Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

PHÂN TÍCH YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG NĂNG SUẤT HỒ TIÊU VÀ BIỆN PHÁP TĂNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ IAPIA, HUYỆN CHƯPRÔNG, TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (659.75 KB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG NĂNG SUẤT HỒ TIÊU
VÀ BIỆN PHÁP TĂNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ IAPIA, HUYỆN CHƯPRÔNG, TỈNH GIA LAI

NGUYỄN THỊ HỒNG HOA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG NĂNG SUẤT HỒ TIÊU VÀ BIỆN PHÁP TĂNG HIỆU QUẢ
SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ IAPIA, HUYỆN CHƯPRÔNG, TỈNH GIA
LAI” do NGUYỄN THỊ HỒNG HOA, sinh viên khóa 32, ngành KINH TẾ NÔNG
LÂM, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

Ts. LÊ QUANG THÔNG
Người hướng dẫn

Ngày

tháng


năm 2010

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Ngày

tháng

năm 2010

tháng

năm 2010


LỜI CẢM TẠ
Vậy là không còn bao lâu nữa tôi sẽ phải rời xa giảng đường Đại Học, không
còn được nghe những lời dạy dỗ, truyền đạt kiến thức của thầy cô, không còn nghe
được tiếng cười đùa của bạn bè trong những giờ giải lao ngắn ngủi. Bốn năm Đại Học
chất chứa biết bao kỷ niệm vui buồn và đây là quãng thời gian vô cùng quan trọng khi
đón nhận, tích lũy kiến thức để làm hành trang bước vào đời.
Xin được gửi lời cảm ơn đến với những người đã chia sẻ và giúp đỡ tôi trong
khoảng thời gian qua:
Lời đầu tiên, con xin gửi đến ba, mẹ lòng kính yêu vô bờ, lòng biết ơn vô tận.
Bốn năm học đại học, là thời gian con bắt đầu cuộc sống tự lập mà không có ba mẹ
bên cạnh . Không vì thế, mà làm con nản lòng khi gặp khó khăn trong cuộc sống. Ba,

mẹ luôn bên con, động viên con, giành cho con những tình thương yêu cao cả giúp con
trưởng thành hơn . Con xin giành những thành quả của ngày hôm nay để kính tặng ba,
mẹ.
Xin cảm ơn thầy, cô trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh nói chung,
thầy, cô khoa kinh tế nói riêng, những người đã truyền đạt, dạy dỗ, cung cấp hành
trang kiến thức quý báu cho chúng em.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Quang Thông đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài này.
Xin được gửi lời cảm ơn đến các cô, các chú, các anh, các chị ở Xã Iapia huyện
Chưprông, tỉnh Gia Lai đã giúp tôi hoàn thành đề tài này
Cuối cùng xin gửi lời chúc tốt đẹp của tôi đến với các bạn sinh viên lớp
DH06KT, những người đã cùng tôi kề vai trong bốn năm học vừa qua, chúc các bạn
thành công!
Thủ Đức, ngày 20 tháng 07 năm 2010
Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Hoa


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ HỒNG HOA. Tháng 7 năm 2010. “Phân Tích Yếu Tố Ảnh
Hưởng Năng Suất Hồ Tiêu và Biện Pháp Tăng Hiệu Quả Sản Xuất Trên Địa Bàn
Xã Iapia, Huyện Chưprông, Tỉnh Gia Lai”.
NGUYEN THI HONG HOA. July, 2010. “An Analysis of The Impact of
Input Factors on Pepper Yield and The Methods to Increase Production
Efficiency at Iapia Commune, Chuprong District, Gia Lai Province”.
Khóa luận được thực hiện trên cơ sở thu thập số liệu, thông tin từ các phòng
ban và điều tra những hộ nông dân đang trồng hồ tiêu tại Xã Iapia.
Xuất phát từ thực trạng phát triển ngành hồ tiêu của địa phương nên đề tài tập
trung vào phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của hồ tiêu tại xã, xem xét các
yếu tố đó ảnh hưởng như thế nào và yếu tố nào ảnh hưởng nhiều nhất từ đó đưa ra
những biện pháp góp phần cải thiện vườn tiêu để phát triển ổn định và bền vững mang

lại hiệu quả kinh tế cao.
Thông qua việc tính hiệu quả đầu tư và hiệu quả của việc sản xuất hồ tiêu cho
thấy, nếu tính cả quá trình đầu tư sản xuất hồ tiêu sẽ không mang lại hiệu quả làm cho
người nông dân do dự có nên quyết định tiếp tục trồng hồ tiêu hay chuyển sang các
loại cây khác. Khi phân tích hiệu quả của việc sản xuất, trong những năm kinh doanh
hiệu quả sản xuất rất cao nên người nông dân có thể tiếp tục trồng hồ tiêu.
Kết quả nghiên cứu thực tế cho thấy cây hồ tiêu trở thành cây chủ lực mang lại
thu nhập chính cho người dân địa phương. Tuy nhiên, do thời tiết diễn biến phức tạp
và kỹ thuật trồng trọt của bà con nông dân chưa được nâng cao dẫn đến năng suất chưa
được như mong muốn. Vì vậy chính quyền địa phương kết hợp với những hộ trồng
tiêu để có những biện pháp hợp lý để phát triển ngành tiêu có hiệu quả.


MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

x

Danh mục phụ lục

xi


CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu :

2

1.2.1 Mục tiêu chung :

2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể :

2

1.3 Giả thuyết nghiên cứu :

2

1.4 Phạm vi nghiên cứu :

2

1.5 Cấu trúc luận văn :


2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1 Tình hình sản xuất hồ tiêu trên Thế Giới và Việt Nam:

4

2.1.1 Tình hình sản xuất hồ tiêu trên thế giới

4

2.1.2 Tình hình sản xuất hồ tiêu tại Việt Nam

5

2.2 Giới thiệu tổng quan về Xã Iapia

6

2.2.1 Điều kiện tự nhiên :

6

2.2.2 Điều kiện kinh tế- xã hội :

8


2.2.3 Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp của xã năm 2009

10

2.3 Giai đoạn kinh tế của cây hồ tiêu

10

2.4 Những vấn đề nghiên cứu về cây hồ tiêu

11

2.5 Vị trí của cây hồ tiêu đối với những cây công nghiệp khác

12

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Giới thiệu tổng quan về hồ tiêu :

14
14

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

14

3.1.2Giá trị dinh dưỡng và giá trị sử dụng hồ tiêu

15


3.1.3 Một số đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật của cây hồ tiêu

16

3.1.4 Vị trí của ngành trồng tiêu :

24

3.2 Khái niệm năng suất.

25
v


3.3 Khái niệm về hiệu quả sản xuất :

25

3.4 Các chỉ tiêu thẩm định dự án.

25

3.5. Khái niệm hàm sản xuất.

27

3.6 Phương pháp nghiên cứu :

27


3.6.1Thống kê mô tả

27

3.6.2 Phương pháp hồi quy tuyến tính

27

3.6.3 Phương pháp thu thập số liệu :

27

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thực trạng phát triển cây hồ tiêu tại địa phương

29
29

4.1.1 Diện tích và sản lượng

29

4.1.2 Quy mô sản xuất

30

4.1.3 Cơ cấu giống

31


4.1.4 Tình hình sử dụng các loại trụ trồng hồ tiêu

32

4.1.5 Tình hình sử dụng lao động

33

4.1.6 Tình hình vay vốn

34

4.1.7 Tình hình tham dự các hoạt động tập huấn khuyến nông

35

4.1.8 Tình hình thu mua sản phẩm hồ tiêu

38

4.2 Phân tích hiệu quả sản xuất hồ tiêu.

40

4.2.1 Giá trị khấu hao hàng năm của 1 ha hồ tiêu

40

4.2.2 Chi phí 1 ha trong giai đoạn kiến thiết cơ bản


41

4.2.3 Chi phí trung bình cho 1 ha hồ tiêu trong giai đoạn sản xuất kinh doanh

42

4.2.4 Tính hiệu quả kinh tế của việc trồng hồ tiêu.

43

4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó 46
4.3.1 Xác định hàm sản xuất.

46

4.3.2 Cơ sở chọn biến.

47

4.3.3 Kết quả chạy hồi quy của hàm sản xuất.

47

4.3.4 Phân tích mô hình

52

4.5 Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất tiêu

53


4.5.1 Thuận lợi

53

4.5.2 Khó khăn

54

4.6. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất tiêu
vi

55


4.6.1 Phát triển vườn tiêu theo hướng bền vững

55

4.6.2 Giải pháp hướng dẫn người dân thu hái và bảo quản sản phẩm

56

4.6.3 Giải pháp kỹ thuật

56

4.6.4 Giải pháp cải thiện kỹ thuật trồng hồ tiêu

57


CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

58

5.1 Kết luận

58

5.2 Kiến nghị

58

5.2.1 Đối với chính quyền địa phương

58

5.2.2 Đối với tổ chức khuyến nông

59

5.2.3 Đối với người sản xuất tiêu

59

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
IPC


Hiệp Hội Hồ Tiêu Thế Giới (International pepper Community)

ASTA

Tiêu chuẩn quốc tế

NXB

Nhà Xuất Bản

EU

Các nước Liên minh Châu Âu ( European Union)

ĐVT

Đơn vị tính

TP.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

BVTV

Bảo vệ thực vật


NN & PTNT

Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

PBHC

Phân bón hữu cơ

PBVC

Phân bón vô cơ

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tình Hình Phân Bố Diện Tích Hồ Tiêu ở Việt Nam năm 2009

5

Bảng 2.2. Sản Lượng Hồ Tiêu Của Các Tỉnh ở Việt Nam năm 2009

6

Bảng 3.1. Thành Phần Dinh Dưỡng Trong Hạt Hồ Tiêu.

15


Bảng 3.2. Định Lượng Phân Bón Khoáng Cho Hồ Tiêu (kg/ha/năm)

20

Bảng 3.3. Định Lượng Nước Tưới và Chu Kỳ Tưới Nước Cho Một Trụ Trồng Hai Dây
Tiêu

22

Bảng 4.1 Các Lý Do của Người Dân Về Việc Không Tham Dự Các Hoạt Động Tập
Huấn Khuyến Nông

37

Bảng 4.2 Những Vấn Đề Được Quan Tâm Bởi Người Trồng Hồ Tiêu.

38

Bảng 4.3. Giá Trị Thanh Lý của Dự Án Trồng Tiêu Tính Cho 1 Ha.

40

Bảng 4.4. Chi Phí Trung Bình Cho 1ha Hồ Tiêu Ở Giai Đoạn Đầu Tư Cơ Bản.

