Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIX HẠT GIỐNG BẮP NẾP LAI MX10 CỦA SSC TẠI KHU VỰC ĐB SCL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC
MARKETING – MIX HẠT GIỐNG BẮP NẾP LAI
MX10 CỦA SSC TẠI KHU VỰC ĐB SCL

NGUYỄN THỊ BÍCH TIÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông
Lâm thành phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM
HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIX HẠT GIỐNG BẮP NẾP LAI
MX10 CỦA SSC TẠI KHU VỰC ĐB SCL”, do sinh viên Nguyễn Thị Bích Tiên,
Khoá 32, ngành KINH TẾ NÔNG LÂM đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày ___________________

TRẦN HOÀI NAM
Người hướng dẫn,

Ngày

tháng


năm 2010

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2010

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2010


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, tôi đã được sử ủng hộ và giúp đỡ của nhiều người.
Trước tiên con xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến cha mẹ, đấng sinh thành đã sinh con ra,
đã nuôi dạy con và cho con có được ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cám ơn quý thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh Tế
Trường Đại Học Nông Lâm đã giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức trong
suốt 4 năm trên giảng đường. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy Trần Hoài Nam
- người đã hết lòng giảng dạy và trực tiếp hướng dẫn cho tôi hoàn thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên
phòng Kinh doanh, đặc biệt là anh Trần Trương Tấn Tài – Trưởng phòng Kinh Doanh
và anh Phong đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại Công ty.

Xin cảm ơn tất cả những người thân, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực tập.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn tất cả mọi người, những người đã giúp đỡ tôi hoàn
thành đề tài này và kính chúc mọi người được nhiều sức khỏe, thành đạt và hạnh phúc.
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 07 năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Thị Bích Tiên


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ BÍCH TIÊN. Tháng 7 năm 2010. “Một Số Giải Pháp Nhằm
Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing – Mix Hạt Giống Bắp Nếp Lai MX10 Của
SSC Tại Khu Vực ĐB SCL”.
NGUYEN THI BICH TIEN. July 2010. “Some solution to do better
Marketing – Mix strategy on hybrid glutinous corn seed MX10 of Southern Seeed
Company in Mekong Delta”.
Khóa luận “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lươc Marketing – Mix
hạt giống bắp nếp lai MX10 của SSC tại khu vực ĐB SCL” là kết quả của quá trình
thực tập từ ngày 01/04/2010 – 15/05/2010 tại Công ty Cổ phần giống cây trồng ở miền
Nam (SSC) với mục tiêu chủ yếu là tìm hiểu thực trạng hoạt động Marketing – Mix
hạt giống bắp nếp lai MX10 tại khu vực ĐB SCL của Công ty. Khóa luận sử dụng chủ
yếu các phương pháp so sánh, thống kê mô tả, phương pháp phân tích đã tiềm hiểu
được tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, tìm hiểu thực trạng sản xuất giống
bắp của nước ta, tình hình tiêu thụ sản phẩm và thị phần hạt giống bắp nếp lai MX10
tại khu vực ĐB SCL.
Qua khóa luận ta thấy hạt giống bắp nếp lai MX10 của SSC đang giữ được thị
phần mạnh nhất tại khu vực ĐB SCL, hoạt động Marketing – Mix cho sản phẩm
MX10 tại khu vực này khá tốt và đang từng bước hoàn thiện.
Khóa luận đánh giá được hoạt động Marketing – Mix hạt giống bắp nếp lai

MX10 cùng với việc phân tích ma trận SWOT tại khu vực ĐB SCL đề xuất một số
giải pháp với hy vọng sẽ giúp Công ty có thể có những chiến lược Marketing cho hạt
bắp nếp lai MX10 một cách tốt nhất để có sức cạnh tranh với đối thủ và phát triển giữ
vững thị phần tại khu vực này.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu


2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1. Phạm vi thời gian

2

1.3.2. Phạm vi không gian

2

1.4. Cấu trúc khóa luận

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4


2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty SSC

4

2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty

4

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

4

2.2. Hoạt động SXKD của Công Ty.
2.2.1. Chức năng và nhiệm vụ của Công Ty.
2.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty

5
5
6

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cở sở lý luận

8
8

3.1.1. Tổng quan về Marketing

8


3.1.1.2. Vai trò của Marketing

9

3.1.1.3. Chiến lược Marketing

9

3.1.1.4. Tại sao phải có chiến lược?
3.1.2. Tổng quan về Marketing – Mix

10
10

3.1.2.1. Khái niệm

10

3.1.2.2. Chiến lược sản phẩm

11

3.1.2.3. Chiến lược giá

14

3.1.2.4. Chiến lược phân phối

15


3.1.2.5. Chiến lược chiêu thị cổ động

17

v


3.1.3. Tổng quan về thị trường
3.2. Phương pháp nghiên cứu

17
18

3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

18

3.2.2. Phương pháp so sánh

18

3.2.3. Phương pháp thống kê mô tả

18

3.2.4. Phương pháp phân tích

18

3.2.5. Phương pháp ma trận SWOT


18

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của SSC

20
20

4.1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của SSC năm 2008 - 2009

20

4.1.2. Doanh thu và lợi nhuận của SSC từ năm 2005 – 2009

22

4.1.3. Thuận lợi và khó khăn của SSC khi tham gia thị trường

25

4.1.3.1. Thuận lợi

25

4.1.3.2. Khó khăn

25

4.1.4. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của SSC năm 2010


26

4.2. Tình hình tiêu thụ hạt giống bắp nếp lai MX10 tại khu vực ĐB SCL của
SSC

26
4.2.1. Thực trạng ngành sản xuất bắp ở Việt Nam

26

4.2.2. Tình hình sản xuất bắp lai tại khu vực ĐB SCL

29

4.2.2.1. Tiềm năng phát triển bắp nếp lai tại khu vực ĐB SCL 31
4.2.3. Tình hình tiêu thụ hạt giống bắp lai MX10 của SSC tại khu vực
ĐB SCL

