Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CẤP XÃ HÀNG NĂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.35 MB, 76 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

SỔ TAY
HƯỚNG DẪN LẬP KẾ HOẠCH PHÁT
TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CẤP XÃ
HÀNG NĂM

Tháng 04/2011


Sổ tay lập Kế hoạch Phát triển KTXH xã

Lời nói đầu
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là một công cụ quản lý điều hành vĩ mô các
hoạt động Kinh tế - xã hội, là sự cụ thể hoá các mục tiêu, chiến lược, quy hoạch phát
triển theo từng thời kỳ qua hệ thống các mục tiêu, biện pháp định hướng phát triển và
các chương trình hành động bên cạnh hệ thống chính sách, cơ chế áp dụng trong thời
kỳ kế hoạch.
Công tác lập kế hoạch phát triển Kinh tế - xã hội hiện nay đang bộc lộ nhiều điểm
yếu như mang tính hình thức chung chung, thiếu sự gắn bó với mục tiêu, giải pháp và
nguồn lực, bản kế hoạch chứa nhiều chỉ tiêu hiện vật, mang tính xin cho… , nhiều vấn
đề chịu ảnh hưởng rõ rệt của kinh tế thời bao cấp. Thêm vào đó, công tác lập kế hoạch
kinh tế - xã hội tại cấp cơ sở xã, thôn hiện còn yếu kém một mặt là do hạn chế về năng
lực của người làm kế hoạch, mặt khác là do chưa có khung hướng dẫn lập kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội tại cấp xã và thôn bản.
Với mục đích nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác lập kế hoạch tại thôn
bản và cấp xã tạo căn cứ xác thực về mặt số liệu cho lập kế hoạch phát triển kinh tế
cấp huyện, Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An đã phối hợp với các đơn vị có liên quan
(các nhà tài trợ, các đơn vị tư vấn và kinh nghiệm của một số tỉnh) biên soạn "Sổ tay
hướng dẫn lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp xã". Cuốn Sổ tay cung cấp


những hướng dẫn cơ sở giúp cán bộ kế hoạch tại cấp xã biết cách thu thập, tổng hợp,
phân tích và lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đáp ứng được nhu cầu, nguyện
vọng của nhân dân cũng như phù hợp với nguồn lực của xã.
Do thời gian chuẩn bị ngắn, chắc chắn sẽ còn nhiều khiếm khuyết, trong thời gian
áp dụng thử nghiệm sắp tới, Tổ biên soạn rất mong nhận được sự góp ý của đông đảo
bạn đọc để không những có thể xây dựng và hoàn chỉnh tài liệu giúp sử dụng hiệu quả
trong công tác kế hoạch tại địa phương mà còn có thể chia sẻ với các tỉnh bạn để hoạt
động kế hoạch hóa tại cơ sở ngày càng có tính bền vững cao.
Tháng 04 năm 2011

2


Sổ tay lập Kế hoạch Phát triển KTXH xã

Các từ viết tắt
Từ viết tắt
UBND
HĐND
TCKH
TCT
TCTKH
KHĐT
KHPT
KTXH

Nội dung
Ủy ban Nhân dân
Hộ đồng Nhân dân
Tài chính & Kế hoạch

Tổ công tác
Tổ công tác Kế hoạch
Kế hoạch & Đầu tư
Kế hoạch Phát triển
Kinh tế - Xã hội

3


Sổ tay lập Kế hoạch Phát triển KTXH xã

Mục lục
Lời nói đầu.................................................................................................................. 2
Các từ viết tắt.............................................................................................................. 3
Mục lục........................................................................................................................ 4
Vài nét về cuốn sổ tay.................................................................................................5
Phần I: Hướng dẫn tóm tắt về lập kế hoạch phát triển KTXH cấp xã hàng năm. 6
1. Bước 1: Công tác chuẩn bị..............................................................................9
1.1. Kiện toàn các tổ công tác kế hoạch...........................................................9
1.2. Ban hành văn bản chỉ đạo xây dựng kế hoạch...........................................9
1.3. Tổ chức Hội nghị triển khai công tác kế hoạch.......................................10
2. Bước 2. Thu thập, xử lý, tổng hợp thông tin...................................................11
2.1. Thu thập thông tin từ thôn.......................................................................11
2.2. Thu thập thông tin từ các ban ngành.......................................................11
2.3. Cung cấp thông tin định hướng phát triển từ huyện................................14
3. Bước 3: Tổng hợp kế hoạch xã và rà soát thông tin.......................................15
3.1. Tổng hợp khung kế hoạch xã..................................................................15
3.2. Nhập dữ liệu và tổng hợp trên máy:........................................................18
3.2.1. Cập nhập thông tin........................................................................18
3.2.2. Tổng hợp trên máy........................................................................18

3.3. Đánh giá tính khả thi của hoạt động đề xuất và cơ cấu nguồn vốn..........19
3.4. Dự thảo Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội.........................................21
4. Bước 4: Thảo luận, thông qua dự thảo kế hoạch và báo cáo cấp trên...........26
4.1. Tổ chức Hội nghị , thông qua dự thảo kế hoạch xã.................................26
4.2. Cập nhật khung kế hoạch xã...................................................................29
4.3. Báo cáo kế hoạch lên cấp trên.................................................................29
5. Bước 5. Hoàn thiện kế hoạch xã, tham vấn, phản hồi....................................30
5.1. Tiếp tục cập nhập và hoàn thiện Kế hoạch xã.........................................30
5.2. Tổ chức tham vấn, phản hồi, cập nhập và hoàn thiện kế hoạch...............30
6. Bước 6. Hoàn thiện, ban hành, chỉ đạo tổ chức thực hiện.............................32
Phần II: Các Mẫu biểu.............................................................................................33
Mẫu biểu II.1: Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng kế hoạch xã...................33
Mẫu biểu II.2: Số liệu cơ bản............................................................................35
Mẫu biểu II.3: Tồn tại/ nguyên nhân/ giải pháp và đề xuất hoạt động..............36
Mẫu biểu II.4: Các biểu mẫu sử dụng trong tổng hợp kế hoạch xã...................37
Mẫu biểu II.5: Nhóm biểu cập nhập kết quả tổng hợp sử dụng trên máy tính. . .40
Mẫu biểu II.6: Khung Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội..............................43
Mẫu biểu II.7: Mẫu Dự thảo Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội...................45
Mẫu biểu II.8: Biên bản hội nghị xã..................................................................53
Phần III: Các công cụ và gợi ý thực hiện................................................................54
1. Xác định vấn đề/ tồn tại, bức xúc, nguyên nhân và giải pháp........................54
1.1. Xác định vấn đề/ tồn tại/ bức xúc............................................................54
1.2. Cách xác định nguyên nhân của vấn đề...................................................60
1.3. Cách xác định giải pháp..........................................................................60
2. Cách thức xây dựng mục tiêu từ vấn đề.........................................................62
3. Cách thức xếp ưu tiên hoạt động...................................................................64
4. Danh mục chỉ số kế hoạch cấp xã..................................................................66

