Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Bài tập học kỳ môn Luật môi trường (9 điểm) Đề bài: “Tìm hiểu tình hình thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.99 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
Trang:


DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

BVMT

:

Bảo vệ môi trường

ĐTM

:

Đánh giá tác động môi trường

TN&MT

:

Tài nguyên và môi trường


MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của xã hội các hoạt động nhằm thúc đẩy phát triển kinh
tế của con người ngày càng tác động nhiều hơn đến thiên nhiên và môi trường xung
quanh. Những tác động này tạo ra những thay đổi về chất lượng, biến đổi sự phân
bổ các tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tố chất lượng môi trường trong đó có
những tác động tích cực và cũng có không ít những tác động tiêu cực. Chính vì vậy


mà con người cần phải xem xét để tìm ra cũng như để dự liệu được những tác động
nào là tích cực để phát huy và những tác động nào là tiêu cực để hạn chế. Và một
trong những phương thức để dự đoán được những tác động sắp tới trong tương lai
của con người là tích cực hay tiêu cực đó chính là đánh giá tác động môi trường.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, em xin chọn đi vào tìm hiểu đề bài tập số 41:
“Tìm hiểu tình hình thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về đánh giá tác động
môi trường ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho bài tậo học kỳ môn Luật môi
trường của mình.


NỘI DUNG
I. Tổng quan về đánh giá tác động môi trường
Theo Điều 3 khoản 23 Luật bảo vệ môi trường 2014 (BVMT) đánh giá tác
động môi trường (ĐTM) được hiểu là “việc phân tích, dự báo tác động đến môi
trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển
khai dự án đó”.
Từ định nghĩa trên, ta có thể thấy, ĐTM có những đặc trưng sau:
- Đối tượng của ĐTM là các yếu tố môi trường và cả yếu tố kinh tế, xã hội. Để
xây dựng và thực hiên dự án, chủ thể tiến hành ĐTM phải xem xét địa điểm đặt dự
án; xem xét điều kiện tài nguyên thiên nhiên, khí hậu và thổi nhưỡng ở đó; vấn đề
nguyên liệu , nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, thị trường tiêu thụ…
- Phạm vi của ĐTM là những dự án, những công trình thuộc khu cực có khả
năng gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
- Mục tiêu của ĐTM là dự báo và giảm thiểu những tác động xấu đến môi
trường từ những dự án đầu tư. Từ đó, chủ dự án nhận biết được những tác động xấu
đén môi trường và có thể đưa ra được những giải pháp tối ưu nhằm giảm thiểu
những tác động tiêu cực đó, nhằm đảm bảo cho lợi ích của chủ dự án và của toàn xã
hội.
II. Thực trạng pháp luật hiện hành và tình hình thực tế áp dụng pháp luật
về đánh giá tác động môi trường

1. Thực trạng pháp luật hiện hành về đánh giá tác động môi trường
1.1. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường
Tại Điều 18 Luật BVMT 2014 đã quy định rất rõ các đối tượng phải thực hiện
đánh giá tác động môi trường. So với Luật BVMT 2005 thì việc quy định đối tượng
phải thực hiện ĐTM thay vì đối tượng phải lập báo cáo ĐTM ở Luật BVMT 2014 đã
4


chứng tỏ ta đã nhận thức đúng hơn về quy mô công việc mà ĐTM phải làm. Nghĩa
là, ĐTM là một quá trình gồm nhiều công đoạn mà trong đó lập báo cáo ĐTM chỉ là
công việc cuối cùng của quá trình này. Thêm vào đó từng loại dự án phải thực hiện
ĐTM được quy định một cách cụ thể hơn ví dụ như thay vì việc quy định là “ dự án
công trình quan trọng quốc gia” thì Luật BVMT 2014 đã quy định cụ thể nó là “Dự
án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ
tướng chính phủ” . Hơn nữa, cụ thể hóa điều luật này còn có một số nghị định như
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015, Nghị định số18/2015/NĐ-CP ngày
14/2/ 2015 kèm theo phụ lục về 113 loại dự án phải thực hiện ĐTM chia thành nhiều
nhóm khác nhau như nhóm các dự án về dệt nhuộm và may mặc, về giao thông…
Ngoài ra, nghị định cũng quy định rất rõ quy mô các dự án phải thực hiện ĐTM.
Quy định này chính là cơ sở để các chủ dự án biết được dự án của mình có phải thực
hiện ĐTM hay không.
1.2. Trách nhiệm thực hiện đánh giá tác động môi trường của chủ dự án
Tại Khoản 1 Điều 19 Luật BVMT 2014 cho phép chủ đầu tư tự mình hoặc thuê
tổ chức tư vấn thực hiện ĐTM. Đây là một quy định hoàn toàn hợp lý và có tính khả
thi cao bởi trong quá trình lập cần người hiểu biết pháp luật về ĐTM cũng như kiến
thức chuyên môn về môi trường trong khi không phải chủ dự án nào cũng có đủ
hiểu biết để làm việc này. Bên cạnh đó, để đảm bảo thực hiện tốt công tác ĐTM,
pháp luật cũng quy định các điều kiện quy định về điều kiện tổ chức thực hiên ĐTM
tại Điều 13 Nghị định số18/2015/NĐ-CP ngày 14/ 02/ 2015.
1.3. Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường

Nội dung báo cáo ĐTM phải tuân thủ theo Điều 22 Luật BVMT 2014 bao gồm
những nội dung cơ bản như: xuất xứ của dự án, chủ dự án, cơ quan có thẩm quyền
phê duyệt dự án, phương pháp đánh giá tác động môi trường; các biện pháp xử lí
chất thải, các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường và sức khoẻ cộng
5


đồng... Như vậy, Luật BVMT 2014 đã quy định cụ thể, chi tiết hơn so với Luật
BVMT 2005.
Đồng thời, tại Điều 21 Luật BVMT 2014 đã có quy định về tham vấn trong quá
trình thực hiện đánh giá ĐMC theo đó các chủ thể thực hiện đánh giá ĐMC phải
tham vấn cơ quan, tổ chức, cộng đồng chịu tác động trực tiếp bởi dự án. Người dân
địa phương nơi đặt dự án là những người sẽ phải chịu trực tiếp các ảnh hưởng của
môi trường nên việc lắng nghe những ý kiến của cộng đồng, của các cơ quan tổ
chức tại nơi đặt dự án là rất quan trọng mang tính khách quan cao bởi họ là người
hiểu rõ nhất về chất lựng môi trường tại địa bàn mà họ sinh sống. Đây là một quy
định nhằm giúp báo cáo đánh giá tác động môi trường được hoàn thiện hơn. Tuy
nhiên có một số trường hợp không cần phải thực hiện tham vấn ví dụ như các dự án
thuộc danh mục bí mật nhà nước…
1.4. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
Thẩm định báo cáo ĐTM là một nội dung quan trọng của hoạt động quản lí nhà
nước về môi trường. Hồ sơ thẩm định báo cáo ĐTM được quy định tại Thông tư số
27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015. Phân cấp tổ chức thẩm định báo cáo ĐTM
được quy định tại Điều 23 Luật BVMT 2014 và cụ thể tại Điều 14 Nghị định số
18/2015/NĐ-CP tạo ra được sự thống nhất, tránh được tình trạng chồng chéo việc
tổ chức thẩm định báo cáo ĐTM.Hình thức thẩm định báo cáo ĐTM được quy định
tại Khoản 1 Điều 24 Luật BVMT 2014. Theo đó thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ
quan được giao thẩm định tổ chức việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi
trường thông qua hội đồng thẩm định hoặc thông qua việc lấy ý kiến các cơ quan, tổ
chức có liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định. Và

trong trường hợp cần thiết cơ quan thẩm định tổ chức khảo sát thực tế, lấy ý kiến
phản biện của cơ quan, tổ chức và chuyên gia để thẩm định báo cáo đánh giá tác
động môi trường.
6


