BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
PHẠM QUÝ BẨY
PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI TỈNH YÊN BÁI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
PHẠM QUÝ BẨY
PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI TỈNH YÊN BÁI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số
: 60 38 01 07
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hữu Chí
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi.
Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,
được trích dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn này.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Phạm Quý Bẩy
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1
Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM THẤT
8
NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM THẤT
NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH ILO VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA
TRÊN THẾ GIỚI
1.1. Thất nghiệp - khái niệm, nguyên nhân và sự ảnh hưởng
8
1.2. Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp theo các công ước của ILO
20
và của một số quốc gia trên thế giới
Chương 2:
THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM
29
THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM
2.1. Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
29
2.2. Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp
31
2.3. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp
34
2.4. Hồ sơ, thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp
38
2.5
Mức hưởng, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp và
42
việc chi trả trợ cấp thất nghiệp, tạm dừng, tiếp tục và chấm dứt
hưởng trợ cấp thất nghiệp
Chương 3
THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM
53
THẤT NGHIỆP VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
3.1. Đánh giá kết quả thực hiện pháp luật bảo hiểm thất nghiệp tại
53
tỉnh Yên Bái
3.2. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật bảo hiểm thất
61
nghiệp ở Việt Nam
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
73
DANH MỤC CÁC BIỀU ĐỒ
Số hiệu
Tên biểu đồ
Trang
3.1
Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ năm 2012 - 2016
55
3.2
Số người được hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2012 - 2016
55
3.3
Số người được hỗ trợ học nghề từ năm 2012 - 2016
56
biểu đồ
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong một thời gian dài sau khi giành độc lập thống nhất đất nước,
nước ta xây dựng và duy trì nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao
cấp trên cơ sở nền tảng của chế độ sở hữu tư liệu sản xuất với sự thống trị của
kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Người lao động làm việc trong khu vực
này được tuyển dụng vào biên chế nhà nước, được bao cấp toàn bộ và khái
niệm "thất nghiệp" không tồn tại. Chính vì thế mà số lượng lao động ngày
càng tăng nhưng hiệu quả làm việc thấp, không đáp ứng yêu cầu sản xuất
nhưng Nhà nước vẫn phải chi trả lương, phụ cấp cho số lao động này không
phụ thuộc vào hiệu quả làm việc.
Đến giữa những năm 80 của thế kỷ XX, nước ta chuyển sang nền kinh
tế thị trường. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường và bước vào hội nhập
kinh tế thế giới, bên cạnh những thành tựu đạt được về kinh tế - xã hội, tình
trạng thất nghiệp trở thành một vấn đề xã hội nan giải. Mặt khác, vấn đề thất
nghiệp là một thực tế khách quan tồn tại trong nền kinh tế thị trường nên
không thể nào giải quyết hoặc xóa bỏ hoàn toàn tình trạng thất nghiệp mà
phải chấp nhận và có giải pháp phù hợp. Mặc dù Nhà nước đã có nhiều biện
pháp để hạn chế tình trạng thất nghiệp như đưa lao động Việt Nam đi hợp tác
lao động tại nước ngoài, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc... tuy nhiên đây
cũng chỉ là các biện pháp tình thế, không có tính lâu dài căn cơ. Nhận thức
cần phải có một chính sách để giải quyết hậu quả của tình trạng thất nghiệp và
trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm triển khai chế độ bảo hiểm thất nghiệp của
các nước trên thế giới, ngày 29 tháng 6 năm 2006, tại kỳ họp thứ 10 khóa XI
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Bảo
hiểm xã hội, trong đó quy định chế độ bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực thực
hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2009. Đến nay vấn đề này tiếp tục được quy
2
định trong Luật việc làm năm 2013 với nhiều sự kế thừa và phát triển cả về
chất và lượng của quy phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.
Do là chính sách mới, trên cơ sở tham khảo chính sách thất nghiệp của
các nước trên thế giới và được áp dụng ở Việt Nam mới hơn 15 năm nên đến
thời điểm hiện tại chính sách này vẫn bộc lộ một số hạn chế, bất cập gây khó
khăn trong việc triển khai, tổ chức thực hiện. Mặc dù có một số công trình
nghiên cứu đã chỉ ra những bất cập, hạn chế của chính sách bảo hiểm thất
nghiệp tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá việc thực hiện
chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại Yên Bái. Việc nghiên cứu các vướng mắc,
bất cập và các kiến nghị khi triển khai thực hiện tại địa phương như tỉnh Yên
Bái - nơi tập trung lực lượng lao động khá đông đảo so với các tỉnh vùng Tây
Bắc - sẽ giúp cho các cơ quan xây dựng chính sách an sinh xã hội trong tỉnh
cũng như Trung ương có đánh giá đầy đủ và toàn diện về chế độ bảo hiểm thất
nghiệp để từ đó có sự điều chỉnh pháp luật cho phù hợp với thực tế cuộc sống.
Xuất phát từ các lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: "Pháp luật về bảo
hiểm thất nghiệp và thực tiễn thi hành tại tỉnh Yên Bái" làm đề tài luận văn
thạc sĩ chuyên ngành Luật kinh tế.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa về mặt lý luận lẫn thực
tiễn. Về mặt lý luận: việc nghiên cứu đã chỉ ra những vấn đề chưa phù hợp về
mặt lý luận, từ đó kiến nghị điều chỉnh góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo
hiểm thất nghiệp nói riêng và hệ thống pháp luật an sinh xã hội nói chung. Về
mặt thực tiễn: việc chỉ ra các bất cập và đề xuất các giải pháp thông qua các
kiến nghị nhằm góp phần giải quyết triệt để những vấn đề còn vướng mắc
trong quá trình thực hiện pháp luật bảo hiểm thất nghiệp, đồng thời nhằm bảo
đảm pháp luật được triển khai dễ dàng trong cuộc sống, góp phần bảo đảm an
sinh xã hội, an toàn chính trị và bảo đảm quyền lợi cho người lao động. Ngoài
ra, những vấn đề nghiên cứu trong luận văn cũng có thể dùng làm tài liệu
tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu hoặc giảng dạy.