4



Sổ tay lập Kế hoạch Phát triển KTXH xã

Vài nét về cuốn sổ tay


Đối tượng sử dụng:

Đối tượng sử dụng của cuốn số tay này là thành viên Tổ công tác kế hoạch xã và
các bên quan tâm khác.
Trong quá trình tổ chức lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại cấp xã hàng
năm (sau đây gọi tắt là lập kế hoạch), khi cần thiết, thành viên Tổ công tác có thể
tham khảo nội dung liên quan trong cuốn sổ tay.
 Bố cục trình bày
Cuốn sổ tay được viết thành 3 phần:
o Phần I: Hướng dẫn tóm tắt về lập kế hoạch phát triển KTXH cấp xã hàng năm
o Phần II: Các mẫu biểu liên quan
o Phần III: Các công cụ và gợi ý thực hiện
Phần I trình bày tóm tắt về các bước chính trong lập kế hoạch tại xã, phần này giúp
người đọc dễ dàng hiểu được tổng quát các bước cần thực hiện
Cách trình bày trong phần này như sau:
+ Phần Mô tả tóm tắt bước thực hiện chính với các nội dung:
 Thành phần: Những người liên quan cần thiết;
 Địa điểm: Nơi phù hợp để tổ chức thực hiện lập kế hoạch;
 Thời gian: Thời điểm hợp lý để lập kế hoạch;
 Nội dung cần chuẩn bị: Bao gồm những tài liệu cần có phục vụ cho nội dung
này kèm theo trang thiết bị, công cụ liên quan (bảng phấn, giấy viết, bút …
vv);
 Kết quả cần đạt được: Kết quả mong đợi cần có đối với bước này.
 Các bước tiến hành: Mô tả và hướng dẫn chi tiết về các hoạt động theo thứ

tự cần thực hiện để đạt được kết quả đã nêu.
 Chỉ dẫn tra cứu: Ghi số trang của phần hướng dẫn thực hiện các nội dung
liên quan để tiện tra cứu.
+ Phần ví dụ: Đây là phần trình bày những ví dụ cụ thể theo mẫu biểu quy định,
các số liệu trong phần ví dụ có ý nghĩa tham khảo và gợi ý cho người thực hiện.
Phần II là toàn bộ các mẫu biểu được sử dụng trong quá trình lập kế hoạch theo
quy định của Sở Kế hoạch & Đầu tư. Các mẫu biểu liên quan được ký hiệu như sau:
[I].[X] để sử dụng tại cấp thôn (Ví dụ I.1, I.2...) và [II].[X].[Y] để sử dụng tại cấp xã
(II.5.A, II.5.B...).
Phần III trình bày cụ thể về một số gợi ý kỹ thuật sử dụng trong lập kế hoạch có
liên quan trực tiếp đến mỗi bước đề cập trong Phần I. Ngoài ra, trong phần này, còn có
thêm các tài liệu kỹ thuật bổ sung để sử dụng trong lồng ghép một sổ chủ đề chuyên
biệt vào công tác kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm tại cấp xã.

5


Sổ tay lập Kế hoạch Phát triển KTXH xã

6


Sổ tay lập Kế hoạch Phát triển KTXH xã

Phần I: Hướng dẫn tóm tắt về lập kế hoạch phát triển KTXH
cấp xã hàng năm
Tổng quát các bước cần thực hiện
Thời gian lập kế hoạch phát triển Kinh tế xã hội hàng năm cấp xã diễn ra từ cuối
tháng 4 đến tháng 12 và bao gồm công đoạn chủ yếu sau:
 Trước 30 tháng 4 hàng năm:

Ra quyết định thành lập/ kiện toàn tổ công tác lập kế hoạch cấp xã và chỉ đạo
thành lập/ kiện toàn tổ công tác kế hoạch thôn;
 Soạn và ban hành Văn bản chỉ đạo xây dựng kế hoạch xã;
 Dự trù, lên phương án, chuẩn bị kinh phí để xây dựng kế hoạch;
 Cử cán bộ tổ công tác tham gia các khóa tập huấn nâng cao năng lực về công tác
kế hoạch do cấp trên tổ chức;
 Tổ chức hội nghị triển khai công tác kế hoạch và hướng dẫn, tập huấn lại về
công tác kế hoạch cho các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan/ đơn vị, doanh nghiệp
đóng trên địa bàn (gọi tắt là các ban ngành) và các thôn bản xây dựng đề xuất
kế hoạch và điền biểu mẫu liên quan;
 Trong tháng 5:


Tổ chức thu thập thông tin đề xuất kế hoạch từ thôn theo trình tự: (1) Tổ chức
họp tổ công tác xây dựng kế hoạch; (2) Thảo luận nhóm theo chủ đề; và (3) Họp
thôn xây dựng kế hoạch.
 Thu thập thông tin đề xuất kế hoạch từ ban ngành, đoàn thể, cơ quan đơn vị trên
địa bàn xã;
 Chủ động phối hợp tiếp nhận thông tin định hướng từ huyện.
 Trong tháng 6:


Tổng hợp, rà soát thông tin từ đề xuất kế hoạch của các ban ngành, thôn;
 Dự thảo kế hoạch phát triển KTXH năm của xã;
 Tổ chức hội nghị thống nhất kế hoạch phát triển KTXH năm của xã (gọi tắt là kế
hoạch xã);
 Trình dự thảo kế hoạch lên cấp trên để rà soát, phản hồi và tổng hợp vào kế
hoạch ngành cấp huyện.
 Đến cuối tháng 12:







Tham vấn kế hoạch xã, tổ chức phản hồi;
Cập nhật và hoàn thiện kế hoạch xã;
Trình HĐND xã hoặc cơ quan cấp trên theo luật định để phê duyệt, ban hành và
thông báo kế hoạch chính thức, đưa vào thực hiện.

