Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN VÀO MÔ HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN TUY AN TỈNH PHÚ YÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (917.11 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA
CỦA NGƯỜI DÂN VÀO MÔ HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN
TUY AN TỈNH PHÚ YÊN

PHẠM THỊ TỐ DIÊU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2010


Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Các Yếu Tố
ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Mô Hình Quản Lý Môi Trường
Dựa Vào Cộng Đồng Tại Huyện Tuy An Tỉnh Phú Yên” do Phạm Thị Tố Diêu, sinh
viên khóa 32, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước
hội đồng vào ngày _______________________.

TS. ĐẶNG THANH HÀ
Người hướng dẫn,

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo



Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Khóa luận tốt nghiệp đã khép lại quá trình học tập dưới ngôi Trường Đại Học
Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Những kiến thức đã tích lũy trong quá trình 4
năm học tập mà các thầy cô truyền đạt là hành trang giúp tôi tự tin hơn khi vào đời.
Để có được như ngày hôm nay lời đầu tiên con xin cảm ơn công ơn của cha mẹ
đã không ngại vất vả, hy sinh để cho con được theo đuổi con đường mà mình đã chọn.
Cảm ơn các anh chị đã hết lòng ủng hộ về mặt vật chất và tinh thần, đó chính là nguồn
động viên to lớn giúp em đủ tự tin vượt qua những khó khăn, thử thách.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ
Chí Minh đặc biệt là các thầy cô trong khoa Kinh Tế những người đã nhiệt tình giảng

dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập ở trường.
Gửi đến thầy TS. Đặng Thanh Hà lòng biết ơn chân thành nhất. Cảm ơn thầy
đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Cảm ơn các cô chú trong UBND xã An Chấn, các anh chị trong phòng Tài
nguyên Môi trường huyện Tuy An đã nhiệt tình giúp đỡ trong thời gian thực tập.
Những kinh nghiệm, những số liệu mà các anh chị cung cấp là nguồn dữ liệu vô cùng
quí giá để hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Cảm ơn những hộ gia đình trên địa bàn điều tra đã cung cấp những thông tin
quí báu phục vụ cho công tác nghiên cứu của đề tài.
Cảm ơn các bạn lớp kinh tế tài nguyên môi trường 32 đã giúp đỡ trong quá
trình điều tra cũng như đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn !
TP.Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 6 năm 2010
Sinh viên
Phạm Thị Tố Diêu


NỘI DUNG TÓM TẮT
PHẠM THỊ TỐ DIÊU. Tháng 6 năm 2010. “Phân Tích Các Yếu Tố ảnh
Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Mô Hình Quản Lý Môi Trường
Dựa Vào Cộng Đồng Tại Huyện Tuy An, Tỉnh Phú Yên”.
PHAM THI TO DIEU. June 2010. “Analysis Of Factors Affecting The
Participation Of People In The Community-Based Environment Managament
Model In Tuy An District, Phu Yen Province”.
Thông qua mô hình xây dựng hương ước bảo vệ môi trường với sự tham gia
của cộng đồng được Chương trình SEMLA (Bộ TN & MT), UBND huyện Tuy An và
UBND xã An Chấn triển khai thực hiện thí điểm tại xã An Chấn. Đề tài đã tiến hành
tập trung nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân
vào mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng tại xã An Chấn, huyện Tuy An.
Qua điều tra và tiến hành khảo sát thực tế tại địa bàn nghiên cứu đề tài xác định việc

áp dụng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng tại xã An Chấn và tại các
vùng nông thôn là một mô hình quản lý rất có khả thi trong việc bảo vệ môi trường.
Qua phỏng vấn 80 mẫu về việc họ có tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường
thì có đến 61% có tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường trong đó các yếu tố
tuổi, tổng thu nhập, tuyên truyền, giới tính và mức độ quan tâm của người dân đến
môi trường có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tham gia của người dân vào mô hình quản
lý môi trường dựa vào cộng đồng. Từ đó, tôi tham khảo và đưa ra một số đề xuất, kiến
nghị giúp chính quyền địa phương quan tâm hơn đến quần chúng nhân dân địa
phương trong công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao ý thức cộng đồng
trong công cuộc bảo vệ môi trường.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

x

Danh mục phụ lục

xi


CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

3

1.2.1. Mục tiêu chung

3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

3

1.3. Phạm vi nghiên cứu

4

1.3.1. Phạm vi thời gian

4

1.3.2. Phạm vi không gian


4

1.3.3. Phạm vi nội dung

4

1.4. Cấu trúc khóa luận

5

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

6

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

6

2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

7

2.2.1. Tổng quan về xã An Chấn

7

2.2.2. Tình hình nghiên cứu, áp dụng quản lý môi trường dựa vào cộng đồng trên
thế giới và tại Việt Nam

10


2.2.3. Tổng quan về mô hình hương ước bảo vệ môi trường tại địa bàn nghiên
cứu
CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

13
15
15

3.1.1. Một số khái niệm về môi trường và ô nhiễm môi trường

15

3.1.2. Khái niệm về cộng đồng và vai trò của cộng đồng trong BVMT

16

3.1.3. Khái niệm về quản lý môi trường dựa vào cộng đồng (CBEM)

18

3.1.4. Các nguyên tắc chính trong quản lý môi trường dựa vào cộng đồng

19

3.2. Phương pháp nghiên cứu

21



3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

21

3.2.2. Phương pháp mô tả

22

3.2.3. Phương pháp PRA (Participatory Rural Appraisal)

22

3.2.4. Sử dụng mô hình logit để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia
của người dân vào mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng

22

3.2.5. Phương pháp phân tích ma trận SWOT

25

3.2.6. Các phương pháp xử lý số liệu

26

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

27


4.1. Hiện trạng môi trường tại địa bàn nghiên cứu

27

4.2. Tình hình chung về quản lý môi trường tại địa phương

28

4.2.1. Áp dụng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng tại địa phương 28
4.2.2. Các hoạt động bảo vệ môi trường dựa vào cộng đồng

29

4.2.3. Xác định các bên có liên quan

30

4.3. Mô tả mẫu điều tra

31

4.4. Đánh giá nhận thức của người dân về vấn đề môi trường tại địa phương

33

4.4.1. Hình thức xử lý rác tại các hộ gia đình

34

4.4.2. Khảo sát ý kiến của người dân về mức giá chấp nhận cho hệ thống vận

chuyển và thu gom rác thải

35

4.4.3. Đánh giá của người dân về chất lượng môi trường hiện tại trên địa bàn

35

4.4.4. Khảo sát mức độ quan tâm của người dân đối với môi trường

36

4.4.5. Sự ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến đời sống người dân

37

4.5. Đánh giá nhận thức của người dân vào mô hình quản lý môi trường dựa vào
cộng đồng

38

4.5.1. Mức độ nhận biết của người dân đến mô hình quản lý môi trường dựa vào
cộng đồng

38

4.5.2. Các hình thức thông tin của chính quyền địa phương sử dụng để tuyên
truyền cho người dân về các hoạt động bảo vệ môi trường

39


4.5.3. Khảo sát sự hài lòng của người dân vào công tác quản lý môi trường của
chính quyền địa phương

40

4.5.4. Tìm hiểu mức độ tham gia của người dân vào mô hình quản lý môi trường
dựa vào cộng đồng

41
vi


4.5.5. Khảo sát sự mong muốn tham gia của người dân vào quản lý môi trường
dựa vào cộng đồng

41

4.5.6. Đánh giá của người dân về mô hình quản lý MT dựa vào cộng đồng

42

4.6. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân vào mô hình
quản lý môi trường dựa vào cộng đồng

43

4.6.1. Kết quả ước lượng mô hình

43


4.6.2. Kiểm định tính hiệu lực của mô hình

44

4.7. Những khó khăn khi thực hiện quản lý và những hạn chế của mô hình quản lý
môi trường dựa vào cộng đồng tại xã An Chấn

45

4.8. Nhận xét, đánh giá và đề xuất việc nhân rộng mô hình quản lý môi trường có sự
tham gia của cộng đồng tại xã An Chấn đến các vùng nông thôn khác
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

46
49

5.1. Kết luận

49

5.2. Kiến nghị

50

5.2.1. Đối với chính quyền địa phương

50

5.2.2. Đối với người dân tại địa phương


51

TÀI LIỆU THAM KHẢO

52

PHỤ LỤC

53

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UBND

Ủy Ban Nhân Dân

TN&MT

Sở Tài Nguyên và Môi Trường

THCS

Trung Học Cơ Sở

BVMT

Bảo vệ môi trường


CHXHCN

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

CBEM

Quản lý môi trường dựa vào cộng đồng

SEMLA

Chương trình hợp tác giữa Việt Nam và Thụy Điển
về tăng cường năng lực quản lý đất đai và môi
trường

MT

Môi trường

LHPN

Hội liên hiệp phụ nữ

CLB

Câu lạc bộ

BCH

Ban chấp hành


viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Cơ Cấu Đất Đai Của Xã An Chấn

8

Bảng 3.1. Tên Biến và Giải Thích Các Biến Trong Mô Hình

23

Bảng 4.1. Đặc Điểm Về Nghề Nghiệp

32

Bảng 4.2. Đặc Điểm Về Học Vấn

32

Bảng 4.3. Tỷ Lệ Thu Nhập Của Các Hộ Được Hỏi Trong Khu Vực

33

Bảng 4.4. Mức Giá Của Các Hộ Dân Được Hỏi Trong Khu Vực

35


Bảng 4.5. Các Hình Thức Tuyên Truyền Về Hoạt Động Bảo Vệ Môi Trường

39

Bảng 4.6. Mức Độ Tham Gia Vào Công Tác Bảo Vệ Môi Trường Của Người Dân 41
Bảng 4.7. Tỷ Lệ Mong Muốn Tham Gia Vào Quản Lý MT Dựa Vào Cộng Đồng

42

Bảng 4.8. Đánh Giá Của Người Dân Khi Tham Gia Vào Mô Hình

42

Bảng 4.9. Đánh Giá Của Người Dân Khi Không Tham Gia Vào Mô Hình

42

Bảng 4.10. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Mô Hình
Quản Lý Môi Trường Dựa Vào Cộng Đồng

43

Bảng 4.11. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Mô Hình
Quản Lý Môi Trường Dựa Vào Cộng Đồng

44

Bảng 4.12. Khả Năng Dự Đoán Của Mô Hình Xác Suất Của Sự Tham Gia

45


ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Các Hình Thức Xử Lý Rác Tại Các Hộ Gia Đình

34

Hình 4.2. Đánh Giá Của Người Dân Về Chất Lượng Môi Trường Trên Địa Bàn

35

Hình 4.3. Mức Độ Quan Tâm Của Người Dân Đối Với Môi Trường

36

Hình 4.4. Mức Độ Ảnh Hưởng Bởi Ô Nhiễm Của Người Dân

37

Hình 4.5. Mức Độ Nhận Biết Của Người Dân Đến Mô Hình Quản Lý Môi Trường
Dựa Vào Cộng Đồng

38

Hình 4.6. Nhận Định Của Người Dân Về Công Tác Quản Lý Môi Trường Của Chính
Quyền Địa Phương


