Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ chăn nuôi bò giai đoạn 2009 – 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 76 trang )

MỞ ĐẦU
1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Trong bối cảnh thế giới đang ngày một thay đổi, xã hội ngày càng phát triển và cuộc
sống của con người ngày càng được cải thiện thì nhu cầu về mọi mặt của hộ gia đình
cũng ngày càng tăng cao. Khi đó con người sẽ phải lựa chọn, cân nhắc và quyết định
thỏa mãn nhu cầu sao cho phù hợp với túi tiền mà mình đang có. Do đó, việc làm thế
nào để nâng cao thu nhập và làm tăng khả năng thỏa mãn nhu cầu của người dân luôn
là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều người nghiên cứu trong và ngoài nước. Cho
dù là quốc gia giàu mạnh hay nghèo đói, những khu vực rộng lớn cho đến những
vùng địa phương nhỏ cũng đều hướng tới mục đích này.
Lương thực, thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là vấn đề sống còn của
nhân loại. Chính vì vậy, vị thế của nông nghiệp ngày càng được đánh giá cao. Trong
đó, ngành chăn nuôi không chỉ có vai trò cung cấp thịt, trứng, sữa và các thực phẩm
cơ bản khác cho con người mà còn góp phần đa dạng nguồn gen và đa dạng sinh học
trên trái đất. Sự gia tăng dân số, thu nhập và mức sống của con người ngày càng cao
thì nhu cầu đối với các sản phẩm của ngành chăn nuôi ngày càng lớn, đặc biệt là nhu
cầu về thịt và sữa. Thế nên hiện nay ngành chăn nuôi bò ngày càng được chú trọng,
không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng bò để đáp ứng nhu cầu phát triển liên
tục của xã hội.
Chính vì vậy đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về tình hình nuôi bò và thu
nhập của nông hộ. Cụ thể như:
1.1.

Các nghiên cứu trong nước

Nguyễn Ngọc Tuấn (2004); “Tổng kết và phát triển mô hình trồng bắp kết hợp chăn
nuôi bò tại huyên Châu Thành tỉnh An Giang” cho biết: Để ngành chăn nuôi bò phát
triển tốt và đem lại lợi nhuận cao cho người chăn nuôi thì phải đảm bảo nhu cầu trong
nước và xuất khẩu trong tương lai, ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình chăn
nuôi, có sự kết hợp giữa ba nhà là nhà chế biến, nhà sản xuất và đại diện người tiêu
dùng để việc chăn nuôi để các sản phẩm chế biến từ bò phát triển bền vững. Hiệu quả


của việc áp dụng các biện pháp chăn nuôi cải tiến là làm cho số lượng và năng suất
chăn nuôi tăng làm cho thu nhập của người chăn nuôi và các thành viên tham gia vào
1


chuỗi giá trị không ngừng được nâng cao kể cả những cơ sở chăn nuôi nhỏ. Bằng
cách phát triển một hệ thống nguồn cung cấp thức ăn tại chỗ, dồi dào, quanh năm sẽ
làm giảm nguy cơ phá hoại môi trường do chăn thả quá mức và cạn kiệt nguồn thức
ăn tự nhiên, tạo cơ hội cho nông dân từ người nuôi bò trở thành cơ sở chăn nuôi bò.
Lê Đức Ngoan, Trần Thị Bích Hường (2007); “Đánh giá thực trạng và hiệu quả kinh
tế chăn nuôi bò ở nông hộ tại hai vùng sinh thái (đồng bằng và miền núi) của Quảng
Ngãi”. Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế cho thấy hơn 90% số hộ nuôi 1-4 con
bò/năm và không có sự sai khác thống kê giữa hai vùng sinh thái (p > 0.05). Nông dân
bán bò theo hình thức cân khối lượng toàn bộ con bò cho người trung gian với giá
thấp hơn giá thị trường. Thu nhập từ chăn nuôi chiếm khoảng 44% tổng thu nhập,
trong đó chăn nuôi bò chiếm 64% từ chăn nuôi. Nuôi bò thịt có lợi nhuận cao hơn 6,4
lần so nuôi bò sinh sản và nuôi bò sinh sản ở vùng đồng bằng có lợi nhuận cao hơn
1,9 lần ở vùng núi. Nói tóm lại, chăn nuôi bò ở nông hộ đóng vai trò quan trọng trong
thu nhập và trong cộng đồng xã hội ở cả hai vùng sinh thái đồng bằng và vùng núi ở
vùng nghiên cứu.
Bùi Mỹ Anh (2009); “Giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt tại huyện Tân Lạc tỉnh
Hòa Bình” đưa ra kết luận: Sản phẩm bê, bò thịt cung cấp một khối lượng lớn thực
phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho nhu cầu người tiêu dùng trên thế giới. Chăn nuôi
bò thịt ở Việt Nam được phát triển ở tất cả các vùng và khu vực trong nước. Đặc biệt
là Nam bộ, hình thức chăn nuôi nông hộ với quy mô nhỏ là chủ yếu. Năng suất và
chất lượng nuôi chưa cao, các giống bò lai chiếm tỷ trọng nhỏ trong cả đàn.
Nguyễn Văn Thành (2009); “Nghiên cứu tình hình chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt ở
huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn” cho biết: Trước đây Việt Nam là nước nông nghiệp
lạc hậu với cây lúa nước là cây trồng chính. Vì thế vị trí con bò trong hệ thống nông
nghiệp nước ta cũng có vai trò rất khiêm tốn. Mục đích chủ yếu của các hộ nuôi bò

chỉ đơn giản là phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như cày ruộng, lấy phân bón, sau
đó bò đuợc sử dụng vào mục đích kéo xe,… Thế nhưng, hiện nay nước ta đang hòa
mình vào quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì vai trò của con bò ngày
càng được đánh giá cao. Chăn nuôi bò không chỉ phục vụ cho mục đích kéo cày, kéo
xe mà quan trọng hơn nó còn cung cấp thịt, sữa cho xã hội, là đầu vào cho nhiều
ngành công nghiệp chế biến quan trọng, và là nơi tiêu thụ phụ phẩm nông nghiệp có
hiệu quả.
2


Huỳnh Minh Chương (2011) “Phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn tỉnh
KonTum” luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế Phát triển trường Đại học Đà Nẵng
đưa ra kết luận: cùng với những ngành sản xuất khác, ngành chăn nuôi bò thịt là
ngành kinh tế sản xuất hàng hóa chịu sự chi phối của cơ chế thị trường. Chăn nuôi bò
thịt chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội và yếu tố kỹ thuật chăn
nuôi bò thịt. Việc xác định được các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm kinh tế kỹ thuật
trong chăn nuôi bò thịt là cơ sở cho việc tính toán, quy hoạch cho việc phát triển chăn
nuôi hợp lý. Phát triển chăn nuôi bò thịt cần quan tâm phát triển về số lượng, chất
lượng đàn bò thịt, đảm bảo tính hiệu quả nhằm nâng cao đời sống sinh hoạt cho người
chăn nuôi cũng như đảm bảo môi trường sinh thái khu vực chăn nuôi.
Cù Ngọc Phúc (2012); “Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động tổ nhóm chăn
nuôi bò tại huyện Kế Sách tỉnh Sóc trăng”, luận văn tốt nghiệp khóa 37 viện Nghiên
cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long trường Đại học Cần Thơ cho thấy: Những
thuận lợi mà nông hộ có được khi tham gia vào mô hình kinh tế tổ nhóm chăn nuôi
bò là môi trường thuận lợi cho ngành chăn nuôi, tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên
cung cấp cho bò giảm chi phí thức ăn, được tập huấn nâng cao kỹ thuật nuôi bò, hỗ
trợ con giống và chi phí xây dựng chuồng trại. Bên cạnh những thuận lợi nông hộ còn
gặp phải những khó khăn cơ bản như: thiếu cán bộ thú y trong tỉnh, huyện; chất
lượng bò chuyển giao không đồng đều; kỹ thuật chăn nuôi còn hạn chế. Từ những
thuận lợi và khó khăn trên đưa ra những giải pháp trong thời gian tới là: tăng cường

tập huấn kỹ thuật, tham quan nhiều mô hình hiệu quả, hỗ trợ và tăng cường chất
lượng con giống, công tác thú y cần được cải thiện tốt hơn, cho vay vốn mở rộng sản
xuất.
1.2.

