Tải bản đầy đủ (.doc) (121 trang)

GIAO AN TIN HOC 12 THEO HUONG PHAT TRIEN NANG LUC HS DAY DU 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (841.25 KB, 121 trang )

Giáo án Tin học 12
Tuần: 1
Tiết: 1

KHÁI NIỆM VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU
I. MỤC TIÊU
Về kiến thức
- Biết các vấn đề cần giải quyết trong một bài tóan quản lí và sự cần thiết phải có CSDL.
- Biết vai trò của CSDL trong học tập và cuộc sống.
Về kĩ năng
+ Nắm được khái niệm CSDL, hệ QTCSDL;
+ Biết chức năng của hệ QTCSDL: Tạo lập CSDL; cập nhật dữ liệu, tìm kiếm kết xuất thông
tin;
+ Biết vai trò của con người khi làm việc với hệ CSDL;
+ Biết một số công việc cơ bản khi xây dựng một CSDL đơn giản.
Về thái độ
- Chủ động tìm hiểu các khái niệm mới.
Năng lực hướng tới
- Khảo sát thực tế cho ứng dụng CSDL.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, bảng, máy tính
- Học liệu: sách giáo khoa
2. Chuẩn bị của học sinh
- Chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học theo sự hướng dẫn của GV như chuẩn bị tài liệu,
TBDH ..
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu,...
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Tiến trình bài học


3.1. Hoạt động khởi động. (Dự kiến 10 phút)
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức cơ bản của Tin học 10, 11 đồng thời tạo động cơ
để HS có nhu cầu tìm hiểu chi tiết hơn về Tin học 12.
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh trả lời được các câu hỏi của GV.
Ngày soạn: 09/2018

1


Giáo án Tin học 12

Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động cuả học sinh
(?) Nội dung cơ bản đã học ở
- Học sinh nhắc lại các nội
Tin học 10.
dung cơ bản đã học ở lớp 10.
- Nhận xét và minh họa bằng sơ - Lắng nghe và quan sát.
đồ tư duy.

(?) Nội dung cơ bản đã học ở
Tin học 11.

- Học sinh nhắc lại nội dung
cơ bản đã học ở lớp 11.
-Lắng nghe và ghi nhớ.


Nội dung
Tin học 10:
- Một số khái niệm cơ
bản của Tin học.
- Hệ điều hành.
- Soạn thảo văn bản.
- Mạng máy tính và
Internet.
Tin học 11: Lập trình

- Nhận xét và dẫn dắt vào chủ
đề 1.
3.2. Hình thành kiến thức: (Dự kiến 15 phút)
3.2.1. Bài toán quản lý
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh biết được các vấn đề cần giải quyết trong một bài tóan quản lí.
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh biết được các vấn đề cần giải quyết trong một bài tóan quản lí.
Nội dung hoạt động

Ngày soạn: 09/2018

2


Hoạt động của học
sinh
Bước

1.
nhận
Giáo án Tin HS
học 12
Bước 1. GV giao nhiệm vụ
nhiệm vụ
- GV phân lớp học thành 4 HS chia nhóm theo yêu
nhóm và thực hiện các yêu cầu cầu của GV
sau:
HS nghe và quan sát
câu hỏi được trình
- GV trình chiếu lần lượt các chiếu
VD
Các nhóm hoàn thành
nhiệm vụ được GV nêu
ra.
Hoạt động của giáo viên

Bước 2. Quan sát và hướng
dẫn HS
- GV quan sát HS thực hiện các
yêu cầu
- GV gợi ý, hướng dẫn khi có
các nhóm gặp khó khăn
(?) Kể tên một vài lĩnh vực có
ứng dụng Tin học vào công tác
quản lý?

Bước 2. HS thực hiện
nhiệm vụ

- HS làm việc theo
nhóm tất cả các bài của
GV giao.
- HS làm việc theo
nhóm nhỏ (trao đổi,
thảo luận, cộng tác và
hợp tác)
HS trả lời câu hỏi của
GV khi được gọi.
- Suy nghĩ và trả lời:
Giáo dục, y tế, tài
chính ngân hàng, hàng
không,...
- Lắng nghe và ghi
chép
- Cột Họ tên, giới tính,
ngày sinh, địa chỉ, tổ,
điểm toán, điểm văn,
điểm tin...
- Chú ý quan sát, lắng
nghe và ghi chép

- Nhận xét vá đánh giá từ đó
giới thiệu về bài toán quản lí
- Muốn quản lý thông tin về
điểm học sinh của lớp ta nên lập
danh sách chứa các cột nào?
- Chiếu bài toán quản lí điểm
của học sinh trong một lớp và
bài toán quản lí tiền lương của

một công ty để HS quan sát.
- Cho HS xem đoạn clip giới
thiệu phần mềm quản lý học
sinh trường THPT Thiên Hộ
Dương của Vnedu.
- Tóm tắt nội dung phần 1 và
đẵn dắt vào phần 2.
- Quan sát và ghi chú.
Ngày soạn: 09/2018

Nội dung

1. Bài toán quản lý:
Công việc quản lí rất phổ
biến và công tác quản lí chiếm
thị phần lớn trong các ứng
dụng của Tin học (≈ 80%).
Ví dụ 1: Quản lí điểm thi

Ví dụ 2: Quản lí tiền lương
3

- Lắng nghe và ghi


Giáo án Tin học 12
3.2.2. Các công việc thường gặp khi xử lý thông tin của một tổ chức: (Dự kiến 15 phút)
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh biết được các công việc thường gặp khi xử lý thông tin của một tổ
chức.
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh biết được các công việc thường gặp khi xử lý thông tin của một tổ chức.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên
(?) Các công việc thường
gặp khi xử lý thông tin
của một tổ chức nào đó?
- Nhận xét, chốt nội dung.
(?) Tạo lập hồ sơ là làm
gì?