7


Sổ tay lập Kế hoạch Phát triển KTXH xã

Sơ đồ 1: Tổng quan các công việc trong lập kế hoạch xã

8


Sổ tay lập Kế hoạch Phát triển KTXH xã

Sơ đồ 2: Mô tả các bước xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH cấp xã hàng năm

9


Sổ tay lập Kế hoạch Phát triển KTXH xã

1. Bước 1: Công tác chuẩn bị

1.1. Kiện toàn các tổ công tác kế hoạch
Trước 30/04 hàng năm, Chủ tịch UBND xã ra quyết định thành lập/ kiện toàn các
“Nhóm lập kế hoạch” (hoặc “Tổ công tác Kế hoạch”) của xã, thôn, bản (sau đây
gọi là thôn) giúp chỉ đạo, điều hành việc xây dựng kế hoạch tại xã, thôn.
Thành phần nhóm lập kế hoạch xã gồm:
+ Nhóm trưởng: Chủ tịch, hoặc Phó Chủ tịch UBND xã;
+ Thư ký: Chọn cán bộ có khả năng phân tích, tổng hợp thông tin, soạn thảo văn
bản và có thể tổ chức, thuyết trình tại các buổi họp (thường là cán bộ Văn phòng Thống kê xã);
+ Thành viên: 3 đến 5 người khác là cán bộ phụ trách các lĩnh vực Kế toán, Nông
nghiệp - Địa chính, Kinh tế, Tư pháp, Văn hóa xã hội, đại diện đoàn thể, ban ngành…
trưởng thôn và thầy cô giáo của Trung tâm học tập Cộng đồng (nếu có) hoặc cán bộ
tăng cường khác.
Thành phần nhóm lập kế hoạch thôn gồm:
+ Nhóm trưởng: Trưởng thôn hoặc Bí thư chi bộ;
+ Thư ký và các thành viên: 3-5 người là đại diện đoàn thể thôn, đại diện nhóm
hộ nghèo, hộ nông dân làm kinh tế giỏi trong thôn, trong đó có ít nhất 1-2 thành viên
tham gia là nữ giới;
1.2. Ban hành văn bản chỉ đạo xây dựng kế hoạch



Trong tuần đầu tháng 5, nhóm lập kế hoạch chuẩn bị và trình UBND xã ban hành
văn bản chỉ đạo xây dựng kế hoạch xã theo mẫu II.1 và chuẩn bị báo cáo 6 tháng
tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH tại địa phương1;
Nội dung cần chuẩn bị:

Các Văn bản chỉ đạo, Nghị quyết Hội đồng Nhân dân xã, cơ quan lãnh đạo cấp
trên về mục tiêu và chiến lược phát triển KT-XH xã;
 Các thông tin định hướng trong Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội trung và dài
hạn của xã hoặc chiến lược phát triển của địa phương;

 Các loại báo cáo thống kê về một số chỉ tiêu KTXH cơ bản (Giảm nghèo, y tế,
văn hóa, giáo dục …vv);
 Thông tin dự kiến về nguồn lực năm hiện tại và năm kế hoạch (nếu có), các báo
cáo về tình hình sử dụng nguồn lực các năm trước.
 Lịch triển khai lập kế hoạch phát triển KTXH tại xã (Mẫu II.1.A).
 Chỉ dẫn tra cứu:


Mẫu II.1 – trang 37.
Mẫu II.1.A – trang 38.




1

Các dạng biểu mẫu này sẽ được chuẩn hóa trong quá trình theo dõi đánh giá việc thực hiện kế hoạch
phát triển KTXH hàng năm của cấp xã, tạm thời biểu này chưa sử dụng tên gọi và cách đánh số chính thức.

10


Sổ tay lập Kế hoạch Phát triển KTXH xã

1.3. Tổ chức Hội nghị triển khai công tác kế hoạch
Trong tuần 2 tháng 5, UBND xã tổ chức Hội nghị triển khai thu thập thông tin
phục vụ lập kế hoạch PTKTXH.
 Thành phần: Lãnh đạo Đảng ủy, Hội đồng Nhân dân, UBND xã, thành viên
TCTKH xã, Trưởng nhóm lập kế hoạch thôn, bản và đại diện các ban ngành, đoàn
thể xã …vv.



Thời gian thực hiện: nên diễn ra trong vòng một ngày;



Nội dung cần chuẩn bị:

Lịch triển khai lập đề xuất kế hoạch và tổng hợp thông tin (Mẫu II.1.A);
 Mẫu thu thập thông tin thôn gồm: mẫu I.1, I.2 (tối thiểu 5 bản);
 Cuốn Sổ tay Hướng dẫn lập kế hoạch đề xuất thôn cung cấp cho cán bộ TCT
thôn, 02 bộ/ thôn (nếu cần, tùy theo tình hình thực tế);
 Bộ biểu mẫu dành cho các ban ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, hợp tác xã …vv
theo mẫu biểu II.3, mỗi đơn vị cần tối thiểu 3 bản;
 Văn bản chỉ đạo của xã về Hướng dẫn lập kế hoạch (mẫu II.1 và mẫu báo cáo
theo dõi đánh giá kế hoạch 6 tháng).
 Kết quả cần đạt được:


Các thành viên tham gia cuộc họp hiểu rõ nội dung, nhiệm vụ cần thực hiện tại
đơn vị mình (thôn hiểu được cách thu thập thông tin, cách tổ chức họp và điền
mẫu I.1, I.2, các ban ngành, đoàn thể hiểu cách điền biểu II.3).
 Giải thích được những điểm nổi bật về tình hình KTXH của xã bao gồm những
kết quả đạt được, tồn tại/ hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH
của địa phương trong thời gian qua; những lợi thế/ bất lợi trên địa bàn, định
hướng phát triển và dự báo tình hình trong thời gian tới.
 Các bước tiến hành:












(1) Tổ trưởng TCT tóm tắt văn bản chỉ đạo xây dựng kế hoạch xã;
(2) Trình bày sơ lược các kết quả đạt được, tồn tại/ hạn chế trong thực hiện
nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương trong thời gian qua; những lợi thế/
bất lợi trên địa bàn, định hướng, chiến lược phát triển và dự báo tình hình trong
thời gian tới (Theo các căn cứ trình bày trong báo cáo theo dõi đánh giá thực
hiện Kế hoạch PTKTXH năm báo cáo đã chuẩn bị);
(3) Cung cấp mẫu biểu cho đại biểu, ghi nhận vào sổ theo dõi và hướng dẫn/ làm
rõ cách thức điền một số nội dung chủ yếu, giải thích các khái niệm liên quan;
(4) Hướng dẫn đại diện các thôn các bước tiến hành thu thập thông tin tại thôn
và làm rõ cách điền các biểu I.1, I.2; Hướng dẫn các ban ngành điền biểu mẫu
II.3. Nếu cần thiết thì tổ chức điền thử ngay để rút kinh nghiệm.
(5) Thông qua lịch triển khai lập kế hoạch (đã chuẩn bị theo mẫu II.1.A);
(6) Giải đáp thắc mắc nếu cần;
11


Sổ tay lập Kế hoạch Phát triển KTXH xã



(7) Kết thúc cuộc họp.


12


Sổ tay lập Kế hoạch Phát triển KTXH xã

2. Bước 2. Thu thập, xử lý, tổng hợp thông tin
2.1. Thu thập thông tin từ thôn
Hướng dẫn cụ thể để thực hiện xây dựng kế hoạch thôn được trình bày trong “Sổ
tay hướng dẫn xây dựng đề xuất kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội thôn”.
2.2. Thu thập thông tin từ các ban ngành
Các ban ngành cần lập đề xuất kế hoạch cho đơn vị mình theo lịch triển khai đã
thống nhất trong hội nghị kế hoạch đã nêu ở Bước 1.
 Thành phần: Các thành viên chủ chốt của ban ngành;


Thời gian: Hoàn thành trước ngày 31 tháng 5 hàng năm;



Nội dung cần chuẩn bị: Bảng, bút, phấn …vv;



Kết quả cần đạt được: Hoàn thiện phiếu thu thập thông tin (Mẫu II.3).



