Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ ĐỐI VỚI VIỆC THÀNH LẬP KHU CÔNG NGHIỆP TẠI XÃ AN TỊNH HUYỆN TRẢNG BÀNG TỈNH TÂY NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (690.07 KB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA CỘNG
ĐỒNG DÂN CƯ ĐỐI VỚI VIỆC THÀNH LẬP KHU
CÔNG NGHIỆP TẠI XÃ AN TỊNH
HUYỆN TRẢNG BÀNG
TỈNH TÂY NINH

NGUYỄN THỊ CHÂU THANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Các yếu tố tác động đến sự
hài lòng của cộng đồng dân cư đối với việc thành lập khu công nghiệp tại xã An Tịnh
huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh” do Nguyễn Thị Châu Thanh, sinh viên khóa 2006 –
2010, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng
vào ngày _________________________.

TS. Nguyễn Văn Ngãi
Người hướng dẫn,

_____________________________
Ngày


tháng
năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ
Qua quá trình học tập tại trường Đại Học Nông Lâm tôi nhận được rất nhiều
hướng dẫn và chỉ dạy tận tình của quý Thầy Cô để hôm nay tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp này.
Chân thành cảm ơn:
Thầy Nguyễn Văn Ngãi – Giảng viên Khoa Kinh Tế đã tận tình hướng dẫn chỉ
bảo tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận Văn này.
Các cô chú, anh chị công tác tại phòng ban trực thuộc UBND xã An Tịnh huyện
Trảng Bàng, Ban quản lý KCN Trảng Bàng đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian thực tập.

Con xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ba Mẹ, anh chị em và người thân trong gia đình
đã sinh thành và nuôi dạy cho con có được ngày hôm nay.
Cuối cùng tôi thật sự cảm ơn những người bạn cùng lớp cũng như những người
bạn thân thiết nhất đã đóng góp những công sức quý báu cùng những lời động viên tôi
trong quá trình thực hiện đề tài.
Sinh viên
Nguyến Thị Châu Thanh


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ CHÂU THANH. Tháng 6 năm 2010. “Các Yếu Tố Tác Động
Đến Sự Hài Lòng của Cộng Đồng Dân Cư Đối Với Việc Thành Lập Khu Công
Nghiệp Tại Xã An Tịnh Huyện Trảng Bàng Tỉnh Tây Ninh”.
NGUYEN THI CHAU THANH. June 2010. “Factors Affect The Satisfaction
of The Communities toward The Industrial Park: Study Case in An Tinh
Commune Trang Bang District in Tay Ninh Province”.
Vấn đề phát triển các khu công nghiệp để đáp ứng quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa là một trong những vấn đề nóng bỏng ở Việt Nam nói chung và tỉnh Tây
Ninh nói riêng, xã hội và người dân luôn quan tâm vì vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp
đến đời sống của họ.
Khóa luận thực hiện phân tích các yếu tố tác động đến sự hài lòng của người
dân sông xung quanh khu công nghiệp Trảng Bàng và khu chế xuất Linh Trung III
thuộc xã An Tịnh huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh. Đề tài thực hiện dựa trên cơ sở
phân tích số liệu điều tra ngẫu nhiên 80 hộ sống gần KCN. Từ đó xác định những yếu
tố ảnh hưởng đến mức hài lòng của người dân, và xác định những yếu tố đó ảnh hưởng
đến mức độ hài lòng như thế nào. Trong những yếu tố ảnh hưởng, phân tích nguyên
nhân khiến người dân còn chưa hài lòng để làm cơ sở cho việc đề xuất chính sách liên
quan đến các yếu tố đó. Sau cùng đề xuất những giải pháp liên quan đến các yếu tố
ảnh hướng đến mức độ hài lòng của người dân sống xung quanh KCN nhằm nâng cao
mức độ hài lòng của người dân, cải thiện đời sống của người dân hơn trước.



MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................x
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................... xi
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và ý nghĩa............................................................................3
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................3
1.2.2. Ý nghĩa nghiên cứu ........................................................................................3
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận .......................................................................3
1.4. Cấu trúc của khóa luận gồm 5 chương .................................................................4
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ...........................................................................................5
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan .....................................................5
2.2. Tổng quan về hai khu công nghiệp .......................................................................6
2.2.1. Khu công nghiệp Trảng Bàng ........................................................................6
2.2.1.1. Tình hình thành lập...................................................................................6
2.2.1.2. Tình hình triển khai và hoạt động ............................................................7
2.2.2. Khu chế xuất và công nghiệp Linh Trung III: diện tích 202,67 ha, trong đó
diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là 125, 8 ha. ...........................................7
2.2.2.1. Tình hình thành lập...................................................................................8
2.2.2.2. Tình hình triển khai và hoạt động ............................................................8
2.3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu .........................................................................9
CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................12
3.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................12
3.1.1. Một số khái niệm ..........................................................................................12
3.1.1.1. Hộ gia đình .............................................................................................12

3.1.1.2. Cộng đồng (Community) ..........................................................................12
3.1.1.3. Cộng đồng bền vững ( Sustainable community) ....................................14
3.1.2. Những nghiên cứu trước đây về sự hài lòng của cộng đồng........................15
3.2. Phát triển giả thuyết nghiên cứu .........................................................................18
3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................20
v


