Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI TRẠM NGHIỀN THỦ ĐỨC CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.28 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI TRẠM NGHIỀN
THỦ ĐỨC CÔNG TY CỔ PHẦN
XI MĂNG HÀ TIÊN I

LÊ THỊ HƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Kế Toán Nguyên Vật
Liệu tại Trạm Nghiền Thủ Đức Công Ty Cổ Phần Xi Măng Hà Tiên 1”. Do Lê Thị
Hương, sinh viên khóa 32, khoa Kinh Tế, chuyên ngành Kế Toán, đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày

GV.Bùi Công Luận
Người hướng dẫn,

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày



tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Trước hết con xin gửi lời tri ân và lòng biết ơn sâu sắc đến ông bà, bố mẹ đã
sinh thành, nuôi dưỡng, động viên con cũng như người thân luôn ủng hộ, khuyên răn
con trong suốt thời gian qua.
Em xin gửi lời cảm ơn đến qúi thầy cô khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông
Lâm TP. Hồ Chí Minh đã dạy dỗ và truyền đạt cho em những kiến thức quí báu. Đặc
biệt em xin gửi lời cảm ơn và lòng thành kính đến thầy Bùi Công Luận đã giảng dạy,
tận tình hướng dẫn cho em trong suốt quá trình thực tập, giúp em hoàn thành khoá luận
này.
Em gửi lời cảm ơn đến các cô chú, anh chị, toàn thể Trạm nghiền Thủ Đức
Công ty Cổ Phần Xi Măng Hà Tiên 1, đặc biệt là các anh chị phòng nhân sự và phòng
kế toán đã hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập.

Cuối cùng cảm ơn tất cả bạn bè đã luôn bên cạnh tôi lúc gặp khó khăn, cũng
như cùng chia sẽ những niềm vui nỗi buồn thời sinh viên.
Kính chúc mọi người sức khoẻ dồi dào, hạnh phúc và thành công.
Chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Hương


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ THỊ HƯƠNG. Tháng 07 năm 2010. “Kế Toán Nguyên Vật Liệu tại Trạm
Nghiền Thủ Đức Công Ty Cổ Phần Xi Măng Hà Tiên 1”.
LE THI HUONG. July 2010. “Accounting Material in Ha Tien 1 Cement
Joint Stock Company Thu Duc Grinding Station”.
Công tác Kế toán nguyên vật liệu là rất cần thiết để phản ánh kịp thời, chính
xác tình hình sản xuất kinh doanh, điều này thể hiện rõ ở các đơn vị sản xuất như
Trạm Nghiền Thủ Đức Công ty Cổ Phần Xi Măng Hà Tiên 1.
Khóa luận chủ yếu dựa trên việc thu thập thông tin, phỏng vấn, mô tả công tác
hạch toán nguyên vật liệu tại Trạm Nghiền Thủ Đức Công ty Cổ Phần Xi Măng Hà
Tiên 1, nhằm tìm hiểu một số vấn đề như:
- Phân loại, đặc điểm NVL.
- Mô tả tài khoản, chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng và kế toán chi tiết NVL.
- Hạch toán kế toán nhập, xuất kho NVL: Trị giá nhập, xuất kho; mô tả quy
trình luân chuyển chứng từ nhập, xuất NVL; sơ đồ hạch toán, định khoản một số
nghiệp vụ kinh tế thực tế phát sinh.
- Kiểm kê, dự phòng giảm giá NVL.
Từ đó có một số nhận xét, đánh giá chung về công tác kế toán NVL tại Trạm
Nghiền Thủ Đức Công ty Cổ Phần Xi Măng Hà Tiên 1.


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................x
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................... xi
CHƯƠNG 1.....................................................................................................................1
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................2
1.4. Cấu trúc luận văn ..................................................................................................2
CHƯƠNG 2.....................................................................................................................3
TỔNG QUAN..................................................................................................................3
2.1. Giới thiệu về Công ty Cổ Phần Xi Măng Hà Tiên I .............................................3
2.1.1. Thông tin chung .............................................................................................3
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển.....................................................................3
2.2. Giới thiệu về Trạm nghiền Thủ Đức.....................................................................5
2.2.1. Thông tin chung .............................................................................................5
2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Trạm nghiền Thủ Đức ......................................5
2.2.3. Tổ chức bộ máy quản lí của Trạm nghiền Thủ Đức ......................................6
2.2.4. Một số thuận lợi và khó khăn của Trạm nghiền Thủ Đức ...........................12
2.2.5. Định hướng hoạt động và phát triển trong tương lai của Trạm nghiền .......13
2.3. Cơ cấu sản phẩm sản xuất và quy trình sản xuất xi măng ..................................13
2.3.1. Cơ cấu sản phẩm ..........................................................................................13
2.3.2. Quy trình sản xuất xi măng ..........................................................................14
2.4. Tổ chức công tác kế toán tại Trạm nghiền Thủ Đức Công ty Cổ Phần Xi Măng
Hà Tiên 1....................................................................................................................15
2.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán ...............................................................................15
2.4.2. Chế độ kế toán áp dụng tại Trạm .................................................................16
CHƯƠNG 3...................................................................................................................19
v



NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................19
3.1. Những vấn đề chung ...........................................................................................19
3.1.1. Khái niệm, đặc điểm, nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu ......................19
3.1.2. Phân loại nguyên vật liệu .............................................................................20
3.1.3. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho ..........................................................20
3.1.4. Tính giá vật liệu............................................................................................21
3.1.5. Kế toán tình hình nhập xuất vật liệu .................................................................21
3.1.6. Kế toán tổng hợp tình hình nhập xuất vật liệu .............................................27
3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................37
CHƯƠNG 4...................................................................................................................38
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................................................38
4.1. Đặc điểm chung của NVL tại Trạm nghiền Thủ Đức Công ty Cổ Phần Xi Măng
Hà Tiên 1....................................................................................................................38
4.1.1. Đặc điểm và phân loại NVL tại Trạm..........................................................38
4.1.2. Tình hình sử dụng và quản lí NVL tại Trạm nghiền Thủ Đức ....................40
4.2. Kế toán nguyên vật liệu tại Trạm........................................................................41
4.2.1. Tài khoản sử dụng ........................................................................................41
4.2.2. Chứng từ và sổ sách kế toán Trạm nghiền sử dụng .....................................44
4.2.3. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Trạm.....................................................45
4.3. Mô tả một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến nguyên vật liệu tại Trạm
nghiền Thủ Đức .........................................................................................................47
4.3.1. Kế toán nhập kho NVL mua ngoài ..............................................................47
4.3.2. Kế toán nhập kho VL mua bằng tiền tạm ứng .............................................52
4.3.3. Nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho.........................................54
4.3.4. Nhập kho NVL tự sản xuất ..........................................................................55
4.3.5. Kế toán xuất kho nguyên vật liệu dùng cho sản xuất...................................56
4.3.6. Xuất bán phế liệu..........................................................................................62
4.3.7. Kế toán xuất kho VL gia công sau đó nhập kho ..........................................63

4.3.8. Kế toán kiểm kê nguyên vật liệu..................................................................65
4.3.9. Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho ....................................................67
CHƯƠNG 5...................................................................................................................68
vi


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................68
5.1. Kết luận...............................................................................................................68
5.2. Kiến nghị.............................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................72
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CĐKT

Cân Đối Kế Toán

CP

Cổ Phần

DN

Doanh Nghiệp

GTGT


Giá Trị Gia Tăng

HH

Hàng Hóa

KKTX

Kê khai thường xuyên

NVL

Nguyên Vật Liệu

NXT

Nhập Xuất Tồn

PPKK

Phương Pháp Kiểm Kê

TNDN

Thu Nhập Doanh Nghiệp

TNHH TM

Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại


TSCĐ

Tài Sản Cố Định

VL

Vật Liệu

VLXD

Vật Liệu Xây Dựng

VT

Vật Tư

WTO

Tổ Chức Thương Mại Thế Giới - World Trade Organization

XMHT1

Xi Măng Hà Tiên 1

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 3.1. Bảng Tổng Hợp Nhập Xuất Tồn NVL..........................................................24
Bảng 3.2. Mẫu Sổ Đối Chiếu Luân Chuyển..................................................................25
Bảng 3.3. Mẫu Sổ Số Dư...............................................................................................27
Bảng 4.1. Mã Vật Tư của Một Số VL Sử Dụng Tại Trạm...........................................40
Bảng 4.2. Một Số Tài Khoản Sử Dụng trong Kế Toán NVL tại Công ty .....................42

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Trạm Nghiền Thủ Đức – Công ty Cổ Phần Xi Măng Hà
Tiên 1...............................................................................................................................7
Hình 2.2. Sơ Đồ Quá Trình Sản Xuất Xi Măng ............................................................14
Hình 2.3. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán Trạm Nghiền Thủ Đức ...........................15
Hình 2.4. Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán theo Hình Thức Kế Toán Trên Máy Vi Tính......18
Hình 3. 1. Sơ Đồ Phương Pháp Thẻ Song Song............................................................25
Hình 3.2. Sơ Đồ Phương Pháp Sổ Đối Chiếu Luân Chuyển.........................................26
Hình 3.3. Sơ Đồ Sổ Số Dư ............................................................................................27
Hình 4.1. Sơ Đồ Phương Pháp Thẻ Song Song tại Công Ty ........................................45
Hình 4.2. Lưu Đồ Quy Trình Luân Chuyển Chứng Từ NVL Mua Ngoài Nhập Kho...49
Hình 4.3. Lưu Đồ Quy Trình Luân Chuyển Chứng Từ NVL Xuất Kho Dùng Cho Sản
Xuất ...............................................................................................................................58

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1.


Phiếu yêu cầu VT
Biên bản kiểm nghiệm
Phiếu nhập kho
Hóa đơn GTGT

Phụ lục 2.

Giấy đề nghị tạm ứng
Phiếu chi
Biên bản kiểm nghiệm
Phiếu nhập kho
Hóa đơn GTGT
Phiếu kính gởi
Giấy đề nghị thanh toán
Bảng thanh toán tiền tạm ứng
Phiếu thu

Phụ lục 3.

Tổng hợp NXT kho giấy – vỏ bao

Phụ lục 4.