Hoạt động của học sinh
- Tham khảo SGK và trả lời:
Tạo lập hồ sơ, cập nhật hồ
sơ, khai thác hồ sơ.

Nội dung
2. Các công việc thường gặp
khi xử lý thông tin của một tổ
chức

- Lắng nghe, ghi nhớ.

a. Tạo lập hồ sơ: gồm 3 bước
- B1: Xác định chủ thể cần
quản lí.

- Xác định chủ thể, cấu trúc
hồ sơ. Sau đó thu thập, tập

hợp thông tin cần quản lí và
- Nhận xét, chốt nội dung. lưu trữ chúng theo cấu trúc
- Chiếu lại ví dụ 1 và yêu đã xác định.
cầu HS cho biết chủ thể
- Lắng nghe, ghi bài.
là gì?
- Nhận xét và (?) Cấu trúc - Quan sát, suy nghĩ và trả
hồ sơ là gì?
lời: Chủ thể là học sinh
- Nhận xét, chốt nội dung.
(?) Cập nhật hồ sơ là làm - Quan sát và trả lời.
gì?
- Nhận xét, chốt nội dung. - Lắng nghe, quan sát và ghi
(?) Hồ sơ bị sửa khi nào? bài.
- Nhận xét, chốt nội dung. - Cập nhật là: sửa, xóa, thêm
- Minh họa bằng việc GV - Lắng nghe, ghi nhớ.
ghi sai tên HS trong danh
sách.
- Khi nội dung trong hồ sơ bị
(?) Trong trường hợp nào sai.
ta xóa đối tượng?
- Lắng nghe, ghi bài.
- Nhận xét, chốt nội dung.
- Minh họa bằng ví dụ có - Quan sát, ghi nhớ.
Ngày soạn: 09/2018

- B2: Xác định cấu trúc hồ sơ.
- B3: Thu thập, tập hợp thông
tin cần quản lí và lưu trữ chúng
theo cấu trúc đã xác định.


b. Cập nhật hồ sơ

- Sửa chữa hồ sơ khi một số
thông tin không còn đúng.

4


Hoạt động của giáo viên
HS trong lớp nghĩ học và
(?) Cho ví dụ tương tự?
(?) Trường hợp nào
GVCN phải ghi thêm tên
HS vào danh sách lớp?
- Nhận xét và dựa vào ví
dụ ở trên chốt nội dung.
(?)Khai thác hồ sơ là làm
gì?
- Nhận xét, chốt nội dung.
- Chiếu lại bài toán quản
lí điểm và (?) Cho vài ví
dụ về sắp xếp?
- Gọi HS khác nhận xét,
bổ sung.
- Nhận xét, đánh giá.
(?) Trong bài toán trên ta
có thể tìm kiếm cái gì?
- Nhận xét.
(?) Có thể tính toán được

gì trong bài toán trên?
- Nhận xét, đánh giá câu
trả lời của HS đồng thời
đưa ra ví dụ về báo cáo.
Vd: Lập danh sách những
HS thi đạt loại giỏi.
(?) Mục đích của việc tạo
lập, cập nhật, khai thác hồ
sơ?
- Nhận xét, chốt nội dung.
(?) Tóm tắt nội dung phần
2?
- Nhận xét.

Giáo án Tin học 12
Hoạt động của học sinh

Nội dung
- Xoá hồ sơ của đối tượng mà
tổ chức không còn quản lí.

- Khi đối tượng đó không còn
trong tổ chức.
- Lắng nghe, ghi bài.
- Quan sát, ghi nhớ và cho ví
dụ trương tự.

- Bổ sung thêm hồ sơ cho các
đối tượng mới.


- Suy nghĩ và trả lời.

- Lắng nghe và ghi bài.

c. Khai thác hồ sơ

- Khai thác là: Sắp xếp, tìm
kiếm, tính toán thống kê, lập
báo cáo
- Lắng nghe, ghi bài.

- Sắp xếp hồ sơ theo một tiêu
chí nào đó

- Sắp xếp tên theo thứ tự tăng
dần.
- Sắp xếp giảm dần theo tổng
điểm.

- Tìm kiếm các thông tin thoả
mãn một số điều kiện nào đó.

- Tìm những HS có điểm
môn Toán >= 8.0

- Tính toán thống kê để đưa ra
các thông tin đặc trưng.
- Lập báo cáo để tạo 1 bộ hồ sơ
mới có cấu trúc và khuôn dạng
theo yêu cầu cụ thể.


- Tính tổng điểm trung bình.
- Lắng nghe và ghi chú.
- Tham khảo SGK và trả lời.

Ngày soạn: 09/2018

5


Giáo án Tin học 12
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Tóm tắt nội dung phần 2.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
3.3. Hoạt động luyện tập, vận dụng: (Dự kiến 5 phút)
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết được các vấn đề cần giải quyết trong một bài tóan quản
lí, các công việc thường gặp khi xử lý thông tin của một tổ chức.
(2) Phương pháp/kĩ thuật: Vấn đáp.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
Nội dung hoạt động
3.3.1. Hoạt động luyện tập
- Biết được các vấn đề cần giải quyết trong một bài tóan quản lí.

