Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Báo cáo thực tập công tác hòa giải và giải quyết tranh chấp đất đai tại xã thạnh an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (541.36 KB, 19 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

----- // -----

O

O TH

T P T T NGHI P

TÌM HIỂU CÔNG TÁC HÒA GIẢI VÀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI XÃ THẠNH AN
HUYỆN VĨNH THẠNH, TP. CẦN THƠ

Sinh viên thực hiện: Lê Thắng
MSSV: 0450040198
Lớp: 04_ĐHQĐ2
Khóa: 2015 - 2019
GV hƣớng dẫn: Th.S Trần Mỹ Hảo

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2019


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
HƢƠNG 1: Ơ SỞ LÝ LU N ............................................................................... 3
1.1

ơ sở lý luận ..................................................................................................... 3


1.1.1

Khái niệm về tranh chấp đất đai .................................................................... 3

1.1.2

Phân loại tranh chấp đất đai .......................................................................... 3

1.1.2.1

Tranh chấp quyền sử dụng đất ................................................................... 3

1.1.2.2

Tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất ............................................ 3

1.1.3

Đặc điểm tranh chấp đất đai .......................................................................... 4

1.2

ơ sở thực tiễn .................................................................................................. 4

1.3

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai ......................................................... 4

1.4


Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai ................................................. 5

1.4.1 Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải tại Ủy ban
nhân dân xã ................................................................................................................. 5
1.4.2

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo trình tự hành chính....... 5

1.4.3

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo trình tự tố tụng dân sự.. 7

HƢƠNG 2: NỘI DUNG TÌM HIỂU ....................................................................... 8
2.1

Khái quát đơn vị thực tập ................................................................................. 8

2.1.1

Sơ đồ tổ chức ................................................................................................. 8

2.1.2

Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 8

2.1.3

Kinh tế ........................................................................................................... 9

2.1.4


Văn hóa – xã hội .......................................................................................... 11

2.1.5

Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn ........................................................... 11

2.1.6

Vệ sinh môi trƣờng và điện nƣớc nông thôn ............................................... 12

2.1.7

Công tác quản lý đất đai .............................................................................. 12

2.2

Công tác hòa giải và giải quyết tranh chấp đất đai tại xã ............................... 12

HƢƠNG 3: KẾT LU N ........................................................................................ 14
3.1

Kết luận ........................................................................................................... 14

3.2

Những điều học đƣợc từ thực tế ..................................................................... 14

3.3


Kiến nghị ........................................................................................................ 15

TÀI LI U THAM KHẢO ........................................................................................ 16


DANH MỤC HÌNH VẼ
- Hình 1.1: Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai
(Nguồn:) (Trang 6)
- Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức tại xã Thạnh An (Trang 8)
- Hình 2.2: ản đồ vị trí xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, TP. ần Thơ
(Nguồn: ) (Trang 9)


MỞ ĐẦU
1. Lời cảm ơn
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ
trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của ngƣời khác. Trong
suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trƣờng đến nay, em đã nhận đƣợc rất
nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn
sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô ở Khoa Quản Lý Đất Đai, trƣờng Đại
học Tài Nguyên và Môi Trƣờng TP. Hồ hí Minh đã dùng tâm huyết của mình
để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập
tại trƣờng. Đặc biệt trong kỳ thực tập này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
thầy Trần Mỹ Hảo, là giảng viên hƣớng dẫn của em, và cán bộ địa chính xã
Thạnh An, ông Nguyễn Văn Sông đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo
này. Em xin chân thành cảm ơn!
2. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là tƣ liệu sản xuất đặc biệt không
gì có thể thay thế đƣợc, là thành phần quan trọng của môi trƣờng sống, địa bàn
phân bố dân cƣ, xây dựng các cơ sở kinh tế văn hóa – xã hội, an ninh và quốc

phòng, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, đất đai đóng vai trò kinh tế và chính trị hết sức to lớn. Việt Nam chúng ta
là nƣớc đất chật ngƣời đông, vì thế quản lý đất đai, quản lý nguồn tài nguyên vô
cùng quý giá này là một trong những vấn đề then chốt và cần thiết.
Ngày nay, sự phát triển của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc
ngày càng nhanh chóng thì nhu cầu sử dụng đất ngày một tăng lên, tất cả sự hoạt
động của các ngành nghề đều gắn liền với đất đai.
Trong những năm gần đây, việc giải quyết khiếu nại tranh chấp đất đai của
xã Thạnh An có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn còn vƣớng phải
những nhƣợc điểm cần khắc phục nên việc giải quyết tranh chấp về đất đai trên
địa bàn xã Thạnh An cũng đi theo chiều hƣớng đó. Do nhiệm vụ của cấp xã chỉ
là hòa giải, không có thẩm quyền giải quyết dứt khoát tranh chấp về đất đai, chủ
yếu phải chuyển hồ sơ về Huyện giải quyết vì không thuộc thẩm quyền. Nên để
góp phần đƣa việc quản lý sử dụng đất cũng nhƣ giải quyết khiếu nại về tranh
chấp đất đai của nhân dân đƣợc thực hiện tốt hơn, bản thân sinh viên thực hiện
đề tài về “Tìm hiểu công tác hòa giải và giải quyết tranh chấp đất đai tại xã
Thạnh An huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ”.
Mặc dù đã cố gắng trong quá trình học tập và đƣợc sự hƣớng dẫn của thầy
cô, nhƣng kiến thức lý luận còn thấp, lần đầu tiên tiếp xúc với công việc thực tế
và tính chất công việc ở xã nơi thực tập nên bài báo cáo chắc chắn còn nhiều
thiếu sót, em rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của thầy cô để bản thân
dần hoàn thiện hơn và củng cố đƣợc nhiều kiến thức hơn.

