Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Giáo án lớp 3 theo tuần năm học 2018 2019 mới nhất tuần 13

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.89 KB, 36 trang )

Trường Tiểu học Thái Thủy

Giáo án lớp 3

TUẦN 13
Thứ hai ngày 19 tháng11 năm 2018
SO SÁNH SỐ BÉ BẰNG MỘT PHẦN MẤY SỐ LỚN

Toán : ( T61)
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Giúp học sinh biết cách so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
2. Kĩ năng: Hiểu cách giải bài toán so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn, vận dụng
làm bài tốt- Làm BT:B1,B2,B3.( cột a, b.)
3. Thái độ: Tích cực làm bài.
4. Năng lực: Tư duy. Hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.
II. Đồ dùng dạy học: HS: Bảng con; bút lông; GV: Bảng phụ; nam châm.
II. Hoạt động dạy học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động: Trò chơi: Gọi thuyền.
Tính nhẩm: 8 x 6 = ; 48 : 8 = ; 8 x 7 = ; 56 : 8= ; 8 x 8 = ; 64 : 8 =
- nhận xét mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia?
- TBHT điều hành
- Việc 1: HD luật chơi
- Việc 2: HS tham gia chơi.
- Việc 3: Nhận xét, tổng kết trò chơi
*Đánh giá:
+ Tiêu chí: - HS nêu được kết quả các phép tính nhân chia; Nắm được mối quan hệ giữa
phép nhân và phép chia.
- Tư duy, phán đoán nhanh kết quả.
- Giáo dục cho h/s lòng yêu thích học toán.
- Tự học và giải quyết vấn đề.


+Phương pháp: vấn đáp
+ Kĩ thuật: Trình bày miệng; tôn vinh học tập.
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề lên bảng.
Bài toán 1: SGK( trang 61)
- Việc 1: HS tự đọc nội dung bài toán 1
- Việc 2: Chia sẽ nhóm đôi: Bài toán cho biết gì? Bài toán y/c tìm gì?
(H: Bài toán cho biết đoạn thẳng AB dài 2cm. Đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần độ dài
đoạn thẳng AB).
- Bài toán yêu cầu tìm độ dài đoạn thẳng AB bằng mấy phần độ dài đoạn thẳng AB
- Việc 3: Chia sẽ trước lớp. GV tóm tắt. HD học sinh giải bài, chốt
Bài giải
6 : 2 = 3 (lần)
Độ dài đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB
Ta nói rằng: Độ dài đoạn thẳng AB = 1/3 độ dài đoạn thẳng CD

Giáo viên: Lê Thị Anh Đào

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Thái Thủy

Giáo án lớp 3

*Đánh giá:
+ Tiêu chí: -HS nắm được dạng toán so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn biết tìm
độ dài đoạn thẳng AB = 1/3 CD
- Kĩ năng giải toán thành thạo
- Giáo dục cho hs tính cẩn thận khi làm bài.
- Tự học và giải quyết vấn đề.

+Phương pháp: vấn đáp
+Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trình bày miệng. Nhận xét bằng lời.
Bài toán 2:Mẹ 30 tuổi, con 6 tuổi. Hỏi tuổi con bằng một phần mấy tuổi mẹ?
- Việc 1: Hoạt động cá nhân: HS làm vào vở
- Việc 2:Hoạt động nhóm đôi: HS đổi chéo bài kiểm tra kết quả
- Việc 3:Hoạt động nhóm lớn: Nhóm trưởng điều hành các bạn kiểm tra kết quả trong
nhóm.
Vậy muốn so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn ta làm thế nào ?
(2 h/s nêu) h/s khác nhận xét. GV chốt:
Muốn so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn ta lấy số lớp chia cho số bé.
*Đánh giá:
+ Tiêu chí: - HS nắm chắc cách giải bài toán bằng cách tìm: tuổi mẹ gấp tuổi con số lần
là: 30 : 6 = 5 (lần); Vậy tuổi con bằng 1/5 tuổi mẹ; Đáp số: 1/5
- Hiểu vận dụng giải toán tốt
- Giáo dục cho h/s lòng yêu thích học toán.
- Tự học và giải quyết vấn đề.
+Phương pháp: vấn đáp
+Kĩ thuật: Đặt câu hỏi; trình bày miệng; tôn vinh học tập.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập 1: Viết vào ô trống (theo mẫu ):
Số lớn
Số bé
Số lớn gấp mấy lần số bé?
Số bé bằng một phần mấy số
lớn?
8
2
4
1/4
6

