Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Chống bán phá giá trong các hiệp định thương mại tự do mà việt nam đã tham gia thực tiễn và xu hướng phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.29 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƢ PHÁP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
--------------------

BÙI QUANG HƢNG

CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH THƢƠNG
MẠI TỰ DO MÀ VIỆT NAM ĐÃ THAM GIA – THỰC TIỄN
VÀ XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƢ PHÁP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
--------------------

BÙI QUANG HƢNG

CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH THƢƠNG
MẠI TỰ DO MÀ VIỆT NAM ĐÃ THAM GIA – THỰC TIỄN
VÀ XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số


: 60380107

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đồng Ngọc Ba

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích
dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này.

Tác giả Luận văn

Bùi Quang Hƣng


LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến:
Ban giám hiệu trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa sau đại học đã tạo mọi
điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứ tại trường.
Các thầy cô giáo trong khoa Pháp luật kinh tế trường Đại học Luật Hà Nội đã
tận tình chỉ bảo cho tôi suốt quá trình học tập, nghiên cứ tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Đồng Ngọc Ba, là người trực tiếp
hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo của Cục Quản lý cạnh tranh, Phòng
Xử lý các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài đã tạo mọi điều kiện thuận

lợi và cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu, tư liệu bản đồ trong quá trình nghiên
cứu luận văn này.
Cuối cùng tôi xin trân trọng cảm ơn Ban cán sự lớp cùng toàn thể các bạn
học trong lớp CH23UD kinh tế đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.

Tác giả Luận văn

Bùi Quang Hƣng


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT
ADA
AFTA
BPG
CBPG
DSB
EU

GATT
GTT
GTTT
GXK
ITC
MET
PLCBPG
WTO

NGHĨA CỦA TỪ VIẾT TẮT

Anti-dumping Agreement
ASEAN Free Trade Area
Bán phá giá
Chống bán phá giá
Disputes Settlement Body
Cơ quan giải quyết tranh chấp của Tổ chức thương mại
thế giới
European Union
Liên minh Châu Âu
General Agreement on Tariffs and Trade
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại
Giá trị thông thường
Giá thông thường
Giá xuất khẩu
International Trade Commission
Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ
Market Economy Treatment
Quy chế đối xử thị trường
Pháp lệnh chống bán phá giá
World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Sự tham gia của các thành viên vào cơ chế giải quyết tranh chấp
...13
WTO trong lĩnh vực chống bán phá giá và chống trợ cấp (1995 – 12/2016)
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại ........28
Biểu đồ 2.2: Số lượng các vụ điều tra chống bán phá giá của nước ngoài (tính
..................................................30

theo năm, đến tháng 12/2016) (Nguồn: VCA)
Biểu đồ 2.3: Các vụ điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá đối với hàng xuất
khẩu của Việt Nam (tính theo nước, đến tháng 12/2016) (Nguồn: VCA). ...........30
Biểu đồ 2.4: Số lượng các vụ điều tra chống bán phá giá của nước ngoài (tính
...........................................................................49
theo năm, đến tháng 04/2016)


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .................................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 4
3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 4
3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 4
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 5
4.1. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 5
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 6
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn ......................................................... 6
7. Cơ cấu của Luận văn ............................................................................................ 6
Chƣơng 1. ............................................................................................................... 8
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ VÀ PHÁP LUẬT
VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ ................................................................................. 8
1.1.Những vấn đề lý luận cơ bản về chống bán phá giá ............................................. 8
1.1.1.Khái niệm bán phá giá ..................................................................................... 8
1.1.2. Khái niệm chống bán phá giá .......................................................................... 8
1.1.3. Phân biệt chống bán phá giá với các biện pháp phòng vệ thương mại khác ...... 9
1.2. Quy định chung về biện pháp chống bán phá giá .............................................. 10
1.2.1. Theo quy định của Tổ chức thương mại thế giới ............................................ 10

1.2.2. Chống bán phá giá theo quy định của Pháp luật của các nước như Hoa Kỳ, EU
và một số nước khác............................................................................................... 13
1.2.3. Theo quy định của pháp luật Việt Nam ......................................................... 16
1.3. Các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết ....................... 21
1.3.1. Các Hiệp định thương mại đa phương ........................................................... 22
1.3.2. Các Hiệp định thương mại tự do song phương............................................... 23
1.3.3. Những nội dung liên quan đến biện pháp chống bán phá giá trong các Hiệp


định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết. ....................................................... 25
Kết luận Chương 1. ................................................................................................ 27
Chƣơng 2. ............................................................................................................. 28
THỰC TIỄN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA VIỆT
NAM VÀ CÁC VỤ VIỆC ĐIỂN HÌNH............................................................... 28
2.1. Thực trạng việc sử dụng biện pháp chống bán phá giá của các doanh nghiệp Việt
Nam....................................................................................................................... 28
2.1.1. Tình hình chung ........................................................................................... 28
2.1.2. Thực trạng điều tra và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại của Việt
Nam....................................................................................................................... 29
2.2. Thực trạng việc sử dụng biện pháp chống bán phá giá của nước ngoài đối với các
doanh nghiệp Việt Nam.......................................................................................... 29
2.3. Các vụ việc điển hình ...................................................................................... 31
2.3.1. Bình luận một trường hợp về khởi kiện của các doanh nghiệp Việt Nam khởi
kiện yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số mặt hàng thép
không gỉ cán nguội dưới dạng cuộn hoặc tấm được nhập khẩu hoặc có nguồn gốc
xuất xứ từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Đài Loan ....................................... 31
2.3.2. Chi tiết và bình luận về một trường hợp kháng kiện của các doanh nghiệp xuất
khẩu thủy sản Việt Nam bị Bộ Thương Mại Hoa Kỳ áp dụng thuế chống bán phá giá
đối với mặt hàng tôm và Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã gửi
đơn kháng kiện ...................................................................................................... 36