3
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Thất nghiệp là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học,
nhà nghiên cứu và cũng là vấn đề khó mà bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng
phải giải quyết. Chính vì thế, ngay khi mới thành lập vào tháng 4 năm 1919,
tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã phê chuẩn Công ước thất nghiệp số 2. Tiếp
đến các năm sau, tổ chức này còn phê chuẩn các Công ước: Công ước phòng
chống thất nghiệp số 44, năm 1934; Công ước An sinh xã hội số 102, năm
1952, Công ước xúc tiến, hỗ trợ và bảo vệ phòng chống thất nghiệp số 168,
năm 1991. Những Công ước này là định hướng cho các nước (tham gia phê
chuẩn Công ước) hoạch định chính sách tìm kiếm biện pháp phòng chống thất
nghiệp để bảo vệ người lao động và gia đình họ. Có hai chính sách mà nhiều
nước đã hoạch định và tổ chức thực hiện, đó là: Chính sách bảo hiểm thất
nghiệp và chính sách bảo hiểm xã hội (trong đó, có chế độ trợ cấp thất
nghiệp). Để hoạch định và tổ chức thực hiện được những chính sách này là
hoàn toàn phụ thuộc và điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội của từng nước.
nhưng việc tổ chức thực hiện tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị và xã
hội của từng nước.
Ngoài ra, có một số nhà khoa học đã công bố những công trình nghiên
cứu của mình liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp và trợ cấp thất nghiệp. Điển
hình như: Ở Cộng hòa Liên bang Đức có Schmid, G; Ở Mỹ có Wernev, H và
Wayne Nafziger, E; Ở Anh có David, W và Pearce; Ở Nga có V. Paplốp;...
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu của các tác giả chỉ mới chỉ
tập trung chủ yếu vào phản ánh thực trạng thất nghiệp, nguyên nhân và hậu
quả thất nghiệp trong một giai đoạn nào đó, ở những nước và những khu vực
nào đó trên thế giới. Có một số nghiên cứu đã tiếp cận với bảo hiểm thất
nghiệp và trợ cấp thất nghiệp, song mới chỉ đưa ra những định hướng về đối
tượng tham gia, mức trợ cấp và thời gian trợ cấp thất nghiệp. Do đây là vấn đề
kinh tế - xã hội đặc thù của từng nước, cho nên những nghiên cứu của các tác
4
giả kể trên có ư nghĩa tham khảo rất tốt trong quá t nh xây dựng, tổ chức, thực
hiện pháp luật bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ngay sau khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường,
hiện tượng thất nghiệp đã bắt đầu xuất hiện và tình trạng thất nghiệp có xu
hướng ngày càng gia tăng, kể cả ở khu vực nông thôn và thành thị. Chính vì
vậy, vấn đề bảo hiểm thất nghiệp và trợ cấp thất nghiệp đã bắt đầu nhận được
nhiều sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và nhiều nhà quản lý.
Năm 1993, trong cuốn "Một số vấn đề về chính sách bảo hiểm xã hội
ở nước ta hiện nay", do Nhà xuất bản lao động phát hành, tác giả Nguyễn Văn
Phần đã có một bài viết với tiêu đề: "Một số ý kiến về trợ cấp thất nghiệp và
trợ cấp hưu trí". Nội dung bài viết đề cập đến khái niệm về trợ cấp thất
nghiệp và sự cần thiết phải có trợ cấp thất nghiệp cho người lao động trong cơ
chế thị trường.
Năm 2000, TS. Nguyễn Văn Định và các cộng sự của bộ môn Kinh tế
Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thực hiện một đề tài khoa học
cấp Bộ, mã số B2000-38-62: "Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam trong
điều kiện kinh tế thị trường". Tuy nhiên, do thời gian và kinh phí có hạn và
khi đó Luật bảo hiểm xã hội chưa ra đời cho nên nội dung của đề tài này mới
chỉ dừng lại ở một số nội dung chủ yếu mang tính định tính như: Sự cần thiết
khách quan phải triển khai bảo hiểm thất nghiệp, phân tích thực trạng thất
nghiệp và nêu lên một số quan điểm chung khi tổ chức triển khai bảo hiểm
thất nghiệp ở nước ta.
Năm 2001, trong cuốn sách "Bảo hiểm xã hội - những điều cần biết",
do Nhà xuất bản thống kê phát hành, PGS.TS Nguyễn Văn Kỷ đã có một bài
viết: "Luật bảo hiểm xã hội và vấn đề bảo hiểm thất nghiệp". Nội dung bài
viết tập trung vào một khía cạnh nhỏ là: Khi xây dựng Luật bảo hiểm xã hội ở
nước ta có nên hay không nên đề cập đến vấn đề bảo hiểm thất nghiệp.
5
Năm 2003, tại buổi hội thảo khoa học "Hoàn thiện chính sách tài
chính đảm bảo an ninh xã hội", do Bộ Tài chính tổ chức, TS. Đặng Anh Duệ
đã có bài báo tham luận: "Để xây dựng và thực hiện chế độ bảo hiểm thất
nghiệp ở Việt Nam". Bài báo này tập trung nêu lên sự cần thiết phải có chế độ
bảo hiểm thất nghiệp trong hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam
và điều kiện về mặt tài chính để xây dựng và thực hiện chế độ này.
