Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Phân tích rào cản trong tiếp cận vốn tín dụng chính thức của các hộ trồng quế trên địa bàn xã đại sơn huyện văn yên tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 81 trang )

ĐẠI HỌC THÁ I NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------

CHÁNG MÍ LỀNH

PHÂN TÍCH RÀO CẢN TRONG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG
CHÍNH THỨC CỦA CÁC HỘ TRỒNG QUẾ TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ ĐẠI SƠN, HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Kinh tế Nông ngh iệp

Khoa

: Kinh Tế và PTNT

Khóa học

: 2014 - 2018



Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁ I NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------

CHÁNG MÍ LỀNH

PHÂN TÍCH RÀO CẢN TRONG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG
CHÍNH THỨC CỦA CÁC HỘ TRỒNG QUẾ TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ ĐẠI SƠN, HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Kinh tế Nông ngh iệp

Khoa

: Kinh Tế & PTNT


Khóa học

: 2014 - 2018

Giảng viên hướng dẫn

: TS. Đỗ Xuân Luận

Cán bộ cơ sở hướng dẫn : Lý Văn Thắng

Thái Nguyên, năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, để hoàn thành được khóa
luận tốt nghiệp Đại Học, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm
Thái Nguyên, Khoa kinh tế và phát triển nông thôn cùng sự hướng dẫn tận
tình của TS. Đỗ Xuân Luận.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại Học
Nông Lâm Thái Nguyên và các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế và phát triển
nông thôn đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất
tới TS. Đỗ Xuân Luận, người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, chu đáo cho
tôi trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo UBND huyện Văn
Yên, tỉnh Yên Bái, các đồng chí lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn huyện Văn Yên, Ban lãnh đạo UBND xã Đại Sơn, anh Lý Văn
Thắng đã trực tiếp hướng dẫn và góp ý tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ phát triển khoa học và công
nghệ Quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số 502.01-2016.12”.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày 15 tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Cháng Mí Lềnh


ii

MỤC LỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất ở xã Đại Sơn năm 2017.............................. 22
Bảng 4.2 Tình hình chăn nuôi của xã Đại Sơn giai đoạn 2015- 2017 ............ 24
Bảng 4.3 Tình hình dân số của xã qua 3 năm (2015-2017) ............................ 24
Bảng 4.4 Nguồn tín dụng vay trên địa bàn. .................................................... 26
Bảng 4.5 Rà soát hộ trồng quế trên địa bàn xã Đại Sơn giai đoạn 2015 – 2017
......................................................................................................... 30
Bảng 4.6 Tình hình sản xuất Quế của xã Đại Sơn qua 3 năm 2015 - 2017 ... 31
Bảng 4.7 Thông tin chung của các hộ điều tra................................................ 32
Bảng 4.8 Tình hình đầu tư chi phí sản xuất trung bình của Quế trong các hộ
điều tra/1ha
.............................................................................................. 34
Bảng 4.9 Tình hình huy động vốn vay của các hộ trồng Quế......................... 35
Bảng 4.10 Doanh thu từ quế cho 1 ha quế năm 2017 .................................... 36
Bảng 4.12 Tình hình trả nợ vốn vay ngân hàng của hộ nông dân năm 2017 .........

45


3

MỤC LỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 4.1: Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất tại xã Đại Sơn năm 2017 .............. 23
Hình 4.2: Biểu đồ thị phần tín dụng vay vốn trên địa bàn xã Đại Sơn. .......... 27
Hình 4.3: Quan hệ giữa các tổ chức tín dụng chính thức với hộ nông dân .... 28
Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện trình độ văn hóa trên địa bàn xã .......................... 37


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Tên viết tắt

Tên đầy đủ

ĐTN

- Đoàn thanh niên

HCCB

- Hộ cựu chiến binh

HND

- Hộ nông dân


HPN

- Hội phụ nữ

HTX

- Hợp tác xã

NHCSXH

- Ngân hàng chính sách xã hội

NHNo&PTNT

- Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NHTM

- Ngân hàng thương mại

NTM

- Nông thôn mới

PTNT

- Phát triển nông thôn

TW


- Trung ương

UBND

- Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC CÁC BẢNG ................................................................................... ii
MỤC LỤC CÁC BIỂU ĐỒ ............................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
PHẦN 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................ 2
1.3. Nội dung thực tập và phương pháp thực hiện ............................................
2
1.3.1. Nội dụng thực tập .................................................................................... 2
1.3.2. Phương pháp thực hiện. ........................................................................ 3
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập................................................................... 4
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 5
2.1. Cơ sở lý luận. ............................................................................................. 5
2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập.................................. 5
2.1.2. Tổng quan về cây Quế............................................................................. 9
2.1.3. Các loại giống quế ở nước ta................................................................. 11

