Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

HÁT TRIỂN CỤM NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (835.02 KB, 14 trang )

PHÁT TRIỂN CỤM NGÀNH CÔNG NGHIỆP
Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
INDUSTRIAL CLUSTER DEVELOPMENT IN VIETNAM
IN THE CONTEXT OF INTERNATIONAL INTEGRATION
Assoc. Prof. Dr. Nguyen Ngoc Son
National Economics University, Hanoi
Phát triển cụm ngành công nghiệp đang là một công cụ quan trọng được áp dụng rộng rãi ở
các nước trên thế giới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh công nghiệp và tăng cường tham gia
vào mạng lưới sản xuất khu vực cũng như chuỗi giá trị toàn cầu. Phát triển cụm ngành công nghiệp
đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các nước phát triển (Hoa Kỳ,
Đức, Nhật Bản, Italia), các nền công nghiệp mới như Hàn Quốc, Đài Loan cũng như của nền kinh
tế mới nổi như Trung Quốc, Nga hay Brazil. Nhiều nước trên thế giới, kể cả nước phát triển và
đang phát triển, đang nỗ lực triển khai các chính sách phát triển dựa trên cụm ngành công nghiệp
Từ phân tích các quan niệm về cụm ngành công nghiệp, kinh nghiệm phát triển các cụm
ngành công nghiệp trên thế giới; đồng thời phân tích khả năng và điều kiện phát triển cụm ngành
công nghiệp ở Việt Nam để đề xuất 7 nhóm giải pháp nhằm phát triển cụm ngành công nghiệp ở
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, gồm có: tăng cường nhận thức về cụm ngành
công nghiệp; thể chế hóa khái niệm cụm ngành công nghiệp, quy định về cụm ngành công nghiệp;
xây dựng chính sách phát triển cụm ngành công nghiệp; xây dựng cơ quan quản lý phát triển cụm
ngành công nghiệp; phát triển công nghiệp hỗ trợ cho các ngành công nghiệp mũi nhọn ở Việt
Nam; tăng cường liên kết vùng và liên kết doanh nghiệp; phát triển các dịch vụ phát triển kinh
doanh
Abstract
Industrial cluster development is an important tool widely applied in countries around the
world to enhance industrial competitiveness and increase engagement in regional production
networks, as well as global value chains. Industrial cluster development plays an important role in
enhancing the competitiveness of developed countries (USA, Germany, Japan, Italy), new industries
such as Korea and Taiwan, as well as emerging economies like China, Russia or Brazil. Many
countries in the world, including developed and developing countries, are attempting to implement
industrial cluster-based development policies.
Through analyzing the concepts of industrial clusters, experiences of the world in developing


industrial clusters, and at the same time analyzing the capacity and conditions for developing
industrial clusters in Vietnam, this paper proposes seven groups of solutions for the development of
industrial clusters in Vietnam in the context of integration and globalization, including: raising
awareness of industrial clusters; institutionalizing the concept of industrial clusters and regulations
on industrial clusters; developing industrial cluster development policies; establishing an agency
in charge of managing industrial cluster development; developing supporting industries for key
industries in Vietnam; strengthening regional links and corporate linkages; developing business
development services.

Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking
SĐT: 04.6253.1570 – Email:
Website: www.hawking.edu.vn


1. Quan niệm về cụm ngành công nghiệp
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về cụm ngành công nghiệp (industrial cluster).
Thuật ngữ này càng trở nên phổ biến từ khi được Micheal Porter nhắc tới trong cuốn Lợi
thế cạnh tranh của các quốc gia (1990) và khẳng định “chính sách cụm công nghiệp thành
công được xem là một mô hình về để phát triển lợi thế cạnh tranh khu vực”. Có nhiều khái
niệm về cụm công nghiệp nhưng tất cả đều có điểm chung là muốn nói đến một nhóm các
doanh nghiệp và các tổ chức tập trung với nhau về mặt địa lý. Sự khác biệt giữa các khái
niệm thể hiện trong mối quan hệ giữa các doanh nghiệp và tổ chức trong một cụm công
nghiệp, đó là mối quan hệ dọc theo chuỗi giá trị và mối quan hệ ngang. Dựa trên cấu trúc
của cụm công nghiệp, các nhà nghiên cứu đã chia các cụm công nghiệp thành ba nhóm: (i)
cụm công nghiệp chủ yếu gồm các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm giống nhau hoặc
có liên quan đến nhau trong một khu vực địa lý nhất định (ii) cụm công nghiệp gồm có một
hoặc một số doanh nghiệp lớn (doanh nghiệp mỏ neo) và nhiều doanh nghiệp là thầu phụ,
nhà cung cấp cho một hoặc một số doanh nghiệp lớn đó, và (iii) cụm công nghiệp có mối
liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp - tổ chức nghiên cứu, giáo dục - chính phủ. Tương ứng
với ba khái niệm nêu trên, các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về cụm