Phiếu xuất kho
Nhật ký xuất kho theo tài khoản có
Nhật ký xuất kho theo số phiếu
Nhật ký nhập xuất theo mã VT
Sổ cái TK 1522500

Phụ lục 5.


Phiếu xuất kho
Nhật ký xuất kho theo khu vực kho
Nhật ký xuất kho theo tài khoản có
Nhật ký nhập xuất theo mã VT

Phụ lục 6.

Biên bản thanh lý
Hóa đơn GTGT

Phụ lục 7.

Xuất kho cho gia công
Nhập kho từ gia công
Bảng kê chi tiết VT gia công

Phụ lục 8.

Bảng kiểm kê VT, hàng tồn kho
xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong xu hướng hội nhập hiện nay, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam
nói riêng đang có nhiều chuyển biến phức tạp. Ở nước ta, quá trình tự do hoá thương
mại qua các kênh đa phương WTO hoặc hội nhập khu vực, hợp tác song phương mang

lại nhiều lợi ích chung cho nền kinh tế. Tuy nhiên, cũng đặt ra những thách thức cho
Việt Nam bởi lạm phát tăng cao, cán cân xuất - nhập khẩu luôn mất cân đối khi Việt
Nam trở thành nước nhập siêu. Với tính cạnh tranh khốc liệt của thị trường, mỗi doanh
nghiệp muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải luôn cân nhắc, tính toán sự hợp lí giữa
chi phí bỏ ra với lợi nhuận thu được.
Trong cơ cấu chi phí của các đơn vị sản xuất, chi phí NVL là chi phí chủ yếu,
chiếm tỉ trọng lớn nhất, ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình hoạt động sản xuất của đơn
vị. Chính vì thế, công tác tổ chức thu mua, quản lí, sử dụng NVL đòi hỏi phải được
thực hiện một cách nhất quán, đồng bộ, hợp lí và kịp thời, đảm bảo cung cấp thông tin
cho nhà quản trị nhanh chóng, chính xác. Điều đó cho thấy vai trò của bộ máy kế toán
đặc biệt là kế toán NVL, một trong những kênh thông tin chính hỗ trợ đắc lực cho việc
ra quyết định cho nhà quản trị, là rất quan trọng. Việc tổ chức tốt công tác quản lí và
kế toán NVL trong doanh nghiệp là một trong những khâu quan trọng đảm bảo cung
cấp thông tin kịp thời và chính xác về kết quả hoạt động sản xuất, đáp ứng nhu cầu ra
quyết định của nhà quản trị.
Xuất phát từ vấn đề trên, thấy được tầm quan trọng của kế toán NVL ở các
doanh nghiệp nói chung và Trạm Nghiền Thủ Đức Công ty Cổ Phần Xi Măng Hà Tiên
nói riêng. Kết hợp những kiến thức đã học và sự hướng dẫn của thầy cô, Tôi chọn đề
tài: “KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI TRẠM NGHIỀN THỦ ĐỨC CÔNG TY
CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN 1” để làm đề tài tốt nghiệp.


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tiếp cận thực tế, tìm hiểu công tác tổ chức kế toán nói chung và kế toán NVL
nói riêng.
Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
Đánh giá được tầm quan trọng của kế toán nguyên vật liệu trong công tác kế
toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu tại công ty nói riêng.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: đề tài được thực hiện dựa trên hệ thống sổ sách, chứng từ các

nghiệp vụ phát sinh tại Trạm nghiền Thủ Đức Công ty Cổ Phần Xi Măng Hà Tiên 1.
- Về thời gian: đề tài được thực hiện từ ngày 29/03/2010 đến ngày 15/06/2010.
1.4. Cấu trúc luận văn
Đề tài được thực hiện gồm 5 chương
Chương 1: Mở đầu, đặt vấn đề, lí do chọn đề tài.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu sơ lược về Công ty CP Xi Măng Hà Tiên 1 và Trạm nghiền Thủ
Đức: Quá trình hình thành và phát triển, bộ máy tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của
từng phòng ban và mỗi phần hành kế toán trong bộ phận kế toán của Trạm.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số khái niệm, công thức và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Mô tả quá trình nhập xuất kho NVL, phương pháp ghi sổ, định khoản kế toán,
trình tự luân chuyển các chứng từ của Trạm.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Một số nhận xét và đánh giá chung về bộ máy kế toán của Trạm nói chung và
kế toán NVL nói riêng.

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu về Công ty Cổ Phần Xi Măng Hà Tiên I
2.1.1. Thông tin chung
y Tên tiếng Việt : Công ty CP Xi măng Hà Tiên 1
y Tên tiếng Anh: Ha Tien 1 Cement Joint Stock Company
y Trụ sở công ty:
- Địa chỉ: 360 Bến Chương Dương, phường Cầu Kho, Q.1, Tp.Hồ Chí Minh

