68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................68
5.1 Kết luận ................................................................................................................68
5.2 Kiến nghị ..............................................................................................................69
5.2.1 Kiến nghị đối với nhà nước ...........................................................................69
5.2.2 Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước..........................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................72

 

vii


DANH MỤC CÁC TỪ CHỮ VIẾT TẮT

SVB

Ngân hàng liên doanh Shinhan Vina


Vietcombank

Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam

ACB

Ngân hàng Á Châu

ATM

Máy rút tiền tự động (Automated Teller Machine)

D/A

Thanh toán đổi lấy chứng từ (Document Against Acceptance)

D/P

Chấp nhận hối phiếu đổi bộ chứng từ (Document Against
Payment)

ICC

Phòng thương mại quốc tế (International Chamber of Comree)

L/C

Thư tín dụng (Letter of Credit)


MRT

Thư chuyển tiền (Mail Tranfer Remittance)

NH

Ngân hàng

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHNT

Ngân hàng ngoại thương

SWIFI

Chuyển tiền qua mạng (Soceity for Worldwide Interbank
Financial Telecommunication)

T/T

Điện chuyển tiền (Telegraphic Transfer Remittance)

TTQT

Thanh toán quốc tế

UCP


Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (Uniform
Custome and Practice for Ducomentary)

BCĐKT

Bảng cân đối kế toán

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TDCT

Tín dụng chứng từ

 

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng Shinhan Vina Chi Nhánh Bình Dương ..8
Hình 3.1 Quy trình thanh tốn bằng phương thức chuyển tiền .....................................17
Hình 3.2 Sơ đồ quy trình nghiệp vụ nhờ thu trơn .........................................................19
Hình 3.3 Sơ Đồ Quy Trình Nghiệp Vụ Nhờ Thu Kèm Chứng Từ................................20
Hình 3.4 Sơ Đồ Quy Trình Nghiệp Vụ Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ ................23
Hình 4.1 Biểu Đồ Tăng Trưởng Lợi Nhuận Của Chi Nhánh Bình Dương ...................27
Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện kết quả huy động và sữ dụng vốn của Chi nhánh Bình

Dương ............................................................................................................................28
Hình 4.3 Cơ Cấu TTQT Của Ngân Hàng Shinhan Vina – Chi nhánh Bình Dương Năm
2009 ...............................................................................................................................32
Hình 4.4 Quy Trình Nghiệp Vụ Chuyển Tiền Đi ..........................................................33
Hình 4.5 Nghiệp Vụ Quy Trình Chuyển Tiền Đến .......................................................33
Hình 4.6 Biểu Đồ Doanh Số Chuyển Tiền Của Chi Nhánh Bình Dương .....................35
Hình 4.7 Biểu Đồ Thể Hiện Doanh Số Thực Hiện L/C Nhập Tại Ngân Hàng Shinhan
Vina – Chi nhánh Bình Dương ......................................................................................41
Hình 4.8 Biểu Đồ Thể Hiện Doanh Số Thực Hiện L/C Xuất Tại Ngân Hàng Shinhan
Vina – Chi nhánh Bình Dương ......................................................................................42

 

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Tình Hình Lao Động Của Ngân Hàng Shinhan Vina Chi Nhánh Bình Dương
Năm 2009 ......................................................................................................................10
Bảng 4.1 Lợi Nhuận Chi Nhánh Qua Các Năm ............................................................26
Bảng 4.2 Kết Quả Huy Động Và Sữ Dụng Vốn............................................................28
Bảng 4.3 Bảng Dư Nợ Cho Vay ....................................................................................29
Bảng 4.4 Kết Quả Hoạt Động TTQT Tại Ngân Hàng Shinhan Vina – Chi Nhánh Bình
Dương từ 2007-2009 .....................................................................................................31
Bảng 4.5 Biểu Phí TTQT Tại Ngân Hàng Shinhan Vina ..............................................34
Bảng 4.6 Bảng Doanh Số Chuyển Tiền Của Chi Nhánh Qua Các Năm .......................35
Bảng 4.7 Mức Phí Thu TTQT Tại Ngân Hàng Shinhan Vina ......................................39
Bảng 4.8 Bảng Doanh Thu Từ Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ..............................40
Bảng 4.9 Biểu Phí Thu Thanh Tốn Nhờ Thu ..............................................................46

