Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN THU NHẬP HỘ TRỒNG CAO SU TẠI THỊ TRẤN PHƯỚC VĨNH – HUYỆN PHÚ GIÁO TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (795.09 KB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN THU NHẬP HỘ
TRỒNG CAO SU TẠI THỊ TRẤN PHƯỚC VĨNH –
HUYỆN PHÚ GIÁO- TỈNH BÌNH DƯƠNG
YZ

NGUYỄN VĂN DƯƠNG

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/ 2007

  


Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “Ảnh Hưởng Của Các Nhân
Tố Đến Thu Nhập Hộ Trồng Cao Su Tại Thị Trấn Phước Vĩnh – Huyện Phú Giáo – Tỉnh
Bình Dương” do Nguyễn Văn Dương, sinh viên khoá 32, ngành kinh tế, chuyên ngành
kinh tế nông lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

.

TS.THÁI ANH HOÀ
Người hướng dẫn,

Ngày…… Tháng…... Năm



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày….Tháng….Năm

Ngày…... Tháng……Năm

  


LỜI CẢM TẠ
Để có được kết quả như ngày hôm nay, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cha Mẹ
và những người thân trong gia đình họ hàng, những người đã nuôi dạy tôi và là chỗ dựa tinh
thần cho tôi thực hiện những ước mơ trong cuộc đời.
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến quý thầy, cô trong trường Đại Học Nông Lâm
TP. Hồ Chí Minh, quý thầy, cô trong khoa Kinh Tế là những người đã truyền đạt cho tôi
những kiến thức quý báu trong những năm học vừa qua, đặc biệt đã tạo điều kiện thuận lợi để
tôi thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn thầy Thái Anh Hoà, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi để hoàn
thành khoá luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn quý cơ quan UBND thị trấn Phước Vĩnh đã tận tình giúp đỡ
tôi cũng như tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp tại địa phương.
Xin gởi lời cảm ơn đến bà con thị trấn Phước Vĩnh đã cộng tác và giúp đỡ tôi trong
thời gian tôi thực tập ở đây.

Xin chân thành cám ơn!
Sinh viên : Nguyễn Văn Dương


  


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN VĂN DƯƠNG. Tháng 07 năm 2010. Nghiên cứu “Ảnh Hưởng Của Các
Nhân Tố Đến Thu Nhập Hộ Trồng Cao Su Tại Thị Trấn Phước Vĩnh – Huyện Phú
Giáo – Tỉnh Bình Dương”.
NGUYỄN VĂN DƯƠNG . July 2010. “ Factors Affecting Income of Rubber Famers

in Phươc Vinh Town, Phu Giao District, Binh Dương Province”.

Đề tài nghiên cứu về tình hình thu nhập của các hộ gia đình trồng cao su trong thị trấn
Phước Vĩnh. Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình
quân của hộ gia đình .
Trên cơ sở thu thập thông tin của 52 hộ trồng cao su đã thu hoạch, khóa luận vận dụng
các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích hồi qui
cũng như sử dụng các chỉ tiêu kết quả trong sản xuất trong nông nghiệp và ngoài nông
nghiệp…để đánh giá mức thu nhập và tìm ra các nhân tố có ảnh hưởng đến thu nhập bình
quân của hộ.
Kết quả điều tra cho thấy mức sống của những hộ trồng cao su tương đối cao và ổn định ,
tuy nhiên vẫn còn sự chênh lệch khá lớn, một số hộ vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Có ba
nhân tố có ảnh hưởng đến thu nhập bình quân đó là : đất sản xuất nông nghiệp, vốn vay,
lao động ngoài nông nghiệp.  Vì thế việc dựa trên những cơ sở nghiên cứu thực tế đề ra
các biện pháp như vay vốn, nghề nghiệp…nhằm cải thiện, ổn định và nâng cao thu nhập
giảm bớt sự chênh lệch mức sống là có tính khả thi.

  


MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................................................. x
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................................................. xii
DANH MỤC PHỤ LỤC ................................................................................................................................. xiii
CHƯƠNG 1 ...................................................................................................................................................1
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................................1
1.1.