31

4.2.3.1. Giới thiệu sản phẩm hạt giống bắp lai MX10

31

4.2.3.2. Sản lượng và doanh thu MX10 tại ĐBSCL năm 2008 –
2009

33


4.2.3.3. Thị phần hạt giống bắp nếp lai MX10 của SSC tại khu
vực ĐB SCL

34

4.3. Thực trạng hoạt động Marketing – Mix hạt giống bắp nếp lai MX10 của
SSC tại khu vực ĐB SCL

37

4.3.1. Chiến lược sản phẩm

37

4.3.1.1. Chất lượng

37

4.3.1.2. Nhãn hiệu

38

4.3.1.3. Bao bì, cách thức đóng gói

39

vi


4.3.1.4. Dịch vụ hỗ trợ sản phẩm


42

4.3.1.4. Chiến lược sản phẩm cho MX10 tại Khu Vực ĐB SCL
của SSC

42

4.3.2. Chiến lược giá

43

4.3.3. Chiến lược phân phối

45

4.3.4. Chiến lược chiêu thị cổ động

47

4.3.4.1. Quảng cáo

48

4.3.4.2. Trình diễn hội thảo

49

4.3.4.3. Hội chợ


50

4.3.4.4. Khuyến mãi

50

4.5. Đánh giá chiến lược Marketing – Mix hạt giống bắp nếp lai MX10 tại khu
vực ĐB SCL của SSC

52

4.5.1. Chiến lược sản phẩm

52

4.5.2. Chiến lược giá

53

4.5.3. Chiến lược phân phối

53

4.5.4. Chiến lược chiêu thị cổ động

53

4.6. Phân tích ma trận SWOT cho MX10 của SSC tại khu vực ĐB SCL.

53


4.7. Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược Marketing - Mix hạt giống bắp nếp
lai MX10 của SSC tại khu vực ĐB SCL

55

4.7.1. Chiến lược sản phẩm

55

4.7.2. Chiến lược giá

56

4.7.3. Chiến lược phân phối

56

4.7.4. Chiến lược chiêu thị cổ động

57

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

59

5.1. Kết luận

59


5.2. Đề nghị

60

5.2.1. Đối với công ty

60

5.2.2. Đối với nhà nước

60

TÀI LIỆU THAM KHẢO

61

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBBQ

Chế biến bảo quản

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

ĐB SCL


Đồng bằng sông Cửu Long

ĐHĐCĐ

Đại hội đồng cổ đông

FAO

Tổ chức lương nông thế giới

GCT

Giống cây trồng

HC

Hành chính

HĐQT

Hội đồng quản trị

ISO

Hệ thống quản lý chất lượng quốc tế (International
Organization for Standard)

KH

Kế hoạch


NN & PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

QLCL

Quản lý chất lượng

SSC

Công ty Cổ phần giống cây trồng miền Nam

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TC

Tài chính

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TTTH


Tính toán tổng hợp

TW

Trung ương

VPDD

Văn phòng đại diện

VTNN

Vật tư nông nghiệp

WTO

Tổ Chức Thương Mại Thế Giới

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh của SSC Năm 2008 – 2009

20

Bảng 4.2. Doanh Thu và Lợi Nhuận của SSC Từ Năm 2005 – 2009


22

Bảng 4.3. Cơ Cấu Doanh Thu Theo Nhóm Sản Phẩm của SSC Năm 2008 – 2009

23

Bảng 4.4. Doanh Thu Các Sản Phẩm Cho Kế Hoạch của SSC Năm 2010

26

Bảng 4.5: Kế Hoạch Sản Xuất Ngô Nguyên Liệu Trong Nước Năm 2010

29

Bảng 4.6: Kết Quả Khảo Nghiệm Giống Ngô Nếp MX10 tại Miền Nam Qua 2 Vụ

32

Bảng 4.7: Bảng Sản Lượng Tiêu Thụ và Doanh Thu MX10 tại Khu Vực ĐB SCL Năm
2008 - 2009

34

Bảng 4.8: Tiêu Chuẩn Chất Lượng Hạt Giống Bắp Nếp Lai MX10 của SSC

37

Bảng 4.9. Đánh Giá của Đại Lý tại khu vực ĐB SCL về Chất Lượng Hạt Giống MX10
Năm 2009


38

Bảng 4.10. Đánh Giá của Đại Lý ĐB SCL về Mẫu Mã Bao Bì MX10 Năm 2009

41

Bảng 4.11. Khối Lượng Tiêu Thụ các Gói Sản Phẩm MX10 ở 2 Vùng ĐB SCL

41

Bảng 4.12. Số Lượng Nhân Viên Hỗ Trợ Sản Phẩm tại Khu Vực ĐB SCL

42

Bảng 4.13: Bảng Giá Hạt Giống Bắp Nếp Lai của SSC và Đối Thủ Cạnh Tranh tại
Khu Vực ĐB SCL