Năm 2004, TS. Nguyễn Huy Ban và các cộng sự Bảo hiểm xã hội Việt
Nam đã thực hiện một chuyên đề khoa học: "Nghiên cứu những nội dung cơ
bản của bảo hiểm thất nghiệp hiện đại - vấn đề lựa chọn hình thức trợ cấp
thất nghiệp ở Việt Nam". Trong chuyên đề này, một số nội dung của bảo hiểm
thất nghiệp đã bước đầu được đề cập, một số quan điểm khi lựa chọn hình
thức trợ cấp thất nghiệp ở nước ta đã được đưa ra. Song, việc phân biệt giữa
bảo hiểm thất nghiệp và trợ cấp thất nghiệp chưa được nghiên cứu, vấn đề tổ
chức bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta chưa được làm rõ.
Ngoài ra có các công trình: Nguyễn Thị Mộng Trầm (2010), "Pháp
luật về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, vấn đề lý luận và thực tiễn áp
dụng", Luận văn cao học, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; Huỳnh Thị
Lệ Kha (2014), "Bảo hiểm thất nghiệp theo pháp luật Việt Nam", Luận văn
thạc sĩ luật học, Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh; Lữ Bỉnh Huy (2016) "Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thực tiễn
thi hành tại Thành phố Hồ Chí Minh", Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Luật
Hà Nội… là những nguồn tài liệu tham khảo rất có ý nghĩa với học viên khi
thực hiện đề tài.
Tỉnh Yên Bái là một trong những địa phương có số lượng người lao
động và số lượng người hưởng trợ cấp thất nghiệp không nhiều nhưng quá
trình triển khai quy định pháp luật bảo hiểm thất nghiệp đã phát sinh nhiều
vấn đề bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện. Nhưng đến nay chưa có một
công trình khoa học nào trong nước nghiên cứu việc thực hiện pháp luật bảo
hiểm thất nghiệp tại tỉnh Yên Bái.
6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những quy định về pháp luật
bảo hiểm thất nghiệp của Việt Nam và tình hình thực hiện các quy định này từ
thực tiễn tỉnh Yên Bái.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những nội dung chính của pháp luật bảo
hiểm thất nghiệp như: đối tượng tham gia, điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp,
mức hưởng, hồ sơ thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp, các chế độ của bảo hiểm
thất nghiệp, trách nhiệm của cơ quan Bảo hiểm xã hội, Sở Lao động Thương binh
xã hội, Trung tâm giới thiệu việc làm trong việc tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và tổ
chức chi trả trợ cấp thất nghiệp. (Các vấn đề khác liên quan đến tổ chức dạy
nghề, tổ chức giới thiệu việc làm, về quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp... không
đề cập sâu trong luận văn này vì đó là vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước).
Phạm vi nghiên cứu: chỉ giới hạn tại tỉnh Yên Bái.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp kết hợp giữa nghiên cứu và thực tiễn,
phương pháp phân tích và tổng hợp. Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp
khác như: so sánh, thống kê…
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
- Luận văn làm sâu sắc thêm những vấn đề có tính lý luận, nhận thức
chung về bảo hiểm thất nghiệp;
- Luận văn đánh giá hiện trạng các quy phạm pháp luật (quy định và
thực hiện) về bảo hiểm thất nghiệp từ đó rút ra những đánh giá có tính học
thuật về hệ thống pháp luật bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta hiện này.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn góp phần hoàn thiện pháp luật bảo hiểm thất nghiệp thông
qua việc nghiên cứu thực tiễn tại địa bàn cụ thể;
7
- Luận văn cung cấp thông tin, tài liệu tham khảo trong việc nghiên
cứu, giảng dạy pháp luật an sinh xã hội nói chung, pháp luật bảo hiểm thất
nghiệp nói riêng.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo hiểm thất nghiệp và pháp luật
bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của ILO và một số quốc gia trên thế giới.
Chương 2: Thực trạng quy định pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ở
Việt Nam.
Chương 3: Thực tiễn thi hành pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và
một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.
8
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP VÀ
PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH ILO
VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
1.1. Thất nghiệp - khái niệm, nguyên nhân và sự ảnh hưởng
1.1.1. Khái niệm thất nghiệp
Thất nghiệp được coi là hiện tượng tất yếu của nền kinh tế thị trường.
Tuy nhiên do ảnh hưởng của ý thức hệ và nhận thức xã hội nên vấn đề thất
nghiệp, đặc biệt là nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp được các nhà kinh tế lý
giải rất khác nhau. Người đầu tiên nghiên cứu về thất nghiệp là Uyliam Petty.
Do ảnh hưởng của chủ nghĩa trọng thương nên Uyliam Petty cho rằng
để giảm bớt tình trạng thất nghiệp thì phải đẩy mạnh xuất khẩu ra bên ngoài
để thu hút lực lượng dân cư thừa trong xã hội (đây cũng là một trong những
nguyên nhân để các nước tư bản mở rộng thuộc địa). Tuy nhiên, Adam Smith
mới là người nghiên cứu một cách có hệ thống về việc làm và thất nghiệp, đã
phân tích các nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp. Cùng với Ricardo, Adam
Smith khẳng định rằng nạn nhân khẩu thừa (tức thất nghiệp) là không thể
tránh khỏi trong nền kinh tế thị trường. Adam Smith cho rằng do việc sử dụng
máy móc đã gạt bớt công nhân ra khỏi quá trình sản xuất. Đồng thời sự biến
động của sản xuất làm cho công việc của người lao động trở nên bấp bênh, dễ
bị thất nghiệp. Ngoài ra do sự tích tụ tư bản trong quá trình phát triển của
chủ nghĩa tư bản nên những người sản xuất nhỏ dễ bị phá sản làm tăng đội
quân thất nghiệp. A. Smith còn cho rằng sự can thiệp quá mức của Nhà nước
làm cản trở việc di chuyển của người lao động giữa các ngành trong thị
trường lao động làm ảnh hưởng đến việc giải quyết việc làm, tăng thêm tình
trạng thất nghiệp1.
1. Mạc Văn Tiến (2010), Mối quan hệ giữa thất nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp và an sinh xã hội ở
Việt Nam, Tạp chí bảo hiểm xã hội, tập 2 (số 9B), tr. 29-31
9
Sau Adam Smith và Ricardo,John Maynard Keynes - nhà kinh tế học
người Anh - được xem là người nghiên cứu khá thành công về thất nghiệp.
