Tải bản đầy đủ (.pdf) (274 trang)

Rèn luyện kĩ năng SNT nhằm bồi dưỡng năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học HHKG ở trường THPT (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (765.36 KB, 274 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

HOÀNG XUÂN BÍNH

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SIÊU NHẬN THỨC
NHẰM BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC PHÁT HIỆN
VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC HÌNH HỌC KHÔNG GIAN
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

HOÀNG XUÂN BÍNH

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SIÊU NHẬN THỨC
NHẰM BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC PHÁT HIỆN
VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC HÌNH HỌC KHÔNG GIAN
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán
Mã số: 9.14.01.11

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC


Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. TRẦN LUẬN
2. TS. NGUYỄN THỊ CHÂU GIANG

NGHỆ AN - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các kết
quả đƣợc trình bày trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất
kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả

Hoàng Xuân Bính


MỤC LỤC
Trang

LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài...............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................2
3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu .....................................................................3
4. Giả thuyết khoa học..........................................................................................3
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu.....................................................................3
6. Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................................3

7. Những đóng góp của luận án............................................................................4
8. Bố cục của luận án ...........................................................................................5
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..................................................6
1.1. Phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học Toán .......................................6
1.1.1. Vấn đề trong dạy học Toán ........................................................................6
1.1.2. Phát hiện và giải quyết vấn đề ....................................................................7
1.1.3. Mối liên hệ giữa tƣ duy và giải quyết vấn đề .............................................8
1.1.4. Vai trò của hoạt động phát hiện và giải quyết vấn đề trong môn Toán ......9
1.2. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề trong Toán học ............................12
1.2.1. Năng lực ...................................................................................................12
1.2.2. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề...................................................14
1.2.3. Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học Hình học
không gian ở trƣờng trung học phổ thông ..........................................................15
1.3. Tổng quan lịch sử nghiên cứu về siêu nhận thức.........................................17
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ...........................................................17
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................30
1.4. Nhận thức và siêu nhận thức .......................................................................32
1.4.1. Nhận thức .................................................................................................32
1.4.2. Khái niệm và mô hình siêu nhận thức ......................................................36
1.4.3. Sự khác nhau giữa nhận thức và siêu nhận thức.......................................36
1.4.4. Thành phần, đặc điểm và chức năng của siêu nhận thức ..........................43
1.4.5. Đối tƣợng của hoạt động siêu nhận thức ..................................................45
1.4.6. Vai trò của siêu nhận thức trong học môn Toán .......................................46
1.5. Rèn luyện kĩ năng siêu nhận thức theo hƣớng bồi dƣỡng năng lực phát hiện
và giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học Hình học không gian ở trƣờng
trung học phổ thông............................................................................................50


1


1.5.1. Kĩ năng .....................................................................................................50
1.5.2. Một số kĩ năng siêu nhận thức có ảnh hƣởng mạnh/rõ đến năng lực phát
hiện và giải quyết vấn đề trong học Hình học không gian ở trƣờng trung học phổ
thông ..................................................................................................................51
1.5.3. Mối quan hệ giữa kĩ năng siêu nhận thức với năng lực phát hiện và giải
quyết vấn đề trong học môn Toán ......................................................................61
1.5.4. Các hoạt động tƣơng thích để rèn luyện kĩ năng siêu nhận thức ..............65
1.5.5. Các biểu hiện của học sinh có kĩ năng siêu nhận thức..............................66
1.6. Thực trạng rèn luyện các kĩ năng siêu nhận thức nhằm bồi dƣỡng năng lực
phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học Hình học không gian
ở Trung học phổ thông .......................................................................................67
1.6.1. Khảo sát thực trạng...................................................................................67
1.6.2. Phân tích nguyên nhân của thực trạng ......................................................69
1.7. Kết luận chƣơng 1 .......................................................................................70
Chƣơng 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN CÁC KĨ NĂNG SIÊU NHẬN
THỨC CHO HỌC SINH NHẰM BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC PHÁT HIỆN VÀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC HÌNH HỌC KHÔNG GIAN Ở
TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ...........................................................72
2.1. Tổng quan về dạy học Toán ở trƣờng trung học phổ thông.........................72
2.1.1. Một số đặc điểm của sách giáo khoa Hình học ở trƣờng trung học phổ thông..72
2.1.2. Hình học ở trƣờng trung học phổ thông ...................................................73
2.2. Định hƣớng xây dựng và thực hiện các biện pháp sƣ phạm ........................75
2.2.1. Định hƣớng 1............................................................................................75
2.2.2. Định hƣớng 2............................................................................................75
2.2.3. Định hƣớng 3............................................................................................75
2.2.4. Định hƣớng 4............................................................................................76
2.3. Một số biện pháp sƣ phạm rèn luyện kĩ năng siêu nhận thức nhằm bồi
dƣỡng năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học Hình
học không gian ở trƣờng trung học phổ thông ...................................................76
2.3.1. Biện pháp 1: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc hiểu vấn đề trong các