Bảng 4.10 Bảng Doanh Thu Từ Phương Thức Nhờ Thu ..............................................46
Bảng 4.11 Kết Quả Hoạt Động TTQT Qua Các Năm...................................................48
Bảng 4.12 Số Món Thanh Tốn Của Chi Nhánh Bình Dương .....................................49
Bảng 4.13 Tổng Phí Thu Dịch Vụ Trên Số Cán Bộ TTQT...........................................50
Bảng 4.14 Bình Quân Số Món Nhân Viên Thực Hiện Được ........................................51
Bảng 4.15: So Sánh Phí Thu Chuyển Tiền Của Ngân Hàng Shinhan Vina Với Một Số
Ngân Hàng Khác ...........................................................................................................56
Bảng 4.16 Bảng So Sánh Phí Thu Phát Hành L/C Của Ngân Hàng Shinhan Vina Với
Một Số Ngân Hàng Khác ..............................................................................................58

 

x


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1

Đặt vấn đề
Trong điều kiện toàn cầu hóa, quốc tế hóa nền kinh tế thế giới diễn ra ngày

càng mạnh mẽ, mỗi quốc gia cần phải tích cực và chủ động tham gia để đạt được vị trí
thuận lợi trong sự phân cơng lao động quốc tế và trao đổi thương mại quốc tế. Điều đó
có nghĩa là mỗi quốc gia cần phải phát triển mạnh mẽ lĩnh vực kinh tế đối ngoại.
Chỉ có thơng qua hoạt động kinh tế đối ngoại mới tạo ra nguồn ngoại tệ cần
thiết để phục vụ nhập khẩu kỹ thuật hiện đại, công nghệ thiết bị, đồng thời phát huy
tiềm năng của đất nước, tận dụng nguồn vốn và công nghệ nước ngồi để đẩy mạnh
q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, rút ngắn khoảng cách tụt hậu và đưa
nền kinh tế đất nước từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.

Như một mắt xích khơng thể thiếu được trong hoạt động kinh tế đối ngoại, hoạt
động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng ngày càng có vị trí và vai trị quan trọng,
nó được xem là cơng cụ, là cầu nối trong quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ kinh tế và
thương mại giữa các nước trên thế giới.
Thanh toán quốc tế giải quyết mối quan hệ lưu thông hàng hóa tiền tệ giữa
người mua và người bán một cách hiệu quả. Qua đó thúc đẩy hoạt động xuất nhập
khẩu của nền kinh tế một cách mạnh mẽ. Nhờ vai trò quan trọng trên mà bất kỳ một
ngân hàng thương mại nào trong chiến lược kinh doanh của mình đều dành một phần
không nhỏ nguồn lực để phát triển hoạt động thanh toán quốc tế.
Shinhan Vina là ngân hàng liên doanh giữa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank), một ngân hàng có mạng lưới rộng khắp đất nước với Ngân hàng
Shinhan thuộc tập đồn tài chính Shinhan của Hàn Quốc. Các hoạt động của ngân
hàng tương đối mạnh, đa dạng và phong phú về dịch vụ đặc biệt hoạt động chủ yếu với
khách hàng là các doanh nghiệp nước ngoài. TTQT là hoạt động đã và đang được


ngân hàng Shinhan Vina- Chi nhánh Bình Dương quan tâm đầu tư và phát triển. Nhận
thức được tầm quan trọng cũng như định hướng phát triển của hoạt động TTQT, em
quyết định chọn đề tài “THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG SHINHAN VINA CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG” làm đề tài nghiên cứu. Em hi vọng với chuyên đề
này em có thể học hỏi tìm hiểu thêm được nhiều kiến thức phục vụ cho cơng việc
tương lai của mình.
1.2