Đặt vấn đề: ...................................................................................................................................1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu : ........................................................................................................................3
1.2.1.  Mục tiêu chung: ..........................................................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...........................................................................................................................3
1.3

. Phạm vi nghiên cứu: ..................................................................................................................3

1.3.1. Không gian: các hộ gia đình có thu nhập từ cao su thuộc thị trấn Phước Vĩnh , phỏng vấn 52 
hộ gia đình chia đều trong một số các khu phố. ...................................................................................3
1.3.2. Thời gian: từ  ngày 15/3/2010 đến 1/6/2010. ............................................................................3
1.4. Cấu trúc luận văn ...............................................................................................................................3
CHƯƠNG 2 ...................................................................................................................................................5
TỔNG QUAN ..................................................................................................................................................5
2.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................................................5
2.1.1 Vị trí địa lý ....................................................................................................................................5
2.1.2 Khí hậu ..........................................................................................................................................5
2.1.3 Thủy văn .......................................................................................................................................6
2.1.4 Địa Chất ........................................................................................................................................6
2.1.5 Tài Nguyên thiên nhiên ................................................................................................................6
2.1.6 Thực trạng cảnh quan môi truờng ..............................................................................................8

 



2.2. Đặc điểm về kinh tế‐ xã hội của thị trấn ..........................................................................................8
2.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế: .....................................................................................................8
2.2.2 Cơ sở hạ tầng ........................................................................................................................... 12
2.3 Đặc điểm văn hóa – xã hội ............................................................................................................... 13
2.3.1 Dân số : ...................................................................................................................................... 13
2.3.2 Giáo dục ..................................................................................................................................... 14
2.3.3 Văn hóa‐ Thể dục thể thao ....................................................................................................... 15
2.3.4 Y tế ............................................................................................................................................. 15
2.4 Những thuận lợi và khó khăn.......................................................................................................... 15
2.4.1 Thuận lợi ................................................................................................................................... 15
2.4.2 Khó khăn .................................................................................................................................... 16
CHƯƠNG 3 ................................................................................................................................................ 17
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................... 17
3.1. Các khái niệm căn bản. ................................................................................................................... 17
3.1.1. Các khái niệm liên quan đến hộ gia đình. ............................................................................... 17
3.1.2. Các khái niệm về thu nhập. ..................................................................................................... 17
3.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá thu nhập. ............................................................................................... 17
3.1.4. Các nguồn thu nhập. ................................................................................................................ 18
3.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá khác. ....................................................................................................... 19
3.1.6. Tiêu chuẩn đánh giá thu nhập thấp và cao. ............................................................................ 19
3.1.7. Các mô hình kinh tế về sự phân hoá giàu nghèo .................................................................... 20
3.1.8. Thước đo của sự bất bình đẳng ............................................................................................. 21
3.2. Phương pháp nghiên cứu. ....................................................................................................... 23
3.2.1. Phương pháp thống kê mô tả. ............................................................................................ 23
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu. ........................................................................................... 23
3.2.3. Phương pháp xử  lý số liệu. ................................................................................................. 24

 
vi 


CHƯƠNG IV .............................................................................................................................................. 27
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................................................................................. 27
4.1 Tình hình chung  về sản xuất ........................................................................................................... 27
4.2 Điều kiện sản xuất và đời sống sinh hoạt của các hộ điều tra ..................................................... 28
4.2.1 Tình hình sử dụng điện ............................................................................................................. 28
4.2.2 Tình hình sử dụng nước ........................................................................................................... 28
4.2.3 Phương tiện và loại nhà đang sử dụng .................................................................................. 29
4.2.4 Thông tin về nghề nghiệp chính và phụ của chủ hộ ............................................................... 30
4.2.5 Trình độ học vấn của chủ hộ ................................................................................................... 30
4.2.6 Thông tin về đất sản xuất của hộ ............................................................................................ 31
4.2.7 Thông tin về nhân khẩu và lao động của hộ............................................................................ 32
4.2.8 Mô hình sản xuất của hộ .......................................................................................................... 33
4.2.9 Tình hình vay vốn và tham gia khuyến nông của hộ ............................................................... 34
4.3 Thông tin về thu nhập của hộ được phỏng vấn ............................................................................ 35
4.3.1 Tỉ lệ hộ trồng cao su trong thành phần nghèo ........................................................................ 36
4.3.2 Nhóm thu nhập : Giàu – Khá – Trung Bình – Thấp( nghèo) ..................................................... 36
4.3.3 Cơ cấu nguồn thu nhập ........................................................................................................... 37
4.3.4 Những khó khăn, nguyện vọng và ý kiến đề xuất của người dân ......................................... 38
4.4 Thước đo bất đồng đẳng trong phân phối thu nhập (Đường cong Lorenz và hệ số Gini trong 
phân phối thu nhập) .............................................................................................................................. 39
4.5. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tổng thu nhập của hộ ............................................... 42
4.5.1 Kết quả ước lượng mô hình hồi quy ...................................................................................... 42
4.5.2  Kiểm định các giả thiết thống kê ............................................................................................. 44
4.5.3  Phân Tích mô hình ( Phân tích các hệ số α và β ) .................................................................... 46
4.6 Một số giải pháp đề xuất nhằm cải thiện và nâng cao thu nhập .................................................. 48
4.6.1 Về vốn : ...................................................................................................................................... 48

 
vii 


4.6.2 Về đất sản xuất (hiệu quả trồng cao su trên 1ha) : ................................................................ 49
4.6.3  Về nghề nghiệp, lĩnh vực sản xuất .......................................................................................... 50
CHƯƠNG 5 ................................................................................................................................................ 51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................................................... 51
5.1 Kết luận ............................................................................................................................................. 51
5.2 Kiến nghị ........................................................................................................................................... 51
5.2.1  Đối với nhà nước cũng như các cơ quan ban ngành chức năng ............................... 52
5.2.2 Đối với người dân trồng cao su. .............................................................................................. 52
5.2.3. Một số khuyến cáo và kinh nghiệm : ...................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................................ 54