công nghiệp. Sonobe & Otsuka (2006) cho rằng cụm công nghiệp là sự tập trung về mặt địa
lý hoặc sự tập trung ở một địa phương hay vùng các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng
tương tự nhau hoặc có liên quan mật thiết với nhau. Kuchiki (2007) quan niệm cụm ngành
công nghiệp là sự tập trung về mặt địa lý trong một quốc gia hoặc một vùng của các công
ty có liên kết với nhau, các nhà cung cấp chuyên biệt, các nhà cung cấp dịch vụ và các tổ
chức liên quan thuộc một lĩnh vực cụ thể. Porter (1990) định nghĩa cụm công nghiệp là sự
tập trung về mặt địa lý của các công ty và các tổ chức có liên quan với nhau trong một lĩnh
vực cụ thể; gồm một loạt các ngành công nghiệp liên kết với nhau và các chủ thể khác có
vai trò quan trọng đối với cạnh tranh; gồm chính phủ và các tổ chức khác, như các trường
đại học, cơ quan nghiên cứu, tổ chức tài chính… cung cấp giáo dục, đào tạo, thông tin,
nghiên cứu và hỗ trợ kỹ thuật.
Các nghiên cứu thực tiễn đã cho thấy các cụm công nghiệp góp phần tăng cường tính
kinh tế địa phương và đô thị hóa, tạo điều kiện cho tái cơ cấu công nghiệp cũng như khuyến
khích liên kết giữa các doanh nghiệp, cho phép các nguồn lực công đầu tư tập trung hơn.
Mặt khác, mặc dù cụm công nghiệp tạo cơ hội cho việc tích tụ thông tin, kiến thức - tiền đề
cho việc cải tiến, đổi mới trong sản xuất và giảm chi phí giao dịch.
Cụm ngành công nghiệp đã phát triển mạnh ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các
nước phát triển như Mỹ, Anh, Nhật, Italia, và các nước công nghiệp mới nổi như Singapore,
Trung Quốc… Có thể kể ra một số cụm công nghiệp công nghệ cao ở các nước này như thung
Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking
SĐT: 04.6253.1570 – Email:
Website: www.hawking.edu.vn


lũng Silicon, khu tam giác nghiên cứu Bắc California ở Mỹ, cụm công nghiệp Cambridge và
cụm công nghiệp Đông Bắc Anh ở Anh…, cụm công nghiệp hóa dầu ở Singapore và cụm công
nghiệp ô tô ở Tianjin, Trung Quốc. Chính phủ các nước này đều thực thi các chính sách cụm
công nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cụm công nghiệp mới hình thành cũng như
khuyến khích các cụm công nghiệp phát triển.
Năm 1975 Quỹ Châu Âu về phát triển vùng được thành lập để thực hiện các chính

sách phát triển cụm ngành công nghiệp. Ở Châu Âu, cách tiếp cận về liên kết doanh nghiệp
đầu tiên được thực hiện tại Đan Mạch từ những năm 1989 - 1990. Ủy ban Đan Mạch về
Phát triển kinh doanh được xem như cơ quan chịu trách nhiệm trước chính phủ về các chính
sách phát triển cụm ngành. Các cơ quan cùng liên kết gồm Bộ Công thương, Bộ Khoa học,
Bộ Giáo dục, Bộ Lao động, Cơ quan Phát triển thương mại và công nghiệp và Bộ Tài chính.
Năm 1992 có đến 40% doanh nghiệp của Đan Mạch tham gia vào các cụm ngành công
nghiệp và chiếm đến 60% kim ngạch xuất khẩu quốc gia. Hiện nay, ở Đan Mạch có 29 cụm
ngành công nghiệp chính đang hoạt động.
Ở Đức có 3 cụm ngành công nghệ cao là Munich, Hamburg và Dresden. Cụm ngành
công nghiệp ô tô ở Đông Đức bắt đầu thành lập năm 2004 theo sáng kiến của 5 vùng: Berlin
– Brandenberg, Thuringen, Mecklenburg Vorpommerm, Sachsen và Sachsen – Anhalt.
Trong cụm ngành công nghiệp ô tô có các doanh nghiệp sản xuất ô tô, các doanh nghiệp
sản xuất linh kiện và nguyên vật liệu, các trung tâm dịch vụ, các viện nghiên cứu và các
hiệp hội khác. Trong cụm ngành công nghiệp này tập trung các hãng sản xuất ô tô lớn như
BMW, DaimlerChrysler, Opel, Porche, VW, các doanh nghiệp sản xuất linh kiện KUKA
Schweissalagen GmbH, MITEC Automotive AG, Schnellecke Group, Simens VDO
Automotive AG, TRIMET Aluminium AG, Ngân hàng Công nghiệp Đức, Viện Fraugofer,
Đại học Kỹ thuật Dresden, Trường cao đẳng thương mại Lepzig…
Ở Italia, sự phát triển của cụm ngành ở các vùng dựa trên kinh nghiệm thành công về
phát triển các vùng công nghiệp. Các vùng này tập trung ở Đông Bắc và miền Trung Italia,
các vùng có mức độ tập trung các doanh nghiệp rất cao, chủ yếu là doanh nghiệp và nhỏ
với các ngành công nghiệp chế tạo truyền thống. Các doanh nghiệp trong cụm ngành ở các
vùng có hiệu suất sinh lời cao, năng suất cao hơn các doanh nghiệp tương tự ở ngoài cụm.
Ở Italia có tới 200 các cụm ngành với hơn 600 nghìn doanh nghiệp. Ở Alpe (vùng
Monblant), cụm công nghiệp dệt may với 1300 doanh nghiệp sản xuất vải kasimia, may,
thiết kế thời trang và thiết bị dệt may. Chính phủ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát
triển của cụm ngành thông qua ưu đãi cho xuất khẩu, thu hút đầu tư, và tư vấn. Hệ thống
thông tin được thiết lập và đảm bảo truy cập cho tất cả đối tượng ở cả cấp quốc gia và vùng.
Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking
SĐT: 04.6253.1570 – Email:

Website: www.hawking.edu.vn


Tại Mỹ, M. Porter là người tiên phong trong thiết kế mô hình cụm ngành công nghiệp.
Các Bang Arizona, California, Florida, Minoseta, Bắc Carolina, Ohio, Oregon, Washington
dẫn đầu về phát triển các cụm ngành. Cụm ngành công nghiệp tiêu biểu nhất ở Mỹ là thung
lũng Silicon, với hơn 2,5 triệu lao động. Tại Bang Arizona với sự tham gia của trung tâm
Porter M. đã xây dựng chương trình đối tác chiến lược để phát triển kinh tế. Kết quả là 9
mô hình cụm ngành được thành lập. Hoạt động của các cụm ngành này cho thấy chúng hoạt
động như mạng lưới sản xuất, với mục tiêu cùng học hỏi, cùng nghiên cứu marketing, mua
sắm, sản xuất. Ở tất cả các Bang của Mỹ đều thành lập các Ủy ban về phát triển cụm ngành
công nghiệp. Các trung tâm nghiên cứu, các trường đại học cũng thực hiện nghiên cứu phát
triển các cụm ngành. Nguồn vốn ban đầu do chính quyền Liên bang cấp, sau đó có thể huy
động nguồn vốn tư nhân. Các cụm ngành công nghiệp của Mỹ có mức độ cạnh tranh toàn
cầu rất cao.
Kinh nghiệm phát triển cụm ngành công nghiệp của Canada được đặc trưng bởi mức độ
phát triển của cơ cấu ngành công nghiệp, mức độ đổi mới cao và là điển hình của việc xây dựng
các cụm ngành công nghệ cao. Các cấp chính quyền hỗ trợ phát triển các cụm ngành ở Canada
gồm chính quyền liên bang, vùng, tỉnh/thành phố. Chính quyền liên bang hỗ trợ các cụm ngành
trong triển khai thu hút đầu tư, xuất khẩu hàng hóa, điều tiết thị trường lao động, xây dựng các
chương trình đào tạo, bảo vệ sở hữu trí tuệ…Ở cấp độ tỉnh, chính sách cụm ngành công nghiệp
được ủng hộ tích cực. Chính sách này bao gồm việc tài trợ cho các nghiên cứu khoa học, thực
hiện các chương trình đào tạo, thu hút đầu tư nước ngoài và cung cấp các dịch vụ tiện ích. Vai
trò chủ đạo trong chính sách cụm ngành ở cấp tỉnh là Cơ quan phát triển vùng thuộc chính
quyền địa phương.
Nhật Bản là một trong những quốc gia áp dụng chính sách phát triển cụm công nghiệp
thành công. Từ đầu những năm 2000, Nhật Bản đã xây dựng và triển khai chính sách cụm
ngành công nghiệp một cách hệ thống. Để hình thành một cụm ngành công nghiệp, Bộ Công
Thương tiến hành bốn bước: phân tích đặc điểm của địa phương; xác định mạng lưới có thể
thiết lập trong phạm vi địa phương; mở rộng phạm vi mạng lưới, và thúc đẩy tập trung công

nghiệp và đổi mới. Ba nhóm chính sách mà Bộ Công Thương thực hiện là (i) xây dựng
mạng lưới, (ii) hỗ trợ doanh nghiệp về R&D, phát triển thị trường, quản lý, đào tạo và (iii)
thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa các doanh nghiệp với các tổ chức
tài chính, các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu. Nhật Bản là quốc gia đi đầu trong xây dựng
hệ thống liên kết thầu phụ và hợp đồng giữa các doanh nghiệp lớn với các doanh nghiệp
vừa và nhỏ.
Ở các nước đang phát triển, cách tiếp cận cụm ngành cũng được áp dụng tương đối
phổ biến, đặc biệt là ở các quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao như Trung Quốc, Thái Lan,
Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking
SĐT: 04.6253.1570 – Email:
Website: www.hawking.edu.vn