- ĐT: (08) 38 368 363
- Fax: (08) 38 367 195
- E-mail:
- Website: www.hatien1.com.vn
- Mã số thuế: 0301446422-1
- Vốn điều lệ: 870 tỷ đồng
y Ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất mua bán xi măng, các sản phẩm từ xi măng, vật liệu xây dựng,
clinker, nguyên vật liệu, vật tư ngành xây dựng;
- Sản xuất, khai thác, mua bán cát đá sỏi, phụ gia sản xuất VLXD;
- Xây dựng dân dụng, kinh doanh bất động sản;
- Dịch vụ bến cảng, dịch vụ bốc, xếp hàng hoá, cho thuê kho bãi;
- Kinh doanh vận tải hàng hoá bằng ô tô, đường thuỷ nội địa, đường sắt;
- Xây dựng công trình công nghiệp.
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Xi măng Hà Tiên 1 tiền thân là Nhà máy Xi măng Hà Tiên do hãng
VENOT.PIC của Cộng hòa Pháp cung cấp thiết bị. Năm 1964, Nhà máy chính thức


đưa vào hoạt động với công suất ban đầu là 240.000 tấn clinker/năm tại Kiên Lương,
280.000 tấn xi măng/năm tại Nhà máy Thủ Đức.
Năm 1974, Nhà máy Xi măng Hà Tiên đã ký thỏa ước tín dụng và hợp tác với
hãng POLYSIUS (Pháp) để mở rộng nhà máy, nâng công suất thiết kế từ 300.000 tấn
xi măng/năm lên đến 1.300.000 tấn xi măng/năm.
Năm 1981, Nhà máy xi măng Hà Tiên được tách ra thành Nhà máy xi măng
Kiên Lương và Nhà máy xi măng Thủ Đức. Và đến năm 1983, hai Nhà máy được sáp
nhập và đổi tên là Nhà máy Liên Hợp xi măng Hà Tiên.
Ngày 19/08/1986, Máy nghiền số 3 chính thức đi vào hoạt động và đến tháng
2/1991 dây chuyền nung clinker ở Kiên Lương cũng được đưa vào hoạt động đưa công
suất của toàn Nhà máy lên 1.300.000 tấn xi măng/năm.

Năm 1993, Nhà máy lại tách thành hai công ty là Nhà máy Xi măng Hà Tiên 2
(Cơ sở sản xuất tại Kiên Lương) với công suất là 1.100.000 tấn clinker/năm và
500.000 tấn xi măng/năm; Nhà máy Xi măng Hà Tiên 1 (cơ sở sản xuất tại Thủ Đức Tp HCM) với công suất là 800.000 tấn xi măng/năm.
Ngày 01/04/1993, Công ty Cung ứng Vật tư số 1 được sáp nhập vào Nhà máy
Xi măng Hà Tiên 1 theo quyết định số 139/BXD – TCLĐ của Bộ Xây dựng.
Ngày 30/09/1993, Nhà máy Xi măng Hà Tiên 1 được đổi thành Công ty Xi
măng Hà Tiên 1 theo quyết định số 441/BXD-TCLĐ của Bộ Xây Dựng.
Ngày 03/12/1993, ký hợp đồng liên doanh với tập đoàn Holderbank - Thụy Sĩ
thành lập Công ty Liên Doanh Xi măng Sao Mai có công suất là 1.760.000 tấn xi
măng/năm. Tổng vốn đầu tư 441 triệu USD, vốn pháp định 112,4 triệu USD trong đó
Công ty Xi măng Hà Tiên 1 đại diện 35% tương đương 39,34 triệu USD.
Tháng 04/1995, Công ty tham gia Liên Doanh Bê Tông Hỗn Hợp Việt Nam
(SPMV) với công suất thiết kế 100.000m3 bê tông /năm. Vốn pháp định là 1 triệu USD
trong đó Công ty xi măng Hà Tiên 1 đại diện 30% tương đương 0,3 triệu USD.
Tháng 11/1994 dự án đầu tư cải tạo môi trường và nâng cao năng lực sản xuất
được Chính phủ phê duyệt với tổng kinh phí là 23.475.000 USD, công trình đã khởi
công ngày 15/06/99 và đã hoàn tất đưa vào hoạt động từ 2001, nâng công suất sản xuất
của Công ty thêm 500.000 tấn xi măng/năm (Tổng công suất là 1.300.000 tấn xi
măng/năm).
4


Ngày 21/01/2000, thực hiện cổ phần hoá Xí nghiệp Vận tải trực thuộc Công ty
thành Công ty CP Vận tải Hà Tiên, trong đó Công ty Xi măng Hà Tiên 1 nắm giữ 30%
cổ phần tương đương 14,4 tỷ đồng.
Năm 2003 hình thành 2 dự án chiến lược là trạm tiếp nhận, nghiền và phân phối
xi măng phía Nam 1,2 triệu tấn xi măng/năm (Trạm nghiền Phú Hữu) và nhà máy xi
măng Bình Phước 1,8 triệu tấn clinker/2,4 triệu tấn xi măng/năm.
Ngày 27/12/2006, Công ty Xi măng Hà Tiên 1 đã chính thức làm lễ công bố
chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty CP theo Quyết định số 1774/QĐBXD của Bộ Xây dựng về việc điều chỉnh phương án cổ phần và chuyển Công ty Xi