2.4. Lợi ích của việc sử dụng biện pháp chống bán phá giá mà các doanh nghiệp Việt
Nam cần biết .......................................................................................................... 46
2.5. Những thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi bị áp dụng các áp
dụng biện pháp chống bán phá giá .......................................................................... 48
2.5.1. Đối với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu trong nước khi các Hiệp định
thương mại tự do có hiệu lực .................................................................................. 48
2.5.2. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi bị điều tra chống bán phá giá từ nước
ngoài...................................................................................................................... 52
Kết luận Chương 2 ................................................................................................. 54


Chƣơng 3......................................................................................................................55
XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ, BÀI
HỌC KINH NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................ 55
3.1. Xu hướng phát triển của biện pháp chống bán phá giá ...................................... 55
3.1.1. Đánh giá chung ............................................................................................ 55
3.1.2. Xu hướng phát triển và nguyên nhân ............................................................. 55
3.2. Một số đề xuất cho Việt Nam khi tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ
chức thương mại thế giới ........................................................................................ 60
3.2.1. Hoàn thiện về thể chế ................................................................................... 60
3.2.2. Nâng cao nguồn lực pháp luật, nâng cao sự hiểu biết của các doanh nghiệp Việt
Nam về vấn đề chống bán phá giá. ......................................................................... 61
3.2.3. Sử dụng hỗ trợ kỹ thuật tư vấn từ trung tâm tư vấn luật của Tổ chức thương
mại thế giới ............................................................................................................ 62
3.2.4. Tăng cường sự liên kết giữa cơ quan chính phủ có thẩm quyền và khu vực tư
nhân....................................................................................................................... 63
3.2.5. Đấu tranh nhằm làm bên thua kiện trong tranh chấp thực hiện các khuyến nghị
và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của Tổ chức thương mại thế giới
(DSB). ................................................................................................................... 64
3.2.6. Nâng cao hiệu quả của các điều khoản đặc biệt và ưu đãi dành cho các nước

đang phát triển trong DSU và các hiệp định WTO có liên quan trong đàm phán có
liên quan ................................................................................................................ 66
3.2.7. Đẩy mạnh tiến trình giải trình MES với các nước đặc biệt là Hoa Kỳ và Liên
minh Châu Âu........................................................................................................ 68
Kết luận chương 3 .................................................................................................. 71
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức
Thương mại thế giới và đã thể hiện được bước tiến quyết định trong nỗ lực tự do
hóa thương mại. Trong bối cảnh tự do hoá và toàn cầu hóa thương mại hiện nay trên
thế giới, bên cạnh việc cam kết mở cửa ở mức độ tương đối áp dụng cho tất cả 164
nước thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, Việt Nam đã ký kết các Hiệp
định Thương mại tự do với các đối tác thương mại bằng các thỏa thuận theo chiều
sâu với các cam kết mạnh mẽ hơn, ở nhiều lĩnh vực hơn, và mức độ tác động của
các FTA đến nền kinh tế cũng lớn và phức tạp hơn.
Theo thống kê của Tổ chức Thương mại thế giới, hiện trên thế giới có
khoảng hơn 400 Hiệp định Thương mại tự do song phương và đa phương có hiệu
lực. Việt Nam đã chính thức tham gia, ký kết và thực hiện sáu (6) hiệp định Thương
mại tự do với tư cách là thành viên ASEAN,[1] năm (5) Hiệp định Thương mại tự do
song phương,[2] một (1) Hiệp định Thương mại tự do đa phương,[3] và đang đàm
phán một số hiệp định Thương mại tự do khác.[4] Có thể nói, việc tích cực hội nhập
kinh tế quốc tế thông qua tham gia ký kết các Hiệp định Thương mại tự do đã mở ra
nhiều cơ hội nhưng cũng đồng thời nảy sinh nhiều thách thức đối với Việt Nam.
Một trong những thác thức đó là các biện pháp phòng vệ thương mại trong đó có

biện pháp chống bán phá giá ngày càng được các nước thành viên Tổ chức Thương
mại thế giới sử dụng triệt để nhằm bảo vệ các doanh nghiệp trong nước. Chính vì
vậy, trong các Hiệp định Thương mại tự do vấn đề về phòng vệ thương mại luôn
được các bên đề cập đến.
Như là kết quả của các Hiệp định Thương mại tự do, các rào cản thuế quan
theo lộ trình dần được dỡ bỏ, dẫn đến lượng hàng hóa nhập khẩu cũng như xuất
khẩu ngày càng gia tăng gây tác động mạnh tới các ngành sản xuất và các doanh
1

AFTA, ASEAN - Ấn Độ, ASEAN – Australia/New Zealand (ACERFTA), ASEAN – Hàn
Quốc (AKFTA), ASEAN – Nhật Bản (AJFTA), ASEAN – Trung Quốc (ACFTA).
2
Việt Nam – Nhật Bản (EPA), Việt Nam – Chile (VCFTA), Việt Nam – Lào, Việt Nam –
Hàn Quốc(VKFTA), Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu (VCUFTA), Việt Nam – EU
(EVFTA).
3
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
4
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định FTA với Khối thương
mại tự do Châu Âu (EFTA), Việt Nam - Isarel, Việt Nam - Cuba, và ASEAN - Hongkong.


2

nghiệp trong nước. Điều này bắt buộc Việt Nam phải tăng cường sử dụng các biện
pháp phòng vệ thương mại trong đó có biện pháp chống bán phá giá như một chiếc
van an toàn, đồng thời Việt Nam cũng phải đối phó mạnh hơn với các biện pháp
phòng vệ thương mại mà các cơ quan điều tra nước ngoài áp dụng đối với hàng hóa
xuất khẩu của Việt Nam để đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà sản
xuất, xuất khẩu, nhập khẩu trong nước.