2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 12
2.2.1. Tiếp cận tín dụng của một số địa phương .............................................
12
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tiếp cận tín dụng. ......................................... 12
2.2.3. Kinh nghiệm thực tiễn trồng quế tại xã Đại Sơn. ................................. 13
2.2.4. Thực tiễn việc tiếp cận các khoản vốn vay của các hộ dân. ................. 14
2.2.5. Bài học kinh nghiệm cho vay vốn ở các địa phương ............................
15


PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 17
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 17
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 17
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 17
3.2. Nội dung nghiên cứu. ............................................................................... 17
3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 18
3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin. ........................................................... 18
3.3.3. Phương pháp xử lí và tổng hợp số liệu. ............................................... 20
3.4.Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu. ............................................................. 20
3.4.1. Các chỉ tiêu kinh tế................................................................................ 20
3.4.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất quế. ..................................... 20
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................ 21
4.1. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương. ................ 21
4.1.1. Điều kiện tự nhiên. ................................................................................ 21
4.1.1.3: Địa hình. ............................................................................................. 21
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 23
4.2. Tình hình tiếp cận các nguồn vốn vay của các hộ trồng Quế. ................. 35
4.2.1. Phân tích rào cản ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng với
nông hộ trên địa bàn xã.

............................................................................................ 37
4.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn vay và hiệu quả sử dụng
vốn vay của các hộ trồng quế trên địa bàn xã. ................................................ 41
4.2.3. Tình hình trả nợ vốn vay của hộ ........................................................... 45
4.2.4.Giải pháp tiếp cận nguồn vốn của nông hộ............................................ 46
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 48
5.1. Kết luận .................................................................................................... 48
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 49


vii

5.2.1. Đối với ngân hàng ................................................................................. 49
5.2.2. Đối với chính quyền địa phương........................................................... 49
5.2.3. Đối với các nông hộ .............................................................................. 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 53
PHỤ LỤC


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế nước ta đã và đang bước vào giai đoạn hội nhập với nền
kinh tế quốc tế, sự chuyển biến của nền kinh tế đang phát huy và có nhiều
thành tựu to lớn, đưa nước ta thoát khỏi những khủng hoảng kinh tế, xã hội,
đưa nước ta lên giai đoạn mới, tạo điều kiện nâng cao vị thế của Việt Nam
trên thị trường quốc tế. Hội nghị trung ương lần thứ VI khẳng định sự phát
triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa cực kỳ quan

trọng cả trước mắt và lâu dài, làm cơ sở ổn định phát triển kinh tế, xã hội, đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự
phát triển nền kinh tế nông thôn góp phần rất lớn vào nền kinh tế quốc dân và
phát triển này đã và đang được sự hỗ trợ không nhỏ từ các tổ chức tín dụng
nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều khó khăn và rào cản trong quá trình tiếp
nhận tín dụng của các hộ nông dân.
Hoạt động của các tín dụng đã và đang phát triển tuy nhiên bên cạnh đó
nhiều người dân ở khu vực nông thôn vẫn ít hoặc chưa thể tiếp cận được với
các hoạt động của tổ chức tín dụng này, mạng lưới tài chính còn chưa thực sự
có hiểu quả ở vùng sâu, vùng xa. Đa số người dân ở nông thôn còn chưa được
cán bộ tín dụng tiếp cận vì vậy nên còn nhiều bất cập đối với một số hộ như
các hộ trồng Quế ở xã Đại Sơn, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
Mặc dù hiện nay trên địa bàn đã có mặt nhiều tổ chức tín dụng như
Ngân hàng nông nghiệp, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng thương
mại, các tổ chức tín dụng khác nhưng để tiếp cận được vốn tín dụng là một
vấn đề khó khăn và được người nông dân quan tâm nhiều nhất trong thời gian
qua. Do vậy để tháo gỡ được những khó khăn, của người nông dân trong tiếp
cận tín dụng và những rào cản đang cản trở trong tiếp cận tín dụng chính thức


tại xã Đại Sơn, huyện Văn Yên,tỉnh Yên Bái, tôi chọn đề tài: “Phân tích rào
cản trong tiếp cận vốn tín dụng chính thức của các hộ trồng quế trên địa
bàn xã Đại Sơn, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Phân tích rào cản trong tiếp cận vốn vay tín dụng chính thức của các hộ
gia đình trồng quế trên địa bàn xã, từ đó đưa ra các giải pháp tháo gỡ những
khó khăn, rào cản đang cản trở.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu thực trạng sản xuất kinh doanh quế của nông hộ.

