Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Áp dụng hình phạt bổ sung theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tuyên Quang (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (713.68 KB, 85 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGHIÊM ĐÌNH LONG

ÁP DỤNG HÌNH PHẠT BỔ SUNG THEO
PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN
TỈNH TUYÊN QUANG
Ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 8.38.01.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐỖ THỊ PHƯỢNG

Hà Nội, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ
Luật học “Áp dụng hình phạt bổ sung theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn
tỉnh Tuyên Quang” là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác
trong cùng lĩnh vực. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn đã được ghi rõ
nguồn gốc. Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng
dẫn khoa học của PGS.TS Đỗ Thị Phượng.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÌNH PHẠT BỔ SUNG....... 6
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của hình phạt bổ sung ................................. 6
1.2. Sự phát triển của chế định hình phạt bổ sung trong LHS Việt Nam
trước khi có Bộ LHS năm 2015 ...................................................................... 16
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 VỀ
HÌNH PHẠT BỔ SUNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH TUYÊN QUANG ...................................................................... 26
2.1. Các hình phạt bổ sung theo quy định Bộ LHS năm 2015........................ 26
2.2. Thực tiễn áp dụng HPBS trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ....................... 45
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LHS VÀ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG HÌNH PHẠT BỔ SUNG ............................. 58
3.1. Giải pháp hoàn thiện PLHS Việt Nam về HPBS ..................................... 58
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng HPBS ..................................... 65
KẾT LUẬN .................................................................................................... 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 75
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 78


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANQG

: An ninh quốc gia

BLHS

: Bộ luật hình sự

BLTTHS


: Bộ luật Tố tụng hình sự

CSHS

: Chính sách hình sự

HPBS

: Hình phạt bổ sung

HPC

: Hình phạt chính

HTHP

: Hệ thống hình phạt

PLHS

: Pháp luật hình sự

TAND TC

: Tòa án nhân dân Tối cao

UBTVQH

: Ủy ban thường vụ Quốc Hội


XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tình hình giải quyết và số bị cáo bị áp dụng hình phạt bổ sung ..... 46
Bảng 2.2. Nhóm các tội được áp dụng hình phạt bổ sung .............................. 47
Bảng 2.3. Loại hình phạt bổ sung được áp dụng ............................................ 48


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tội phạm và hình phạt là hai chế định quan trọng nhất trong luật hình sự
(LHS), có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tội phạm luôn đi đôi với hình phạt.
Hình phạt chính (HPC) và hình phạt bổ sung là hai bộ phận cơ bản cấu
thành hệ thống hình phạt (HTHP) trong LHS Việt Nam. Trong đó, HPC là bộ
phận cơ bản có tính chất quyết định của HTHP, HPBS giữ vai trò củng cố, hỗ
trợ cho HPC. Đây vừa là nội dung, vừa là phương tiện cS.TS
Trần Văn Độ cho rằng: “HPBS là hình phạt được áp dụng kèm theo HPC
nhằm tăng cường hiệu quả của việc áp dụng hình phạt, đáp ứng mục đích cải tạo,
giáo dục người phạm tội, phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng”. [12, tr.8] TS.
Uông Chu Lưu thì quan niệm: “HPBS là biện pháp cưỡng chế của Nhà nước
6


được quy định trong BLHS do Tòa án áp dụng đối với người phạm tội, phản ánh
sự đánh giá của nhà nước về hành vi phạm tội và người đã thực hiện hành vi
đó”. [38, tr.16] Còn GS.TS. Võ Khánh Vinh lại định nghĩa: “HPBS là hình phạt

được bổ sung thêm vào HPC và không được tuyên độc lập mà chỉ có thể tuyên
kèm theo một HPC. Tùy theo từng trường hợp cụ thể của vụ án, kèm theo một
HPC, Tòa án có thể tuyên một hoặc vài HPBS”. [40, tr.110]
Như vậy, các nhà khoa học đều thống nhất và khẳng định HPBS là loại
hình phạt được bổ sung cho HPC nhằm đạt được mục đích của hình phạt.
Đồng thời, trong các khái niệm về HPBS, các nhà khoa học cũng đã nêu lên
được những đặc điểm đặc trưng của HPBS. Kế thừa các quan niệm về HPBS
nêu trên, đồng thời căn cứ vào quy định của BLHS năm 2015, tác giả cho
rằng cần hiểu HPBS như sau: “HPBS là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc do
Tòa án có thể áp dụng bổ sung thêm cho HPC và không được tuyên độc lập
mà chỉ tuyên kèm theo một HPC. Tòa án có thể áp dụng một hoặc một số
HPBS đối với người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội”.
- Khái niệm áp dụng hình phạt:
Áp dụng hình phạt trước hết là một hoạt động áp dụng pháp luật, là một
trong những nội dung chiếm vị trí quan trọng của quá trình áp dụng pháp luật
hình sự, thể hiện ở chỗ chỉ có Tòa án mới có quyền áp dụng hình phạt. Đây là
sự kết hợp giữa áp dụng pháp luật nội dung (BLHS) với luật hình thức
(BLTTHS).
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế mà Nhà nước giao cho Tòa án quyết
định áp dụng với người phạm tội theo một trình tự, thủ tục pháp luật hình sự
quy định, không một cơ quan nhà nước nào có quyền được áp dụng hình phạt.
Tòa án lựa chọn loại và mức hình phạt cụ thể được quy định trong Bộ luật
hình sự để áp dụng đối với người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm
tội. Hình phạt do Tòa án quyết định phụ thuộc vào các tình tiết cụ thể của vụ
án, có thể là nghiêm khắc, ít nghiêm khắc hoặc nhẹ nhưng phải bảo đảm đúng
7


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full




















×