1


3. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu về tình hình kinh tế - xã hội xã Thạnh An.
- Phân tích, đánh giá quy định pháp luật trong việc giải quyết những tranh
chấp đất đai

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác giải quyết tranh chấp đất đai.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Địa bàn xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, TP. ần Thơ.
- Tập trung nghiên cứu về việc hòa giải và giải quyết tranh chấp đất đai tại
xã nơi thực tập.
5. Các phƣơng pháp thực hiện
Sử dụng phƣơng pháp bình luận, đƣợc sử dụng trong khi nghiên cứu tổng
quan những vấn đề lý luận về tranh chấp đất đai.
Phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp đánh giá, phân tích, đƣợc sử dụng khi
tìm hiểu quy định pháp luật và thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai.
6. Cấu trúc bài báo cáo
hƣơng 1: ơ sở lý luận
hƣơng 2: Nội dung tìm hiểu
hƣơng 3: Kết luận

2


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm về tranh chấp đất đai
Theo khoản 24, Điều 3 Luật Đất đai 2013: “Tranh chấp đất đai là tranh
chấp quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất đai giữa hai hay nhiều bên trong
quan hệ đất đai”.
Theo khái niệm này, đối tƣợng tranh chấp trong tranh chấp đất đai là
quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất. Tranh chấp đất đai bao gồm cả các
tranh chấp phát sinh từ quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất. Trong đó có
cả các tranh chấp tài sản gắn liền với đất, tranh chấp hợp đồng giao dịch quyền
sử dụng đất. Tranh chấp đất đai nảy sinh khi có những bất đồng, mâu thuẫn về
quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể.

1.1.2 Phân loại tranh chấp đất đai
1.1.2.1 Tranh chấp quyền sử dụng đất
Đây là loại tranh chấp xảy ra trong quá trình các bên thực hiện việc quản
lý và sử dụng đất. Việc xác định ai là ngƣời có thẩm quyền sử dụng hợp pháp
đất tranh chấp đó là trách nhiệm của các cơ quan quản lý hành chính nhà nƣớc
có thẩm quyền.
Tranh chấp về ranh giới giữa những vùng đất đƣợc phép quản lý và sử
dụng và đƣợc cơ quan quản lý hành chính có văn bản hoặc quyết định công nhận
nhƣng trong quá trình quản lý sử dụng thì phát sinh tranh chấp do một trong các
bên sử dụng đất không thỏa thuận đƣợc với nhau về ranh giới, hoặc do một bên
tự ý thay đổi ranh giới. Những trƣờng hợp xảy ra tranh chấp này thƣờng do ranh
giới thửa đất giữa những ngƣời sử dụng liền kề không đƣợc rõ ràng, đất thƣờng
đƣợc chuyển nhƣợng qua tay nhiều ngƣời, cho thuê, cho thuê lại, bàn giao
không rõ ràng.
Tranh chấp do việc thực hiện quyền sử dụng đất bị cản trở. Loại tranh
chấp này do một bên đƣợc Nhà nƣớc công nhận quyền sử dụng đất nhƣng lại
không thể sử dụng đƣợc do bị ngƣời khác cản trở.
Tranh chấp đòi lại quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền trên đất của dòng
họ, nhà thờ, chùa. Do hoàn cảnh lịch sử đất nƣớc, các cơ sở này đƣợc Nhà nƣớc
mƣợn, trƣng dụng vào các mục đích khác nhau không trả hoặc đƣợc chuyển
nhƣợng cho một đối tƣợng khác.
1.1.2.2 Tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất
Tranh chấp liên quan đến việc bồi thƣờng giải phóng mặt bằng khi Nhà
nƣớc thu hồi đất. Thông thƣờng, đây là tranh chấp liên quan đến mức độ và diện
tích đƣợc bồi thƣờng do ngƣời sử dụng đất không thỏa mãn với mức bồi thƣờng.
Loại tranh chấp này cũng là loại tranh chấp điển hình và gay gắt nhất. Khi Nhà
nƣớc triển khai công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng thì các hộ ở liền kề
với nhau không thỏa mãn với mức bồi thƣờng. ác hộ tranh chấp về diện tích
đất mà mình bị thu hồi. Khi Nhà nƣớc thực hiện công tác đo đạc diện tích đất bị
3