Trước bối cảnh chung đó, việc sử dụng biện pháp chống bán phá giá đang
ngày càng trở nên phổ biến và là xu hướng chung nhằm chống lại các hành vi cạnh
tranh không lành mạnh của hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào thị trường nội
địa. Pháp luật về Chống bán phá giá, Chống trợ cấp và Tự vệ được Việt Nam ban
hành cách đây 13 năm tuy nhiên vẫn chưa được các doanh nghiệp biết và vận dụng
nhiều. Thực tế, việc hiểu và vận dụng biện pháp chống bán phá nói riêng cũng như
các biện pháp phòng vệ thương mại nói chung chưa được các doanh nghiệp Việt
Nam xem xét như một trong những công cụ pháp lý bảo hộ cho lợi ích cũng như
môi trường kinh doanh của họ. Thực tế cho thấy ngày càng nhiều các doanh nghiệp
Việt Nam phải từ bỏ một số ngành sản xuất kinh doanh truyền thống của mình vì lý
do sản phẩm của họ không đủ sức cạnh tranh trong một nền kinh tế mở cửa. Câu hỏi
đặt ra là liệu có phải sản phẩm của họ đã không còn đủ sức cạnh tranh khi hội nhập
kinh tế quốc tế không hay có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự yếu
thế về cạnh tranh của các sản phẩm được sản xuất trong nước so với hàng nhập
khẩu. Như vậy, việc sử dụng đến các biện pháp phòng vệ thương mại, trong đó có
biện pháp chống bán phá giá cần phải được các doanh nghiệp Việt Nam nhìn nhận
như một biện pháp cứu cánh của họ nhằm ngăn chặn hoặc điều chỉnh lại xu hướng
“ngoại xâm” của hàng nhập khẩu đang chiếm lĩnh thị trường nội địa và “xóa sổ” các
ngành sản xuất truyền thống hoặc mới phát triển trong nước.
Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam lại luôn phải chống chọi với các vụ
kiện chống bán pháp giá đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường
nước ngoài. Tính đến tháng 6 năm 2017, tổng số các vụ điều tra phòng vệ thương
mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam là 110 vụ, trong đó có 68 vụ điều tra
áp dụng biện pháp chống bán phá giá, 09 vụ chống trợ cấp, và 17 vụ tự vệ. Ngoài ra
có tới 16 vụ điều tra chống lẩn tránh thuế.
Do đó, việc nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định của pháp luật về


3


các biện pháp chống bán phá giá, thực tiễn áp dụng các biện pháp này, trên cơ sở đó
rút ra bài học kinh nghiệm đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật, bảo
đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc chiến
nhằm ngăn chặn hoặc điều chỉnh lại xu hướng “ngoại xâm” của hàng nhập khẩu và
“xóa sổ” các ngành sản xuất truyền thống hoặc mới phát triển trong nước là việc
làm có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn hiện nay. Với nhận thức đó
cùng với thực tiễn nghiên cứu, tìm hiểu các vụ kiện mà Việt Nam tham gia, học
viên đã lựa chọn vấn đề "Chống bán phá giá trong các Hiệp định thương mại tự
do mà Việt Nam đã tham gia – Thực tiễn và xu hướng phát triển" làm luận văn
thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Chống bán phá giá tiếp cận dưới góc độ pháp lý là một vấn đề không mới ở
nước ta. Thời gian qua đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này
được công bố; có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau: Sách
chuyên khảo: Pháp luật về chống bán phá giá - Những điều cần biết, Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hà Nội: 2004; Pháp luật chống bán phá giá
hàng nhập khẩu tại Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn của ThS. Nguyễn
Ngọc Sơn, Hà Nội: Tư pháp, 2005; Pháp luật về chống bán phá giá trong thương
mại quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam của TS. Vũ Thị Phương Lan,
Hà Nội: Chính trị quốc gia - Sự thật, 2012; Một số các bài viết: Tình hình áp dụng
biện pháp chống bán phá giá và giải pháp đối với doanh nghiệp Việt Nam của ThS.
Phạm Thuỳ Liên; Bàn về điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá hàng hoá
nhập khẩu vào Việt Nam của ThS. Đoàn Trung Kiên; Những quy định về áp dụng
các biện pháp chống bán phá giá theo pháp luật Việt Nam của NguyễnTú; Chính
sách áp đặt đồng thời các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp lên hàng
nhập khẩu từ các nước có nền kinh tế phi thị trường của Hoa Kỳ và EU: hợp pháp
hay bất hợp pháp trong khuôn khổ WTO của TS. Trần Việt Dũng…. Trên cơ sở kế
thừa những thành quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã được công bố về
biện pháp chống bán phá giá, xem xét dưới góc độ pháp luật, luận văn đi sâu tìm
hiểu, nghiên cứu pháp luật về biện pháp chống bán phá giá trong các Hiệp định

thương mại tự do mà Việt Nam tham gia.


4

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Làm rõ khái niệm về bán phá giá và biện pháp chống bán phá giá, các quy
định của pháp luật về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, cũng như Hiệp
định chống bán phá giá của Tổ chức Thương mại thế giới và thực tiễn giải quyết
tranh chấp liên quan đến chống bán phá giá trong khuôn khổ các Hiệp định thương
mại mà Việt Nam ký kết và tham gia.
Trên cơ sở tìm hiểu về cơ chế giải quyết tranh chấp của các nước trên thế
giới tiêu biểu như Hoa Kỳ, EU, tác giả tổng kết kinh nghiệm của các nước khi tham
gia vào cơ chế này, từ đó đề xuất bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới đến nay, Việt Nam mới chỉ
tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại thế giới với tư
cách nguyên đơn trong 3 vụ việc (DS404 và DS429 liên quan đến việc Hoa Kỳ áp
dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh của
Việt Nam, và DS496 (liên quan đến biện pháp tự vệ của Indonesia đối với sản phẩm
thép cán không hợp kim (tôn lạnh) và với tư cách bên thứ ba trong 27 vụ việc (trong
đó có 10 vụ việc liên quan đến các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ
cấp)[5]. Trong khi đó, trong tương lai, cùng với sự phát triển mạnh mẽ trong giao
thương giữa các nước thành viên, việc nảy sinh tranh chấp giữa các thành viên về
thương mại nói chung và trong lĩnh vực chống bán phá giá, chống trợ cấp nói riêng
sẽ ngày càng cao (cho đến nay Việt Nam đã phải chịu 68 vụ điều tra áp dụng biện
pháp chống bán phá giá, 09 vụ chống trợ cấp, 17 vụ tự vệ, và 16 vụ điều tra chống
lẩn tránh thuế [6]. Chính vì vậy, việc các cơ quan có thẩm quyền có liên quan và
cộng đồng doanh nghiệp của Việt Nam hiểu được các nghĩa vụ, quyền và lợi ích của

mình trong việc giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực chống bán phá giá và chống trợ
cấp là vấn đề rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng để bảo vệ lợi ích kinh tế quốc
gia nói chung và lợi ích của các doanh nghiệp Việt Nam trong quan hệ kinh tế quốc
tế nói riêng.
5