Các nghiên cứu nước ngoài

Lyor Yaron (2012); “Overview of dairy farming in Israel”, Tổng quan về chăn nuôi
bò sữa ở Israel. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy: Cho ăn và quản lý đàn bò sử
dụng hệ thống khẩu phần lương thực đầy đủ có thể tiết kiệm được nhân công và giảm
chất thải cô đặc. Hệ thống này không thể thành công nếu không có sự giám sát chặt
chẽ từ tất cả các chi tiết nhỏ được tiến hành. Giữ cho hỗn hợp trộn chính xác giống
nhau từng ngày và điều quan trọng là những thay đổi lớn phải thay đổi từ từ. Bằng
việc quan sát mức độ của thùng đựng sữa sau khi lấy sữa, người ta có thể phát hiện
sớm những gì không ổn trong khẩu phần thức ăn hỗn hợp. Người vắt sữa không thể
3


quan sát mọi điều kiện cũng như chỉ ra được chính xác những nguyên nhân sự thay
đổi của chất lượng sữa thu được. Cần sử dụng những phân tích tốt nhất về thức ăn vì
việc phỏng đoán là không đủ căn cứ để xác định chất lượng sữa và sức khỏe của đàn
vật nuôi.
Karin Kloosterman (2013); “Survey on cattle production of Israel”. Khảo sát về
chăn nuôi bò ở Israel. Kết quả cuộc khảo sát này cho thấy Công nghiệp chăn nuôi bò
sữa của Israel rất nhạy cảm với dư luận. Dư luận ngày nay đang gay gắt phản đối
hành những hành động xả rác bừa bãi và gây hại cho môi trường. Họ đang hướng tới
bảo tồn nguồn đất và môi trường để tránh tình trạng ô nhiễm không khí và tình trạng
côn trùng từ các khu chuồng trại. Hiện nay, theo qui định của Israel, chuồng chăn
nuôi bò sữa bắt buộc phải nằm hoàn toàn tách biệt với môi trường địa phương.
Nhà khoa học J. Mark Powell thuộc Trung tâm Nghiên cứu bò sữa Mỹ tại Madison,

Wisconsin cùng phối hợp với kỹ sư nông nghiệp Clarence Rotz và Khoa Nghiên cứu
Quản lý nguồn nước cùng các đồng nghiệp người Australia đã tiến hành tính toán tính
hiệu quả trong việc sử dụng nitơ nhằm đưa ra các hướng dẫn cho nông dân chăn nuôi
bò sữa. Kết quả của cuộc nghiên cứu này cho thấy khoảng 20 đến 35% lượng nitơ
cho bò sữa ăn được chuyển hoá thành sữa. Họ cũng phát hiện ra rằng 16 đến 77%
lượng nitơ trong phân hoặc phân bón là cần thiết cho cỏ và các loại cây trồng khác sử
dụng làm thức ăn cho bò. Các nhà khoa học đã tiến hành xem xét hiệu quả sử dụng
nitơ bằng việc ứng dụng mô hình hệ thống nông trang tích hợp do Viện Nghiên cứu
Nông nghiệp Mỹ xây dựng vào các loại hình trang trại chăn nuôi bò sữa tại
Wisconsin. Các nhà khoa học sử dụng mô hình này để lượng hoá số lượng bò sữa tính
trên mỗi mẫu, lượng nitơ trong phân bón, lợi nhuận và các hình thức nitơ bị mất
đi. Các công thức sử dụng nitơ hiệu quả có thể được sử dụng như là các công cụ tối
đa hoá lượng nitơ được sử dụng để nitơ không bị rò rỉ ra khỏi các trang trại gây ô
nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng đến chất lượng không khí.
2. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, nước ta đang trong quá trình Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước thì
ngành nông nghiệp Việt Nam đang phải giảm dần tỷ trọng về cơ cấu kinh tế và lao
động để nhường chỗ cho các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Thế nhưng,
không phải vì lý do đó mà ngành nông nghiệp không còn được quan tâm phát triển mà
4


thay vào đó nông nghiệp được định hướng phát triển theo chiều sâu. Tức là không
nhấn mạnh quá yếu tố tài nguyên, nguồn lao động lớn hay tạo ra sản lượng nhiều mà
phải tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng ngày càng cao, hướng đến nông sản có chất
lượng, có năng lực cạnh tranh lớn và phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Để
đạt được mục tiêu đó đòi hỏi phải có kế hoạch quy hoạch vùng trồng trọt và chăn nuôi
tập trung phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội của từng khu vực. Với nhu cầu xã
hội đặt ra cho ngành nông nghiệp thì đã có nhiều nghiên cứu và ý kiến chuyên môn
cho rằng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng nông nghiệp có tiềm

năng lớn trong việc trồng lúa nước, cây lương thực, cây ăn quả, chăn nuôi gia cầm,
thủy sản,… Ngoài ra, thực tiễn của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện nay còn
cho thấy chăn nuôi bò đang mở ra nhiều triển vọng phát triển đã làm cho nhiều nông
hộ quan tâm, tham gia và đạt hiệu quả cao. Từ đó, nghề chăn nuôi bò đã trở thành thế
mạnh nông nghiệp của nhiều vùng góp phần đẩy nhanh tiến độ xóa đói giảm nghèo
trong cả nước.
Trong những năm qua đàn bò ở ĐBSCL đã tăng nhanh về số lượng. Cụ thể là năm
2013 tổng đàn bò trong vùng là 643.900 con tăng gần gấp đôi so với mười năm trước,
chiếm 12,5 phần trăm tổng đàn bò của cả nước. (Tổng cục thống kê, 2013). Chăn nuôi
bò ở ĐBSCL có nhiều thuận lợi là ít tốn chi phí thức ăn; có thể tận dụng nguồn phụ
phẩm từ nông nghiệp như rơm, cỏ, thân bắp; rủi ro dịch bệnh thấp hơn so với các đối
tượng chăn nuôi khác như heo, gia cầm và giá đầu ra cũng ít biến động,… Tuy nhiên,
người dân cũng gặp không ít khó khăn về nguồn vốn mua bò giống; đầu tư chuồng
trại và chi phí chăm sóc như diện tích đất và phân bón để trồng cỏ; các loại bò giống
và kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng đã tạo ra nhiều thách thức đối với những người dân
nghèo, chưa có kinh nghiệm chăn nuôi. Ngoài ra, các lò giết mổ tại địa phương cũng
chưa đạt tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như chất lượng để phục vụ
người tiêu dùng.
Trong năm năm qua thì An Giang là tỉnh có tốc độ tăng trưởng số luợng đàn bò tăng
19,7 phần trăm (Cục thống kê An Giang, 2013), cao nhất trong khu vực, số lượng tổng
đàn bò là 88.200 con, đứng hàng thứ ba trong tất cả các tỉnh của ĐBSCL. Theo định
hướng của tỉnh trong thời gian tới sẽ ưu tiên phát triển số lượng đàn bò đạt 100.000
con vào năm 2015. Để thực hiện định hướng này, trong thời gian qua tỉnh đã đề ra các
kế hoạch cụ thể như: Dự án phát triển đàn bò theo hướng công nghệ cao, nâng cao
5