Các bước tiến hành:

(1). Trưởng ban ngành thông báo mục tiêu và các kết quả cần đạt được của cuộc

họp, phân công nhiệm vụ từng cá nhân tham gia;
Gợi ý
 (2). Tóm tắt những điểm chính về tình hình Kinh tế Xã hội xã, nhấn mạnh các yếu tố có thể gây ảnh Để dễ quan sát và thảo
hưởng tới hoạt động của ban ngành, những tiềm luận, nên trình bày mẫu
năng, lợi thế có thể khai thác để nâng cao chất lượng biểu II.3 ra bảng lớn, khi
thống nhất thì chép kết
và hiệu quả hoạt động của đơn vị;
quả vào biểu II.3 trên
 (3) Thảo luận và xác định 3 điểm mạnh/ thuận lợi
giấy.
nổi bật mà đơn vị đạt được trong giai đoạn vừa qua,
thống nhất và ghi vào mục tương ứng trong biểu.
Đây là những điểm mạnh hoặc những việc cụ thể
đơn vị đã hoàn thành tốt giúp tạo thuận lợi hoặc gây chuyển biến tích cực đối
với lĩnh vực mà ban ngành đang quản lý tại xã.
 (4). Xác định vấn đề/ tồn tại của đơn vị (Xem Phần III:1.1– trang 61).
 (5). Thảo luận và lựa chọn tối đa 3 vấn đề, tồn tại chính bằng cách xếp ưu tiên
(Xem trang 30 hoặc 71). Ghi kết quả thảo luận vào biểu.
 (6). Xác định nguyên nhân, giải pháp/ hoạt động nhằm khắc phục các vấn đề tồn
tại (Xem – trang 66).
 (7). Sau khi xác định được hoạt động để thực hiện giải pháp, cần lựa chọn các
hoạt động quan trọng cho năm kế hoạch theo nguyên tắc tối đa 3 hoạt động cho
mỗi vấn đề và ghi vào mẫu II.3 theo vị trí tương ứng. Chú ý làm rõ các nội dung
liên quan đến hoạt động bao gồm:
+ Thời gian, địa điểm, số lượng, đơn vị tính và dự tính về nguồn lực (Nếu có) cho
mỗi hoạt động.


13



Sổ tay lập Kế hoạch Phát triển KTXH xã

+ Khi xác định nguồn kinh phí dự kiến, cần chú ý ghi rõ tên nguồn đề xuất vào
cột Ghi chú (chẳng hạn: C.T 135 giai đoạn II, C.T cứng hóa ...vv).
+ Cột Ngân sách để ghi lượng kinh phí có thể khai thác từ nguồn ngân sách.
+ Cột Đề xuất thêm để ghi lượng kinh phí cần hỗ trợ thêm.

14


Sổ tay lập Kế hoạch Phát triển KTXH xã

 Lưu ý:
+ Với các hoạt động sử dụng ngân sách thường xuyên, chỉ điền ngân sách dự
kiến sử dụng vào cột Ngân sách, cột Đề xuất thêm thì bỏ trống.
+ Khi thảo luận cần chú ý nhấn mạnh các giải pháp không cần nguồn lực tài
chính, trong thực tế tại địa bàn có rất nhiều hoạt động mà xã có thể tự tổ chức
thực hiện mà không cần huy động thêm hỗ trợ kinh phí từ bên ngoài: Chẳng hạn
tổ chức vận động, tuyên truyền, lao động công ích …vv. Không nên đề xuất tràn
lan vì nếu có đề xuất thì cũng khó có khả năng huy động được tài chính dẫn tới
việc mất lòng tin của nhân dân vào tính khả thi của các hoạt động.
+ Khi ghi vào biểu, cần đánh số thứ tự nguyên nhân, giải pháp, hoạt động để dễ
tổng hợp sau này. Chẳng hạn với vấn đề 1 thì các nguyên nhân, giải pháp của nó
sẽ có số thứ tự là 1.1 và 1.1.1, các hoạt động sẽ có số hiệu là 1.1.1.1. (Xem ví dụ)



(8). Ghi các nội dung còn lại vào mẫu biểu II.3 và công bố kết quả.
(9). Trưởng ban ngành tuyên bố kết thúc cuộc họp.


15


Sổ tay lập Kế hoạch Phát triển KTXH xã

Ví dụ 1: Kết quả thảo luận tại Ban ngành trong biểu II.3
Ngành/ Lĩnh vực:
Nông nghiệp (Trồng trọt)
Kết quả
Vấn đề
Nguyên nhân
1.1 Nông dân thiếu kiến thức khoa học về
Công tác tuyển lựa
1. Người dân trong xã vẫn sử
giống lúa được thực dụng các giống lúa tạp tại hầu áp dụng các giống lúa mới vào sản xuất
hiện tốt
hết các xứ đồng
1.2 Chưa có các hoạt động giới thiệu
giống lúa mới, năng suất cao tại địa bàn

2.1 Hệ thống tưới tiêu chủ động chưa có,
Các biện pháp chăm 2. Một số cánh đồng tại Khu
các mương bai cũ hoạt động kém hiệu quả,
sóc đã được cải tiến giữa thiếu nước canh tác vào
thất thoát nước nhiều
và người dân trong
mùa khô
xã ứng dụng rất tốt
2.2 Người dân chưa xem xét đến khả năng

thay cây lúa bằng cây khác trong mùa khô
việc bón lúa bằng
2.3 Xã Hải Tiến trên đầu nguồn suối Bườn
phân chuồng đã qua
làm đập ngăn lấy nước nên về mùa khô

không còn nước tưới cho hạ lưu
Tổ chức thực hiện
Số
Hoạt động
ĐVT
lượn
Trách
Thời gian
Địa điểm
g
nhiệm
Các hoạt động không cần nguồn lực
1.2.1.1 Thành lập các nhóm cung cấp
Nhóm
5
T3,4/2010
Tại xã
Khuyến
giống vật tư tại địa bàn
nông xã
2.1.1.1 Các thôn Bùi, Sau, Đồng giữa
Công
200
T3/2010

Bùi, Sau,
Khuyến
vận động nhân dân tu sửa mương bai
Đồng giữa
nông
2.3.1.1 Họp bàn về chế độ khai thác
Cuộc
1
T5/2010
Hội trường xã Lãnh đạo
và chia sẻ nguồn nước giữa 2 xã.
họp

Các hoạt động cần nguồn lực
1.1.1.1 Mở lớp tập huấn trồng trọt
Lớp
1
T9/2010
Trung tâm xã Khuyến
một số giống lúa mới
nông xã
2.2.1.1 Đề nghị cấp trên hỗ trợ mô