 
 
viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

ĐTTH KT-XH 2009

Điều tra tổng hợp kinh tế xã hội 2009


TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

TNBQ

Thu nhập bình quân



Lao động

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

HĐND-VHXH

Hội Đồng Nhân Dân – Văn Hóa Xã Hội

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

ĐT- TTTH


Điều tra và tính toán tổng hợp

CNVC

Công nhân viên chức

TDHV

Trình độ học vấn

TC-CĐ- ĐH

Trung cấp – Cao đẳng – Đại học

KN

Khuyến nông

PSSSTD

Phương sai sai số thay đổi

ĐVT

Đơn vị tính

 
ix 



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 : Thực trạng khai thác khoáng sản ở thị trấn Phước Vĩnh năm 2009 ...........................................6
Bảng 2.2 : Thống kê các nhóm đất chính .......................................................................................................7
Bảng 2.3: Cơ cấu kinh tế qua các năm .........................................................................................................9
Bảng 2.4 Thu nhập bình quân đầu người qua các năm ............................................................................. 10
Bảng 2.5 Thống kê các hộ theo các mức thu nhập .................................................................................... 10
Bảng 2.6 Cơ cấu đất nông nghiệp ............................................................................................................. 11
Bảng 2.7 Diện tích cao su theo các giai đoạn ............................................................................................. 11
Bảng 2.8  Tổng số trang trại........................................................................................................................ 12
Bảng 2.9.  Lao động làm việc trong ngành.................................................................................................. 14
Bảng 2.10 Số học sinh đi học theo các cấp ................................................................................................. 14
Bảng 4.1  Hiện Trạng Hộ SXNN Tại Thị Trấn Phước Vĩnh Qua Các Năm.................................................... 27
Bảng 4.2 Tình hình sử dụng điện ................................................................................................................ 28
Bảng 4.3 Tình hình sử dụng nước .............................................................................................................. 28
Bảng 4.4 Phương tiện và loại nhà đang sử dụng ..................................................................................... 29
Bảng 4.5 Thông tin về nghề nghiệp chính và phụ của chủ hộ ................................................................... 30
Bảng 4.6  Bảng thống kê trình độ học vấn của chủ hộ .............................................................................. 30
Bảng 4.7  Thông tin về đất sản xuất của hộ ............................................................................................... 31
Bảng 4.8  Số khẩu và số lao động của hộ ................................................................................................... 32
Bảng 4.9  Phân loại hộ theo quy mô nhân khẩu ........................................................................................ 32
Bảng 4.10 Đặc điểm mô hình sản xuất của hộ .......................................................................................... 33
Bảng 4.11 Tình hình vay vốn và tham gia khuyến nông của hộ ................................................................. 34
Bảng 4.12 Mức thu nhập của hộ ................................................................................................................ 36
Bảng 4.13 Hộ trồng cao su trong thành phần nghèo ................................................................................. 36
 



Bảng 4.14 Nhóm thu nhập .......................................................................................................................... 36
Bảng 4.15 Cơ cấu nguồn thu nhập ngoài nông nghiệp ............................................................................. 38

Bảng 4.16 Những vấn đề khó khăn của hộ ................................................................................................ 38
Bảng 4.17  Phần trăm tích luỹ thu nhập của từng nhóm hộ ...................................................................... 40
Bảng 4.18 Kết xuất hồi quy trước khi kiểm định các giả thiết .................................................................. 43
Bảng 4.19  Hệ số xác định (R2aux ) của hồi quy gốc và hồi quy phụ ........................................................ 45

 
xi 


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 : Biểu đồ cơ cấu kinh tế .................................................................................................................9
Hình 3.1. Biểu Đồ Lorenz ............................................................................................................................. 21
Hình 4.1  Biểu đồ tỉ lệ hộ sản xuất nông nghiệp ........................................................................................ 27
Hình 4.2 Biểu đồ cơ cấu đất sản xuất của các hộ ..................................................................................... 31
Hình 4.3 Biểu đồ tỉ lệ vay vốn và tham gia khuyến nông ........................................................................... 35
Hình 4.4 Biểu đồ phân theo nhóm thu nhập .............................................................................................. 37
Hình 4.5 Biểu đồ cơ cấu nguồn thu nhập trong và ngoài nông nghiệp .................................................... 37
Hình 4.6 Biểu đồ đường cong Lorenz ......................................................................................................... 40

 
xii 


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1 : Ước lượng mô hình gốc của thu nhập bình quân 
Phụ lục 2 : Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Phụ lục 3 : Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi
Phụ lục 4 : Kiểm định hiện tượng tự tương quan