Tham khảo: />6
Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam, Tổng quan tranh chấp phòng vệ thương mại ở
Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ Bài học cho xuất khẩu Việt Nam.


5

Tuy nhiên, cho đến nay, đối với lĩnh vực thương mại quốc tế, các bài viết,
nghiên cứu tại Việt Nam chưa có những nghiên cứu chuyên sâu, cụ thể về biện pháp
chống bán phá giá trong bối cảnh các tự do hóa thương mại phát triển như hiện nay,
đây cũng là một trong những biện pháp phòng vệ thương mại phổ biến nhất của
nhiều nước trên thế giới. Từ đó, có thể rút ra kinh nghiệm của một số quốc gia trên
thế giới để nêu lên xu hướng phát triển cũng như bài học cho Việt Nam.
Do tính chất dễ áp dụng và phổ biến biện pháp Chống bán phá giá nên mục
tiêu của đề tài này sẽ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu sâu vào biện pháp Chống
bán phá giá trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của nhiều Hiệp định thương mại
tự do trên cơ sở khái quát chung với các biện pháp phòng vệ thương mại khác như
Tự vệ và Chống trợ cấp.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục tiêu nghiên cứu
Với đề tài mà tác giả đã lựa chọn, mục tiêu tổng quát của luận văn là hướng
tới việc nhìn nhận đánh giá một cách khách quan và toàn diện hiệu quả của việc áp
dụng biện pháp chống bán phá giá, đối phó với với các vụ điều tra chống bán phá giá
của nước ngoài, và thực tiễn giải quyết tranh chấp theo cơ chế giải quyết tranh chấp

của WTO. Từ bài học kinh nghiệm của các nước khi sử dụng biện pháp chống bán
phá giá và tham gia vào cơ chế giải quyết của Tổ chức Thương mại thế giới, nhận
định xu hướng phát triển và đề xuất bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài bao gồm các vấn đề chủ yếu sau đây:
- Lý giải những vấn đề lý luận chung về biện pháp chống bán phá giá trong
hệ thống pháp luật Việt Nam và trong các Hiệp định thương mại tư do mà Việt Nam
đã tham gia.
- Đánh giá các quy định của pháp luật thông qua việc tìm hiểu, phân tích
thực trạng áp dụng các quy định về việc sử dụng các biện pháp chống bán phá giá
trong các vụ kiện thương mại mà Việt Nam tham gia.
- Đưa ra định hướng và đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện
pháp luật về chống bán phá giá và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật trong
lĩnh vực chống bán phá giá lợi ích của các doanh nghiệp Việt Nam trong quan hệ
kinh tế quốc tế.


6

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục đích nghiên cứu mà đề tài đã đặt ra; trong quá trình nghiên
cứu luận văn đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây:
- Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác
- Lênin;- Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể:
- Phương pháp bình luận, diễn giải, phương pháp lịch sử... được sử dụng
trong Chương 1 khi nghiên cứu tổng quan những vấn đề lý luận pháp luật về chống
bán phá giá.
- Phương pháp so sánh luật học, phương pháp đánh giá v.v... được sử dụng
trong Chương 2 khi tìm hiểu thực trạng áp dụng pháp luật về biện pháp chống bán
phá giá trong giải quyết tranh chấp.

- Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp... được sử dụng ở Chương 3
khi đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về các biện pháp phòng vệ
thương mại nói chung và biện pháp chống bán phá giá nói chung.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn
Ý nghĩa nghĩa khoa học của Luận văn này nhằm phân tích và làm rõ các khái
niệm cơ bản về một trong những biện pháp phòng vệ thương mại phổ biến trên thế
giới, đã được pháp luật Việt Nam quy định bằng hệ thống các văn bản pháp luật
trong nước và phù hợp với hệ thống pháp luật quốc tế. Trên cơ sở đó giúp cho các
doanh nghiệp của Việt Nam, các tổ chức tư vấn thương mại và pháp luật, luật sư
hiểu và nắm chắc các quyền có thể thực hiện nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của
doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường trong nước, đồng thời lường trước những rủi
ro đối với hàng hóa của mình khi xuất khẩu ra nước ngoài để có phương án đề
phòng và hạn chế tối đa khả năng trở thành bên bị kiện cũng như bị áp dụng các
biện pháp áp dụng mức thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt
Nam, gây bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi gia nhập vào thị trường quốc
tế theo các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết và có hiệu lực.
7. Cơ cấu của Luận văn
Luận văn sẽ bao gồm các chương sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về chống bán phá giá và pháp luật về chống bán
phá giá
Chương 2. Thực tiến áp dụng các biện pháp chống bán phá giá của Việt Nam và các


7

ví dụ điển hình
Chương 3: Xu hướng phát triển, bài học kinh nghiệm và đề xuất đối với Việt Nam.