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................22
4.1. Mô tả mẫu điều tra và phân tích thống kê ..........................................................22
4.1.1. Mô tả mẫu điều tra .......................................................................................22
4.1.2. Phân tích thống kê mô tả các biến định tính ...............................................23
4.1.2.1. Phân theo số năm sinh sống tại địa phương ...........................................23
4.1.2.2 Phân theo giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn và nghề nghiệp ..........23
4.1.2.3. Phân theo quy mô hộ gia đình ................................................................27
4.1.2.4. Phân theo chi tiêu bình quân ..................................................................27
4.1.2.5. Phân theo tình trạng đất đai – nhà ở .......................................................28
4.2. Kiểm định thang đo.............................................................................................29
4.2.1. Xây dựng thang đo và mã hóa dữ liệu .........................................................29
4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA ( Exploratory Factor Anaysis)................29
4.2.3. Kiểm định thang đo (Cronbach Alpha) ........................................................32
4.2.3.1. Kết quả kiểm định thang đo các biến liên quan đến “Cơ hội tìm kiếm
việc làm và thu nhập” ..........................................................................................33
4.2.3.2. Kết quả kiểm định thang đo các biến liên quan đến “Môi trường nước –
sức khỏe” .............................................................................................................33
4.2.3.3. Kết quả kiểm định thang đo các biến liên quan đến “Môi trường không
khí – sức khỏe” ....................................................................................................33
4.2.3.4. Kết quả kiểm định thang đo các biến liên quan đến “ An ninh xã hội” .34
4.2.3.5 Kết quả kiểm định thang đo các biến liên quan đến “ Mức hài lòng
chung”..................................................................................................................34

4.2.3 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh ....................................................................34
4.3. Hồi quy tuyến tính ..............................................................................................35
4.3.1. Phân tích hồi quy ..........................................................................................35
4.3.2. Kiểm định sự vi phạm giả thyết trong mô hình hồi quy ..............................38
4.3.2.1. Kiểm định giả thuyết không có mối tương quan giữa các biến độc lập
(Hiện tượng đa cộng tuyến) .................................................................................38
4.3.2.2. Kiểm định giả thuyết phương sai của sai số không đổi..........................39
4.3.3. Phân tích ảnh hưởng của đặc điểm cá nhân đến sự hài lòng chung cộng
đồng ........................................................................................................................40
4.3.3.1. Giới tính..................................................................................................40
4.3.3.2 Độ tuổi .....................................................................................................42
4.3.3.3 Thời gian sinh sống tại địa phương ........................................................43
vi


4.3.3.4 Trình độ học vấn......................................................................................44
4.3.3.4 Nghề nghiệp ............................................................................................45
4.3.3.5. Quy mô hộ gia đình ................................................................................46
4.3.4. Tóm tắt kết quả phân tích ảnh hưởng của các thuộc tính cá nhân đối với sự
hài lòng của cộng đồng ..........................................................................................47
4.4 Gợi ý chính sách ..................................................................................................47
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................50
5.1 Kết luận ................................................................................................................50
5.2 Kiến nghị ..............................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................52
PHỤ LỤC

vii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KCN

Khu Công Nghiệp

KCX

Khu Chế Xuất

UBND

Ủy ban nhân dân

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

TN

Tốt nghiệp

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

CNVC

Công nhân viên chức

viii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang 
Bảng 4.1. Mô Tả Dữ Liệu Mẫu Phân Theo Số Năm Sinh Sống tại Địa Phương ..........23 
Bảng 4.2. Mô Tả Dữ Liệu Phân Theo Giới Tính ..........................................................23 
Bảng 4.3. Mô Tả Dữ Liệu Phân Theo Nhóm Tuổi của Chủ Hộ ...................................24 
Bảng 4.4. Mô Tả Dữ Liệu Phân Theo Trình Độ Học Vấn ............................................25 
Bảng 4.5. Mô Tả Dữ Liệu Phân Theo Nghề Nghiệp Của Chủ Hộ ................................25 
Bảng 4.6. Kiểm Định Mối Quan Hệ Giữa Trình Độ Học Vấn Và Nghề Nghiệp Của
Chủ Hộ ...........................................................................................................................26 
Bảng 4.7. Mô Tả Dữ Liệu Phân Theo Quy Mô Hộ Gia Đình ......................................27 
Bảng 4.8. Mô Tả Dữ Liệu Phân Theo Chi Tiêu Bình Quân/Tháng ..............................27 
Bảng 4.9. Tình Trạng Đất Đai – Nhà ở .........................................................................28 
Bảng 4.11. Rotated Component Matrix(a) ....................................................................31 
Bảng 4.12. Báo cáo kết quả phân tích nhân tố EFA cho các biến độc lập ....................31 
Bảng 4.12. Diễn Giải Các Biến Trong Mô Hình Hồi Quy Tuyến Tính ........................36 
Bảng 4.13. Coefficients(a) .............................................................................................36 
Bảng 4.14. Ma Trận Hệ Số Tương Quan (Correlations) ...............................................38 
Bảng 4.15. Kiểm Định Tương Quan Hạng Spearman ...................................................39 
Bảng 4.16: Independent Samples Test ..........................................................................41 
Bảng 4.17: Test of Homogeneity of Variances .............................................................42 
Bảng 4.18: ANOVA ......................................................................................................42 
Bảng 4.19: Test of Homogeneity of Variances .............................................................43 
Bảng 4.20: ANOVA ......................................................................................................43 
Bảng 4.21: Test of Homogeneity of Variances .............................................................44 
Bảng 4.22: ANOVA ......................................................................................................44 
Bảng 4.23: Independent Samples Test ..........................................................................45 
Bảng 4.24. Test of Homogeneity of Variances .............................................................46 
Bảng 4.25. ANOVA ......................................................................................................46 


ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Khu Công Nghiệp Trảng Bàng Tỉnh Tây Ninh ...............................................7 
Hình 2.2. Khu Chế Xuất và Công Nghiệp Linh Trung III ..............................................8 
Hình 3.1. Sự Hài Lòng Của Cộng Đồng Dân Cư ..........................................................19 

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn
Phụ lục 2: Kết Quả Phân Tích Dữ Liệu

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Sau nhiều thập kỷ hình thành và phát triển, các khu công nghiệp, khu chế xuất,
khu công nghệ cao (gọi chung là khu công nghiệp) với nhiều mô hình khác nhau, đang
được các quốc gia trên thế giới, nhất là các nước chậm phát triển vận dụng như một
phương thức hiệu quả nhất huy động các nguồn lực trong và ngoài nước, đẩy nhanh
tốc độ phát triển kinh tế, thu hẹp khoảng cách so với các nước phát triển, tạo động lực
thúc đẩy quá trình hội nhập.Là một quốc gia thuộc nhóm nước chậm phát triển, Việt

Nam không nằm ngoài xu hướng phát triển nói trên. Hơn 20 năm qua, cùng với sự
nghiệp đổi mới toàn diện nền kinh tế, quá trình hình thành và phát triển khu công
nghiệp đã tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng mới hiện đại, góp phần từng bước thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, giải quyết hàng triệu việc làm, tạo thu nhập và giảm tình trạng nghèo đói.
Trong xu hướng chung cùng các tỉnh, thành khác tỉnh Tây Ninh cũng đã và
đang lựa chọn con đường chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ một tỉnh thuần nông sang
hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ thông qua đẩy mạnh phát triển khu công
nghiệp là nhân tố tạo động lực cho phát triển kinh tế xã hội, giải quyết công ăn việc
làm và sinh kế cho cư dân địa phương. Cho đến nay, bên cạnh những mặt tích cực
cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong nước chỉ ra nhiều vấn đề còn tồn tại
như: Phát triển KCN chưa gắn kết với quá trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn;
Nhiều KCN được hình thành nhưng rất ít hỗ trợ trực tiếp cho phát triển nông nghiệp
nông thôn; Tình trạng nóng vội trong thu hút đầu tư dẫn đến chất lượng quy hoạch
thấp, công tác đền bù giải phóng mặt bằng còn nhiều yếu kém bất cập, đã đẩy người
nông dân vào hoàn cảnh thiếu việc làm, không có nơi ở ổn định, làm nảy sinh nhiều
vấn đề xã hội phức tạp, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, không đảm bảo phát triển
hài hòa giữa phát triển kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa


phương. Tuy nhiên, nhiều công trình nghiên cứu cũng chỉ dừng lại ở mức độ mô tả
hoặc thiếu những bằng chứng dựa trên nền tảng phân tích định lượng từ những số liệu
khảo sát thực tế, cũng như chưa phân tích đầy đủ và có hệ thống về mối quan hệ nhân
quả này. Ngoài ra, hiện nay vẫn còn thiếu những công trình đi sâu nghiên cứu về tác
động của quá trình phát triển khu công nghiệp đối với cộng đồng dân cư xung quanh là
những đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp từ quá trình này.
Trảng Bàng là một huyện có diện tích lớn của tỉnh Tây Ninh, 331,61 km2.
Huyện có tiềm năng rất lớn trong phát triển các khu công nghiệp. Quá trình hình thành
và phát triển KCN tại huyện Trảng Bàng diễn ra từ năm 2000 tới nay, hiện vẫn còn
đang găp nhiều khó khăn trong quá trình từng bước hoàn thiện từ việc quy hoạch, xây

dựng hạ tầng, cho đến kêu gọi đầu tư. Tuy nhiên, các dự án đầu tư vào KCN chủ yếu
là các dự án có quy mô vừa và nhỏ, công nghệ bình thường, chưa có dự án công nghệ
cao. Để có thể thu hút được các dự án tương đối lớn và có công nghệ tiên tiến cần
thiết phải có một lực lượng lao động có tay nghề cao, một hệ thống dịch vụ chất lượng
tốt để phục vụ hoạt động của doanh nghiệp, chuyên gia và người lao động và hạ tầng
ngoài hàng rào tương đối tốt và ngược lại, các dự án lớn đầu tư vào sẽ kích cầu dịch vụ
tại chỗ, lôi cuốn những nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp và có năng lực đến với
KCN. Đây là một mâu thuẫn đối với KCN ở nơi đây và chưa tìm được giải pháp. Do
đó, tôi quyết định thực hiện đề tài: “CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG DẾN SỰ HÀI LÒNG
CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ ĐỐI VỚI VIỆC THÀNH LẬP KHU CÔNG NGHIỆP:
TRUỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI XÃ AN TỊNH HUYỆN TRẢNG BÀNG TỈNH
TÂY NINH”. Đề tài dựa trên góc độ đánh giá mức độ hài lòng của cộng đồng dân cư,
trong đó đặt người dân địa phương làm trung tâm cho việc nghiên cứu. Thông qua các
tiếp cận này để xác định những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cộng đồng dân
cư và kỳ vọng hướng đến việc nhận biết các vấn đề hiện nay mà cộng đồng dân cư
quan tâm, những tồn tại còn ảnh hưởng đến đời sống, cũng như thái độ nhận định của
người dân về tác động của quá trình phát triển khu công nghiệp đối với các mặt trong
đời sống của họ. Từ đó, những gợi ý chính sách sẽ hình thành đầy đủ hơn đóng góp
tích cực cho sự phát triển

2


kinh tế - xã hội và đáp ứng những nhu cầu ngày càng tốt hơn cho cộng đồng dân cư địa
phương.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và ý nghĩa
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa các mô hình lý thuyết về sự hài lòng của cộng đồng.
Xác định các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng của cộng đồng dân cư gắn
với KCN.