măng Hà Tiên 1 thành Công ty CP Xi măng Hà Tiên 1.
Năm 2009, các sản phẩm của Công ty CP Xi Măng Hà Tiên 1 chính thức mang
tên VICEM-HÀ TIÊN 1. Từ giữa đến cuối năm 2009, các dự án trạm nghiền Phú Hữu
và nhà máy xi măng Bình Phước đi vào hoạt động, nâng công suất thiết kế lên 5,4 triệu
tấn xi măng/năm và giúp Hà Tiên 1 tự chủ được nguồn cung cấp 1,8 triệu tấn
clinker/năm.
2.2. Giới thiệu về Trạm nghiền Thủ Đức
2.2.1. Thông tin chung
- Địa chỉ: Km8, Xa Lộ Hà Nội, P.Trường Thọ, Q.Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: (08) 8 966 608
- Fax: (08) 8 967 635
- Ngân sách hoạt động: được phê duyệt cụ thể hàng năm.
2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Trạm nghiền Thủ Đức
a. Chức năng
- Trạm nghiền Thủ Đức là một chi nhánh, có tư cách pháp nhân không đầy đủ,
đảm trách thực hiện tiếp nhận, nghiền, tồn trữ NVL và phân phối các chủng loại xi
măng cho khách hàng nằm trong sự điều phối chung của công ty.
- Sản xuất, phân phối vỏ bao, các sản phẩm mới theo sự điều phối chung của
công ty.
- Quản lý, khai thác bến cảng Trạm.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công, phân cấp cụ thể của công ty.
b. Nhiệm vụ
5


- Tổ chức quản lý các hoạt động sản xuất, tồn trữ, cung ứng NVL, phân phối
các chủng loại xi măng, vỏ bao, các sản phẩm mới cho khách hàng và các đơn vị trực
thuộc công ty theo đúng sự phân công của công ty và mục tiêu ngân sách hàng năm.
- Xây dựng phòng thí nghiệm hợp chuẩn phục vụ sản xuất, kiểm soát chặt chẽ
chất lượng các nguồn NVL đầu vào và thành phẩm xuất ra thị trường.

- Tổ chức công tác sửa chữa, phối hợp hoặc thuê ngoài sửa chữa; công tác tiếp
nhận, cung ứng, quản lý tồn kho VT; đáp ứng yêu cầu hỗ trợ của đơn vị khác.
- Quản lý, phát triển nguồn lực theo định hướng chung của công ty.
- Xác lập các mục tiêu ngắn/trung hạn, phân tích kết quả thực hiện trong hoạt
động của Trạm. Thực hiện các yêu cầu tác nghiệp của Giám đốc công ty.
- Bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn lao động.
- Tuân thủ và thực hiện tốt điều lệ, quy định, chính sách của công ty và cơ quan
nhà nước.
- Quản lý, sử dụng tốt ngân sách hoạt động được phê duyệt hàng năm
- Thực hiện các yêu cầu tác nghiệp cụ thể của Giám đốc công ty.
2.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý của Trạm nghiền Thủ Đức
a. Sơ đồ tổ chức bộ máy

6


Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Trạm Nghiền Thủ Đức – Công ty Cổ Phần Xi Măng Hà Tiên 1
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

P.HC NS

Chú thích:

P.KTTC

P.NC –
TK MT

P.VẬT



P.TN KCS

P.CNTT

Đường chỉ đạo trực tuyến

TRẠM
Y TẾ

PX. SC

PX.
SXXM

PX.
SXVB

PX.
CSPM

Đường chỉ đạo gián tuyến

- P. HC-NS: Phòng Hành Chính Nhân Sự

- P. KTTC: Phòng Kế Toán Tài Chính

- P. NC-TK-MT: Phòng Nghiên Cứu Triển Khai


- P.TN-KCS: Phòng Thí Nghiệm

- P.CNTT: Phòng Công Nghệ Thông Tin

- PX.SXXM: Phân Xưởng Sản Xuất Xi Măng

- PX.SC: Phân Xưởng Sửa Chữa

- PX.SXVB: Phân Xưởng Sản Xuất Vỏ Bao

- PX.CSPM: Phân Xưởng Các Sản Phẩm Mới
(Nguồn: Phòng Hành Chính Nhân Sự Trạm Nghiền Thủ Đức)

7


b. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận
* Giám đốc
- Quản lý trực tiếp hệ thống tổ chức và phân cấp của Trạm.
- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện và chịu trách nhiệm cá nhân về toàn bộ hoạt động
thuộc chức năng của Trạm.
- Tuân thủ các quy chế, quy định của công ty; phối hợp, chỉ đạo/yêu cầu theo
chức năng đối với các đơn vị công ty.
- Chịu trách nhiệm và có nghĩa vụ báo cáo tất cả các quyết định và văn bản do
mình ký cho Giám đốc công ty một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác.
* Phó Giám đốc
- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện, quản lý trực tiếp các phân xưởng.
- Chịu trách nhiệm về kĩ thuật trong quá trình sản xuất, chỉ đạo, xử lý kịp thời
các vấn đề kĩ thuật.
- Ký duyệt các văn bản thuộc lĩnh vực phụ trách và chịu sự quản lý của Giám