44

Bảng 4.14: Đánh Giá của Các Đại Lý về Phân Phối MX10 tại Khu Vực ĐB SCL

46

Bảng 4.15: Số Điểm Trình Diễn Hội Thảo MX10 tại khu vực ĐB SCL Năm 2008 2009

49

Bảng 4.16: Chi Phí Chiêu Thị Cổ Động MX10 tại ĐB SCL Năm 2008 – 2009

51


Bảng 4.17: Bảng Chiết Khấu Thanh Toán Hạt Giống Bắp Lai của SSC Năm 2009

52

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức của Công Ty

7

Hình 3.1. Cấu Trúc của Marketing – Mix

10

Hình 3.2. Sơ Đồ Các Cấp Kênh Phân Phối

17

Hình 3.3. Ma Trận SWOT

19

Hình 4.1. Biểu Đồ Doanh Thu và Lợi Nhuận của SSC Năm 2005 – 2009

22


Hình 4.2. Biểu Đồ Cơ Cấu Doanh Thu Theo Nhóm Sản Phẩm của SSC Năm 2008 24
Hình 4.3. Biểu Đồ Cơ Cấu Doanh Thu Theo Nhóm Sản Phẩm của SSC Năm 2009 24
Hình 4.4. Biểu Đồ Diện Tích Trồng Bắp Cả Nước Từ Năm 1999 - 2009

27

Hình 4.5. Biểu Đồ Nhu Cầu Sử Dụng Hạt Giống Bắp ở Việt Nam

28

Hình 4.6: Diện Tích Canh Tác Bắp tại Khu Vực ĐB SCL Năm 2001 - 2009

30

Hình 4.7: Sản Lượng Bắp tại Khu Vực ĐB SCL Năm 2001 - 2009

30

Hình 4.8: Biểu Đồ Cơ Cấu Sản Lượng Hạt Giống Bắp Nếp Lai tại Khu Vực ĐB SCL
Năm 2009

33

Hình 4.9. Thị Phần Hạt Giống các Công Ty tại Khu Vực ĐB SCL Năm 2009

35

Hình 4.10. Thị Phần Tiêu Thụ các Sản Phẩm Bắp Nếp Lai tại ĐB SCL năm 2009

36


Hình 4.11: Hình Logo của SSC

39

Hình 4.12. Mặt Trước và Mặt Sau của Bao Bì Sản Phẩm MX10 của SSC Năm 2007 40
Hình 4.13. Mặt Trước và Mặt Sau của Bao Bì Sản Phẩm MX10 của SSC Năm 2008 2009

40

Hình 4.14: Sơ Đồ Kênh Phân Phối Hạt Giống Bắp Nếp Lai MX10

45

Hình 4.13: Quy Trình Xử Lý Đơn Đặt Hàng và Giao Nhận của SSC

46

Hình 4.15: Các Hình Thức Chiêu Thị Cổ Động MX10 tại Khu Vực ĐB SCL

47

Hình 4.16: Hình Ảnh Trình Diễn Hội Thảo MX10 của SSC tại ĐB SCL

50

Hình 4.17. Ma Trận SWOT Hạt Giống Bắp Nếp Lai MX10 tại Khu Vực ĐB SCL

54


x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề
Hiện nay trên thế giới, cây bắp chiếm vị trí quan trọng trong các cây ngũ cốc,

đứng thứ nhất về năng suất, thứ nhì về sản lượng và thứ ba về diện tích. Ở nước ta, cây
bắp được trồng từ rất lâu và là cây lương thực đứng thứ hai sau cây lúa. Với các giống
bắp truyền thống năng suất thấp, khó thích hợp với điều kiện của từng vùng thì sự ra
đời của giống bắp lai với các đặc tính nổi trội như năng suất cao, kháng bệnh tốt, thích
nghi rộng, phù hợp với nhiều vùng, đã chiếm lĩnh được thị trường và đánh dấu bước
thành công cho ngành sản suất Nông Nghiệp. Vì thế nhà nước ta có nhiều chính sách
khuyến khích hỗ trợ cho cây bắp lai phát triển khắp nơi góp phần phát triển kinh tế đất
nước.
Sớm thấy được tiềm năng thị trường tiêu thụ hạt giống bắp lại ở Việt Nam,
nhiều doanh nghiệp nước ngoài nhanh chân đầu tư vào sản xuất, kinh doanh hạt giống
bắp lai ở nước ta như Công ty cổ phần Seed Thái Lan, Công ty Bioseeds, Mosanto Mỹ,
Công ty Syngenta Thụy Sỹ…Theo sau đó nhiều Công ty trong nước cũng tham gia vào
thị trường này, làm cho công tác nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh hạt giống bắp lai
ngày càng sôi động hẳn lên và bà con nông dân từng bước nhận thức được trồng các
giống bắp lai sẽ mang lại lợi nhuận kinh tế cao cho nên có sự chọn các sản phẩm hạt
giống bắp lai phù hợp với điều kiện của mình.
Công ty cổ phần giống cây trồng Miền Nam (SSC) là một doanh nghiệp kinh
doanh trong lĩnh vực giống cây trồng, vật tư nông nghiệp và là một trong những đơn vị
đứng đầu trong lĩnh vực cung ứng hạt giống nói chung và sản phẩm hạt giống bắp lai
nói riêng ở Việt Nam. Trong năm 2009, Công ty đã cung ứng 2.813,2 tấn bắp lai với

doanh thu 134.228 triệu đồng chiếm 52% trong tổng doanh thu hạt giống của SSC đã
cung ứng với nhiều chủng loại khác nhau và mỗi loại có thế mạnh ưu điểm riêng của
mình. Xuất hiện trên thị trường 2007, hạt giống bắp nếp lai MX10 là sản phẩm độc