- Biết vai trò của CSDL trong học tập và cuộc sống.
- Biết các công việc thường gặp khi xử lý thông tin của một tổ chức
3.3.2. Hoạt động vận dụng
Câu 1: Cập nhật hồ sơ là thực hiện một số công việc như:
A. Thêm hồ sơ, xóa hồ sơ, thu thập thông tin. B. Sắp xếp, sửa, thêm, hồ sơ.
C. Thêm, sửa, xóa hồ sơ.
D. Sửa hồ sơ, thống kê, tìm kiếm.
Câu 2: Những công việc sắp xếp, tìm kiếm, thống kê, lập báo cáo thuộc công việc nào khi xử lý
thông tin của một tổ chức?
A. Tất cả các công việc B. Tạo lập hồ sơ
C. Khai thác hồ sơ
D. Cập nhật hồ sơ

Câu 3: Xét công tác quản lí hồ sơ, học bạ. Trong số những việc sau, việc nào thuộc nhóm thao
tác cập nhật hồ sơ?
A. Sửa tên trong một hồ sơ
B. Xác định cấu trúc hồ sơ
C. Tìm kiếm một hồ sơ nào đó
D. Tập hợp các hồ sơ
Câu 4: Công việc thường gặp khi xử lý thông tin của một tổ chức?
A. Tất cả các công việc B. Cập nhật hồ sơ
C. Khai thác hồ sơ
D. Tạo lập hồ sơ
3.4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh có nhu cầu mở rộng thêm kiến thức của mình.
Ngày soạn: 09/2018

6



Giáo án Tin học 12
(2) Phương pháp/kĩ thuật: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Ngoài lớp học.
(4) Phương tiện: SGK, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh biết mở rộng các kiến thức của mình thông qua một dự án thực tế.
Nội dung hoạt động
HS về nhà học bài, tìm thêm một số ví dụ về bài toán quản lý trong cuộc sống hàng ngày và đọc
trước phần 3.

Ngày soạn: 09/2018

7


Giáo án Tin học 12
Tuần: 1
Tiết: 2

KHÁI NIỆM VỀ HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Biết được khái niệm CSDL, hệ QTCSDL, hệ CSDL.
- Biết vai trò của CSDL trong học tập và đời sống.
2. Về kĩ năng
3. Về thái độ
- Chủ động tìm hiểu các khái niệm mới.
4. Năng lực hướng tới
- Khảo sát thực tế cho ứng dụng CSDL.
II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:
3. Tiến trình bài học
3.1. Hoạt động khởi động.
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức cơ bản của phần 1, 2 đồng thời tạo động cơ
để HS có nhu cầu tìm hiểu phần 3a, d.
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Vấn đáp.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh trả lời được các câu hỏi của GV.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên
(?) Các công việc thường gặp
khi xử lý thông tin của một tổ
chức? Cho ví dụ minh họa phần
cập nhật?
- Nhận xét và minh họa bằng sơ
đồ logic.
(?) Khai thác hồ sơ là làm
những công việc gì? Cho ví dụ
minh họa? Cho biết tên chủ đề
đã học?
- Nhận xét và dẫn dắt vào phần
3a, d.
Ngày soạn: 09/2018

Hoạt động cuả học sinh
- Gợi nhớ và trả lời.

Nội dung
- Các công việc thường

gặp khi xử lý thông tin
của một tổ chức: Tạo lập,
cập nhật, khai thác.

- Lắng nghe và quan sát.
- Gợi nhớ và trả lời.

-Lắng nghe và ghi nhớ.
8


Giáo án Tin học 12
3.2. Hình thành kiến thức
3.2.1. Hệ cơ sở dữ liệu. a) Khái niệm cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh biết được khái niệm CSDL, hệ QTCSDL, hệ CSDL.
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh biết được khái niệm CSDL, hệ QTCSDL, hệ CSDL.
Nội dung hoạt động

Ngày soạn: 09/2018

9


Hoạt động của học
sinh
- Chiếu ví dụ hồ sơ lớp và (?) - Quan sát và suy nghĩ
Trong hồ sơ đó tổ trưởng

trả lời.
quan tâm thông tin gì? Lớp
trưởng và bí thư đoàn muốn
biết điều gì?
- Nhận xét, phân tích và (?)
- Lắng nghe, tham khảo
Khái niệm về CSDL?
SGK và trả lời.
- Nhận xét, phân tích khái
- Lắng nghe và ghi bài.
niệm CSDL.
- Suy nghĩ và trả lời.
(?) Có thể tổ chức một CSDL
vạn năng cho tất cả mọi
người và đáp ứng mọi yêu
cầu không?
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- Nhận xét và nhấn mạnh ba
yếu tố cơ bản của CSDL.
- Suy nghĩ và trả lời.
(?) Trong ba yếu tố trên, yếu
tố nào là mục đích của việc
tạo ra CSDL?
- Nhận xét, bổ sung.
- Gọi Hs khác nhận xét, bổ
sung.
- Lắng nghe, quann sát.
- Nhận xét, cho ví dụ minh
- Tham khảo SGK và
họa.

trả lời: Là hệ quản trị
(?) Phần mềm giúp người sử CSDL
dụng có thể tạo CSDL trên
- Tham khảo SGK và
máy tính gọi là gì?
trả lời.
- Nhận xét và (?) Hệ quản trị - Lắng nghe và ghi bài.
CSDL là gì?
- Gợi nhớ và trả lời.
- Nhận xét, chốt nội dung.
- Lắng nghe, quan sát
(?) Kể tên một số hệ quản trị và ghi nhớ.
CSDL mà em biết?
- Tham khảo SGK và
- Nhận xét và chiếu giao diện trả lời:
một số hệ QTCSDL.
+ CSDL
(?) Để lưu trữ và khai thác
+ Hệ QTCSDL
thông tin bằng máy tính cần
+ Các thiết bị vật lý
phải có những gì?
- Lắng nghe, ghi bài.
- Suy nghĩ và trả lời.
Hoạt động của giáo viên

- Nhận xét, chốt nội dung.
Ngày
soạn:phần
09/2018

(?)
Thành
nào là
phương tiện để đảm bảo việc

- Hệ CSDL: bao gồm
CSDL và Hệ QTCSDL

Nội dung
3. Hệ cơ sở dữ liệu Giáo án Tin học 12
a) Khái niệm CSDL và hệ
QTCSDL
- Cơ sở dữ liệu (CSDL
-Database) là tập hợp các dữ liệu
có liên quan với nhau, chứa
thông tin của một tổ chức nào đó
(như trường học, bệnh viện,
ngân hàng,...), được lưu trữ trên
các thíêt bị nhớ để đáp ứng nhu
cầu khai thác thông tin của nhiều
người với nhiều mục đích khác
nhau.
- Ví dụ 1: CSDL Quản lý điểm
thi, quản lý sách ở thư viện,..