8


Chƣơng 1.
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ VÀ PHÁP
LUẬT VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về chống bán phá giá
1.1.1. Khái niệm bán phá giá
Năm 1923, Jacob Viner, một trong những học giả được viện dẫn nhiều nhất
trong lĩnh vực bán phá giá (BPG) hàng hóa đã đưa ra khái niệm về bán phá giá hàng
hóa như sau: “BPG là việc bán hàng hóa ở những mức giá khác nhau ở các thị
trường quốc gia”. Có thể thấy đây là một định nghĩa khái quát về BPG. Khái niệm
này đã được các nhà chuyên môn kế thừa và bổ sung thêm một số đặc điểm làm cho
nội hàm của khái niệm rõ hơn. Cụ thể: “Trong thương mại quốc tế, bán phá giá
được định nghĩa là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hoá được xuất khẩu sang
thị trường nước khác với mức giá thấp hơn mức giá hàng hoá tương tự trên thị
trường nội địa của nước xuất khẩu”.
Với sự phát triển ngày càng rộng rãi của pháp luật về chống BPG trên thế
giới, khái niệm này cũng dần được mở rộng ra. Khoản 1 Điều VI của GATT 1994
quy định: “Các bên ký kết công nhận rằng BPG, theo đó hàng hóa của một nước
đưa vào thương mại của một nước khác với giá trị thấp hơn giá trị thông thường
của hàng hóa đó, phải lên án nếu như nó gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại lớn
đối với một ngành công nghiệp được thiết lập trên lãnh thổ của một nước hoặc cản
trở nghiêm trọng việc thiết lập một ngành sản xuất nội địa”. Hay tại khoản 2.1 Điều
2 Hiệp định về chống bán phá giá của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm
1994 (ADA 1994) quy định: “Trong phạm vi hiệp định này, một hàng hóa bị coi là
BPG (tức là được đưa vào lưu thông thương mại ở một nước khác với giá thấp hơn
giá trị thông thường của hàng hóa đó) nếu như giá xuất khẩu của hàng hóa được
xuất khẩu từ nước này sang nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của
hàng hóa tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương
mại thông thường”.
Theo khái niệm này, bán phá giá có thể được hiểu là sự phân biệt giá quốc tế

giữa hai thị trường: thị trường nội địa nước xuất khẩu và thị trường nước nhập khẩu.
1.1.2. Khái niệm chống bán phá giá
Chống BPG như một hình thức chế tài trực tiếp chống lại sản phẩm nhập


9

khẩu có BPG. Đây là một biện pháp phòng vệ thương mại dựa trên quyền chủ
quyền quốc gia mà không cần đến nguồn lực tài chính. Tuy nhiên, không phải cứ có
hiện tượng chênh lệch về giá giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa trong nước là
nước nhập khẩu có thể áp đặt thuế chống bán phá giá lên hàng hóa nhập khẩu. Theo
quy định tại Thỏa thuận chống bán phá giá, cần phải áp dụng ít nhất 03 điều kiện áp
dụng biện pháp chống bán phá giá: một là, phải xác định được có sự bán phá giá;
hai là, xác định được ngành công nghiệp nội địa sản xuất ra sản phẩm tương tự đang
phải chịu “thiệt hại vật chất”, ba là, phải có mối liên hệ giữa 02 điều kiện trên. Từ
đó, có thể rút ra khái niệm chống BPG như sau: “Chống BPG là việc của các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền của nước nhập khẩu áp dụng các biện pháp phù hợp
tác động trực tiếp lên sản phẩm nhập khẩu BPG để loại bỏ những thiệt hại mà sản
phẩm nhập khẩu BPG đó gây ra cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự của nước
mình”.
1.1.3. Phân biệt chống bán phá giá với các biện pháp phòng vệ thương mại khác
Chống bán phá giá là một trong ba biện pháp cơ bản của các biện pháp
phòng vệ thương mại quốc tế (bao gồm: chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ)
của mỗi quốc gia và nó được xem như cảnh cửa cần thiết của mỗi quốc gia với mục
đích điều tiết và bảo vệ thị trường sản xuất và thương mại trong nước trước sự thâm
nhập của hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài theo các điều kiện của các hiệp định
thương mại mà quốc gia đó tham gia và có hiệu lực.
Sự khác biệt cơ bản của biện pháp chống bán phá giá là để đối phó với hành
vi bán sản phẩm với giá thấp nhằm chiếm lĩnh thị trường và tiến tới loại bỏ dần các
đối thủ cạnh tranh thì biện pháp chống trợ cấp được áp dụng để loại bỏ tác động tiêu

cực gây ra cho ngành sản xuất hàng hóa trong nước xuất phát từ các chính sách trợ
cấp của chính phủ nước xuất khẩu. Khác với biện pháp chống bán phá giá, chống
trợ cấp, tự vệ thường được nói đến như một công cụ bảo vệ ngành sản xuất hàng
hóa tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp trong nước trong trường hợp khẩn cấp nhằm
hạn chế những tác động không thuận lợi gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất
trong nước do tình trạng gia tăng bất thường của hàng hóa nhập khẩu. Như vậy, tùy
thuộc vào từng tính huống cụ thể, các hiệp hội hoặc nhóm doanh nghiệp sẽ lựa chọn
biện pháp nào là phù hợp để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra và áp
dụng các biện pháp hoặc cơ chế điều tiết cần thiết phù hợp với pháp luật trong nước


10

và các hiệp định thương mại.
Cũng theo quy định của WTO, biện pháp chống trợ cấp là hình thức hỗ trợ
tài chính của Nhà nước hoặc một tổ chức công (trung ương hoặc địa phương) mang
lại lợi ích cho doanh nghiệp/ngành sản xuất. Thuế chống trợ cấp (còn gọi là thuế đối
kháng) là khoản thuế bổ sung (ngoài thuế nhập khẩu thông thường) đánh vào sản
phẩm nước ngoài được trợ cấp nhập khẩu vào nước nhập khẩu.
Biện pháp tự vệ là công cụ khẩn cấp nhằm loại bỏ trước mắt những thiệt hại
do tình trang gia tăng bất thường của hàng hóa nhập khẩu. Hay nói cách khác biện
pháp tự vệ là việc tạm thời hạn chế nhập khẩu đối với hàng hoá khi việc nhập khẩu
chúng tăng nhanh gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản
xuất trong nước. Biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hàng hoá, không áp dụng
đối với dịch vụ, đầu tư hay sở hữu trí tuệ. Biện pháp này có thể được áp dụng dưới
nhiều hình thức khác nhau như thuế tự vệ (tương đối hoặc tuyệt đối), hạn ngạch,
hạn ngạch thuế quan.
Như vậy, tùy thuộc vào từng tính huống cụ thể, các hiệp hội hoặc nhóm
doanh nghiệp sẽ lựa chọn biện pháp nào là phù hợp để yêu cầu cơ quan có thẩm
quyền tiến hành điều tra và áp dụng các biện pháp hoặc cơ chế điều tiết cần thiết