1.5. Hoạt động sau thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
Trách nhiệm thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các nội dung trong báo cáo
ĐTM được cụ thể ở Điều 26 Luật BVMT 2014. Chủ dự án sẽ bắt buộc phải có trách
nhiệm hơn với những biện pháp cần phải được tiến hành thường xuyên để BVMT
sau khi đã có bản cam kết báo cáo. Trách nhiệm của cơ quan phê duyệt báo cáo đã
được triển khai một cách đồng bộ và có sự liên kết ở phạm vi rộng do vậy sẽ thu
được kết quả khả quan khi thực hiện trên thực tế.
1.6. Chế tài xử lý vi phạm quy định về đánh giá tác động môi trường
Xử lý vi phạm quy định về ĐTM đã được quy định tại Điều 160 Luật BVMT
2014, cụ thể hóa các mức phạt về vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm
hình sự, trách nhiệm khắc phục, phục hồi, bồi thường tại Nghị định số
197/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013
2. Thực tế áp dụng pháp luật về đánh giá tác động môi trường
2.1. Thực tế
Trong thời gian gần 20 năm qua, các cơ quan quản lý nhà nước về BVMT ở
trung ương và địa phương đã thẩm định và phê duyệt một khối lượng lớn các báo
cáo ĐTM. Theo thống kê của Tổng cục môi trường, Bộ TNMT, đối với ĐTM thực
hiện ở cấp Trung ương, Bộ TN&MT thẩm định trung bình mỗi năm khoảng 125 đến
150 báo cáo ĐTM. Từ năm 2011 đến hết năm 2014 là 470 báo cáo ĐTM. Ở cấp
tỉnh, trong số 57 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã phản hồi, tổng số có
5.623 báo cáo ĐTM, 1.960 đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt kể từ ngày
Nghị định 29/2011 của Chính phủ có hiệu lực đến nay. Hoạt động sau ĐTM, ở cấp
Trung ương, năm 2011-2014 đã có 223 Chủ dự án đề nghị Bộ TN&MT kiểm tra và
xác nhận công trình và biện pháp bảo vệ môi trường trước khi dự án đi vào hoạt

động. Ở cấp tỉnh, có khoảng hơn 1500 dự án đã được kiểm tra và xác nhận sau ĐTM
bởi các sở TN&MT. Đến năm 2015 khi Luật BVMT 2014 bắt đầu có hiệu lực thì
7


trong 6 tháng đầu nămcó 11 dự án chiến lược, quy hoạch đã thực hiện báo cáo
ĐTM; hơn 200 dự án đầu tư đã thực hiện báo cáo ĐTM, trong đó Bộ TN&MT thẩm
định, phê duyệt 151 báo cáo.Thông qua việc thẩm định báo cáo ĐTM, hầu hết các
dự án đã giải trình được các phương án xử lý chất thải, cam kết đảm bảo kinh phí
đầu tư cho việc xây dựng, vận hành công trình và thực hiện chương trình giám sát
môi trường. Đồng thời căn cứ kết quả thẩm định, cơ quản quản lý hành chính nhà
nước về môi trường các cấp đã buộc một số cơ sở phải thay đổi công nghệ sản xuất,
thay thế nguyên liệu, nhiên liệu.
Một số địa phương đã thực hiện tốt công tác thẩm định báo cáo ĐTM, chẳng
hạn như Sở TNMT Lào Cai trong hơn 7 năm (2007-2014) đã tiến hành thẩm định
được 432 hồ sơ, trong đó cấp phiếu xác nhận bản đăng kí đạt tiêu chuẩn môi trường
cho 259 dự án; trình các cấp có thẩm quyền Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM cho
239 dự án; xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trương ở các huyện 231 dự án..
Trong thực tế, các quy định về ĐTM đã được ban hành nhưng vẫn có nhiều
trường hợp vi phạm. Qua kiểm tra cho thấy, hiện nay có đến 70% các khu công
nghiệp và các cơ sở sản xuất, dịch vụ không xử lý nước thải công nghiệp mà đổ
thẳng ra môi trường. Chẳng hạn hệ thống xử lý nước thải hầm lò của một số mỏ than
thuộc tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam hay hệ thống xử lý nước thải của Công
ty cổ phần dầu thực vật Quang Minh. Vào tháng 12/2014 Cục kiểm soát hoạt động
bảo vệ môi trường, Bộ TN&MT phối hợp với cơ quan chức năng tỉnh Hưng Yên đã
phát hiện Công ty cổ phần dầu thực vật Quang Minh, tỉnh Hưng Yên đang xả nước
thải có màu đen, bọt trắng xóa và bốc mùi hôi thối chảy ra kênh mương thủy lợi của
thị trấn Lương Bằng, với lượng nước thải khoảng trên 500 m3/ ngày đêm. Đáng chú
ý, đơn vị này đã đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải trong quá trình
sản xuất, nhưng đã ngụy trang và trốn tránh không xử lý nước thải mà xả trực tiếp ra