3
10
2
- Việc 1: Hoạt động cá nhân: Lấy bút chì làm vào SGK
- Việc 2:Hoạt động nhóm đôi: Đổi chéo kiểm tra
- Việc 3:Hoạt động nhóm lớn: Nhóm trưởng điều hành các bạn kiểm tra kết
quả trong nhóm. Nhận xét, chữa bài
*Đánh giá:

Giáo viên: Lê Thị Anh Đào

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Thái Thủy

Giáo án lớp 3

+ Tiêu chí: - HS nêu cách tìm số lớn gấp số bé mầy lầm bằng cách lấy số lớn chia cho số
bé; từ đó tìm được số bé phần bằng mấy số lớn..
- Tư duy, phán đoán nhanh kết quả.
-Rèn kĩ năng tính toán cẩn thận
- Tự học và giải quyết vấn đề.
+Phương pháp: vấn đáp
+ Kĩ thuật: Trình bày miệng; đặt câu hỏi, tôn vinh học tập.
Bài tập 2:
- Việc 1: HS đọc bài toán .
- Bài toán cho biết gì? (H: Ngăn trên: 6 quyển sách; ngăn dưới; 24 quyển sách)
Bài toán y/c tìm gì? (H: số sách ở ngăn trên bằng một phần mấy số sách ở ngăn
dưới)

- Việc 2: Lập kế hoạch và gải bài vào vở.
- Việc 3: Nhóm trưởng điều hành các bạn kiểm tra kết quả trong nhóm.
- Việc 4: Chia sẽ trước lớp.GV nhận xét, chữa bài.
*Đánh giá:
+ Tiêu chí: HS giải được bài toán :
Số sách ở ngăn dưới gấp số sách ở ngăn trên một số lần là:
24 : 6 = 4 (lần)
Vậy số sách ở ngăn trên bằng 1/4 số sách ở ngăn dưới
Đáp số: 1/4
- Giải toán thành thạo.
- Rèn kĩ năng tính toán cẩn thận
- Tự học và giải quyết vấn đề, hợp tác
+Phương pháp: vấn đáp
+ Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trình bày miệng; nhận xét bằng lời
Bài tập 3 (cột a,b):
- Hoạt động cá nhân: Làm miệng
- Hoạt động nhóm đôi: Hỏi - đáp
- Hoạt động nhóm lớn: Nhóm trưởng điều hành các bạn kiểm tra kết quả
trong nhóm.
*Đánh giá:
+ Tiêu chí: HS tìm được số ô vuông màu xanh bằng 1/5 số ô vuông màu trắng (câu a)
Số ô vuông màu xanh bằng 1/3 số ô vuông màu trắng
- Tư duy giải toán tốt.
- Yêu thích học toán.
- Tự học và giải quyết vấn đề, hợp tác
+Phương pháp: vấn đáp
+ Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trình bày miệng; nhận xét bằng lời

Giáo viên: Lê Thị Anh Đào


Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Thái Thủy

Giáo án lớp 3

C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Các nhóm thi đua chia sẻ sự hiểu biết qua bài học.
******************************
NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN (2 tiết)

Tập đọc- Kể chuyện
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Bước đầu biết thể hiện tình cảm,thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.
2. Kĩ năng: Hiểu từ ngữ: Núp; Bok; càn quét; lũ làng; Sao Rua; mạnh hung; người
Thượng; nắm nội dung bài: Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều
thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
*Kể chuyện:Kể lại được một đoạn của câu chuyện.
*HSHTT kể lại được đoạn một câu chuyện bằng lời của một nhân vật.
3. Thái độ: Giáo dục cho h/s học tập tấm gương sáng của anh hùng Núp về lòng yêu
nước.
4. Năng lực: Phát triển NL diễn đạt ngôn ngữ, cảm thụ văn học, trả lời câu hỏi theo cách
hiểu của mình. Năng lực đọc phân vai.
II. Đồ dùng dạy học:
HS: SGK; GV: bảng nhóm; nam châm; tranh SGK
II. Hoạt động dạy học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động: Tổ chức trò chơi: “Chuyền hộp qua”
-TBHT lên điều hành

