Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học respol đến năng suất và chất lượng trứng gà isa shaver tại trại gia cầm khoa chăn nuôi thú y trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (991.72 KB, 50 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------

VÕ THỊ THANH BÌNH
“ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC RESPOL
ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG GÀ ISA SHAVER
TẠI TRẠI GIA CẦM KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI
HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Chăn nuôi thú y

Khoa

: Chăn nuôi thú y

Khóa học

: 2014 – 2018

THÁI NGUYÊN - 2018



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------

VÕ THỊ THANH BÌNH
“ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC RESPOL
ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG GÀ ISA SHAVER
TẠI TRẠI GIA CẦM KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI
HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Chăn nuôi thú y

Lớp

: K46 - CNTY - N01

Khoa

: Chăn nuôi thú y

Khóa học


: 2014 – 2018

Giảng viên hướng dẫn : TS. Cù Thị Thúy Nga

THÁI NGUYÊN - 2018


i
LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên cũng như thời gian thực tập tại trại Gia cầm khoa Chăn nuôi thú y.
Em đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô trong Ban Giám hiệu
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú
y cùng toàn thể các thầy, các cô trong khoa đã tận tình giảng dạy và dìu dắt
em trong suốt quá thời gian qua.
Nhân dịp này em xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy, các cô trong
Ban Gián hiệu nhà trường, Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y đã tạo mọi
điều kiện tốt nhất giúp em hoàn thành đề tài đúng thời gian quy định.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn TS.
Cù Thị Thúy Nga đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực hiện khóa luận này.
Nhân dịp này em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình và
người than đã giúp đỡ và động viên em trong suốt thời gian học tập và
rèn luyện tại trường.
Cuối cùng, em xin kính chúc các thầy giáo, cô giáo trong khoa
Chăn nuôi Thú y luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và đạt được nhiều thành công
trong giảng dạy và trong nghiên cứu khoa học.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2018

Sinh viên

Võ Thị Thanh Bình


ii
LỜI NÓI ĐẦU

Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn rất quan trọng đối với mỗi sinh viên
trước khi ra trường. Đây là khoảng thời gian giúp sinh viên hệ thống lại kiến
thức đã học ở trường lớp để áp dụng vào thực tiễn. Đồng thời, rèn luyện bản
than tác phong khoa học, đúng đắn, tạo lập sự tư duy sáng tạo để trở thành
những kỹ sư thật sự, có trình độ và năng lực làm việc góp phần vào xây dựng
và phát triển nông thôn nói riêng và đất nước nói chung.
Xuất phát từ những thực tế trên, được sự nhất trí của Nhà trường, Ban
Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú Y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
cô giáo hướng dẫn TS. Cù Thị Thúy Nga và sự tiếp nhận của trại Gia cầm
khoa Chăn nuôi Thú y, em đã thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của chế phẩm
sinh học Respol đến năng suất và chất lượng trứng gà Isa Shaver tại trại
Gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng do bước đầu làm quen với công tác
nghiên cứu khoa học, kiến thức chuyên môn chưa sâu, kinh nghiệm thực tế
non nớt và thời gian thực tập ngắn nên bản khóa luận của em không tránh
khỏi những hạn chế, thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp quý báu từ các thầy cô giáo cùng các bạn đồng nghiệp để bản khóa luận
của em được hoàn thiện hơn.


3


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................. 19
Bảng 3.2. Thành phần, hàm lượng dinh dưỡng thức ăn hỗn hợp cho gà đẻ của
Công ty Japfa Comfeed ................................................................................ 19
Bảng 4.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm (%) ......................................... 23
Bảng 4.2. Khối lượng gà trước thí nghiệm ở 49 tuần tuổi ............................. 24
và sau thí nghiệm ở 56 tuần tuổi (kg) ........................................................... 24
Bảng 4.3. Tỷ lệ đẻ qua các tuần của gà thí nghiệm (%), (n = 30).................. 26
Bảng 4.4. Năng suất trứng gà thí nghiệm qua các tuần đẻ............................. 28
Bảng 4.5. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng gà thí nghiệm (n=40)................. 31
Bảng 4.6. Tiêu tốn thức ăn và chi phí thức ăn cho 10 quả trứng ................... 33
Bảng 4.7. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế .................................................. 34


4

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà trước và sau thí nghiệm ........... 25
Hình 3.2. Biểu đồ tỷ lệ đẻ qua các tuần của gà thí nghiệm............................ 27
Hình 3.3. Đồ thị năng suất trứng gà thí nghiệm qua các tuần đẻ ................... 30


5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CPSH

: Chế phẩm sinh học


ĐC

: Đối chứng

KPCS

: Khẩu phần cơ sở

TN

: Lô thí nghiệm

TTTA

: Tiêu tốn thức ăn

VCK

: Vật chất khô


6

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................ i
LỜI NÓI ĐẦU .............................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................ iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................. v

MỤC LỤC ................................................................................................... vi
Phần 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu của đề tài ............................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài ................................................................................ 2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................ 3
2.1.1. Khả năng sinh sản của gia cầm ............................................................. 3
2.1.2. Một số đặc điểm sinh học của trứng gia cầm ........................................ 5
2.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng của gia cầm............. 10
2.2. Những hiểu biết về gà đẻ trứng thương phẩm Isa shaver ....................... 12
2.3. Vài nét về chế phẩm sử dụng trong thí nghiệm ...................................... 12
2.3.1. Chế phẩm Respol................................................................................ 12
2.3.2. Thành phần của chế phẩm .................................................................. 13
2.3.3. Cách sử dụng chế phẩm sinh học Respol ............................................ 13
2.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................ 14
2.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước........................................................ 14
2.4.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ....................................................... 15


vii

Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 18
3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................... 18
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 18
3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................................... 18
3.2. Nội dung................................................................................................ 18
3.2.1. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 18