41

Bảng 4.5 Chi Phí Trung Bình Cho 1 ha Hồ tiêu Ở Giai Đoạn Kinh Doanh.

42


Bảng 4.6. Hiệu Quả Kinh Tế của 1 Ha Hồ Tiêu

44

Bảng 4.7 Kết Quả Các Chỉ Tiêu Thẩm Định Dự Án Trồng Hồ Tiêu

44

Bảng 4.8 Hiệu Quả Của Việc Sản Xuất Hồ Tiêu của 1 Ha

46

Bảng 4.9 Kết Xuất Của Mô Hình Hồi Quy Chạy Trên Phần Mềm Eview

48

Bảng 4.10 So Sánh Hệ Số Xác Định của Các Phương Trình Hồi Quy Phụ

49

Bảng 4.11 Bảng Kết Quả Kiểm Định White

49

Bảng 4.12 Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Có Trọng Số wt4

50

Bảng 4.13 Kết Quả Kiểm Định White Của Mô Hình Ước Lượng Có Trọng Số


50

Bảng 4.14 Kiểm Định Các Hệ Số Hồi Quy Của Hàm Sản Xuất

51

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Tỉ Lệ Xuất Khẩu Tiêu Thế Giới Năm 2009

4

Hình 4.1. Biểu Đồ Biến Động Diện Tích và Sản Lượng Hồ Tiêu của Xã IaPia Trong
Những Năm Qua

30

Hình 4.2. Quy Mô Sản Xuất Hồ Tiêu ở Xã Iapia

31

Hình 4.3. Biểu Đồ Cơ Cấu Các Giống Tiêu Được Trồng ở Xã Iapia

32

Hình 4.4. Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động của Các Hộ Trồng Hồ Tiêu


34

Hình 4.5. Biểu Đồ Tình Hình Vay Vốn của Nông Hộ

35

Hình 4.6. Biểu Đồ Cơ Cấu Tình Hình Tham Dự Các Hoạt Động Tập Huấn về Cây Hồ
Tiêu của Người Dân.

36

Hình 4.7. Hệ Thống Kênh Tiêu Thụ của Sản Phẩm Hồ Tiêu ở Xã Iapia.

x

39


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Danh Sách Các Hộ Điều Tra
Phụ lục 2. Bảng Câu Hỏi Điều Tra Các Hộ Trồng Hồ Tiêu Tại Xã Iapia, Huyện
Chưprông, Tỉnh Gia Lai

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Cây hồ tiêu ( piper Niguml ) là loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao , nó
mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình ở nước ta. Hạt tiêu cũng là một
trong những gia vị được ưa chuộng trên khắp thế giới.Hạt tiêu có vị cay , có mùi thơm
, là gia vị không thể thiếu của nhiều món ăn. Ngoài ra , tiêu còn được dùng trong công
nghiệp chế biến hương liệu , nước hoa và trong y dược.
Tiêu nằm trong nhóm những nông sản hàng đầu góp phần vào kim ngạch xuất
khẩu cho Việt Nam. Tiêu Việt Nam đã có uy tín nhất định trên thị trường thế giới. Vì
vậy Việt Nam là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu tiêu. Từ thế
kỷ XVIII, hồ tiêu được xem là loại cây công nghiệp lâu năm của Việt Nam. Hồ tiêu
Việt Nam đã phát triển mạnh cho đến những năm gần đây. Hàng năm hồ tiêu đem về
cho đất nước một lượng ngoại tệ lớn từ việc xuất khẩu. Không những thế, việc sản
xuất hồ tiêu mang lại thu nhập đáng kể cho những người nông dân góp phần cải thiện
đời sống cho bộ phận nông dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Nhờ có thiên nhiên ưu đãi và phần lớn diện tích là đất đỏ bazan màu mỡ , Gia
Lai rất thích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp như : Cà phê , cao su , điều ,
tiêu. Hồ tiêu được trồng tập trung tại các huyện như : huyện Chưsê , huyện Chưprông,
… và ở huyện Chưprông thì xã Iapia là xã có diện tích trồng hồ tiêu nhiều của huyện.
Hồ tiêu là cây trồng chính mang lại thu nhập của nông dân trong xã này. Tuy được lợi
thế với điều kiện tự nhiên, sản lượng hồ tiêu còn phụ thuộc vào diện tích và kỹ thuật
canh tác , đầu tư giống , lượng phân bón , lao động. Việc xác định những nhân tố ảnh
hưởng đến sản lượng là rất cần thiết , góp phần xây dựng biện pháp sản xuất hiệu quả.
Đó là lý do của đề tài nghiên cứu “ Phân tích yếu tố ảnh hưởng năng suất hồ tiêu và
biện pháp tăng hiệu quả sản xuất trên địa bàn xã Iapia , huyện Chưprông , tỉnh
1


Gia Lai”. Đề tài nhằm tìm ra yếu tố nào tác động nhiều nhất đến sản lượng và từ đó
nông dân có thể xác định biện pháp tăng hiệu quả sản xuất hồ tiêu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu :
1.2.1 Mục tiêu chung :

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất hồ tiêu trên địa bàn xã Iapia ,
huyện Chưprông , tỉnh GiaLai. Từ đó đề xuất biện pháp tăng hiệu quả sản xuất hồ tiêu.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể :
-

Thực trạng phát triển của cây hồ tiêu tại xã Iapia trong những năm 2005-

2009.
-

Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất hồ tiêu tại xã Iapia.