40

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Một Số Hình ảnh Về Ô Nhiễm Môi Trường Tại Địa Bàn Nghiên Cứu
Phụ lục 2: Hương Ước Bảo Vệ Môi Trường
Phụ lục 3: Danh Các Sách Hộ Dân Được Phỏng Vấn
Phụ lục 4: Mô Hình Đánh Giá Các Yếu Tố ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người
Dân Vào Mô Hình Quản Lý Môi Trường Dựa Vào Cộng Đồng
Phụ lục 5: Khả Năng Dự Đoán Của Mô Hình
Phụ lục 6: Bảng Câu Hỏi

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong khi vấn đề môi trường ở khu vực đô thị được chú ý đầu tư ngày càng
nhiều thì dường như nó lại bị bỏ quên ở khu vực nông thôn. Trong các vấn đề về vệ
sinh môi trường ở khu vực nông thôn, việc xử lí chất thải là vấn đề nổi cộm và ngày
càng trở nên trầm trọng. Hiện trạng chung của khu vực nông thôn là không tổ chức
được việc thu gom để xử lí rác và nước thải. Địa bàn nông thôn là nơi sinh sống của
2/3 dân số của cả đất nước. Do đó, việc tạo lập một môi trường sống đảm bảo vệ sinh
cho khu vực này không chỉ nhằm nâng cao chất lượng sống của số đông dân số mà
còn là nền tảng cho sự phát triển bền vững của đất nước. Tuy nhiên theo thống kê của
Cục Chăn nuôi, chỉ riêng lượng chất thải rắn do vật nuôi thải ra, bao gồm: phân và các

chất độn chuồng, thức ăn thừa, xác gia súc, gia cầm chết, chất thải lò mổ...ở nước ta
hàng năm lên đến trên 80 triệu tấn. Theo Viện Nước tưới tiêu và môi trường (Viện
Khoa học thủy lợi Việt Nam), dự báo đến năm 2010, khối lượng chất thải nông thôn
khoảng hơn 145 triệu tấn bao gồm: chất thải chăn nuôi, chất thải sinh hoạt, chất thải
làng nghề, chất thải y tế... Chất thải rắn do chăn nuôi thải ra có nguy cơ ô nhiễm cao
do thành phần và liều lượng chất gây ô nhiễm rất cao. Hiện tại theo ước tính chỉ có
khoảng 40-70% chất thải rắn được tiến hành xử lí. Song việc xử lý cũng chỉ được thực
hiện bằng các phương pháp đơn giản, chủ yếu là tận dụng làm thức ăn cho cá, ủ phân
hoai mục để bón cho lúa, hoa màu hoặc để nuôi giun...nên hiệu quả còn rất hạn chế.
Thời gian gần đây, thông qua các dự án về khí sinh học, một phần chất thải rắn và
lỏng được xử lý bằng công nghệ biogas mang lại hiệu quả tích cực. Tuy vậy, số gia
đình có hầm biogas chỉ mới chiếm một tỉ lệ rất nhỏ so với tổng số gia đình chăn nuôi
ở nông thôn. Bên cạnh đó, bao bì thuốc bảo vệ thực vật là nguồn chất thải nguy hại
đang là mối lo của nông thôn. Theo Cục Bảo vệ thực vật, trong 10 năm qua loại chất


thải độc hại này đã tăng gấp hơn 10 lần. Tính toán cho thấy, cứ mỗi bao bì thuốc lại có
1,8% lượng thuốc dính vào. Nông dân theo thói quen sử dụng xong là vứt ngay ra môi
trường. Trong khi đó, bao bì làm bằng giấy kẽm, chai nhựa, chai thủy tinh bị vứt bừa
bãi ra đồng ruộng, là loại chất thải nguy hại, khó phân hủy. Đây là nguồn ô nhiễm vô
cùng nguy hiểm cho môi trường nông thôn.
Về cơ bản hiện nay công tác quản lý chất thải nông thôn đang chưa được quan
tâm. Do vậy, nguy cơ ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn là rất nghiêm trọng,
có thể tạo nên những hậu quả về môi trường nghiêm trọng nếu tình hình không sớm
được cải thiện. Đặc biệt hiện nay, nhiều tour du lịch sinh thái của người nước ngoài có
khuynh hướng về với nông thôn nếu tình hình môi trường ở khu vực nông thôn không
được cải thiện, thì ảnh hưởng rất lớn đến cảnh quan, uy tín của ngành du lịch Việt
Nam. Môi trường xanh, sạch, đẹp là tài sản quý báu, vô giá cho thế hệ cháu con, cầu
được bảo vệ.
Trong những năm gần đây tỉnh Phú Yên đã phát triển công nghiệp với tốc độ

nhanh, thu hút đầu tư mạnh mẽ, kinh tế phát triển rõ rệt, đời sống của nhân dân được
cải thiện đáng kể. Cùng với sự phát triển đó, vấn đề ô nhiễm môi trường cũng ngày
càng trở nên bức xúc, đặc biệt là ô nhiễm do rác thải ở các khu vực nông thôn. Hiện
nay, nạn vứt rác bừa bãi đang phổ biến ở khu vực nông thôn, miền núi. Có nhiều tụ
điểm rác gây ô nhiễm mà chưa có giải pháp khắc phục, trong khi đó, đây cũng là địa
bàn mà những công ty vệ sinh môi trường chưa thể vươn tới được. Rác được đổ tràn
lan hoặc chất thành đống hai bên vệ đường, tại các khu vực công cộng. Nhiều khu phố
nhỏ nhìn qua cảnh quan môi trường thì rất sạch, nhưng nếu để mắt đến những nơi
như: dưới cầu, sông suối, ao hồ sẽ thấy vô số rác, trong đó có cả xác chết của gia súc,
gia cầm.
Trước tình trạng đáng báo động đó thì việc tìm ra giải pháp, hướng đi phù hợp
và mang lại hiệu quả cho công tác bảo vệ môi trường là thực sự cần thiết. Do đó Sở
Tài Nguyên & Môi Trường tỉnh phối hợp với UBND xã An Chấn đã xây dựng mô
hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng thực hiện thí điểm tại xã An Chấn. Đây là
một lời giải phù hợp, đem lại hiệu quả cao trong công tác bảo vệ môi trường tại địa
phương. Như chúng ta đã biết, sự tham gia của cộng đồng là yếu tố quyết định mọi
thành công trong công tác bảo vệ môi trường. Tuyên truyền và giáo dục để nâng cao ý
2