ngoài môi trường, với thủ đoạn hệ thống ống ngầm tinh vi. Trước thời điểm bị bắt
8


quả tang thì vào hồi tháng 10 năm 2014 Cục kiểm soát hoạt động bảo vệ môi
trường đã thanh tra và phát hiện Công ty có nhiều vi phạm Luật Bảo vệ môi trường
như: không thực hiện đúng Báo cáo đánh giá tác động môi trường, quản lý chất thải
không đúng quy định, xả nước thải vượt quy chuẩn cho phép nhiều lần và yêu cầu
công ty đình chỉ hành vi vi phạm.
Hay ta có thể lấy ví dụ như báo cáo ĐTM của chủ dự án thủy điện Lai Châu có
công suất thiết kế 1200 MW thì toàn bộ nội dung của bản báo cáo dày 200 trang
nhưng phần đánh giá tác động kinh tế xã hội rất sơ sài (2 trang).
Ngoài ra còn một số công ty khác như: công ty bột giặt Daso khi thẩm định báo
cáo ĐTM trong công nghệ sản xuất có sử dụng chất tạo bọt DBSA, chất này không
phân hủy được trong môi trường tự nhiên nên Hội đồng thẩm định đã đề nghị
chuyển đổi sang LAS. Chủ dự án phải chuyển đổi công nghệ, làm lại luận chứng
kinh tế - kỹ thuật và báo cáo ĐTM thì mới được xem xét cấp quyết định phê chuẩn.
2.2. Đánh giá tình hình thực tế áp dụng pháp luật về đánh giá tác động môi
trường
- Kết quả đạt được
Thứ nhất, Luật BVMT 2014 và các văn bản hướng dẫn đã quy định một cách rõ
ràng, chặt chẽ hơn về các vấn đề pháp lý trong thực hiện ĐTM và khắc phục được
những nhược điểm của Luật BVMT 2005 nên hoạt động ĐTM đang có xu hướng
ngày càng đạt hiệu quả hơn. Trong những đổi mới quy định về thực hiện ĐTM có
một số điểm đổi mới nổi bật giúp tăng hiêu quả của thực hiện ĐTM như: "trong quá
trình lập báo cáo ĐTM chủ đầu tư phải thực hiên tham vấn cơ quan, tổ chức, cộng
đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án" hay khắc phục hạn chế của Luật
BVMT 2005, Luật BVMT 2014 quy định "chủ đầu tư phải báo cáo cơ quan phê
duyệt báo cáo ĐTM kết quả thực hiện các công trình BVMT phục vụ vận hành sự án
đối với dự án lớn,có nguy cơ tác động xấu đến môi trường do Chính phủ quy định.

9


Những dự án này chỉ được vận hành sau khi cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM kiểm
tra, xác nhận hoàn thành công trình BVMT của dự án”
Thứ hai, công tác ĐTM giúp chủ đầu tư có cái nhìn vừa khái quát, vừa chi tiết
về nhiều yếu tố (điều kiện môi trường, tài nguyên thiên nhiên,…) để có thể chủ
động trong công tác thực hiện dự án đạt hiệu quả cao nhất. Hơn nữa, quản lý nhà
nước đối với công tác ĐTM được tăng cường với hoạt động của các cục, tổng cục,
bộ, đồng thời UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng trở thành một
trong số cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác ĐTM.
Thứ ba, công tác thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM đã được triển khai
nhanh, mạnh, hiệu quả và sâu rộng, thu được nhiều kết quả tích cực. Từ số lượng
báo cáo ĐTM được phê duyệt đã chứng tỏ rằng nhận thức của các chủ đầu tư về
ĐTM cũng như trách nhiệm của bên thẩm định đã hình thành trong thực tế.
Thứ tư, cán bộ làm công tác thẩm định báo cáo ĐTM ngày càng được nâng cao
cả về số lượng và chất lượng. Có thể nói, đến thời điểm này phần lớn các tổ chức
trong nước đã và đang đảm nhận tốt vai trò lập và thực hiện báo cáo ĐTM đáp ứng
được yêu cầu của pháp luật.
Thứ năm, hoạt động hợp tác trong nước, hợp tác quốc tế về ĐTM ngày càng
được tăng cường. Việt Nam cùng hợp tác với một số quốc gia khác tiến hành nghiên
cứu và công bố những tài liệu hướng dẫn mang tính kỹ thuật rất có ý nghĩa đối với
hoạt động ĐTM. Từ đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức
của cộng đồng về ĐTM.
- Một số tổn tại
Thứ nhất, bất cập trong quy định về thời điểm thực hiện và phê duyệt báo cáo
ĐTM. Theo quy định hiện hành thì việc thực hiện ĐTM, đặc biệt là việc phê duyệt
báo cáo ĐTM hầu hết chỉ được tiến hành sau khi đã có quyết định về địa điểm dự
10