Gợi ý giải pháp, chính sách phù hợp với lợi ích và gia tăng sự hài lòng của cộng
đồng dân cư gắn với KCN.
1.2.2. Ý nghĩa nghiên cứu
Đề tài tìm ra những tiêu chí đo lường cụ thể, phù hợp có thể sử dụng ở hoàn
cảnh địa phương và phân tích những tác động của chúng đến sự hài lòng của cộng
đồng dân cư.
Góp phần tạo ra một khung lý thuyết cơ bản cho vấn đền nghiên cứu sự hài
lòng của cộng đồng vốn ít được thực hiện tại Việt Nam trước đây, kết quả nghiên cứu
với những luận chứng khoa học sẽ là cơ sở đáng tin cậy cho những nhà hoạch định
chính sách, các cấp quản lý tập trung giải quyết và cải thiện những vấn đề mà cộng
đồng dân cư địa phương quan tâm để hướng đến sự dung hòa của việc phát triển kinh
tế, xã hội với lợi ích và sự hài lòng của những đối tượng vừa chịu sự tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp, vừa thụ hưởng lợi ích từ những chính sách này.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
Nghiên cứu được tiến hành khảo sát về mặt địa lý, không gian tại các địa bàn
sau: KCN Trảng Bàng và KCX Linh Trung III có 4 ấp giáp ranh: ấp An Bình, ấp An
Khương, ấp An Phú, ấp Suối Sâu thuộc địa bàn xã An Tịnh huyên Trảng Bàng tỉnh
Tây Ninh.
Đối tượng nghiên cứu là những cá nhân/ chủ hộ của những hộ gia đình sống
xung quanh KCN Trảng Bàng và KCX Linh Trung III và chon lọc những cá nhân/ chủ
hộ có số năm sống tại địa phương từ 5 năm trở lên. Việc giới hạn đối tượng khảo sát
nhằm hai mục đích: Thứ nhất là những cư dân trong cùng một địa phương qua một
thời gian nhất định sẽ có sự quan tâm sâu sắc đến các khía cạnh trong cộng đồng mà
họ sinh sống; Thứ hai là những hiểu biết, kiến thức, cũng như những trải nghiệm của
3


những đối tượng được khảo sát có thể lý giải về tính ổn định trong việc đưa ra kết quả
nhận định trong suốt quá trình điều tra tìm hiểu về những sự thay đổi về nhân khẩu, xã
hội, điều kiện kinh tế, môi trường sống và những điều liên quan khác tới cộng đồng mà

họ đang sinh sống.
Thời gian nghiên cứu từ tháng 4/2010 – 6/2010
1.4. Cấu trúc của khóa luận gồm 5 chương
Chương 1 giới thiệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề
tài, câu hỏi nghiên cứu, muc tiêu nghiên cứu, xác định đối tượng và phạm vi nghiên
cứu.
Chương 2 giới thiệu tổng quan về khu công nghiệp Trảng Bàng và khu chế xuất
Linh Trung III. Bên cạnh đó giới thiệu tổng quan về xã An Tịnh huyện Trảng Bàng.
Chương 3 trình bày hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết và các kết quả của những
nghiên cứu trước đó có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài. Các phương pháp
nghiên cứu khoa học sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài như phương pháp thu
thập thông tin, thống kê, phân tích nhân tố (EFA).
Chương 4 từ những số liệu thu thập được, đề tài tiến hành phân tích nhân tố
EFA và kiểm định thang đo trong mô hình, xác định phương trình hồi quy về mức độ
hài lòng của người dân sống xung quanh khu công nghiệp, và kiểm định các vi phạm
giả thuyết.
Chương 5 trình bày tóm tắt các kết quả nghiên cứu đã đạt được; đề xuất gợi ý
chính sách từ kết quả nghiên cứu; những hạn chế của đề tài và gợi ý chính sách cho
các nghiên cứu tiếp theo.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
Chưong 2 sẽ giới thiệu về tình hình thành lập cũng như là tình hình triển khai
hoạt động của khu công nghiệp Trảng Bàng và khu chế xuất Linh Trung III. Nhằm
đảm bảo điều kiện quá trình hình thành và hoạt động của KCN từ 10 năm trở lên để
đáp ứng đúng điều kiện của đề tài nghiên cứu đề ra. Đồng thời, đề tài cũng giới thiệu
tổng quan về địa bàn nghiên cứu là xã An Tịnh huyên Trảng Bàng như: vị trí, địa hình,