2
T6,8/2010
Thôn Lâm
Khuyến
hình canh tác phù hợp với điều kiện ít
hình
Hóa, Pheo B nông

nước

16

Giải pháp
1.1.1 Nâng cao kiến thức về kỹ thuật trồng lúa giống mới năng
suất cao cho nông dân trong xã
1.2.1 Khuyến nông xã phối hợp với Khuyến nông huyện để tổ
chức giới thiệu giống lúa năng suất cao, tổ chức dịch vụ cung
cấp giống mới tại địa bàn
2.1.1 Vận động nhân dân 3 thôn Bùi, Sau, Đồng giữa tham gia
đóng góp ngày công tu sửa mương bai nhằm tránh thất thoát
nước
2.2.1 Khuyến nông đề nghị cấp trên xem xét thử nghiệm mô
hình canh tác cây khác trên các vùng đất ít nước
2.3.1 Đề nghị Lãnh đạo xã bàn bạc phối hợp với xã Hải Tiến
để chia sẻ nguồn nước sử dụng trong mùa khô, tránh mất nước
tưới cho các cánh đồng trong xã.
Nguồn lực (1.000 đ)
Ghi chú
(Nêu tên Nguồn
Ngân
Tổng số
Đề xuất
vốn)
sách

Nhân dân đóng góp thời gian, ngày công với sự hỗ trợ của
Khuyến nông xã, huyện
Nhân dân đóng góp ngày công, vật liệu tre nứa có sẵn, cán

bộ xã hỗ trợ kỹ thuật tu sửa, nạo vét

12.000

8.000

4.000

50.000

25.000

25.000

Dân
góp

nguồn sự nghiệp
Dân góp, Sự
nghiệp


Sổ tay lập Kế hoạch Phát triển KTXH xã

2.3. Cung cấp thông tin định hướng phát triển từ huyện
Thông tin định hướng từ cấp huyện đóng vai trò quan trọng đối với quá trình lập
kế hoạch tại các xã. Theo tiến trình công tác kế hoạch huyện, UBND huyện chỉ đạo
phòng Tài chính & Kế hoạch cung cấp thông tin đồng thời dự kiến các chỉ tiêu kế
hoạch chính trong năm tới.
Thông tin huyện cần cung cấp cho xã bao gồm dòng ngân sách dự kiến thuộc các

chương trình đầu tư của nhà nước như: Nguồn kinh phí sự nghiệp, các chương trình
đầu tư xây dựng cơ bản, các chương trình mục tiêu quốc gia.
Dựa trên các thông tin được cung cấp, lãnh đạo các xã sẽ đánh giá tính khả thi
các hoạt động kế hoạch đề xuất theo dòng vốn; các hoạt động với mức ngân sách đề
xuất không hợp lý sẽ dần được điều chỉnh theo hướng sát hơn với thực tiễn và trong
khả năng có thể đáp ứng của các dòng ngân sách phân bổ cho xã.
 Thời gian: Vào cuối tháng 5 đến trung tuần tháng 6 khi đã tổ chức xây dựng
thông tin định hướng xong tại cấp huyện.


Các nội dung được cung cấp từ huyện:



Thông tin ngân sách, Thông tin đầu tư, Thông tin về hoạt động sự nghiệp và các
chương trình mục tiêu trên địa bàn xã (Mẫu III.1).
Các mẫu biểu khác tùy theo định hướng lập kế hoạch từ cấp huyện.

 Chú ý:
+ Trong trường hợp đến cuối thời gian nêu trên các xã không nhận được những
thông tin này thì UBND xã cần chủ động liên lạc với phòng Tài chính & Kế
hoạch để lấy các thông tin trên phục vụ công tác lập kế hoạch phát triển Kinh tế Xã hội tại xã.
+ Nếu các thông tin dự kiến không có sẵn hoặc khó xây dựng thì phòng Tài chính
Kế hoạch có thể dựa trên con số thống kê các dòng, nguồn vốn của năm trước để
thông báo mức dự kiến năm nay cho các xã. Trong thực tế, lượng ngân sách nhà
nước cho các năm sau bao giờ cũng cao hơn mức thực hiện của năm trước.
+ Cũng theo nguyên tắc này, các xã có thể căn cứ vào nguồn vốn, mức chỉ tiêu
được giao từ các năm trước để dự báo sơ bộ mức có thể có trong năm kế hoạch
tới.


17


Sổ tay lập Kế hoạch Phát triển KTXH xã

3. Bước 3: Tổng hợp kế hoạch xã và rà soát thông tin
Trong trường hợp không thể tổng hợp trực tiếp trên máy tính thì áp dụng cách
tổng hợp trên giấy theo hướng dẫn trong mục 3.1. Nếu có máy tính và đã được cài
phần mềm hỗ trợ quản lý thông tin kế hoạch thì tiến hành tổng hợp như trình bày trong
mục 3.2 dưới đây.
3.1. Tổng hợp khung kế hoạch xã


Thành phần: Toàn bộ thành viên của nhóm lập kế hoạch xã và đại diện thôn bản,
đại diện các ban ngành đoàn thể xã;



Thời gian: Cần kết thúc trước 15 tháng 6 năm báo cáo;



Nội dung cần chuẩn bị:

Toàn bộ các mẫu biểu đã thu thập từ thôn bản và các ban ngành (Mẫu I.2, II.3);
 Mẫu II.4.A, B sử dụng trong tổng hợp (mỗi lĩnh vực có ít nhất 01 bản);
 Bút, giấy viết.
 Kết quả cần đạt được:



Hoàn thành biểu tổng hợp mục tiêu, kết quả, vấn đề, nguyên nhân, giải pháp;
 Hoàn thành Dự thảo Kế hoạch PTKTXH xã;
 Các bước tiến hành:


Công việc 1: Chia nhóm tổng hợp:
Nhóm trưởng hướng dẫn chia nhóm lập kế hoạch xã thành 3 tổ tổng hợp, phân
công tổ trưởng và thư ký, cụ thể như sau:
 Tổ Kinh tế: Chịu trách nhiệm về các lĩnh vực như: Trồng trọt; Chăn nuôi; Lâm
nghiệp; Thủy sản; Thú y; Khuyến nông; Công nghiệp; Tiểu thủ Công nghiệp;
Thương mại; Du lịch; Dịch vụ khác; Ngân sách; Địa chính môi trường; Hợp tác
xã; Doanh nghiệp; Đầu tư hạ tầng; Chương trình dự án...;
 Tổ Chính quyền: Chịu trách nhiệm về các lĩnh vực liên quan đến hoạt động
chính quyền, đoàn thể như: Đoàn thanh niên; Hội phụ nữ; An ninh trật tự; Quốc
phòng...;
 Tổ Văn hoá - Xã hội: Chịu trách nhiệm về các lĩnh vực liên quan đến các vấn
đề Văn hóa - Xã hội như: Giáo dục; Y tế; Dân số; Văn hóa thông tin; Thể dục thể
thao; Lao động việc làm; Xóa đói, giảm nghèo...;
Các tổ chia biểu thông tin thu thập từ các ban ngành, đoàn thể …vv (Mẫu biểu
II.3) theo ba nội dung như trên.
Nên phô tô biểu của các thôn (Mẫu biểu I.2) làm 3 bộ và chia cho 3 tổ. Trường
hợp không phô tô được thì chỉ giao cho các tổ sau khi họ đã hoàn tất nội dung tổng
hợp thông tin từ ban ngành, đoàn thể…, sau đó luân chuyển cho các nhóm khác.
Công việc 2: Tổng hợp thông tin:
Nguyên tắc tổng hợp:
18