chất lượng các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm tại vùng đồng thời đẩy mạnh việc
chuyển giao khoa học kỹ thuật đến nông hộ nuôi bò, quy hoạch mở rộng hình thức
nuôi trang trại. Ngoài ra tỉnh còn có nhiều chương trình hỗ trợ cho vay tín dụng với lãi

suất ưu đãi cho hộ nghèo, cận nghèo tham gia chăn nuôi bò. Với những kế hoạch đã
đề ra thì các huyện đang được quan tâm, đầu tư đáng kể như Tri Tôn, Tịnh Biên, Chợ
Mới và mới nổi trong thời gian gần đây là huyện Châu Phú. Hiện tại, huyện Châu Phú
có 3.504 hộ gia đình nuôi bò với số lượng tổng đàn là 10.265 con. (Trạm thú y huyện
Châu Phú, 2014). Số lượng đàn bò trong huyện không nhiều bằng các địa phương
khác trong tỉnh nhưng lợi nhuận từ việc nuôi bò ở đây đã trở thành một trong những
nguồn thu nhập chính cho nông hộ chăn nuôi trong vùng.
Vấn đề đặt ra tại huyện này là làm thế nào để chăn nuôi có hiệu quả và đem lại nguồn
thu nhập cao cho nông hộ. Để giải quyết vấn đề trên, đòi hỏi người nuôi cần phải xác
định các yếu tố như: con giống, quy mô nuôi, nguồn thức ăn, lao động, chuyên môn
kỹ thuật, thị trường tiêu thụ sản phẩm, các chính sách hỗ trợ của nhà nước,… có ảnh
hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất của gia đình, từ đó đưa ra các chiến lược
dài hạn, định mức đầu tư cho chăn nuôi. Tuy nhiên, không phải cá nhân hay nông hộ
nào cũng có thể phân tích các yếu tố tác động và quyết định mức đầu tư hợp lý để đạt
được lợi nhuận cao. Chính vì lý do đó, đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
thu nhập nông hộ chăn nuôi bò giai đoạn 2009 – 2013” được thực hiện để xác định
đâu là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và mức độ ảnh hưởng như thế nào đến thu nhập
của hộ gia đình trong thời gian qua đồng thời đưa ra những phương hướng giải quyết
những khó khăn và đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò, từ đó cải
thiện thu nhập cho nông hộ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền nông nghiệp nói
chung và ngành chăn nuôi bò tại địa bàn nghiên cứu nói riêng.
3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Mục tiêu chung
Đề tài: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ chăn nuôi bò tại Châu
Phú-An Giang giai đoạn 2009-2013” được thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến thu nhập nông hộ chăn nuôi bò, từ đó đề xuất các giải pháp giúp nông hộ
nuôi bò khắc phục những khó khăn, trở ngại; phát huy những thuận lợi và nguồn lực
sẵn có để nâng cao chất lượng cuộc sống.
6



3.2. Mục tiêu cụ thể
-

Đánh giá hiện trạng thu nhập nông hộ chăn nuôi bò tại Châu Phú-An Giang
giai đoạn 2009-2013.

-

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ từ đó xác định những
mặt tích cực và hạn chế.

-

Đề ra phương hướng, biện pháp giải quyết những khó khăn đồng thời nâng cao
hiệu quả chăn nuôi bò để cải thiện thu nhập cho nông hộ.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp luận
4.1.1 Khái niệm và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
a. Khái niệm
Nông nghiệp là quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm, nguyên liệu để làm
thức ăn gia súc, tơ, sợi và sản phẩm mong muốn khác bởi trồng trọt những cây
trồng chính và chăn nuôi gia súc, gia cầm,... . Nông nghiệp là một ngành kinh tế
quan trọng trong nền kinh tế mỗi nước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi
công nghiệp chưa phát triển và nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh
tế. Hoạt động nông nghiệp không những gắn liền với các yếu tố kinh tế - xã hội
mà còn gắn liền với các yếu tố tự nhiên. Nông nghiệp là tập hợp các ngành như:
trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, chế biến nông sản và công nghệ sau thu hoạch,...
(Đình Phi Hổ, 2009).

Trong nông nghiệp có hai loại chính. Thứ nhất, đó là nông nghiệp thuần nông tức
là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, không có sự cơ giới hóa
trong sản xuất, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia đình của mỗi
người nông dân. Thứ hai, nông nghiệp chuyên sâu là lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp được chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả
việc sử dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi hoặc trong quá trình chế biến
sản phẩm nông nghiệp. Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng vào mục đích thương mại,
làm hàng hóa bán ra thị trường hay xuất khẩu. Ngày nay, nông nghiệp hiện đại
vượt qua khỏi nông nghiệp truyền thống, nó không những tạo ra các sản phẩm
lương thực, thực phẩm phục vụ cho con người mà còn tạo ra các loại khác như:
7


sợi dệt, chất đốt, cây cảnh, chất hóa học, lai tạo giống,... (Nguyễn Thu Hằng,
2008).
b. Đặc điểm
Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất đặc biệt. Đối tượng chính của
sản xuất nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi. Trong sản xuất nông nghiệp, hoạt
động của lao động và tư liệu sản xuất có tính thời vụ. Sản xuất nông nghiệp được
tiến hành trên một địa bàn rộng lớn và mang tính khu vực (Nguyễn Thu Hằng,
2008).
4.1.2. Nông hộ
a. Khái niệm
-

Nông hộ: Hộ gia đình nông dân (nông hộ) là những gia đình làm nông nghiệp,
lâm nghiệp, ngư nghiệp,… đồng thời là đơn vị xã hội làm cơ sở cho phân tích
kinh tế; các nguồn lực (đất đai, tư liệu sản xuất, vốn sản xuất, sức lao động…)
được góp thành vốn chung, cùng chung một ngân sách; là những người cùng
chung sống dưới một mái nhà, ăn chung, mọi người đều hưởng phần thu nhập và

mọi quyết định đều dựa trên ý kiến chung của các thành viên là người lớn trong
hộ gia đình (Nguyễn Thu Hằng, 2008).

-

Thu nhập nông hộ: Là tổng số tiền mà mỗi thành viên trong gia đình thu được
sau quá trình sản xuất trong khoảng thời gian nhất định, bao gồm nhiều nguồn
thu khác nhau như: trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán dịch vụ, làm thuê (Nguyễn
Thu Hằng, 2008).

b. Đặc trưng
-

Nông hộ là một đơn vị kinh tế xã hội khá đặc biệt. Có sự thống nhất chặt chẽ
giữa việc sở hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất có sự thống nhất giữa các
quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối, sử dụng và tiêu dùng.