3.2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 18
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 22
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................... 23
4.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm ......................................................... 23
4.2. Khối lượng gà trước và sau thí nghiệm .................................................. 24
4.3. Tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm..................................................................... 26
4.4. Năng suất trứng của gà thí nghiệm. ....................................................... 28
4.5. Chất lượng trứng gà thí nghiệm ............................................................. 30
4.6. Hiệu quả sử dụng và chuyển hóa thức ăn............................................... 32
4.7. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế ........................................................... 33
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................... 36
5.1. Kết luận ................................................................................................. 36
5.2. Đề nghị.................................................................................................. 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 37


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi gia cầm là một nghề truyền thống, có từ lâu đời của nhân
dân ta, tạo ra việc làm và đóng góp một phần tương đối lớn vào tổng thu nhập
của người nông dân. Trong xu thế đổi mới hiện nay, đời sống người dân nước
ta ngày càng được nâng cao do đó nhu cầu về sản phẩm gia cầm chất lượng
cao cũng càng lớn. Để đáp ứng nhu cầu đó, trong những năm gần đây ngành
chăn nuôi gia cầm nước ta bổ sung thêm nhiều đối tượng chăn nuôi mới như
gà sao, gà ác, đà điểu, chim cút… làm phong phú thêm các sản phẩm chăn
nuôi, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.
Cùng với việc chăn nuôi được mở rộng thì dịch bệnh là yếu tố đã ảnh

hưởng không nhỏ đến hiệu quả chăn nuôi. Một trong những bệnh gây thiệt hại
kinh tế cho các cơ sở chăn nuôi gà là bệnh đường tiêu hóa. Bệnh xảy ra khắp
nơi trên thế giới. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam bệnh xảy ra hầu
như quanh năm, đặc biệt khi thời tiết có sự thay đổi đột ngột (lạnh, ấm, gió
mùa) kết hợp với điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng không đảm bảo vệ sinh, gà
bị ảnh hưởng bởi các yếu tố stress. Khi gà con mắc bệnh nếu điều trị kém sẽ
gây còi cọc chậm lớn ảnh hưởng đến giống cũng như khả năng tăng trọng của
chúng, gây thiệt hại lớn về kinh tế.
Để hạn chế mức thấp nhất những thiệt hại do bệnh gây ra, rất nhiều loại
kháng sinh đã được sử dụng song không phải tất cả chúng đều mang lại hiệu
quả như mong muốn, một số loại thuốc trước đây vốn rất mẫn cảm với vi
khuẩn đường ruột thì nay đã bị kháng lại. Sự đa dạng về thuốc là điều kiện
thuận lợi cho chăn nuôi nhưng người dân rất khó lựa chọn được thuốc có hiệu
quả cao. Hơn nữa, kháng sinh hiện nay người ta đang cấm sử dụng vào trong
thức ăn chăn nuôi.


Việc sử dụng chế phẩm sinh học Respol bổ sung vào trong thức ăn hay
nước uống là sử dụng men vi sinh nhằm thay thế việc sử dụng các kháng sinh
ở liều thấp để thúc đẩy tăng trưởng, giảm chi phí và tránh tồn dư kháng sinh
không mong muốn trong sản phẩm động vật. Sử dụng men vi sinh có tác động
tích cực đến hệ tiêu hóa của vật nuôi, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng thức
ăn, nâng cao sức khỏe vật nuôi, tăng đề kháng với bệnh (tiêu chảy, hô hấp,
cầu trùng). Vật nuôi tăng trưởng nhanh, rút ngắn thời gian chăn nuôi, giảm
chi phí thuốc thú y, giảm mùi hôi sinh ra từ chất thải chăn nuôi (giảm NH3,
H2S, mê tan).
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên
cứu “Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Respol đến năng suất và chất
lượng trứng gà Isa Shaver tại trại Gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.

1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Respol đến năng suất
và chất lượng trứng gà Isa Shavertại trại Gia cầm khoa Chăn nuôi thú y,
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
Kết quả của đề tài góp phần bổ sung thêm những thông tin vào tài
liệu học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên ngành chăn nuôi và thú
y của các trường Đại học nông nghiệp.
Kết quả của đề tài là cơ sở đề khuyến khích người chăn nuôi sử
dụng chế phẩm sinh học Respol vào trong chăn nuôi vì chất lượng sản
phẩm và sức khỏe người tiêu dùng.


Phần2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Khả năng sinh sản của gia cầm
Sinh sản là chỉ tiêu rất được quan tâm trong công tác giống. Ở các loại
gia cầm khác nhau thì đặc điểm sinh sản cũng có sự khác nhau rõ rệt.
Sức đẻ trứng của gà là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá
khả năng sản xuất. Sức đẻ trứng là số trứng thu được của mỗi đàn hoặc mỗi
mái đẻ trong khoảng thời gian nhất định (một tháng, một mùa, một chu kỳ,
sau 10 tháng tuổi,…).
Theo Brandsch H. và Bilchel H. (1978) [2] thì sức đẻ trứng chịu ảnh
hưởng của 5 yếu tố chính: (1) Tuổi đẻ đầu hay tuổi thành thục. (2) Chu kỳ đẻ
trứng hay cường độ đẻ trứng. (3) Tần số thể hiện bản năng đòi ấp. (4) Thời
gian nghỉ đẻ, đặc biệt là nghỉ đẻ mùa đông. (5) Thời gian đẻ kéo dài hay chu
kỳ đẻ (hay tính ổn định sức đẻ).
Các yếu tố trên có sự điều khiển bởi kiểu gen di truyền của từng giống