-

Phân tích hiệu quả sản xuất hồ tiêu

-

Đề xuất biện pháp nhằm tăng năng suất hồ tiêu.

1.3 Giả thuyết nghiên cứu :
Sản lượng hồ tiêu phụ thuộc vào một số yếu tố kinh tế như : tuổi vườn tiêu ,
kinh nghiệm của người nông dân , phân bón hữu cơ , phân bón vô cơ , lao động chăm
sóc ,…
1.4 Phạm vi nghiên cứu :
Về không gian : Xã Iapia , huyện Chưprông , tỉnh GiaLai
Về thời gian : Qua các vụ trồng hồ tiêu từ năm 2009 đến năm 2010
1.5 Cấu trúc luận văn :
CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU
Trình bày những lập luận nhằm làm nổi bật tính cần thiết của đề tài.

Đưa ra mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của đề tài.
Giới hạn phạm vi nghiên cứu về mặt không gian và thời gian.
Giới thiệu sơ lược về cấu trúc của luận văn.
CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN
Mô tả những vấn đề chung có thể chi phối cũng như có liên quan đến kết quả
nghiên cứu.
CHƯƠNG 3:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2


Cơ sở lý luận : Trình bày những khái niệm , định nghĩa cơ bản , những lý thuyết
được đúc kết từ quá trình học tập và từ các tài liệu tham khảo có liên quan đến luận
văn và các vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu : Trình bày tất cả các phương pháp được sử dụng để
nghiên cứu đề tài và cách thức tiến hành các phương pháp đó.
CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Trình bày tất cả các tính toán tổng hợp , phân tích số liệu, đánh giá vấn đề để
đạt được các mục tiêu cần nghiên cứu.
CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Rút ra những kết luận ngắn gọn từ kết quả nghiên cứu.
Đưa ra các kiến nghị để có thể đạt được kết quả nghiên cứu tốt hơn.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Tình hình sản xuất hồ tiêu trên Thế Giới và Việt Nam:

2.1.1 Tình hình sản xuất hồ tiêu trên thế giới
Mặc dù hồ tiêu là một trong những mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao nhưng do
chỉ trồng được ở các nước gần xích đạo và có khí hậu nhiệt đới, nên hồ tiêu đã trở
thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng và đặc trưng của một số nước Châu Á, Châu Phi
và Bắc Trung Mỹ.
Tình hình xuất khẩu hồ tiêu của các nước dẫn đầu Thế Giới về sản xuất hồ tiêu
trong năm 2009 được thể hiện qua đồ thị sau
Hình 2.1 Tỉ Lệ Xuất Khẩu Tiêu Thế Giới Năm 2009

Nguồn : IPC (hiệp hội hồ tiêu thế giới)
Dựa vào đồ thị cho thấy, Việt Nam có tỉ lệ xuất khẩu tiêu lớn nhất thế giới,
đứng thứ 2 là Indonesia, sau đó là Brazil, phần lớn tiêu xuất khẩu thuộc về các nước
Châu Á, Châu Phi. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới gió mùa, độ ẩm
cao, mưa quanh năm, đất đai tươi tốt, người trồng tiêu có nhiều kinh nghiệm, sử dụng
4


những giống cao sản cho năng suất cao, dùng phân bón theo liều lượng hợp lý để tránh
phát sinh vi rút nhiễm bệnh. Vì thế, hàng năm các nước này cung cấp hồ tiêu trên thị
trường với một số lượng lớn.
2.1.2 Tình hình sản xuất hồ tiêu tại Việt Nam
Ở Việt Nam, hồ tiêu được người dân gọi tắt là tiêu, đây là một trong những loại
gia vị quý được mệnh danh là “vua của các loài gia vị”. Hồ tiêu được trồng ở Việt
Nam cách đây khoảng 150 năm. Từ trước năm 1995, diện tích hồ tiêu của nước ta chỉ
vào khoảng 6.500 ha, nhưng từ năm 1995 – 1999 do giá hồ tiêu tăng mạnh, người
nông dân ở các vùng có khả năng phát triển hồ tiêu đã nhanh chóng đẩy mạnh diện
tích trồng, đưa tổng diện tích hồ tiêu của cả nước lên đến 40.000 ha. Từ năm 2000 đến
nay, do giá cả hồ tiêu có chiều hướng giảm nên diện tích hầu như không tăng trưởng
nhiều.
Theo kết quả thống kê của hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, hiện nay cả nước ta có

khoảng 50.000 ha hồ tiêu, trong đó có 48.575 ha đang cho thu hoạch, tập trung chủ
yếu ở khu vực Đông Nam Bộ 26.900 ha (chiếm 51,2%) và Tây Nguyên 17.980 ha
(chiếm 34,2%). Hiện nay, hồ tiêu của Việt Nam được trồng rải rác ở 28 tỉnh thành
nhưng tập trung nhiều nhất ở 6 tỉnh sau:
Bảng 2.1. Tình Hình Phân Bố Diện Tích Hồ Tiêu ở Việt Nam năm 2009
ĐVT: ha
STT