tình huống dạy học Hình học không gian và vẽ hình đúng làm điểm tựa trực
quan khi cần thiết ...............................................................................................76
2.3.2. Biện pháp 2: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng lập kế hoạch giải quyết vấn
đề thông qua các hoạt động liên tƣởng nhằm huy động đúng tiền đề cho các
bƣớc lập luận ......................................................................................................83
2.3.3. Biện pháp 3: Rèn luyện cho học sinh thói quen tự đánh giá tiến trình tƣ
duy trong các bƣớc hoạt động giải quyết vấn đề ................................................93


2

2.3.4. Biện pháp 4: Thiết kế và tổ chức dạy học các tình huống nhằm thực hành
và kiểm soát các thao tác tƣ duy trong hoạt động gợi vấn đề và nêu vấn đề trong
dạy học Toán ....................................................................................................104
2.3.5. Biện pháp 5: Tạo các tình huống và tổ chức dạy học nhằm để học sinh
luyện tập và kiểm soát các thao tác tƣ duy trong hoạt động Toán học hóa các
tình huống thực tiễn..........................................................................................111
2.3.6. Biện pháp 6: Gợi động cơ và tổ chức dạy học nhằm để học sinh rèn luyện
và kiểm soát các thao tác tƣ duy logic trong hoạt động sáng tạo, tìm kiếm giải
pháp khác .........................................................................................................117
2.4. Kết luận chƣơng 2 .....................................................................................122
Chƣơng 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ..........................................................123
3.1. Mục đích, yêu cầu, nội dung thực nghiệm sƣ phạm ..................................123
3.1.1. Mục đích.................................................................................................123
3.1.2. Yêu cầu...................................................................................................123
3.1.3. Nội dung thực nghiệm sƣ phạm..............................................................123
3.2. Thời gian, đối tƣợng, quy trình và phƣơng pháp đánh giá thực nghiệm sƣ
phạm.................................................................................................................123
3.2.1. Thời gian thực nghiệm sƣ phạm .............................................................123
3.2.2. Đối tƣợng thực nghiệm sƣ phạm ............................................................123

3.2.3. Quy trình tổ chức thực nghiệm sƣ phạm ................................................124
3.2.4. Phƣơng pháp đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm ............................125
3.3. Tiến trình thực nghiệm sƣ phạm................................................................126
3.3.1. Thực nghiệm sƣ phạm vòng 1 ................................................................126
3.3.2. Thực nghiệm sƣ phạm vòng 2 ................................................................132
3.4. Kết luận chƣơng 3 .....................................................................................141
KẾT LUẬN......................................................................................................142
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN
ÁN....................................................................................................................144
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................145
PHỤ LỤC........................................................................................................ PL1


DANH MỤC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT

Viết đầy đủ

Viết tắt

1

DH

Dạy học

2

ĐC


Đối chứng

ĐHSP

Đại học sƣ phạm

3

GQVĐ

Giải quyết vấn đề

4

GV

Giáo viên

5



Hoạt động

6

HHKG

Hình học không gian


7

HS

Học sinh

8

KT

Kiến thức

9

NXB

Nhà xuất bản

10

PH&GQVĐ

Phát hiện và giải quyết vấn đề

11

PPDH

Phƣơng pháp dạy học


12

SGK

Sách giáo khoa

13

SNT

Siêu nhận thức

14

THCS

Trung học cơ sở

15

THPT

Trung học phổ thông

16

TN

Thực nghiệm



DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang

Sơ đồ:
Sơ đồ 1.1.