Ông thừa nhận vấn đề thất nghiệp không phải là hiện tượng độc lập của nền
kinh tế mà đó là kết quả của các quy luật nhất định để đạt được sự cân bằng
của hệ thống kinh tế. Theo ông, nạn thất nghiệp tồn tại dưới dạng "bắt buộc",
là trạng thái mà trong đó "tổng cung về lao động của những người lao động
muốn làm việc với tiền lương danh nghĩa tại một thời điểm lớn hơn khối
lượng việc làm hiện có"2 và để giảm nạn thất nghiệp thì cần phải tạo ra nhiều
chỗ làm mới thông qua việc đầu tư cho sản xuất. Như vậy, theo ông thất
nghiệp là sự mất cân đối giữa tổng cung về lao động và tổng cầu về lao động
tại một thời điểm. Quan niệm này đã lột tả bản chất của thất nghiệp tuy nhiên
quan điểm mà ông đưa ra còn hạn chế là chưa phân biệt được người không có
việc làm và người mất việc là tự nguyện. Lý thuyết của Keynes mặc dù còn
nhiều phiến diện và hạn chế của lịch sử nhưng những luận điểm mà ông đưa
ra vẫn còn có ý nghĩa cho đến ngày nay3.
Khi nền kinh tế thị trường phát triển đến mức cao, tình trạng thất
nghiệp gia tăng thì các lý thuyết về việc làm và thất nghiệp của Keynes và các
nhà kinh tế học trước đó đã trở nên lạc hậu và không thể lý giải được. Nhiều
nhà kinh tế học hiện đại đã đưa ra những lý thuyết mới về thất nghiệp và một
trong số đó là Paul Anthony Samuelson - nhà kinh tế học người Mỹ.
Samuelson là người sáng lập trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp, kết hợp
kinh tế học vĩ mô cổ điển với kinh tế học Keynes. Ông cho rằng: Thất nghiệp
là một vấn đề trung tâm trong các xã hội hiện đại. Đó là hiện tượng người có
năng lực lao động không có cơ hội tham gia lao động xã hội, bị tách khỏi tư
liệu sản xuất. Tỷ lệ thất nghiệp cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào khả năng
giải quyết việc làm của Chính phủ và sự đấu tranh của giới thợ đối với giới chủ.
Theo Từ điển kinh tế học hiện đại, thất nghiệp là tình trạng "người lao động
2. John Maynand Keynes (1994), Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ, NXB Giáo
Dục, Hà Nội, tr.53.
3. Mạc Tiến Anh (2000), Thất nghiệp và giải pháp, Tạp chí Bảo hiểm xã hội tập 1(số 2), tr.8-9
10
không có việc làm, bao gồm cả những người đang trong giai đoạn tìm việc
làm mới hoặc những người không thể tìm được việc làm với đồng lương thực
tế hiện hành"4.
Tại Điều 20, Công ước C102 về quy phạm tối thiểu về an toàn xã hội
của ILO (có hiệu lực ngày 27/4/1952) đã đưa ra định nghĩa về thất nghiệp như
sau: "Thất nghiệp là sự ngừng thu nhập do người lao động không có khả năng
tìm được việc làm thích hợp trong trường hợp người đó có khả năng làm việc
và sẵn sàng làm việc". Tiếp theo đó, tại Công ước C168 về xúc tiến, hỗ trợ và
bảo vệ phòng chống thất nghiệp (năm 1988) đã bổ sung thêm định nghĩa thất
nghiệp một tiêu chí nữa là "tích cực tìm kiếm việc làm".
Tại Hội nghị quốc tế lao động lần thứ 13 tại Geneva năm 1983 về
thống kê dân số, hoạt động kinh tế, việc làm, thất nghiệp và thiếu việc làm,
ILO đã cụ thể hóa khái niệm về thất nghiệp như sau: "Thất nghiệp là tình
trạng mà trong đó toàn bộ số người trong độ tuổi lao động theo quy định (a)
không có việc làm, (b) có khả năng làm việc, (c) đang đi tìm việc làm".
Ở Việt Nam, cùng với việc tham gia nền kinh tế thị trường, hội nhập
kinh tế quốc tế, một số nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra khái niệm thất nghiệp.
Theo Phạm Quý Thọ: "Thất nghiệp là một trạng thái trong đó người lao động
trong độ tuổi lao động, có khả năng và nhu cầu lao động mà không có việc làm"5.
1.1.2. Khái niệm người thất nghiệp
Trên cơ sở những quan điểm về thất nghiệp nêu trên, văn phòng lao
động quốc tế (BIT) cho rằng: "Người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao
động, có khả năng lao động, có khả năng lao động nhưng không có việc làm.
Họ có thể là người chưa có việc làm, hoặc đã có việc làm nhưng đã thôi việc
và đang cần tìm việc làm để có tiền công"6.
4. David W.Pearce (1999), Từ điển kinh tế học hiện đại, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.1503.
5. Phạm Quý Thọ (2003), Thị trường lao động Việt Nam - Thực trạng và các giải pháp phát triển,
Nxb Lao động và Xã hội, Hà Nội, tr. 28.
6. Tài liệu nghiên cứu của văn phòng ban dự thảo Bộ luật Lao động (1993), Một số tài liệu pháp
luật lao động nước ngoài, Hà Nội, tr.10-11.
11
Quan niệm về người thất nghiệp ở các quốc gia khác nhau cũng khác
nhau. Chẳng hạn:
Cộng hòa Pháp quan niệm: "Người thất nghiệp là người có đủ điều
kiện làm việc nhưng không có việc làm và đang tìm việc" hay ở Nhật Bản
người ta lại cho rằng: "Người thất nghiệp là người hiện đang có khả năng làm
việc nhưng không có việc làm và đang tích cực đi tìm việc làm hoặc đang chờ
kết quả xin việc làm" 7.