-

Về mặt sở hữu của nông hộ: đó là sở hữu chung, trong đó các thành viên có sự
bình đẳng trong việc sở hữu quản lý và sử dụng tài sản.

-

Nông hộ dựa trên một cơ sở kinh tế chung là mỗi thành viên đều có nghĩa vụ và
trách nhiệm, đều có ý thức đóng góp làm tăng quỹ thu nhập của hộ gia đình đảm
bảo cho sự tồn tại và phát triển của mỗi thành viên.
8



4.1.3. Khái niệm về hiệu quả sản xuất
Trong sản xuất kinh doanh thường phải đối mặt với các giới hạn trong việc sử dụng
nguồn lực sản xuất. Do đó, con người cần phải xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các
hoạt động thực hiện dựa vào nguồn lực đó sao cho đạt kết quả cao nhất. Thuật ngữ
chúng ta thường dùng để chỉ kết quả đạt đuợc là hiệu quả. Hiệu quả là một thuật ngữ
tương đối và liên quan đến một vài chỉ tiêu cụ thể (Nguyễn Thu Hằng, 2008).
Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một
phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực,
tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định (Nguyễn Thu Hằng, 2008).
Hiệu quả kỹ thuật: Đòi hỏi nhà sản xuất tạo ra một số luợng sản phẩm nhất định xuất
phát từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Trong trường hợp tối đa hóa lợi
nhuận đòi hỏi nhà sản xuất phải sản xuất ra mức sản lượng tối đa tương ứng với mức
nguồn lực đầu vào nhất định hay nó cách khác hiệu quả kỹ thuật dùng để chỉ kết hợp
tối ưu nguồn lực đầu vào để tạo ra mức sản lượng nhất định (Nguyễn Thu Hằng,
2008).
Hiệu quả phân phối thể hiện mối quan hệ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Có
nghĩa là nhà sản xuất phải cung ứng những sản phẩm và dịch vụ mà người tiêu dùng
cần nhất. Hay nói cách khác nguồn lực được phân phối sao cho có lợi nhất (Nguyễn
Thu Hằng, 2008).
4.2. Phương pháp chọn vùng – chọn mẫu
Đề tài thực hiện nghiên cứu với đối tượng là nông hộ chăn nuôi bò ở huyện Châu Phú,
tỉnh An Giang. Để xác định được địa bàn và cỡ mẫu thích hợp ta sử dụng các phương
pháp sau:
4.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Tại địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang với 13/13 xã có nông hộ tham gia chăn
nuôi bò nhưng đề tài được tiến hành điều tra, phỏng vấn tại 4 xã: Khánh Hòa (xã có số
lượng và số hộ chăn nuôi bò lớn nhất toàn huyện), xã Mỹ Đức và Mỹ Phú (hai xã có
quy mô đàn bò trên mỗi hộ lớn nhất huyện), Vĩnh Thạnh Trung (Một trong những xã
có quy mô đàn bò thấp trong huyện) là những xã có số nông hộ chăn nuôi cũng như là
số lượng đàn bò lớn, tiêu biểu và đủ khả năng đại diện cho toàn huyện.

9


Bảng 1: Tình hình chăn nuôi bò tại các xã trong huyện
STT

Xã (thị trấn)

Số hộ

Số lượng (con)

Số lượng (con/hộ)

1

Mỹ Đức

210

681

3,2

2

Mỹ Phú

189


650

3,4

3

Khánh Hòa

750

2.305

3,1

4

Ô Long Vĩ

293

860

2,9

5

Thạnh Mỹ Tây

173


505

2,9

6

Vĩnh Thạnh Trung

285

607

2,1

7

Thị Trấn Cái Dầu

49

135

2,8

8

Bình Long

205


604

2,9

9

Đào Hữu Cảnh

106

204

1,9

10

Bình Mỹ

162

392

2,4

11

Bình Chánh

117


319

2,7

12

Bình Phú

203

645

3,2

13

Bình Thủy

54

161

3,0

2.796

8.068

2,9


Tổng

(Nguồn: Trạm thú y huyện Châu Phú, 2013)
4.2.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu được xác định theo công thức Slovin (1984)
n = N/(1 + Ne2)
Trong đó:
N: số quan sát tổng thể.
e: là sai số cho phép (thường lấy bằng mức ý nghĩa alpha trong xử lý)
Theo số liệu thống kê tại Trạm thú y huyện Châu Phú thì đến tháng 10 năm 2013 trên
toàn huyện có 2796 số nông hộ chăn nuôi bò.
Dựa theo công thức trên ta tính được cỡ mẫu có khả năng đại diện cho tổng thể (với
sai số cho phép e = 10%) là 2796/(1+2796 x 0.12) = 97 nông hộ.
Số quan sát thu được của đề tài nghiên cứu khoa học này là 120 nông hộ chăn nuôi bò
hoàn toàn có khả năng đại diện cho tổng thể.

10


4.3. Phương pháp thu thập số liệu
Nghiên cứu này sử dụng kết hợp hai phương pháp chủ yếu:
4.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
• Liên hệ Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long để tìm hiểu các
báo cáo, luận văn tốt nghiệp và một số công trình nghiên cứu có liên quan đến
đề tài.
• Thu thập số liệu, các báo cáo, chính sách có liên quan đến thu nhập và chăn
nuôi bò tại phòng Nông nghiệp huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.
• Các kênh thông tin đại chúng như sách, báo, internet,…
4.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Sử dụng bảng câu hỏi đã soạn sẵn tiến hành thu thập thông tin về những yếu tố ảnh

hưởng đến thu nhập nông hộ chăn nuôi bò, xác định những thuận lợi và khó khăn mà
nông hộ thường gặp trong quá trình chăn nuôi bò tại Châu Phú – An Giang cũng như
thu thập những ý kiến đóng góp mà người dân đưa ra nhằm khắc phục những khó
khăn mà họ gặp phải. Chọn hộ gia đình để điều tra ngẫu nhiên phân tầng theo địa bàn
thuộc các xã: Khánh Hòa, Vĩnh Thạnh Trung, Mỹ Phú, Mỹ Đức.
Hệ thống các số liệu sơ cấp của đề tài được thu thập chủ yếu bằng phương pháp phỏng
vấn KIP và phỏng vấn trực tiếp hộ nông dân có liên quan đến nội dung nghiên cứu của
đề tài, với số lượng tổng mẫu thu thập là 120 bằng phương pháp chọn lọc ngẫu nhiên.
+ Phỏng vấn nhóm chuyên sâu ( Phỏng vấn KIP): Phỏng vấn đại diện địa phương
có hiểu biết chuyên sâu về chăn nuôi bò của 4 xã mỗi xã 1 cán bộ và 5 người
có hiểu biết rộng, kinh nghiệm chăn nuôi. Phương pháp này nhằm tìm hiểu kế
hoạch, định hướng của nhà lãnh đạo đầu tư vào ngành chăn nuôi bò ở xã nói
riêng và trong khu vực huyện nói chung. Bên cạnh đó tìm hiểu những thuận
lợi, khó khăn trong việc phát triển chăn nuôi bò theo quan điểm của chính
quyền địa phương, định hướng và cách giải quyết vấn đề đặt ra của chuyên gia.
+ Phỏng vấn trực tiếp nông hộ: Sử dụng bảng câu hỏi đã được chuẩn bị trước tiến
hành phỏng vấn 120 nông hộ trong các xã Khánh Hòa, Vĩnh Thạnh Trung, Mỹ
Phú, Mỹ Đức (mỗi xã có 30 hộ) để thu thập thông tin về: (1) Đặc điểm và các
11