Sổ tay lập Kế hoạch Phát triển KTXH xã











Lấy biểu II.3 (biểu do các ban ngành cung cấp), tổng hợp trước sau đó bổ sung
thêm thông tin từ thôn bản (Mẫu biểu I.2). Với những thông tin đã được đề cập
thì bỏ qua, chưa được đề cập thì bổ sung và ghi chú tên thôn bản đó trong
ngoặc. Ghi nhận số lần lặp lại của các thông tin giống nhau vào trong ngoặc bên
cạnh nội dung đã tổng hợp.
Để đảm bảo có thông tin chính xác, trong quá trình tổng hợp, nếu có bất kỳ nội
dung nào chưa rõ ràng thì đại diện các thôn và ban ngành cần giải trình cụ thể
nếu có yêu cầu.
Khi tổng hợp, với một số nội dung được nêu không rõ ý, TCT có thể viết lại cho
dễ hiểu hơn nhưng không được làm sai ý nghĩa của phát biểu ban đầu.
Cần ghi tên lĩnh vực vào phiếu tổng hợp; nhóm các nội dung của cùng lĩnh vực
thì tổng hợp vào cùng một trang, nếu thiếu chỗ thì viết vào trang tiếp theo và
đánh số trang (chẳng hạn lĩnh vực Chăn nuôi có 3 trang thì cách ghi số trang là:
Chăn nuôi 1, Chăn nuôi 2, Chăn nuôi 3).

Trình tự thực hiện:

 Tổng hợp Vấn đề, Nguyên nhân và Kết quả:
Các tổ tổng hợp liệt kê, phân tích, thảo luận và chỉnh sửa cách phát biểu các vấn
đề và nguyên nhân tương ứng trong biểu II.3 thuộc từng lĩnh vực. Nhóm các
vấn đề giống nhau, ghi vào cột Vấn đề, các nguyên nhân tương ứng của vấn đề

ghi vào cột Nguyên nhân của Biểu II.4.A. Làm tương tự đối với mục ghi kết quả
trong các biểu cung cấp thông tin.
Khi tổng hợp xong từng vấn đề và các nguyên nhân tương ứng từ mẫu II.3, bổ
sung các vấn đề từ biểu I.2 theo nguyên tắc đã nói ở trên.
 Xác định Mục tiêu:
 (1) Căn cứ vào các vấn đề và nguyên nhân đã chỉ ra, nhóm tổng hợp xác định
mục tiêu cần đạt được theo cách phát biểu ngược lại với vấn đề đã nêu.
 (2) Nếu phát biểu ngược lại không khả thi thì tìm một mục tiêu tương đương
khác diễn tả tình huống có được khi tất cả các nguyên nhân được giải quyết.
 (3) Nếu thấy vấn đề quá phức tạp, khó hoặc không thể khắc phục được trong
thời gian tới, nhóm tổng hợp thảo luận lựa chọn một, nhiều nguyên nhân quan
trọng có thể giải quyết trong năm tới và phát biểu mục tiêu theo cách đã trình
bày tại bước 1 (Xem thêm Phần III:2 - trang 69). Ghi lại mục tiêu vừa xác định
vào cột Mục tiêu trong biểu tổng hợp.


 Lưu ý:
+ Các vấn đề/ nguyên nhân không được lựa chọn khắc phục sẽ trở thành yếu tố
rủi ro phải tính đến trong thời gian tới.



Tổng hợp giải pháp: Nhóm công tác tổng hợp giải pháp cụ thể do ban ngành,
thôn bản …vv xác định theo nguyên tắc đã nói ở trên và ghi vào cột Giải pháp.
Tổng hợp hoạt động đề xuất: Cách thức tổng hợp hoạt động như trong sơ đồ
dưới đây:

19



Sổ tay lập Kế hoạch Phát triển KTXH xã

Tổ tổng hợp duyệt qua tất cả các hoạt động đề xuất, phân loại theo bản chất, làm
rõ nội dung (nếu cần) sau đó ghi tên hoạt động tổng hợp vào biểu II.4.B.
Tên hoạt động tổng hợp cần diễn đạt được nội dung của các hoạt động đề xuất,
chẳng hạn, nếu các hoạt động chi tiết của ban ngành và thôn đều đề xuất xây dựng
đường bê tông thì hoạt động tổng hợp sẽ là “Xây dựng đường bê tông” trong đó phần
số lượng sẽ là tổng số lượng của từng hoạt động chi tiết, địa điểm là tất cả các địa điểm
đã được đề cập. Nếu có khác nhau về đơn vị tính thì phải đổi đơn vị tính tương đương.

 Giải thích: Tổng hợp hoạt động theo nhóm
+ Các hoạt động trong kế hoạch của xã không phải là hoạt động chi tiết của các
thôn bản đề xuất mà là hoạt động đại diện cho các hoạt động cùng loại của các
thôn, ban ngành.
+ Căn cứ vào nội dung, khi hoạt động được thông qua, cấp kinh phí thực hiện
người ta sẽ tiến hành khảo sát lại cụ thể nhu cầu thông qua quá trình khảo sát
đầu tư để cùng quyết định sẽ tổ chức thực hiện ở đâu trước, khối lượng ra sao,
thời gian nào, mức độ đóng góp cần huy động là bao nhiêu.
Khi tổng hợp cần chú ý:
+ Xác minh số liệu của từng hoạt động để đảm bảo tính khả thi về các mặt:
nguồn vốn, thời gian thực hiện, quy mô..vv.
+ Nếu số liệu không rõ ràng và không thể xác minh được thì không tổng hợp
vào danh sách hoạt động của xã.

 Thế nào là hoạt động rõ ràng?
- Tên hoạt động: Cụ thể và chỉ ra được nội dung cần thực hiện
- Mô tả (Khối lượng + Đơn vị tính): Chỉ ra được mức độ công việc và khối lượng
công việc cần thực hiện
- Thời gian thực hiện: Chỉ ra cụ thể thời gian thực hiện
- Địa điểm thực hiện: Chỉ rõ địa điểm tiến hành

- Trách nhiệm tổ chức thực hiện: Nêu được ai tham gia vào tổ chức thực hiện
hoạt động
- Nguồn vốn và Ghi chú: Cụ thể hóa được nguồn vốn, mức độ đóng góp kinh phí
từ các nguồn khác nhau (tỷ lệ đóng góp/ số tiền – nếu có thể xác định được)
20


Sổ tay lập Kế hoạch Phát triển KTXH xã

3.2. Nhập dữ liệu và tổng hợp trên máy:
Các xã có máy tính có thể tiến hành cập nhập đề xuất của thôn, ban ngành và
tổng hợp ngay trên máy tính mà không cần tổng hợp trên giấy như đã trình bày.
3.2.1. Cập nhập thông tin
 Thành phần: 02 cán bộ biết sử dụng các phần mềm văn phòng (Word, Excel).