Tỉnh

Diện tích

1

Bình Phước

10.800

2

Bà Rịa – Vũng Tàu

7.900

3

Đồng Nai

7.000


4

ĐakNông

6.600

5

Gia Lai

5.000

6

ĐakLak

4.700

7

Các tỉnh khác

8.000

Tổng

50.000
Nguồn : Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam

Từ bảng trên cho ta thấy, Bình Phước hiện là tỉnh có diện tích trồng hồ tiêu lớn

nhất nước ta. Trong khi đó, diện tích hồ tiêu của tỉnh Gia Lai mặc dù chỉ đứng ở vị trí
5


thứ 5 xét về cấp tỉnh thành nhưng cũng đóng góp đáng kể vào số lượng hồ tiêu của cả
nước
Bảng 2.2. Sản Lượng Hồ Tiêu Của Các Tỉnh ở Việt Nam năm 2009
ĐVT : tấn
STT

Tỉnh

Sản Lượng

1

Bình Phước

29.000

2

Gia Lai

16.800

3

ĐakLak


12.000

4

ĐakNông

12.000

5

Bà Rịa – Vũng Tàu

11.700

6

Đồng Nai

10.500

7

Các tỉnh khác

8.000

Tổng

100.000
Nguồn : Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam


Xét về diện tích thì Gia Lai đứng vị trí thứ 5, nhưng xét về sản lượng thì Gia
Lai đứng thứ 2. Nhờ thiên nhiên ưu đãi, đất bazan màu mỡ, người nông dân có nhiều
kinh nghiệm, cần cù, ham học hỏi nên hầu hết các hộ dân trong vùng đều tham gia vào
việc trồng tiêu. Do vậy, trồng hồ tiêu trở thành việc quan trọng không thể thiếu ở bất
kỳ một hộ dân nào trong vùng và đó là nguồn thu nhập chính góp phần cải thiện đời
sống của các hộ dân ở nơi đây.
2.2 Giới thiệu tổng quan về Xã Iapia
2.2.1 Điều kiện tự nhiên :
Vị trí địa lý:
Xã Iapia là một xã vùng 2 cách trung tâm kinh tế, chính trị của huyện Chưprông
khoảng 20km về phía Đông Nam. Nằm trên tuyến đường tỉnh lộ 665 nối liền với các
xã. Phía Bắc giáp xã Iator, phía Nam giáp xã IaGa, phía đông giáp xã Iave, phía Tây
giáp xã IaMe

6


Khí hậu, thủy văn:
Xã Iapia thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia thành hai mùa rõ
rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, tập trung nhiều nhất vào các tháng 7, 8,
9, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình từ 21-330C.
Vào mùa khô, nhiệt độ có thể lên tới 370C, cây trồng sẽ héo hoặc chết nếu
không được tưới nước, vì vậy, đối với cây hồ tiêu thì người dân tưới nước 2 lần/tháng
để đảm bảo lượng nước cho cây phát triển tốt. Vào mùa mưa, lượng nước rất nhiều,
chúng sẽ chảy vào các bồn tiêu, do đó cần làm những rãnh, khe để thoát nước tránh
cây bị ngập nước sẽ làm úng bộ rễ, cây sẽ bị chết.
Lượng mưa trung bình : 1,787 mm
Nhiệt độ trung bình năm : 21,70C
Nhiệt độ cao nhất : 370C

Nhiệt độ thấp nhất : 100C
Độ ẩm trung bình : 83,2%
Thổ nhưỡng
Xã có địa hình bằng phẳng và đồi dốc thấp, ít bị chia cắt, thuận tiện cho việc tổ
chức, quản lý và sản xuất nông nghiệp cũng như kinh doanh. Đất đai của xã chia 2
loại:
Một nửa diện tích về phía đông chủ yếu là đất Feralit nâu đỏ còn gọi là đất
bazan, đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá Mắcma kiềm và trung tính (Fk), chiếm
68,6% diện tích toàn xã. Loại đất này phân bố trên các kiểu địa hình cao nguyên, bình
nguyên, ít dốc. Đất có tầng mặt dày >1m, có màu nâu đỏ hoặc nâu thẫm, hàm lượng
mùn khá cao, thành phần cơ giới thịt nhẹ hoặc trung bình. Loại đất này khá màu mỡ,
thích hợp cho nhiều loại cây công nghiệp và cây ăn quả có giá trị cao. Nhóm đất này
được xem là nguồn tài nguyên quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của xã.
Phần diện tích còn lại là đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá Mắcma axit (Fa).
Loại đất này phân bố trên các kiểu địa hình núi thấp, bình nguyên và đồi thấp, độ dốc
từ 7 – 250. Tổng đất mặt < 50cm, thường có lẫn đá sỏi. Hàm lượng mùn khá, thành
phần cơ giới thịt nhẹ hoặc trung bình, đất chua.

7


Cơ cấu đất đai. Xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 4492 ha.
-

Đất nông nghiệp là 2422 ha

-

Đất rừng nhọn nghèo là 1413ha


-

Đất chuyên dùng là 102 ha

-

Đất ở là 22 ha

-

Đất chưa sử dụng là 533 ha.