quyền của SSC đã đánh dấu được thế mạnh của mình, được người dân ưa chuộng, tín
nhiệm trong nhiều năm liền và được trồng nhiều khu vực trong nước đặc biệt là khu
vực ĐB SCL. Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, để sản phẩm MX10 ở khu vực ĐB
SCL của SSC có sức cạnh tranh với đối thủ, chiếm lĩnh được thị phần, được người dân
biết đến, ưa chuộng và tín nhiệm thì Công ty cần phải năng động hơn, nhạy bén hơn
với thị trường và không ngừng đầu tư vào chiến lược Marketing – Mix cho hạt giống
bắp nếp lai MX10 ở khu vực này.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, được sự phân công của Khoa Kinh Tế
trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, được sự chấp nhận của ban lãnh
đạo công ty Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam cùng với sự hướng dẫn của thầy Trần
Hoài Nam, tôi đã chọn “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược Marketing –
Mix hạt giống bắp nếp lai MX10 tại khu vực ĐB SCL của SSC” làm đề tài cho
khóa luận này.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung
Đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược Marketing – Mix hạt giống
bắp nếp lai MX10 tại khu vực ĐB SCL của SSC.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
¾ Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tiêu thụ hạt giống bắp
nếp lai của Công ty tại khu vực ĐB SCL.
¾ Phân tích thực trạng hoạt động Marketing - Mix hạt giống bắp nếp lai MX10
của SSC tại khu vực ĐB SCL.

¾ Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược Marketing – Mix hạt
giống bắp nếp lai MX10 tại khu vực ĐB SCL của SSC.
1.3.

Phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Phạm vi thời gian
Thời gian thực hiện luận văn từ tháng 3/2010 đến tháng 6/2010.
1.3.2. Phạm vi không gian
Công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam – 282 Lê Văn Sỹ - Quận Tân Bình
– TPHCM.

2


1.4.

Cấu trúc khóa luận
Khóa luận gồm 5 chương:
Chương 1: Đặt vấn đề
- Trình bày lý do chọn đề tài, ý nghĩa, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Chương 2: Tổng quan
- Giới thiệu khái quát về Công ty, lĩnh vực hoạt động kinh doanh.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
- Trình bày những khái niệm có liên quan và giới thiệu một số phương pháp sử

dụng trong quá trình nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Trình bày nội dung và kết quả nghiên cứu về hoạt động Marketing-mix hạt
giống bắp nếp lai MX10 của SSC tại khu vực ĐB SCL.

Chương 5: Kết luận và đề nghị
Dựa vào kết quả nghiên cứu để kết luận và đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn
thiện hơn nữa chiến lược Marketing-mix hạt giống bắp nếp lai MX10 của SSC tại khu
vực ĐB SCL.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1 . Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty SSC
2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty
Tên Công ty: Công ty Cổ phần giống cây trồng miền Nam
Tên giao tiếng Anh: SOUTHERN SEED JOINT STOCK COMPANY.
Tên viết tắc: SSC.
Trụ sở chính của Công ty: 282 Lê Văn Sỹ, P1- quận Tân Bình- TP.HCM.
Điện thoại: (84) - (8)844241 hoặc 84446333. Fax: (84)-(8) 8442387.
E-mail:
Website: www.ssc.com.vn
Logo của Công ty:

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Đầu năm 1976, Công ty Giống cây trồng phía Nam được thành lập. Đến 1978,
Công ty Giống cây trồng phía Nam được hợp nhất trở thành Chi nhánh I, rồi đổi thành
Giống cây trồng I (trực thuộc Công ty Giống cây trồng TW) vào năm 1981. Đến năm
1989 Bộ Nông Nghiệp có quyết định chia tách và thành lập Công ty Giống cây trồng
TW2 trực thuộc Bộ, và đến năm 1993 được đổi tên thành Công ty Giống cây trồng
miền Nam.
Năm 1980, Chủ Tịch nước trao tặng Huân chương Lao động Hạng 3 cho SSC.
Năm 2001, được Chủ Tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng 1.

Năm 2002, thực hiện chủ trương của Nhà nước và được sự chấp thuận của Thủ
tướng Chính phủ theo Quyết định số 213/QĐ-TTg ngày 25/3/2002, Công ty được


chuyển thành Công ty cổ phần Giống cây trồng miền Nam (SSC) là doanh nghiệp
ngành giống cây trồng đầu tiên của Việt Nam tiến hành cổ phần hóa.
Vào ngày 9/4/2003, tổ chức BVQI (Anh Quốc) đã công nhận hệ thống chất
lượng của Công ty đạt tiêu chuẩn ISO 9001: 2000, đến năm 2009 đã cập nhập phiên
bản mới ISO 9001 : 2008.
Tháng 03/2005, cổ phiếu của Công ty cổ phần Giống cây trồng miền Nam, mã
chứng khoán là SSC, là doanh nghiệp của ngành Giống cây trồng Việt Nam đầu tiên
được chính thức niêm yết tại Trung tâm chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (nay là Sở giao
dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh).
Năm 2007 thành lập văn phòng đại diện Cambodia (Phnom Pênh – Cambodia)
Tháng 3/2009 Công ty đã thành lập Trung Tâm nghiên cứu Giống cây trồng
miền Nam trên cơ sở hợp nhất Phòng nghiên cứu phát triển và Trại Giống cây trồng
Tân Hiệp.
Năm 2005, Chủ Tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho tập
thể CBNV Công ty.
Tháng 5/2007 Công ty đã phát hành 4 triệu cổ phiếu thưởng để nâng vốn điều lệ
của Công ty lên 100 tỷ đồng.
Công ty đạt giải thưởng “Bông lúa vàng” Hội chợ Nông Nghiệp Quốc tế Cần
Thơ 5 năm liền (1998 – 2003).
Giải thưởng “Thương hiệu bạn nhà nông Việt Nam” qua 6 năm liền (20042009) do Bộ Công thương trao tặng.
Được tặng cúp vàng “Thương hiệu Chứng Khoán Uy Tín & Công ty Cổ phần
hàng đầu Việt Nam” năm 2008.
Danh hiệu “Doanh nghiệp tiêu biểu Việt Nam – Lào – Cambodia” năm 2008 do
Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ công nhận.
2.2. Hoạt động SXKD của Công Ty.
2.2.1. Chức năng và nhiệm vụ của Công Ty.