Phụ lục 5 : Bảng câu hỏi
Phụ lục 6 : Một số ý kiến người dân được phỏng vấn

 
 
xiii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề:
Nông dân, nông thôn và nông nghiệp luôn là vấn đề chiến lược có ý nghĩa to lớn
trong sự nghiệp cách mạng nước ta ở tất cả các thời kì. Sau một thời gian dài trải qua nền
kinh tế kế hoạch hóa tập trung, giờ đây nền nông nghiệp nước ta đang chuyển dần sang
nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa bền vững trong cơ chế thị trường có sự điều tiết của
Nhà nước.
Thu nhập và đời sống ở nông thôn, đây là vấn đề liên quan đến chất lượng sống của người
dân nông thôn. Phát triển nông thôn không thể xa rời mục tiêu này. Nó vừa là mục tiêu
vừa là động lực phát triển ở một vùng, một quốc gia. Hơn nữa, đời sống vật chất và tinh
thần của người dân nông thôn còn rất thấp nên vấn đề này càng quan trọng hơn trong giai
đoạn đầu của phát triển nông thôn.
Sau quá trình đổi mới, kinh tế nông thôn Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá cao, tương
đối ổn định và đạt được một số thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn là một
nước nghèo so với các nước khu vực. Mặc dù Nhà Nước có những chính sách khuyến
khích phát triển nông nghiệp, nông thôn như: chính sách về vốn vay, giải quyết việc làm,
xóa đói giảm nghèo, chính sách trợ giá…đã từng bước kích thích phát triển sản xuất, giảm
dần sự đói nghèo, nhưng đến nay khu vực nông thôn, vùng nghèo, vùng kinh tế chưa phát
triển vẫn có thu nhập thấp và chủ yếu từ sản xuất nông lâm thủy sản. Có thể nói một trong
những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là những sản phẩm nông nghiệp thường thiếu
thị trường tiêu thụ lại bị ép giá. Mặc khác, tình trạng nông nhàn khá phổ biến ở nông thôn

nhưng ngành nghề lại kém phát triển nên tình trạng thiếu việc làm luôn xảy ra. Và vì thế
không có thêm thu nhập để cải thiện đời sống nông hộ và nông thôn. Từ thực trạng đó cho
thấy mức thu nhập của người dân thành thị và nông thôn ngày càng cách biệt, tuy nhiên


còn rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự cách biệt về thu nhập như điều kiện về vốn, kinh
nghiệm sản xuất kinh doanh, lao động, ngành nghề, vùng sinh thái…
Hơn nữa khi hội nhập, Việt Nam được các tổ chức Thế giới quan tâm, hỗ trợ để phát triển
kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân. Khi đó, thu nhập của các cá nhân trong một
quốc gia là một mối quan tâm lớn nhất. Xác định được mức thu nhập của người dân để
làm cơ sở xác định ngưỡng nghèo, sự bất bình đẳng, … cho một vùng, quốc gia. Đây sẽ là
nền tảng để đánh giá trình độ phát triển, phúc lợi và an sinh xã hội của đất nước nói chung
và khu vực địa phương nói riêng. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng
đến thu nhập cũng là một việc quan trọng, qua đó xây dựng các mô hình, nhận xét và đưa
ra những kiến nghị, giải pháp thích hợp nhằm cải thiện mức thu nhập, nâng cao mức sống
cho người dân.
“Quả thế, phấn đấu nâng cao mức sống dân cư là một trong những mục tiêu quan trọng
mà toàn Đảng, toàn dân ta thường xuyên phấn đấu. Trong di trúc của mình Hồ Chí Minh
đã từng mong ước “ Đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Với
Việt Nam để đạt mục tiêu trên đòi hỏi một quá trình phấn đấu qua nhiều thập kỷ”. ( Phan
Hùng Bạch Ngọc 2005).
Thu nhập bình quân của người dân thấp hay cao ngoài yếu tố nguồn thu nhập (trong
hay ngoài nông nghiệp) còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác được giả định như : yếu tố
trình độ học vấn, đất sản xuất, những khó khăn trong đới sống sản xuất, số nhân khẩu,
nhóm nghề nghiệp, số lao động ngoài nông nghiệp, và tình hình vay vốn, …  
Phú Giáo là một huyện vùng sâu, vùng xa , vùng nghèo nhất thuộc tỉnh Bình Dương,
có diện tích tự nhiên lớn thứ 4 của tỉnh. Đối với thị trấn Phước Vĩnh thì nông nghiệp là
ngành kinh tế chính, với những mặt hàng có giá trị xuất khẩu như: hạt tiêu, điều, cao su,
cà phê… là nguồn thu lớn của người dân, tuy nhiên đời sống người dân còn gặp nhiều khó
khăn.