- Việc 1: nêu luật chơi.
- Việc 2: Tham gia trò chơi.
HS1: Đọc đoạn 1: Nắng phương Nam trả lời câu hỏi 1 SGK.
HS2: Đọc đoạn 2: Nắng Phương Nam trả lời câu hỏi 2 SGK.
-Việc 3: Nhận xét, tổng kết trò chơi.
* Đánh giá:
+Tiêu chí: HS đọc to, rõ, thuộc bài “Nắng Phương Nam” và trả lời câu hỏi chính xác
- HS đọc bài diễn cảm; trả lời to rõ ràng, mạnh dạn tự tin
+PP: Quan sát, vấn đáp
+Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh học tập.
2. Bài mới: - Giới thiệu bài- ghi đề lên bảng.
- GV đọc toàn bài- HS theo dõi. HD cách đọc
a. Hoạt động 1: Hoạt động nhóm 4, 6. Luyện đọc đúng: ( Tiếp sức cho em: Thưởng)
Việc 1: Luyện đọc phát âm đúng.
+ HS luyện đọc câu lần 1- Luyện đọc từ khó (HS tìm từ khó đọc hoặc từ mà
bạn trong nhóm mình đọc chưa đúng để luyện đọc, sửa sai.
- GV ghi lại những từ HS phát âm sai phổ biến (nếu có) lên bảng và HD cho HS
cách đọc: Bok pa; lũ làng; quai súng.

Giáo viên: Lê Thị Anh Đào

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Thái Thủy

Giáo án lớp 3

- GV theo dõi - Hỗ trợ HS phát âm từ khó
- Luyện đọc câu lần 2 nhận xét, sửa sai.

Việc 2: Luyện đọc đoạn trong nhóm ; trước lớp
- Đọc đoạn lần 1: HD giải nghĩa từ: Núp; Bok; càn quét; sao Rua; càn quét;
mạnh hung; người Thượng
- Đọc đoạn lần 2: Rút câu dài luyện ( đọc cá nhân; nhóm, trước lớp)
- Chia sẻ cách đọc của bạn.
- 1 em đọc cả bài ( h/s khá, giỏi)
* Đánh giá:
+ Tiêu chí :
- Bước đầu đọc đúng câu văn; từ khó: Bok; lũ làng; công kênh
- HS đọc trôi chảy, ngắt nghỉ đúng, hiểu được từ ngữ: Núp; Bok; càn quét; lũ làng; Sao
Rua; mạnh hung; người Thượng
- Giáo dục cho h/s tích cực đọc bài.
- Tư học; hợp tác nhóm.
+ Phương pháp: Quan sát; vấn đáp.
+ Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
Tiết 2
2. Tìm hiểu bài: (Quan tâm tiếp sức cho h/s còn non)
- Các nhóm trưởng điều hành.Thảo luận các câu hỏi ở SGK.
? Anh Núp được tỉnh cử đi đâu? (H: dự Đại hội thi đua)
? Ở đại hội về anh Núp kể với dân làng những gì? (H: Đất nước mình bây giờ mạnh
hung rồi, người Kinh; người Thượng; gái, trai già trẻ đánh giặc giỏi lắm...)
? Chi tiết nào cho thấy đại hội rất khâm phục thành tích của dân làng Kông Hoa? (H:
Pháp đánh một trăm năm cũng không thắng nỗi đ/c Núp và làng Kông Hoa đâu)
- Hoạt động trước lớp:( Chọn câu mà đa số HS còn vướng mắc hoặc câu trọng tâm của
bài để chia sẻ trước lớp)
* Nêu nội dung của bài? (HS phát biểu)
*Đánh giá:
+Tiêu chí : Đánh giá mức độ hiểu nội dung bài đọc của học sinh
- HS trả lời được nội dung các câu hỏi ở SGK. HS chậm tiến bộ trả lời được 2-3 câu.
-HS được nội dung bài : Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều

thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
-Tham gia tích cực, thảo luận cùng bạn để tìm ra các câu trả lời.
- Giáo dục cho h/s học tập tấm gương sáng yêu nước của anh hùng Núp.
- Tự học và giải quyết vấn đề; hợp tác.
+ Phương pháp: Vấn đáp
+ Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời; tôn vinh học tập.
C.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
- GV hướng dẫn HS đọc đoạn 2
Giáo viên: Lê Thị Anh Đào

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Thái Thủy

Giáo án lớp 3

- HS luyện đọc trong nhóm
- Nhóm cử bạn trong nhóm mình đọc bài.
Hoạt động trước lớp: Thi đọc diễn cảm, nhận xét.
*Đánh giá
+Tiêu chí:- HS đọc to, rõ, bước đầu có diễn cảm.
-Tích cực hoạt động nhóm.
- Giáo dục cho h/s lòng yêu nước.
- Tự học, phát triển ngôn ngữ.
- +PP: Quan sát, vấn đáp
+Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh học tập.
* KỂ CHUYỆN
- GV nêu nhiệm vụ của tiết học:- Kể lại được một đoạn của câu chuyện.HS khá giỏi kể
được một đoạn câu chuyện bằng lời của 1 nhân vật.