thu hồi thì phát sinh tranh chấp giữa các hộ liền kề về diện tích đất của mình bị
lấn chiếm. Hoặc tranh chấp về các giá trị đất chƣa đƣợc phù hợp thỏa đáng, mức
bồi thƣờng giữa Nhà nƣớc, ngƣời dân, chủ đầu tƣ.
Đất bị tịch thu, trƣng thu, trƣng mua khi thực hiện cải cách ruộng đất ở
miền bắc; chính sách xóa bỏ triệt để tài tích chiếm hữu ruộng đất và các hình
thức bóc lột thực dân, phong kiến miền nam;
Đất đã hiến tặng cho Nhà nƣớc, cho hợp tác xã và tổ chức khác, cho hộ
gia đình, cá nhân.
Đất đã góp vào hợp tác xã nông nghiệp theo quy định của Điều lệ hợp tác
xã nông nghiệp bậc cao.
Đất thổ cƣ mà nhà nƣớc đã giao cho ngƣời khác để làm đất ở; đất ở và đất
vƣờn đã giao lại cho hợp tác xã để đi khai hoang, ruộng đất đã bị thu hồi để giao
cho ngƣời khác hoặc điều chỉnh cho ngƣời khác khi tranh chấp ruộng đất… Đất
đã chia cho ngƣời khác khi hƣởng ứng cuộc vận động san sẻ bớt một phần ruộng
đất để chia cho ngƣời không có ruộng và thiếu ruộng tại miền nam sau khi giải
phóng.
1.1.3 Đặc điểm tranh chấp đất đai
hủ thể của quan hệ tranh chấp đất đai chỉ là chủ thể của quá trình quản
lý và sử dụng đất đai. Nhƣ vậy chủ thể của tranh chấp đất đai có thể là các tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia với tƣ cách là ngƣời quản lý và ngƣời sử
dụng đất.
Đối tƣợng của tranh chấp đất đai là quyền quản lý, quyền sử dụng và
những lợi ích phát sinh từ quá trình sử dụng đất đai.
1.2 Cơ sở thực tiễn
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên đƣợc hình thành qua quá trình vận động
biến đổi lâu dài của lớp vỏ trái đất, dƣới tác động của quá trình lý hóa sinh học
phức tạp, đồng thời chịu tác động của con ngƣời trong quá trình sản xuất và sinh
hoạt. Đất đai là tƣ liệu sản xuất không thể thay thế đƣợc, là thành phần quan

trọng của môi trƣờng sống, của con ngƣời cũng nhƣ các loài sinh vật.
Đất đai là tƣ liệu sản xuất đặc biệt ở chỗ nếu đƣợc sử dụng khai thác hợp lý
không bao giờ hao mòn mà chất lƣợng lại ngày càng tốt hơn và sức sản xuất
ngày càng cao hơn. Đất đai là nguyên liệu chính của một số ngành sản xuất, đất
đai cùng với vùng trời, vùng biển tạo nên lãnh thổ quốc gia. Vì vậy theo điều 04
Luật đất đai 2013 quy định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nƣớc đại diện
chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nƣớc trao quyền sử dụng đất cho ngƣời
sử dụng đất theo quy định của Luật này.
1.3 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai
Thực hiện đúng Luật đất đai, Luật khiếu nại, tố cáo, ộ Luật dân sự, các văn
bản pháp luật khác có liên quan và các văn bản quy phạm pháp luật của hính
phủ, quy định về các trƣờng hợp giải quyết khiếu nại tranh chấp đất đai.
4


Tuân thủ nguyên tắc đất đai thuộc sỡ hữu toàn dân do Nhà nƣớc thống nhất
quản lý, Nhà nƣớc giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức sử dụng ổn
định lâu dài… Ủy ban nhân dân các cấp phải thực hiện chức năng quản lý nhà
nƣớc, nâng cao trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại tranh chấp đất đai
nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn giữa các tổ chức, hộ gia đình và cá
nhân kịp thời, đúng pháp luật.
ơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm kiểm tra xem xét quyết định hành
chính, hành vi hành chính của mình. Nếu thấy trái pháp luật thì kịp thời sửa
chữa khắc phục để tránh phát sinh khiếu nại. Nhà nƣớc khuyến khích việc hòa
giải các tranh chấp trong nội bộ nhân dân trƣớc khi cơ quan nhà nƣớc có thẩm
quyền giải quyết tranh chấp.
1.4 Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai
1.4.1 Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải tại
Ủy ban nhân dân xã
Điều 202 luật đất đai năm 2013 quy định:

“1. Nhà nƣớc khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc
giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải đƣợc thì gửi
đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.”
ƣớc 1: Tổ chức hòa giải.
hủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải
tranh chấp đất đai tại địa phƣơng mình, phải phối hợp với các tổ chức chính trị –
xã hội ở địa phƣơng. Thời hạn hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp
xã đƣợc thực hiện không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận đƣợc đơn yêu cầu giải
quyết tranh chấp đất đai.
ƣớc 2: Lập biên bản hòa giải.
Việc hòa giải phải đƣợc lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có
xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Biên bản hòa giải đƣợc gửi đến các bên tranh chấp, lƣu tại Ủy ban nhân dân cấp
xã nơi có đất tranh chấp.
Nhƣ vậy, theo quy định của pháp luật đất đai thì thủ tục hòa giải tranh
chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân xã là thủ tục bắt buộc các bên tham gia giải
quyết.
1.4.2 Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo trình tự hành
chính
Điều 203 Luật đất đai năm 2013 quy định:
“Tranh chấp đất đai đã đƣợc hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà
không thành thì đƣợc giải quyết nhƣ sau:
2. Tranh chấp đất đai mà đƣơng sự không có Giấy chứng nhận hoặc
không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì
đƣơng sự chỉ đƣợc lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất
đai theo quy định sau đây:
5



a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có
thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật về tố tụng dân sự;
3. Trƣờng hợp đƣơng sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân
dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai đƣợc thực hiện nhƣ
sau:
a) Trƣờng hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cƣ với
nhau thì hủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với
quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến hủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng
hành chính;
b) Trƣờng hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn
giáo, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài thì hủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với
quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến ộ trƣởng ộ Tài nguyên và
Môi trƣờng hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về
tố tụng hành chính;”

Hình 1.1: Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai
(Nguồn: )
Đối tƣợng tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân: các
đƣơng sự không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định và lựa
chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân xã.
Thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân: Đối với tranh chấp đất
đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cƣ với nhau thì khiếu nại đến chủ
thể có thẩm quyền giải quyết là hủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Nếu một
bên hoặc các bên đƣơng sự không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu thì
có quyền khiếu nại đến hủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đối với tranh chấp
6



giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài, tổ chức
nƣớc ngoài, cá nhân nƣớc ngoài với nhau hoặc giữa các đối tƣợng đó với hộ gia
đình, cá nhân, cộng đồng dân cƣ thì các đƣơng sự này có quyền khiếu nại đến
hủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Nếu một trong các bên đƣơng sự không
đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu này thì có quyền khiếu nại đến ộ
trƣởng ộ Tài nguyên và Môi trƣờng để yêu cầu giải quyết.
1.4.3 Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo trình tự tố tụng
dân sự
Điều 203 luật đất đai năm 2013 quy định các tranh chấp đất đai thuộc
thẩm quyền của Tòa án nhân dân là các tranh chấp đất đai mà đƣơng sự có giấy
tờ về đất hoặc không có giấy tờ về đất nhƣng lựa chọn giải quyết tranh chấp đất
đai tại Tòa án nhân dân
Việc giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án đƣợc thực hiện theo quy
định chung tại ộ luật tố tụng dân sự. Theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức có
quyền tự mình hoặc thông qua ngƣời đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án tại
Tòa án có thẩm quyền.
ƣớc 1: Ngƣời khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ
đến Tòa án có thẩm quyền, thực hiện việc tạm ứng án phí và hoàn chỉnh hồ sơ,
đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án.
ƣớc 2: Tòa án đã thụ lý vụ án, tiến hành hòa giải. Đây là giai đoạn bắt
buộc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự do Tòa án chủ trì và tiến hành. Nếu
hòa giải thành thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành, hết 07 ngày mà các bên
đƣơng sự không thay đổi ý kiến thì tranh chấp chính thức kết thúc.
ƣớc 3: đƣa vụ án ra xét xử. Tòa án nhân dân có thẩm quyền xét xử theo
thủ tục xét xử sơ thẩm ra bản án hoặc quyết định.
Nếu không đồng ý các bên vẫn có quyền kháng cáo theo trình tự phúc
thẩm.


7


CHƢƠNG 2: NỘI DUNG TÌM HIỂU
2.1 Khái quát đơn vị thực tập
2.1.1 Sơ đồ tổ chức

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức tại xã Thạnh An
2.1.2 Điều kiện tự nhiên
Xã Thạnh An thuộc huyện Vĩnh Thạnh, thành phố ần Thơ có vị trí địa lý
đƣợc giới hạn bởi ranh giới hành chính nhƣ sau:
- Phía ắc giáp với tỉnh An Giang.
- Phía Đông giáp với tỉnh An Giang và xã Thạnh Quới.
- Phía Nam giáp với thị trấn Thạnh An và xã Thạnh Tiến.
- Phía Tây giáp với xã Thạnh Thắng.
Toàn xã có tổng diện tích tự nhiên: 4.534.14 ha, bao gồm 07 ấp: ấp H1, ấp
H2, ấp G1, ấp G2, ấp F1, ấp F2, ấp E1.
8