a. Chức năng
¾ Nghiên cứu và tổ chức sản xuất, chế biến các loại giống, hom giống, củ giống,
các loại cây công nghiệp, cây lương thực ( lúa, bắp,…), các cây thực phẩm (
rau, quả,…) nhằm đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của nông dân trong cả nước.
5


¾ Kinh doanh các mặt hàng vật tư nông nghiệp chuyên dùng như phân bón, thuốc
trừ sâu, các loại thiết bị sản xuất và bảo quản giống cây trồng.
¾ Kinh doanh xuất nhập khẩu các giống cây trồng như: lúa thuần, lúa lai, bắp lai
các loại, bắp nếp lai, rau đậu các loại, hoa, vật tư nông nghiệp. Các loại máy
móc, thiết bị phục vụ sản xuất và bảo quản hạt giống và nông sản.
¾ Liên doanh liên kết sản xuất kinh doanh với các tổ chức trong và ngoài nước
trong cùng lĩnh vực sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu hạt giống, VTNN và
nông sản sản xuất khác.
b. Nhiệm vụ
¾ Tổ chức phân công điều phối sản xuất sao cho phù hợp với công nghệ và khai
thác tối đa tiềm năng, năng lực của công ty.
¾ Tổ chức nghiên cứu khoa học kỹ thuật, không ngừng phát triển nâng cao chất
lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm.
¾ Thông tin về thị trường giá cả, ứng dụng khoa học công nghệ, bồi dưỡng và đào
tạo cán bộ công nhân viên.
¾ Tổ chức hệ thống phân phối lưu thông hàng hóa, cung ứng vật tư sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm theo từng loại hàng và xuất khẩu.
¾ Thực hiện các chức năng đối nội, đối ngoại như tổ chức xuất nhập khẩu, ký kết
hợp đồng, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước đầu tư cho dự
án phát triển nông nghiệp ở Việt Nam.
2.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty
Cơ cấu tổ chức của SSC bao gồm: Hội đồng quản trị, ban kiểm soát, Ban Tổng
giám đốc, 14 phòng và đơn vị trực thuộc (Hình 2.1).


6


Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức của Công Ty

Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị
Phó Tổng giám đốc
nghiên cứu

Phó Tổng giám đốc
sản xuất

Tổng giám đốc

Phòng QLCL

Phòng sản xuất
CBBQ

Xưởng cơ khí

Trại GCT
Cờ Đỏ

Trạm GCT
Cai Lậy


Trạm GCT
Củ Chi

VPDD Cambodia

Phòng Nhân sựHC

Phòng TC- Kế toán

Phòng KH - Đầu tư

Trạm GCT
Tây Nguyên

CN Hà Nội

Phòng kinh doanh

Các Công ty con

Trại GCT Lâm Hà

TT Nghiên cứu GCT
Miền Nam

Nhà máy chế biến
GCT Hà Nội

Nguồn: Theo tài liệu Đại hội đồng Cổ đông thường niên của SSC 2009
7



CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cở sở lý luận
3.1.1. Tổng quan về Marketing
3.1.1.1. Khái niệm
™ Theo Philip Kotler “Marketing là sự phân tích, tổ chức, kế hoạch hóa và
kiểm tra những khả năng câu khách của một công ty cũng như chính sách và hoạt động
với quan điểm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của một nhóm khách hàng đã chọn”.
™ Marketing là một hệ thống đồng bộ các hoạt động về hoạch định, phân phối,
định giá và xúc tiến bán các sản phẩm, dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng tốt
hơn đối thủ cạnh tranh, qua đó đạt được mục tiêu của doanh nghiệp (Stantion, 1991).
™ Theo Philip Kotler: “Quản trị Marketing là sự phân tích, hoạch định, thực
hiện và kiểm tra các chương trình đã đề ra nhằm tạo dựng, bồi đắp và duy trì những
trao đổi có lợi với người mua mà mình hướng đến, trong mục đích đạt thành các mục
tiêu của tổ chức”.
Có rất nhiều định nghĩa về Marketing với những ý tưởng khác nhau nhưng có
thể xác định phương châm tư tưởng chính của Marketing như sau:
- Phải rất coi trọng khâu tiêu thụ, bởi vì doanh nghiệp muốn tồn tại thì phải bán
được hàng.
- Chỉ bán cái gì thị trường cần chứ không phải bán cái gì mà mình sẵn có, nghĩa là
mồi câu phải thích hợp với từng loại cá chử không phải thích với người đi câu.
- Muốn biết thị trường và người tiêu dùng cần gì thì phải nghiên cứu thị trường cẩn
thận và phải có phản ứng linh hoạt với chúng tốt và nhanh nhất theo nhu cầu của
khách hàng.
- Bí quyết thành công của Marketing là khả năng am hiểu khách hàng và cung cấp
cho họ các sản phẩm đặc biệt mà họ không tìm thấy ở nơi khác.