1.HS tập kể lại đoạn mẫu trong SGK
- Hoạt động cá nhân
- Hoạt động nhóm lớn
- Hoạt động trước lớp
2. HS kể lại các đoạn còn lại
- Hoạt động nhóm lớn
-Hoạt động cả lớp
*- Các nhóm cử đại diện thi kể.
- Nhận xét- tuyên dương
*Đánh giá:
+Tiêu chí : Dựa vào gợi ý các câu hỏi SGK kể lại một đoạn của câu chuyện “Người
con của Tây Nguyên“ theo lời kể một nhân vật.
-Kể chuyện tự nhiên, - Hợp tác tốt.
-Yêu thích kể chuyện.
- Kể chuyện diễn cảm, diễn xuất tốt; hợp tác.
+ Phương pháp: vấn đáp
+ Kĩ thuật: kể chuyện; nhận xét bằng lời
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Câu chuyện nói lên điều gì?
- Về nhà kể lại câu chuyện cho mọi người cùng nghe.
******************************

Giáo viên: Lê Thị Anh Đào

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Thái Thủy

Giáo án lớp 3


Chính tả: ( nghe -viết )
ĐÊM TRĂNG TRÊN HỒ TÂY
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :-Nghe viêt đúng chính xác bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi
-Làm đúng bài tập điền tiêng có vần iu/uyu (bt2),bài tập 3 a/b
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng, đảm bảo tốc độ; nét chữ mềm mại, đẹp.
3. Thái độ: - Giáo dục cho h/s tính cẩn thận khi viết bài.
4. Năng lực: Tự học và giải quyết vấn đề, hợp tác.
II. Đồ dùng học tập: VBT; bảng phụ; bút lông; bảng con.
III.Hoạt động dạy học:
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1.Khởi động: - HD viết lanh canh; Cồn Hến; nghi ngút
Việc 1: CTHĐTQ đọc: các nhóm viết
Việc 2: Các nhóm tự kiểm tra lẫn nhau.
Việc 3: Chia sẻ kết quả trước lớp.
* Đánh giá:
- Tiêu chí: HS viết đúng và đẹp các từ trên, trình bày bảng cẩn thận
- PP: vấn đáp, tích hợp
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, phân tích, phản hồi
2.Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề lên bảng
HĐ1Hướng dẫn nghe viết:
Việc 1: GV đọc mẫu đoạn cần viết - 1 HS đọc lại
Việc 2: GV đặt câu hỏi - HS trả lời tìm hiểu nội dung đoạn viết.
- Đêm trăng trên hồ tây đẹp như thế nào? (H: nước trong vắt, mênh mông; trăng tỏa
sáng gợn sóng lăn tăn)
Việc 3: HS viết từ khó vào bảng con: hây hẩy, rập rình; ngào ngạt.
Việc 4: Chia sẻ trước lớp
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HĐ2 Viết bài vào vở

HS nghe viết bài vào vở.
- Hoạt động cá nhân: HS viết bài vào vở
- Hoạt động nhóm đôi: HS đổi chéo vở kiểm tra.

Giáo viên: Lê Thị Anh Đào

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Thái Thủy

Giáo án lớp 3

- Hoạt động nhóm lớn: Nhóm trưởng điều hành các bạn kiểm tra kết quả trong
nhóm.
*Đánh giá:
+ Tiêu chí: HS viết được các từ khó, trả lời được các câu hỏi tìm hiểu đoạn viết. Cẩn
thận, chăm chú để viết đúng mẩu,
- Tự học và giải quyết vấn đề.
- PP: vấn đáp, tích hợp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, phân tích, phản hồi
HĐ3: HD làm bài tập
Bài tập 2: Điền vào chỗ trống iu hay uyu?
Đường đi khúc khu’...gầy khẳng kh.... kh’... tay
- Hoạt động cá nhân: HS làm vào vở
- Hoạt động nhóm lớn: Nhóm trưởng điều hành HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả
các bạn kiểm tra kết quả trong nhóm.
Bài tập 3: Viết lời giải các câu đố sau(SGK):
- Việc 1:HS làm vào vở
- Việc 2: Chia sẽ kết quả trong nhóm ; thống nhất kết quả