- Tìm hiểu các tổ chức cung ứng tín dụng trên địa bàn xã Đại Sơn,
huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
- Phân tích thực trạng tiếp cận và sử dụng vốn vay từ các nguồn vốn tín
dụng của các hộ trồng Quế trên địa bàn xã.
- Làm rõ những khó khăn người dân đang vướng mắc khi tiếp cận tín
dụng.
- Đề xuất giải pháp tăng cường tiếp cận các nguồn vốn và sử dụng hiệu
quả vốn tín dụng góp phần phát triển cây Quế nói chung và phát triển kinh tế
nông hộ nói riêng tại xã Đại Sơn, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
1.3. Nội dung thực tập và phương pháp thực hiện
1.3.1. Nội dụng thực tập
- Phân tích làm rõ những rào cản đang tiếp cận vốn tín dụng chính thức
của các hộ trồng quế trên địa bàn xã Đại Sơn, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2. Điều kiện tự nhiên
3. Đặc điểm kinh tế-xã hội
4. Tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn
5. Kết quả đạt được từ việc tiếp cận tín dụng.


1.3.2. Phương pháp thực hiện.
Tiếp cận có sự hướng dẫn của cán bộ cơ quan xã Đại Sơn, huyện Văn
Yên, tỉnh Yên Bái
Thảo luận, họp dân cùng cán bộ Địa chính, Khuyến nông xã Đại Sơn.

- Hình 1: Cùng cán bộ khuyến nông xã Đại Sơn tập huấn kỹ thuật trồng
và chăm sóc quế cho bà con tại hội trường thôn 3 năm 2018.

- Hình 2: Cùng cán bộ địa chính xã Đại Sơn đi khảo sát vùng quế trồng
được 8 năm tại thôn 2.



Thu thập thông tin thứ cấp: Số liệu trong báo cáo tổng kết tình hình
kinh tế, xã hội của xã Đại Sơn.
Quan sát: Trao đổi với người nông dân, quan sát thái độ và tác phong
làm việc của nhân viên ngân hàng.
Tiếp cận có sự tham gia (PTA): Còn được gọi là tham gia học và thực
hành tập hợp nhiều phương pháp và kỹ năng vào sự vận dụng linh hoạt phụ
thuộc và hoàn cảnh thực tế. Hơn nữa tiếp cận có sự tham gia có tính liên tục
theo thời gian. Phương thức này có khả năng huy động kiến thức của người
học, rút kinh nghiệm từ nhiều nguồn khác nhau, mang lại hiệu quả cao hơn
trong việc phân tích các rào cản trong tiếp cận tín dụng chính thức.
Phương thức phân tích: Sau khi các thông tin được thu thập, sử dụng
phương pháp này để phân tích, làm rõ các rào cản đang vướng mắc trong
tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ nông dân trồng Quế trên địa bàn xã
Đại Sơn.
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
 Thời gian: - Từ ngày 15 tháng 01 đến ngày 30 tháng 05 năm
2018
 Địa điểm: - xã Đại Sơn, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận.
2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập.
2.1.1.1. Khái niệm:
Tổ chức tín dụng (TCTD) là một doanh nghiệp được thành lập theo
luật của các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật để thực
hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung

thường xuyên nhận tiền gửi, sự dụng tiền gửi để cấp tín dụng và cung ứng
các dịch vụ thanh toán.
Đặc điểm: Tổ chức tín dụng gồm có 2 đặc điểm.
+Thứ nhất, tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy
định của Luật Các Tổ chức tín dụng và những quy định khác của pháp luật.
+ Thứ hai, nội dung hoạt động của doanh nghiệp là kinh doanh tiền tệ,
làm dịch vụ ngân hàng mà cụ thể là thực hiện hoạt động huy động vốn, sử
dụng vốn, cấp tín dụng và thực hiện hoạt động thanh toán.
Căn cứ vào định nghĩa, những đặc điểm cơ bản của một tổ chức tín
dụng bao gồm:
-Tổ chức tín dụng là một doanh nghiệp: Tổ chức tín dụng hội đủ các
điều kiện của một doanh nghiệp (có tài sản, tên riêng, trụ sở giao dịch, đăng
ký kinh doanh…)
-Tổ chức tín dụng là một pháp nhân: Tổ chức tín dụng hội đủ các dấu
hiệu của một pháp nhân theo qui định tại điều 94 Bộ luật Dân sự Việt Nam
như: được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập; có cơ
cấu chặc chẽ; có tài sản độc lập; nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp
luật một cách độc lập). Ngoài ra, nếu căn cứ Điều 12 Luật Các Tổ chức tín