Mô hình siêu nhận thức của J.H.Flavell ................................................23

Sơ đồ 1.2.
Sơ đồ 1.3.

Mô hình siêu nhận thức của Ann.Brown...............................................26
Mô hình phân cấp quá trình siêu nhận thức của Tobias và Everson......27

Sơ đồ 1.4.

Mô hình phân chia các thành phần của siêu nhận thức .........................28

Sơ đồ 1.5.
Sơ đồ 1.6.
Sơ đồ 1.7.

Mô hình siêu nhận thức và nhận thức ...................................................37
Mô hình chức năng của siêu nhận thức Wilson.....................................44
Vai trò của ngƣời dạy và ngƣời học trong việc phát triển lý thuyết

Sơ đồ 1.8.
Sơ đồ 1.9.


SNT của Teri Rysz................................................................................47
Khung chƣơng trình môn Toán của Singapore .....................................62
Khung nhấn mạnh tính chất năng động và vòng tròn của hoạt động
giải quyết vấn đề...................................................................................65

Bảng:
Bảng 3.1.

Bảng phân phối tần số điểm kiểm tra chất lƣợng (X) của nhóm lớp

Bảng 3.3.

thực nghiệm và đối chứng vòng 1 (trƣớc thực nghiệm) ......................126
Bảng phân phối tần số điểm (X) của lớp thực nghiệm và đối chứng
sau thực nghiệm vòng 1 ......................................................................129
Bảng tính toán các số liệu thống kê của vòng 1 ..................................131

Bảng 3.4.

Phân bố tần số điểm kiểm tra chất lƣợng (X) của lớp thực nghiệm

Bảng 3.2.

Bảng 3.6.
Bảng 3.7.

và đối chứng vòng 2 (trƣớc thực nghiệm) ...........................................133
Bảng phân phối tần số điểm (X) của lớp thực nghiệm và đối chứng
sau thực nghiệm sƣ phạm vòng 2........................................................136
Bảng tính toán các số liệu thống kê của vòng 2 ..................................138

Bảng xếp hạng điểm kiểm tra au khi thực nghiệm vòng 2 .................140

Bảng 3.8.

Bảng kết quả thực nghiệm vòng 2 theo tiêu chuẩn Mann - Whitney...140

Bảng 3.5.

Biểu đồ:
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ cột so sánh trƣớc TN1............................................................127
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ đƣờng so sánh trƣớc TN1 ......................................................127
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ cột so sánh sau TN1...............................................................130
Biểu đồ 3.4. Biểu đồ đƣờng so sánh sau TN1 .........................................................130
Biểu đồ 3.5. Biểu đồ cột so sánh trƣớc TN2............................................................133
Biểu đồ 3.6. Biểu đồ đƣờng so sánh trƣớc TN2 ......................................................134
Biểu đồ 3.7. Biểu đồ cột so sánh sau TN2...............................................................137
Biểu đồ 3.8. Biểu đồ đƣờng so sánh sau TN2 .........................................................137


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đất nƣớc ta đang bƣớc vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá với mục
tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ từ một nƣớc nông nghiệp về cơ bản sẽ trở thành nƣớc
công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi của công
cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế là con ngƣời, là nguồn lực
ngƣời Việt Nam đƣợc phát triển về số lƣợng và chất lƣợng trên cơ sở mặt bằng dân trí
đƣợc nâng cao. Việc này cần bắt đầu từ giáo dục phổ thông, đòi hỏi sự nghiệp giáo dục
và đào tạo phải đổi mới để đáp ứng nhu cầu xã hội. Đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào
tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố và trong đó một yếu tố quan trọng là đổi mới PPDH