khí hậu, kinh tế - xã hội. Nhằm đánh giá được những ưu điểm cũng như hạn chế của
địa phương đóng góp váo quá trình hình thành và phát triển KCN, hướng tới chất
lượng cuộc sống người dân được cải thiện hơn.
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan
Với mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đã được trình bày ở chương 1, tài liệu
nghiên cứu không chỉ từ một nguồn nào đó mà được tổng hợp từ nhiều nguồn khác
nhau. Bao gồm các lĩnh vực về thu nhập, việc làm, văn hóa - xã hội, môi trường, sức
khỏe, đất đai, nhà ở.
Nhìn chung việc ứng dụng phương pháp đánh giá sự hài lòng của cộng đồng
dân cư sống xung quanh khu công nghiệp là khá mới. Do đó tài liệu bằng tiếng Việt rất
ít, đa số tài liệu nghiên cứu là tiếng Anh.
Tài liệu không chỉ gói gọn ở một số bài nghiên cứu mà còn được tổng hợp từ
nhiều nguồn, từ hệ thống internet, từ thực tế cuộc sống và từ việc phỏng vấn người dân
trong khu vực. Tuy nhiên để tiến hành thành công việc nghiên cứu thuận lợi , bắt buộc
người thực hiện phải nắm rõ tình hình chung và một số đặc điểm cơ bản tại địa
phương.


2.2. Tổng quan về hai khu công nghiệp
2.2.1. Khu công nghiệp Trảng Bàng
2.2.1.1. Tình hình thành lập
KCN Trảng Bàng: diện tích 190,76ha, diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê
132,97ha. KCN Trảng Bàng được thành lập qua 3 bước.
Bước 1, giai đoạn 1: 69,26ha
Ngày 09/02/1999, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 100/QĐ- TTg
về việc thành lập và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật
khu công nghiệp Trảng Bàng, Tây Ninh. Tại khoản 5, Điều 2 đã nêu “Diện tích khu
công nghiệp Trảng Bàng 56,85 ha sẽ được chuẩn xác lại khi làm thủ tục thuê đất theo
quy định của Luật Đất đai”.
Ngày 14/6/1999 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 638/QĐ-TTg về việc

thu hồi 69,62 ha đất tại xã An Tịnh , huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh và cho công ty
cổ phần phát triển hạ tầng khu công nghiệp Tây Ninh thuê toàn bộ diện tích đất nói
trên để đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Trảng Bàng theo đúng
dự án đầu tư đã được duyệt.
Mở rộng bước 1, giai đoạn 1: 23,5ha
Ngày 20/3/2003 Chính phủ có công văn số 315/CP-CN cho phép thực hiện dự
án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Trảng Bàng bước 1, giai
đoạn 1 với diện tích tăng thêm là 23,5 ha và giao cho UBND tỉnh Tây Ninh xem xét
phê duyệt dự án.
Bước 2, giai đoạn 1
Ngày 26/5/2003 Chính phủ có công văn số 698/CP-CN về việc cho phép thực
hiện dự án đầu tư và xây dựng kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Trảng Bàng bước
2 giai đoạn 1.
Ngày 08/07/2003, Bộ Xây dựng có Quyết định số 943/QĐ-BXD về việc phê
duyệt quy hoạch chi tiết khu công nghiệp Trảng Bàng bước 1 và bước 2, giai đoạn 1
khu công nghiệp Trảng Bàng với tổng diện tích là 197,26 ha, trong đó bước 1 có diện
tích 92,76 ha ( 69,26 + 23,5 mở rộng thêm), bước 2 có diện tích 104,5 ha.

6


Hình 2.1. Khu Công Nghiệp Trảng Bàng Tỉnh Tây Ninh

Nguồn: MuaBanNhaDat, 2010
Điều chỉnh giảm diện tích đất KCN
Ngày 22/7/2005, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh có Quyết định số 255/QĐ-CT
về việc thu hồi 6,5 ha đất KCN của công ty TNHH xây dựng hạ tầng KCN Trảng Bàng
để giao đất cho UBND huyện Trảng Bàng xây dựng khu tái định cư. Theo đó, tổng
diện tích đất của KCN Trảng Bàng bước 1 và bước 2 còn lại là 190,76 ha.
2.2.1.2. Tình hình triển khai và hoạt động

Bắt đầu xây dựng hạ tầng từ năm 2001. Đến nay đã hoàn thành các hạng mục
hạ tầng cơ bản như đường giao thông, đường điện, thông tin liên lạc, hệ thống cấp
thoát nước, diện tích cây xanh đã thực hiện 12,4 ha, đạt tỷ lệ 6,5%; 2 nhà máy cấp
nước công suất 4.600m3 đi vào hoạt động vào cuối năm 2009; trạm điện 110 KV công
suất 50 MV phục vụ riêng cho khu công nghiệp Trảng Bàng và Linh Trung III.
Giá trị đầu tư cơ sở hạ tầng đạt 114 tỷ đồng/248,8 tỷ đồng.
Tỷ lệ lắp đặt: đạt 100% (132,97 ha/132,97 ha)
Cho đến nay, KCN Trảng Bàng đã thu hút được 61 dự án FDI, 22 dự án trong
nước, giải quyết cho 19.930 lao động.
2.2.2. Khu chế xuất và công nghiệp Linh Trung III: diện tích 202,67 ha, trong đó
diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là 125, 8 ha.
7