phù hợp với pháp luật trong nước và các hiệp định thương mại. Trong các biên
pháp phòng vệ thương mại, thì chống bán phá giá vẫn được sử dụng một cách phổ
biến nhất so với hai biện pháp còn lại bởi biện pháp chống trợ cấp hoặc tự vệ
thường sẽ gặp phải phản ứng tự vệ theo cách “trả đũa” của các nước bị áp dụng
biện pháp phòng vệ thương mại kiểu này.
1.2. Quy định chung về biện pháp chống bán phá giá
1.2.1. Theo quy định của Tổ chức thương mại thế giới
Trong WTO, bán phá giá được xem là “hành vi cạnh tranh không lành
mạnh” của các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài đối với ngành sản xuất nội địa
nước nhập khẩu. Và các “vụ kiện chống bán phá giá” và tiếp đó là các biện pháp
chống bán phá giá (kết quả của các vụ kiện) là một hình thức để hạn chế hành vi này.
* Nguyên tắc về chống bán phá giá
- Điều VI Hiệp định chung về thuế quan và Thương mại (GATT) (bao
gồm các nguyên tắc chung về vấn đề này);
- Hiệp định về chống bán phá giá (Agreement on Antidumping Practices -


11

ADA) chi tiết hoá Điều VI GATT (các quy tắc, điều kiện, trình tự thủ tục kiện điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá cụ thể). Các nhóm nội dung chính
của Hiệp định chống bán phá giá: Nhóm các quy định về điều kiện áp thuế (cách
thức xác định biên phá giá, thiệt hại, mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá và
thiệt hại, cách thức xác định mức thuế và phương thức áp thuế…); Nhóm các quy
định về thủ tục điều tra (điều kiện nộp đơn kiện, các bước điều tra, thời hạn điều
tra, quyền tố tụng của các bên tham gia vụ kiện, biện pháp tạm thời…)
Mỗi nước lại có quy định riêng về vấn đề chống bán phá giá (xây dựng trên
cơ sở các nguyên tắc chung liên quan của WTO). Các vụ kiện chống bán phá giá và
việc áp thuế chống bán phá giá thực tế ở các nước tuân thủ các quy định nội địa này.
* Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá
Theo quy định của WTO thì việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá

chỉ có thể thực hiện nếu cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu, sau khi đã tiến
hành điều tra chống bán phá giá, ra kết luận khẳng định sự tồn tại đồng thời của
cả 03 điều kiện sau:
- Hàng hoá nhập khẩu bị bán phá giá (với biên độ phá giá không thấp hơn 2%);
- Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng
kể hoặc bị đe doạ thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành
sản xuất trong nước (gọi chung là yếu tố “thiệt hại”);
- Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt
hại nói trên;
* Thiệt hại được xác định theo cách:
Việc xác định “thiệt hại” là một bước không thể thiếu trong một vụ điều tra
chống bán phá giá và chỉ khi kết luận điều tra khẳng định có thiệt hại đáng kể cho
ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu thì nước nhập khẩu mới có thể xem xét việc
áp dụng các biện pháp chống bán phá giá.
- Về hình thức, các thiệt hại này có thể tồn tại dưới 02 dạng: thiệt hại thực tế,
hoặc nguy cơ thiệt hại (nguy cơ rất gần);
- Về mức độ, các thiệt hại này phải ở mức đáng kể;
- Về phương pháp, các thiệt hại thực tế được xem xét trên cơ sở phân tích tất
cả các yếu tố có liên quan đến thực trạng của ngành sản xuất nội địa (ví dụ tỷ lệ và
mức tăng lượng nhập khẩu, thị phần của sản phẩm nhập khẩu, thay đổi về doanh số,


12

sản lượng, năng suất, nhân công…).
Các thành viên WTO có xu hướng ngày càng tăng cường sử dụng cơ chế giải
quyết tranh chấp WTO, một mặt, để đạt được một giải pháp tích cực cho các tranh
chấp cũng như để bảo vệ quyền và lợi ích của mình theo các hiệp định WTO, mặt
khác, việc tham gia này có thể đảm bảo rằng họ hành động phù hợp với nghĩa vụ
của mình theo các hiệp định của WTO.

Theo số liệu của WTO, cho tới năm: 2016, thế giới đã có 479 vụ tranh chấp
nói chung được các nước thành viên đưa ra giải quyết theo cơ chế giải quyết tranh
chấp của WTO, trong đó có 110 vụ tranh chấp về chống bán phá giá và 109 vụ về
chống trợ cấp. Tính từ khi Việt Nam gia nhập WTO (11 tháng 01 năm 2007), đã có
38 vụ kiện về chống bán phá giá và 36 vụ kiện về chống trợ cấp được đưa ra giải
quyết theo cơ chế này.[7]
Việc sử dụng các công cụ chống bán phá giá đã vượt ra ngoài phạm vi một số
nước công nghiệp phát triển và ngày càng được các nước đang phát triển sử dụng
nhiều. Tuy nhiên, sự tham gia của các thành viên đang phát triển vào hệ thống giải
quyết tranh chấp này vẫn còn thấp hơn nhiều so các nước phát triển, chiếm khoảng
25% tổng số các vụ tranh chấp được khởi xướng mỗi năm. Dẫn đầu các nước đang
phát triển tích cực tham gia vào cơ chế này là Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia,
Brazil, Argentina, Thái Lan … Việt Nam tham gia vào hệ thống giải quyết tranh
chấp này với tư cách là nguyên đơn chống lại Hoa Kỳ trong hai vụ, DS404 và
DS429, liên quan đến sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh xuất xứ từ Việt Nam. Các
nước đang phát triển ở châu Phi ít tham gia vào hệ thống giải quyết tranh chấp này
do sự giao thương của các nước này với các thành viên khác của WTO thấp nên
tranh chấp ít xảy ra. [8]
Trong số 159 thành viên WTO, các thành viên tích cực tham gia vào cơ chế
giải quyết tranh chấp này của WTO với tư cách là nguyên đơn và bên thứ ba dẫn
đầu là Hoa Kỳ, EU, Canada, Brazil, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc. Việt Nam tham
gia cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO ở mức độ khiêm tốn với 3 vụ với tư cách
là nguyên đơn và 19 vụ với tư cách là bên thứ ba về phòng vệ thương mại. Trong
7