thức của người dân, từ đó nâng cao ý thức chấp hành thực thi luật pháp, chính sách và
triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường là nền tảng cơ bản cho thành công của hầu
hết chính sách về bảo vệ môi trường.
Song việc thực hiện mô hình quản lý môi trường này cũng gặp không ít khó
khăn vì người dân ở khu vực nông thôn có thu nhập, trình độ cũng như nhận thức về
các vấn đề môi trường còn thấp. Vì vậy để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham
gia của người dân vào mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng, được sự cho
phép của khoa Kinh Tế trường Đại học Nông Lâm, dưới sự hướng dẫn của thầy Đặng
Thanh Hà, tôi thực hiện đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia
của người dân vào mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng tại huyện Tuy

An tỉnh Phú Yên” nhằm tìm hiểu mức độ tham gia và các yếu tố ảnh hưởng đến sự
tham gia của người dân vào quản lý môi trường từ đó giúp chính quyền địa phương
thực hiện tốt hơn trong công tác quản lý để huy động cộng đồng cùng tham gia giải
quyết các vấn đề môi trường phát sinh, nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các tác động xấu
đến môi trường trong quá trình sinh hoạt cũng như sản xuất, nâng cao hiệu quả cải
thiện và quản lý môi trường địa phương trong tương lai theo hướng phát triển bền
vững.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân vào mô hình
quản lý môi trường có sự tham gia của cộng đồng tại xã An Chấn, huyện Tuy An, tỉnh
Phú Yên
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung, đề tài xác định một số mục tiêu cụ thể sau:
- Tìm hiểu hiện trạng môi trường tại địa bàn nghiên cứu
-

Tìm hiểu về tình hình áp dụng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng

(Mô hình hương ước bảo vệ môi trường có sự tham gia của cộng đồng) tại địa bàn
nghiên cứu
-

Đánh giá nhận thức và mức độ tham gia của người dân vào mô hình quản lý

môi trường dựa vào cộng đồng

3



-

Sử dụng mô hình logit để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của

người dân vào mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi thời gian
Khóa luận được thực hiện trong khoảng thời gian từ 02/03/2010 đến 30/6/2010
theo các giai đoạn sau
Giai đoạn 1: Thời gian từ 02/03/2010 – 30/03/2010
Thu thập các thông tin và dữ liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Tiến hành viết đề cương chi tiết và soạn thảo bảng câu hỏi phục vụ đề tài
Giai đoạn 2: Thời gian từ 01/04/2010 – 30/06/2010
Thu thập thông tin và số liệu tại phòng tài nguyên môi trường huyện Tuy An, UBND
xã An Chấn. Tiến hành phỏng vấn trực tiếp 80 hộ dân sống tại xã
Tổng hợp, xử lý số liệu và phân tích thông tin để viết hoàn chỉnh đề tài
1.3.2. Phạm vi không gian
Đề tài tập trung nghiên cứu tại xã An Chấn, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Đây
là nơi áp dụng thí điểm mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng đầu tiên của
tỉnh Phú Yên.
1.3.3. Phạm vi nội dung
Để nhanh chóng áp dụng thực hiện mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng
đồng trong công tác bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả tại khu vực nông thôn đề
tài tập trung nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người
dân vào mô hình quản lý môi trường có sự tham gia của cộng đồng tại huyện Tuy An
Tỉnh Phú Yên nhằm tìm hiểu mức độ tham gia và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham
gia của người dân vào quản lý môi trường từ đó giúp chính quyền địa phương thực
hiện tốt hơn trong công tác quản lý để huy động cộng đồng cùng tham gia giải quyết
các vấn đề môi trường phát sinh, nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các tác động xấu đến
môi trường trong quá trình sinh hoạt cũng như sản xuất, nâng cao hiệu quả cải thiện

và quản lý môi trường địa phương trong tương lai theo hướng phát triển bền vững.
Khóa luận cũng nhận xét đánh giá việc mở rộng mô hình quản lý môi trường dựa vào
cộng đồng tại các khu vực nông thôn trong toàn huyện đến tỉnh và trên cả nước.

4


1.4. Cấu trúc khóa luận
Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương
Chương1: Đặt vấn đề
Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, nội
dung nghiên cứu và cấu trúc của khóa luận.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu tổng quan về tài liệu tham khảo, trình bày về vị trí địa lí, điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội và mô hình quản lý môi trường có sự tham gia của cộng đồng cụ
thể là hương ước bảo vệ môi trường tại xã An Chấn, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số khái niệm về lĩnh vực nghiên cứu, các chỉ tiêu sử dụng và
phương pháp để tiến hành nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trong chương này sẽ trình bày những kết quả nghiên cứu chính bao gồm: Hiện
trạng môi trường tại địa bàn nghiên cứu; thực trạng việc áp dụng mô hình quản lý môi
trường dựa vào cộng đồng; đặc điểm về mẫu điều tra, thống kê mô tả số liệu thu thập
được, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân vào mô hình
quản lý môi trường có sự tham gia của cộng đồng. Cuối cùng đưa ra một số nhận xét,
đánh giá và đề xuất việc nhân rộng mô hình quản lý môi trường có sự tham gia của
cộng đồng tại xã An Chấn đến toàn huyện và các vùng nông thôn khác
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tóm lược các kết quả nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao
hiệu quả trong việc ứng dụng mô hình quản lý môi trường có sự tham gia của cộng

đồng ở các khu vực nông thôn

5


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1.

Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Quản lý môi trường dựa vào cộng đồng là một mô hình quản lý tốt đang được

nghiên cứu và áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới và ở Việt Nam cũng đã thực hiện thí
điểm ở nhiều nơi đặc biệt là ở những vùng nông thôn. Dựa vào mô hình quản lý môi
trường dựa vào cộng đồng được đưa vào áp dụng tại xã An Chấn đề tài thực hiện phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân vào mô hình quản lý môi
trường dựa vào của cộng đồng
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã tiến hành điều tra thực tế từ khu vực nghiên
cứu, xin số liệu từ UBND huyện Tuy An và UBND xã An Chấn, internet, tạp chí. Và đề
tài cũng đã sử dụng một số nghiên cứu của các anh chị khóa trước, tuy nhiên mỗi đề tài
nghiên cứu có cách tiếp cận không hoàn toàn giống nhau.
Huỳnh Thị Thu Hương, 2008. Nghiên cứu mô hình quản lý môi trường dựa vào
cộng đồng tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Đề tài dựa trên cơ sở nghiên cứu, sử
dụng cơ cấu và các công cụ của mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng nhằm
xây dựng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng tại huyện Trảng Bom, tỉnh
Đồng Nai. Đề tài thể hiện một cách thức quản lý mới trong việc sử dụng mô hình quản lý
môi trường dựa vào cộng đồng đó là việc thành lập tổ tự quản về môi trường, xây dựng
các chương trình hành động của mô hình không chỉ ở khu vực đô thị mà còn ở nông thôn
với chương trình ủ phân compost tại hộ gia đình, chương trình xử lý nước thải chăn nuôi

heo… Thông qua các chương trình này giúp người dân tại địa phương có cái nhìn xác
thực hơn về bảo vệ môi trường.
Phan Thị Hồng Tiến, 2009. Nghiên cứu cách ứng xử của người dân ven biển Vũng
Tàu đối với việc xử lý chất thải. Đề tài sử dụng phương pháp thu thập số liệu và thống kê
mô tả để tìm hiểu đánh giá ý thức của người dân về các vấn đề môi trường, về cách quản


lý môi trường của chính quyền địa phương từ đó đưa ra những chính sách và biện pháp
phù hợp nhằm phát huy vai trò, sức mạnh của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi
trường.
Đỗ Ngọc Khoa, 2008. Đánh giá nhận thức của người dân về thực trạng môi trường
khu du lịch Ghềnh Ráng thành phố Quy Nhơn. Đề tài này sử dụng phương pháp thống kê
mô tả để đánh giá nhận thức của người dân về vấn đề môi trường. Kết quả nghiên cứu
của đề tài đã giúp cho chính quyền địa phương thấy được rõ hơn vai trò của nhân dân
trong công tác bảo vệ môi trường và thể hiện vai trò chủ trì của chính quyền trong công
tác bảo vệ môi trường.
Tóm lại các nghiên cứu trên là những tư liệu hữu ích giúp tôi thực hiện đề tài. Bên
cạnh đó, tôi cũng đã sử dụng một số bài giảng và tư liệu của thầy cô trong khoa Kinh Tế
nhằm thực hiện tốt hơn đề tài nghiên cứu.
2.2.

Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

2.2.1. Tổng quan về xã An Chấn
2.2.1.1.

Điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý
An Chấn là xã đồng bằng ven biển, nằm cuối phía nam huyện Tuy An cách

trung tâm huyện 18km. Có diện tích tự nhiên 1353,08ha, xã có 5 thôn, trong đó có 3
thôn nông nghiệp và 2 thôn ngư nghiệp với 2.321 hộ dân.
Vị trí tiếp giáp: Phía Đông giáp với Biển Đông, phía Tây giáp xã An Thọ, phía
Nam giáp xã An Phú, phía Bắc giáp với xã An Mỹ.
b) Địa hình
An Chấn là xã đồng bằng ven biển, địa hình tương đối bằng phẳng với địa mạo
chia thành hai khu vực rõ rệt như sau:
Ba thôn nông nghiệp là thôn Phú Thạnh, Phú Phong và thôn Phú Quý nằm ở
phía Tây của xã không giáp biển, giáp với đường quốc lộ 1A với thế mạnh phát triển
ngành nông nghiệp
Hai thôn ngư ngiệp là thôn Mỹ Quang Bắc và Mỹ Quang Nam nằm ở phía
Đông của xã giáp bờ biển với thế mạnh phát triển đánh bắt cá và nuôi trồng thủy hải
sản.

7


c) Thủy văn
An Chấn thuộc vùng nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm. Do ảnh hưởng của khí hậu
đại dương nên có khí hậu ôn hòa. Nhiệt độ cao nhất trung bình là 6,70, nhiệt độ trung
bình cao nhất 29,50, nhiệt độ trung bình thấp nhất 22,50, nhiệt độ trung bình là 26,50.
Nhìn tổng quát An Chấn có hai mùa:
Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Vũ
lượng trung bình trên 290mm. Tháng 9, 10, 11 mưa rất nhiều , chiếm 66,5% vũ lượng
cả năm, từ 10 đến tháng 12 thường có lũ và bão.
Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8 chịu ảnh hưởng của gió Tây và Tây Nam. Vũ
lượng trung bình trên 57mm. Tháng 4 được coi là tháng khô nhất trong năm. Tháng 7,
8 có gió Lào nên nóng. Vũ lượng trung bình hàng năm khoảng 495mm, năm cao nhất
790mm, năm thấp nhất 268mm. Tổng số ngày mưa trung bình là 130 ngày, độ ẩm
trung bình 81%, độ ẩm thấp nhất 72%. Số giờ nắng trung bình 1 ngày là 6,8 giờ,

lượng bốc hơi trung bình nhiều năm 290mm.
Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của xã An Chấn là 1353 ha chiếm
5,2% diện tích đất toàn huyện. Tài nguyên đất ở đây phù hợp cho sản xuất nông
nghiệp và nuôi trồng thủy sản
Bảng 2.1. Cơ Cấu Đất Đai Của Xã An Chấn
Loại đất canh tác