thông tin cần thiết về hộ gia đình; (2) Kinh tế của hộ gia đình đã cải thiện như
thế nào khi tham gia chăn nuôi bò; (3) Những thuận lợi và khó khăn mà gia
đình găp phải trong chăn nuôi bò; (4) Để giải quyết những khó khăn đó thì gia
đình phải làm như thế nào; (5) Đơn vị, tổ chức nào trực tiếp giúp đỡ cho nông
hộ, (6) Những đề xuất của nông hộ trong chăn nuôi bò để đạt hiệu quả tốt hơn.
4.4. Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu sau khi thu thập sẽ được kiểm tra, tính toán và mã hóa trước khi nhập vào máy
tính. Sau đó sử dụng phần mền SPSS và Excel nhập và xử lí số liệu để lấy kết quả
phân tích. Đối với từng mục tiêu cụ thể thì có các phương pháp sau đây:

4.4.1. Đối với mục tiêu 1
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đo lường các yếu tố bằng giá trị trung bình,
tần suất, tỷ trọng,… của một số nội dung như:
+ Thông tin chủ hộ: Giới tính, tuổi, trình độ học vấn, số lao động, kinh nghiệm
sản xuất,… .
+ Thông tin nông hộ: Lực lượng lao đông của nông hộ, diện tích đất sản xuất, các
nguồn thu nhập,… .
+ Các yếu tố kỹ thuật khác.
4.4.2. Đối với mục tiêu 2
Sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính
Dùng hàm hồi quy tuyến tính phân tích các yếu tố tác động làm ảnh hưởng đến tổng
thu nhập nông hộ chăn nuôi bò.
Y = a + b1X1 + b2X2 + . . . + bnXn
Trong đó:
+ Y: Biến phụ thuộc (tổng thu nhập của nông hộ chăn nuôi bò)
+ X1, X2, … , Xn: Biến phụ thuộc thứ nhất đến thứ n (trình độ học vấn, kinh
nghiệm sản xuất, diện tích đất, … )

12


+ b1, b2, … , bn: Hệ số hồi quy, cho biết ảnh hưởng là tích cực hay tiêu cực của
từng biến độc lập lên giá trị của thu nhập nông hộ khi các biến còn lại được giữ
cố định.
4.4.3. Đối với mục tiêu 3
Phân tích SWOT để đánh giá tình hình phát triển và thách thức đối với nghề chăn nuôi
bò của nông hộ tại vùng nghiên cứu.
+ Điểm mạnh (Strenght) hiện tại: Những điều kiện về tự nhiên và xã hội thuận
lợi thúc đẩy sự phát triển của nghề chăn nuôi bò trong hiện tại mà vùng cần đẩy
mạnh và phát huy.

+ Điểm yếu (Weakness) hiện tại: Những yếu tố bất lợi, không thích hợp, hạn chế
sự phát triển của nghề chăn nuôi bò trong hiện tại cần được khắc phục và cải
thiện nhanh chóng.
+ Cơ hội (Opportunnity) tương lai: Những phương hướng phát triển, những đầu
tư vào ngành chăn nuôi bò trong tương lai cần được tận dụng.
+ Thách thức (Threat) tương lai: Những yếu tố có khả năng tạo ra tác động xấu,
những kết quả không như mong đợi, hạn chế hoặc triệt tiêu sự phát triển của
nghề chăn nuôi bò trong tương lai của vùng. Phải chuẩn bị các giải pháp để
ngăn ngừa hoặc đối phó.
Sau khi phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của nghề chăn nuôi bò. Từ
đó làm cơ sở đề xuất các chiến lược trong thời gian tới.
Từ số liệu phân tích, số liệu thứ cấp và các ý kiến từ những cuộc phỏng vấn sẽ là cơ
sở để tiến hành đề xuất các giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả kinh tế nông
hộ trong vùng.
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là những hộ nông dân tham gia chăn nuôi bò và
cán bộ có liên quan trong huyện Châu Phú, tỉnh An Giang

13


5.2. Phạm vi nghiên cứu
Địa bàn huyện Châu Phú tỉnh An Giang cụ thể là bốn xã đại diện: Khánh Hòa, Vĩnh
Thạnh Trung, Mỹ Phú, Mỹ Đức: là những xã tiêu biểu trong việc chăn nuôi bò đạt
hiệu quả cao và có khả năng đại diện cho tổng thể tại huyện Châu Phú.
5.3. Thời gian nghiên cứu
Thời gian bắt đầu ngày 01/06/2014.
Thời gian kết thúc ngày 30/12/2014.


14


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ VÀ CHĂN NUÔI CỦA NÔNG
HỘ HUYỆN CHÂU PHÚ TỈNH AN GIANG
1.1. TÌNH HÌNH KINH TẾ
Toàn huyện Châu Phú có mức thu nhập bình quân đầu người là 37,403 triệu
đồng/người/năm. Tăng trưởng GDP bình quân đạt 12,9%/năm. Tổng mức đầu tư toàn
xã hội trong 3 năm là 5.790 tỷ đồng. Giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp bình
quân ước đạt 136,8 triệu đồng (Kênh thông tin đối ngoại của phòng thương mại và
công nghiệp Việt Nam, 2014)
Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, huyện đã xác định đúng
phương hướng, mục tiêu tổng quát và phát huy, khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực.
Theo đó, huyện đã hoàn thành 31 công trình hạ tầng với tổng kinh phí thực hiện
123,083 tỷ đồng, trong đó vốn nhân dân đóng góp là 7,715 tỷ đồng; từ nguồn vận
động của Uỷ ban mặt trận tổ quốc huyện đã xây dựng, sửa chữa 114 cầu gỗ, bê tông,
nâng cấp 760 km đường với tổng kinh phí trên 19 tỷ đồng. Lĩnh vực thương mại dịch
vụ từng bước phát triển có nhiều khởi sắc; mạng lưới các chợ phát triển rộng khắp,
góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa của huyện. Mạng lưới y tế cơ sở được củng cố,
tăng cường và không ngừng phát triển. Song song đó, công tác đào tạo nghề, giải
quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo luôn được các cấp, ngành quan tâm thực hiện
bằng nhiều biện pháp, thực hiện đồng bộ và có hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo của huyện
hằng năm giảm từ 1,5% đến 2% (hiện huyện còn 4,91% hộ nghèo); đã giới thiệu việc
làm cho khoảng 6.200 lao động/năm (Kênh thông tin đối ngoại của phòng thương mại
và công nghiệp Việt Nam, 2014).
Ông Nguyễn Phước Nên, Phó Chủ tịch UBND Huyện Châu Phú cho biết: Thời gian
tới huyện sẽ tập trung thực hiện tốt hơn nữa các Nghị quyết của Trung ương, của tỉnh