Malaysia, Ấn Độ. Các cụm ngành công nghiệp đã phát triển rất mạnh ở Trung Quốc như
cụm ngành công nghiệp ô tô thu hút được 20 tỷ USD với hệ thống các doanh nghiệp lắp ráp
ô tô, các nhà cung cấp linh kiện, các cơ sở nghiên cứu khoa học, các trung tâm sáng tạo…
Ví dụ, tỉnh Quảng Đông cụm ngành công nghiệp được thiết lập dựa trên các hãng sản xuất
ô tô lớn của Nhật Bản gồm Nissan, Honda và Toyota. Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư 6 tỷ
USD vào dựa án này. Cụm ngành công nghiệp ô tô bắt đầu ở thành phố Quảng Châu, đã lan
sang các thành phố Phosan, Dunguan, và hiện nay bao phủ toàn bộ tỉnh Quảng Đông. Các
doanh nghiệp chủ đạo trong cụm là Nissan, Honda và Toyota có nhà máy tại Quảng Châu.
Nissan và doanh nghiệp sản xuất ô tô lớn nhất Trung Quốc liên doanh sản xuất ô tô Sunny
và Tiida. Dongfeng Nissan Diesel Motor Corporation có các chi nhánh về đổi mới, trung
tâm liên kết công động. Các định hướng chính của cụm ngành công nghiệp này là: thiết lập
liên kết giữa các thành viên tham gia trong cụm ngành công nghiệp; kích thích các hoạt
động cho sự phát triển ngành ô tô; tăng năng lực cạnh tranh cho các nhà cung cấp nhờ hấp
thu được kiến thức khi thực hiện các dự án liên kết; tăng năng lực cạnh tranh khi tiếp cận
thị trường quốc tế; thực hiện hoạt động đổi mới và sáng tạo. Cụm ngành công nghiệp ô tô
Quảng Châu đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển tốt. Trên địa bàn TP. Quảng
Châu có đến 300 doanh nghiệp cung cấp linh kiện, nguyên vật liệu cho ngành sản xuất ô tô.

Trong điều kiện toàn cầu hóa và cạnh tranh toàn cầu gia tăng, quá trình phát triển cụm
ngành công nghiệp ngày càng phổ biến tại các nước đang phát triển như Ấn Độ, Indonesia,
Malaysia, Mehico, Chile và cả các quốc gia Ả rập.
2. Khả năng phát triển cụm ngành công nghiệp ở Việt Nam
Sau gần 30 năm đổi mới, sự tập trung và tích tụ công nghiệp Việt Nam đã tạo điều
kiện để phát triển các cụm ngành công nghiệp. Có thể nhận thấy các cụm ngành công nghiệp
ở Việt Nam xét theo bản chất, đang tồn tại, phát triển ở dạng sau:
(1) Các làng nghề truyền thống là một dạng cụm ngành công nghiệp sơ khai và trường
tồn với thời gian. Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề, hiện cả nước có khoảng 3000
làng nghề, trong đó có trên 30% làng nghề truyền thống, phân bố ở 58 tỉnh và thành phố
trong cả nước. Các làng nghề là nơi tập trung số lượng lớn doanh nghiệp, chủ yếu là hộ gia
đình sản xuất các sản phẩm tương tự hoặc có liên quan với nhau; thường nằm trong khu vực
dân cư và chủ doanh nghiệp là những người dân trong làng. Các làng nghề tiêu biểu như
dệt La Phù, gỗ Đồng Kỵ, đồng Đại Bái, cán thép Đa Hội, gốm sứ Bát Tràng, đá Non nước…
(2) Cụm ngành công nghiệp (Industrial cluster – IC) đang hiện hữu trong chính các
khu công nghiệp như khu công nghiệp Thăng Long (Nội Bài, Hà Nội) với công ty Mỏ neo
là Canon (Nhật Bản), KCN Quế Võ, KCN Namura (Hải Phòng) và KCN chuyên doanh như
Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking
SĐT: 04.6253.1570 – Email:
Website: www.hawking.edu.vn


dệt may Phố Nối (Hưng Yên),… trong Khu kinh tế mở (như Khu kinh tế mở Chu Lai với
Khu liên hợp sản xuất và lắp ráp ô tô Chu Lai - Trường Hải); KCN cao TP. Hồ Chí Minh,
KCN Biên Hòa 1, 2 các KCN VSIP hoặc “trú ngụ” trong chính một số CCN như cụm công
nghiệp nhựa Đức Hòa (Long An).
Điều đáng lưu ý là hầu hết các cụm ngành công nghiệp tồn tại dưới các hình thức kể
trên, với quá trình chuyên môn hóa và quần tụ về mặt địa lý của các hoạt động kinh tế tương
tự nhau, đều được hình thành và phát triển một cách tự nhiên chứ không phải dưới sự can
thiệp có chủ ý ban đầu của Chính phủ và các chính quyền địa phương. Đối với các làng