và còn phụ thuộc vào điều kiện như; chăm sóc, nuôi dưỡng, nhiệt độ môi
trường, ánh sáng, các yếu tố tiểu khí hậu khác.
Năng suất trứng của một cá thể gà là tổng số trứng đẻ ra trên một đơn
vị thời gian. Đây là chỉ tiêu quan trọng, phản ánh trạng thái sinh lý và khả
năng hoạt động của hệ sinh dục. Năng suất trứng phụ thuộc nhiều vào loài,
giống, hướng sản xuất, mùa vụ và đặc điểm của cá thể. Năng suất trứng là
một tính trạng số lượng nên nó phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh.
Năng suất trứng được đánh giá qua cường độ đẻ và chu kỳ đẻ kéo dài.
Giống gia cầm nào có tỷ lệ đẻ cao và kéo dài trong thời kỳ sinh sản là
giống tốt, nếu chế độ dinh dưỡng đảm bảo thì năng suất sinh sản sẽ cao. Năng


suất trứng/năm của một quần thể gà mái cao sản được thể hiện theo quy luật,
cường độ đẻ trứng cao nhất vào tháng thứ hai, thứ ba sau đó giảm dần cho đến
hết năm đẻ.
Cường độ đẻ trứng là sức đẻ trứng trong một thời gian ngắn. Trong thời
gian này có thể loại trừ ảnh hưởng của môi trường. Thời gian kéo dài sự đẻ có
liên quan đến chu kỳ đẻ trứng. Chu kỳ đẻ kéo dài hay ngắn phụ thuộc vào
cường độ và thời gian chiếu sáng (Đây là cơ sở để áp dụng chiếu sáng nhân
tạo trong chăn nuôi gà đẻ). Giữa các chu kỳ đẻ, gà thường có những khoảng
thời gian đòi ấp. Sự xuất hiện bản năng đòi ấp phụ thuộc nhiều vào yếu tố di
truyền vì ở các giống khác nhau có bản năng ấp khác nhau. Điều này chịu ảnh
hưởng nhiều bởi yếu tố như: Nhiệt độ, ánh sáng, dinh dưỡng... Theo Brandsch
H. và Bilchel H. (1978) [2], nhiệt độ cao và bóng tối sẽ kích thích sự ham ấp,
đồng thời yếu tố gen chịu tác động phối hợp giữa các gen thường và gen liên
kết giới tính. Trên cơ sở tỷ lệ đẻ hằng ngày hoặc tuần cho phép đánh giá một
phần nào về chất lượng giống và mức độ ảnh hưởng của chế độ ngoại cảnh
đến sự sản xuất của đàn giống. Nghiên cứu của Brandsch H. và Bilchel H.
cũng cho rằng gà thịt nặng cân đẻ ít hơn do tồn tại nhiều thể vàng nên lấn át
buồng trứng thường xuyên hơn so với gà dòng trứng.

Thời gian nghỉ đẻ ngắn hay dài có ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng
trứng cả năm. Gà thường hay nghỉ đẻ vào mùa đông do nguyên nhân giảm
dần về cường độ và thời gian chiếu sáng tự nhiên. Ngoài ra, sự nghỉ đẻ này
còn do khí hậu, sự thay đổi thức ăn, chu chuyển đàn. Thời gian nghỉ đẻ là tính
trạng số lượng có hệ số di truyền cao, người ta có thể cải thiện di truyền bằng
cách chọn lọc giống. Trong chọn lọc cần chú ý tới chỉ số trung bình chung của
giống. Khối lượng trứng phụ thuộc vào khối lượng cơ thể, giống, tuổi đẻ, tác
động dinh dưỡng tới gà sinh sản. Đồng thời khối lượng trứng lại quyết định


tới chất lượng trứng giống, tỷ lệ ấp nở, khối lượng và sức sống của gà con. Nó
là chỉ tiêu không thể thiếu của việc chọn lọc con giống.
Theo Brandsch H. và Bilchel H. (1978) [2] cho biết: Trứng gia cầm khi
bắt đầu đẻ nhỏ hơn trứng gia cầm lúc trưởng thành. Khối lượng trứng phụ
thuộc trực tiếp vào chiều dài, chiều rộng của quả trứng cũng như khối lượng
lòng trắng, lòng đỏ và vỏ.
Theo Nguyễn Duy Hoan và cs (1998) [4] trong cùng một độ tuổi thì
khối lượng trứng tăng lên chủ yếu do khối lượng lòng trắng lớn hơn nên giá
trịnăng lượng giảm dần. Loại giống gà khác nhau thì khối lượng trứng khác
nhau; khối lượng gà con khi nở thường bằng 62 - 78% khối lượng trứng
ban đầu.
2.1.2. Một số đặc điểm sinh học của trứng gia cầm
Trứng gà có 3 phần cơ bản: Vỏ, lòng đỏ và lòng trắng. Tỷ lệ các
phần/khối lượng trứng thì vỏ chiếm 10 - 11,6%; lòng trắng chiếm 57 - 60%;
lòng đỏ chiếm 30 - 32%. Thành phần hoá học của trứng không vỏ: Nước
chiếm 73,5 - 74,4%; protein 12,5 - 13%; mỡ 11 - 12%; khoáng 0,8 - 1,0%.
*Đặc điểm hình thái:
Hình dạng quả trứng thường có hình oval hoặc elip, một đầu lớn và một
đầu nhỏ. Theo Brandsch H. và Bilchel H. (1978) [2] thì tỷ lệ giữa chiều dài và
chiều rộng của quả trứng là một chỉ số ổn định 1:0,75. Hình dạng của trứng

tương đối ổn định, sự biến động theo mùa cũng không có ảnh hưởng lớn và
luôn có tính di truyền bền vững và có những biến dị không rõ rệt.
Chỉ số hình thái ở mỗi loài gia cầm khác nhau và được quy định bởi
nhiều gen khác nhau. Tạ An Bình, Nguyễn Hoài Tao (1973) [1] cho rằng:
Khoảng biến thiên trị số hình thái của trứng gà là 1,34 - 1,36; trứng vịt là 1,57
- 1,64; trứng có hình dạng quá dài hoặc tròn đều cho chất lượng thấp.