Trong những năm qua kinh tế của thị trấn Phước Vĩnh đã có sự chuyển dịch tích cực theo
hướng sản xuất hàng hoá góp phần cải thiện thu nhập cho người dân.
Xuất phát từ vấn đề trên, đề tài được tiến hành nghiên cứu là :“CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ TRỒNG CAOSU TẠI THỊ TRẤN PHƯỚC VĨNH
HUYỆN PHÚ GIÁO TỈNH BÌNH DƯƠNG” để tìm ra nhân tố chính có tác động mạnh
 



đến thu nhập người dân tại thị trấn . Qua đó đưa ra những nhận xét và đề xuất nhằm khắc
phục khó khăn, kiến nghị và khuyến cáo cho chính quyền các cấp cũng như cho bà con,
góp phần cải thiện mức sống cho hộ gia đình có thu nhập từ cây cao su.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu :
1.2.1. Mục tiêu chung:
Tìm hiểu các yếu tố chính ảnh hưởng đến thu nhập người dân trồng cao su trong Thị
Trấn, qua đó đưa ra các kiến nghị góp phần phát triển kinh tế vùng phù hợp hơn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Khảo sát, đánh giá về nguồn thu nhập và tình hình đời sống của hộ trồng cao su đang
định cư trên địa bàn nghiên cứu.
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ trồng cao su.
Đưa ra một số đề xuất, giải pháp nhằm góp phần cải thiện mức sống của các hộ trồng
cao su.
1.3 . Phạm vi nghiên cứu:
1.3.1. Không gian: các hộ gia đình có thu nhập từ cao su thuộc thị trấn Phước Vĩnh ,
phỏng vấn 52 hộ gia đình chia đều trong một số các khu phố.
1.3.2. Thời gian: từ ngày 15/3/2010 đến 1/6/2010.
Tiến hành khảo sát tình hình đời sống, thu nhập của các hộ gia đình trong đầu năm 2010 ,
thông tin thứ cấp liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ năm 2009.
1.4. Cấu trúc luận văn
Sau khi xác định được mục tiêu, nội dung và phạm vi nghiên cứu thì phần cấu trúc luận

văn này phát thảo, mô tả nên một cấu trúc cơ bản nhất định của luận văn để hiểu được các
chương có trong luận văn và nội dung chính được đề cập trong các chương. Các chương
được trình bày theo thứ tự logic nhằm giúp cho dễ dàng tìm hiểu vấn đề được nghiên cứu.
Chương 1. Mở đầu.
Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu.
Chương 2. Tổng quan.

 



Giới thiệu tổng quan về địa bàn nghiên cứu như: vị trí địa lý, khí hậu, đất đai, đặc điểm
kinh tế - văn hóa – xã hội của địa phương.
Chương 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Trình bày các khái niệm liên quan đến hộ gia đình, các chỉ tiêu đánh giá về thu nhập.
Các nguồn thu nhập và cách tính thu nhập bình quân.
Xây dựng hàm thu nhập đưa ra giả định các yếu tố có ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia
đình.
Tiêu chuẩn đánh giá thu nhập thấp và cao, chênh lệch giàu nghèo.
Trình bày các phương pháp nghiên cứu.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Trình bày các kết quả của quá trình điều tra nghiên cứu như tình hình thu nhập của các hộ
gia đình tại thị trấn, các nguyên nhân ảnh hưởng đến thu nhập của hộ.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Tổng kết đánh giá lại những vấn đề nghiên cứu. Nêu lên những kiến nghị, đề xuất để thực
hiện trong thời gian tới.

 




CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1 Vị trí địa lý
Phước Vĩnh có vị trí trung tâm về phía nam của huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương với
tổng diện tích đất tự nhiên là 3.252, 14 ha, gồm 9 khu tiếp giáp các xã sau:
Phía bắc giáp xã An Bình
Phía nam giáp xã Vĩnh Hòa
Phía tây giáp xã Vĩnh Hòa
Phía đông giáp xã Tam Lập
Với tổng diện tích tự nhiên theo số liệu kiểm kê 2005 là 3.252, 14ha đuợc chia thành 6
khu đến nay chia thành 9 khu với tổng dân số 13.058 nhân khẩu. Có đường DT741 đi qua
nối liền giữa Thị xã Thủ Dầu Một và tỉnh Bình Phước.
2.1.2 Khí hậu
Thị trấn Phước Vĩnh nằm trong vùng có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, ít
gió bão và không có mùa đông. Lượng mưa bình quân từ 1.400-1.500 mm/năm được phân
thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
Nhiệt độ không khí cao và ít chênh lệch giữa các tháng:
+ Nhiệt độ trung bình /năm là 26, 70C
+ Nhiết độ cao nhất trong năm là 32, 50C
+ Nhiệt độ thấp nhất trong năm là 23 0C
Độ ẩm trung bình năm là 78, 9%
+ Độ ẩm trung bình mùa mưa : 80-90%
+Độ ẩm trung bình mùa khô : 70-80%
Lượng mưa trung bình năm 1.600-1.800mm trong đó lượng mưa vào mùa khô là 85%.