Giải quyết tranh chấp theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đối với những nước
đang phát triển, Bản tin cạnh tranh và người tiêu dùng số 40/2013, tr 4.
8
George Bermann and PetrosC.Mavroidis Developing Countries in the WTO System
(Cambridge University Press, 2007), tr. 215



13

các nước đang phát triển, Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu trong việc tham gia vào
hệ thống giải quyết tranh chấp này. Biểu đồ dưới đây biểu thị cụ thể hơn về vấn đề
này.[9]
Biểu đồ 1.1: Sự tham gia của các thành viên vào cơ chế giải quyết tranh chấp WTO
trong lĩnh vực chống bán phá giá và chống trợ cấp (1995 – 12/2016)
30
25
20

15
10

AD
CVD

5
0

Nguồn: WTO
1.2.2. Chống bán phá giá theo quy định của Pháp luật của các nước như Hoa
Kỳ, EU và một số nước khác.
1.2.2.1 Quy định của pháp luật Hoa Kỳ
Theo Đạo luật Chống bán phá giá của Hoa Kỳ, các nước sẽ mặc nhiên được
coi là nền kinh tế thị trường trừ khi Hoa Kỳ chính thức coi nước đó có nền kinh tế
phi thị trường. Đối với nước bị coi là nền kinh tế phi thị trường, Hoa Kỳ cho rằng
việc kiểm soát, chi phối của nhà nước trong nền kinh tế sẽ làm cho việc so sánh giá

và tính toán chi phí sản xuất không chính xác. Do vậy, theo quy định tại Section
773(c) Đạo luật Thuế quan 1930, trong điều tra chống bán phá giá đối với các nền
kinh tế phi thị trường, để đánh giá các yếu tố chi phí sản xuất, Bộ Thương mại Hoa

9

Nguồn của Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ thương mại


14

Kỳ (DOC) sẽ tính toán giá trị thông thường thông qua các thông số dữ liệu của nước
thay thế có nền kinh tế thị trường (surrogate country).[10]
DOC sẽ dựa trên mức độ phát triển kinh tế để lựa chọn nước thay thế, cụ thể
là chỉ số GDP đầu người của nước thay thế đó. Các yếu tố về chi phí sản xuất, chi
phí chung, và lợi nhuận sẽ được dựa trên các thông tin số liệu công khai của nước
thay thế (trừ chi phí lao động).[11] Trong trường hợp nước có nền kinh tế phi thị
trường sử dụng đầu vào từ nước có nền kinh tế thị trường khác (theo đồng tiền của
nước có nền kinh tế thị trường), thì Hoa Kỳ sẽ sử dụng giá này cho phần yếu tố đầu
vào còn lại của nền kinh tế phi thị trường. [12]
Để được Hoa Kỳ công nhận là một nước có nền kinh tế thị trường, Chính
phủ nước bị coi là nền kinh tế phi thị trường phải gửi một yêu cầu chính thức trong
đó đề nghị rà soát quy chế kinh tế thị trường của nước đó hoặc chính phủ ủng hộ
doanh nghiệp bị đơn nước mình trong vụ việc điều tra chống bán phá giá riêng biệt
chứng minh nền kinh tế thị trường.[13] Khi nhận được yêu cầu đó, DOC sẽ tiến hành
phân tích sáu tiêu chí quy định tại Section 771(18)(B) của Đạo luật chống bán
phá giá.[14]
Tiêu chí xác định một ngành hoạt động theo cơ chế thị trường

10


Quy định này được pháp điển hóa tại Title 19 CFR §351.408.
Để tính toán chi phí lao động, cơ quan điều tra Hoa Kỳ sẽ sử dụng mức lương dựa trên
hồi quy phản ánh mối quan hệ giữa tiền lương và thu nhập quốc gia của các nước có nền
kinh tế thị trường.
12
Xem 19 CFR 351.408 (c) (1).
13
Phần II, Chương 10 (NME) – Import administration of DOC, Antidumping manual,
2009.
14
Phần 771(18)(B) của Đạo luật quy định rằng DOC phải xem xét các yếu tố sau đây khi
xác định liệu một nước có bị coi là có nền kinh tế phi thị trường hay không:
(1) Mức độ mà đồng tiền của nước ngoài đó có thể được chuyển đổi sang đồng tiền của các
nước khác;
(2) Mức độ mà các mức tiền công lao động được xác định bởi sự thương lượng tự do giữa
người lao động và người sử dụng lao động;
(3) Mức độ mà các liên doanh hoặc các dạng đầu tư khác của các doanh nghiệp từ các
nước khác được phép hoạt động trên lãnh thổ nước sở tại;
(4) Mức độ sở hữu hoặc kiểm soát của chính phủ đối với các phương tiện sản xuất;
(5) Mức độ kiểm soát của chính phủ đối với việc phân bổ các nguồn lực và đối với các
quyết định về giá cả và sản lượng của doanh nghiệp;
(6) Những yếu tố khác mà cơ quan tiến hành điều tra cho rằng phù hợp.
11