án. Điều này không đúng với bản chất và nguyên tắc của ĐTM, khiến việc thực hiện
ĐTM chỉ chỉ còn mang tính “vuốt đuôi” và hình thức. Bởi lẽ ĐTM có giá trị không
nhỏ trong việc lựa chọn địa điểm của dự án. Nếu làm ĐTM sau khi đã có quyết định
địa điểm của dự án thì gần như là vô nghĩa. Riêng đối với các dự án về thăm dò,
khai thác khoáng sản thì điều này còn chấp nhận; nhưng với các dự án khác thì việc
thực hiện ĐTM và phê duyệt báo cáo ĐTM chỉ yêu cầu tiến hành trước khi cấp giấy
phép xây dựng công trình là vô nghĩa. Bởi lẽ, để xin cấp giấy phép xây dựng công
trình thì địa điểm dự án đã được phê duyệt rồi, chủ đầu tư đã bỏ ra một lượng vốn
lớn để đầu tư rồi mà lúc ấy mới thực hiện ĐTM và phê duyệt báo cáo ĐTM là đã
quá muộn và sẽ rất khó để bác bỏ dự án.
Thứ hai, một số chủ đầu tư còn né tránh hoặc chậm lập và thực hiện ĐTM hoặc
có thực hiên ĐTM có lập báo cáo nhưng lập nội dung sơ sài mang tính hình thức.
Trong thực tế một số dự án sau khi được cấp phép đầu tư, chủ dự án không lập báo
cáo ĐTM, hoặc lập chậm nhưng vẫn đưa dự án vào xây dựng và hoạt động. Hay chủ
đầu tư thực hiện không đúng, không đúng một hoặc nhiều nội dung của báo cáo
ĐTM. Trong báo cáo nêu rất nhiều các phương án, biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
môi trường nhưng trong thực tế lại không thực hiện theo hoặc xây dựng các công
trình mang tính hình thức.
Thứ ba, công tác ĐTM chưa được sự tham gia một cách hữu ích và đầy đủ của
cộng đồng nơi có dự án đầu tư. Yêu cầu tham vấn cộng đồng trong báo cáo ĐTM tại
Điều 21 Luật BVMT 2014 là nội dung bắt buộc tuy nhiên trên thực tếviệc tổ chức
tham vấn "cộng đồng vẫn còn mang tính hình thức, chưa đạt được hiệu quả cao. Trừ
một số dự án có vốn vay của các ngân hàng quốc tế tổ chức các buổi họp báo cáo
kết quả ĐTM với sự tham gia của các bên liên quan, phần lớn các dự án chỉ thực
hiện tham vấn bằng cách lấy ý kiến của UBND và Ủy ban mặt trận tổ quốc cấp xã,
vì vậy kết quả tham vấn chỉ mang tính hình thức mà không đảm bảo sự đồng thuận
11