ủy, về phát triển nông nghiệp nông thôn, UBND huyện đang nỗ lực tập trung chỉ đạo
phát triển nông nghiệp đột phá, điều hành thực hiện “3 khâu đột phá, 8 lĩnh vực đổi
mới” nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và hiệu quả rõ rệt về kinh tế - xã hội trong
năm 2014 cũng như những năm tiếp theo. Ba khâu đột phá bao gồm: tái cơ cấu kinh tế
15


với trọng tâm tái cơ cấu nông nghiệp; thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển
thương mại dịch vụ, hạ tầng giao thông theo tiêu chí nông thôn mới; tập trung đầu tư
có trọng tâm, trọng điểm. Trong 3 khâu đột phá trên thì tái cơ cấu nông nghiệp là
nhiệm vụ cấp thiết trong định hướng phát triển kinh tế của huyện theo hướng hợp lý
và bền vững. Tiếp tục phát huy những những loại cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu
quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho nông dân, tạo động lực lan tỏa phát triển các ngành,
lĩnh vực khác của nền kinh tế.
Nhận thức rõ để hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra, huyện không
những cần tập trung các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như điện, đường,
hệ thống thủy lợi, nước sạch, đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác giải phóng mặt
bằng các dự án trọng điểm; song song đó, huyện cần đẩy mạnh công tác xúc tiến thu
hút đầu tư trong những lĩnh vực, ngành nghề huyện cần ưu tiên mời gọi như: chế biến,
dự trữ, bảo quản nông sản, thủy sản; thực hiện cánh đồng mẫu lớn, cung cấp giống,
phân bón, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho nông dân; đầu tư xây dựng chợ, xây
dựng KCN Mỹ Phú, KCN Bình Long mở rộng. Đến nay, huyện đã thu hút 3 dự án đầu
tư về giao thông nông thôn với tổng kinh phí 57,389 tỷ đồng; Về giáo dục đã thực
hiện 5 công trình trường học với tổng kinh phí 24,535 tỷ đồng. Đến hết năm 2013 đã
kêu gọi đầu tư thành công dự án xây dựng cầu Bình Thủy bắc qua xép Năng Gù nối
liền xã Bình Thủy với Quốc lộ 91, do Công ty TNHH Việt Hồng Phú đầu tư theo hình
thức BOT với tổng kinh phí đầu tư là 36 tỷ đồng; dự án xây dựng chợ Trung tâm Ô
Long Vĩ với kinh phí đầu tư 2 tỷ đồng.
Để đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội mà Đại hội Đảng
bộ huyện đã đề ra, ông Nên cho biết: Huyện tiếp tục xác định nông nghiệp là thế

mạnh, là nền tảng để phát triển thương mại – dịch vụ và công nghiệp – xây dựng; phát
huy thế mạnh và tiềm năng sẵn có để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng các lĩnh vực. Phấn
đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm khoảng 14%-14,5%; thu nhập bình
quân đầu người năm 2015 là 44,5 triệu đồng, cơ cấu kinh tế đến năm 2015: KV I đạt
tỷ trọng 34,4%, KV II đạt 21%, KV III đạt 44,6 %. Đẩy mạnh phát triển và nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, gắn tăng trưởng kinh tế với xóa đói giảm nghèo, tạo việc
làm, bảo đảm an ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, theo hướng phát triển kinh
tế xanh.

16


1.2. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI
1.2.1 Sự đa dạng đàn vật nuôi
Theo số liệu thống kê của Trạm thú y huyện Châu Phú (2014) cho thấy trên toàn
huyện có nhiều loại vật nuôi được chia thành hai nhóm là gia súc và gia cầm.
1.2.1.1. Gia súc
Hoạt động chăn nuôi gia súc phát triển khá mạnh với các loài gia súc chủ yếu như:
heo, trâu, bò, dê,… được trình bày cụ thể qua bảng sau (Bảng 1.1)
Bảng 1.1: Số lượng gia súc
Gia súc

Số hộ nuôi

Số lượng

17

47




2.796

8.068

Heo

485

5.767



10

88

Trâu

(Nguồn: Trạm thú y huyện Châu Phú, 2013)

Tại địa bàn nghiên cứu có nuôi nhiều loại gia súc như: trâu, bò, heo,… nhưng hoạt
động chăn nuôi bò là phát triển nhất cả về số lượng và số hộ chăn nuôi. Năm 2013,
trên toàn huyện có 2.796 hộ chăn nuôi bò để có thêm thu nhập với số lượng là 8.068
con bò. Nuôi heo cũng khá phát triển với số lượng là 5.767 con. Ngoài ra một số hộ
gia đình còn nuôi trâu và dê với số lượng không đáng kể.
1.2.1.2.

Gia cầm


Ngoài việc chăn nuôi gia súc, huyện Châu Phú còn đẩy mạnh hoạt động chăn nuôi gia
cầm với số lượng đàn vật nuôi được trình bày trong bảng 1.2

17


Bảng 1.2: Số lượng gia cầm
Gia cầm

Số hộ nuôi

Số lượng



2.452

37.688

Vịt

544

120.332

- Vịt xiêm

258


3.013

- Vịt nhà

173

3.719

- Vịt đàn

113

113.600

(Nguồn: Trạm thú y huyện Châu Phú, 2013)

Bảng số liệu trên cho thấy có 2.452 hộ nuôi gà với số lượng 37.688 con. Ngoài ra còn
có 544 nông hộ nuôi vịt với tổng số lượng đàn vịt là 120.332 con, trong đó chủ yếu là
vịt đàn có số lượng là 113.600 con. Số liệu trên cho thấy có nhiều nông hộ chăn nuôi
gà nhưng với số lượng không nhiều, trung bình khoảng 15 con/hộ. Ngược lại, số hộ
chăn nuôi vịt ít chỉ có 544 hộ nhưng số lượng đàn vịt lên tới 120.332 con, trung bình
mỗi hộ nuôi trên 200 con vịt. Sự khác biệt này cho thấy có nhiều hộ nuôi gà nhưng chỉ
nuôi với số lượng ít và phân tán ở nhiều nơi, nuôi vịt thì tập trung và đa số là nuôi với
số lượng lớn.
1.2.2. Sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu vật nuôi
1.2.2.1 Sự phát triển
a. Gia súc
Tùy vào điều kiện tự nhiên và sự thay đổi của nhu cầu xã hội mà những nông hộ chăn
nuôi sẽ lựa chọn và phát triển đàn vật nuôi sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả kinh
tế cho gia đình. Theo nguồn thông tin mà Trạm thú y huyện Châu Phú cung cấp thì số

luợng đàn bò tại huyện liên tục tăng qua các năm. Năm 2009, đàn heo có số lượng cao
nhất là 8.045 con. Nhưng do biến động của giá cả heo trên thi trường cũng như là tình
hình dịch bệnh mà số lượng đàn heo có sự tăng giảm không ổn định, đến năm 2013
tổng đàn heo chỉ còn 5.767 con. Số lượng đàn bò năm 2009 là 4.613 con nhưng với
nhu cầu thị trường và lợi nhuận thu được từ việc nuôi bò đã thu hút thêm nhiều nông
hộ tham gia, tính đến tháng 10 năm 2013 số lượng đàn bò đã đạt 8.068 con. Từ sự
thay đổi trên cho thấy chăn nuôi bò đang có chuyển biến tích cực và theo dự báo là sẽ
tiếp tục tăng trong thời gian tới. Sau đây biểu đồ 1.1 sẽ biểu diễn cụ thể tình hình chăn
nuôi gia súc qua các năm với 2 loại gia súc tiêu biểu là bò và heo (Đồ thị 1.1).
18