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hoạt động thanh tốn quốc tế tại ngân hàng Shinhan Vina – Chi nhánh
Bình Dương và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thanh toán quốc tế tại ngân
hàng Shinhan Vina – Chi nhánh Bình Dương.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
+ Tìm hiểu thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Shinhan Vina – Chi
nhánh Bình Dương.
+ Đánh giá hiệu quả của hoạt động TTQT tại ngân hàng Shinhan Vina – Chi nhánh
Bình Dương.
+ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng hoạt động TTQT.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động TTQT tại ngân
hàng trong thời gian tới.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian từ 1/3 đến 30/5 năm 2010.
- Không gian: Ngân hàng Shinhan Vina – Chi nhánh Bình Dương.
1.4 Cấu trúc khóa luận
Chương 1: Đặt vấn đề
Nêu lên sự cần thiết của đề tài, mục đích và phạm vi nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan
Tổng quan về Ngân hàng Shinhan Vina- Chi nhánh Bình Dương về quá trình thành lập
và phát triển, cơ cấu tổ chức và phòng ban, và các hoạt động của chi nhánh.
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
 

2


Trình bày cơ sở lý luận: TTQT, vai trị của TTQT, các phương thức TTQT và hệ thống
chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT.
Nêu rõ phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Trình bày kết quả hoạt động chính và thực trạng TTQT tại Ngân hàng Shinhan Vina –
Chi nhánh Bình Dương. Từ đó đánh giá hoạt động TTQT và nêu ra các xu hướng chủ
yếu để phát triển hoạt động TTQT. Những thành tựu đạt được và những mặt còn tồn

tại trong TTQT tại Ngân hàng Shinhan Vina – Chi nhánh Bình Dương, đề xuất một số
giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Kết luận chung và đưa ra một số kiến nghị đối với nhà nước và đối với ngân hàng nhà
nước.

 

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về ngân hàng liên doanh ShinhanVina (SVB)
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng ShinhanVina (SVB)
Đầu thập niên chín mươi trong bối cảnh thị trường mở cửa, năm 1992 Việt Nam
và Hàn Quốc chính thức đặt quan hệ. Từ đó xu hướng đầu tư của các công ty Hàn
Quốc tăng lên nhanh chóng. Với mục đích thúc đẩy đầu tư nước ngồi, phát triển hệ
thống tài chính Ngân hàng và tín dụng, cùng với bốn ngân hàng khác ngân hàng
ShinhanVina đã ra đời.
Ngân hàng được thành lập và cấp giấy phép hoạt động từ ngày 3/2/1993 theo
giấy phép số 10/NH-GP của Thống đốc ngân hàng Nhà nước cấp từ ngày 1/4/1993 với
tên gọi First Vina Bank. Đây là ngân hàng liên doanh giữa các bên:


Bên Việt Nam:
Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)
Địa chỉ trụ sở: 47-49 Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Vietcombank là ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam, từ ngân


hàng nhà nước được cổ phần hóa. Năm 2004, Vietcombank được tạp chí The Banker
bình chọn là "Ngân hàng tốt nhất Việt Nam" năm thứ 5 liên tiếp. Năm 2007, NHNT
được trao tặng giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam 2006 do Thời báo Kinh tế và
Cục xúc tiến Bộ Thương mại tổ chức. Đặc biệt thương hiệu Vietcombank lọt vào Top
Ten (mười thương hiệu mạnh nhất) trong số 98 thương hiệu đạt giải. Đây là lần thứ 3
liên tiếp Vietcombank được trao tặng giải thưởng này.
 Bên nước ngồi: gồm 2 cổ đơng
1. Korea First Bank
Địa chỉ trụ sở: 100 Kyngpyung-dong, Chono-gu, Seoul 110-160 Hàn Quốc