2.2.2.1. Tình hình thành lập
Ngày 20/12/2002 Chính phủ có công văn số 1645/CP-CN đồng ý thực hiện dự
án Khu chế xuất và công nghiệp Linh Trung III ( thuộc quy hoạch giai đoạn 2 khu
công nghiệp Trảng Bàng) tại huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh và giao Bộ Xây dựng
phê duyệt quy hoạch chi tiết, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư điều chỉnh Giấy phép đầu tư
cho Công ty liên doanh khai thác và kinh doanh khu chế xuất Sài Gòn – Linh Trung.
Ngày 27/12/2003 Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Giấy phép điều chỉnh số
412/PGDC 6 về việc chấp thuận cho Công ty liên doanh khai thác và kinh doanh khu
chế xuất Sài Gòn – Linh Trung lập khu chế xuất và công nghiệp Linh Trung III tại địa
điểm trên với quy mô 193,8 ha và 10 ha để xây dựng và kinh doanh nhà ở cho công
nhân và chuyên gia.
2.2.2.2. Tình hình triển khai và hoạt động
Bắt đầu xây dựng hạ tầng vào cuối năm 2003. Đến nay đã hoàn thành các hạng
mục hạ tầng cơ bản như đường giao thông , đường điện, thông tin liên lạc, hệ thống
cấp thoát nước, diện tích cây xanh đạt 15 ha, nhà máy cấp nước công suất 10.000 m3
nhà máy xử lý nước thải tập trung giai đoạn I công suất 5.000m3 đi vào hoạt động vào

cuối năm 2006, đã tổ chức đấu thầu và sẽ triển khai xây dựng nhà máy xử lý nước thải
tập trung gia đoạn II công suất 5.000m3 trong năm 2010.
Giá trị đầu tư cơ sở hạ tầng đạt 26,39 triệu USD/29 triệu USD
Tỷ lệ lắp đầy: đạt 84% ( 106,2 ha/ 125,8 ha)
Hình 2.2. Khu Chế Xuất và Công Nghiệp Linh Trung III

Nguồn: Trường trung cấp tổng hợp Đông Nam Á, 2010
8


Cho đến nay, Khu chế xuất và công nghiệp Linh Trung III đã thu hút 60 dự án FDI, 14
dự án trong nước, giải quyết 11.374 lao động.
2.3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Xã An Tịnh huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh giáp ranh với huyện Củ Chi,
Thành phố Hồ Chí Minh, nằm cạnh xa lộ Xuyên Á (đoạn Quốc lộ 22) hệ thống giao
thông liên lạc thuận tiện: Cách trung tâm TP.HCM 43,5 km; cách sân bay quốc tế Tân
Sơn Nhất 37 km, cách cảng container TP.HCM 45 km; cách khu chế xuất Linh Trung I
48 km; cách khu chế xuất Linh Trung II 45 km; cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài 28km;
cách thị xã Tây Ninh 53 km.
Về khí hậu tương đối ôn hòa, chia 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 tới tháng
11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Tổng bức xạ 136 Kcal/cm2 – năm, phân
bố đều trong năm. Chế độ nhiệt cao và ổn định, nhiệt độ trung bình 26 -270C, biên độ
cao nhất giữa các tháng 4 – nóng nhất và tháng 11 – mát nhất là 3 – 400C, biên độ giữa
ngày và đêm là 8 – 1000C. Chế độ nắng dồi dào, số giờ nắng 2.700 – 2.800 giờ/năm.
Lượng mưa trung bình 1.900 – 2.300 mm; mùa mưa có 110 – 130 ngày mưa chiếm
85 – 90% lượng mưa. Gió có 2 loại chính, mùa đông thổi hướng Bắc – Đông Bắc,
mùa hạ thổi hướng Tây – Tây Nam, tốc độ trung bình 1,7m/s. Độ ẩm không khí là
80%. Mặt khác, Tây Ninh nằm sâu trong lục địa nên ít chịu ảnh hưởng của bão và
những yếu tố bất lợi.
Về địa hình thì tương đối bằng phẳng độ cao so với mực nước biển từ 5,5m đến

7,5m, độ dốc bình quân khoảng 0,2%.
Về thủy văn thì khu đất quy hoạch nằm giáo với sông Vàm Cỏ Đông và nhiều
rạch, nên chịu ít ảnh hưởng trực tiếp thủy triều, có chế độ bán nhật triều. Biên độ nhật
triều tương đối lớn. Tuy nhiên do nằm ở khu vực hạ lưu so với huyện Gò Dầu nên ít
nhiều bị ảnh hưởng bởi sản xuất nông nghiệp ở khu vực thượng lưu như dư lượng từ
nguồn thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chất phì nhưỡng ảnh hưởng không tốt đến sức
khỏe. Nguồn nước ngầm nằm ở độ sâu từ 70 – 90 m. Nước ngầm tại tầng chứa nước
này có tính chất khá tốt.
Về mạng lưới đường bộ ở khu vực chưa phát triển, phân bố thấp, tỷ lệ đường
nhựa ít. Về quy mô hiện nay hầu hết các tuyến đường chưa bảo đảm quy mô tiêu
chuẩn kỹ thuật yêu cầu.
9