Biểu đồ 1.1: Tình hình chăn nuôi gia súc qua các năm
(Nguồn: Trạm thú y huyện Châu Phú, 2013)

b. Gia cầm

Con

(Nguồn: Trạm thú y huyện Châu Phú, 2013)

Biểu đồ 1.2: Tình hình chăn nuôi gia cầm qua các năm

Nhìn vào đồ thị trên ta thấy đàn vịt có số lượng rất cao 274.445 (năm 2009) con
nhưng đã giảm liên tục qua các năm, năm 2013 đàn vịt chỉ còn 120.332 con. Giảm
hơn nữa tổng đàn so với số lượng năm 2009. Nguyên nhân là do dịch cúm gia cầm
19


H5N1 lây lan, ảnh hưởng lớn đến kinh tế hộ nuôi vịt, đặc biệt là vịt đàn. Số lượng gà

tương đối ổn định, tuy có biến động tăng giảm nhưng với số lượng không nhiều.
1.2.2.2. Sự chuyển dịch cơ cấu gia súc

a)

b)

a) Cơ cấu số lượng gia súc năm 2009;

b) Cơ cấu số lượng gia súc năm 2013

(Nguồn: Trạm thú y huyện Châu Phú, 2013)

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu số lượng gia súc năm 2009 và 2013

Qua biểu đồ 2.3 ta thấy: Năm 2009, bò có số lượng chiếm 35,7% và heo đuợc nuôi
với số lượng lớn, chiếm 62,2% tổng đàn gia súc. Nhưng đến năm 2013 đã có sự thay
đổi đáng kể. Số lượng heo giảm 20,9% Trong khi đó tỷ trọng số lượng bò đã tăng lên
đáng kể, đạt tỷ trọng là 62,2%, tăng đến 22%. Ngoài ra tỷ trọng gia súc khác cũng
giảm. Sự chuyển dịch này cho thấy xu hướng nuôi bò ở địa phương ngày càng cao vì
nó đáp ứng được nhu cầu thị trường, tận dụng nguồn thức ăn sẵn có, và hiệu quả đầu
tư tương đối ổn định, đảm bảo thu nhập cho nông hộ chăn nuôi.
1.2.3. Các yếu tố tác động đến chăn nuôi bò
1.2.3.1 Nguồn giống
Để có những con bò khỏe mạnh, phẩm chất tốt, tăng trọng nhanh, tỷ lệ xẻ thịt cao,
chất lượng thịt ngon và bán được giá cao trên thị trường thì việc chọn lựa con giống là
một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu. Tại huyện Châu Phú người dân thường
chọn nuôi các giống bò phổ biến như: Lai Sind, bò lai Red Augus (bò Cọp) và bò

20



trắng Campuchia. Đây là những giống bò lai được chọn lọc và du nhập để đáp ứng
nhu cầu con giống của địa phương.
Trọng lượng và giá thành của từng giống được trình bày qua bảng sau:
Bảng 1.3: Trọng lượng và giá của các giống bò
Trọng lượng

Giá bò giống

Trọng lượng

Giá bán bò

con giống(Kg)

(triệu đồng)

(12 tháng tuổi)

(triệu đồng)

Bò Lai Sind

40-60

10-15

150-170


25-30

Bò Cọp

30-40

16-20

170-200

30-40

Bò trắng Campuchia

30-40

13-17

160-180

25-35

Giống bò

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2014)

Đã từ lâu nay, người dân trong huyện Châu Phú đa phần là nuôi giống bò trắng có
nguồn gốc từ Campuchia nguyên nhân là do giống bò này dễ nuôi, đem lại lợi nhuận
khá cao từ 12 đến 18 triệu đồng/con/năm (chưa tính chi phí thức ăn), ngoài ra giống
bò này được nuôi khá phổ biến và tiêu thụ cũng khá dễ dàng. Thời gian gần đây, trên

địa bàn huyện còn nghên cứu và lai tạo thành công giống bò Cọp là giống bò có tốc
độ tăng trưởng nhanh, tỷ lệ xẻ thịt trên 70%, thương lái ưa chuộng và tìm mua với giá
cao hơn các giống bò khác từ 5 đến 10 triệu đồng/con. Sau khi mua bò giống khoảng
4 tháng tuổi có trọng lượng từ 30 đến 40 kg và nuôi dưỡng 12 tháng bò có thể đạt
trọng lượng từ 170 đến 200 kg và lợi nhuận đạt được là 15 đến 20 triệu đồng/con.
Ngoài ra một số nông hộ còn nuôi giống bò lai Sind với lợi nhuận đạt được sau khi
nuôi 1 năm khoảng 15 triệu đồng.

Hình 1: Bò trắng Campuchia

Hình 2: Bò lai Sind

21

Hình 3: Bò Red Augus (Bò Cọp)


Từ thực trạng chăn nuôi và đặc tính của các giống bò trên cho thấy giống bò Cọp đem
lại lợi nhuận cao hơn các giống trong cùng khoảng thời gian nuôi, nhưng giá giống bò
này lại cao hơn các giống khác 4 đến 6 triệu đồng. Vấn đề này chính là thách thức đối
với những hộ nghèo không đủ tiền để mua giống bò năng suất cao để nâng cao lợi
nhuận trong quá trình chăn nuôi.
1.2.3.2 Thức ăn
Thức ăn là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của vật nuôi,
nguồn thức ăn, chế độ cho ăn, thành phần thức ăn là một trong những yếu tố quyết
định đến tốc độ tăng trọng của vật nuôi nhưng đồng thời chi phí thức ăn cũng chiếm
một phần chi phí khá lớn trong quá trình chăm sóc.
Tại địa bàn nghiên cứu, nông hộ chăn nuôi bò thường lựa chọn kết hợp các loại thức
ăn để phù hợp với quá trình phát triển của vật nuôi và kinh phí của gia đình. Một số
thức ăn cho bò như: cỏ, bắp, rơm, cám, cháo và thức ăn hỗn hợp. Trong đó:

-

Cỏ là thức ăn rất cần thiết trong quá trình chăn nuôi bò, đây là nguồn

thức ăn chính cung cấp hàng ngày cho bò. Trong những năm trước đây, cỏ có thể dễ
dàng kiếm được ở bờ sông, bờ ruộng; nhưng ngày nay, để nguồn thức ăn được đảm
bảo hơn thì nông hộ có thể sử dụng một phần diện tích đất canh tác của gia đình để
trồng cỏ. Cỏ được cho bò ăn với khối lượng từ 15 đến 50 kg/con/ngày tùy theo trọng
lượng bò. Một số loại cỏ được dùng để cho bò ăn phổ biến như: cỏ voi, cỏ tây, cỏ mỡ,
cỏ tạp và một số loại cỏ khác.
Bảng: 1.4: Các loại cỏ và tỷ lệ cỏ nuôi bò trong năm 2009 và 2013
2009

Loại cỏ

2013

Số hộ

Tỷ lệ cỏ (%)

Số hộ

Tỷ lệ cỏ (%)

Cỏ Voi

87

32,0


105

45,4

Cỏ Tây

63

23,9

71

25,8

Cỏ Mỡ

24

7,9

37

11,7

Cỏ tạp

84

33,4


65

12,3

Cỏ khác

11

2,8

17

4,8

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra, 2014)

Bảng số liệu trên cho thấy số hộ cho bò ăn cỏ Voi đã tăng lên 18 hộ gia đình và tỷ lệ
cỏ trung bình trong các loại cỏ cũng tăng lên đáng kể (từ 32% lên 45,4% vào năm
22


2013). Sự thay đổi này cho thấy cỏ Voi cung cấp hàm lượng dinh dưỡng tốt và ngày
càng được người dân sử dụng để nâng cao hiệu quả dinh dưỡng cho bò. Bên cạnh đó,
số nông hộ cho bò ăn dụa vào nguồn cỏ tạp (cỏ tự nhiên) thì có giảm rất nhiều. Cụ thể
là năm 2009 đến năm 2013 đã có thêm 19 nông hộ không còn cho bò ăn cỏ tự nhiên
nữa. Nguyên nhân là do có nhiều hộ nuôi bò, làm cho nguồn cỏ tự nhiên khan hiếm
đồng thời trong quá trình trồng lúa một số người dân cũng xịt thuốc bờ ruộng cũng là
một phần ảnh hưởng đến sự thay đổi trên.