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Đất nông nghiệp

905,846

66,95

Đất thổ cư

121,43

8,97

Đất chuyên dùng

303,6

22,44

Đất chưa sử dụng


22,124

1,64
Nguồn tin: UBND xã

Đất nông nghiệp có diện tích 1405,846 ha chiếm tỷ lệ 50,57%, đất thổ cư có
diện tích là 329,43 ha chiếm tỷ lệ 11,85%, đất chuyên dùng có diện tích là 1167,6
chiếm tỷ lệ 42%, đất chưa sử dụng là 163,464 ha chiếm tỷ lệ 5,88% ( Bao gồm đất
bằng chưa sử dụng và đất cát). Nhìn chung đất đai của xã khá đa dạng từ đặc điểm
hình thành địa chất. Đất ở đây chủ yếu đất thịt, sét và cát, ít đạm nhưng nhiều lân
thích hợp với cây trồng.
8


Tài nguyên nước: Hệ thống sông ngòi xã có sông Kì Lộ chảy qua 4km với lưu
lượng chảy trung bình là 20-30m3/s. Bên cạnh sông chính có hệ thống kênh ngang
KC1 với chiều sâu 1,2m, chiều rộng 1m, dài 4200m phục vụ cho sản xuất nông nghiệp
đồng thời còn giữ nhiệm vụ tiêu nước lũ, nước mưa ra biển.
Tài nguyên biển: Xã An Chấn có 3km đường bờ biển với các nguồn tài
nguyên thủy hải sản phong phú. Cũng như có diện tích về nuôi trồng thủy sản như
nuôi tôm sú, tôm lồng. Bên cạnh đó phát triển tiềm năng du lịch bãi biển có Bãi Xép,
Hòn chùa.
2.2.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội

a) Kinh Tế
Nông nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm trong năm 2009 là 392
ha, trong đó diện tích trồng lúa là 268 ha với năng suất bình quân 43 tạ/ha, sản lượng

1152,6 tấn. Diện tích gieo trồng cây hoa màu khác là 124 ha nhưng giá trị thu bình
quân thấp, có một số diện tích bị thua lỗ do điều kiện thời tiết không thuận lợi và
chuột cắn phá.
Lâm nghiệp: Xã đã thực hiện tốt công tác trồng và bảo vệ rừng phòng hộ ven
biển, triển khai xong dự án đo đất lâm nghiệp. Trong năm 2009, nhân dân đã trồng
dặm được khoảng 15.000 cây phân tán các loại đạt 100% kế hoạch đề ra.
Ngư nghiệp: Tổng số tàu thuyền các loại ở xã là 455 chiếc với sản lượng đánh
bắt 1.500 tấn. Diện tích nuôi tôm nước ngọt là 1,35 ha doanh thu khoảng trên 1,5 tỷ
đồng lãi thu được 396 triệu đồng, ngoài ra nghề nuôi tôm hùm của ngư dân nơi đây
cũng đang phát triển mạnh đã thả được 700 lồng khai thác được 70.000 con doanh thu
khoảng 4 tỷ đồng. Ốc hương đã thả được 1 triệu con, lãi 316 triệu đồng.
Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp: Tiếp tục phát triển một số ngành nghề
như cơ khí, hàn tiện, cửa sắt, sản xuất đá cây, chế biến nước mắm. Trong năm 2009
giá trị công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt khoảng 8 tỷ đồng. Chế biến cá cơm xuất
khẩu được 250 tấn doanh thu 2,5 tỷ đồng; nước mắm chế biến được 300 tấn với doanh
thu 2 tỷ đồng.
Du lịch: Hiện nay xã đang triển khai thực hiện các dự án phát triển các tiềm
năng du lịch biển như khu nghỉ mát Bãi Xép có quy mô lớn, bãi tắm Hòn Chùa thu hút
khách du lịch nhằm phát triển ngành du lịch tại địa phương
9


b) Văn hóa – xã hội
Y tế: An Chấn đã triển khai thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, phòng
chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm nên trong năm 2009 trên địa bàn xã
không xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm. Giữ vững xã đạt 10 chuẩn về y tế, công tác
khám và điều trị bệnh ngày càng được nâng cao, thường xuyên tổ chức phát động
phong trào toàn dân tham gia phòng chống HIV/AIDS.
Giáo dục: Toàn ngành đã thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2008-2009. Kết quả
xét điểm tốt nghiệp THCS đạt 98 %, tiểu học xét tuyển đạt 100. Học sinh các cấp

trường mẫu giáo là 163 cháu, trường tiểu học là 838 em, học sinh trường THCS Trần
Rịa 796 em.
An ninh – Quốc phòng: Xã đã triển khai thực hiện các nghiệp vụ đảm bảo
được tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, thường xuyên mở các đợt cao điểm tấn
công trấn áp tội phạm. Củng cố xây dựng lực lượng dân quân tự vệ và dự bị động viên
ngày càng được nâng cao đi vào chiều sâu, từng bước nâng cao nhận thức của các
ngành, cán bộ và nhân dân trong xã. Phối hợp cùng lực lượng dân quân thường xuyên
tuần tra bảo vệ an ninh trật tự, thực hiện tốt công tác liên tịch giữa công an, mặt trận
và các đoàn thể.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu, áp dụng quản lý môi trường dựa vào cộng đồng
trên thế giới và tại Việt Nam
Để thực hiện hiệu quả mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng tại
huyện xã An Chấn, huyện Tuy An, ngoài việc điều tra khảo sát hiện trạng kinh tế, xã
hội và môi trường tại địa phương, quá trình tìm hiểu, nắm bắt thông tin và học hỏi
kinh nghiệm từ thành công của các mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng
trên thế giới cũng như tại Việt Nam là rất cần thiết và có ý nghĩa nghĩa lớn
2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu, áp dụng quản lý môi trường dựa vào cộng đồng
trên thế giới
Mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng đã và đang được áp dụng ở
nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển. Thực tế cho thấy các nước này
đã thu được hiệu quả đáng kể từ quá trình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng
-