đốc.
* Phòng Kế toán tài chính
- Kế toán, kiểm soát, hạch toán chi phí, kết quả kinh doanh, tài sản, VT, vốn
theo quy chế, quy định và phân cấp của công ty.
- Phối hợp với phòng Kế toán thống kê tài chính của công ty trong lĩnh vực
thuộc về chính sách công ty, lĩnh vực kế toán tài chính và chịu sự chỉ đạo gián tuyến
của phòng Kế toán thống kê tài chính của công ty.
- Tổ chức hoạt động kế toán phù hợp với quy định , phương thức quản trị.
- Quản lí, kiểm soát và hướng dẫn việc thực hiện chế độ tài chính kế toán cho các
đơn vị thuộc Trạm.
- Xây dựng kế hoạch tài chính theo định hạn, kiểm soát phân tích kết quả thực
hiện. Kiểm soát, phân tích, đề xuất giải pháp giảm chi phí sản xuất.
- Đáp ứng các phân công khác của Giám đốc Trạm nghiền Thủ Đức.
* Phòng hành chính nhân sự
- Thực hiện các hoạt động hành chính văn phòng, nhân sự của Trạm.

8


- Phối hợp với phòng Tổ Chức Hành Chính của công ty về chính sách trong lĩnh
vực nhân sự và hành chính, đồng thời chịu sự chỉ đạo gián tuyến của phòng Tổ chức
hành chính công ty.
- Quản lý trụ sở và các tài sản văn phòng làm việc của trạm. Quản lý công tác
văn thư, lưu trữ, giao tế, lễ tân, thông tin liên lạc, quan hệ cộng đồng, cung ứng văn
phòng phẩm.
- Thực hiện công tác lao động tiền lương chế độ khen thưởng, kỹ luật cho toàn
trạm; Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, chống tham nhũng.
- Tổ chức tốt công tác bảo vệ an toàn người, tài sản, an ninh chính trị địa bàn;
Kiểm soát việc chấp hành nội quy lao động; Xây dựng, triển khai các phương án huấn
luyện dân quân tự vệ; Quản lý phương tiện phòng cháy chữa cháy và trực tiếp chỉ huy

chữa cháy khi xảy ra cháy.
- Sử dụng nguốn ngân sách hiệu quả. Thực hiện các phân công khác của Giám
đốc trạm.
* Phòng vật tư
- Cung cấp VT, trang thiết bị, phụ tùng, NVL...cho hoạt động của Trạm.
- Xây dựng các quy định và quy trình cụ thể để thực hiện tốt nhất chức năng của
phòng.
- Xây dựng quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp và vận chuyển. Thực hiện
đánh giá nhà cung cấp theo định kỳ.
- Kiểm tra, giám sát, tổ chức kiểm định, nghiệm thu, xác nhận khối lượng hàng
hóa cung cấp cho trạm, Giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan.
- Điều hành hoạt động cảng nhập NVL của trạm.
- Phối hợp nghiệp vụ với phòng VT – Chuỗi cung ứng của công ty theo phân
cấp VT, mua hàng của công ty, các đơn vị chức năng trong công ty, thực hiện các yêu
cầu tác nghiệp cụ thể của Giám đốc Trạm.
* Phòng Công nghệ thông tin
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý và sản xuất kinh doanh
của Trạm. Xây dựng chương trình phát triển ứng dụng công nghệ thông tin với nội
dung và thời hạn cụ thể, phù hợp với mục tiêu hoạt động của Trạm.
- Xây dựng chương trình đào tạo khai thác quản lý hệ thống thông tin.
9


- Quản trị hệ thống máy tính, mạng, cơ sở dữ liệu, chương trình quản lý và xử
lý dữ liệu, dịch vụ tiện ích trên hệ thống mạng; khai thác dữ liệu.
- Vận hành, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống thông tin điện tử và cơ sở hạ tầng kỹ
thuật công nghệ thông tin của Trạm.
- Thiết lập, ban hành các quy trình, quy định, hướng dẫn khai thác hệ thống
thông tin, bảo mật dữ liệu và kiểm soát thực hiện công việc.
- Xây dựng, đệ trình ngân sách hoạt động, sử dụng ngân sách hiệu quả.

- Phối hợp hoạt động và chịu sự chỉ đạo gián tuyến của phòng công nghệ thông
tin công ty; Đáp ứng các phân công khác của Giám đốc Trạm.
* Phòng nghiên cứu - Triển khai – Môi trường
- Nghiên cứu, ứng dụng các bí quyết, tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất xi
măng và các sản phẩm từ xi măng. Xây dựng triển khai các đề án áp dụng tiến bộ khoa
học kĩ thuật để tạo ra các sản phẩm xi măng và từ xi măng có hiệu quả.
- Quản lý toàn bộ bí quyết kỹ thuật, công nghệ của Trạm.
- Quản lý, triển khai, giám sát, đôn đốc công tác ISO – An toàn lao động – Vệ
sinh môi trường.
- Giải quyết các vướng mắc về công nghệ, năng lượng, chi phí, hiệu quả...đặt ra
trong hoạt động của Trạm.
- Nhận chuyển giao kỹ thuật, bí quyết công nghệ kèm theo các dự án đầu tư của
công ty.
- Phối hợp hoạt động và chịu sự chỉ đạo gián tuyến của phòng Nghiên cứu triển
khai của công ty. Thực hiện các yêu cầu tác nghiệp của Giám đốc Trạm
* Phòng thí nghiệm
- Đảm trách công tác phân tích cơ – lý – hóa và kiểm soát chất lượng NVL đầu
vào và thành phẩm của Trạm.
- Đề xuất xây dựng và vận hành phòng thí nghiệm hợp chuẩn, có đủ thiết bị tiên
tiến và năng lực đáp ứng yêu cầu công việc
- Phối hợp với các đơn vị liên quan để kiểm soát và thống nhất quản lý về quy
cách, tiêu chuẩn, chất lượng NVL và thành phẩm. Tuân thủ hệ thống các quy định, quy
trình của công ty.
- Sử dụng ngân sách hiệu quả, thực hiện các yêu cầu tác nghiệp của Trạm.
10


* Trạm Y tế
- Thiết lập và quản lý hồ sơ sức khoẻ của người lao động, tổ chức kiểm tra sức
khoẻ định kỳ.