2.2.2 Điều kiện kinh tế- xã hội :
Tính đến năm 2009, toàn xã có 1118 hộ với tổng dân số là 4862 người. Trong
đó:
Dân tộc Kinh : 275 hộ với 2501 khẩu chiếm 45%
Dân tộc Jarai : 843 hộ với 2361 khẩu chiếm 55%
Đồng bào Kinh sống tập trung ở thị trấn và các tụ điểm dân cư dọc theo đường
giao thông. Phần lớn lao động làm nông nghiệp, chủ yếu là trồng cà phê, hồ tiêu, làm
công nhân trong các nông trường cao su, chăn nuôi kết hợp buôn bán, đời sống kinh tế
tương đối cao. Các buôn làng người đồng bào dân tộc thiểu số thường sống ở xa
đường giao thông, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, phong tục
tập quán lạc hậu. Phần lớn các hộ đồng bào dân tộc trồng các loại cây ngắn ngày để tự
cung tự cấp như lúa nước, bắp, sắn, bầu bí và các loại rau, diện tích trồng cà phê và hồ
tiêu không đáng kể.
Nông lâm nghiệp là hướng phát triển kinh tế chủ đạo của xã, trong đó trồng trọt
là lĩnh vực quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn. Xã có địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho
việc sản xuất kinh doanh, có đường giao thông tỉnh lộ 665 chạy qua là huyết mạch
giao thông quan trọng, thuận tiện cho việc giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa với
các tỉnh Tây Nguyên, Duyên Hải Miền Trung và các tỉnh phía Nam. Sản phẩm hàng

hóa chủ yếu của xã là cà phê, hồ tiêu, cao su, thực phẩm và hoa quả.
Đời sống nông dân ngày càng được cải thiện thu nhập bình quân đầu người
trong những năm gần đây tăng lên rõ rệt, trong giai đoạn 2006 – 2010 tăng bình quân
500.000 đồng/năm. Thực tế cho thấy ở một bộ phận lớn dân cư đời sống trở nên khá
giả nhờ trồng hồ tiêu, nhiều hộ giàu có với số vốn hàng tỷ đồng. Tuy vậy, một bộ phận
khác vẫn đang ở tình trạng nghèo đói, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Xã
cũng đã có những chính sách hợp lý để thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo, đặc
8


biệt chú ý các biện pháp nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc, tăng cường phát
triển cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn để sớm phát triển ngang bằng với các
khu vực khác
Cơ sở hạ tầng
y Điện
Điện là nguồn năng lượng quan trọng của cả nước nói chung, của xã Iapia nói
riêng, vì điện không chỉ để thắp sáng mà còn dùng để sản xuất như: dùng để bơm nước
tưới tiêu, … Được sự quan tâm của các cấp chính quyền xã và huyện, cơ sở hạ tầng
từng bước được hoàn thiện, tính đến năm 2009, 100% hộ sử dụng điện lưới quốc gia.
Thông tin liên lạc cũng được nâng cấp và phát triển hơn đáp ứng nhu cầu của nhân
dân, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt để nhân dân kịp thời nắm bắt thông tin đầy
đủ hơn phục vụ cho việc trồng và chăm sóc vườn tiêu đạt hiệu quả.
y Giao thông
Mạng lưới giao thông trong xã đã dần được nâng cấp, có 65% được nhựa hóa
tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyến xe vận chuyển hàng nông sản cho nhân dân
được hiệu quả hơn
y Y tế- giáo dục
Trong năm 2009, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng, khám và
điều trị chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, không còn dịch bệnh xảy ra trên địa
bàn theo chương trình quốc gia về y tế được triển khai tốt. Tổng số bệnh nhân khám

chữa bệnh tại trạm là 774 bệnh nhân, trong đó tổng số trẻ dưới 6 tuổi là 384 cháu.
Nhìn chung các mục tiêu của ngành y tế được triển khai đồng bộ , hoạt động của trạm
y tế đúng thời gian quy định, thái độ phục vụ bệnh nhân được nâng cao, chất lượng
dịch vụ y tế có tiến bộ , chế độ trợ cấp cho bệnh nhân là người dân tộc thiểu số, người
nghèo đúng quy định.
Với sự sâu sát của cấp ủy chính quyền địa phương cùng với sự cố gắng của đội
ngũ giáo viên và học sinh nên chất lượng dạy và học từng bước được phát triển, quy
mô trường lớp được nâng cao, thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục có nhiều tiến
bộ. Tính đến nay, đội ngũ cán bộ giáo viên là 51 giáo viên, tổng số học sinh tiểu học là
26 lớp có 641 học sinh duy trì sĩ số 96%, tổng số học sinh trung học cơ sở là 8 lớp có

9


257 học sinh duy trì sĩ số 97%, tổng số lớp học mầm non 6 lớp có 156 cháu duy trì sĩ
số 98%.
2.2.3 Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp của xã năm 2009
Trồng trọt :
- Diện tích cây nông nghiệp là 1262 ha bao gồm
Lúa: 28 ha
Sắn: 400 ha
Ngô lai: 800 ha
Đậu đỗ các loại: 20 ha
Rau các loại: 4 ha
Cây trồng khác: 10 ha
- Diện tích cây công nghiệp là 1160 ha bao gồm:
Hồ tiêu: 650 ha,
Cà phê: 400 ha,
Điều: 40 ha,
Cao su: 60 ha,