Trung Quốc thì cho rằng người thất nghiệp là: "Người trong độ tuổi
lao động, có sức lao động, mong muốn có việc làm nhưng không có việc, bao
gồm hai bộ phận: một là lao động ở tuổi mới lớn, hai là sau khi đi làm bị mất
việc phải đi tìm việc làm. Bộ phận thứ hai là đối tượng bảo hiểm của bảo
hiểm thất nghiệp"8.
Luật bảo hiểm thất nghiệp của Cộng hòa liên bang Đức năm 1969 lại
quy định: "Người thất nghiệp là người lao động tạm thời không có quan hệ
lao động hoặc chỉ thực hiện công việc ngắn hạn"9.
Luật về việc làm và thất nghiệp của Ba Lan quy định: "Người thất nghiệp
là người có khả năng làm việc nhưng bị mất việc làm và không đi học ở các trường,
được cơ quan việc làm ở cấp huyện đăng ký vào sổ dành cho người đang sống
trong vùng và kèm theo các điều kiện khác về độ tuổi và tình hình tài sản"10.
Dù chưa cùng chung quan điểm về người thất nghiệp nhưng đa số các
quốc gia đều cho rằng một người được xem là thất nghiệp khi có ít nhất
những tiêu chí sau:
Có khả năng lao động.
Không có việc.
7. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (1997),Báo cáo kết quả nghiên cứu dự án mô hình chính
sách để thực hiện bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, Hà Nội, tr.23-24.
8. Nguyễn Hoài Liên (2010), bảo hiểm thất nghiệp tại Trung Quốc, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, tháng
6/2010 (1), tr.37.
9. Nguyễn Vinh Quang (2010), bảo hiểm thất nghiệp tại Đức, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, tháng
8/2010 (1), tr.29.
10. Ba Lan (1991), Luật về việc làm và thất nghiệp, tr. 2.
12
Đang tích cực tìm kiếm việc làm.
Ngoài ra, tùy theo quan điểm riêng của mình, các quốc gia khác nhau
có thể thêm các tiêu chí khác để được xem là người thất nghiệp như:
Đã đăng ký tìm việc làm ở cơ quan lao động.
Không có nguồn thu nhập dưới dạng tiền hưu hay các nguồn thu nhập
khác do người sử dụng lao động trả.
Giới hạn về độ tuổi.
Sẵn sàng làm việc theo sự giới thiệu của cơ quan lao động dưới mọi
hình thức (việc làm công cộng, làm tạm thời, việc làm phù hợp hoặc không
phù hợp với chuyên môn đào tạo).
Do đặc điểm xã hội và chính sách kinh tế của từng quốc gia, khái
niệm "người thất nghiệp" có thể mở rộng hoặc thu hẹp. Ngay cả trong một
quốc gia, ở các thời điểm khác nhau tùy thuộc sự phát triển kinh tế xã hội
cũng có thể đưa ra các khái niệm rộng hẹp về người thất nghiệp. Ví dụ, ở Anh
trong vòng 20 năm khái niệm người thất nghiệp được thay đổi đến 32 lần11.
Trong quá trình nghiên cứu mô hình thất nghiệp của các nước trên thế
giới để tiến tới xây dựng chính sách về bảo hiểm thất nghiệp tại Việt Nam, đa
số các ý kiến đều cho rằng: "Người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao
động, có khả năng lao động, trong khoảng thời gian xác định không có việc
làm, đang tìm việc làm, đã đăng ký thất nghiệp theo quy định" 12. Tại khoản 4
Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 định nghĩa: "Người thất nghiệp là người
đang đóng bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng
lao động, hợp đồng làm việc nhưng chưa tìm được việc làm"13.
Ngoài ra, cũng cần phân biệt giữa người không làm việc với người
thất nghiệp. Theo Đỗ Năng Khánh: "khái niệm "người không có việc làm"
rộng hơn khái niệm "người thất nghiệp". Trong số người không làm việc bao
11. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Báo cáo kết quả khảo sát về quản lý lao động hiện đại tại
Anh từ ngày 13-22/11/2001.
12. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Báo cáo kết quả nghiên cứu: Dự án mô hình chính sách
để thực hiện bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, Hà Nội, 10/1997.
13. Hiện đã hết hiệu lực
13
gồm cả những người có khả năng lao động, trong độ tuổi lao động nhưng lại
không có nhu cầu tìm việc làm"14.
1.1.3. Nguyên nhân thất nghiệp
Khi tham gia vào nền kinh tế thị trường, có nhiều nguyên nhân gây ra
tình trạng thất nghiệp, có thể nêu ra một số nguyên nhân chính:
- Do sự điều tiết của thị trường: Chu kỳ kinh doanh có thể mở rộng
hoặc thu hẹp. Khi thị trường mở rộng sẽ thu hút nhiều lao động, khi thị trường
thu hẹp làm dư thừa lao động dẫn đến tổng cung - cầu thị trường lao động mất
cân đối dẫn đến tình trạng thừa lao động.
- Do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật: Một trong những thành tựu của
khoa học kỹ thuật là tạo ra máy móc, thay thế sức lao động của con người làm
cho năng suất lao động tăng thêm. Tuy nhiên, chính sự ra đời của máy móc
làm cho nhiều người không có việc làm.
- Sự gia tăng dân số, nguồn lao động cùng với sự hội nhập kinh tế
quốc tế: Chủ yếu diễn ra ở các nước đang phát triển. Với dân số đông, nguồn
lao động dồi dào. Do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế làm phát sinh sự cạnh
tranh gay gắt, để tồn tại các quốc gia này phải sắp xếp, cơ cấu lại doanh
nghiệp theo hướng đầu tư máy móc, cải tiến công nghệ, sử dụng lao động có
trình độ tay nghề cao… nhằm nâng cao sức cạnh tranh. Các doanh nghiệp
không đủ sức cạnh tranh phải giải thể, phá sản, sát nhập… Đây chính là
những nguyên nhân này làm dư thừa lao động.