- Thực hiện công tác sơ cứu tại tuyến cơ sở và chuyển tuyến kịp thời đối với
những trường hợp cần thiết, ngăn ngừa, phòng chống dịch bệnh.
- Quản lý công tác bảo hiểm y tế, phối hợp với các đơn vị chức năng để giải
quyết chính sách cho người lao động.
- Bảo đảm an toàn vệ sinh nhà ăn, nguồn nước. Thực hiện cung cấp, dự trữ
thuốc và trang bị dụng cụ y tế.
* Phân xưởng sản xuất xi măng
- Sản xuất xi măng theo chính sách chất lượng của công ty và quy định của nhà
nước.Tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất xi măng.
- Quản lý, bảo trì, sửa chữa toàn bộ máy móc thiết bị, nhà xưởng, cơ sở hạ tầng
của dây chuyền sản xuất, cải tiến kỹ thuật.
- Tổ chức và thực hiện công tác kỹ thuật sản xuất xi măng, chịu trách nhiệm về
chất lượng các loại xi măng sản xuất, tối ưu hóa hoạt động sản xuất.
- Xây dựng các quy định, quy trình cụ thể, cải tiến và cập nhật để thực hiện tốt
nhất chức năng hoạt động. Xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất phù hợp với mục
tiêu ngân sách của Trạm và định hướng của công ty.
- Thực hiện các yêu cầu tác nghiệp cụ thể của Giám đốc trạm.
* Phân xưởng sửa chữa cơ điện
- Chịu trách nhiệm ổn định hoạt động của máy móc thiết bị trong toàn bộ công
ty. Xây dựng chương trình tu bổ định kỳ cho Trạm. Xử lý các hư hỏng đột xuất xảy ra
trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của các đơn vị.
- Quản lý toàn bộ máy móc thiết bị, nhà xưởng của Trạm. Xây dựng các quy
trình, quy định cụ thể, cải tiến để thực hiện chức năng của phân xưởng.
- Gia công các chi tiết phục vụ cho hoạt động sửa chữa.
- Xác định khả năng tự sửa chữa/ tổ chức thuê ngoài sửa chữa các hư hỏng của
máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển của Trạm.
- Tối ưu hóa hệ thống quản lý kho. Chịu trách nhiệm bảo quản về khối lượng và
chất lượng hàng hoá lưu kho.
11



- Cung ứng VT, phụ tùng theo việc sửa chữa theo phân cấp. Tổng hợp và lập
nhu cầu VT cho toàn bộ công tác sửa chữa.
- Tuân thủ hệ thống các quy định, quy trình của Trạm trong hoạt động của
xưởng. Phối hợp nghiệp vụ với các đơn vị chức năng trong công ty.
* Phân xưởng sản xuất vỏ bao

- Sản xuất vỏ bao theo chính sách chất lượng của công ty và quy định của nhà
nước.
- Xây dựng các quy trình, quy định cụ thể trong sản xuất và tổ chức của phân
xưởng, cải tiến kỹ thuật, trang thiết bị.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất phù hợp với mục tiêu chiến lược sản
xuất kinh doanh của công ty.
- Quản lý toàn bộ máy móc thiết bị, nhà xưởng, thực hiện và phối hợp công tác
bảo trì, sửa chữa (hoặc yêu cầu sửa chữa) các thiết bị trong dây chuyền sản xuất vỏ
bao.
- Tiếp nhận các phản hồi từ thị trường, nghiên cứu và hiệu chỉnh phù hợp. Chịu
trách nhiệm về vệ sinh môi trường và an toàn trong phạm vi quản lý của phân xưởng.
- Phối hợp nghiệp vụ với các đơn vị khác trong công ty. Thực hiện các yêu cầu
tác nghiệp của Giám đốc Trạm, sử dụng ngân sách hiệu quả.
* Phân xưởng sản xuất các sản phẩm mới
- Sản xuất các sản phẩm mới theo chính sách chất lượng của công ty và quy
định của nhà nước. Quản lý máy móc thiết bị, nhà xưởng, hoạt động của xưởng.
- Phối hợp nghiệp vụ với các đơn vị chức năng trong công ty.
- Liên tục cải tiến, tối ưu hóa hoạt động, thiết bị và công nghệ, đảm bảo chất
lượng, số lượng, an toàn lao động, môi trường sạch đẹp.
- Thực hiện và phối hợp công tác bảo trì, sửa chữa (hoặc yêu cầu sửa chữa) các
thiết bị trong dây chuyền sản xuất xi măng.
- Phối hợp với đơn vị tiêu thụ sản phẩm để tiếp nhận các phản hồi từ thị trường,
nghiên cứu và hiệu chỉnh phù hợp.