Hình 2.2: ản đồ vị trí xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, TP. ần Thơ
(Nguồn: )
2.1.3 Kinh tế
- Sản xuất nông nghiệp:
Tổng giá trị sản xuất thực hiện 9 tháng đầu năm ƣớc đạt 351,4 tỷ đồng,
đạt 89,48% so kế hoạch. Trong đó: giá trị sản xuất nông nghiệp ƣớc 316 tỷ
đồng, đạt 91,86% kế hoạch; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thƣơng mại
dịch vụ ƣớc 35,4 tỷ đồng, đạt 73,75% kế hoạch. Thu nhập bình quân đầu ngƣời
đến nay đạt 40 triệu đồng đạt 111,11% kế hoạch cả năm, tăng 5,5 triệu đồng so
2017.

hỉ đạo, hƣớng dẫn, giúp đỡ nông dân sản xuất lúa Đông xuân và Hè thu
đạt 100% diện tích (2 vụ là 3.958 ha/vụ, đạt 100% ). Nhờ áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật trong sản xuất nên sản xuất trong 2 vụ đạt năng suất khá cao.
Vụ Đông Xuân năng suất bình quân 8,4 tấn/ha (tăng 2,7 tấn/ha), sản sản lƣợng
33.247 tấn, lợi nhuận bình quân 35 triệu đồng/ha tăng 23 triệu so cùng kỳ. Hè –
Thu năng suất trung bình 6,6 tấn/ha (tăng 0,5 tấn/ha so cùng kỳ), sản lƣợng
23.748 tấn, lợi nhuận bình quân 20 triệu đồng/ha tăng 6 triệu đồng/ha, Tổng sản
lƣợng 2 vụ 56.995/59.614 đạt 95,6%. Xuống giống lúa Thu – Đông đƣợc 2.900
ha tăng 1.470 ha so cùng kỳ (hiện lúa đang trong giai đoạn chuẩn bị trổ).
9


Thực hiện cánh đồng lớn tại 6 ấp ở 10 vùng sản xuất với quy mô 3.298 ha
và 2 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động tại ấp H2 và E1.
Xây dựng mạng lƣới cộng tác viên nông dân thƣờng xuyên thăm đồng
theo dõi diễn biến sâu bệnh cùng với cán bộ khuyến nông kịp thời hƣớng dẫn
nông dân phòng trị.
Cây màu: Tổng diện tích 15,2 ha tăng 3 ha.
Cây ăn trái: Tổng diện tích 19,98 ha/18,88 ha tăng 1,1 ha.
Chăn nuôi: Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm ổn định, đƣợc
kiểm soát chặt chẽ, không phát sinh ổ dịch. Giá heo hơi ở mức 4,7 đến 5 triệu
đồng/tạ, trừ các chi phí ngƣời chăn nuôi có lãi từ 1,5 đến 1,8 triệu đồng/con.
Tổng đàn gia súc: 5.223/8337 con tăng 208 con heo so cuối năm 2017 đạt
62,65% kế hoạch.
Tổng đàn gia cầm: 30.245 con/27.785 con đạt 108,85% kế hoạch.
Toàn xã có 3 nhà nuôi yến đang khai thác và đang xây mới 2 nhà.
ThỦy sản: Diện tích mặt nƣớc ao hồ khoảng 8 ha chủ yếu nuôi thả cá
phục vụ nhu cầu hộ gia đình ( rô phi, điêu hồng, các loại cá tạp). Tranh thủ mùa
lũ nông dân nuôi cá trên ruộng đƣợc 60 ha tại ấp G1.
- Thƣơng mại, dịch vụ

Duy trì và nâng cao chất lƣợng hoạt động 2 Hợp tác xã, các Hợp tác xã
này hoạt động mang lại hiệu quả cao góp phần nâng cao thu nhập ngƣời dân.
Tạo mọi điều kiện để các cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia đầu tƣ trên
địa bàn, phát triển mới 1 cây xăng. Tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh là 165 cở
sở, gồm 9 cửa hàng vật tƣ nông nghiệp và xây dựng, còn lại là tiệm tạp hoá,
quán giải khát…, tổng số máy gặt đập liên hợp là 41 máy đáp ứng nhu cầu thu
hoạch 100% diện tích. Hiện nay cơ giới hoá của xã đáp ứng 100% cho tƣới tiêu
và làm đất.
Trong dịp Tết Nguyên Đán giá cả ổn định, mọi nhà đều có điều kiện vui
tết. Tình hình mua bán trong lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ trên địa bàn xã tăng
khá trong dịp tết, các tháng còn lại tăng nhẹ.
- Xây dựng xã nông thôn mới
Xã đã đƣợc cấp trên công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới (vào ngày
1/9/2016). Hiện xã đang tiếp tục thực hiện nâng cao chất lƣợng, nâng cấp đạt
đƣợc kết quả tích cực và khá hoàn thiện so thời điểm công nhận nhƣ: tiêu chí về
giao thông nông thôn, tiêu chí về thuỷ lợi, tiêu chí về nhà ở dân cƣ, tiêu chí về
thu nhập, tiêu chí về hộ nghèo, tiêu chí về hình thức tổ chức sản xuất…Tuy
nhiên hiện còn các tiêu chí xã đang phấn đấu nâng cao: tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y
tế, cảnh quang môi trƣờng, vệ sinh môi trƣờng đối với nguồn nƣớc.