Trứng gia cầm có cấu tạo từ ngoài vào gồm những thành phần chính là:
vỏ cứng, màng vỏ, lòng trắng, lòng đỏ có chứa đĩa phôi. Mỗi thành phần
chiếm tỷ lệ khác nhau ở mỗi cá thể, dòng, giống, chế độ chăm sóc nuôi
dưỡng... Tuy nhiên, vẫn có sự dao động tương đối.
Vỏ trứng: Vỏ trứng là lớp vỏ bọc ngoài cùng bảo vệ về mặt cơ học, hoá
học, lý học cho các thành phần khác bên trong trứng. Màu sắc của vỏ trứng
phụ thuộc vào giống, lá tai của từng loại gia cầm khác nhau. Bên ngoài, nó
được bao phủ bởi một lớp keo dính do âm đạo tiết ra, có tác dụng làm giảm
ma sát giữa thành âm đạo và trứng, tạo thuận lợi cho việc đẻ trứng, hạn chế sự
bốc hơi nước của trứng và ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn.
Vỏ trứng có hai lớp màng đàn hồi tách nhau tạo thành buồng khí có ý
nghĩa trong quá trình trao đổi khí với môi trường bên ngoài. Vỏ trứng được
cấu tạo chủ yếu từ canxi, trên bề mặt có nhiều lỗ khí. Theo Nguyễn Duy Hoan
và cs (1998) [4], trên bề mặt vỏ trứng gà trung bình có khoảng 10.000 lỗ khí,
mật độ lỗ khí khoảng 150 lỗ/1cm2, đường kính các lỗ khí dao động 4 - 10 µm.
Mật độ lỗ khí không đều, tập trung nhiều nhất ở đầu to giảm dần ở hai bên và
thấp nhất ở đầu nhỏ.
Chất lượng vỏ trứng thể hiện ở độ dày và độ bền của vỏ trứng. Nó có ý
nghĩa trong vận chuyển và ấp trứng. Độ dày vỏ trứng gà dao động từ 0,229 0,373 mm, độ chịu lực là 2,44 - 3 kg/cm2. Theo Nguyễn Duy Hoan và cs
(1998) [4] thì chất lượng vỏ trứng không những chịu ảnh hưởng của các yếu
tố như canxi (70% canxi cần cho vỏ trứng là lấy trực tiếp từ thức ăn), ngoài ra
vỏ trứng hình thành cần có photpho, vitamin D3, vitamin K, các nguyên tố vi

lượng... khi nhiệt độ tăng từ 20 -300C, độ dày vỏ trứng giảm 6- 10% hoặc đẻ
ra trứng không có vỏ hoặc bị biến dạng. Theo Nguyễn Thị Bạch Yến (1996)
[11] nếu vỏ trứng quá mỏng, làm quá trình bốc hơi nước diễn ra nhanh, dẫn
tới trứng bị mất nước gây chết phôi, sát vỏ, gà con nở ra yếu, tỷ lệ nuôi sống


giảm. Nếu vỏ trứng quá dầy cũng ảnh hưởng đến khả năng ấp nở, trao đổi khí
kém, gà con không mổ vỏ ra ngoài được. Độ dày vỏ ở đầu tù khoảng 0,279 0,588 mm, ở đầu nhọn khoảng 0,294 - 0,334 mm.
Dưới lớp vỏ cứng là hai lớp màng dưới vỏ: Hai lớp màng này rất mỏng,
độ dày của hai lớp khoảng 0,057 - 0,069 mm, lớp ngoài dày hơn lớp trong.
Lớp ngoài sát với vỏ trứng, lớp trong nằm sát với lòng trắng và đều có lỗ thở
cho không khí đi vào giúp phôi thai phát triển ở giai đoạn cuối.
Lòng trắng: Tiếp theo của lớp màng là đến lớp lòng trắng. Lòng trắng
là phần bao bọc bên ngoài lòng đỏ, nó là sản phẩm của ống dẫn trứng. Lòng
trắng chủ yếu là albumin giúp cho việc cung cấp khoáng và muối khoáng,
tham gia cấu tạo lông, da trong quá trình phát triển cơ thể ở giai đoạn phôi.
Chất lượng lòng trắng được xác định qua chỉ số lòng trắng và đơn vị Haugh.
Lòng trắng chiếm tỷ lệ cao nhất, tới 56%, gồm 4 lớp: Lớp loãng ngoài, lớp
đặc giữa, lớp loãng giữa, lớp đặc trong… Đây là nguồn cung cấp chất dinh
dưỡng và nước cho phôi phát triển. Độ keo dính của lòng trắng phụ thuộc vào
các yếu tố như: Nuôi dưỡng, giống, tuổi, bảo quản trứng,… Bảo quản trứng
không đúng, kéo dài thời gian bảo quản làm cho lòng trắng trở nên loãng hơn
dẫn tới pha lẫn giữa các lớp lòng trắng sẽ dẫn đến rối loạn cấu trúc sinh học
và làm giảm chất lượng trứng. Trong lòng trắng còn chứa dây chằng lòng đỏ
có tác dụng giữ cho lòng đỏ luôn ở trung tâm của trứng. Theo Trần Huê Viên
(2006) [9] cho biết khối lượng trứng tương quan rõ rệt với khối lượng lòng
trắng (r = 0,86) khối lượng lòng đỏ (r = 0,72) và khối lượng vỏ (r = 0,48).
Theo Ngô Giản Luyện (1994) [6] cho rằng: Chỉ số lòng trắng ở mùa
đông cao hơn ở mùa xuân và mùa hè. Trứng gà mái tơ và gà mái già có chỉ số
lòng trắng thấp hơn gà mái đang độ tuổi sinh sản. Trứng bảo quản lâu, chỉ số