- Do tính chất mùa vụ của sản xuất: Đặc biệt là sản xuất nông nghiệp
làm cho người lao động làm việc trong lĩnh vực này không có việc làm
thường xuyên nên bị thất nghiệp (gọi là thất nghiệp mùa vụ).
- Do người lao động thay đổi công việc hoặc địa điểm làm việc:trong
thời gian chưa tìm được việc làm mới do chuyển việc hoặc thay đổi địa điểm
làm việc họ trở thành người thất nghiệp.
14. Đỗ Năng Khánh (2000), Luận văn thạc sĩ "Thất nghiệp và việc xây dựng chế độ bảo hiểm thất
nghiệp trong nền kinh tế thị trường Việt Nam", Hà Nội, tr. 29.
14
1.1.4. Ảnh hưởng của thất nghiệp
1.1.4.1 Về mặt kinh tế
Đối với quốc gia
Khi xảy ra tình trạng thất nghiệp đồng nghĩa với việc một lực lượng
lớn lao động của xã hội không tham gia vào quá trình sản xuất làm giảm sản
phẩm và dịch vụ của đất nước, từ đó ảnh hưởng đến tổng sản phẩm quốc nội
(GDP). Bên cạnh đó, tình trạng thất nghiệp cũng sẽ tác động làm cho nhu cầu
xã hội giảm đi, hàng hóa và dịch vụ sẽ dư thừa do thiếu người tiêu dùng.
Theo nghiên cứu của William Phillips (người Anh), giữa thất nghiệp và
lạm phát có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau. Theo ông, thất nghiệp hạ thấp
hơn mức giới hạn tự nhiên, để nhiều người có việc làm, thì lạm phát có xu hướng
tăng lên dẫn đến mức lương thực của người dân giảm xuống. Ngược lại, khi thất
nghiệp tăng hơn mức tự nhiên (trong một chừng mực nhất định) tiền lương thực
tế của người lao động có xu hướng tăng lên do lạm phát có xu hướng giảm15.
Như vậy, về mặt kinh tế đối với quốc gia, thất nghiệp là một sự lãng
phí nguồn lực xã hội, là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho nền
kinh tế bị đình đốn, chậm phát triển16. Các khoản chi cho thất nghiệp của các
nước hàng năm rất lớn, chẳng hạn như Thụy Điển chi trung bình cho một
người thất nghiệp một năm là 35.570 USD; Đan Mạch là 26.693 USD; Đức:
23.063 USD; Pháp 12.153 USD… Ở các nước này ngân sách dành cho
chương trình thị trường lao động thường từ 2-6% GDP17.
Đối với người thất nghiệp
Khi người lao động bị thất nghiệp, cũng có nghĩa là họ bị mất đi
nguồn thu nhập thường xuyên và chủ yếu để nuôi sống cho bản thân họ và
chính gia đình họ. Tình trạng thất nghiệp nếu kéo dài làm cho họ không còn
15. Mạc Văn Tiến (2010), Mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, tập
20 (số 1), Hà Nội, tr34.
16. Đinh Đăng Định (2004), Một số vấn đề về lao động, việc làm và đời sống người lao động ở Việt
Nam hiện nay, NXB Lao động, Hà Nội, tr.35.
17. Nguyễn Bá Ngọc (1999), Hậu quả kinh tế-xã hội của thất nghiệp, Nxb Lao động và xã hội, Hà
Nội, tr.38.
15
khả năng chi trả đối với các khoản chi phí hàng ngày, thậm chí không còn khả
năng chi trả cho những nhu cầu tối thiểu của bản thân.
Thất nghiệp còn ảnh hưởng đến tinh thần của người lao động, làm cho
họ hoang mang, buồn chán thất vọng và tinh thần luôn bị căng thẳng. Nhiều
người thất nghiệp đã phải tự kết thúc cuộc đời mình vì không thể chịu đựng
sự túng quẫn hoặc sa vào các tệ nạn xã hội.
1.1.4.2. Về mặt xã hội
Đối với đời sống tâm lý của người lao động
Thất nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến đời sống vật chất mà còn ảnh
hưởng đến đời sống tâm lý của người lao động.
Đối với xã hội, khi mất việc người lao động cảm thấy mất nhiều thứ
chứ không đơn thuần mất đi một công việc. Họ cảm thấy sự căng thẳng về tài
chính, sự bối rối, lo lắng, lòng tự trọng bị tổn thương. Khi tình trạng thất
nghiệp kéo dài làm cho người lao động dễ mất khả năng định hướng nghề
nghiệp, sự tự tin và say mê nghề nghiệp.
Đối với gia đình, họ cảm thấy tự ti, mặc cảm, dễ bị phật lòng hơn, dễ
gây hấn hơn, cảm thấy mình là người thất bại và khiến mọi người trong gia
đình thất vọng về mình. Nếu như phụ nữ là người thất nghiệp thì họ có thể dễ
chấp nhận hơn vì họ có thể dành thời gian chăm sóc con cái, chăm lo công
việc nhà, lo việc nội trợ… và dễ được chồng, gia đình và xã hội chấp nhận.
Tuy nhiên, nếu người thất nghiệp là nam giới thì họ cảm thấy không thể chấp
nhận được vì họ coi mình là trụ cột chính trong gia đình mang lại thu nhập
chính để lo cho bản thân và gia đình. Cảm giác mất "-cân bằng quyền lực"khiến họ rơi vào tình trạng trầm cảm, buồn phiền, nghiện ngập hoặc đôi khi
dẫn đến tự sát.