trong đó có PPDH môn Toán.
Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 8 khóa XI năm 2011 của Ban chấp hành
Trung ƣơng Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phƣơng
pháp dạy và học theo hƣớng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận
dụng kiến thức, kĩ năng của ngƣời học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi
nhớ máy móc”.
Luật Giáo dục, Điều 28, Khoản 2 chỉ rõ: Phương pháp giáo dục phổ thông phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của
từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm,
rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú học tập cho HS.
Trong những năm gần đây, việc đổi mới PPDH ở nƣớc ta đã có một số chuyển
biến tích cực. Các PPDH hiện đại nhƣ DH phát hiện và GQVĐ, DH kiến tạo, DH
khám phá,... đã và đang đƣợc các nhà sƣ phạm, các thầy cô giáo quan tâm nghiên cứu
và áp dụng ở một góc độ nào đó qua từng tiết dạy, qua từng bài tập.
Tuy nhiên, PPDH ở trƣờng phổ thông hiện nay vẫn chƣa quan tâm nhiều đến
rèn luyện những kĩ năng cần thiết theo hƣớng phát triển năng lực nhận thức của
ngƣời học.
"Siêu nhận thức" (metacognition) hoặc “tƣ duy về tƣ duy” (thinking about
thinking) đƣợc giải thích là năng lực kiểm soát quá trình suy nghĩ của cá nhân, đặc
biệt là nhận thức về việc lựa chọn và sử dụng các chiến lƣợc giải toán. SNT là tự phân


2
tích quá trình suy nghĩ của một ngƣời nào đó trong khi GQVĐ. Rèn luyện kĩ năng
SNT (metacognitive skills) cho HS trong quá trình dạy học Toán ở trƣờng phổ thông
là một xu hƣớng DH mới đang đƣợc chú trọng trên thế giới hiện nay. Việc rèn luyện kĩ
năng SNT cho HS nhằm giúp HS hiểu đƣợc quá trình suy nghĩ của bản thân trong quá
trình giải bài toán và ý nghĩa của bài toán mang lại, từ đó tạo cho các em niềm say mê
hứng thú học tập.

Việc DH môn Toán phải xuất phát từ KT nền tảng cơ bản Toán học có đƣợc từ
trong quá trình học trƣớc đây của HS cũng nhƣ tâm sinh lý lứa tuổi của các em. Cần
DH Toán theo hƣớng sao cho HS nắm đƣợc tƣ tƣởng của bài toán, các giả thiết đã cho
và yêu cầu đặt ra, từ đó các em có thể liên tƣởng đến thực tiễn là một cách tốt để nhớ
lâu và vận dụng. Quá trình khai thác bài toán cùng với các hƣớng giải - lặp đi lặp lại
các câu hỏi "tại sao?", "nhƣ thế nào?", "bằng cách nào?"... để HS có thể tìm ra nhiều
cách giải toán, nâng cao khả năng tƣ duy Toán học cũng nhƣ kĩ năng phát hiện và
GQVĐ là một trong những kích thích của SNT. Ở nƣớc ta, trong chƣơng trình giảng
dạy môn Toán chƣa đề cập một cách tƣờng minh về kĩ năng SNT, mặc dù đã có một số
tài liệu về PPDH đề cập đến vấn đề này. Ở một góc độ nào đó và một số công trình
nghiên cứu đã đề cập đến cách thức điều khiển quá trình học tập, tiếp thu nhận thức
của HS theo hƣớng phát huy tính sáng tạo. DH SNT thực sự là một xu hƣớng DH mới
của thế giới. Vì vậy, chúng tôi mong muốn tập trung nghiên cứu để làm rõ vai trò của
SNT trong trong học tập, các kĩ năng SNT nhằm bồi dƣỡng năng lực phát hiện và
GQVĐ và các biện pháp nhằm rèn luyện các kĩ năng SNT ấy. Ngoài ra, chúng tôi cũng
mong muốn làm rõ những ƣu điểm của việc rèn luyện các kĩ năng SNT, từ đó xác định
và đề xuất các biện pháp rèn luyện kĩ năng SNT nhằm bồi dƣỡng năng lực phát hiện và
GQVĐ trong DH Toán ở trƣờng THPT.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Rèn
luyện kĩ năng SNT nhằm bồi dưỡng năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho
học sinh trong dạy học HHKG ở trường THPT’’.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là xác định các kĩ năng SNT, ý nghĩa và
vai trò của các kĩ năng SNT. Từ đó, đề xuất các biện pháp rèn luyện các kĩ năng
SNT nhằm bồi dƣỡng năng lực phát hiện và GQVĐ cho HS trong DH HHKG ở