Korea First Bank có 6 văn phịng đại diện, 12 chi nhánh ở nước ngoài và 276 chi
nhánh trong nước. Năm 1990 Korea First Bank được xếp thứ 13 trong số các ngân
hàng có vốn lớn nhất Hàn Quốc, đứng thứ 200 trong tổng số các ngân hàng lớn trên
thế giới.
2. Daewoo Securities co.,LTD
Địa chỉ trụ sở: 34-3 Young dunggo Seoul,Hàn Quốc
Công ty Daewoo Securities là công ty con của tập đồn Daewoo, một tập đồn
lớn, có mối quan hệ chặt chẽ với Việt Nam. Cuối năm 1992, tập đoàn Daewoo có 200
dự án đầu tư vào Việt Nam tương đương 200 triệu USD trong đó có 5 dự án đầu tư
được Ủy Ban Nhà nước hợp tác và đầu tư cấp giấy phép hoạt động.
Vốn điều lệ của First Vina Bank ban đầu là 10 triệu USD, trong đó bên Việt
Nam góp 5 triệu USD bằng 50% vốn điều lệ. Bên nước ngồi là Korea First Bank góp
4 triệu USD bằng 40% vốn điều lệ, công ty Daewoo Securities góp 1 triệu USD bằng
10% vốn điều lệ. Đến ngày 8/8/1995 căn cứ theo quyết định số 217/QĐ – NH5 ngân
hàng Shinhan Vina tăng vốn điều lệ lên 20 triệu USD.
Tháng 1/2001 First Vina Bank được đổi tên thành Chohung Vina Bank
do sự thay đổi đối tác góp vốn. 40% cổ phần của Korea First Bank được Chohung
Korea Bank mua lại. Đến tháng 11/2002 Chohung Vina Bank mua lại 10% vốn nước
ngoài của Daewoo Securities.

Tháng 4/2006 ngân hàng lại được đổi tên thành Shinhan Vina Bank do sự hợp
nhất của 2 ngân hàng Chohung Korea Bank và Shinhan Vina Bank.
Shinhan Vina luôn cố gắng để trở thành ngân hàng liên doanh hàng đầu Việt
Nam. Ngay từ những ngày đầu thành lập ngân hàng Shinhan Vina đã có những đóng
góp đáng kể vào sự phát triển của hệ thống tài chính và tín dụng của Việt Nam.
Tháng 3/1993 lần đầu tiên ngân hàng đưa ra hệ số bảo hiểm tiền gửi tại Việt
Nam.
Tháng 5/1995 Shinhan Vina trở thành ngân hàng đầu tiên cung cấp dịch vụ trực
tuyến ở Việt Nam, đưa ra hệ thống Internet Banking.
Tháng 10/2004 Shinhan Vina thực hiện liên kết vơi hệ thống Vietcombank đưa
ra hệ thống thẻ ATM lớn nhất Việt Nam, giúp khách hàng có thể dễ dàng rút hoặc
 

5


chuyển tiền miễn phí thơng qua hệ thống ATM của Shinhan Vina và những điểm chấp
nhận thẻ của Vietcombank.
2.1.2 Mạng lưới hoạt động
- Trụ sở chính
Trụ sở chính của ngân hàng lúc đầu đặt tại 3-5 Hồ Tùng Mậu, phường Phạm
Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Từ ngày 09/04/2009 hội sở của ngân hàng
Shinhan Vina chuyển tới số 100 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 6, quận 3, thành phố
Hồ Chí Minh.
-

Chi nhánh 1: Chi nhánh Hà Nội

Chi nhánh thành lập tháng 7/1994
Địa chỉ: Tầng 2, khu trung tâm thương mại Daeha, số 360, đường Kim Mã,

quận Ba Đình, Hà Nội.
-

Chi nhánh 2: Chi nhánh Bình Dương

Chi nhánh được thành lập tháng 9/2005 theo quyết định số 1321/QĐ-NHNN.
Địa chỉ: Số 1, đường Trường Sơn, phường An Bình, huyện Dĩ An, tĩnh Bình
Dương.
-