lòng trắng giảm. Chất lượng lòng trắng giảm nếu cho gà ăn thiếu protein và
vitamin nhóm B. Để đánh giá chất lượng lòng trắng người ta quan tâm đến


chỉ số lòng trắng, được tính bằng tỷ lệ chiều cao lòng trắng đặc so với trung
bình cộng đường kính nhỏ và đường kính lớn của lòng trắng trứng. Chỉ số
lòng trắng chịu ảnh hưởng của giống, tuổi, chế độ nuôi dưỡng và thời gian
bảo quản trứng.
Lòng đỏ: Là tế bào trứng có dạng hình cầu đường kính 35 - 40 mm
(chiếm khoảng 32% khối lượng trứng), được bao bọc bởi màng lòng đỏ rất
mỏng dao động từ 16 - 20 µ m, có tính đàn hồi, luôn giữ cho tế bào trứng
ở dạng hình cầu, tính đàn hồi của màng lòng đỏ giảm theo thời gian bảo quản,
ở giữa có hốc lòng đỏ nối với đĩa phôi lấy chất dinh dưỡng từ nguyên sinh
chất để cung cấp cho phôi phát triển. Ngoài ra, màng này còn có tính thẩm
thấu chọn lọc để thực hiện việc trao đổi chất giữa lòng trắng và lòng đỏ.
Lòng đỏ có độ đậm đặc cao nằm giữa lòng trắng đặc, được giữ ổn định nhờ
dây chằng là những sợi protein quy tụ ở hai đầu lòng đỏ, phía trên lòng đỏ là
mầm phôi. Lòng đỏ cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho phôi.
Theo Card and Nesheim (1970) [17] thì chỉ số lòng đỏ của trứng tươi
là 0,4 - 0,42; trứng có chỉ số lòng đỏ cao sẽ cho tỷ lệ ấp nở cao. Theo Ngô
Giản Luyện (1994) [6], chỉ số lòng đỏ ít bị biến đổi hơn lòng trắng. Theo Tạ
An Bình, (1973) [1] khi chỉ số lòng đỏ giảm xuống còn 0,33, lòng đỏ bị biến
dạng. Theo Nguyễn Quý Khiêm, (1999) [5] nếu tăng nhiệt độ và bảo quản
lâu, chỉ số lòng đỏ giảm xuống còn 0,25 - 0,29.
Chỉ số Haugh (HU) là chỉ số đánh giá chất lượng trứng xác định thông
qua khối lượng trứng và chiều cao lòng trắng đặc. Chỉ số HU càng cao thì
chất lượng trứng càng cao. Chỉ số này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác
động: Thời gian bảo quản trứng, tuổi gia cầm, bệnh tật, nhiệt độ môi trường,
sự thay lông, giống, dòng.



Thành phần hóa học của trứng. Trong một lòng đỏ trứng khối lượng
19g có chứa: 10,5mg Na; 17,9mg K; 25,7mg Ca; 2,6mg Mg; 1,5mg Fe;
29,8mg S; 24,7mg Cl; 94,8mg P.
Hàm lượng vitamin trong trứng rất cao: 200 - 800UI vitamin A; 20UI
vitamin D; 49mg vitamin B1; 84mg vitamin B2; 30mg axit nicotic; 58mg
vitamin B6; 580mg axit pantothenic; 10mg biotin; 4,5mg axit folic; 0,3mg
vitamin B12; 150mg vitamin E và 25mg vitamin K1.
Thành phần hóa học của lòng đỏ. Lòng đỏ trứng của tất cả các loại gia
cầm (trừ thủy cầm) có chứa 49% là nước, 16% là protein, 33% là mỡ. Hai phần
ba mỡ trong lòng đỏ là triglyxerit, 30% là photpholipit và 5% là cholesterol.
Lòng đỏ trứng thủy cầm chứa nhiều mỡ (36%) và 18% protein. Hàm
lượng nước trong lòng đỏ có thể thay đổi (46 - 50%) tùy thuộc vào thời gian
và điều kiện bảo quản. Hàm lượng mỡ trong lòng đỏ cũng có thể biến đổi
thông qua khẩu phần ăn, chỉ riêng hàm lượng axit béo không no như palmitic
và stearic là không thay đổi. Hàm lượng các axit béo này duy trì ở mức 30 38% trong tổng số chất béo. Nếu khẩu phần ăn chứa nhiều axit béo không no
mạch đa thì hàm lượng các axit béo này trong trứng cũng tăng lên. Thông
thường tỷ lệ axit béo không no và no là 2: 1.
Thành phần hóa học của lòng trắng. Lòng trắng là nơi dự trữ nước của
trứng khoảng 88%, phần còn lại là protein như globulin, ovomuxin và
albumin. Ovomuxin chiếm 75% tổng số protein trong lòng trắng trứng,
globulin chiếm khoảng 20%. Theo kết quả của các nhà khoa học Nga,
methionin có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp lòng trắng, còn
lysine lại chiếm vị trí quan trọng trong quá trình tổng hợp ovoxumin. Thành
phần hóa học của lòng trắng ở tất cả các loại trứng gia cầm đều giống nhau.
Chất lượng lòng trắng thay đổi theo thời gian bảo quản. Giá trị pH của lòng
trắng trứng gà tươi là 7,6 sau 14 ngày bảo quản chúng có thể tăng lên pH = 9,2.