Hướng gió chính thay đổi theo mùa:
+Mùa khô : Đông – đông nam- nam, mùa mưa: Tây nam- tây

Chế độ nắng : số giờ nắng khá cao
- Mùa mưa : 5, 4giờ/ngày, mùa khô: 8giờ/ngày
2.1.3 Thủy văn
Trên địa bàn thị trấn Phước Vĩnh có suối Vàm Vá, sông Nước Vàng, hệ thống sông suối
này chịu ảnh hưởng của sông Bé đoạn qua Phú Giáo. Trong đó chế độ thủy văn của Sông
Bé ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống sông rạch trong khu vực, phụ thuộc vào chế độ bán
nhật triều không đều của biển đông, lưu lượng nuớc trung bình 45m3/s.
+ Phía nam của thị trấn có suối Vàm Vá dài 10km
+ Phía đông có suối Nuớc Vàng dài 8km.
2.1.4 Địa Chất
Đất của thị trấn thuộc loại đất xám trên phù sa cổ, cường độ chịu nén trên 2kg/cm3.
Phước Vĩnh có nền địa chất khá vững chắc, chính vì thế thuận lợi cho việc xây dựng các
hạng mục công trình.
2.1.5 Tài Nguyên thiên nhiên
a)Tài Nguyên khoáng sản
Theo kết quả thăm dò của cục địa chất, khoáng sản chủ yếu của Thị Trấn Phước Vĩnh là
mỏ đá dùng để xây dựng với trữ lượng:
Bảng 2.1 : Thực trạng khai thác khoáng sản ở thị trấn Phước Vĩnh năm 2009
Stt

Loại khoáng sản Địa điểm

Trữ lượng(m3)

Diện tích(ha)

Ghi chú

1


Mỏ đá phún

khu 5

47.808

5

Cty BD khai thác

2

Đá xây dựng

khu 3

392.1

25

Cty BD khai thác

Nguồn : UBND Thị Trấn Phước Vĩnh
Qua bảng 2.1 cho thấy ở Phước Vính có trữ lượng, diện tích đất khai thác khoáng sản khá
lớn, chủ yếu sử dụng vào làm đường và xây dựng. Các mỏ được phân bố không tập trung,
 



nằm xen kẽ với khu dân cư. Vì vậy gây rất nhiều khó khăn trong khai thác và ảnh hưởng

đến sinh hoạt của người dân. Chính vì thế trong thời gian tới gần phải cải tiến công nghệ
để khai thác một cách hiệu quả tiềm năng khoáng sản cũng như góp phần giảm thiểu ô
nhiễm môi trường và những tác động xấu đến đời sống người dân.
b)Tài Nguyên nuớc
Tài nguyên nuớc khá dồi dào bao gồm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm, nhưng chỉ
có thể đáp ứng những nhu cầu sinh hoạt và sản xuất tại địa phương trong mùa mưa.Lượng
nước cần cho tưới tiêu trong nông nghiệp vẫn còn hạn chế trong mùa khô do chưa có hệ
thống kênh dẫn và giữ nước. Đây cũng là hạn chế lớn của Thi Trấn. Trong tương lai cần
có kế hoạch đầu tư về hệ thống kênh dẫn và thoát nước nếu muốn giữ diện tích lúa nước
hoặc cần có kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích hợp với điều kiện tưới tiêu như
hiện đại.
c) Tài nguyên đất
Đất của Phước Vĩnh chủ yếu là đất cát, đất sét pha cát, và đất dốc tụ được cấu tạo trên nền
địa chất tương đối ổn định và vững chắc. Trong đó đất dùng cho cây công nghiệp và cây
hàng năm chiếm đa số, đất trồng lúa chiếm tỉ lệ rất thấp.
Bảng 2.2 : Thống kê các nhóm đất chính
Stt

Tên loại đất

Diện tích(ha) tỷ lệ (%)