2.2.4. Một số thuận lợi và khó khăn của Trạm nghiền Thủ Đức
a. Thuận lợi

12


Vị trí Trạm nghiền Thủ Đức nằm bên trục giao thông đường bộ, cửa ngõ Đông
Bắc Sài Gòn, đây được coi là vị trí trọng yếu của trục lưu thông hàng hóa.
Là chi nhánh của Công ty CP Xi Măng Hà Tiên 1. Ra đời sớm, hơn 40 năm
hoạt động công ty đã chiếm được vị trí hàng đầu trong ngành VLXD. Sản phẩm của
Hà Tiên 1 có uy tín cao với người tiêu dùng tại khu vực phía Nam. Sản phẩm có chất
lượng cao, ổn định, có uy tín trên thị trường và chiếm thị phần cao (tại vùng Đông
Nam Bộ đã đạt hơn 32% trong năm 2009)
Hệ thống tiêu thụ của Trạm nghiền nói riêng và Xi Măng hà Tiên 1 nói chung
rất hiệu quả và ngày càng được hoàn thiện.
Đội ngũ quản lý có trình độ, kinh nghiệm và luôn được đào tạo để có khả năng
thích ứng linh hoạt với nền kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập.
b. Khó khăn
Hiện nay nhiều nhà máy sản xuất xi măng mới đi vào hoạt động góp phần làm
tăng nguồn cung ứng xi măng ra thị trường. Tình trạng dư thừa xi măng cục bộ sẽ xuất
hiện làm cho việc tìm kiếm thị trường, tính cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Nhiều máy móc, công nghệ sản xuất đã cũ và lạc hậu.
Giá nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu (giấy Kraft, thạch cao, phụ tùng thiết
bị…) có xu hướng tăng ảnh hưởng giá thành xi măng làm hạn chế lợi nhuận của Trạm
và của công ty.
2.2.5. Định hướng hoạt động và phát triển trong tương lai của Trạm nghiền
Mở rộng và phát triển thị trường mục tiêu là Tây Nguyên, Duyên Hải Miền
Trung, xuất khẩu sang Lào và Campuchia.
Cải tạo máy nghiền 1 và kho hở, cải tạo nâng cấp hệ thống máy nghiền 3: hai
dự án này sẽ tăng thêm 350000 t xi măng/năm. Nâng cấp trạm đập Pu-dô-lan Mỏ Vĩnh

Tân, lên 440000t/năm, đáp ứng đủ phụ gia cho sản xuất xi măng.
Hoàn thiện cảnh quan môi trường để đạt chứng chỉ ISO14000.
Đa dạng hóa sp và ngành nghề kinh doanh.
2.3. Cơ cấu sản phẩm sản xuất và quy trình sản xuất xi măng
2.3.1. Cơ cấu sản phẩm
- Sản phẩm xi măng gồm: PCB-30, PCB40, PC-30, PC-40, PCS-30, PCS-40,
PCHS-30, PCHS-40 và OPC50.
13


- Vỏ bao xi măng.
- Sản phẩm gạch:
+ Gạch lát tự chèn: sản xuất từ XMHT1+ bột đá + phụ gia
+ Gạch Block: sản xuất từ XMHT1 + bột đá + phụ gia theo phối liệu đúng tiêu
chuẩn. Có 3 loại gạch block: gạch xây, gạch đồ mi, gạch cột.
- Vữa xây, vữa tô: hỗn hợp khô pha sẵn có 4 loại mác 35, 50, 75, 100; 5 cỡ bao
từ 2kg đến 50kg/bao.
- Cát tiêu chuẩn: Sản xuất từ nguồn cát giàu Silic trong nước
2.3.2. Quy trình sản xuất xi măng
Trạm đang có 4 máy nghiền bi để sản xuất xi măng theo 2 công nghệ khác
nhau, gồm 2 chu trình: chu trình hở và chu trình kín.
- Chu trình hở: xi măng ra khỏi máy nghiền được loại bỏ phần hạt có kích thước
không đạt bằng sàng lồng quay (Trommel), thành phẩm xi măng được bơm đến đến si
lô chứa.
- Chu trình kín: xi măng sau khi ra khỏi máy nghiền được đưa đến thiết bị phân
ly, ở đây phần hạt thô được phân loại và hồi lưu trở lại đầu máy nghiền, xi măng thành
phẩm được bơm đến các silô chứa. Ưu điểm của chu trình kín là tận dụng được năng
suất tối đa của máy nghiền, tiêu hao điện năng thấp, chất lượng xi măng tốt so với chu
trình hở.
Hình 2.2. Sơ Đồ Quá Trình Sản Xuất Xi Măng

Kho chứa
Clinker và
phụ gia

Kho
chứa

Cầu
múc

Máy
vô bao

Phễu
tiếp NL
và thiết
bị định
lượng

Hệ thống máy
nghiền

Sàng
phân
loại

Gầu
nâng

Vít tải


(Nguồn: Phân Xưởng Sản Xuất Xi Măng)

14

Bình
bơm

Si lô
tồn
trữ


×