Chi nhánh 3: Chi nhánh Đồng Nai

Chi nhánh thành lập tháng 9/2007
Địa chỉ: số 9-10-11 đường số 51, phường Long Bình Tân, thành phố Biên Hịa,
tỉnh Đồng Nai.
Dự kiến tương lai ngân hàng sẽ mở thêm một chi nhánh ở khu vực Phú Mỹ
Hưng, thành phố Hồ Chí Minh và một chi nhánh ở Đồng Nai.
2.2 Tổng quan Chi nhánh Shinhan Vina Bình Dương
2.2.1 Cơ sở thành lập
Quyết định thành lập một chi nhánh hay phòng giao dịch ngân hàng thường
xuất phát từ nhu cầu giao dịch của khách hàng hay do sự cần thiết phát triển thị phần
hay thị trường của ngân hàng. Đối với Shinhan Vina Bank, Chi nhánh Bình Dương mà
thời gian đầu là phòng giao dịch được thành lập được thành lập vào thánh 9 năm 2005
là kết quả của các quyết định có từ khoảng cuối 2004 của Ban giám đốc hội sở, nhằm
đáp ứng mong mỏi của nhiều khách hàng trên địa bàn và theo yêu cầu phát triển kinh
 

6



doanh của Shinhan Vina.
Tỉnh Bình Dương là khu vực tập trung đơng đảo các cơng ty có vốn đầu tư Hàn
Quốc với nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu vực sản xuất phi tập trung
khác… có cơ sở hạ tầng và nhân công khá tốt, thuận lợi cho các doanh nghiệp địi hỏi
nhiều lao động, giao thơng thuận lợi…
Vị trí Phịng giao dịch Bình Dương, ngân hàng Shinhan Vina không gần khu
vực trung tâm tỉnh mà thuộc khu vực ngoại thành, là vùng giao thoa giữa tỉnh Bình
Dương và TP HCM , rất gần một số khu cơng nghiệp, và khu chế xuất có tiếng như
khu chế xuất Linh Trung, khu cơng nghiệp Sóng Thần , khu cơng nghiệp Việt Nam –
Singapore … vì vậy thuận lợi cho các khách hàng có trụ sở và nhà xưởng tại các khu
vực trên. Tuy nhiên đối với các khách hàng đóng tại những nơi xa hơn như huyện Bến
Cát, Dầu Tiếng, Phú Giáo phải mất hơn một giờ đi xe ô tô mới đến được chi nhánh.
Ngay từ thời gian đầu tuy chỉ được cấp phép thành lập ở mức độ là Phòng giao
dịch nhưng cơ sở vật chất của Chi nhánh Bình Dương đã được thiết kế và trang bị với
quy mô của một chi nhánh lớn. Trụ sở của Chi nhánh nằm trong một toà nhà cao ốc
năm tầng, hướng Tây Bắc, ngay mặt tiền xa lộ Trường Sơn (xa lộ Đại Hàn cũ), cách
chân cầu vượt Sóng Thần khoảng 100m.
2.2.2 Cơ cấu tổ chức, phịng ban
Người đứng đầu Shinhan Vina – chi nhánh Bình Dương là ban giám đốc gồm
giám đốc và phó giám đốc. Giám đốc là người Hàn Quốc do phía Hàn Quốc đưa sang.
Chi nhánh gồm 7 phịng: phịng tín dụng, phịng thanh tốn quốc tế, phịng kế tốn,
phịng quỹ, phịng hành chính nhân sự, phòng tiền gửi, phòng marketing.