1

Đất xám

2.580

79


2

Đất xám điển hình trên phù sa cổ

2.469

76

3

Đất xám Gley có nứt nẻ

9

0

4

Đất xám có kết von trên phù sa cổ

102

3

5

Đất Gley

621


19

6

Đất Gley có dốc tụ

621

19

Sông suối

51

2

Tổng diện tích tự nhiên

3.252

100

Nguồn : Báo cáo thuyết minh tổng hợp thị trấn Phước Vĩnh
+ Nhóm đất xám : Qua bảng trên cho thấy phần lớn diện tích đất của Thị Trấn là đất xám
chiếm trên 76% tổng diện tích tự nhiên. Đây là loại đất điển hình trên phù sa cổ . Nhóm
 



đất này thích hợp đối với các loại cây lâu năm, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm như

cao su và các lọai cây ngắn ngày như đậu và rau các loại…
+ Nhóm đất Gley có dốc tụ : Chiếm diện tích không đáng kể phân bố dọc theo các suối
chính và Sông Bé với đặc điểm giàu chất hữu cơ, giữ nước tốt nhưng thường bị nứt nẻ
vào mùa khô chiếm 19% diện tích tự nhiên. Hiện trạng diện tích này được trồng lúa từ 1-2
vụ với năng suất không cao.
2.1.6 Thực trạng cảnh quan môi truờng
Những vấn đề môi trường của thị trấn Phước Vĩnh cần quan tâm và có giải pháp kịp
thời nhằm tiến tới ổn định và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nguời dân khi
quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh bao gồm vấn đề ô nhiễm nguồn nước, sự xói
mòn và rửa trôi đất, và cảnh quan tự môi trường khu trung tâm.
Nguồn nước của một số khu vực trong thị trấn có khả năng bị ô nhiễm. Nguyên nhân gây
ô nhiễm là do sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu không hợp lý từ các trại chăn nuôi, rác
công nghiệp và đô thị chưa được xử lý, nước thải từ khu dân cư tập trung, bệnh viện, chợ,
mốt số xí nghiệp công nghiệp. Đối với huyện Phú Giáo nói chung và thị trấn nói riêng
đang diễn ra quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa nên việc khai thác nguồn nước hợp
lý là rất cần thiết. Vậy nên phải đặc biệt coi trọng các biện pháp tránh ô nhiễm môi trường
nuớc.
Suy thoái đất : Ngoài ra các hiện tượng xói mòn- rửa trôi làm bạc màu đất luôn xảy ra ở
mọi nơi đối với đất canh tác nông nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu đầu tư về xây
dựng ruộng đồng, canh tác nhờ nước trời, kỹ thuật canh tác nặng về quảng canh lạc hậu,
các tác nhân này luôn làm gia tăng quá trình thoái hóa đất canh tác.
2.2. Đặc điểm về kinh tế- xã hội của thị trấn
2.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế:
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế của huyện Phú Giáo- tỉnh
Bình Dương, nền kinh tế thị trấn Phước Vĩnh có những bước tăng trưởng khá. Cơ cấu
kinh tế chuyển dịch theo hướng Thương Mại Dịch Vụ- Nông Nghiệp- TTCN. Hiện tượng

 




bỏ ruộng hoang đã giảm đáng kể bằng cách chuyển sang trồng, dưỡng cỏ để làm thức ăn
cho trâu, bò.
Công tác chuyển giao những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất được phổ biến trong
toàn thị trấn.
Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch : 100% so với Nghị Quyết Hội Đồng Nhân Dân.
Tỷ lệ hộ sử dụng điện : 98,9%
Bảng 2.3: Cơ cấu kinh tế qua các năm
ĐVT: %
Ngành

Năm 2008

Năm 2009

Thay đổi

Công nghiệp- TTCN

25, 88

28

+ 2, 22

Dịch vụ

20, 6

30


+ 9, 4

Nông nghiệp

53, 52

42

-11, 52

Nguồn : Báo cáo ĐTTH KT-XH 2009
Hình 2.1 : Biểu đồ cơ cấu kinh tế

Cơ Cấu Kinh Tế 2009
28
42

Công nghiệp- TTCN
(%)
Dịch vụ (%)
Nông nghiệp (%)

30

Qua bảng biểu cơ cấu kinh tế của khu vực thì nông nghiệp chiếm phần lớn. Tuy nhiên cơ
cấu kinh tế có xu hướng chuyển dịch theo ngành công nghiệp và dịch vụ, cụ thể là đến
năm 2009 tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng tương ứng so với 2008 là 2, 22%
và 9,4%, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm 11, 52%.