Nội dung cần chuẩn bị:

Máy tính đã cài đặt sẵn phần mềm tổng hợp kế hoạch.
 Các biểu đề xuất của thôn bản.
 Các bước tiến hành:


Hướng dẫn thao tác cụ thể xin xem trực tiếp trong phần mềm hoặc trong Hướng
dẫn cập nhập trên máy được trình bày trong một tài liệu riêng.

 Lưu ý:
+ Trong trường hợp chưa chia tổ tổng hợp và thực hiện tổng hợp trên giấy, Nhóm
lập kế hoạch xã cử cán bộ phù hợp sử dụng các biểu đầu vào I.2, II.3 nhập trực
tiếp vào phần mềm theo hướng dẫn sau đó tiến hành tổng hợp trên máy như trình

bày dưới đây;
+ Nếu đã chia tổ tổng hợp thì cán bộ cập nhập sử dụng ngay các biểu tổng hợp
II.4.A, II.4.B để nhập trực tiếp vào máy tính theo hướng dẫn sử dụng phần mềm.


3.2.2. Tổng hợp trên máy
Thành phần: 02 cán bộ biết sử dụng các phần mềm văn phòng (Word, Excel), các
thành viên nhóm công tác và đại diện thôn, ban ngành.



Nội dung cần chuẩn bị:
Máy tính đã cài đặt sẵn phần mềm tổng hợp kế hoạch.
Các bước tiến hành:





Nguyên tắc tổng hợp: Tổng hợp theo từng lĩnh vực, lấy các đề xuất của ban
ngành làm trung tâm, rà soát, điều chỉnh lại cho sáng tỏ, rõ ràng sau đó lấy các đề xuất
của thôn bản để bổ sung.
Trình tự thực hiện
 Tổng hợp Kết quả, Vấn đề, Nguyên nhân, Giải pháp, hoạt động:
 (1) Cán bộ tổng hợp đọc to các đề xuất của ban ngành theo lĩnh vực để mọi
người cùng nắm được; Thảo luận nhóm, đề nghị đại diện ban ngành, thôn giải
thích cụ thể với các nội dung không rõ ràng, tiến hành sửa đổi trực tiếp trên máy.
 (2) Cán bộ tổng hợp đọc danh sách các đề xuất của thôn, thảo luận nhóm, đề
nghị đại diện thôn giải trình những nội dung chưa rõ ràng;


21


Sổ tay lập Kế hoạch Phát triển KTXH xã



(3) Nhóm tổng hợp cùng thảo luận, xác định những nội dung đã trùng lặp với đề
xuất của ban ngành, tổng hợp trước sau đó chuyển sang những nội dung không
trùng lặp với đề xuất của ban ngành.

 Xác định Mục tiêu:




(1) Căn cứ vào các vấn đề và nguyên nhân đã chỉ ra, nhóm tổng hợp xác định
mục tiêu cần đạt được theo cách phát biểu ngược lại với vấn đề đã nêu.
(2) Nếu phát biểu ngược lại không khả thi thì tìm một mục tiêu tương đương
khác diễn tả tình huống có được khi tất cả các nguyên nhân được giải quyết.
(3) Nếu thấy vấn đề quá phức tạp, khó hoặc không thể khắc phục được trong
thời gian tới, nhóm tổng hợp thảo luận lựa chọn một, nhiều nguyên nhân quan
trọng có thể giải quyết trong năm tới và phát biểu mục tiêu theo cách đã trình
bày tại bước 1 (Xem thêm Phần III:2 - trang 69). Ghi lại mục tiêu vừa xác định
vào máy.

 Lưu ý:
+ Các vấn đề/ nguyên nhân không được lựa chọn khắc phục sẽ trở thành yếu tố
rủi ro phải tính đến trong thời gian tới.
+ Khi chuẩn bị dự thảo kế hoạch, nhóm dự thảo cần đưa các nội dung này vào để

các bên liên quan chú ý trong quá trình thực hiện kế hoạch, có sự chuẩn bị sẵn
sàng đối với các yếu tố rủi ro.
3.3. Đánh giá tính khả thi của hoạt động đề xuất và cơ cấu nguồn vốn
Đây là nội dung quan trọng giúp xã phân loại được các hoạt động đề xuất thành
nhóm có khả năng được chấp thuận thực hiện cao và nhóm có khả năng thực hiện thấp.
Khuyến nghị nên thao tác trực tiếp việc đánh giá khả thi của hoạt động trong
phần mềm quản lý thông tin kế hoạch.
 Thành phần:
Cán bộ Kế toán/ tài chính xã, 1 đến 2 cán bộ khác có thể sử dụng phần mềm kế
hoạch, lãnh đạo xã hoặc người nắm bắt được toàn bộ các chương trình dự án, chương
trình mục tiêu, các nguồn tài chính trên địa bàn xã (cán bộ chủ chốt).
 Thời gian: Sau khi hoàn thành tổng hợp và nhập kết quả từ các biểu vào máy tính.


Nội dung cần chuẩn bị:

Toàn bộ các biểu mẫu đã thu thập từ thôn bản, các ban ngành;
 Bộ biểu đã tổng hợp II.4.A, B (nếu đã tổng hợp trên giấy);
 Các phiếu cung cấp thông tin của huyện (Mẫu III.1) và danh mục các chương
trình mục tiêu, dự án trên địa bàn xã (nếu có);
 Thông tin về các chương trình dự án, tổng hợp theo nguồn vốn đối với các hoạt
động đã thực hiện trong năm trước (cán bộ tài chính chuẩn bị trước).
 Kết quả cần đạt được:


22


Sổ tay lập Kế hoạch Phát triển KTXH xã


Chỉ ra được nguồn lực dự kiến liên quan đến từng hoạt động;
 Phân loại và hoàn thành 02 bảng hoạt động cho năm kế hoạch;
 Các bước tiến hành:


(1). Chuẩn bị và phân loại hoạt động và xác định nguồn vốn
+ (i). In kết quả tổng hợp trong Mẫu biểu II.5:Phần I:1Mẫu biểu II.1.B: để tiện
theo dõi và đánh dấu xác minh (nếu cần).
+ (ii). Kế toán và cán bộ chủ chốt rà soát từng hoạt động và phân loại nguồn vốn
dự kiến sử dụng cho hoạt động đó (xem Gợi ý ở trang sau).
+ (iii) Ghi nháp kinh phí đề xuất và tính tổng theo nguồn để so sánh với tổng cân
đối đã thực hiện từ năm trước hoặc mức dự kiến do huyện cung cấp (nếu có).