dụng, các tổ chức tín dụng chỉ được thành lập và hoạt động dưới các hình
thức pháp lý: Tổ chức tín dụng cổ phần, Tổ chức tín dụng nhà nước, Tổ chức
tín dụng hợp tác, Tổ chức tín dụng có vốn đầu tư nước ngoài. Theoluật doanh
nghiệp các loại hình trên đều có tư cách pháp nhân, do vậy, có thể khẳng định
Tổ chức tín dụng là một pháp nhân.
-Đây là loại hình doanh nghiệp đặc biệt, vừa phải được thành lập và
hoạt động tuân theo Luật các Tổ chức tín dụng, mặt khác, tùy thuộc vào các
loại hình tổ chức tín dụng khác nhau mà Tổ chức tín dụng còn phải tuân theo
những quy định pháp luật khác có liên quan như Luật doanh nghiệp, Luật
Hợp tác xã, Luật Đầu tư…Nhìn chung, qui phạm pháp luật về các tổ chức tín

dụng có thể tạm chia làm hai nhóm: nhóm pháp luật chuyên ngành và pháp
luật chung.
– Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ và cung ứng các
dịch vụ ngân hàng. Có thể khẳng định, đối tượng kinh doanh trực tiếp của các
Tổ chức tín dụng chính là tiền tệ. Bởi vì, hoạt động kinh doanh chính, chủ
yếu, thường xuyên và mang tính chất nghề nghiệp, mang lại thu nhập chính
cho tổ chức tín dụng là hoạt động ngân hàng. Các tổ chức tín dụng hoạt động
kinh doanh chủ yếu theo phương thức nhận tiền gửi, sử dụng tiền gửi để cấp
tín dụng, cho vay lại, cung cấp các dịch vụ thanh toán. Điều này được pháp
luật ngân hàng quy định rõ: “hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh
tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên nhận tiền gửi, sử
dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”. Đây là
dấu hiệu cơ bản để phân biệt doanh nghiệp là TCTD với các loại hình doanh
nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực.
– Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam : Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam qui định: “Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt


động ngân hàng…”. Đồng thời, luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam còn nêu
rõ một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
là cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng, trừ
trường hợp do Thủ tướng chính phủ quyết định. Ngoài ra, pháp luật ngân
hàng cũng ghi nhận việc cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng các tổ
chức khác cũng thuộc thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Điều
14 Luật các tổ chức tín dụng qui định: “Mọi tổ chức có đủ điều kiện qui định
theo Luật các tổ chức tín dụng và các qui định khác của pháp luật, được Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động thì được thực hiện một
phần hoặc toàn bộ hoạt động ngân hàng tại VN.[8]
* Khái niệm về tín dụng:

Tín dụng là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị nhất
định dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ trong một khoảng thời gian nhất định
từ người sở hữu sang người sử dụng và đến kỳ hạn người sử dụng phải hoàn
trả cho người sở hữu với một lượng giá trị lớn hơn. Khoảng giá trị đổi ra này
gọi là lợi tức tín dụng.
Hay tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa
người đi vay và người cho vay dựa trên nguyên tác hoàn trả.
Tín dụng là một phạm trù kinh tế hàng hóa, có quá trình ra đời và tồn
tại và phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hóa, tín dụng có
những tính chấp quan trọng sau:
- Tín dụng trước hết chỉ là sự chuyển giao quyền sử dụng một số tiền
hoặc tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác, chứ không làm thay đổi quyền
sở hữu của chúng
- Tín dụng bao giờ cũng có thời hạn và phải được “hoàn trả”.
- Giá trị của tín dụng không những được bảo tồn mà còn được nâng cao
nhờ vào lợi tức tín dụng.


* Khái niệm nông dân:
Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản
xuất nông nghiệp. Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn, trong đó tư liệu
sản xuất chính là đất đai. [9]
* Khái niệm hộ nông dân:
Hộ nông dân là những hộ gia đình chủ yếu hoạt động trong nông
nghiệp và một số nghề phi nông nghiệp ở nông thôn nhưng khó phân biệt với
các hoạt động liên quan đến nông nghiệp và không liên quân đến công
nghiệp, chủ yếu sử dụng lao động gia đình.[10]
* Khái niệm thị trường tín dụng:
Thị trường tín dụng là tập hợp các điều kiện và thỏa thuận mà thông
qua đó người sở hữu và người sử dụng tiến hành trao đổi với nhau về vật