3
trƣờng THPT.
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình DH HHKG lớp 12 cho HS THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các kĩ năng SNT cần rèn luyện nhằm bồi dƣỡng năng lực phát hiện và GQVĐ
cho HS trong DH HHKG ở trƣờng THPT.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xác định đƣợc các kĩ năng SNT cần thiết đối với việc bồi dƣỡng năng lực
phát hiện và GQVĐ đồng thời xây dựng đƣợc các biện pháp rèn luyện phù hợp cho HS
trong DH HHKG ở trƣờng THPT thì sẽ bồi dƣỡng đƣợc năng lực phát hiện và GQVĐ
cho HS, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả DH môn Toán ở trƣờng THPT.
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về rèn luyện kĩ năng SNT, năng lực phát hiện và
GQVĐ cho HS trong DH HHKG ở trƣờng THPT.
- Tìm hiểu thực trạng về vấn đề rèn luyện kĩ năng SNT trong quá trình DH
Toán ở trƣờng THPT.
- Xác định một số kĩ năng SNT cần thiết cho việc bồi dƣỡng năng lực phát hiện
và GQVĐ.
- Xây dựng một số biện pháp sƣ phạm rèn luyện kĩ năng SNT trên.
- TN sƣ phạm nhằm kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đã
đề xuất.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Do khuôn khổ nội dung và thời lƣợng nghiên cứu, chúng tôi chỉ tập trung xác
định và xây dựng các biện pháp sƣ phạm để rèn luyện kĩ năng SNT nhằm phát hiện và
GQVĐ cho HS trong DH HHKG ở trƣờng THPT.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Mục đích: Tìm hiểu tình hình nghiên cứu về những vấn đề có liên quan, phân
tích và tổng hợp các quan điểm triết học, tâm lý học, giáo dục học về DH tích cực, về
tƣ duy, về năng lực, về nhận thức, về SNT. Từ đó, có cơ sở lý luận cho việc đánh giá



4
kết quả điều tra, nghiên cứu, vận dụng vào việc dạy và học môn Toán.
- Tài liệu nghiên cứu: Các văn kiện của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nƣớc, tài liệu triết học, tâm lý học, lý luận và PPDH bộ môn Toán, các bài báo và tạp
chí có liên quan.
6.2. Phương pháp quan sát và điều tra
- Mục đích: Quan sát điều tra đối với HS THPT, GV THPT về thái độ tích cực
học tập, các phƣơng pháp DH giúp HS tích cực, sáng tạo, về thực tế sử dụng các kĩ
năng SNT trong dạy và học.
- Cách thức: Tiến hành dự giờ quan sát GV dạy, HS học tập; Sử dụng bảng hỏi,
thảo luận với các nhà sƣ phạm, với từng nhóm GV, nhóm HS về thái độ, động cơ dạy
và học, về các PPDH tích cực, về phát triển tƣ duy và SNT. Sử dụng các phƣơng pháp
định tính và định lƣợng trong nghiên cứu. Kết quả điều tra, khảo sát sẽ đƣợc tổng kết
và phân tích cụ thể.
6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Mục đích: Kiểm định tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp sƣ phạm
nhằm rèn luyện kĩ năng SNT cho HS trong DH HHKG ở trƣờng THPT.
- Cách thức: Tập huấn cho GV; dạy mẫu, dạy thử nghiệm để so sánh kết quả
giữa nhóm TN và nhóm ĐC.
7. Những đóng góp của luận án
Các kết quả nghiên cứu của đề tài hƣớng tới những đóng góp sau đây:
7.1.Về mặt lý luận
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của SNT.
- Nghiên cứu một cách có hệ thống, xác định đƣợc luận cứ khoa học về việc
hình thành và phát triển kĩ năng SNT cho HS trong DH HHKG ở trƣờng THPT.
- Hệ thống và phân tích các quan niệm, mô hình khác nhau trên thế giới về SNT.
- Xác định một số thành tố cơ bản, đặc điểm, chức năng của SNT và các mức
độ biểu hiện của HS có kĩ năng SNT.