10


2.1.4 Văn hóa – xã hội
- Giáo dục
ác trƣờng đã tham gia hội khỏe phù đổng cấp huyện, các phong trào do
ngành tổ chức nhƣ học sinh giỏi, giáo viên giỏi đạt nhiều thứ hạng cao. Hiện
toàn xã có 4/5 trƣờng chuẩn quốc gia tỷ lệ 80%.
Tiếp tục duy trì nhân rộng các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học
tập”, “Đơn vị học tập”, “ ộng đồng học tập” đến các cán bộ công chức và tổ tự

quản các ấp.
hỉ đạo các trƣờng tổ chức giảng dạy và học tập nghiêm túc, đúng kế
hoạch chƣơng trình và tổng kết năm học 2017 -2018 chất lƣợng đạt khá, bậc
trung học cơ sở tỷ lệ học sinh giỏi giảm 1,63%, học sinh khá tăng 5,82%, trung
bình tăng 7,75%, không có học sinh yếu kém. Riêng bậc tiểu học hoàn thành
chƣơng trình 100%. Giáo viên và học sinh tích cực tham gia các phong trào đạt
nhiều thành tích cao.
- hính sách xã hội
Thƣờng xuyên quan tâm chăm lo đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách
cho các đối tƣợng đƣợc thụ hƣởng. Tổ chức cấp phát quà tết, trợ cấp Tết cho các
đối tƣợng đúng quy định.Vận động xã hội hoá 27.000.000 đồng trao tặng quà tết
cho 134 hộ bao gồm gạo, tiền mặt và nhu yếu phẩm ngày Tết cho các hộ cận
nghèo, hộ nạn nhân chất độc da cam, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đề
nghị về cấp trên 50 hồ sơ xét duyệt cho các đối tƣợng bảo trợ mới nâng tổng
số đối tƣợng bảo trợ xã quản lý là 381 đối tƣợng. ác hộ nghèo, cận nghèo luôn
đƣợc quan tâm giúp đỡ phƣơng thức làm ăn vƣơn lên thoát nghèo, nên tỷ lệ hộ
nghèo hiện nay còn 61 hộ (2,8%) và 35 hộ cận nghèo (1,47%).
- Lãnh đạo công tác tôn giáo
Nhờ tăng cƣờng mối quan hệ, phối hợp nên các hoạt động tôn giáo diễn ra
trật tự, ổn định, đúng luật. ác linh mục và giáo dân tham gia tích cực các phong
trào tại địa phƣơng, tham gia xây dựng cầu, đƣờng giao thông, phát hoang...
Lãnh đạo thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nƣớc về tôn giáo. Duy trì
mối quan hệ tích cực giữa ấp Ủy, chính quyền với các chức sắc. Qua đó động
viên chức sắc vận động tín đồ thực hiện các công trình làm giao thông nông
thôn, làm từ thiện, tham gia các hoạt động xã hội hóa giáo dục, y tế, văn hóa…
2.1.5 Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn
Giao thông: hoàn thành đƣa vào sử dụng 3 cây cầu sông ngang ấp G2 và
ấp H2, kinh phí trên 800 triệu đồng do ngƣời dân đóng góp; dặm vá tuyến Đòn
Dông từ ấp F2 giáp kinh D, kinh phí 150 triệu (nhà nƣớc 100 triệu, ngƣời dân 50
triệu); khởi công xây dựng mới cầu Đòn Dông G1 – G2 và nâng cấp cầu cũ,

kinh phí trên 1,7 tỷ đồng (thành phố, huyện hỗ trợ 600 triệu, còn lại vận động
ngƣời dân đóng góp; trải cát đá tuyến Đòn Dông F – H kinh phí trên 40 triệu
đồng (xã 20 triệu đồng, ngƣời dân 20 triệu đồng).

11


ThỦy lợi nội đồng: đã hoàn thành 12.000/10.000m3, đạt trên 120% kế
hoạch. Thực hiện gia cố các đoạn đê bao xung yếu từ E qua G và kênh ranh F1G1, F1-E1 kinh phí gần 300 triệu do ngƣời dân đóng góp.
2.1.6 Vệ sinh môi trƣờng và điện nƣớc nông thôn
Tình hình vệ sinh môi trƣờng trên địa bàn xã cơ bản đảm bảo, hiện toàn xã
có 100% hộ sử dụng nƣớc hợp vệ sinh và 92% hộ sử dụng nƣớc sạch. Tuy
nhiên, hiện nay vấn đề ô nhiễm nguồn nƣớc do các hộ chăn nuôi heo thải phân
trực tiếp ra sông và để bốc mùi hôi còn diễn ra (có 417 hộ chăn nuôi heo chƣa
đảm bảo vệ sinh), xã đang vận động, giáo dục cho cam kết làm biogas và hầm
chứa lắng lọc không thải phân ra sông (hiện đã thực hiện đƣợc 215 hộ).
Đoàn thanh niên xã kết hợp với Phòng Tài nguyên môi trƣờng huyện và
Đoàn uỷ Doanh nghiệp thành phố tổ chức xây hầm chứa rác thải cho ngƣời dân
tại ấp H1. Tổ chức cho thanh thiếu niên đi vớt rác trên sông và trên đƣờng giao
thông nông thôn ấp E1 góp phần cải thiện môi trƣờng.
Điện sinh hoạt toàn xã có 100% hộ có điện sử dụng và sử dụng an toàn,
chƣa có vấn đề mất an toàn về điện xảy ra.
2.1.7 Công tác quản lý đất đai
hỉ đạo giải quyết tốt các nhu cầu liên quan đến quyền lợi hợp pháp về sử
dụng đất của ngƣời dân. Không phát sinh các trƣờng hợp sử dụng sai mục đích.
Rà soát, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng cho hộ dân, hiện trên địa
bàn xã chỉ còn 15 thửa chƣa có giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất (do bỏ địa
phƣơng không liên hệ đƣợc với chủ sử dụng đất).
Tiến hành xét duyệt hồ sơ cấp đổi, cấp mới, cấp biến động quyền sử dụng
đất theo hồ sơ địa chính chính quy. Kết quả xét duyệt 6084 hồ sơ. Trong đó có