chất và phi vật chất.
2.1.1.2. Đặc điểm tín dụng.
Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho
ngưới sử dụng. xét về mặt bản chất cũng là một hình thức của quan hệ mua
bán nhưng xảy ra đối với một loại hàng hóa đặc biệt đó là vốn. Như vậy, quan
hệ tín dụng nhất thiết chỉ có ý nghĩa khi có sự chuyển dịch giữa các chủ sở
hữu khác nhau.
Sự chuyển nhượng này có thời hạn.
Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí.
2.1.1.3. Phân loại tín dụng.
+ Phân loại theo hình thức:
- Tín dụng chính thức: Là hệ thống quý tín dụng nhân dân, ngân hàng
chính sách xã hội, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Thông qua
các cán bộ tín dụng các cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp trực tiếp vay vốn
từ hệ thống của các TCTD.


- Tín dụng phi chính thức: Tín dụng phi chính thức là các nhóm cho
vay tương hỗ dưới hình thức phường, họ, chịu hay vay nặng lãi. Khoảng vốn
ngoài hệ thống các TCTD chính thức, nguồn vốn này có thể đến từ bạn bè
hoặc người thân trong gia đình…
- Tín dụng bán chính thức: Là tổ chức phi chính phủ trong và ngoài
nước, các tổ chức xã hội.
- Tín dụng vật tư: Là các công ty sản xuất vật tư đầu vào, đại lý hoặc
cửa hàng phân phối vật tư, cung cấp vật tư cho các hộ nông dân có nhu cầu
mua vật tư phục vụ quá trình trồng, chăm sóc và thu hoạch quế.
Phân theo kỳ hạn: Tín dụng nông thôn có thể phân thành ba loại cơ bản
như sau:
- Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng cho vay có thời hạn dưới 12
tháng. Đây là loại tín dụng phổ biến trong cho vay nông hộ ở nông thôn.

- Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn cho vay từ 1 đến 5
năm.
- Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn vay vốn trên 5 năm trở
lên.
2.1.1.4. Vai trò của vốn.
Vốn là nguồn lực hạn chế đối với các ngành kinh tế nói chung, nông
nghiệp nói riêng. Vốn sản xuất vận động không ngừng từ phạm vi sản xuất
sang phạm vi lưu thông và trở về sản xuất. Hình thức của vốn sản xuất cũng
thay đổi từ hình thức tiền tệ sang hình thức tư liệu sản xuất và tiền lương cho
nhân công đến sản phẩm hàng hoá và trở lại hình thức tiền tệ v.v. Như vậy
vốn sản xuất trong nông nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tư liệu lao động và
đối tượng lao động được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp.
2.1.2. Tổng quan về cây Quế
Trong các loài cây lâm sản ngoài gỗ của rừng nhiệt đới nước ta cây quế
có thể tổ chức sản xuất thành nguồn hàng lớn, ổn định lâu dài và có giá trị,
nhất là giá trị xuất khẩu. Sản phẩm chính của cây quế là vỏ quế và tinh dầu


quế được sử dụng nhiều trong công nghiệp y dược, công nghiệp chế biến thực
phẩm, hương liệu và chăn nuôi. Xu hướng sử dụng các loại tinh dầu thực vật
thay thế các hoá chất có ảnh hưởng đến sức khoẻ con người ngày một tăng là
điều kiện thuận lợi để phát triển ngành trồng quế ở các địa phương. Ngoài lợi
ích về mặt kinh tế, cây quế còn đóng góp vào bảo vệ môi trường sinh thái,
làm tăng độ che phủ rừng, giữ đất, giữ nước ở các vùng đất đồi núi dốc, bảo
tồn và phát triển sự đa dạng các nguồn gen quý cây bản địa. Với những giá trị
nêu trên cây Quế đã và đang được trồng ở nhiều địa phương trong cả nước.
Quế không chỉ là cây xóa đói giảm nghèo mà còn góp phần làm giàu cho
nhiều gia đình đồng bào các dân tộc miền núi. Quế được coi là một trong
những loài cây đặc sản đang được Nhà nước khuyến khích gây trồng và được
đưa vào danh mục loài cây trồng trong chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng

và nhiều dự án trồng rừng ở nhiều tỉnh. Ngày nay, khi Việt Nam đã là thành
viên của WTO thì chắc chắn thị trường Quế sẽ ngày càng được mở rộng, điều
đó hứa hẹn triển vọng tốt đẹp cho nghề trồng Quế ở nước ta. Tuy nhiên, do
trình độ canh tác còn lạc hậu nên phần lớn người nông dân chưa phát huy
được hết tiềm năng năng suất cũng như chất lượng của cây Quế, dẫn đến số
lượng tinh dầu Quế xuất khẩu của chúng ta còn quá ít trên thị trường thế giới.
Vì vậy, việc trang bị cho người lao động những kiến thức và kĩ năng cơ bản
về trồng Quế lấy tinh dầu là hết sức cần thiết. Mô đun Trồng cây Quế cung
cấp cho người học những kiến thức cơ bản về trồng cây Quế. Từ đó người học
có thể vận dụng những kiến thức đã học để lựa chọn được giống Quế phù hợp
với điều kiện cụ thể ở từng địa phương góp phần nâng cao năng suất, chất
lượng tinh dầu Quế, làm giàu cho từng hộ nông dân, ổn định xã hội và bảo vệ
môi trường.


2.1.3. Các loại giống quế ở nước ta
Giới thiệu các giống Quế ở Việt Nam Theo các kết quả điều tra cho
thấy hầu hết các giống Quế đang được trồng ở nước ta đều có thân thẳng, tán
lá dày, hình trứng. Về hình dạng thân, tán và lá quế ở các vùng Yên bái,
Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An về cơ bản giống nhau. Riêng quế ở vùng
Trà My, Quảng Nam lá có màu xanh thẫm, cây không cao vỏ thường xù xì và
có nhiều tua mực ở cành và thân, tỷ lệ tua mực cao khi quế được trồng ở các
lập địa thấp, ẩm ướt. Quế Thanh Hóa. Đặc điểm hình thái Cây gỗ thường
xanh, cao 10-20m, vỏ thân màu nâu xám hay nâu sẫm, rất thơm. Cành non có
dạng 4 cạnh theo lát cắt ngang, nhẵn. Lá mọc gần như đối hoặc mọc cách;
phiến hình bầu dục thuôn đến hình mác thuôn, đầu có mũi nhọn, mềm, gốc
hình nêm; thường dài 12-15cm, rộng 5 cm màu xanh đậm; mặt dưới có phủ
vẩy nhỏ, gân chính 3; cuống lá có rãnh, dài 1,2-1,5cm. Cụm hoa dạng chuỳ
mọc ở kẽ lá hay đầu cành. Hoa nhỏ, lưỡng tính, màu trắng hay trắng vàng
nhạt. Quả hình trứng, dài khoảng 1cm, khi chín có màu đen hay tím, nhẵn, đài

tồn tại. Mỗi quả 1 hạt. Đặc điểm sinh học: Cây mọc trong rừng nhiệt đới lá
rộng, ẩm trên dãy Trường Sơn từ bắc Thanh Hóa đế Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng nam, Quảng Ngãi ở độ cao trung bình, đôi khi có thể lên tới độ cao
2.000m. Cây ưa điều kiện nóng, ẩm; thường mọc ở các khu vực có tổng lượng
mưa hàng năm cao (2.500-3.000mm), trên các loại đất feralit đỏ, vàng; đặc
biệt là trên đất phong hoá từ nham thạch núi lửa. Hệ rễ của cây phát triển
nhanh, rễ trụ ăn sâu vào đất. Cây tái sinh chồi khỏe. Khi còn non chịu bóng,
nhưng cây trưởng thành lại ưa sáng. Mùa hoa quả tháng 4 đến tháng 8. Quế
Yên Bái Quế Yên Bái hay còn gọi là quế đơn, quế rành, quế Trung Quốc, quế
bì, nhục quế... Loài này phân bố chủ yếu ở Bắc bộ và một số vùng của Việt
Nam.


2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tiếp cận tín dụng của một số địa phương
- Các nghiên cứu trước đây đã phân tích nguyên nhân của việc không
thể và vay vốn từ nguồn tín dụng chính thức của các hộ hoạt động sản xuất
trong nông nghiệp, nông thôn nhất là các hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa mà dù
được xác định là đối tượng cho vay của các TCTD chính thức. Theo một số
nghiên cứu cho thấy vấn đề mấu chốt là các TCTD chính thức không thể điều
chỉnh được lãi suất để bù đắp chi phí và rủ roi cao khi cho các nông hộ hoạt
động trong sản xuất nông nghiệp vay vốn, do các nông hộ thường gặp bất trắc
khó lường, ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ như mất mùa, dịch bệnh, giá
nông sản bất bênh, không có thị trường tiêu thụ ổn định…trong khi đó các hộ
thiếu tài sản thế chấp vì không có cơ chế bảo hiểm cây trồng.
- Năm 1998 tác giả Trần Thỏ Đạt áp dụng mô hình logit và phương
pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất, tác giả đã khả định rằng các biến độc
lập: Quy mô đất, diện tích đất, tổng số thành viên trong hộ, tỷ lệ phụ thuộc, cơ
chế họ hàng và địa vị xã hội có tác động mạnh mẽ đến khả năng tiếp cận tín
dụng chính thực.[6]