 

7


Hình 2.1 Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng Shinhan Vina
Chi Nhánh Bình Dương


Nguồn tin: Phịng nhân sự Chi nhánh Shinhan Vina Bình Dương
Giám đốc chi nhánh là người chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của chi
nhánh. Tuy nhiên do Shinhan Vina Bank là ngân hàng liên doanh nên đối với những
vấn đề quan trọng thì cần phải có sự bàn bạc, đánh giá thêm của hai bên và quyết định
đưa ra phải được cả hai bên thống nhất.
2.2.3 Hoạt động của ngân hàng
Cùng với sự phát triển chung của hệ thống Ngân hàng Shinhan Vina, trong thời
gian qua quy mô và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Shinhan Vina chi nhánh Bình
 

8


Dương đã không ngừng cải thiện và nâng cao, với mục đích phục vụ tốt nhu cầu của
khách hàng trong giai đoạn kinh tế phát triển mạnh mẽ như giai đoạn hiện nay.
Hoạt động của chi nhánh Shinhan Vina Bình Dương chủ yếu bao gồm:
a. Huy động vốn
Ngân hàng huy động vốn dưới hình thức:
Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức
tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
b. Hoạt động tín dụng
-

Ngân hàng được cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho
vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh và các hình
thức khác theo quy định của Ngân hàng nhà nước.

-


Ngân hàng cung cấp tín dụng cho khách hàng theo thời gian, mức lãi suất, hạn
mức khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời
sống và các dự án đầu tư phát triển.

-

Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng và chiếm tỉ trọng lớn nhất của ngân
hàng.

-

Ngân hàng cho vay cầm cố chiết khấu các chứng từ có giá:

Các giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng phát hành
Tín phiếu ngân hàng nhà nước, và các loại trái phiếu
Các tín phiếu, kỳ phiếu, giấy tờ có giá do các tổ chức khác phát hành.
-

Ngân hàng thực hiện bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán,bảo lãnh dự thầu,
bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành,bảo lãnh tiền ứng trước, bảo
lãnh đối ứng, bảo lãnh khác.

c. Hoạt động dịch vụ
-

Dịch vụ thanh toán quốc tế: gồm phát hành tín dụng thư xuất khẩu và nhập
khẩu, dịch vụ chuyển tiền, nhờ thu kèm chứng từ trả ngay hoặc trả chậm.

-


Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ: ngân hàng thu mua ngoại tệ với tư cách khách
hàng, sau đó bán ngoại tệ cho hội sở hưởng phần giá chênh lệch.

 

-

Dịch vụ chi trả kiều hối.

-

Dịch vụ bảo lãnh.
9


Trong từng thời kỳ cụ thể, Ngân hàng có thể cung cấp them hoặc cắt giảm các
nghiệp vụ kinh doanh cho phù hợp với chiến lược và kế hoạch kinh doanh của Chi
nhánh.
d. Về nhân sự
Bảng 2.1 Tình Hình Lao Động Của Ngân Hàng Shinhan Vina
Chi Nhánh Bình Dương Năm 2009

Các chỉ tiêu

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

41


100

Tổng
Trình độ
-

Đại học

31

75,60

-

Cao đẳng, trung cấp

10

24,40

-

Nam

11

26,83

-


Nữ

30

73,17

Giới tính

Nguồn tin: Phịng hành chính nhân sự
Tổng số nhân viên của Chi nhánh có 41 người. Trong đó, đa số nhân viên có
trình độ đại học, chiếm 75,60% tổng số nhân viên của chi nhánh. Do đặc trưng của
ngành kinh doanh địi hỏi nhanh viên có trình độ cao có nên nhân viên có trình độ đại
học chiếm tỉ trọng cao. Đồng thời, do môi trường làm việc khơng địi hỏi phải sử dụng
lao động chân tay nhiều nên chi nhánh có nữ chiếm đa số chiếm đến 73,17% .
Với giám đốc chi nhánh là người Hàn Quốc có kinh nghiệm quản lý và trình độ
cao. Việc bố trí giám đốc là người Hàn Quốc là điều hợp lý, thuận lợi cho việc thành
lập hoạt động và phát triển của một chi nhánh ngân hàng có vốn Hàn Quốc như
Shinhan Vina, đặc biệt khi định hướng mục tiêu là các cơng ty và cá nhân người Hàn
Quốc có hoạt động đầu tư, sinh sống hay làm việc trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Cùng
 