Măng tre: 10 ha.
Ngành chăn nuôi
Ngoài việc trồng cây công nghiệp, người nông dân còn tham gia vào chăn nuôi.
Nhờ sự quan tâm của chính quyền các cấp, tuyên truyền vận động nhân dân cách
phòng chống dịch bệnh cho gia súc gia cầm, đàn gia súc gia cầm để ngành chăn nuôi
phát triển ổn định. Tính đến nay, tổng đàn gia súc có 3500 con, trong đó bò là 1700
con , heo: 1800 con, đàn gia cầm khoảng 5800 con.
2.3 Giai đoạn kinh tế của cây hồ tiêu
Trước năm 1995, hồ tiêu cả nước được trồng và xuất khẩu chưa nhiều, năm
1995 diện tích trồng chỉ có khoảng 7.000 ha, sản lượng đạt 9.300 tấn, xuất khẩu đạt
17.900 tấn.
Sau năm 1995, giá hồ tiêu đạt mức cao chưa từng có, đã kích thích người sản
xuất gia tăng diện tích trồng trọt, làm sản lượng hồ tiêu tăng đột biến ngoài vòng kiểm
soát. Đến năm 2000 diện tích đạt 27.000 ha, sản lượng đạt 39.000 tấn, xuất khẩu

10


36.400 tấn và đến năm 2004 diện tích đạt tới 50.800 ha (là mức cao nhất so với các
năm trước đó), sản lượng đạt trên 80.000 tấn, xuất khẩu 110.000 tấn.
Sau năm 2000 giá hồ tiêu liên tục giảm sút, chi phí đầu tư tăng, làm nản lòng
người sản xuất đã hạn chế phong trào tự phát trồng hồ tiêu. Nhiều vườn hồ tiêu không
được thâm canh chăm sóc đúng mức, sâu bệnh phát sinh, diện tích giảm.
Năm 2005 – 2006 dịch bệnh tiếp tục hoành hành trên diện rộng làm cây hồ tiêu
chết nhiều, giá cả vẫn trầm lắng, làm hạn chế sản xuất, diện tích năm 2006 còn khoảng
50.100 ha, nhưng do nhiều vùng trồng mới trước đây, nay cho thu hoạch, nên sản
lượng vẫn đạt gần 100.000 tấn. Xuất khẩu năm 2005 đạt 109.000 tấn, năm 2006 đạt
116.670 tấn (kể cả nguồn tạm nhập tái xuất), thu về gần 200 triệu USD (đạt mức cao
nhất từ trước tới nay cả về sản lượng và giá trị).
Năm 2009 là năm có sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong lịch sử

ngành hồ tiêu Việt Nam. Với giá trị đạt 105.000 tấn, xuất khẩu 134.000 tấn, đạt kim
ngạch xuất khẩu 348,1 triệu USD. Việt Nam đã liên tục giữ vị trí số 1 trong làng hồ
tiêu thế giới kể từ năm 2001.
Tiến độ xuất khẩu trong năm 2009 được rải tương đối đều trong các tháng,
không xuất ồ ạt trong cùng thời điểm. Nhờ đó doanh nghiệp và bà con nông dân đã
tránh thiệt hại khi bán giá thấp. Điểm khác biệt với các ngành hàng khác là hồ tiêu
không khi nào bán dưới giá sản xuất. Đó chính là thành công của ngành hồ tiêu Việt
Nam.
2.4 Những vấn đề nghiên cứu về cây hồ tiêu
Xây dựng thương hiệu cho hồ tiêu
Thương hiệu là vấn đề hiệp hội hồ tiêu Việt Nam đặc biệt quan tâm. Hiệp hội
đã phối hợp với địa phương xây dựng thành công thương hiệu hồ tiêu Chư sê và cho
kết quả rất tốt. Chư sê là vùng có năng suất, chất lượng và sản lượng cao nhất cả nước.
Năng suất bình quân trong vùng đạt 5 tấn/ha, có nhiều vườn tiêu đạt 15 tấn/ha. Do có
thương hiệu, chất lượng cao nên giá bán hồ tiêu Chư sê luôn cao hơn các vùng khác.
Mang lại thu nhập cao cho hộ nông dân.
Từ kinh nghiệm xây dựng thương hiệu hồ tiêu Chư sê. Hiệp hội sẽ đẩy nhanh
việc xây dựng thương hiệu hồ tiêu ở các vùng khác như Bình Phước, Đaklak,
Đaknông, Gia lai…tiến tới xây dựng thương hiệu hồ tiêu quốc gia. Hiện hiệp hội đang
11


phối hợp với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để xây dựng thương hiệu hồ tiêu Bà Rịa dự kiến
sẽ hoàn thành vào năm 2011.
Phát triển ngành hồ tiêu theo hướng bền vững.
Chất lượng hàng xuất khẩu được nâng lên, cả nước hiện có 20 nhà máy trong đó
nhiều nhà máy được đầu tư công nghệ hiện đại, sản phẩm chất lượng cao theo tiêu
chuẩn quốc tế (ASTA) có thể đáp ứng được yêu cầu khắt khe của các khách hàng trên
thế giới. Thị trường xuất khẩu được mở rộng trên quy mô toàn cầu, trong đó đáng chú
ý là sản lượng xuất khẩu vào các thị trường lớn và có yêu cầu chất lượng cao như Mỹ,