Khu vực nghiên cứu hiện chưa có hệ thống cấp nước, người dân sử dụng nguồn
nước ngầm hoặc nước sông.
Trong phạm vi xã An Tịnh, năm 2007 có 4.789 hộ có điện sử dụng . Việc sử
dụng điện cũng được chuyển đổi mô hình quản lý, tử mô hình lưới điện tư nhân sang
mô hình quốc gia và từng bước cải tạo các lưới điện, tổ điện làm tăng chất lượng và
hiệu quả sử dụng.
Xã An Tịnh có 5.400 hộ với hơn 20.000 nhân khẩu.Trong đó nữ chiếm tỷ lệ
52,35%; tốc độ tăng dân số năm 2007 là 0.86%; mật độ dân số trung bình là 724
người/km2.
Tổng số người trong độ tuổi lao động là 15.746 người, chiếm tỷ lệ 58,89% trên
tổng dân số toàn xã.
Các lĩnh vực kinh tế - xã hội phát triển bình thường, trong đó nổi bật là sản xuất
công nghiệp và xuất nhập khẩu đạt mức tăng trưởng cao. Trong đó:
Kim ngạch xuất khẩu bình quân trong năm gần đạt 300 triệu USD/ năm;
Kim ngạch nhập khẩu bình quân đạt 200 triệu USD/ năm;
Nộp ngân sách bình quân đạt khoảng 01 triệu USD/ năm;

Giá trị sản xuất công nghiệp tăng cao và tăng ở cả 3 khu vực là khu vực Nhà
nước, tư nhân và đầu tư nước ngoài. Đầu tư phát triển khu vực Nhà nước tăng so cùng
kỳ năm trước. Thương mại dịch vụ, sức mua tăng mạnh so với cùng kỳ. Hoạt động
ngân hàng duy trì với nhịp độ cao, nhất là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Tiến độ
thu ngân sách tăng khá so cùng kỳ. Hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao diễn
ra sôi nổi, đông đảo quần chúng tham gia. Các hoạt động xã hội, chăm sóc các đối
tượng, giải quyết việc làm được quan tâm và duy trì thường xuyên. Tình hình an ninh
trật tự ổn định, công tác xây dựng chính quyền, cải cách hành chính được quan tâm
thực hiện. Tuy nhiên thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn chưa thu hút được
nhiều dự án, nhiều vốn đầu tư.
Từ khi hình thành 2 KCN trên địa bàn xã An Tịnh đã góp phần quan trọng vào
việc giả quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động ở xã, trong đó phần lớn là lao
động nhàn rỗi tại địa phương; tạo ra hệ thống cơ sỏ hạ tầng mới, hiện đại trong và
ngoài KCN có giá trị lâu dài tại xã An Tịnh. Đồng thời, tác động tích cực đến việc
hình thành đô thị mới và dịch vụ tại xã như tài chính, ngân hàng, nhà trọ, khách sạn, ăn
10


uống tạo việc làm ổn định cho dân địa phương, dân trí được nâng cao. Tuy nhiên, về
hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của xã còn yếu, phát triển không đồng bộ, chưa đáp
ứng được yêu cầu phát triển trong tình hình mới; kết nối KCN với quốc lộ còn chậm
chưa được nâng cấp là ảnh hưởng đến môi trường đầu tư.

11


CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để trả lời câu hỏi nghiên cứu: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến mức độ hài
lòng của cộng đồng dân cư đối với việc thành lập khu công nghiệp. Chương này sẽ

làm rõ một số khái niệm như thế nào là cộng đồng; Thế nào là một cộng đồng bền
vững; tổng hợp những nghiên cứu thực nghiệm trước đây làm cơ sở cho việc xây dựng
một nội dung cơ bản về lý thuyết để phát triển thang đo lường các biến nghiên cứu. Từ
đó hình thành nên những giả thuyết và mô hình nghiên cứu ban đầu nhằm đánh giá
mức độ hài lòng của cộng đồng dân cư đối với việc thành lập KCN trong thực tế.
3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Một số khái niệm
3.1.1.1. Hộ gia đình
Theo từ điển Tiếng Việt, “hộ” đơn vị quản lý dân số ở Việt Nam, bao gồm
những người có mối quan hệ vê gia đình cùng ở chung một nhà, có được cơ quan quản
lý cấp cho một sổ hộ khẩu ghi rõ tên, ngày sinh, nghề nghiệp của từng người.
Hộ gia đình gồm những người có mối quan hệ như ông, bà, bố mẹ, vợ, chồng,
con, anh chị và những người khác được chủ hộ đồng ý cho nhập vào ở chung một nhà.
( Huỳnh Văn Lào, 2010).
3.1.1.2. Cộng đồng (Community)
Xét về mặt xã hội học, khái niệm cộng đồng đã gây ra khá nhiều tranh cải và
những nhà xã hội học vẫn chưa tìm ra sự đồng thuận trong việc định nghĩa thuật ngữ
này.Theo ý nghĩa truyền thống cộng đồng là toàn thể những người cùng chung sống có
những điểm giống nhau gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.
Từ “Cộng đồng” có nguồn gốc từ nước Pháp là một thuật ngữ rộng dành cho
một xã hội có tổ chức.
Cộng đồng là một khái niệm xã hội có nhiều tính chất khác nhau. Cũng như nhiều
khái niệm xã hội học khác như cơ cấu xã hội, khuôn mẫu, văn hóa, gia đình hay thiết


chế xã hội, tình trạng đa nghĩa của khái niệm cộng đồng đã làm cho khái niệm này
không được hiểu một các rõ ràng. Khái niệm cộng đồng được sử dụng tương đối rộng
rãi trong đời sống xã hội. Ý nghĩa phổ biến nhất là mang ý niệm về cộng đồng dân tộc,
các liên minh rộng hơn như cộng đồng thế giới, cộng đồng các quốc gia, cộng đồng
khu vực địa lý. Ở quy mô nhỏ hơn, khái niệm cộng đồng được hiểu như là một dạng xã