3.1.1.2. Vai trò của Marketing
™ Marketing tạo tiền đề cho việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp qua việc tiến hành khảo sát, tìm hiểu nhu cầu thị trường, giúp doanh nghiệp xác
định được một cơ cấu kinh doanh phù hợp, tăng cường khả năng cạnh tranh, thích ứng
với thị trường.
™ Marketing hướng dẫn doanh nghiệp nghệ thuật phát hiện nhu cầu khách hàng
cũng như nghệ thuật là hài lòng khách hàng và định hướng cho doanh nghiệp kinh
doanh và tạo thế chủ động cho doanh nghiệp.
Marketing là cầu nối giúp doanh nghiệp giải quyết tốt các mối quan hệ và chung hòa
lợi ích của doanh nghiệp mình và lợi ích của người tiêu dùng và xã hội.
™ Marketing giúp nhà sản xuất định rõ phải sản xuất những sản phẩm nào? Số
lượng bao nhiêu? Kiểu dáng, mẫu mã ra sao? Gíá cả như thế nào? Đưa sản phẩm ra thị
trường lúc nào là hợp lý?
™ Marketing giúp doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng một
cách thiết thực hơn, là biện pháp cụ thể hóa kế hoạch kinh doanh, ảnh hưởng đến
doanh số, chi phí lợi nhuận của doanh nghiệp và là công cụ cạnh tranh giúp doanh
nghiệp xác lập vị trí, uy tín của mình trên thị trường.
Chính vì những lí do trên, ngày nay người ta gọi Marketing là học thuyết chiếm
lĩnh thị trường, là nghệ thuật ứng xử rong kinh doanh hiện đại, là chìa khóa vàng, là bí
quyết tạo nên thắng lợi trong kinh doanh.
3.1.1.3. Chiến lược Marketing
- Là một hệ thống những chính sách và biện pháp lớn nhằm triển khai và phối
hợp các mũi nhọn Marketing để đạt được mục tiêu doanh nghiệp một cách có hiệu quả
nhất.
- Là sự quyêt định những mục tiêu dài hạn căn bản của một doanh nghiệp và là
sự ấn định tiến trình hoạt động và cung cấp tài nguyên cần thiết để thực hiện những
mục tiêu đó (GS.Alfred, Havard, Hoa Kỳ).
- Là phương pháp giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu mong muốn.
Chúng liên quan đến các yếu tố hỗn hợp của thị trường như sản phẩm, giá cả, hỗ trợ

bán hàng và phân phối. Từng mục tiêu khác nhau sẽ có các chiến lược phát triển riêng
(John Westwood, 2008).
9


3.1.1.4. Tại sao phải có chiến lược?
¾ Nhằm giúp cho Công ty hay doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan hơn về thị
trường và xác định mình đang ở đâu, phải làm gì để phát triển.
¾ Nhận diện rõ vấn đề đâu là thị trường, đâu là khách hàng, đâu là đối thủ
chính mà có sách lược hợp lý cho doanh nghiệp mình.
¾ Nhận diện rõ điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp mình, của đối thủ để có
hướng phát triển hợp lý để đạt kết quả cao nhất.
¾ Giúp cho doanh nghiệp biết được là làm gì để đạt những mục tiêu nào là hiệu
quả và hợp lý nhất.
3.1.2. Tổng quan về Marketing – Mix
3.1.2.1. Khái niệm
Marketing – Mix là tập hợp những yếu tố biến động kiểm soát được của
Marketing mà Công ty sử dụng để cố gắng gây được phản ứng mong muốn từ phía thị
trường mục tiêu.
Marketing- mix luôn gắn với một mục tiêu nhất định, nó bao gồm bốn yếu tố
cấu thành hay còn gọi là chiến lược 4P: sản phẩm ( product), giá cả (price), phân phối
(place), chiêu thị cổ đông (promotion).
Hình 3.1. Cấu Trúc của Marketing – Mix
Marketing - Mix

Sản phẩm

Phân phối
Giá cả


Xúc tiến

Nguồn: Philip Kotler, 1991

10


3.1.2.2. Chiến lược sản phẩm
a. Khái niệm về sản phẩm
Sản phẩm là bất cứ thứ gì khi đưa vào thị trường để gây sự chú ý, mua, sử dụng
hay tiêu dùng, có thể thỏa mãn một mong muốn hay nhu cầu.
b. Các cấp độ của sản phẩm: gồm 4 cấp độ
- Phần cơ bản: Chứa lõi của sản phẩm, là lợi ích cốt lõi của sản phẩm, giá trị
căn bản hay nhu cầu căn bản mà sản phẩm hay dịch vụ đáp ứng.
- Phần thực tế: Là phần cụ thể hay phần vật chất của sản phẩm. Phần này gồm
các yếu tố như bao bì, chất lượng, nhãn hiệu, đặc tính của sản phẩm.
™ Bao bì: Nhiệm vụ của bao bì là bảo quản, bảo vệ và vận chuyển hàng hóa.
Bao bì còn la công cụ Marketing thu hút sự chú ý của khách hàng, giúp khách hàng
nhận biết sản phẩm, kích thích khách hàng mua sản phẩm.
™ Chất lượng: Là khả năng của sản phẩm trong việc thực hiện những chức
năng mà người ta giao cho nó. Điều này bao gồm độ hữu dụng, độ bền, độ tin cậy,…
doanh nghiệp cần chọn mức độ chất lượng sao cho đáp ứng được mong muốn của
khách hàng mục tiêu, vừa ít nhất phải ngang bằng với chất lượng sản phẩm của các đối
thủ cạnh tranh.
™ Nhãn hiệu: Là tên gọi, ngôn ngữ, chữ viết, biểu tượng, hình ảnh hoặc kiểu
mẫu đặc biệt hay là sự phối hợp giữa chữ và hình vẽ được ghi hoặc gắn lên sản phẩm
của cá nhân hoặc của một doanh nghiệp giúp phân biệt giữa các sản phẩm với nhau,
phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh.
- Phần thuộc tính gia tăng: Bao gồm những yếu tố dịch vụ nhằm gia tăng các
giá trị cho khách hàng. Các yếu tố này bao gồm:

™ Dịch vụ: Dịch vụ kèm theo cũng là một đặc điểm quan trọng để kích thích
mua sản phẩm.
™ Giao hàng đúng hẹn: Các cửa hàng bán sản phẩm cần có hàng đúng lúc để
tránh tình trạng ứ đọng hoặc cửa hàng không có hàng bán. Đối với các doanh nghiệp
chế biến, doanh nghiệp xuất khẩu cần giao hàng đúng thời hạn để không lỡ lế hoạch
của doanh nghiệp.

11


™ Hỗ trợ tín dụng hay các phương thức thanh toán.
- Phần tiềm năng: Một sản phẩm có đời sống hữu hạn, đến lúc nào đó sẽ được
thay thế bởi sản phẩm mới có tính năng ưu việt hơn, đó là sản phẩm tiềm năng.
c. Chu kỳ sống của sản phẩm
Chu kì sống hay vòng đời của một sản phẩm bao gồm các giai đoạn của một sản
phẩm mà từ khi nó tung ra thị trường đến khi nó được thay thế bằng sản phẩm khác.
Chu kì sống của một sản phẩm gắn với một thị trường nhất định.
Chu kỳ sống của sản phẩm bao gồm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn giới thiệu: Khối lượng sản phẩm bán ra chưa nhiều do ít người biết
đến. Thường trong giai đoạn này mức tiêu thụ chậm và doanh số thấp, lợi nhuận ít.
Trong trường hợp này để tăng doanh số bán cần nổ lực bán hàng cho nhóm khách hàng
có điều kiện mua hàng nhất. Động viên, khuyến khích các trung gian Marketing, tăng
cường quản cáo và xúc tiến bán hàng đồng thời phải hiệu chỉnh về kỹ thuật sản phẩm,
tăng cường kiểm tra và nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Giai đoạn phát triển: Khi một sản phẩm bắt đầu nổi tiếng, bán phổ biến trên
thị trường, doanh số và lợi nhuận bán hàng tăng lên thì không có nghĩa là sản phẩm đó
đã đạt đến thời kì tăng trưởng. Lúc này các đối thủ cạnh tranh chắc chắn đang giành
lấy thị trường của sản phẩm đó. Khi đó cần sản xuất hàng loạt, tiêu chuẩn hóa sản
phẩm để dễ dàng bán ra. Giá bán sản phẩm nên giảm nhằm mở rộng thị trường, sử
dụng thang giá rộng theo các địa bàn khác nhau, tiếp tục thông tin mạnh mẽ về hàng

hóa.
- Giai đoạn trưởng thành: Khối lượng hàng hóa bán ra tăng cao sau đó chậm
lại, lợi nhuận bắt đầu giảm xuống do nhu cầu thị trường bắt đầu bảo hòa, cạnh tranh
mạnh về giá, độ co giãn chéo rất cao, cần kiếm thêm thị trường mới, đa dạng hóa nhãn
hiệu và kiểu dáng.
- Giai đoạn suy thoái: Mức tiêu thụ giảm sút, lợi nhuận giảm, một số người
sản xuất sẽ rút khỏi thị trường, trong giai đoạn này nên giảm bớt các mặt hàng xét ra
không còn hiệu quả nữa.
Chu kỳ sống của sản phẩm có ý nghĩa rất lớn trong việc nghiên cứu hoạt động
Marketing. Nhiều sản phẩm sau khi vượt qua giai đoạn giới thiệu sản phẩm đã tăng
trưởng, phát triển dễ dàng trong khi đó có những sản phẩm có chu kỳ sống rất ngắn
12


ngủi. Vì vậy cần có một chiến lược sản phẩm phù hợp trong từng giai đoạn. của sản
phẩm.
d. Chiến lược sản phẩm
Là tổng thể các định hướng, các nguyên tắc và các biện pháp thực hiện trong
việc xác lập một mặt hàng hay một chủng loại sản phẩm sao cho phù hợp với từng thị
trường và phù hợp cho từng giai đoạn khác nhau trong chu kì sống của sản phẩm đó.
™ Định vị sản phẩm
- Định vị sản phẩm là chiến lược nhằm tạo cho sản phẩm một vị trí đặc biệt
trong trí nhớ của khách hàng hiện tại và tiềm năng, làm cho sản phẩm có sự phân biệt
rõ ràng với các sản phẩm cạnh tranh. Khi thực hiện chiến lược định vị sản phẩm,
doanh nghiệp cần dự kiến sản phẩm của mình có vị trí như thế nào với đối thủ cạnh
tranh. Có thể lựa chọn cho mình vị trí liền kề với đối thủ cạnh tranh hoặc chưa hề có
đối thủ cạnh tranh. Việc lựa chọn cho mình vị trí nào là tùy thuộc vào khả năng cạnh
tranh, nguồn lực của doanh nghiệp, khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, khả
năng phát triển thị trường, khả năng được lợi nhuận mục tiêu,…
™ Chiến lược đổi mới sản phẩm