15

Theo quy định của Hoa Kỳ, đối với các nền kinh tế phi thị trường, DOC cho
rằng tất cả doanh nghiệp trong nền kinh tế này hoạt động như một thực thể thống

nhất có sự kiểm soát của chính phủ (government-wide entity). Do đó mức thuế
chống bán phá giá cho các doanh nghiệp này là duy nhất (single anti-dumping rate)
và đây được gọi là mức thuế suất toàn quốc (country-wide rate hoặc NME-wide
rate). Thông thường mức thuế suất toàn quốc sẽ dựa trên cơ sở dữ liệu sẵn có bất lợi
(adverse facts available) nếu như một số nhà xuất khẩu trong nền kinh tế phi thị
trường không trả lời bản câu hỏi trong vụ điều tra chống bán phá giá.
Theo quy định của cả WTO và Hoa Kỳ, biên độ phá giá dùng để xác định
mức thuế chống bán phá giá riêng rẽ (separate rate) sẽ tự động áp dụng cho từng
nhà xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, đối với nước có nền kinh tế
phi thị trường thì các nhà xuất khẩu bị điều tra sẽ phải “vượt qua bài kiểm tra mức
thuế riêng rẽ” (pass a separate rate test) nếu muốn đạt được mức thuế riêng rẽ khác
với mức thuế toàn quốc. Để có được mức thuế riêng, các nhà xuất khẩu phải chứng
minh được trên thực tế (de facto) hoặc theo quy định pháp luật (de jure) chính phủ
không kiểm soát các hoạt động xuất khẩu.
Như vậy, theo pháp luật Hoa Kỳ, đối với các nước có nền kinh tế phi thị
trường, có 3 loại mức thuế áp dụng trong các vụ điều tra áp thuế chống bán phá giá,
bao gồm: mức thuế suất cụ thể áp dụng cho từng bị đơn bắt buộc (separate rate);
mức thuế suất chung áp dụng cho các bị đơn tự nguyện tham gia nhưng không phải
là bị đơn bắt buộc (all others rate); và mức thuế suất toàn quốc (country wide rate)
dành cho các doanh nghiệp còn lại.
1.2.2.2. Quy định của Liên minh Châu Âu
Luật chống bán phá giá của EU ra đời năm 1968 và đã được sửa đổi, bổ sung
nhiều lần nhằm đưa ra những quy định mới đối với việc thực hiện Điều VI của Hiệp
định chung về Thuế quan và Mậu dịch 1994 vào luật của EU hiện nay. Pháp luật
chống bán giá của EU có sự phân biệt về các điều khoản áp dụng đối với nước bị
coi là chưa có nền kinh tế thị trường hoặc nước đang trong quá trình chuyển đổi.
Luật sửa đổi bổ sung năm 1996 đã quy định về việc áp dụng các biện pháp
chống bán phá giá chỉ khi nào thỏa mãn 04 điều kiện sau; (i) mặt hàng đó đang bị
bán phá giá; (ii) ngành công nghiệp sản xuất mặt hàng đó đang phải chịu thiệt hại
(các tổn thương vật chất) hoặc đang bị đe dọa; (iii) có mối quan hệ nhân quả giữa



16

hàng nhập khẩu đó và thiệt hại của ngành công nghiệp EU; (iv) việc áp đặt biện
pháp chống bán phá giá vì lợi ích cộng đồng.
Các quy định của hiện có của EU được thay thế bởi Quy chế chống bán phá
giá mới, có hiệu lực từ ngày 01/01/1995, sau đó được cập nhật bởi Quy chế 284/96
có hiệu lực ngày 06/3/1996. Quy chế đồng thời cũng đưa ra giới hạn thời gian chặt
chẽ cho việc hoàn thành điều tra và ra quyết định nhằm bảo đảm rằng các đơn khiếu
kiện được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả.
Khi mặt hàng nào đó được xác định là bán phá giá vào thị trường EU và có
đơn kiện của người sản xuất của Liên minh thì Ủy ban châu Âu sẽ xem xét việc bán
phá giá đó có ảnh hưởng đến lợi ích chung của châu Âu không. Việc xây dựng và
ban hành hiệp định chống bán phá giá năm 1968 đánh dấu một bước phát triển khá
quan trọng của Liên minh châu Âu, tăng cường sự bảo hộ cho khối kinh tế này.
1.2.3. Theo quy định của pháp luật Việt Nam
1.2.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật chống bán phá giá ở Việt
Nam
Hệ thống pháp luật phòng vệ thương mại hiện hành được ban hành từ năm
2002 (Pháp lệnh số 42/2002/PL-UBTVQH10 về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa
nước ngoài vào Việt Nam) đến năm 2004 (Pháp lệnh 20/2004/PL-UBTVQH11 về
Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và Pháp lệnh 22/2004/PLUBTVQH11 về chống trợ cấp đối với hàng hóa).
Xét về bối cảnh kinh tế xã hội, tính đến năm 2002, mặc dù các doanh nghiệp
Việt Nam đã phải chịu thuế phòng vệ thương mại từ 18 vụ điều tra (đều là các vụ
điều tra chống bán phá giá), khái niệm về Chống bán phá giá nói riêng và các biện
pháp phòng vệ thương mại nói chung vẫn còn rất mới mẻ với các doanh nghiệp
cũng như các nhà làm luật của Việt Nam. Trong những vụ việc đầu tiên này, các
doanh nghiệp Việt Nam thậm chí không quan tâm đến các vụ việc này, không tham
gia vào quá trình điều tra. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam thường chịu mức thuế

cao do không hợp tác.
Hệ thống pháp luật về phòng vệ thương mại được xây dựng trong bối cảnh
Việt Nam gấp rút hoàn thiện hệ thống pháp luật để tương thích với các Hiệp định
quốc tế của WTO. Do đó, có thể dễ hình dung ra rằng các quy định về phòng vệ
thương mại của Việt Nam được xây dựng dựa trên cơ sở nội luật hóa các Hiệp định


×