- Hệ quản trị CSDL là phần
mềm cung cấp môi trường thuận
lợi và hiệu quả để tạo lập, lưu trữ
và khai thác thông tin của CSDL
(DataBase Manegement System)


Ví dụ: Microsoft Access, SQL
Server, Foxpro,…
* Để lưu trữ và khai thác thông
tin bằng máy tính cần có:
- CSDL;
- Hệ QTCSDL;
- Các thiết bị vật lý (máy tính,
đĩa cứng, mạng máy tính...).
10

- Hệ CSDL: bao gồm CSDL và


Giáo án Tin học 12
3.2.2. Hệ cơ sở dữ liệu.
d) Một số ứng dụng
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh biết các lĩnh vực có ứng dụng CSDL để phục vụ công tác quản lí.
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh biết kể tên một số lĩnh vực có ứng dụng CSDL để phục vụ công tác quản
lí.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học
sinh
- Gợi nhớ và trả lời.


Nội dung

- Liên hệ với bài 8 (Tin học
d. Một số ứng dụng:
10) và (?) Kể tên một số ứng
- Hoạt động quản lý trường học
dụng của Tin học trong cuộc
- Hoạt động quản lý cơ sở kinh
sống hàng ngày?
doanh
- Gọi HS khác nhận xét, bổ
- Nhận xét, bổ sung.
- Hoạt động ngân hàng...
sung.
- Nhận xét và nhấn mạnh ứng - Lắng nghe, ghi bài.
dụng CSDL trong các công
tác quản lí.
3.3.
- Chiếu một số lĩnh vực ứng
- Quan sát và ghi nhớ.
dụng CSDL để quản lí như
QLHS, Ql bệnh viện,...
- Tóm tắt nội dung phần 3. d). - Lắng nghe và ghi nhớ.
Hoạt động luyện tập, vận dụng
(1) Mục tiêu: Học sinh nhận biết được khái niệm CSDL, hệ QTCSDL, hệ CSDL, các lĩnh vực có
ứng dụng CSDL để phục vụ công tác quản lí.
(2) Phương pháp/kĩ thuật: Vấn đáp.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.

Nội dung hoạt động
3.3.1. Hoạt động luyện tập
- Biết được khái niệm CSDL, hệ QTCSDL, hệ CSDL.
- Biết vai trò của CSDL trong học tập và đời sống.
3.3.2. Hoạt động vận dụng
Câu 1: Cho biết phương tiện để đảm bảo việc chia sẻ CSDL có thể thực hiện được
A. Hệ QTCSDL
Ngày soạn: 09/2018

11


Giáo án Tin học 12
B. Máy tính
C. CSDL
D. Máy tính và phương tiện kết nối mạng máy tính
Câu 2: Cơ sở dữ liệu (CSDL) là
A. Tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau theo một chủ đề nào đó được lưu trên các thiết bị nhớ
để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người với nhiều mục đích khác nhau.
B. Tập hợp dữ liệu chứa đựng các kiểu dữ liệu: ký tự, số, ngày/giờ, hình ảnh... của một chủ thể
nào đó.
C. Tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau theo một chủ đề nào đó được lưu trên giấy để đáp ứng
nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người.
D. Tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau theo một chủ đề nào đó được ghi lên giấy.
Câu 3: Để lưu trữ và khai thác thông tin bằng máy tính cần có:
A. Hệ QTCSDL
B. Các thiết bị vật lý C. CSDL
D. Tất cả các câu
Câu 4: Hệ CSDL dùng để chỉ:
A. CSDL, hệ QTCSDL

B. CSDL, hệ QTCSDL, người lập trình ứng dụng
C. một CSDL cùng với hệ QTCSDL quản trị, khai thác CSDL đó và các phần mềm ứng dụng.
D. Con người, CSDL, phần mềm ứng dụng
Câu 5: CSDL và hệ QTCSDL giống nhau ở điểm
A. Đều lưu lên bộ nhớ trong của máy tính
B. Đều là phần cứng máy tính
C. Đều lưu lên bộ nhớ ngoài của máy tính
D. Đều là phần mềm máy tính
Câu 6: Hệ quản trị CSDL là:
A. Phần mềm dùng tạo lập, lưu trữ và khai thác một CSDL
B. Phần mềm dùng tạo lập, lưu trữ một CSDL
C. Phần mềm để thao tác và xử lý các đối tượng trong CSDL
D. Phần mềm dùng tạo lập CSDL
Câu 7: Hoạt động nào sau đây có sử dụng CSDL
A. Quản lý học sinh trong nhà trường
B. Bán hàng
C. Tất cả đều đúng
D. Bán vé máy bay
3.4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh có nhu cầu mở rộng thêm kiến thức của mình.
(2) Phương pháp/kĩ thuật: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Ngoài lớp học.
(4) Phương tiện: SGK, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh biết mở rộng các kiến thức của mình thông qua một dự án thực tế.
Nội dung hoạt động
Ngày soạn: 09/2018

12



Giáo án Tin học 12
- HS về nhà học bài;
- Xây dựng mô hình logic cho chủ đề I để hệ thống lại các kiến thức đã học.
- Tìm thêm một số lĩnh vực ứng dụng CSDL vào công tác quản lí trong cuộc sống hàng ngày và
xem trước phần câu hỏi và bài tập (16).