- Đổi mới sản phẩm là một thay đổi trong tập hợp sản phẩm. Thực tế đại bộ
phận tung ra thị trường là những phiên bản mới của một sản phẩm đang tồn tại. Đổi
mới sản phẩm có thể là việc giảm giá bán, đặt lại vị trí của sản phẩm, bán các mặt
hàng phụ thêm vào các sản phẩm đang có. Có 2 chiến lược đổi mới sản phẩm:
- Chiến lược đổi mới phản ứng: Là chiến lược được thực hiện khi có sự thay đổi
của môi trường, thực chất là chiến lược bắt chước nhanh nhờ có khả năng lớn về
Marketing và sự mềm dẻo, linh hoạt của cơ cấu sản xuất và tổ chức.
- Chiến lược đổi mới chủ động: Là chiến lược được thực hiện khi chưa có sự
thay đổi của môi trường, doanh nghiệp đi trước những người cạnh tranh với mình.
™ Phát triển sản phẩm mới
- Sản phẩm mới là sản phẩm hiện có nhưng được tăng cường chất lượng, nhiều
đặc điểm mới cho sản phẩm, sản phẩm công nghệ; sản phẩm có sự cải tiến về chức
năng hoặc hình thức sản phẩm.

13


e. Vị trí của chiến lược sản phẩm trong các chiến lược Marketing
Chiến lược sản phẩm có vị trí cực kỳ quan trọng, là nền tảng, xương sống của
Marketing-mix, giúp DN định hướng đầu tư, thiết kế sản phẩm phù hợp với thị hiếu,
hạn chế rủi ro, thất bại; chỉ đạo thực hiện hiệu quả cho các chiến lược còn lại trong
Marketing hỗn hợp. Việc xác định một chiến lược sản phẩm đúng có ý nghĩa sống còn
của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp hình thành được một chiến lược sản phẩm, doanh
nghiệp mới có điều kiện gia tăng nghiên cứu thiết kế sản phẩm hàng loạt.
Việc lập các chiến lược sản phẩm cần thiết là do:
¾ Nhu cầu của khách hàng ngày nay thay đổi rất nhanh chóng, áp lực cạnh
tranh ngày càng gây gắt trên mọi phương diện.
¾ Các chiến lược Marketing phụ thuộc vào chu kỳ sống của sản phẩm.
¾ Các đặc điểm và đặc tính của sản phẩm ảnh hưởng tới sự thỏa mãn của khách
hàng.

3.1.2.3. Chiến lược giá
a. Khái niệm
Giá cả của một sản phẩm hay dịch vụ nào đó là số tiền mà người mua trả cho
người bán để nhận được lợi ích do quyền sử dụng hay sở hữu đối với sản phẩm hay
dịch vụ đó.
b. Vai trò của chiến lược giá
Giá là một trong 4 yếu tố quan trọng của Marketing - Mix, có vai trò rất quan
trọng trong việc lựa chọn sản phẩm này hay sản phẩm kia của người tiêu dùng, ảnh
hưởng đến việc cạnh tranh giữa các công ty trên thị trường.
Giá là yếu tố quyết định sống còn của bất kì doanh nghiệp nào trong nền kinh tế
thị trường bởi vì giá là yếu tố trực tiếp tạo ra doanh thu và lợi nhuận thực tế cho doanh
nghiệp.
c. Các phương pháp định giá
- Định giá dựa vào chi phí: đây là phương pháp định giá dựa vào chi phí sản
xuất và là phương pháp đơn giản nhất.

14


G=Z+m
Trong đó:
G: giá
Z: chi phí một đơn vị sản phẩm
m: mức lợi nhuận thu được dự kiến.
Phương pháp này tuy đơn giãn nhưng nhìn chung chưa hợp lý vì bỏ qua yếu tố
cầu và cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy phương pháp này mang tính chủ quan nhiều
hơn.
- Định giá trên cơ sở khách hàng: Giá cả đóng vai trò quan trọng trong quá
trình ra quyết định tiêu dùng của khách hàng. Phương pháp định giá dựa vào khách
hàng dựa trên cơ sở cảm nhận của khách hàng về thương hiệu. Nhận thức của khách

hàng về giá trị và sự thỏa mãn của họ là trọng tâm của phương pháp định giá này.
- Định giá trên cơ sở cạnh tranh: Theo phương pháp này khi định giá,
doanh nghiệp chủ yếu dựa vào giá cả của đối thủ cạnh tranh mà ít chú ý đến chi phí và
sức cầu của riêng mình. Doanh nghiệp có thể định giá bằng, thấp hơn hoặc cao hơn đối
thủ cạnh tranh. Nhiều doanh nghiệp cho rằng cách định giá này mang tính chiến lược
vì thị phần tăng thường dẫn tới lợi nhuận tăng.
3.1.2.4. Chiến lược phân phối
a. Khái niệm
Phân phối là các hoạt động liên quan đến quá trình tổ chức điều hành và vận
chuyển hàng hóa từ nguồn sản xuất đến nơi tiêu thụ một các hiệu quả nhất. Nó bao
gồm các hoạt động từ lúc kết thúc sản xuất đến khi khách hàng nhận được sản phẩm.
Phân phối có hiệu quả sẽ cung cấp cho khách hàng đúng sản phẩm, đúng thời gian,
đúng vị trí, thúc đẩy sản xuất, gia tăng nhu cầu của người tiêu dùng.
b. Kênh phân phối
Là một tập hợp các DN hay cá nhân tự gánh vác hay giúp đỡ chuyển giao cho
một ai đó quyền sở hữu đối với hàng hóa cụ thể hay dịch vụ trên con đường từ nhà sản
xuất đến người tiêu dùng.
c. Chức năng của kênh phân phối
- Nghiên cứu – thu thập thông tin cần thiết để lập kế hoạch và tạo thuận lợi cho
việc trao đổi.
15


×