Châu Âu tăng từ 15% - 20% so với năm 2008.
Giá xuất khẩu có sự cải thiện đáng kể theo hướng có lợi cho người sản xuất và
xuất khẩu. Đầu năm giá hồ tiêu xuất khẩu ở mức 1.800 – 2.000 USD/ tấn nhưng đến
cuối năm tăng lên 2.600 – 2.800 USD/tấn cho cùng chủng loại.
Người dân đã biết điều tiết lượng bán ra trong từng thời kỳ, điều này không chỉ
góp phần giảm thiểu rủi ro mà còn tránh được tình trạng bị khách hàng ép giá khi thu
hoạch rộ.
Để đảm bảo giá ổn định, tránh tình trạng được mùa mất giá, không bị ép giá khi
nước ta có sản lượng quá lớn, các địa phương cần thực hiện tốt chỉ đạo của Chính Phủ
và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đó là hạn chế trồng hồ tiêu ở vùng có
năng suất thấp, tập trung đầu tư vào những vùng có năng suất cao, duy trì diện tích ở
mức 50.000 ha, sản lượng hàng năm khoảng 100.000 tấn. Đưa năng suất bình quân của
cả nước lên 3 tấn/ha, gấp 3 – 10 lần các nước khác (Ấn Độ và Băngladet hiện chỉ đạt
300kg/ha, Indonesia 1 tấn/ha)
2.5 Vị trí của cây hồ tiêu đối với những cây công nghiệp khác
Hồ tiêu là cây công nghiệp lâu năm của ngành nông nghiệp Việt Nam. Nó trở
thành cây công nghiệp chính mang lại nguồn thu nhập cho các hộ nông dân. Trong
niên vụ năm 2009, giá tiêu hạt tăng cao, nhiều hộ gia đình trồng tiêu ở Tây Nguyên thu
lãi lớn, có gia đình thu trên 1 tỷ đồng.
Thế nhưng, theo thống kê, gần 95% diện tích cây hồ tiêu ở khu vực Tây
Nguyên đều được trồng bằng trụ gỗ chết. Các tỉnh Tây Nguyên phát triển diện tích cây
hồ tiêu ồ ạt , không theo quy hoạch, kế hoạch, chủng loại giống lại quá nghèo nàn, một
số giống tiêu đã bị thoái hóa, không có sức đề kháng trước các loại dịch bệnh. Cũng do
12


tính bất ổn về sinh thái của các vườn tiêu cũng là một trong những nguyên nhân làm
cho năng suất vườn cây kém ổn định, thường bị nhiễm các loại bệnh nguy hiểm, tuổi
thọ vườn tiêu ngắn, chóng tàn lụi. Mặt khác, chưa có quy trình cụ thể về các biện pháp
kỹ thuật canh tác trên cây hồ tiêu để có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người

sản xuất và bền vững ổn định về môi trường sinh thái, người nông dân chỉ biết lạm
dụng nước tưới, phân bón để vườn cây cho năng suất cao. Một số các loại sâu bệnh
hại nguy hiểm có thể gây nên sự hủy diệt cả vườn tiêu như rệp sáp hại rễ, bệnh vàng lá
chết chậm do tuyến trùng rễ, bệnh vàng lá chết nhanh do nấm…đang diễn ra khá phổ
biến ở Tây Nguyên. Công tác nghiên cứu về giống cây hồ tiêu hầu như bị bỏ ngỏ, chưa
có đơn vị , tổ chức nào đứng ra phụ trách

13


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Giới thiệu tổng quan về hồ tiêu :
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Tiêu có nguồn gốc ở vùng Ghats và Assam, bang Kerala ở Ấn Độ. Cây tiêu
nguyên thủy mọc hoang ở rừng nhiệt đới ẩm, người Ấn Độ đã phát hiện ra cây tiêu.
Sau đó được người HinDu mang tới Java (Indonesia) vào khoảng 4 trăm năm sau công
nguyên. Cuối thế kỷ 12, tiêu được trồng ở Mã Lai. Đến thế kỷ 18, tiêu được trồng ở
Srilanka và Campuchia. Vào đầu thế kỷ 19, tiêu được trồng nhiều ở các nước nhiệt đới
như Châu Phi với Madagasca, Nigieria, Công, và Châu Mĩ với Brazil, Mexico.
Tiêu du nhập vào Đông Dương thế kỷ 17, nhưng mãi đến thế kỷ 18 mới bắt đầu
phát triển mạnh khi một số người Trung Hoa đã di dân vào Campuchia ở vùng dọc bờ
biển Vịnh Thái Lan như KonPong, Trach, Kep, KamPot và tiêu vào đồng bằng sông
Cửu Long qua ngõ Hà Tiên của tỉnh Kiên Giang rồi sau lan dần đến các tỉnh khác ở
miền trung như Thừa Thiên Huế, Quảng Trị ( Trần Văn Hòa, 2001)
Hồ tiêu Việt Nam đã vươn mình thành một người khổng lồ không những của
nông nghiệp Việt Nam mà của cả thế giới. Sự phát triển ngoạn mục này bắt đầu từ
những năm 1983- 1990 khi giá hồ tiêu trên thị trường thế giới tăng cao. Diện tích canh
tác của Việt Nam đã liên tục tăng lên và đạt gần 9.200 ha từ 400 ha vào những năm

1970. Với tốc độ tăng bình quân 22,29% / năm kể từ năm 1996, diện tích canh tác của
Việt Nam đã vượt mức 52.000 ha vào năm 2004. Song song với sự phát triển nhanh
chóng về diện tích ,sản lượng và xuất khẩu, hồ tiêu Việt Nam cũng tăng nhanh không
kém với tốc độ 30%/ năm kể từ năm 1998 đến nay. Năm 2001 , Việt Nam đã trở thành
14


×