10


2.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng của gia cầm
Sức sản xuất trứng là đặc điểm phức tạp và biến động, nó chịu ảnh
hưởng bởi tổng hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài.
Giống, dòng, cóảnh hưởng đến sức sản xuất một cách trực tiếp. Cụ thể
giống Leghorn trung bình có sản lượng 250 - 270 trứng/năm, gà Ri chỉ đạt 90
- 100 quả/mái/năm, gà Ai Cập là 160- 180 quả/mái/năm. Về sản lượng trứng,
những dòng chọn lọc kỹ thường đạt chỉ tiêu cao hơn những dòng chưa được
chọn lọc kỹ khoảng 15% - 30%.
Tuổi gà có liên quan chặt chẽ tới sự đẻ trứng của nó. Như một quy luật,
ở gà sản lượng trứng giảm dần theo tuổi, trung bình năm thứ hai giảm 15 20% so với năm thứ nhất.
Tuổi thành thục sinh dục liên quan đến sức đẻ trứng của gà, nó là đặc
điểm di truyền cá thể. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tuổi thành thục sinh dục
của gia cầm: loài, loại hình, giống, dòng, mùa vụ, thức ăn, chăm sóc,...
Mùa vụ ảnh hưởng đến sức đẻ trứng rất rõ rệt. Ở nước ta, mùa hè sức
đẻ trứng giảm xuống nhiều so với mùa xuân, đến mùa thu lại tăng lên.
Nhiệt độ môi trường liên quan mật thiết đến sản lượng trứng. Ở điều
kiện nước ta nhiệt độ chăn nuôi thích hợp với gia cầm đẻ trứng là 14 - 220C.
Nếu nhiệt độ dưới giới hạn thấp thì gia cầm phải huy động năng lượng chống
rét và trên giới hạn cao sẽ thải nhiệt nhiều qua hô hấp.
Ánh sáng ảnh hưởng đến sản lượng trứng của gia cầm. Nó được xác
định qua thời gian chiếu sáng và cường độ chiếu sáng. Yêu cầu của gà đẻ thời
gian chiếu sáng 12 - 16 h/ngày, có thể sử dụng ánh sáng tự nhiên và ánh sáng
nhân tạo để đảm bảo giờ chiếu sáng và cường độ chiếu sáng 3 - 3,5 w/m2.
Theo Letner và Taylor (1987) [18], cho biết thời gian gà đẻ trứng thường từ 7
- 17 giờ, nhưng đa số đẻ vào buổi sáng. Cụ thể số gà đẻ 7 - 9 giờ đạt 17,7 %
so với tổng gà đẻ trong ngày. Ở nước ta do khí hậu khác với các nước, cho


11


nên cường độ đẻ trứng ở gà cao nhất là khoảng từ 8 - 12 giờ chiếm 60 % gần
70 % so với gà đẻ trứng trong ngày.
Cường độ đẻ trứng liên quan mật thiết với sản lượng trứng, nếu cường
độ đẻ trứng cao thì sản lượng trứng cao và ngược lại.
Chu kỳ đẻ trứng được tính từ khi đẻ quả trứng đầu tiên đến khi ngừng
đẻ và thay lông, đó là chu kỳ thứ nhất và lặp lại tiếp tục chu kỳ thứ hai. Chu
kỳ đẻ trứng liên quan tới vụ nở gia cầm con mà bắt đầu và kết thúc ở các
tháng khác nhau thường ở gà là một năm. Nó có mối tương quan thuận với
tính thành thục sinh dục, nhịp độ đẻ trứng, sức bền đẻ trứng và chu kỳ đẻ
trứng, yếu tố này do hai gen P và p điều hành. Sản lượng trứng phụ thuộc vào
thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng.
Thay lông: Sau mỗi chu kỳ đẻ trứng sinh học gia cầm nghỉ đẻ và thay
lông. Ở điều kiện bình thường, lần thay lông đầu tiên là những điểm quan
trọng để đánh giá gia cầm đẻ tốt hay xấu. Những cá thể thay lông sớm là
thường đẻ kém và thời gian thay lông kéo dài tới 4 tháng. Ngược lại, nhiều con
thay lông muộn và nhanh, thời gian nghỉ đẻ dưới 2 tháng. Đặc biệt ở một số cá
thể hoặc đàn cao sản, thời gian nghỉ đẻ chỉ khoảng 4 - 5 tuần, có những cá
thể đẻ ngay khi chưa thay xong bộ lông mới hay đẻ trong thời gian thay lông.
Ảnh hưởng của độ ẩm đến sản lượng trứng của gia cầm. Khi độ ẩm quá
cao làm cho chất độn chuồng bị ướt, tạo thành một lớp hơi nước bao phủ
không gian của chuồng nuôi. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự
hô hấp của gia cầm và làm ảnh hưởng đến năng suất và tiêu tốn thức ăn. Độ
ẩm quá thấp (< 31 %) sẽ làm cho gia cầm mổ lông và rỉa thịt nhau, ảnh hưởng
đến tỷ lệ hao hụt và khả năng sản xuất.
Ảnh hưởng của yếu tố dinh dưỡng đến sản lượng trứng. Gà nội (gà Ri)
đẻ 90 - 120 trứng/mái/năm. Đối với giống gà nội thì ảnh hưởng của yếu tố