- Vai trò của SNT trong giáo dục nói chung và trong học tập Toán nói riêng.
- Xác định cơ sở lý luận của một số kĩ năng SNT nhằm bồi dƣỡng năng lực phát
hiện và GQVĐ cho HS.
- Xác định một số định hƣớng cơ bản và đề xuất các biện pháp rèn luyện các kĩ
năng SNT nhằm bồi dƣỡng năng lực phát hiện và GQVĐ cho HS trong DH HHKG ở


5
trƣờng THPT.
7.2. Về mặt thực tiễn
- Luận án là tài liệu tham khảo để đổi mới việc DH Toán theo hƣớng phát triển
kĩ năng SNT nhằm bồi dƣỡng năng lực phát hiện và GQVĐ của HS.
- Luận án là một tài liệu để cho GV và HS tham khảo.
Vì vậy, chúng tôi hy vọng việc DH tăng cƣờng rèn luyện kĩ năng SNT cho HS
sẽ đƣợc triển khai rộng ở nƣớc ta sau năm 2019.
8. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, kết luận, danh mục các công trình công bố của tác giả và
tài liệu tham khảo, nội dung luận án bao gồm 3 chƣơng.
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chƣơng 2: Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng SNT nhằm bồi dƣỡng năng lực
phát hiện và GQVĐ cho HS trong dạy học HHKG ở trƣờng THPT.
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm.


6
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học Toán
1.1.1. Vấn đề trong dạy học Toán
Theo Reys và những ngƣời khác (1984): “Một vấn đề có liên quan đến một

tình huống, trong đó người ta muốn đạt một cái gì đó và ngay lúc đó không biết
cần phải làm gì để có được nó”. Chẳng hạn, đối với HS có thể đƣợc yêu cầu vẽ
một chiếc hộp để đựng quà sinh nhật. Các tác giả cho rằng điều này đƣợc xem
nhƣ là vấn đề, nếu nhƣ những HS này thực sự có nguyện vọng vẽ một chiếc hộp
[8, tr.392].
Theo Nguyễn Bá Kim: “Một bài toán được gọi là vấn đề nếu chủ thể chưa có
trong tay một thuật giải có thể áp dụng để giải bài toán đó” [29, tr.185].
Theo Lê Ngọc Sơn: “Vấn đề là một bài toán, một câu hỏi hay một đòi hỏi yêu
cầu hành động giải quyết, đòi hỏi một cá nhân hay một nhóm đưa ra cách giải, câu
trả lời, các hành động phải tiến hành, mà chưa biết con đường nào dẫn tới kết quả
”[54, tr.26]. Vấn đề gồm ba phần cơ bản: thông tin, kết luận và chủ thể. Vấn đề mang
tính triết học (bởi nó chứa đựng mâu thuẫn), có có yếu tố tâm lí (vì chủ thể mong
muốn đƣợc giải quyết), đồng thời cũng mang tính giáo dục (bởi chủ thể có thể giải
quyết đƣợc). Theo I.Ia. Lecne: “Vấn đề là một câu hỏi nảy ra hay được đặt ra cho
chủ thể, mà chủ thể chưa biết lời giải từ trước và phải tìm tòi sáng tạo lời giải,
nhưng chủ thể đã có sẵn một số phương tiện ban đầu để sử dụng thích hợp vào việc
tìm tòi nó” [34, tr.27].
Vấn đề khác với nhiệm vụ thông thƣờng ở chỗ khi giải quyết một nhiệm vụ thì
đã có sẵn trình tự và cách thức giải quyết, cũng nhƣ những KT kĩ năng đã có đủ để giải
quyết nhiệm vụ đó. Tình huống có vấn đề xuất hiện khi một cá nhân đứng trƣớc một
mục đích muốn đạt tới, nhận biết một nhiệm vụ cần giải quyết nhƣng chƣa biết bằng
cách nào, chƣa đủ phƣơng tiện (tri thức, kĩ năng…) để giải quyết.
Trong DH Toán ở trƣờng phổ thông, để giải quyết đƣợc nhiệm vụ học toán, HS
cần phải tiến hành những HĐ phát hiện và giải quyết những tình huống của môn Toán
hoặc liên quan đến môn Toán. Đó có thể là các câu hỏi, yêu cầu hành động, bài toán
chƣa có sẵn lời giải hoặc cách thực hiện. Điều này thƣờng xảy ra khi: xây dựng khái
niệm, nhận thức thuộc tính của khái niệm; hình thành quy tắc, công thức; chứng minh
định lí, khẳng định tính đúng - sai của một mệnh đề và giải bài tập toán. Mỗi nhiệm vụ
nhận thức trong tình huống đó (dù ở cấp độ nào) cũng có cấu trúc nhƣ một bài toán, do



Luận án đầy đủ ở file: Luận án Full












×