Tại Hoa Kỳ: Mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng được xây dựng và

triển khai ở nhiều địa phương, tiểu bang của Hoa Kỳ. Từ năm 1995, tổ chức bảo vệ
10


Hoa Kỳ đã tiến hành xây dựng các nguyên tắc và đề xuất các cách tiếp cận hợp lý để

đạt tới mục tiêu bảo vệ môi trường dựa vào sự tham gia của cộng đồng
-

Tại thụy Điển: Vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường được thể

hiện thông qua việc chính phủ tạo điều kiện cho cộng đồng cùng tham gia vào đánh
gia tác động môi trường. Quá trình đánh giá tác động môi trường mang lại hiệu quả
cao khi hướng đến mục tiêu trở thành một quá trình dân chủ. Việc quan tâm lắng nghe
các ý kiến đóng góp của cộng đồng dân cư ngay ở giai đoạn đầu thực hiện dự án là
cách tốt nhất để tránh những khó khăn, sai sót về sau. Nếu không quan tâm thực hiện
tốt việc này, sự phảng kháng của người dân có thể tăng lên và gây chậm trễ hoặc
ngừng dự án
-

Tại Nhật Bản: Để vận động cộng đồng tham gia vào việc thu gom chất thải và

xây dựng xã hội tái chế, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành những chủ trương, chính
sách thúc đẩy và khuyến khích việc quản lý chất thải rắn dựa trên cơ sở của sự tham
gia tích cực và tự nguyện của cộng đồng dân cư khác nhau. Từ đó việc quản lý chất
thải rắn của Nhật Bản đã được sự trợ giúp của hệ thống thu gom chất thải rắn hình
thành trên cơ sở các tổ chức khu vực. Các tổ chức này tiến hành thu gom và bán chất
thải cho các công ty tái chế chất thải. Hiệu quả mang lại là đường phố Nhật Bản sạch
sẽ, các dịch vụ vệ sinh môi trường được cải thiện và chi phí cho công tác quản lý chất
thải rắn giảm đi nhiều lần
2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu, áp dụng quản lý môi trường dựa vào cộng đồng
tại Việt Nam
Nhà nước ta trong những năm qua cũng đã chú trọng đến bảo vệ môi trường
dựa vào cộng đồng, cụ thể là trong luật bảo vệ môi trường năm 2005, có quy định bắt
buộc phải tham vấn ý kiến của người dân và chính quyền địa phương trong các báo
cáo đánh giá tác động môi trường

Trong công tác bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên,
cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng. Cộng đồng là những người trực tiếp phụ thuộc
vào các nguồn tài nguyên, môi trường địa phương và quyền lợi của họ cũng gắn chặt
trong mối quan hệ đó. Vì vậy, cộng đồng có khả năng bảo vệ được các nguồn tài
nguyên và môi trường, thực hiện các hoạt động có ích cho môi trường.

11


Thực tiễn ở nước ta có những địa phương có các mô hình bảo vệ môi trường
dựa vào cộng đồng có sức sống và được duy trì. Theo thời gian, những mô hình này
đã cho thấy có hiệu quả thực sự đối với việc quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường,
cụ thể như sau:
-

Mô hình cam kết bảo vệ môi trường: Hương ước do người dân địa phương tự

nguyện quy định và thi hành, nhằm bảo vệ rừng, khai thác tài nguyên rừng một cách
hợp lý, giữ gìn đa dạng sinh học cho thế hệ đang sống và các thế hệ tương lai. Những
qui định về môi trường trong các hương ước đã góp phần quan trọng vào công tác bảo
vệ môi trường ở các địa phương, tăng cường ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người
dân trong cộng đồng làng xã.
-

Mô hình tổ chức tự quản tự xử lý môi trường: Những tổ tự quản được được

xây dựng và hoạt động để giữ gìn vệ sinh môi trường và tạo nên công ăn việc làm cho
dân cư địa phương. Hiệu quả của các hoạt động này phụ thuộc vào chính quyền địa
phương và cộng đồng dân cư.
-


Mô hình huy động các nguồn lực phục vụ công tác bảo vệ môi trường: Các

cộng đồng rất linh hoạt trong giữ gìn truyền thống của địa phương, từ việc giáo dục
cộng đồng, gia đình, tư vấn nội bộ, trao đổi sách, báo về các nội dung liên quan đến
bảo vệ rừng, đến việc tham gia các buổi tập luyện chống cháy rừng, tôn trọng những
người thi hành công vụ để bảo vệ rừng ở cộng đồng. Nhiều cộng đồng áp dụng các
biện pháp bảo vệ môi trường như xây dựng mạng lưới của cộng đồng bảo vệ rừng để
hỗ trợ hoạt động của kiểm lâm.
-