nghề điều này là hiển nhiên. Đối với các dạng IC hiện đại khác điều này cũng đúng. Trường
hợp khá thành công của Khu công nghiệp Thăng Long, KCN Trường Hải với doanh nghiệp
tiên phong là Canon hay ô tô Trường Hải cũng là kết quả sáng kiến thu hút FDI nói chung
của các bộ ngành liên quan chứ không phải nhờ chủ đích là để xây dựng IC cho Bắc Ninh
hay Quảng Nam. Khu công nghiệp Nomura là kết quả nỗ lực và cũng là sự lựa chọn của
các doanh nghiệp Nhật Bản. Chúng tôi cho rằng, chiến lược và chính sách nên chủ yếu
nhằm tới các IC thuộc dạng 3, tức các dạng IC với tư cách là một chủ thể kinh tế hiện đang
hoạt động tại các khu công nghiệp (toàn bộ hoặc một phần) hoặc CCN.
Từ phân tích và đánh giá các điều kiện và nhân tố tác động đến phát triển cụm ngành
công nghiệp như tích tụ công nghiệp và phân tích chỉ số LQLĐ và LQGTSX, sự phát triển công
nghiệp hỗ trợ, sự liên kết vùng, liên kết doanh nghiệp có thể nhận thấy ở Việt Nam có thể
phát triển các cụm ngành công nghiệp sau (xem bản đồ):
Miền Bắc:
- Cụm ngành công nghiệp điện tử ở Vùng Hà Nội gồm Hà Nội, Bắc Ninh, Thái
Nguyên, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang. Vùng này đã tập trung
nhiều các Tập đoàn đa quốc gia như Canon, Samsung, Nokia, LG, Panasonic và nhiều các
doanh nghiệp vệ tinh. Các tập đoàn đa quốc gia sẽ đóng vai trò là các doanh nghiệp chủ đạo
để tạo hiệu ứng QueenBee nhằm hình thành và phát triển cụm ngành công nghiệp điện tử.
- Cụm ngành công nghiệp lắp ráp, sản xuất ô tô và xe máy ở Vùng Kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ (KTTĐBB - Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng,
Quảng Ninh). Vùng KTTĐBB tập trung nhiều các doanh nghiệp lắp ráp ô tô và xe máy như
Toyota, Honda, Ford, Yamaha, Vinaxuki, Ô tô 3-2 cùng với nhiều doanh nghiệp công nghiệp
hỗ trợ cho ngành ô tô xe máy.
- Cụm ngành công nghiệp cơ khí (máy nông nghiệp, thiết bị cơ khí) ở Hà Nội, Thái
Nguyên, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định và Ninh Bình.
- Cụm ngành công nghiệp dệt may ở Vùng Đồng bằng Sông Hồng, đặc biệt ở Hưng
Yên, Nam Định, Ngoại thành Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam và Thái Bình.
Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking
SĐT: 04.6253.1570 – Email:
Website: www.hawking.edu.vn



- Cụm ngành công nghiệp luyện cán thép ở Vùng Đồng bằng Sông hồng và Đông Bắc
gồm Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng và Thái Bình.
- Cụm ngành công nghiệp đóng tàu ở Quảng Ninh và Hải Phòng với nhiều các doanh
nghiệp đóng tàu lớn của Việt Nam.
- Cụm ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, Quảng
Ninh, Hải Phòng, Phú Thọ, Hà Giang và Yên Bái.
- Cụm ngành ông nghiệp hóa chất ở Phú Thọ, Lai Châu, Yên Bái, Bắc Giang, Hải
Phòng
Miền Trung và Tây Nguyên:
- Các cụm ngành công nghiệp hóa dầu tại KKT Nghi Sơn, KKT Dung Quất Quảng
Ngãi.
- Cụm ngành công nghiệp ô tô với công ty Trường Hải đóng vai trò là Ancor firm và
các doanh nghiệp CNHT ngành ô tô.
- Cụm ngành công nghiệp xi măng ở Thanh Hóa, Nghệ An.
- Cụm ngành công nghiệp mía đường và giấy ở Thanh Hóa, Nghệ An và Quảng
Ngãi.
- Cụm ngành công nghiệp luyện kim ở Hà Tĩnh, Thanh Hóa.
- Cụm ngành công nghiệp chế biến gỗ ở Quảng Ngãi, Bình Định và Tây Nguyên.
- Cụm ngành công nghiệp chế biến cà phê và cây công nghiệp (hạt tiêu, cao su) ở Tây
Nguyên.
Miền Nam:
- Cụm ngành công nghiệp luyện cán thép ở Đồng Nai và Bà Rịa Vũng tàu. Tại 2 địa
phương này mức độ tập trung công nghiệp luyện cán thép khá lớn gồm Công ty thép miền
nam, Công ty thép Pomina 1, 2 và 3, nhà máy thép Posco, Nhà máy thép ống Hoa Sen, Thép
Phú Mỹ, Thép Đồng Tiến, thép Fuco...
- Cụm ngành công nghiệp dệt may ở Vùng KTTĐ Phía Nam gồm Đồng Nai, TP. Hồ
Chí Minh, Bình Dương, Long An, Tiền Giang.
- Cụm ngành công nghiệp chế biến thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt

chế biến cá tra và cá basa xuất khẩu.
- Cụm ngành công nghiệp gốm sứ ở Bình Dương và Long An với Minh Long đóng
vai trò chủ đạo.
Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking
SĐT: 04.6253.1570 – Email:
Website: www.hawking.edu.vn