Ngày soạn: 09/2018

13


Giáo án Tin học 12
Tuần 2
Tiết: 3

KHÁI NIỆM VỀ HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Biết các chức năng của hệ QTCSDL.
2. Về kĩ năng
3. Về thái độ
- Có thái độ tích cực trong học tập.
4. Năng lực hướng tới
- Khảo sát thực tế cho ứng dụng CSDL.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, bảng, máy tính
- Học liệu: sách giáo khoa
2. Chuẩn bị của học sinh
- Chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học theo sự hướng dẫn của GV như chuẩn bị tài liệu,

TBDH ..
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu,...
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Có
3. Tiến trình bài học
3.1. Hoạt động khởi động. ( Dự kiến 15 phút)
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức đã học ở chủ đề I và có nhu cầu tìm hiểu các
nội dung trong trong chủ đề II.
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Vấn đáp.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính, sơ đồ tư duy.
(5) Kết quả: Học sinh trả lời được các câu hỏi của GV và mong muốn tìm hiểu các nội dung
trong chủ đề II.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động cuả học sinh
(?) Kể tên các khái niệm cơ bản - Gợi nhớ và trả lời.
đã học ở chủ đề I?
- Gọi HS khác nhận xét, bổ
sung.
- Nhận xét, bổ sung.
Ngày soạn: 09/2018

Nội dung
- CSDL;
- Hệ QTCSDL;
- Hệ CSDL.
14



- Nhận xét.

Giáo án Tin học 12
-Lắng nghe, quan sát và ghi
nhớ.
- Gợi nhớ và trả lời.

(?) Phân biệt CSDL và hệ
QTCSDL? Kể tên vài lĩnh vực
quen thuộc có ứng dụng Tin
học vào cồn tác quản lí?
- Nhận xét, đánh giá, cho
-Lắng nghe, quan sát và ghi
điểm.
nhớ.
(?) Các nhóm treo sơ đồ tư duy - Treo kết quả.
đã chuẩn bị?
- Nhận xét, cộng điểm cho các - Lắng nghe, ghi nhớ.
nhóm làm tốt và dẫn dắt vào
chủ đề II.
3.2. Hình thành kiến thức: ( Dự kiến 15 phút)
3.2.1. Các chức năng của hệ QTCSDL
(1) Mục tiêu: Học sinh có mong muốn tìm hiểu các chức năng của hệ QTCSDL.
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính, sơ đồ tư duy.
(5) Kết quả: Học sinh biết được các chức năng của hệ QTCSDL.
Nội dung hoạt động
Hoạt động giáo viên

(?) Nhắc lại hệ QTCSDL là
gì?
- Nhận xét, chốt nội dung.
- Treo sơ đồ tư duy của nhóm
HS làm đúng nhất và (?) Hệ
QTCSDL có những chức
năng gì?
- Nhận xét, đánh giá câu trả
lời của HS và chốt nội dung.
(?) Cung cấp môi trường tạo
lập CSDL là thế nào?
- Nhận xét và (?) Ngôn ngữ
định nghĩa dữ liệu là gì?
- Nhận xét, giải thích chi tiết
hơn và cho ví dụ từng nội
Ngày soạn: 09/2018

Hoạt động học sinh
- Gợi nhớ và trả lời.

Nội dung
1. Các chức năng của hệ
QTCSDL

- Lắng nghe.
- Quan sát, tham khảo SGK và trả
lời.

- Lắng nghe và ghi bài.


- Tham khảo SGK và trả lời.
- Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu là
hệ thống các kí hiệu để mô tả
CSDL.

a) Cung cấp môi trường tạo
lập CSDL
- Hệ QTCSDL phải cung cấp
một môi trường để người dùng
dễ dàng khai báo kiểu dữ liệu,
15


Giáo án Tin học 12
Hoạt động giáo viên
dung.

Hoạt động học sinh
- Lắng nghe và ghi bài.

(?) Ngôn ngữ dùng để diễn tả
yêu cầu cập nhật hay khai
thác thông tin được gọi là
ngôn ngữ gì?
- Tham khảo SGK và trả lời: Gọi
- Nhận xét, chốt nội dung.
là ngôn ngữ thao tác dữ liệu
(?) Nhớ lại chủ đề 1 và cho
biết cập nhật là làm công
việc gì? Khai thác là làm

công việc gì?

- Lắng nghe, ghi bài.

- Gợi nhớ và trả lời:
+ Cập nhật là: Thêm, sửa, xóa.
- Gọi HS khác nhận xét và bổ + Khai thác là: Sắp xếp, tìm
sung (nếu có sai xót)
kiếm, thống kê và kết xuất báo
- Nhận xét, chốt nội dung, (?) cáo.
Thảo luận nhóm và cho ví dụ - Nhận xét câu trả lời của bạn.
cụ thể từng thao tác?
- Nhận xét ví dụ.
- Lắng nghe, ghi bài, thảo luận và
(?) Tại sao Hệ QTCSDL phải cho ví dụ.
cung cấp công cụ kiểm soát,
điều khiển truy cập vào
CSDL?
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Nhận xét, giải thích chi tiết, - Tham khảo SGK và trả lời.
cho biết ai mới có quyền sử
dụng chức năng này và chốt
nội dung.
- Lắng nghe và ghi bài.
- Minh họa bằng các ví dụ
thực tế.
- Quan sát.

Ngày soạn: 09/2018


Nội dung
các cấu trúc dữ liệu thể hiện
thông tin và các ràng buộc trên
dữ liệu.
- Mỗi hệ QTCSDL cung cấp
một hệ thống các kí hiệu để mô
tả CSDL gọi là ngôn ngữ định
nghĩa dữ liệu.
b) Cung cấp môi trường cập
nhật và khai thác dữ liệu
- Ngôn ngữ để người dùng diễn
tả yêu cầu cập nhật hay khai
thác thông tin gọi là ngôn ngữ
thao tác dữ liệu.
- Thao tác dữ liệu gồm:
+ Cập nhật là thêm, sửa, xóa
dữ liệu
+ Khai thác là sắp xếp, tìm
kiếm, thống kê và kết xuất báo
cáo,...

c) Cung cấp công cụ kiểm
soát, điều khiển truy cập vào
CSDL
Hệ QTCSDL phải có các bộ
chương trình thực hiện những
nhiệm vụ sau:
- Phát hiện và ngăn chặn sự truy
cập không được phép.
- Duy trì tính nhất quán của dữ

16


Hoạt động giáo viên

Giáo án Tin học 12
Hoạt động học sinh

Nội dung
liệu.
- Tổ chức và điều khiển các truy
cập đồng thời
- Khôi phục CSDL khi có sự cố
- Quản lí các mô tả DL.