10


với đó ln có một quản trị viên tập sự được ngân hàng Shinhan Korea cữ sang giúp
đỡ và học tập. Họ có khả năng quản lý tốt, nhạy bén trong công việc và dễ tiếp cận với
những thông tin mới của thị trường, đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngân hàng.
Bên cạnh đó, lực lượng nhân viên trẻ, dồi dào và rất nhiệt tình trong cơng việc. Họ
ln hồn thành tốt các chỉ tiêu đặt ra của công ty.


 

11


CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Thanh toán quốc tế và vai trị của thanh tốn quốc tế
a. Khái niệm về thanh toán quốc tế
TTQT là việc chi trả các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh trong các quan hệ kinh tế,
thương mại, tài chính, tín dụng giữa các tổ chức kinh tế, giữa các hãng, các cá nhân
của các quốc gia khác nhau.
Trong quan hệ thanh toán giữa các nước, các vấn đề có liên quan đến quyền lợi
và nghĩa vụ mà đôi bên phải đề ra để giải quyết và thực hiện được quy định lại thành
những điều kiện được gọi là: Điều kiện thanh toán quốc tế.
Mặt khác, nghiệp vụ thanh toán quốc tế là sự vận dụng các điều kiện thanh toán
quốc tế. Những điều kiện này được thể hiện ra trong các điều khoản thanh toán trong
các hiệp định thương mại, các hiệp định trả tiền giữa các nước, của các hợp đồng mua
bán ngoại thương được ký kết giữa người mua và người bán.
Các điều kiện TTQT bao gồm: điều kiện tiền tệ, điều kiện về địa điểm, điều
kiện về thời gian, điều kiện về phương thức thanh toán.
Điều kiện về tiền tệ:
Trong thanh toán quốc tế các bên phải sử dụng đơn vị tiền tệ nhất định của một
nước nào đó. Vì vậy, trong các hiệp định và hợp đồng đều quy định tiền tệ. Điều kiện
này quy định việc sử dụng đồng tiền nào để thanh toán trong hợp đồng ngoại thương
và hiệp định ký kết giữa các nước. Đồng thời điều kiện này còn quy định cách xử lý
khi giá trị đồng tiền đó có biến động. Người ta có thể chia thành hai loại tiền sau:
-


Đồng tiền tính tốn (Account Currency): Là loại tiền dùng để thể hiện giá cả và
tính tốn tổng giá trị hợp đồng.

-

Đồng tiền thanh toán (Payment Currency): Là loại tiền để chi trả nợ nần, hợp
đồng mua bán ngoại thương. Đồng tiền thanh tốn có thể là đồng tiền của nước


xuất khẩu, của nước nhập khẩu, hoặc là đồng tiền quy định thanh toán của nước
thứ ba.
Điều kiện về địa điểm thanh toán:
-

Địa điểm thanh toán được quy định rõ trong hợp đồng ký kết giữa các bên. Địa
điểm thanh tốn có thể là nước xuất khẩu hoặc nước nhập khẩu hay có thể là
một nước thứ ba.

-

Tuy nhiên, trong TTQT giữa các nước bên nào cũng muốn trả tiền tại nước
mình, lấy nước mình làm địa điểm thanh tốn. Sở dĩ như vậy vì thanh tốn tại
nước mình có nhiều điểm thuận lợi hơn. Ví dụ như là đến ngày mới phải chi
tiền, đỡ đọng vốn nếu là nhà nhập khẩu, hoặc có thể thu tiền về nhanh, luân
chuyển vốn nhanh nếu là nhà xuất khẩu, hay có thể nâng cao địa vị thị trường
tiền tệ nước mình trên thế giới…