12


dinh dưỡng là không lớn lắm nhưng đối với gà nuôi nhốt thì nhu cầu dinh
dưỡng lại cần được quan tâm chú ý.
2.2. Những hiểu biết về gà đẻ trứng thương phẩm Isa shaver
Nguồn gốc: Gà Shaver là một giống gà công nghiệp hướng trứng có
ngồn gốc từ Canada. Gà Shaver có các dòng là Shaver Red; Shaver Brown;
Shaver White và Shaver Black. Ở Việt Nam, dòng Isa Shaver được công nhận
là một giống vật nuôi được phép kinh doanh.
Đặc điểm ngoại hình:
- Đối với dòng đỏ (Red Shaver) là giống khỏe mạnh, kiêm dụng, đẻ
trứng nâu. Gà mái đỏ có thể đẻ 305 - 315 trứng một năm.
- Shaver nâu (Shaver brown) là giống gà thích nghi với nhiều điều kiện
chăn nuôi truyền thống. Gà có khối lượng trứng nhỏ nhưng chất lượng tốt.
- Shaver trắng (Shaver White) là giống gà lý tưởng vì nó có tỷ lệ nuôi
sống và chất lượng trứng cao, khối lượng trứng trung bình và tiêu tốn thức ăn
thấp.
- Shaver đen (Shaver Black) là giống gà thích nghi cao tuy nhiên lại
tiêu tốn thức ăn lớn.
Khả năng sản suất:
+ Isa Shaver thích nghi cao, phù hợp với điều kiện khí hậu của Việt Nam.
+ Tỷ lệ nuôi sống cao. Gà có tuổi thành thục sớm, đẻ bói khi 18 tuần
tuổi (2%), thời gian khai thác dài (tuần tuổi 79).
+ Năng suất trứng bình quân 320 – 330 trứng/mái/năm.

Khối lượng

trứng bình quân: 64 – 68g.
2.3. Vài nét về chế phẩm sử dụng trong thí nghiệm
2.3.1. Chế phẩm Respol
Respol là chế phẩm sinh học được dùng làm thức ăn bổ sung bao gồm

hỗn hợp các vi sinh vật lên men hữu hiệu và sản phẩm phụ nông nghiệp như
cám gạo và bột ngô. Khi dùng chế phẩm này bổ sung vào thức ăn chăn nuôi


13

có tác dụng làm tăng năng suất chăn nuôi, tăng hiệu quả chuyển hóa thức ăn
và tăng sức đề kháng của vật nuôi đối với bệnh.
2.3.2. Thành phần của chế phẩm
Thành phần của chế phẩm gồm có:
- Nhóm vi khuẩn Lactobacillus bao gồm: Pediococcus acidilactici, L.
plantarum, L. acidophilus, Bacillus coagulans. Nhóm này có tác dụng cung
cấp các men tiêu hóa tinh bột, tiêu hóa protein; sản sinh ra các loại kháng sinh
tự nhiên; ngăn chặn quá trình gắn kết của các vi sinh vật có hại vào biểu mô
đường tiêu hóa của vật nuôi và sản sinh ra các axit hữu cơ nên có tác dụng
phòng bệnh rất hiệu quả.
- Nhóm vi khuẩn Bacillus bao gồm: Bacillus pumilus, Bacillus
licheniformis, Bacillus subtilis. Nhóm vi khuẩn này có tác dụng đối kháng với
nhóm vi sinh vật có hại trong đường ruột và có khả năng sản sinh ra nhiều
loại enzym tiêu hóa.
- Nhóm nấm men bao gồm: Saccharomyces boulardii và Saccharomyces
cerevisiae. Nhóm này có tác dụng là nguồn cung cấp protein mấm men chất
lượng cao, cung cấp vitamin nhóm B, tăng tính thèm ăn của vật nuôi và tăng
khă năng tiêu hóa thức ăn.
2.3.3. Cách sử dụng chế phẩm sinh học Respol
Bổ sung 1- 2 lít Respol trong 1 m3 nước uống và lượng nước uống cung
cấp theo tỷ lệ nước/ thức ăn là 2/1 hoặc bổ sung 1- 2 lít Respol trong 1 tấn
thức ăn và bổ sung bằng cách hòa Respol vào nước sau đó phun vào thức ăn
hỗn hợp hoàn chỉnh trước khi cho gà ăn.
Cách sử dụng: hòa 1ml chế phẩm sinh học Respol vào 1000ml nước cho

gà uống vào 7h sáng và 2h chiều.


14

2.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở nước ta, các chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi đã áp dụng tại
nhiều trang trại. Tuy nhiên, với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, thì việc chăn nuôi
bằng chế phẩm sinh học vẫn là một điều xa lạ. Theo thống kê, trên thị trường
có hơn 200 chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi nhằm cân bằng hệ vi
sinh đường ruột, giúp gia súc tiêu hóa tốt, giảm tỷ lệ các sinh vật gây bệnh.
Nhiều loại chế phẩm sinh học còn kích thích hệ miễn dịch, khống chế các
bệnh lây nhiễm và giảm ô nhiễm môi trường.
Chính vì thế, việc sử dụng chế phẩm tự nhiên như gừng, nghệ, tỏi thay
thế kháng sinh trong chăn nuôi đang là giải pháp tối ưu nhằm tạo ra thực
phẩm sạch. Đáng chú ý, nhiều chế phẩm tự nhiên đã giúp cho gà chuyển hóa
trao đổi chất, đồng thời nâng cao sức đề kháng bệnh, tạo ra thịt sạch, đem lại
hiệu quả kinh tế cao.
Chế phẩm sinh học trong chăn nuôi giúp đẩy mạnh hoạt động phân chia
tế bào, phát dục, mau lớn, gia tăng tỷ lệ nạc, nâng tỷ lệ sống con giống, xuất
chuồng sớm hơn bình thường 10-15 ngày, giảm được 1/3 khẩu phần thức ăn.
Ngoài ra, chế phẩm sinh học còn giúp giảm mùi hôi lên tới 70-80%, chất
lượng thịt được nâng cao, trứng và sữa tăng lên 20-30%. Và quan trọng hơn
cả, chế phẩm sinh học là sản phẩm sạch,không ô nhiễm môi trường và không
độc hại.
Chế phẩm sinh hoc trong chăn nuôi gà: Sử dụng 5 ml chế phẩm sinh
học hòa với một ít nước và trộn với 10 - 12 kg cám công nghiệp hoặc có thể
dùng 5ml chế phẩm sinh học pha cùng 50 lít nước và cho gia cầm uống.
Nguyễn Quang Thạch và cs (1998) [7] đã nghiên cứu ảnh hưởng của

EM đến sự phát triển chống đỡ bệnh tật của gà tại trường Đại học Nông
Nghiệp I – Hà Nội và tại trại Mai Lâm - Đông Anh trên gà Goldline và gà AA
cho kết quả: Đàn gà sử dụng EM đã tăng tỷ lệ đẻ và khối lượng trứng.