- Ngoài ra năm 2001 tác giả Vũ Thị Thanh Hà đã nghiên cứu về việc
quyết định tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ ở đồng bằng sông hồng
của Việt Nam. Tác giả đã sử dụng mô hình Probit và phương pháp ước lượng
bình phương nhỏ nhất và cả hai phương pháp này đều cho kết quả như nhau.
Tác giả chỉ ra rằng giá trị tài sản của hộ và khả năng tiếp cận tín dụng có mối
quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiếp cận tín
dụng chính thức của các hộ dân ở Đồng bằng Sông Hồng.[6]
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tiếp cận tín dụng.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng như:
+ Giá trị tài sản của nông hộ


+ Diện tích đất sở hữu của chủ hộ
+ Tổng diện tích đất có sổ đỏ
+ Giới tính của chủ hộ
+ Thu nhập và chi phí
+ Địa vị xã hội của chủ hộ
+ Có sự tham gia của chủ hộ
+ Điều kiện tự nhiên ( thời tiết,, khí hậu, dịch bệnh, mất mùa)[5]
2.2.3. Kinh nghiệm thực tiễn trồng quế tại xã Đại Sơn.
Tại xã Đại Sơn, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, hiện giá quế dao động
từ 60.000 - 64.000 đồng/kg vỏ quế khô hàng sáo B, Quế ống điếu A khô la
19.000-21.000 đồng/1kg, Quế đen loại C không bào vỏ là 16.000-18.000
đồng/1 kg tươi. 2,5 triệu đồng/khối gỗ mang lại lợi nhuận cao khi trồng loại
cây này. Quế hiện đã trở thành cây trồng mũi nhọn của xã Đại Sơn, huyện
Văn Yên và là cây xóa đói, giảm nghèo, làm giàu của không ít gia đình,
doanh nghiệp. Sản phẩm quế Văn Yên trở thành thương hiệu có uy tín ở thị
trường trong nước và quốc tế.
Năm 2017, xã Đại Sơn trồng mới được trên 180ha cây lâm nghiệp
trong đó chiếm 90% là cây quế. Đến nay, cả xã có 6 thôn, đều trồng quế với

diện tích 13.835,2 ha. Diện tích quế trồng tập trung và cho chất lượng tốt nhất
là 5 thôn: Từ Thôn 1, thôn 2, thôn 3, thôn 4, thôn 5: với diện tích trên
11.000ha.
Với việc tận thu vỏ, thân, gốc, lá, cành, nhiều gia đình nông dân của xã
Đại Sơn đã thu về vài trăm triệu đồng mỗi năm. Lá quế tươi được các chủ lò
ép tinh dầu đến tận vườn mua với giá 1.200-1.500 đồng/kg. Vỏ quế Khô giá
hơn 60.000 đồng/kg, đấy là chưa kể phần thân gỗ. Một cây quế to bán cả lá,
cành, vỏ, cây được hơn 2 - 3 triệu đồng; 1ha quế bán rẻ cũng được vài trăm
triệu đồng. Đặc biệt, sau khi có chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm quế Văn Yên, thị


trường quế ổn định, giá quế tăng cao gấp 2 lần những năm trước. Cứ đến mùa
thu hoạch vụ tháng 3 và vụ tháng 8, nhà nhà lên đồi bóc quế, phơi quế. Hàng
năm, địa phương bán ra thị trường gần 9.000 tấn vỏ quế khô các loại cùng
nhiều sản phẩm đa dạng liên quan đến quế, thu về 60-70 tỷ đồng. Gỗ quế sau
khi bóc vỏ được chế biến ra thành bàn, ghế, ván...,không giống trước đây gỗ
quế chỉ là đốt.
- Vùng nguyên liệu quế phát triển, gắn với đó là các cơ sở sản xuất, chế
biến tinh dầu quế ra đời góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao
động tại địa phương.
- Tại thôn 3 xã Đại Sơn (huyện VănYên), Nhà Máy Chế Biến Tinh
Dầu An Thịnh xây dựng trên dây chuyền công nghệ hiện đại số vốn trên 6 tỷ
đồng, chưa kể vốn lưu động. Hiện nay, công suất của Nhà máy luôn duy trì 18
tấn nguyên liệu/ngày, hoạt động liên tục 3 ca, tạo việc làm cho 40 lao động
địa phương với thu nhập bình quân 3,5 - 5 triệu đồng/người. Mới đi vào sản
xuất từ đầu năm 2012, đến nay, Nhà máy đã có sản lượng 20 tấn, doanh thu
đạt 10,4 tỷ đồng. Bên cạnh việc ra đời của các nhà máy, hàng trăm cơ sở chế
biến tinh dầu quế bằng phương pháp thủ công với nguyên liệu cành nhỏ và lá
quế tận thu giúp nông dân có thể tận dụng mọi sản phẩm từ cây quế.
2.2.4. Thực tiễn việc tiếp cận các khoản vốn vay của các hộ dân.