-

Trên thực tế, việc xác định địa điểm thanh toán là so sánh lực lượng giữa hai

bên quyết định, đồng thời còn thấy rằng dùng đồng tiền nước nào thì địa điểm
thanh tốn là ở nước ấy.
Điều kiện về thời gian thanh toán:
Điều kiện về thời gian thanh toán có quan hệ chặt chẽ với việc luân chuyển vốn,
lợi tức, khả năng có thể tránh được những biến động về tiền tệ thanh tốn. Do
đó, nó là vấn đề quan trọng và thường xảy ra tranh chấp giữa các bên khi đàm
phán, ký kết hợp đồng.
Thơng thường có 3 quy định về thời gian thanh toán:

-

Trả tiền trước là việc bên nhập khẩu trả cho bên xuất khẩu toàn bộ hoặc một
phần tiền hàng sau khi hai bên ký kết hợp đồng hoặc sau khi bên xuất khẩu
chấp nhận đơn đặt hàng của bên nhập khẩu.

-

Trả tiền ngay là việc người nhập khẩu trả tiền sau khi nhà xuất khẩu hoàn thành
nghĩa vụ giao hàng trên phương tiện vận tải tại nơi quy định hoặc sau khi người
nhập khẩu nhận được hàng tại nơi quy định.

-

Trả tiền sau là việc nhà nhập khẩu trả tiền cho người xuất khẩu sau một khoảng
thời gian nhất định kể từ khi giao hàng.

 

13



Điều kiện về phương thức thanh toán:
Đây là điều kiện quan trọng nhất trong hoạt động thanh toán quốc tế. Phương
thức thanh toán là cách mà người mua trả tiền và người bán thu tiền về như thế nào.
Có nhiều phương thức thanh toán khác nhau. Tùy từng điều kiện cụ thể mà người mua
và người bán có thể thỏa thuận để xác định phương thức thanh toán cho phù hợp.
b. Vai trò của TTQT
 Đối với nền kinh tế
Trước xu thế kinh tế thế giới ngày càng quốc tế hóa hiện nay, các quốc gia đang
ra sức phát triển kinh tế thị trường, mở cửa hợp tác và hội nhập, trong bối cảnh đó
TTQT có vai trị như chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước với phần còn lại của thế
giới. Hoạt động TTQT ngày càng được khẳng định trong hoạt động kinh tế quốc dân
nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay
khi mỗi quốc gia đều đặt hoạt động kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi đó là con
đường tất yếu trong chiến lược phát triển của mỗi đất nước.
TTQT là khâu quan trọng trong quá trình mua bán hàng hóa và dịch vụ giữa các
tổ chức, cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau. Nếu khơng hoạt động TTQT thì hoạt
động kinh tế đối ngoại khó tồn tại và phát triển được.
Khi hoạt động TTQT nhanh chóng, an tồn, chính xác sẽ giải quyết được mối
quan hệ lưu thơng hàng hóa tiền tệ giữa người mua và bán một cách hiệu quả. Qua đó
thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của nền kinh tế như một tổng thể.
Hoạt động TTQT thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp,
thúc đẩy mở rộng các dịch vụ như du lịch, hợp tác quốc tế, tăng cường thu hút kiều hối
và các nguồn tài chính khác.
TTQT làm tăng cường quan hệ đối ngoại: Thơng qua việc bảo lãnh cho khách hàng
trong nước, thanh toán cho ngân hàng nước ngoài, ngân hàng thực hiện TTQT sẽ có
mối quan hệ đại lý với các ngân hàng và đối tác nước ngoài. Thời gian hoạt động
nghiệp vụ càng lâu mối quan hệ này ngày càng được mở rộng, tạo cơ hội hợp tác rộng
rãi hơn cho riêng ngân hàng và cho nền kinh tế nói chung.
TTQT đẩy nhanh tiến trình tồn cầu hóa hội nhập của các nước trên thế giới, góp

phần nâng cao tốc độ chu chuyển tiền vốn trên toàn thế giới. Sự gia tăng vượt trội của
 

14


×