15

Pha loãng chế phẩm VEM với tỷ lệ 1/1000 (1 lít VEM với 1000 lít nước)
cho 4000 con gà tại trang trại Trung Hậu, Bình Dương, uống hàng ngày. Kết
quả đã làm giảm lượng tiêu tốn thức ăn là 1,8% so với những con không được
uống VEM (1,88).
Chế phẩm Lactovet được chế tạo từ chủng vi sinh vật Lactobacillus
acidophilus bằng công nghệ lên men sục khí trong môi trường nuôi cấy thích
hợp tạo ra vitamin và các acid amin có tác dụng cân bằng hệ vi sinh vật
đường ruột, khống chế sự phát triển của các loại vi sinh vật có hại, phòng một
số bện tiêu chảy và kích thích tiêu hóa, nâng cao tỷ lệ chuyển hóa thức ăn,
tăng sức đề kháng.
Theo Đào Lệ Hằng (2015) [3], thí nghiệm các chế phẩm sinh học từ thảo
dược khác nhau (CP3, CP4, CP5) với ba liều lượng khác nhau của mỗi loại đã
không có ảnh hưởng rõ rệt đến các chỉ tiêu sức sống và một số chỉ tiêu chất
lượng trứng của gà Lương Phượng từ 35 đến 46 tuần đẻ trứng. Khối lượng gà
mái, tỷ lệ đẻ và hệ số chuyển hóa thức ăn của các lô thí nghiệm đều có cải
thiện hơn lô đối chứng. Các chế phẩm thảo dược hoàn toàn có thể thay thế
kháng sinh trong thức ăn và nước uống cho gà đẻ.
2.4.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Trên thế giới, việc ứng dụng vi sinh vật làm thức ăn cho gia súc đã
được thực hiện trong khoảng vài chục năm trở lại đây và đã thu được những
kết quả khả quan. Người ta đặt khá nhiều hy vọng vào các loại thức ăn tổng
hợp có giá trị dinh dưỡng cao, giá thành hạ.
Cộng hòa Liên bang Nga đã nghiên cứu sản xuất ra chế phẩm Vittom

1.1 và Vittom 3 là những chế phẩm sinh học đa dạng quần thể vi khuẩn
Bacillus subtilis chủng VKPMYV- 7092 protein kháng thể (interferon) có tính
đối kháng cao với nhiều loại vi sinh vật gây bệnh, có hoạt tính chống virus
mạnh. Chế phẩm đã được ứng dụng nhiều trong chăn nuôi gia cầm và chăn
nuôi lợn.


16

Nghiên cứu của Junzo Kokubu (1999) [20] khi sử dụng EM vào thức ăn
cho gia cầm thí nghiệm thì chúng vẫn tăng trưởng nhanh mà không cần sử
dụng kháng sinh hay các hormone sinh trưởng khác nên khi mổ thịt thì màu
sắc thịt tươi, để được lâu hơn.
Ứng dụng vi sinh vật ở dạng đơn chủng hay đa chủng vào mục đích chăn
nuôi nói chung và xử lý môi trường nói riêng đã được các nước có nền công
nghệ vi sinh áp dụng từ lâu và phổ biến dưới các dạng sản phẩm vi sinh khác
nhau. Các loại này được áp dụng cho từng công đoạn chăn nuôi cũng như áp
dụng cho toàn bộ quá trình chăn nuôi tùy thuộc vào đặc tính của các chủng vi
sinh vật cũng như mục đích sử dụng.
Tại Nhật Bản, chế phẩm EM (Effective Microorganisms) có nghĩa là vi
sinh vật hữu hiệu do giáo sư Tiến sĩ Teruo Higa – Trường Đại học Tổng hợp
Ryukius, Okinawa, Nhật Bản nghiên cứu và ứng dụng thành công vào sản
xuất nông nghiệp vào đầu những năm 1980. Chế phẩm này gồm trên 87
chủng vi sinh vật hiếu khí và kỵ khí thuộc các nhóm: vi khuẩn quang hợp, vi
khuẩn lactic, nấm mem, nấm mốc, xạ khuẩn được phân lập, chọn lọc từ 2.000
chủng được sử dụng phổ biến trong công nghiệp thực phẩm và công nghệ lên
men. Chế phẩm này đã được thương mại hóa toàn cầu, đang được phân phối ở
Việt Nam và được người chăn nuôi tin dùng.
Tuy nhiên, việc ứng dụng hệ vi sinh vật để tăng năng xuất trong chăn
nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng mới được áp dụng ở một số nước

trong đó có Việt Nam. Quy trình chung tương đồng ở các nước là sử dụng
môi trường lên men được làm từ các vật liệu có hàm lượng xenluloza cao để
cho hệ vi sinh vật hoạt động hiệu quả thông qua quá trình phân hủy chất hữu
cơ. Thành phần, số lượng và chất lượng các chủng vi sinh vật có sự khác biệt
tùy thuộc vào từng nước, từng sản phẩm, đối tượng vật nuôi.
Trên thế giới, sau khi lệnh cấm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi với
mục đích kích thích sinh trưởng ban hành thì thảo dược là một trong những
lựa chọn tối ưu để thay thế kháng sinh. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh


×