* Tín dụng nông nghiệp:Khó tiếp cận vì thủ tục rườm rà.
Theo ông Trần Văn tần, Trưởng phòng tín dụng (ngân hàng nhà nước),
ngành Nông nghiệp có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế. Mặc dù chỉ
chiếm 17,4% trong GDP, thu hút 50% lao động cả nước. Nhưng ngân hàng
nhà nước luôn coi nông nghiệp, nông dân, nông thôn là một trong 5 lĩnh vực
ưu tiên của tổ chức tín dụng và yêu cầu các tổ chức tín dụng dải ngân kịp thời
để đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nông dân. Dự nợ cho vay của ngành
nông nghiệp không lớn hơn các ngành khác chỉ là một phần nhỏ với món vay


nhỏ, trong đó chiếm 83% là vay ngắn hạn. Tuy nhiên, có 60-70% nông dân
vẫn khó tiếp cận với với các nguồn vay tín dụng. Lý giải về chuyện đó, ông
Lê Ngọc Lâm, Phó giám đốc ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (BIDV)
cho biết, hiện tại ngân hàng không thiếu tiền cho vay nhưng cần những hộ vay
ngân hàng phải có kế hoạch hoặc phương án kinh doanh khả thi thì ngân hàng
mới giải quyết nhu cầu vay vốn vì lượng vốn vay vào nông nghiệp rủi roi rất
cao, đã có tình trạng nông dân vay để mua sắn: mua xe, sửa nhà cửa… dẫn tớ
tịnh trạng nợ xấu trong ngân hàng ngày càng nhiều, vì vậy ngân hàng phải siết
chặt nguồn vốn cho vay - ông lâm cho hay.
Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp (Bộ
NN&PTNT) Nguyễn Đỗ Anh Tuấn cho biết, năm 2015 có gần 50% số người
được hỏi cho biết được tiếp cận với vốn vay tín dụng; 65% doanh nghiệp
nông nghiệp nói thiếu vốn; 40% nông dân đề nghị giảm các thủ tục; 76%
phàn nàn thủ tục rườm rà. thực tế, nông dân khát vốn nhưng không vay được
do thủ tục phức tạp, vướng mắc vấn đề thế chấp tài sản. “choáng” vì ngân
hàng yêu cầu, phương án kinh doanh phải khả thi, thế chấp tài sản… giá trị
thưc tế thế chấp mà ngân hàng thế chấp không sát với thực tế chiếm khoảng
20%.[7]
2.2.5. Bài học kinh nghiệm cho vay vốn ở các địa phương
- Kinh nghiệm vay vốn và tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ dân

tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng. Việc tiếp cận vốn vay của các hộ vẫn còn
nhiều hạn chế như tùy thuộc vào sự quen biết và địa vị xã hội của một số chủ
hộ nên một số hộ vẫn chưa thể vay vốn được, mặc dù họ có khả năng sản xuất
và đủ điều kiện vay vốn để gia tăng thu nhập cho gia đình mình. Việc vay
được hay không của nông hộ còn phụ thuộc vào nông hộ có đất sản xuất hay
không , đặc biệt là đất có sổ đỏ. Do đó để có thể vay được nguồn vốn tín dụng
chính thức, cần có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương trong việc cấp sổ đỏ,


quyền sự dụng đât và nhanh chóng trong công tác xác định hồ sơ vay vốn của
các hộ có nhu cầu vay vốn.
- Kinh nghiệm tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức và phi chính
thức của các hộ ở Đồng bằng Sông Cửu long về các yếu tố làm tăng khả năng
tiếp cận tín dụng ở địa phương, thành viên tổ, nhóm vay vốn và số hộ nghèo.
Trong đó việc tiếp cận tín dụng chính thức được thuể hiện thông qua số hộ
nghèo được cải thiện đáng kể. Điều này phản ánh chính sách can thiệp của
chính phủ về ưu đãi tiếp cận tín dụng chính thức là có hiệu quả.


×