Đối với trật tự xã hội
Thất nghiệp là một trong những nguyên nhân làm tăng nhanh các loại
tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma túy, mại dâm... và làm tăng tỷ lệ phạm pháp hình
sự với các hành vi như lừa đảo, trộm cắp, giết người cướp của... Khi thất nghiệp,
16
người lao động có thể dễ dàng chấp nhận làm những công việc mà điều kiện làm
việc không đảm bảo (đi làm xa nhà hơn, điều kiện làm việc nguy hiểm hơn…)
với thu nhập thấp hơn so với trước kia. Tuy nhiên, không phải người thất nghiệp
nào cũng chấp nhận làm việc với những điều kiện làm việc như thế hoặc giả sử
nếu họ có chấp nhận thì những công việc như thế cũng không thể dễ tìm
được. Chính vì những khó khăn trên đã đẩy họ vào con đường phạm pháp vì
nó giúp họ nhanh chóng có khoản thu nhập lớn mà không tốn nhiều thời gian
và giúp giải quyết nhanh các nhu cầu bản thân mà họ mong muốn lâu nay.
1.1.4.3. Về mặt chính trị
Thất nghiệp là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự bất ổn
về chính trị của mỗi quốc gia. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, khi tỷ lệ thất
nghiệp gia tăng thì làm phát sinh nhiều cuộc biểu tình đòi Chính phủ phải có
giải pháp để tạo nhiều chỗ làm hơn cho người dân, phải tăng thêm trợ cấp xã
hội, phải giảm giá các mặt hàng thiết yếu… Sự ủng hộ của người dân nói
chung và người lao động bị thất nghiệp nói riêng đối với chính phủ cũng bị
suy giảm từ đó có thể gây ra những xáo trộn về xã hội, dẫn đến bạo động
chính trị thậm chí lật đổ chính phủ cầm quyền.
1.1.4.4. Khái niệm Bảo hiểm thất nghiệp
Cả về lý luận và thực tiễn đều đã chứng minh rằng thất nghiệp là điều
không thể tránh khỏi của bất kỳ quốc gia nào trong nền kinh tế thị trường.
Ngay cả khi lao động được toàn dụng nhất thì vẫn có một bộ phận trong lực
lượng lao động không tìm được việc làm18. Khắc phục và giải quyết tình trạng
thất nghiệp là vấn đề nan giải bởi nó là hiện tượng tất yếu khách quan tồn tại
trong nền kinh tế thị trường và không thể loại trừ nó được. Để giải quyết tình
trạng thất nghiệp, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế mỗi nước mà có những biện
pháp giải quyết khác nhau. Các biện pháp giải quyết thường được các quốc
gia áp dụng là:
18. Mạc Văn Tiến (2010), Mối quan hệ giữa bảo hiểm thất nghiệp và an sinh xã hội, Tạp chí Bảo
hiểm xã hội, tập 1 (số 10A), tr.27-29
17
- Chính sách dân số;
- Chính sách hạn chế di cư từ nông thôn ra thành thị;
- Áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ thích hợp;
- Giảm tuổi nghỉ hưu;
- Tăng đầu tư cho nền kinh tế;
- Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc;
- Bảo hiểm thất nghiệp;
Trong số các giải pháp nêu trên thì nhiều quốc gia trên thế giới chọn
giải pháp xây dựng và thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp làm giải pháp
chiến lược và lâu dài. Ở Anh từ năm 1919, Mỹ từ năm 1935, Italia từ năm
1937, Pháp từ năm 1958, Trung Quốc từ năm 1986...
Theo công ước C102 của ILO, bảo hiểm thất nghiệp là một trong chín
nhánh của bảo hiểm xã hội. Việc chi trả trợ cấp thất nghiệp nhằm hỗ trợ một
phần thu nhập cho người lao động bị mất việc và giúp cho họ có điều kiện học
nghề, tạo cơ hội tiếp tục tham gia thị trường lao động. Cùng với các chế độ
bảo hiểm xã hội khác, chế độ bảo hiểm thất nghiệp góp phần hoàn thiện và
nâng cao khả năng bảo vệ người lao động của hệ thống pháp luật về bảo hiểm
xã hội.
Dưới góc độ pháp lý, có thể hiểu bảo hiểm thất nghiệp là tổng hợp
những quy định của Nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội hình
thành trong lĩnh vực đảm bảo điều kiện vật chất cho người lao động đang có
việc làm mà bị mất việc làm vì lý do khách quan, cũng như trong lĩnh vực
giúp người thất nghiệp trở lại với thị trường lao động19.
1.1.4.5. Bản chất bảo hiểm thất nghiệp
Bản chất kinh tế
Các quốc gia khi xây dựng chính sách bảo hiểm thất nghiệp không
nhằm mục đích kinh doanh hoặc lợi nhuận, nhưng bản chất kinh tế của bảo
19. Lê Thị Hoài Thu (2008), Pháp luật bảo hiểm thất nghiệp trong nền kinh tế thị trường Việt Nam,
NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr.66.
18
hiểm thất nghiệp vẫn thể hiện qua chức năng phân phối lại thu nhập giữa
những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp thông qua việc hình thành quỹ
tiền tệ chung. Những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp đóng góp vào quỹ
bảo hiểm thất nghiệp theo tỷ lệ nhất định, nếu gặp rủi ro dẫn đến mất việc
làm, ảnh hưởng đến thu nhập thì quỹ bảo hiểm thất nghiệp sẽ chi trả các
khoản trợ cấp cho họ và các khoản trợ cấp này có thể bù đắp một phần thu
nhập giảm sút hoặc mất đi, giúp người lao động vượt qua khó khăn.
Bản chất xã hội
Bảo hiểm thất nghiệp được hình thành trên cơ sở đóng góp của người
lao động trong xã hội theo nguyên tắc số đông bù số ít, có sự chia sẻ rủi ro và
nhằm mục đích bảo đảm an toàn xã hội. Khi một cá nhân có tham gia đóng
góp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp mà gặp rủi ro thì số đông những người còn
lại dùng tiền đã đóng góp của mình (tức là quỹ bảo hiểm thất nghiệp) để hỗ
trợ cho cá nhân đó và khi đến lượt mình gặp rủi ro thì chính họ cũng được các
thành viên còn lại trong xã hội tham gia giúp đỡ theo nguyên tắc và cách thức
tương tự.