của cộng đồng. Hơn nữa vấn đề “cộng đồng” chưa có khái niệm cụ thể nên còn
nhiều tranh cãi.Việc tổ chức tham vấn ý kiện của cộng đồng còn mang tính hình
thức. Thông thường, tổ chức tư vấn lập báo cáo ĐTM chỉ lấy ý kiện của UBND, Ủy
ban mặt trận tổ quốc xã, phường, thị trấn nơi đặt dự án.
Thứ tư, trách nhiệm thực hiện và kiểm tra thực hiện các nội dung trong báo cáo
ĐTM còn bộc lộ nhiều hạn chế. Năng lực cũng như trang thiết bị, vật tư còn thiếu,
yếu. Việc xử lý một số ý kiến đề xuất của chủ đầu tư có liên quan đến thực hiện các
biện pháp BVMT trong quá trình thi công, xây dựng dự án còn chậm. Việc tổ chức
kiểm tra, giám sát, vận hành thử nghiệm các công trình xử lý môi trường ít được
quan tâm và tổ chức kiểm tra, thanh tra chưa thường xuyên..
III. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đánh giá tác
động môi trường
Thứ nhất, tổ chức bộ máy thực hiện công tác ĐTM. Tăng cường và đa dạng
hóa các loại hình đào tạo về công tác thẩm định, nhất là đối với các tỉnh còn yếu,
thiếu và chưa có sự trợ giúp quốc tế, tổ chức hội thảo các cấp và quốc tế ĐTM.
Thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn cho cán bộ có liên
quan đến công tác ĐTM ở các cấp, các ngành. Đồng thời phối hợp, trao đổi thông
tin cập nhật giữa các cơ quan quản lý nhà nước liên ngành, liên tỉn, tránh tình trạng
chồng chéo, bổ trống chức năng quản lý nhà nước.
Thứ hai, tăng cường trách nhiệm của chủ đầu tư, cơ quan tư vấn trong quá trình
thực hiện báo cáo ĐTM và công tác thẩm định. Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM
của các cấp có thẩm quyền phải khách quan, thực hiện đúng, đủ. Thường xuyên thực
hiện công tác kiểm tra, giám sát đối với báo cáo ĐTM sau phê duyệt. Chủ động và
nghiêm túc xử lý các vi phạm về ĐTM.
Thứ ba, giải pháp về cơ chế chính sách. Đẩy mạnh thực hiện cơ chế phối hợp
giữa các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội trong công tác ĐTM.
12


Thực hiện đầu tư trang thiết bị cần thiết để đảm bảo xác định kịp thời, chính xác các

thông số môi trường trong quá trình xem xét, thẩm định, phê duyệt. Bố trí kinh phí
từ nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ các hoạt động ĐTM nhất là những tỉnh còn
nhiều khó khăn.
Thứ tư, giải pháp về tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm của
cộng đồng đối với công tác ĐTM. Không chỉ phổ biến qua phương tiện thông tin đại
chúng, việc phổ cập ở các cấp học cũng như các ngành học khác là rất cần thiết. Bên
cạnh đó, thực hiện nghiêm túc việc công khai tại địa điểm thực hiện dự án về các
loại chất thải, công nghệ xử lý, thông số tiêu chuẩn về các loại chất thải, các biện
pháp BVMT để cộng đồng dân cư biết, kiểm tra và giám sát sau khi báo cáo ĐTM
được phê duyệt trong quá trình xây dựng, đưa dự án vào hoạt động.
KẾT LUẬN
Những vấn đề pháp lý về ĐTM nhìn chung được quy định khá đầy đủ và chi
tiết từ đối tượng lập báo cáo ĐTM, về trách nhiệm chủ dự án,…Các nội dung pháp
lý cơ bản này làm cơ sở cho hoạt động ĐTM được triển khai trên thực tế một cách
có hiệu quả. Tuy nhiên, từ lý thuyết áp dụng vào thực tế luôn có một độ “vênh” nhất
định, vì vậy các nhà làm luật cần đứng ở nhiều góc độ để nhìn nhận và hoàn thiện
hơn hệ thống pháp lý, đưa ĐTM trở thành một công cụ pháp lý và kỹ thuật quan
trọng hơn nữa trong BVMT. Trên đây là những hiểu biết của em về đề tài. Do đề tài
rộng và vốn hiểu biết của em còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Vì vậy, mong thầy cô góp ý bổ sung để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân
thành cảm ơn!!!

13


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Môi trường, Nhà xuất bản Công an
nhân dân, Hà Nội 2016;
2. Luật bảo vệ môi trường 2014;
3. Luật bảo vệ môi trường 2005;

4. Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015;
5. Nghị định số18/2015/NĐ-CP 14 tháng 02 năm 2015;
6. Nghị định số 197/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013;
7. Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015;
8. Quyhoachbds.com, Mục Đích, Ý Nghĩa Và Đối Tượng Của Đánh Giá Tác Động
Môi Trường (ĐTM), Truy cập ngày 11/11/2018;
/>9. Danhgiatacdongmoitruong.com, Mục đích, ý nghĩa của đánh giá tác động môi
trường, Truy cập ngày 11/11/2018;
/>


×