- Tóm tắt nội dung tiết học.
- Lắng nghe và ghi nhớ.

3.3. Hoạt động luyện tập, vận dụng: ( Dự kiến 10 phút)
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh biết được các chức năng của hệ QTCSDL.
(2) Phương pháp/kĩ thuật: Vấn đáp.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
Nội dung hoạt động
3.3.1. Hoạt động luyện tập
- Biết các chức năng của hệ QTCSDL.
- Biết ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu.
- Biết ngôn ngữ thao tác dữ liệu.
3.3.2. Hoạt động vận dụng

Câu 1: Ngôn ngữ thao tác dữ liệu bao gồm các lệnh cho phép
A. khai báo kiểu, cấu trúc, các ràng buộc trên dữ liệu;
B. khai thác dữ liệu;
C. cập nhật dữ liệu;
D. Những câu có dấu
Câu 2: Xét công tác quản lí hồ sơ, học bạ. Trong số những việc sau, việc nào thuộc nhóm thao
tác cập nhật hồ sơ?
A. Sửa tên trong một hồ sơ
B. Xác định cấu trúc hồ sơ
C. Tìm kiếm một hồ sơ nào đó
D. Tập hợp các hồ sơ
Câu 3: Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu bao gồm các lệnh cho phép
A. Cập nhật dữ liệu trong CSDL;
B. Phục hồi dữ liệu từ các lỗi hệ thống.
C. Đảm bảo tính độc lập dữ liệu;
D. Khai báo kiểu, cấu trúc, các ràng buộc trên dữ liệu của CSDL;

Câu 4: Chức năng của hệ QTCSDL
Ngày soạn: 09/2018

17


Giáo án Tin học 12
A. Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển việc truy cập vào CSDL;
B. Tất cả đều đúng.
C. Cung cấp môi trường cập nhật dữ liệu và khai thác dữ liệu;
D. Cung cấp môi trường tạo lập CSDL;
3.4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh có nhu cầu mở rộng thêm kiến thức của mình.

(2) Phương pháp/kĩ thuật: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Ngoài lớp học.
(4) Phương tiện: SGK, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh biết mở rộng các kiến thức của mình thông qua một dự án thực tế.
Nội dung hoạt động
HS về nhà học bài, xem câu hỏi SGK trang 20
***************

Tuần 2
Tiết: 4

KHÁI NIỆM VỀ HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: Biết các chức năng của hệ QTCSDL.
2. Về kĩ năng
3. Về thái độ: Có thái độ tích cực trong học tập.
4. Năng lực hướng tới: Khảo sát thực tế cho ứng dụng CSDL.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, bảng, máy tính
- Học liệu: sách giáo khoa
2. Chuẩn bị của học sinh
- Chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học theo sự hướng dẫn của GV như chuẩn bị tài liệu,
TBDH ..
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu,...
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Tiến trình bài học
Ngày soạn: 09/2018


18


Giáo án Tin học 12
3.1. Hoạt động khởi động. ( Dự kiến 15 phút)
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức đã học ở chủ đề II phần 1 (Các chức năng
của hệ QTCSDL ) và có nhu cầu tìm hiểu các nội dung trong trong chủ đề II phần tiếp theo.
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Vấn đáp.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính, sơ đồ tư duy.
(5) Kết quả: Học sinh trả lời được các câu hỏi của GV và mong muốn tìm hiểu các nội dung
trong chủ đề II.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động cuả học sinh
(?) Kể tên các chức năng của hệ - Gợi nhớ và trả lời.
QTCSDL (nhắc lại)
- Gọi HS khác nhận xét, bổ
sung.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét.
-Lắng nghe, quan sát và ghi
nhớ.

Nội dung
- Cung cấp môi trường
tạo lập CSDL
- Cung cấp môi trường
cập nhật và khai thác dữ

liệu
- Cung cấp công cụ kiểm
soát, điều khiển truy cập
vào CSDL

3.2. Hình thành kiến thức: ( Dự kiến 15 phút)
3.2.1. Tìm hiểu vai trò của con người khi làm việc với hệ CSDL và các bước xây dựng nên
CSDL.
(1) Mục tiêu: Học sinh có mong muốn tìm hiểu các vai trò của hệ QTCSDL và các bước xây
dựng nên CSDL.
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính, sơ đồ tư duy.
(5) Kết quả: Học sinh biết được các vai trò của hệ QTCSDL và các bước xây dựng nên CSDL.

Nội dung hoạt động
Ngày soạn: 09/2018

19


Giáo án Tin học 12
Hoạt động giáo viên
GV: Hãy kể vai trò của
con người khi làm việc
với hệ CSDL?
Bước 1. GV giao nhiệm
vụ
- GV trình chiếu lần lượt
các câu hỏi cho 3 nhóm,

nhóm còn lại nhận xét.