 



Bảng 2.4 Thu nhập bình quân đầu người qua các năm
Đvt: Triệu đồng
Năm

TNBQ/người/năm

Tỉ lệ tăng (%)

2005

9,6

-

2008

11,5

19,8

2009

15

30,4


Nguồn: Báo cáo ĐTTH KT-XH 2009
Thu nhập bình quân đầu người năm 2008 là 11,5 triệu đồng/người/năm tăng so với năm
2005 là 19,8%, năm 2009 là 15 triệu đồng/người/năm cao hơn so với huyện 13,3 triệu/
người/năm. Tăng 34,4% so với năm 2008 là 11, 5 triệu đồng/người/năm vượt chỉ tiêu kế
hoạch đề ra là 14 triệu đồng/người/năm.
Bảng 2.5 Thống kê các hộ theo các mức thu nhập
Danh mục

Số hộ

Tỷ lệ (%)

Hộ Giàu

635

18, 7

Hộ Khá

1236

36, 47

Hộ trung bình

1163

34,33


Hộ Nghèo

266

7, 83
Nguồn: Báo cáo thuyết minh tổng hợp 2009

Qua bảng số liệu cho thấy mức thu nhập của hộ gia đình đạt ở mức khá và trung bình
chiếm tỉ lệ lớn, điều này cho thấy đời sống người dân ở đây tương đối ổn định , tỉ lệ hộ
giàu cũng khá nhiều . Riêng số hộ nghèo, mặc dầu chiếm tỉ lệ không nhiều (266 hộ)
nhưng cũng tăng nhiều so với năm 2008 là 115 hộ.

 
10
 


Bảng 2.6 Cơ cấu đất nông nghiệp
Cơ cấu đất nông nghiệp

Diện tích(ha)

Tỉ lệ (%)

Đất nông nghiệp

2612,77

100


Đất cây hằng năm

462,35

17,7

Đất cây lâu năm

2148,6

82,2

Đất lâm nghiệp

0

0

Diện tích nuôi trồng thủy sản

1,82

0,07
Nguồn : ĐTTH KT-XH 2009

Đất chuyên dùng : 509, 09 ha.
Bảng trên cho thấy tỷ trọng diện tích đất trồng cây lâu năm chiếm phần lớn 82, 2%, cây
lâu năm chủ yếu ở đây là cao su và một phần nhỏ là cây tiêu và điều. Diện tích nuôi trồng
thủy sản không đáng kể, đặc biệt ở đây không có đất rừng .Vì thế có thể nói được rằng
cây cao su là cây đem lại nguồn thu nhập chính cho khu vực.

Tổng diện tích đất nông nghiệp 2009 giảm so với năm 2008 là 5, 2 ha, do làm các công
trình phúc lợi như : trạm xá, trường học …( 4ha ) và chuyển sang đất thổ cư (1, 2ha).
Bảng 2.7 Diện tích cao su theo các giai đoạn

Danh mục

Diện tích (ha)

Tỉ lệ (%)

Cao su trồng mới

85

6,46

Cao su non

43

3,27

Cao su thu hoạch

1186,8

90,7

Tổng


1314,8

100
Nguồn: UBND thị trấn Phước Vĩnh

 
11
 


Sản lượng mủ cao su hằng năm trung bình đạt 1, 6 tấn/ha
Cơ cấu nghành nông nghiệp : Trồng trọt chiếm 76%, chăn nuôi chiếm 24%
Bảng cho thấy tỉ lệ diện tích cao su thu hoạch chiếm phần lớn ( 90,7%), tỉ lệ cao su trồng
mới đang có xu thế tăng chiếm 6,46%
Bảng 2.8 Tổng số trang trại
Trang trại

Số trang trại

Diện tích (ha )

Trang trại gia cầm

60

32,08

Trang trại bò

0


0

Trang trại heo

3

1,7

Trang trại trồng trọt

28

241,85

Trang trại trồng trọt và chăn nuôi

0

0

Trang trại nuôi trồng thủy sản

0

0
Nguồn : ĐTTH KT-XH 2009

Bảng số liệu về số trang trại tại thị trấn cho thấy số lượng trang trại gia cầm chiếm phần
lớn ( thường được nuôi xen kẽ với cao su ), chỉ có 3 trang trại nuôi heo, còn lại có 28

trang trại trồng trọt, trong đó một số ít trang trại có cao su còn lại là không có mà trồng
các loại cây như tiêu, điều…
2.2.2 Cơ sở hạ tầng
a) Giao thông
Hệ thống giao thông của thị trấn chủ yếu là giao thông bộ với các trục đường chính chạy
qua là tỉnh lộ ĐT 741, hệ thống các đường liên khu từ tỉnh lộ 741 chạy dài xuyên suốt
trong thị trấn. Do đó góp phần thúc đẩy hoạt động giao lưu, buôn bán giữa các xã và các
địa phương khác.
Hệ thống đường bộ của thị trấn tương đối hoàn chỉnh, trong thời gian tới không cần xây
dựng thêm những tuyến đường mới, hệ thống đường tỉnh cần mở rộng và nâng cấp để
phục vụ phát triển công nghiệp – dịch vụ và đi lại cho người dân.
 
12
 


×