- Cụm ngành công nghệ cao đặc biệt là vi mạch điện tử và CNTT ở TP. Hồ Chí Minh
và các tỉnh phụ cận với Intel đóng vai trò doanh nghiệp chủ đạo.
- Cụm ngành công nghiệp chế biến gỗ ở ngành chế biến gỗ ở Bình Dương, Bình
Phước, Đồng Nai và Tây Ninh.
- Cụm ngành công nghiệp da giầy ở TP. Hồ Chí Minh, Long An, Vĩnh Long, Đồng
Nai, Bình Dương.
- Cụm ngành máy thiết bị tại Long Anh, thành phố Hồ Chí Minh, và Đồng Nai.
- Cụm ngành điện tử tại Bình Dương, cụm ngành công nghiệp xe có động cơ tại Bến
Tre và Đồng Nai.
- Cụm ngành công nghiệp sản xuất máy nông nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh, Long An và
Đồng Nai.
- Cụm ngành sản xuất đồ uống tại Cần Thơ, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu và TP.
HCM.

Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking
SĐT: 04.6253.1570 – Email:
Website: www.hawking.edu.vn


3. Các gợi ý về chính sách phát triển cụm ngành công nghiệp cho Việt Nam
Để có thể phát triển được các cụm ngành công nghiệp ở Việt Nam, phát triển cụm
ngành công nghiệp cần hướng tới các vấn đề then chốt sau đây:

Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking
SĐT: 04.6253.1570 – Email:
Website: www.hawking.edu.vn


Thứ nhất, cần phải có nhận thức đầy đủ, đồng bộ về khái niệm, nội dung của cụm
ngành công nghiệp và sự cần thiết phát triển cụm ngành công nghiệp
Khái niệm “Industrial cluster” khá mới mẻ ở Việt Nam và được gọi với nhiều tên gọi
khác nhau như “cụm công nghiệp”, “cụm ngành công nghiệp” hay “cụm ngành liên kết
công nghiệp”. Trong nhiều trường hợp, “Industrial cluster” vẫn thường bị hiểu lầm và đánh
đồng với các khu, cụm công nghiệp mang ý nghĩa tập trung về mặt địa lý của một số doanh
nghiệp trong một một vùng hay khu công nghiệp chứ không có sự liên kết giữa các doanh
nghiệp. Do đó, cần có quan niệm nhất quán và rõ ràng về việc sử dụng khái niệm này
một cách chính thức trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam.
Thứ hai, Thể chế hóa khái niệm cụm ngành công nghiệp, quy định về cụm ngành
công nghiệp.
Như đã trình bày ở trên ở Việt Nam mới chỉ có khung pháp lý và các chính sách cho
phát triển các Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khuôn khổ pháp lý cho cụm
công nghiệp. Cơ quan quản lý KCN, KCX, KKT do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, còn cụm công
nghiệp do Bộ Công thương quản lý. Để có cơ sở cho việc hoàn thiện khung pháp lý và chính
sách, cần rà soát, đánh giá, đánh giá tình hình hoạt động của KCN, KCX, KKT và cụm công
nghiệp và chính chính sách đối với thể chế này. Cần bổ sung các quan niệm về cụm ngành
công nghiệp và chính sách đối với các vấn đề này. Chính phủ cần ban hành một Nghị
định về phát triển cụm ngành công nghiệp ở Việt Nam, trong đó cần làm rõ khái niệm về
cụm ngành công nghiệp, cơ chế chính sách phát triển cụm ngành công nghiệp.
Chính phủ cũng cần xây dựng chiến lược phát triển mạng lưới cụm ngành công nghiệp
Việt Nam. Đây là vấn đề cốt lõi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh công nghiệp Việt Nam
và thúc đẩy tham gia vào mạng lưới sản xuất khu vực cũng như chuỗi giá trị toàn cầu của
ngành công nghiệp.
Thứ ba, xây dựng chính sách phát triển cụm ngành công nghiệp

Chính sách cho phát triển IC là cần thiết để thúc đẩy quá trình thành lập hoặc tái cơ
cấu các KCN để có các IC, tận dụng được lợi thế của phát triển công nghiệp cụm ngành
đồng thời hạn chế những bất lợi và những xáo trộn không mong muốn.
Nội dung của các chính sách nên tập trung vào (1) cung cấp dịch vụ hỗ trợ của chính
phủ; (2) đầu tư trọng điểm; (3) phát triển lực lượng lao động; (4) tổ chức lại các liên minh
và các cụm ngành, thúc đẩy hình thành các liên kết bên ngoài, khuyến khích truyền thông
giữa các IC.
Thứ tư, Xây dựng cơ quan quản lý phát triển cụm ngành công nghiệp
Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking
SĐT: 04.6253.1570 – Email:
Website: www.hawking.edu.vn


Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, cơ quan quản lý chính sách phát triển cụm ngành công
nghiệp có thể thuộc một bộ hoặc liên bộ với sự tham gia của nhiều thành phần.
Phương án 1: Thành lập một cơ quan trực thuộc Chính Phủ mang tính liên ngành chịu
trách nhiệm về hoạch định năng lực cạnh tranh và chính sách phát phát triển cụm ngành
công nghiệp. Cơ quan này có thể tương tự như KICOX (Korean Industrial
Corporation Complex Management) của Hàn Quốc. KICOX là một tổ chức, quản lý và
giám sát cấp quốc gia cụm công nghiệp được thành lập vào năm 1997 sau khi tích hợp 5
công ty quản lý tổ hợp công nghiệp. KICOX có trụ sở tại thành phố Seoul và cấu hình như
6 trụ sở khu vực và 21 văn phòng chi nhánh trên toàn quốc.
Phương án 2: Đặt cơ quan này tại Bộ Kế hoạch và đầu tư
Hiện nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang quản lý và xây dựng chính sách về phát triển KCN,
Khu kinh tế cửa khẩu, Khu kinh tế ven biển, KCX. Vụ quản lý các Khu kinh tế hiện nay đang
chịu trách nhiệm về quản lý các kinh tế tập trung. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển IC
trên cơ sở các KCN, KCX hiện tại và liên kết các KCN, KCX này.
Phương án 3: Đặt cơ quan quản lý chính sách phát triển cụm ngành công nghiệp
tại Bộ Công Thương
Cục công nghiệp địa phương thuộc Bộ Công thương hiện nay đang thực hiện chức

năng quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp (thường có diện tích dưới 75 ha). Bộ
CN cũng có điều kiện thuận lợi trong ban hành các chính sách phát triển IC, do Bộ CN là
cơ quan xây dựng các chính sách phát triển công nghiệp quốc gia.
Tước mắt cơ quan quản lý nhà nước về phát triển cụm ngành công nghiệp nên đặt tại
Bộ Kế hoạch và Đầu tư trực thuộc Vụ quản lý các KKT.
Thứ năm, phát triển công nghiệp hỗ trợ cho các ngành công nghiệp mũi nhọn ở
Việt Nam.
Muốn hình thành và phát triển các cụm ngành công nghiệp ở các vùng vấn đề quan
trọng và cần làm ngay là đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ cho các ngành điện tử, cơ
khí, đóng tàu, dệt may, da giày…Để phát triển được các ngành công nghiệp hỗ trợ cho các
ngành này cần chú trọng các biện pháp sau:
Trước hết, cần rà soát, điều chỉnh các ngành công nghiệp hỗ trợ, các cụm công nghiệp,
khu công nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động và tác động lên nền kinh tế, đồng thời, thu
hút thêm các nhà đầu tư, nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, đặc
biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.
Nghiên cứu xây dựng các cơ chế khuyến khích hấp dẫn hơn cho đầu tư vào CNHT
Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking
SĐT: 04.6253.1570 – Email:
Website: www.hawking.edu.vn


đối với các doanh nghiệp FIE.Đổi mới chính sách thu hút FDI theo hướng đổi mới cơ chế
khuyến khích, tăng cường chế tài chuyển giao công nghệ từ các FIE cho các doanh nghiệp
trong nước, đặt ra các yêu cầu đáp ứng các yêu cầu về tiêu hao năng lượng, môi trường và
an ninh quốc gia của các dự án đầu tư.
Hoàn thiện khung pháp lý và chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ: Nghiên cứu,
ban hành các cơ chế hỗ trợ thích hợp từ ngân sách nhà nước để thực hiện xúc tiến các
chương trình chuyển giao công nghệ phù hợp, hiện đại vào Việt Nam theo từng nhóm ngành,
công nghệ và giai đoạn phát triển; xây dựng cơ chế, chính sách về hỗ trợ kinh phí cho các
hoạt động: chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao,