Hoạt động học sinh
Hs: thảo luận và trả lời
Bước 1. HS nhận nhiệm vụ
- HS chia nhóm theo yêu cầu
của GV
- HS nghe và quan sát câu
hỏi được trình chiếu

Nội dung
- Người quản trị CSDL
- Người lập trình ứng dụng
- Người dùng

- Các nhóm hoàn thành nhiệm
vụ được GV nêu ra.
Bước 2. Quan sát và
hướng dẫn HS
- GV quan sát HS thực
hiện các yêu cầu
- GV gợi ý, hướng dẫn khi
có các nhóm gặp khó
khăn

Bước 2. HS thực hiện nhiệm
vụ
- HS làm việc theo nhóm tất
cả các bài của GV giao.
- HS làm việc theo nhóm nhỏ

(trao đổi, thảo luận, cộng tác
và hợp tác)

3. Vai trò của con người
khi làm việc với CSDL
a) Người quản trị CSDL:
Là một người hay một nhóm
người được trao quyền điều
hành hệ CSDL

b) Người lập trình ứng
Bước 3. Học sinh đại diện dụng: Khi CSDL đã được
nhóm lên ghi kết quả và vẽ sơ cài đặt, cần phải có các
Bước 3. GV nhận xét, đồ khối theo yêu cầu
chương trình ứng dụng đáp
đánh giá, chốt kiến thức - HS còn lại bổ sung ý kiến
ứng nhu cầu khai thác của
- GV yêu cầu các nhóm - HS các nhóm khác nhận xét các nhóm người dùng
bổ sung những phần còn lẫn nhau và đặt câu hỏi
thiếu.
- GV yêu cầu học sinh - Hs hình thành nhu cầu cần
nhận xét bài của các nhóm học kiến thức mới về vai trò
khác.
của CSDL
c) Người dùng: Người dùng
- GV nhận xét, khen ngợi
(hay còn gọi là người dùng
tinh thần học tập.
đầu cuối) là tất cả những
- GV chính xác lại kết quả

người có nhu cầu khai thác
trả lời của HS
thông tin từ CSDL.
Ngày soạn: 09/2018

20


Giáo án Tin học 12
3.2.2. Các bước xây dựng CSDL: (Dự kiến 10 phút)
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh biết được các bước xây dựng CSDL
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh biết được các bước xây dựng CSDL
Hoạt động của giáo viên
GV: Để xây dựng một hệ
CSDL cho đáp ứng nhu
cầu quản lý của một tổ
chức ta thực hiện những
công việc nào ?
GV: Hệ thống lại mà giải
thích thêm một số công
việc cho học sinh hiểu.

Hoạt động của học sinh
HS: suy nghĩ, tham khảo
SGK trả lời câu hỏi.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

trong tổ chức.

HS: nghe giảng và ghi bài.

Nội dung
4. Các bước xây dựng CSDL
Bước 1: Khảo sát hệ thống
+ Tìm hiểu các yêu cầu của
công tác quản lí;
+ Xác định và phân tích mối
liên hệ giữa các dữ liệu cần lưu
trữ;
+ Phân tích các chức năng cần
có của hệ thống;
+ Xác định khả năng phần cúng
và phần mềm có thể khai thác
và sử dụng CSDL.
Bước 2: Thiết kế hệ thống
+ Thiết kế CSDL;
+ Lựa chọn hệ QTCSDL để
triển khai;
+ Xây dựng hệ thống chương
trình ứng dụng.
Bước 3: Kiểm thử hệ thống
+ Nhập dữ liệu cho CSDL;
+ Chạy thử hệ thống

3.3. Hoạt động luyện tập, vận dụng: ( Dự kiến 5 phút)
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh biết được các chức năng của hệ QTCSDL.
(2) Phương pháp/kĩ thuật: Vấn đáp.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
Nội dung hoạt động
3.3.1. Hoạt động luyện tập
Ngày soạn: 09/2018

21


Giáo án Tin học 12
- Biết các chức năng của hệ QTCSDL.
- Biết ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu.
- Biết ngôn ngữ thao tác dữ liệu.
3.3.2. Hoạt động vận dụng
Câu 1: Ngôn ngữ thao tác dữ liệu bao gồm các lệnh cho phép
A. khai báo kiểu, cấu trúc, các ràng buộc trên dữ liệu;
B. khai thác dữ liệu;
C. cập nhật dữ liệu;
D. Những câu có dấu
Câu 2: Xét công tác quản lí hồ sơ, học bạ. Trong số những việc sau, việc nào thuộc nhóm thao
tác cập nhật hồ sơ?
A. Sửa tên trong một hồ sơ
B. Xác định cấu trúc hồ sơ
C. Tìm kiếm một hồ sơ nào đó
D. Tập hợp các hồ sơ
Câu 3: Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu bao gồm các lệnh cho phép
A. Cập nhật dữ liệu trong CSDL;
B. Phục hồi dữ liệu từ các lỗi hệ thống.
C. Đảm bảo tính độc lập dữ liệu;

D. Khai báo kiểu, cấu trúc, các ràng buộc trên dữ liệu của CSDL;
Câu 4: Chức năng của hệ QTCSDL
A. Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển việc truy cập vào CSDL;
B. Tất cả đều đúng.
C. Cung cấp môi trường cập nhật dữ liệu và khai thác dữ liệu;
D. Cung cấp môi trường tạo lập CSDL;
3.4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh có nhu cầu mở rộng thêm kiến thức của mình.
(2) Phương pháp/kĩ thuật: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Ngoài lớp học.
(4) Phương tiện: SGK, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh biết mở rộng các kiến thức của mình thông qua một dự án thực tế.
Nội dung hoạt động
HS về nhà học bài, tìm hiểu bài tập và thực hành số 1

Kí duyệt Tổ trưởng CM
Ngày:

Ngày soạn: 09/2018

Lê Đoàn Dị

22


Giáo án Tin học 12
Tiết: 5, 6

BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 1
TÌM HIỂU CSDL QUAN HỆ

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Biết một số công việc cơ bản khi xây dựng một CSDL đơn giản.
2. Về kĩ năng
3. Về thái độ
- Có thái độ tích cực trong học tập.
4. Năng lực hướng tới
- Khảo sát thực tế cho ứng dụng CSDL.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, bảng, máy tính
- Học liệu: sách giáo khoa
2. Chuẩn bị của học sinh
- Chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học theo sự hướng dẫn của GV như chuẩn bị tài liệu,
TBDH ..
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu,...
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Tiến trình bài học
3.1. Hoạt động khởi động.
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức đã học của bài 2 và có nhu cầu tìm hiểu các
nội dung của bài tập và thực hành 1.
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Thuyết trình, vấn đáp.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh có mong muốn tìm hiểu nhiều hơn các hoạt động của thư viện trường
THPT Mai Thanh Thế thông qua các tư liệu đã thu thập.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên

(?) Chức năng của hệ quản trị
CSDL??
- Gọi HS khác nhận xét, bổ
sung.
- Nhận xét.
Ngày soạn: 09/2018

Hoạt động cuả học sinh
- Gợi nhớ và trả lời.