3608 hồ sơ cấp đổi cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, còn lại 2476 hồ
sơ biến động nhận chuyển nhƣợng và nhận thừa kế quyền sử dụng đất.
2.2 Công tác hòa giải và giải quyết tranh chấp đất đai tại xã
Trong năm 2018 tại xã đã xảy ra 08 vụ tranh chấp đất đai, chủ yếu là do
không thống nhất về ranh giới, trong đó có 03 vụ hòa giải tại xã, 05 vụ phải
chuyển lên tòa án giải quyết.
Nguyên nhân xảy ra tranh chấp do công dân chấp hành pháp luật không
nghiêm, cố ý khiếu nại sai quy định của pháp luật, không chấp hành quyết định
của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, một số vụ phải giải quyết nhiều lần, kéo
dài nhiều năm làm cho tính chất phức tạp thêm. ông tác vận động học tập và
tuyên truyền pháp luật chƣa đƣợc thƣờng xuyên, sâu rộng, nên một bộ phận
ngƣời dân khiếu nại tranh chấp không đúng quy định của pháp luật.
Sau đây là một vụ việc tranh chấp đất đai điển hình.
Vào ngày 15/11/2018 ông Nguyễn Văn Thanh ngụ tại số 745, ấp F2, xã
Thạnh An có viết tờ tƣờng trình gửi Ủy ban nhân dân xã về việc năm 2004 ông
Vũ Quang Trung có thỏa thận với ông Thanh về việc đo đạc lại ranh đất và chia
lại theo đúng nhƣ trong giấy chứng nhận cho đủ 30m bên phần đất của ông
12


Thanh, còn lại thuộc về ông Trung. Năm 2016 có lệnh đo cấp đổi giấy chứng
nhận, cán bộ địa chính Huyện sau khi đo đạc đã nói phần đất nhà ông Thanh
thiếu mất 30cm, còn bên đất ông Trung thì dƣ 30cm. Nay ông Thanh viết tƣờng
trình muốn ông Trung trả lại cho mình 30cm đất thiếu.
Sau đó Ủy ban nhân dân xã đã mời ông Thanh và ông Trung đến Ủy ban để
tiến hành hòa giải. Ông Thanh thì khẳng định ông Trung đã lấn chiếm 30cm của
phần đất nhà mình và yêu cầu ông Trung trả lại phần đất đó. Về phần ông Trung
thì khẳng định, mốc ranh giới giữa 2 thửa đất đã có từ thời ông bà, ông Trung
chỉ là ngƣời thừa kế, ngày xƣa các cụ không xảy ra tranh chấp thì bây giờ cũng
vậy. Ủy ban nhân dân xã đã đƣa ra giải pháp tiến hành đo đạc lại ranh giới, ông

Thanh thì đồng ý, nhƣng ông Trung không chấp nhận. Vì vậy vụ việc hòa giải
không thành đành phải đƣa ra tòa án giải quyết.

13


CHƢƠNG 3: KẾT LUẬN
3.1 Kết luận
Tóm lại, để giải quyết tốt tranh chấp đất đai, thì các cơ quan có thẩm
quyền giải quyết tranh chấp, cũng nhƣ các cơ quan quản lý cần phải nhanh
chóng sửa đổi, bổ sung những quy định của pháp luật chƣa phù hợp với thực tế,
nâng cao trình độ nghiệp vụ của các cán bộ chuyên môn. Để bảo đảm cho các
quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo có tính khả thi, dễ hiểu và dễ vận
dụng trong quá trình tổ chức thực hiện.
3.2 Những điều học đƣợc từ thực tế
Qua quá trình thực tập tại Ủy ban nhân dân xã Thạnh An, bản thân sinh
viên đã học tập đƣợc rất nhiều điều cả về chuyên ngành địa chính đang theo học
và những vấn đề khác ngoài lĩnh vực chuyên môn.
Về lĩnh vực chuyên môn, sinh viên đã tìm hiểu đƣợc phần lớn nội dung
công việc của một cán bộ địa chính cấp xã đó là:
- Lập văn bản để Ủy ban nhân dân cấp xã trình Ủy ban nhân dân cấp huyện
về quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm, giao đất, cho thuê
đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định.
- Trình Ủy ban nhân dân cấp xã kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đƣợc xét duyệt và theo dõi kiểm tra việc thực hiện.
- Thẩm định, xác nhận hồ sơ để Ủy ban nhân dân cấp xã cho thuê đất,
chuyển đổi quyền sử dụng đất, đăng ký giao dịch bảo đảm đổi với quyền sử
dụng đất, tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định của
pháp luật.