Mô hình huy động vốn phục vụ công tác bảo vệ môi trường: Các cộng đồng

địa phương rất linh hoạt trong việc khai thác, sử dụng nguồn vốn để bảo vệ môi
trường. Một số mô hình như: mô hình doanh nghiệp hoạt động công ích chuyên trách
thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải. Một số biện pháp như việc các doanh nghiệp
nhà nước chuyên trách về môi truờng tiến hành thu phí bảo vệ môi trường từ cộng
đồng, bao gồm thu phí vệ sinh môi trường, thu phí nước thải. Nguồn kinh phí này bổ
sung nguồn thu ngân sách, góp phần cho công tác bảo vệ môi trường ở địa phương.
-

Mô hình huy động vốn cho cộng đồng phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ

môi trường: Huy động vốn cho cộng đồng phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi
trường thông qua hình thức quỹ là một mô hình tiên tiến và hiệu quả được nhiều nơi
12


sử dụng. Phương thức cho vay vốn để đầu tư cho phát triển kinh tế của cộng đồng dân
cư là một hướng đi rất quan trọng trong việc nâng cao đời sống người dân góp phần

bảo vệ môi trương địa phương. Các dự án cho vay vốn theo hướng phát triển các mô
hình kinh tế trang trại, trồng rừng, cải tạo đất đồi, đất trống để trồng cây ăn quả, cây
công nghiệp, chăn nuôi, trồng cây lâu năm kết hợp với bảo vệ rừng đã đem lại nhiều
kết quả cụ thể.
-

Các phong trào tình nguyện: Các hoạt động bảo vệ môi trường của cộng

đồng đang diễn ra ở khắp nơi do nhận thức của công chúng về môi trường ngày càng
được nâng cao. Quy mô hoạt động của các phong trào hoạt động tình nguyện rất đa
dạng và phong phú. Các phong trào tình nguyện bảo vệ môi trường thu hút nhiều
người tham gia, hưởng ứng góp phần giải quyết những vấn đề trước mắt của cộng
đồng dân cư, đem lại những lợi ích cộng đồng to lớn.
Ngoài ra còn có một số dự án lớn khác trong công tác bảo vệ môi trường, bảo
vệ tài nguyên và phát triển bền vững
2.2.3. Tổng quan về mô hình hương ước bảo vệ môi trường tại địa bàn nghiên
cứu
2.2.3.1.

Mục đích, ý nghĩa xây dựng hương ước bảo vệ môi trường

Trước những thách thức ngày càng lớn trong việc bảo vệ môi trường từ các
hoạt động phát triển kinh tế, việc tìm ra hướng đi để các hoạt động bảo vệ môi trường
đạt hiệu quả là rất cần thiết trong điều kiện hiện tại ở nước ta. Từ trước đến nay trách
nhiệm giải quyết những vấn đề môi trường thường được coi là việc của chính quyền
nhà nước và của các doanh nghiệp sản xuất, mà chưa có liên quan nhiều đến cộng
đồng dân cư. Tuy nhiên, các vấn đề môi trường hầu hết đều có liên quan và ảnh hưởng
trực tiếp đến cộng đồng dân cư. Do đó để các hoạt động bảo vệ môi trường có hiệu
quả, chúng ta nên bắt đầu từ những người có liên quan trực tiếp này, nghĩa là cộng
đồng. Để cho cộng đồng dân cư thấy được vai trò quan trọng của chính bản thân họ

trong công cuộc cải tạo và bảo vệ môi trường sống của chính họ
Trong thời gian gần đây, Đảng và nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chiến
lược về môi trường, trong đó nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của việc huy động
cộng đồng tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường. Thực tế cho thấy có nhiều
mô hình tích cực về bảo vệ môi trường với sự tham gia của người dân đã được triển
13


khai tại một số địa phương trên cả nước. Trong đó xây dựng và tổ chức thực hiện
hương ước về bảo vệ môi trường là một trong những ví dụ điển hình hiện nay. Hương
ước BVMT được xây dựng nên từ chính các cộng đồng dân cư tại địa phương nhằm
tuyên truyền, vận động, giáo dục nhân dân xóa bỏ các hủ tục, thói quen mất vệ sinh,
có hại cho môi trường. Đồng thời hương ước bảo vệ môi trường còn có tác dụng nâng
cao trách nhiệm, tính tự lực của từng người dân đối với nhiệm vụ bảo vệ môi trường
tại địa phương mình đã cam kết trong hương ước nhằm làm cho quê hương, làng xóm
ngày càng xanh-sạch-đẹp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho cả cộng đồng
2.2.3.2.

Nội dung của hương ước bảo vệ môi trường

Mô hình Xây dựng Hương ước bảo vệ môi trường với sự tham gia của cộng
đồng được Chương trình SEMLA triển khai tại xã An Chấn, huyện Tuy An, tỉnh Phú
Yên là một trong những mô hình điểm thực hiện xã hội hoá công tác bảo vệ môi
trường phát huy hiệu quả trong cả nước
Dự án xây dựng Hương ước bảo vệ môi trường với sự tham gia của cộng đồng
chính thức được triển khai thực hiện tại xã An Chấn. Từ tháng 2/2007 bản hương ước
bảo vệ môi trường của 5 thôn được ban soạn thảo của từng thôn chắp bút, với sự tham
gia đóng góp ý kiến của cộng đồng và các chuyên gia tư vấn của Chương trình
SEMLA tỉnh và quốc gia đưa ra các quy định về thu gom và xử lý rác thải, về thoát
nước và xử lý nước thải, về xử lý khí thải, tiếng ồn, bảo vệ hệ sinh thái, đa dạng sinh

học và tổ chức ngày xanh - sạch - đẹp hàng tháng. Các quy định về khen thưởng, xử
phạt cũng được quy định rất cụ thể, chi tiết dựa trên cơ sở của các văn bản pháp luật
về môi trường. Nội dung cụ thể của hương ước bảo vệ môi trường tham khảo ở phụ
lục 2

14


×