 Gợi ý: Cách ghi tên Nguồn vốn và Trạng thái của Hoạt động
- Xem xét bản chất hoạt động để quyết định nó có thể thuộc hoặc đề xuất thực
hiện theo chương trình mục tiêu/ dự án dự kiến nào? Ví dụ: Các hoạt động xây
dựng đường giao thông nông thôn thì có thể thuộc Chương trình Cứng hóa
giao thông nông thôn ...vv
Để nắm được danh mục các chương trình/ dự án/ nguồn đầu tư trên địa bàn, nên
tham khảo hướng dẫn thông tin của huyện hoặc rà soát các chương trình đã thực
hiện trên địa bàn từ năm trước.
- Khi không thể xác định được nguồn vốn cho Hoạt động thì ghi “Chưa rõ” vào
cột Nguồn vốn.
- Với các hoạt động không rõ ràng (xem Gợi ý: Thế nào là hoạt động rõ ràng tại
trang 17 ) thì ghi “Cần xác minh” tại cột Trạng thái hoặc ghi rõ yêu cầu cần
giải trình để các bên liên quan bổ sung sau.
(2). Rà soát lại các nội dung tài chính
+ (iv). Khi xác định xong nguồn vốn và các chi tiết khác tại bước (1) cho hoạt
động đề xuất, cần giao lại cho cán bộ cập nhập điều chỉnh lại trên phần mềm tổng hợp

kế hoạch các thay đổi đã thực hiện.
+ (v). Thông tin tổng quát về tài chính cho năm kế hoạch sẽ được tự động tính và
thể hiện trong biểu II.5.C tại phần mềm tổng hợp kế hoạch. Kế toán xã cần kiểm tra
các kết quả tính toán liên quan, nếu cần thiết thì xác minh thông tin và quay lại Mẫu
biểu II.5:Phần I:1Mẫu biểu II.1.B:, điều chỉnh mức kinh phí cho phù hợp với yêu
cầu của xã.
+ (vi). Khi hoàn tất việc kiểm tra và cập nhập, tiến hành chỉnh sửa mẫu biểu cho
phù hợp và in ra để đưa vào Dự thảo Kế hoạch xã.


 Gợi ý: Nguyên tắc xác định nguồn vốn và cách ghi trên biểu II.5.B
- Hoạt động có nguồn vốn thuộc các nguồn Chi thường xuyên hoặc Vốn Sự
nghiệp thì có thể ghi kinh phí ở cả 3 cột Ngân sách (mức ổn định hàng năm),
Dân góp (mức có thể huy động trong dân) và Đề xuất (mức đề xuất bổ sung từ
ngân sách);

23


Sổ tay lập Kế hoạch Phát triển KTXH xã

- Hoạt động có nguồn vốn thuộc các chương trình Xây dựng cơ bản hoặc vốn
Đầu tư phát triển khác thì chỉ ghi kinh phí ở cột Ngân sách;
- Hoạt động có nguồn vốn thuộc các Chương trình mục tiêu thì chỉ ghi kinh phí
ở cột Ngân sách và cột Dân góp;
- Hoạt động có nguồn vốn thuộc nhóm Nguồn tài trợ khác (do các nhà tài trợ, dự
án, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp hỗ trợ…) thì chỉ ghi kinh phí ở cột Dân
góp và Đề xuất.
3.4. Dự thảo Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội



Thành phần: Lãnh đạo xã, cán bộ thống kê - văn phòng và người có khả năng
thao tác trên máy tính;



Thời gian: Sau khi hoàn thành tổng hợp và nhập kết quả từ các biểu vào máy tính;



Nội dung cần chuẩn bị:

bộ biểu tổng hợp của các nhóm thảo luận (nếu thực hiện tổng hợp trên giấy) gồm
các mẫu biểu II.4.A, B (để đối chiếu khi cần thiết);
 Biểu tổng hợp Kết quả, Mục tiêu, vấn đề, nguyên nhân và giải pháp đã cập nhật
trên máy tính (Mẫu biểu II.5:Phần I:1Mẫu biểu II.1.A:);
 Các biểu mẫu, thông tin thống kê về thực trạng KTXH trên địa bàn xã trong 6
tháng qua.
 Kết quả cần đạt được:


Dự thảo Kế hoạch Kinh tế - Xã hội xã được hoàn tất;
Các bước tiến hành:





Công việc 1: Chuẩn bị Phần I: Đánh giá tình hình thực hiện KHPT KTXH
năm hiện tại (X).

Nội dung phần này sẽ được lấy từ Mẫu biểu II.5:Phần I:1Mẫu biểu II.1.A:, công
việc chủ yếu là viết lời cho từng lĩnh vực như đề cập trong khung dự thảo (Mẫu biểu
II.7:). Cụ thể như sau:
Trình bày Những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện KHPT KTXH xã 6 tháng đầu
năm:
Đây là phần nội dung có tính chất khái quát cao từ tất cả các tồn tại, khó khăn
thuận lợi đã xác định, do đó, lãnh đạo xã nên hỗ trợ chuẩn bị phần này. Người viết cần
tóm tắt tổng quan các vấn đề đã tổng hợp bên cạnh việc sử dụng những kết luận có
trong các báo cáo đánh giá năm kế hoạch hiện tại. Lãnh đạo xã nên giúp chuẩn bị nội
dung này (Xem thêm hướng dẫn trong mẫu dự thảo - trang 51).
Viết thuyết minh cho phần Đánh giá tình hình (Mục 2):
 (1). Dựa vào thông tin thống kê và/ hoặc báo cáo theo dõi & đánh giá (nếu có)
để đưa ra một vài con số cho mục Thực trạng/ Kết quả đạt được ứng với từng
lĩnh vực.

24


Sổ tay lập Kế hoạch Phát triển KTXH xã

(2). Mục Tồn tại là các vấn đề đã liệt kê trong Biểu tổng hợp, chỉ cần viết lại
cho rõ ràng, bổ sung thêm từ ngữ để diễn đạt câu hoàn chỉnh song không được
làm thay đổi ý nghĩa ban đầu. Sắp xếp vấn đề vào lĩnh vực hợp lý tại biểu II.7
nếu thấy chúng không phù hợp với lĩnh vực được xác định trong biểu tổng hợp
II.5.A (xem Ví dụ 2).
 (3). Mục Nguyên nhân được viết dựa trên những nguyên nhân ứng với các vấn
đề đã nêu trong biểu tổng hợp (xem ví dụ tại trang 26).
Hiện tại phần mềm tổng hợp kế hoạch trên Excel có thể giúp tạo Dự thảo kế
hoạch từ biểu II.5.A song đó đơn thuần chỉ là việc đưa các nội dung định tính vào
ngành, lĩnh vực tương ứng, việc rà soát và viết lại vẫn rất cần thiết.



25


×