- Thực hiện việc đăng ký, lập và quản lý hồ sơ địa chính; theo dõi, quản lý
biến động đất đai; chỉnh lý hồ sơ địa chính; thống kê, kiểm kê đất đai.
- Tham gia hòa giải, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai,
kiến nghị với Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan có thẩm quyền xử lý.
- Tuyên truyền, hƣớng dẫn thực hiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên môi
trƣờng; tổ chức các hoạt động về vệ sinh môi trƣờng trên địa bàn.
- Quản lý mốc đo đạc và mốc địa giới; bảo quản tƣ liệu về đất đai, đo đạc
và bản đồ.
- áo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực
công tác đƣợc giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan chuyên môn
giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nƣớc về tài nguyên môi trƣờng.
- Phối hợp với cán bộ địa chính cấp huyện đo đạc giáp ranh đất đai.
Qua đó có thể thấy đƣợc vai trò của cán bộ địa chính xã rất quan trọng, bởi
đây là cấp quản lý trực tiếp theo dõi mọi biến động về đất đai của ngƣời sử dụng
đất ở cơ sở. Nếu cấp cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ thì việc quản lý đất đai sẽ đi
vào nề nếp, kỷ cƣơng và không còn tình trạng đẩy việc lên cơ quan hành chính
cấp trên gây ách tắc về khâu quản lý. Tuy nhiên hiện nay, đội ngũ cán bộ địa
chính xã còn thiếu về số lƣợng, chƣa đạt về chuyên môn, nghiệp vụ.
14


Về các lĩnh vực khác, bản thân sinh viên có đƣợc giao nhiệm vụ đi điều tra,
thống kê dân số, nên có dịp tiếp xúc với rất nhiều ngƣời dân trên địa bàn và đã
tìm hiểu đƣợc tình hình sản xuất, đời sống văn hóa của ngƣời dân, học hỏi đƣợc
rất nhiều điều bổ ích.
Giữa lý thuyết và thực tế có khoảng cách rất xa nhau. Khi tiếp xúc, tìm hiểu
về các công việc chuyên môn tại nơi thực tập khiến cho bản thân sinh viên
không khỏi bỡ ngỡ. Tất cả dƣờng nhƣ đều mới mẻ dù đã đƣợc học qua, nên việc
thực tập, tham gia vào các công việc thực tế giúp cho các sinh viên học hỏi, tích
lũy đƣợc rất nhiều kinh nghiệm để củng cố kiến thức đã đƣợc học tại trƣờng và

quen dần với những công việc mà sau này mình sẽ đảm nhận.
3.3 Kiến nghị
Tăng cƣờng công tác tuyên truyền chính sách pháp luật về đất đai, về Luật
khiếu nại, tố cáo cho nhân dân, cải tiến nâng cao chất lƣợng hiệu quả công tác
tuyên truyền ở địa phƣơng. Kết hợp tuyên truyền bằng nhiều hình thức, bằng
phƣơng tiện thông tin báo, đài và giáo dục sâu rộng trong nhân dân, đặc biệt là ở
cơ sở, giúp cho nhân dân hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia khiếu
nại đảm bảo tuân thủ theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo, Luật đất đai.
Tiếp tục bồi dƣỡng cho cán bộ, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho
cán bộ ngành địa chính, nhất là cán bộ địa chính xã, phƣờng để làm tốt chức năng
quản lý đất đai ở địa phƣơng, tham mƣu cho Ủy ban nhân dân các cấp trong công
tác thanh tra, kiểm tra về đất đai.
Hoàn thiện và ổn định tổ chức ngành địa chính từ cấp xã đến cấp tỉnh cho đủ
các chức danh và qua đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị ở địa
phƣơng trong giai đoạn mới.
Tăng cƣờng công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai nhƣ tiến hành kiểm kê
đất đai, đăng ký đất đai, đo vẽ, lập hồ sơ địa chính, bản đồ địa chính… Tăng
cƣờng hơn nữa việc thanh tra đất đai kịp thời phát hiện những sai phạm và xử lý
những sai phạm trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai. Nhƣ vậy sẽ hạn chế
đƣợc tranh chấp đất đai góp phần vào việc ổn định xã hội phát triển kinh tế ở địa
phƣơng.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Luật đất đai 2013
- Số liệu báo cáo Đảng Ủy của xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, TP. ần
Thơ.
-

-

16



×