sản xuất thử nghiệm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, đầu tư các phòng thí nghiệm sản phẩm
công nghiệp hỗ trợ, nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến của thế giới để sản xuất sản
phẩm công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ cần
gắn với các ngành công nghiệp mũi nhọn của các vùng, nên hướng tới các hỗ trợ cụ thể cho
các doanh nghiệp địa phương tham gia vào chuỗi cung ứng của ngành.
Thứ sáu, tăng cường liên kết vùng và liên kết doanh nghiệp
Quan hệ hợp tác giữa các tỉnh , thành phố trong cả nước phải nhằm phát huy và kết
hợp hiệu quả các tiềm năng thế mạnh và lợi thế so sánh của mỗi địa phương để đanh nhanh
sự phát triển của từng địa phương, làm động lực thúc đẩy sự hình thành và phát triển cụm
ngành công nghiệp. Sự liên kết giữa các địa phương trong phát triển cụm ngành công nghiệp
có thể triển khai theo các phương thức sau đây:
- Liên doanh, liên kết cùng triển khai dự án phát triển các mặt hàng công nghiệp đáp
ứng nhu cầu trong nước hoặc xuất khẩu.
- Hợp tác theo mô hình công ty chủ đạo đặt tại các thành phố lớn và các công ty vệ
tinh tại các địa phương khác.
- Xây dựng và triển khai các dự án phát triển công nghiệp quy mô vùng, nhất là các
dự án lớn liên quan đến các tỉnh lân cận nhau, ưu tiên các dự án có hàm lượng công nghệ
cao và vốn lớn.
- Trong phát triển công nghiệp cần phối hợp với các địa phương, thành phố trong các
vùng KTTĐ và trong các tuyến hành lang kinh tế trong việc xây dựng các khu công nghiệp,
và sản xuất công nghiệp sao cho tận dụng tối đa tiềm năng và thuận lợi của địa bàn.
- Chủ động xây dựng và triển khai cùng các địa bàn khác trong vùng, tuyến hành lang
kinh tế những chương trình phát triển công nghiệp công nghệ cao thích hợp cho vùng và
Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking
SĐT: 04.6253.1570 – Email:
Website: www.hawking.edu.vn


tuyến hành lang kinh tế như công nghiệp phần mềm, công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ,

công nghệ sinh học, công nghệ chế biến thực phẩm chất lượng cao.
Thứ bảy, phát triển các dịch vụ phát triển kinh doanh
Để năng lực cạnh tranh và tăng cường sự liên kết các doanh nghiệp trong và ngoài các
KCN phát triển dịch vụ phát triển kinh doanh là hết sức quan trọng. Kinh nghiệm của các
nước tiên tiến trên thế giới cho thấy để thu hút đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh công
nghiệp và phát triển các cụm ngành công nghiệp phát triển các dịch vụ kinh doanh là đóng
vai trò hết sức quan trọng. Phát triển các dịch vụ kinh doanh cần tập trung vào các dịch vụ
sau đây: thông tin, đào tạo, dịch vụ tư vấn, dịch vụ ngân hàng, bảo lãnh vay vốn…
4. Kết luận
Phát triển cụm ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng
lực cạnh tranh công nghiệp của các nước công nghiệp phát triển (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản),
các nước công nghiệp (Hàn Quốc, Đài Loan) cũng như của nền kinh tế mới nổi như Trung
Quốc, Nga hay Brazil. Nhiều nước trên thế giới, kể cả nước phát triển và đang phát triển,
đang nỗ lực triển khai các chính sách phát triển dựa trên cụm ngành công nghiệp. Để thực
hiện chiến lược công nghiệp hóa bắt kịp và vượt qua bẫy thu nhập trung bình việc triển khai
chính sách phát triển các cụm ngành công nghiệp là hết sức quan trọng đối với Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
1. Ian R. Gordon, Philip McCann, Industrial clusters: Complexes,
Agglomeration and/or Social Network, Unban Studies, Vol. 37, 2000.
2. Ikuo Kuroiwa, Toh Mun Heng, Production networks and Industrial clusters.
Intergrating Economies in Southeast Asia, IDE-JETRO, ISEAS, 2008.
3. James Riedel and Richard Record, Industrial Clusters in Asia: Analyses of
their Competition and Coorperation. Vietnam Case Study. Institute of
Developing Study, 2004.
4. Kuchiki, A (2007). The Flowchart Model of Cluster Policy: The Automobile
Industry Cluster in China. Discussion Paper No. 100, Institute of Developing
Economies.
5. Nguyễn Ngọc Sơn, Giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may
Việt Nam trong điều kiện là thành viên của WTO, Đề tài cấp bộ năm 2009.
6. Nguyễn Ngọc Sơn, Phát triển cụm ngành công nghiệp trên thế giới và gợi ý

chính sách cho Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, tháng 7 năm 2011.
Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking
SĐT: 04.6253.1570 – Email:
Website: www.hawking.edu.vn


7. Nguyễn Thị Xuân Thúy, Vũ Hoàng Nam, Hiện trạng cụm công nghiệp và ý
nghĩa của chính sách phát triển cụm công nghiệp trong phát triển công nghiệp
hỗ trợ tại Việt Nam, Tạp chí Quản lý kinh tế số 1 năm 2011.
8. Porter. E. M (2012), Lợi thế cạnh tranh quốc gia (The Competitive advantage
of Nation), NXB Trẻ.
9. Porter. E. M., Christian Ketels, Nguyễn Đình Cung, Nguyễn Thị Tuệ Anh,
Đỗ Hồng Hạnh, Báo cáo Năng lực cạnh tranh Việt Nam 2010. CIEM, NUS,
LKY.
10. Ủy ban phát triển kinh doanh Belorusia và UN, Phát triển cụm ngành, Bản
chất, cách tiếp cận và kinh nghiệm, Minsk 2008.

Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking
SĐT: 04.6253.1570 – Email:
Website: www.hawking.edu.vn



×