hội căn cứ vào những đặc tính sắc tộc, tôn giáo, chủng tộc. Nhỏ hơn nữa, khái niệm
cộng đồng được sử dụng cho các đơn vị xã hội cơ bản như: hộ gia đình, làng, xóm, hay
một nhóm xã hội nào đó có những đặc tính chung về lý tưởng xã hội nào đó có những
đặc tính chung về lý tưởng xã hội, lứa tuổi, nghề nghiệp, giới tính, tập quán.
Trong lĩnh vực nghiên cứu về cộng đồng đã tranh luận rằng cộng đồng là một
cấu trúc chịu sự tương tác, ảnh hưởng lẫn nhau mà thông qua đó những cư dân có thể
đáp ứng được những nhu cầu và lợi ích của họ.(Mark K.Smith, 2001)
Cộng đồng là một khái niệm không định hình, thường được định nghĩa là một
nhóm hay một đơn vị có chung một số đặc điểm hay mối quan tâm nhất định. Tuy
nhiên, yếu tố không gian ở đây đóng vai trò then chốt. Có tối thiểu 03 cách khác nhau
để đinh nghĩa về một cộng đồng có không gian của nó. Cách thứ nhất là định nghĩa
cộng đồng mà yếu tố không gian đóng vai trò chủ đạo. Cách thứ hai, định nghĩa cộng
đồng như là một nhóm có chung mối quan tâm mà ở đó không gian đóng vai trò rất
nhỏ. Cách thứ ba, cộng đồng là một đơn vị ra quyết định logic có thể có hoặc không
nhất thiết phải có yếu tố không gian. Cách thứ ba bao hàm cả hai định nghĩa ban đầu
nhưng nhấn mạnh đặc điểm rằng một cộng đồng có thể đưa ra và thực hiện quyết định.
Nói chung, các định nghĩa này nhằm tới các thực thể chính trị, với các hành động tập
thể được tiến hành thông qua một khu vực dân cư, họ hàng, xóm giềng, hay những tổ
chức. ( Võ Thanh Sơn, 2009)
Những khái niệm có tính chất giới thiệu này ngụ ý rằng thuật ngữ “cộng đồng”
không tồn tại một nghĩa chung nhất mà mang nhiều chiều hướng khác nhau trong việc
nhận định các dạng thức khác nhau mà những nhà nghiên cứu về cộng đồng muốn
hướng đến.
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu của đề tài này cộng đồng ở đây được xác định
ở phạm vi là cộng đồng dân cư, hộ gia đình, các cá nhân cùng chung sống trong một
phạm vi không gian về mặt vị trí địa lý, cùng sống, làm việc và sinh hoạt trong những
13


điều kiện tương đồng nhau về mặt xã hội, kinh tế, văn hóa, đồng thời có quan hệ tương

tác qua lại với nhau. Cư dân, hộ gia đình địa phương trong nghiên cứu này là những
đối tượng chịu sự tác động hay ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp từ chính sách phát
triển cá khu công nghiệp của huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh.
3.1.1.3. Cộng đồng bền vững ( Sustainable community)
Chính phủ Vương quốc Anh đã định nghĩa một cộng đồng bền vững trong Kế
hoạch cộng đồng bền vững năm 2003 là: Cộng đồng bền vững phải đáp ứng các nhu
cầu đa dạng của dân cư hiện tại và trong tương lai, cho con cái của họ và cho những
người khác góp phần tạo ra một cuộc sống chất lượng cao, an toàn, bình đẳng về cơ
hội, và cung cấp những dịch vụ tốt cho tất cả mọi người.(McDonald S, Nmalys,
Maliene V, 2009)
Cộng đồng bền vững thể hiện nguyên tắc phát triển bền vững. Đó là:
Cân đối và hợp nhất các thành phần kinh tế xã hội và môi trường trong một
cộng đồng; Đáp ứng nhu cầu của các thế hệ trong hiện tại và tương lai; Tôn trọng các
nhu cầu của các cộng đồng khác trong khu vực hoặc quốc tế rộng lớn hơn để làm cho
cộng đồng của mình bền vững.
Đối với cộng đồng để được bền vững, họ phải cung cấp: Nhà ở khang trang với
mức giá cả mà mọi người dân đủ khả năng tiếp cận; Hệ thống giao thông công cộng
tốt; bệnh viện; cửa hàng dịch vụ; và môi trường trong sạch an toàn.
Với cách hiểu này, báo cáo đã đúc kết 8 thành phần trọng tâm cấu thành một
“cộng đồng bền vững” như sau:
1. Chính quyền quản lý: Đóng vai trò điều hành và quản lý cộng đồng hiệu quả,
trong đó có sự tham gia, đại diện và lãnh đạo.
2. Giao thông và liên lạc: Cộng đồng phải được liên kết bằng hệ thống truyền thông
và dịch vụ giao thông tốt để kết nối người dân với công việc, y tế và các dịch vụ
khác.
3. Mọi người dân có thể sử dụng được các dịch vụ tình nguyện, dịch vụ cộng đồng,
dịch vụ công, dịch vụ tư nhân.
4. Môi trường : Cung cấp nơi ở cho dân cư được sinh sống trong một môi trường
trong lành, thân thiện.
14



×