Nội dung
1.Các chức năng của hệ
QTCSDL.

- Nhận xét, bổ sung.
-Lắng nghe và ghi nhớ.

2. Vai trò của con người
23


Giáo án Tin học 12
(?) Khi làm việc với hệ CSDL
- Gợi nhớ và trả lời.
khi làm việc với hệ
con người có thể có những vai
CSDL.
trò gì?
3. Các bước xây dựng
- Nhận xét và (?) Các bước xây - Lắng nghe, gợi nhớ và trả

CSDL.
dựng CSDL?
lời.
- Nhận xét và dẫn dắt vào bài
-Lắng nghe và ghi nhớ.
tập và thực hành 1.
3.2. Hình thành kiến thức
3.3. Hoạt động luyện tập, vận dụng
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh biết một số công việc cơ bản khi xây dựng một CSDL đơn giản.
(2) Phương pháp/kĩ thuật: Vấn đáp.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(5) Kết quả: Dựa vào các tư liệu đã thu thập được về một hoạt động của thư viện trường THPT
Mai Thanh Thế và trả lời các câu hỏi của bài tập và thực hành 1.
Nội dung hoạt động
3.3.1. Hoạt động luyện tập
- Biết một số công việc cơ bản khi xây dựng một CSDL đơn giản.
3.3.2. Hoạt động vận dụng
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm
HS chuẩn bị (tiết trước).
Chia lớp ra làm 4 nhóm
Nhóm 1,2: Tìm hiểu nội qui
của thư viện về quản lí sách
Nhóm 3,4: Tìm hiểu nội qui
của thư viện về mượn trả sách
- Tổ chức cho các nhóm báo
cáo về các tư liệu thu thập
được.

- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, chốt nội dung.
(?) Kể tên các hoạt động chính
của thư viện?
* Gợi ý:
Ngày soạn: 09/2018

Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Thu thập tư liệu về hoạt Bài 1: Tìm hiểu nội qui thư viện,
động của thư viện.
thẻ thư viện, phiếu mượn/trả
sách, sổ quản lí sách,.. của thư
viện trường THPT Thiên Hộ
Dương.

- Các nhóm lên báo cáo về
những thông tin đã thu thập
đươc.
- Các nhóm nhận xét, bổ
sung cho nhau.
24


Giáo án Tin học 12
- Khâu mượn sách được tiến - Lắng nghe, ghi bài.
hành cụ thể ra sao?
- HS đến mượn cần làm những - Dựa vào khảo sát và trả lời.
thủ tục gì?
- Người quản lí thư viện làm

việc gì?
- Nhận xét, chốt nội dung.

- Tuỳ theo thực trạng TV
trường, các thông tin chi tiết có
thể khác nhau. Nói chung,
CSDL TV có thể có các đối
tượng là: người mượn, sách,
tác giả, hóa đơn nhập, biên bản
thanh lí.
(?) Thảo luận để thống nhất
những đối tượng cần thiết khi
xây dựng CSDL THUVIEN?
- Nhận xét, chốt nội dung.
(?) Với mỗi đối tượng liệt kê
các thông tin cần quản lí?
* Gợi ý:
- Đối tượng người mượn: Nêu
các thông tin trong thẻ mượn.
- Đối tượng sách: Nêu thông
tin cơ bản của cuốn sách.
- Đối tượng tác giả: Nêu thông
tin cơ bản của tác giả.
- Nhận xét, chốt nội dung.

Bài 2: Kể tên các hoạt động
chính của TV.
- Mua và nhập sách mới, thanh lí
sách khi sách cũ, lạc hậu.
- Cho mượn sách: Kiểm tra thẻ,

tìm sách trong kho, ghi vào sổ
mượn và trao sách cho HS.
- Nhận sách trả: Kiểm tra thẻ, đối
- Lắng nghe, ghi bài.
chiếu vào sổ mượn và nhận sách
trả.
Bài 3: Hãy liệt kê các đối tượng
cần quản lí khi xây dựng CSDL
- Lắng nghe.
THUVIEN về quản lí sách và
mượn trả sách, chẳng hạn như:
thông tin về người đọc, thông tin
về sách,..với mỗi đối tượng, liệt
kê các thông tin cần quản lí.
* Các đối tượng:
- NGƯỜI MƯỢN: Số thẻ, họ và
tên, ngày sinh, giới tính, lớp, ngày
- Các nhóm nêu ý kiến và cấp thẻ, ngày hết hạn.
thảo luận để thống nhất - SÁCH: Mã sách, tên sách, loại
những đối tượng cần thíêt.
sách, nhà xuất bản, năm xuất bản,
- Lắng nghe, ghi bài.
giá tiền.
- TÁC GIẢ: Mã tác giả, tên tác
- Dựa vào thực tế, thảo luận giả, ngày sinh, ngày mất
và trả lời.

- Lắng nghe, ghi bài.
Bài 4: Theo em, CSDL trên cần những bảng nào? Mỗi bảng cần có những cột nào?
- GV: Cho các nhóm tiếp tục phát triển công việc của mình, từ việc liệt kê các thông tin về một

đối tượng đến chuyển thành thíêt kế một bảng dữ liệu về đối tượng này
- HS: Thảo luận và chuyển các đối tượng ở bài 3 thành các bảng.
- Nhận xét, chốt nội dung.
Các bảng về các đối tượng có thể như sau:
Ngày soạn: 09/2018

25


×