Hình 4: Cỏ VA06

-

Hình 5: Cỏ Voi

Bắp: hiện nay, mô hình trồng trồng bắp thu trái non để nuôi bò không

còn xa lạ với người dân trong huyện, bởi vì mô hình này đem lại nguồn thu nhập khá
cao cho gia đình. Sau khi thu trái bắp non phần còn lại của thân và vỏ bắp được tận
dụng để làm thức ăn trực tiếp hoặc ủ để cho bò ăn trong một khoảng thời gian nhất
định. Mô hình này rất hiệu quả vì vừa đem lại thêm nguồn thu nhập từ việc bán bắp
non, vừa giảm được chi phí trồng cỏ, ngoài ra còn tận dụng được phụ phẩm trong
nông nghiệp để bảo vệ môi trường.
-

Rơm: Sau khi kết thúc vụ lúa, một số nông hộ gom rơm lại và chất

thành đống để làm thức ăn dự trữ cho bò trong khoảng thời gian dài. Nguồn thức ăn
này sẽ bổ sung cho bò hoặc sẽ là thức ăn thay thế trong những lúc thời tiết khó khăn,
mưa lũ kéo dài.
-

Cám: được pha với nuớc cho bò ăn để giảm chi phí thức ăn và tăng giá

trị dinh dưỡng cho bò. Cám được mua ở các nhà máy xay xát lúa gạo với chi phí ước
tính khoảng 300 đến 400 nghìn/con/năm.
23



-

Cháo và thức ăn hỗn hợp: Được dùng để cho bò ăn vào giai đoạn vỗ béo

(trước khi bán cho thương lái hay lò mỗ) để giúp bò tăng trọng nhanh hơn, đem lại
nguồn thu nhập cao hơn cho gia đình. Thức ăn hỗn hợp được bán trên thị trường với
giá khoảng 250 nghìn đồng/bao (bao 25 kg).
Nhìn chung, nguồn thức ăn cung cấp cho bò từ cỏ cho đến các phụ phẩm nông nghiệp
hay thức ăn hỗn hợp luôn đảm bảo với chi phí tương đối ổn định đáp ứng nhu cầu cần
thiết cho nông hộ chăn nuôi.
1.2.3.3. Dịch bệnh
Theo số liệu khảo sát thực tế 120 nông hộ chăn nuôi bò đã có 72 hộ (chiếm 60%) bị
ảnh hưởng của dịch bệnh, chủ yếu là bệnh lỡ mồm long móng (48,6%), còn lại là các
bệnh như sốt (5,6%), xưng khớp (19,4%),… với thiệt hại từ 0,2 đến 5,3 triệu
đồng/con/năm. Nguyên nhân là do tình hình dịch bệnh LMLM lây lan, thời gian phát
hiện dịch bệnh ở đàn vật nuôi là sớm hay muộn và cách thức xử lý của từng hộ gia
đình. Với thực trạng thiệt hại do dịch bệnh gây ra này cho thấy nông hộ cần quản lý
sát đàn vật nuôi để phát hiện bệnh kịp thời và có cách phòng trị hợp lý để giảm bớt chi
phí và rủi ro trong quá trình chăn nuôi. Chính quyền địa phương cần giám sát và
thông báo đến người dân về tình hình dịch bệnh, cách thức phòng tránh cũng như là
vận động nông hộ, tổ chức chích ngừa cho đàn vật nuôi trên địa bàn.
Bảng 1.5: Tình hình ảnh hưởng của dịch bệnh đến đàn bò của nông hộ
Dịch bệnh
Bị ảnh hưởng
- Lỡ mồm long móng
- Khớp
- Sốt
- Khác

Số hộ


Không bị ảnh hưởng

Tỷ lệ
72
35
14
4
19

60,0
48,6
19,4
5,6
26,4

48

40,0

1.3. THÔNG TIN TỔNG QUÁT VỀ NÔNG HỘ
Để có cơ sở cho việc nghiên cứu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng tích cực và tiêu cực
đến thu nhập nông hộ chăn nuôi bò cũng như là đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
thu nhập cho nông hộ thì đề tài được tiến hành thu thập các số liệu thứ cấp và điều tra
phỏng vấn 120 nông hộ trên địa bàn của 4 xã: Mỹ Phú, Mỹ Đức, Vĩnh Thạnh Trung và

24


Khánh Hòa; vì đây là những địa phương có số lượng bò nuôi lớn và có khả năng đại

diện cho tổng thể.
1.3.1. Tuổi, giới tính của chủ hộ
1.3.1.1.

Tuổi của chủ hộ

Theo kết quả điều tra 120 hộ gia đình trên địa bàn huyện Châu Phú cho thấy chủ hộ
trong gia đình có độ tuổi trung bình là 48,8 tuổi. trong đó thấp nhất là 23 tuổi, cao
nhất là 86 tuổi. Theo sự phân hóa nhóm tuổi của chủ hộ cho thấy phần lớn chủ hộ nuôi
bò nằm trong nhóm tuổi từ 35 đến 60 tuổi (Chiếm 57,7%). Kế đến là nhóm người có
độ tuổi trên 60 tuổi chiếm 30,0%. Còn lại là nhóm tuổi dưới 35 tuổi chiếm 13,3%. Sự
phân phối tần số và tỷ lệ phân theo nhóm tuổi được trình bày trong bảng 1.6
Bảng 1.6: Tuổi của chủ hộ phân theo nhóm
Nhóm tuổi (tuổi)

Tần số

Tỷ lệ

<35

16

13,3

35-60

68

57,7


>60

36

30,0

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra, 2014)

1.3.1.2. Giới tính của chủ hộ
Kết quả điều tra nông hộ cho thấy đa phần chủ hộ trên địa bàn là nam giới, chiếm đến
92,5% và là người trực tiếp tham gia và quyết định các hoạt động chính của gia đình
trong khi nữ giới là chủ hộ chỉ chiếm 7,5% (Bảng 1.7)
Bảng 1.7: Giới tính của chủ hộ
Giới tính
Nam

Tần số

Tỷ lệ

111

92,5

9

7,5

Nữ

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra, 2014)

1.3.2.

Trình độ học vấn

Trình độ học vấn có tác động không nhỏ đến việc nhận thức và việc tiếp thu những
tiến bộ KHKT trong sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là trong chăn nuôi, khi người nuôi
25


×