Như vậy, bảo hiểm thất nghiệp vừa mang bản chất kinh tế vừa mang
bản chất xã hội, trong đó bản chất kinh tế và bản chất xã hội đan xen lẫn nhau,
là hai mặt không thể tách rời của bảo hiểm thất nghiệp. Khi đề cập đến bản
chất kinh tế của bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động và đối với xã hội
là đã bao hàm cả bản chất về mặt xã hội của nó. Ngược lại, bản chất về mặt xã
hội của nó chỉ đạt được khi nó đồng thời mang lại các lợi ích kinh tế thiết thực
cho người tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
1.4.6. Vai trò bảo hiểm thất nghiệp
Đối với người lao động
Khi người lao động bị thất nghiệp sẽ được quỹ bảo hiểm thất nghiệp
trợ cấp khoản thu nhập giúp người lao động và gia đình họ có thể yên tâm
trong khi học tìm kiếm việc làm mới. Ðồng thời, còn giúp họ học nghề tạo cơ
hội thay đổi nghề nghiệp hoặc lựa chọn nghề nghiệp mới ít rủi ro hơn so với
19
nghề nghiệp cũ. Khi biết cuộc sống sẽ được đảm bảo trong tương lai thì họ sẽ
yên tâm làm việc, tích cực tham gia đóng góp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Đối với người sử dụng lao động
Trước khi hình thành chế độ bảo hiểm thất nghiệp, người sử dụng lao
động khi cho người lao động nghỉ việc thì phải trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ
cấp mất việc cho người lao động. Nếu những doanh nghiệp có quy mô lớn, sử
dụng nhiều lao động mà gặp rủi ro trong kinh doanh, buộc phải thu hẹp sản
xuất, sa thải nhiều lao động thì chi phí để trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp
mất việc là rất lớn. Trong tình trạng đã khó khăn về sản xuất, lại còn phải trả
các khoản trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm sẽ khiến cho người sử dụng
lao động không thể làm tròn trách nhiệm của mình đối với người lao động.
Điều này dễ phát sinh khiếu kiện và phải giải quyết tranh chấp quyền lợi
thông qua Tòa án. Tuy nhiên, dù có khởi kiện và có phán quyết của Tòa án thì
mục đích của người lao động cũng khó đạt được vì người sử dụng lao động
không còn khả năng tài chính để trả các khoản trợ cấp.
Khi tham gia đóng góp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp, người sử dụng
lao động biết rằng nếu xảy ra rủi ro trên diện rộng ví dụ như suy thoái kinh tế,
thiên tai, hoặc khi gặp rủi ro bất kỳ thì họ không phải tốn thêm bất cứ khoản
chi phí nào để trả cho người lao động vì tất cả những chi phí đó do quỹ bảo
hiểm thất nghiệp chi trả. Bảo hiểm thất nghiệp chính là sự chuyển giao trách
nhiệm bảo vệ người lao động từ người sử dụng lao động cho xã hội, tạo điều
kiện cho người sử dụng lao động yên tâm tập trung việc tổ chức sản xuất
kinh doanh.
Đối với Nhà nước
Đối với bất kỳ quốc gia nào cũng tồn tại tỷ lệ thất nghiệp nhất định do
đó giải quyết thất nghiệp là vấn đề quan trọng trong chính sách xã hội của
Nhà nước. Nhờ có bảo hiểm thất nghiệp, ngân sách nhà nước sẽ giảm bớt chi
phí khi nạn thất nghiệp gia tăng trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, tạo sự
20
chủ động về tài chính cho Nhà nước20. Do đó, khi có chính sách bảo hiểm thất
nghiệp thì Nhà nước không tốn nhiều ngân sách cho việc giải quyết tình trạng
thất nghiệp.
Bảo hiểm thất nghiệp còn đóng vai trò làm thăng bằng trong nền
kinh tế, là liều thuốc hạ nhiệt sự căng thẳng xã hội do tình trạng thất nghiệp
gây ra21. Đối với những nước phát triển theo cơ chế thị trường, chế độ bảo
hiểm thất nghiệp thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định nền
kinh tế, hạn chế những tác động tiêu cực được coi là "mặt trái" của kinh tế
thị trường.
1.2. Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp theo các công ước của ILO
và của một số quốc gia trên thế giới
Thất nghiệp là tất yếu khách quan tồn tại trong nền kinh tế thị trường
đòi hỏi mỗi quốc gia phải giải quyết bằng các biện pháp phù hợp nhằm bảo
đảm quyền lợi cho người lao động bị thất nghiệp, ổn định kinh tế và xã hội.
Trong nhiều biện pháp được áp dụng thì biện pháp sử dụng pháp luật làm
công cụ để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh khi thất nghiệp xảy ra là
biện pháp mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều áp dụng. Trên cơ sở xây
dựng pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp để Nhà nước định hướng cho những
quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp phát triển phù
hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của quốc gia mình. Tuy nhiên, việc xác định
phạm vi điều chỉnh của pháp luật bảo hiểm thất nghiệp rất phức tạp vì nó phụ
thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội, vào nhận thức của chủ thể tham gia vào
quan hệ đó.
Qua việc nghiên cứu các văn bản của ILO, pháp luật về bảo hiểm thất
nghiệp của các quốc gia trên thế giới có thể thấy nội dung điều chỉnh của
pháp luật bảo hiểm xã hội gồm các vấn đề sau:
20. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật an sinh xã hội, Nxb Tư pháp, Hà Nội,
tr.208.
21. Mạc Tiến Anh (2002), Thất nghiệp và vấn đề bảo hiểm thất nghiệp, Tạp chí Lao động và xã
hội, tập 5 (số 185), tr.87-88-89.