. *Đánh giá:
+ Tiêu chí: HS biết tìm từ để điền vào chỗ trống đường đi khúc khuỷu gầy khẳng khiu
khủy tay (BT2); tìm được lời giải các câu đố: câu a: con ong; quả dừa; ciái giếng
Câu b: con khỉ; cái chổi; đu đủ (BT3)
- Phán đoán, tìmđược đáp án đúng
- Tự học và giải quyết vấn đề.
+ PP: vấn đáp, tích hợp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, phân tích, phản hồi
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Về nhà luyện chữ đẹp; chia sẽ với người thân bạn bè các quy tắc chính tả
******************************
Luyện từ và câu:
MỞ RỘNG VỐN TỪ:
TỪ ĐỊA PHƯƠNG. DẤU CHẤM HỎI, DẤU CHẤM THAN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nhận biết một số từ ngữ thường dùng ở miền Bắc, miền Nam qua bài tập
phân loại , thay thế từ ngữ ( BT1, BT2)
- Đặt đúng dấu chấm( dấu chấm hỏi, dấu chấm than ) vào chỗ trống trong đoạn văn (bài
tập 3)

Giáo viên: Lê Thị Anh Đào

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Thái Thủy

Giáo án lớp 3

2. Kĩ năng: Tư duy, suy ngẫm tích cực chia sẽ kết quả với bạn; làm bài tốt.

3. Thái độ: Giáo dục cho h/s tính cẩn thận khi làm bài.
4. Năng lực: Hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề
II. Đồ dùng học tập: GV: bảng phụ; nam châm; tranh ảnh minh họa phục vụ cho tiết
dạy.
HS: VBT; bảng con; bút lông
III.Hoạt động dạy học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1Khởi động: CTHĐTQ điều hành.
- Tìm từ chỉ hoạt động được so sánh với nhau BT 2a,b,c (Trang 98; 99 SGK)
- HS chia sẽ trước lớp
- Nhận xét, chốt.
* Đánh giá:
+ Tiêu chí: HS tìm được từ chỉ hoạt động so sánh. Câu a: đi – đập đất; câu b: vươn –vẫy;
câu c: đậu – nằm; húc húc- đòi bú.
- Tìm từ, nhanh đúng.
- Giáo dục cho h/s lòng yêu thích môn học.
- Tự học và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp; Vấn đáp
+Kĩ thật: Đặt câu hỏi; trình bày miệng; nhận xét bằng lời; tôn vinh học tập.
2. Bài mới: Giới thiệu bài; ghi đề lên bảng.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1: Chọn , xếp các từ ngữ sau vào bảng phân loại
- Hoạt động cá nhân: Cá nhân tự suy nghĩ và thực hiện các nhiệm vụ học tập
được giao.
-Hoạt động nhóm đôi: Hỏi - đáp, đánh giá bài cho nhau, sửa bài.
-Hoạt động nhóm lớn: Các nhóm thi tìm nhanh từ theo yêu cầu bài tập.
-Hoạt động cả lớp: Chia sẻ trước lớp , nhận xét, chốt giảng.
* Đánh giá:
+ Tiêu chí: HS tìm và phân loại từ đúng.
Từ dùng miền Bắc

Từ dùng miền nam
Bố; mẹ; anh cả;quả; bông; thơm; sắn;
Ba; má; anh hai; trái; hoa; dứa; khóm; mì;
ngan;
vịt xiêm.

Giáo viên: Lê Thị Anh Đào

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Thái Thủy

Giáo án lớp 3

- Phán đoán, tìm từ nhanh đúng.
- Tích cực học tập.
- Tự học và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp; quan sát; Vấn đáp
+Kĩ thật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi; trình bày miệng; nhận xét bằng lời; tôn vinh học
tập.
Bài 2:Tìm các từ trong ngoặc đơn cùng nghĩa với từ in đậm trong đoạn thơ.
- Hoạt động cá nhân: Cá nhân tự suy nghĩ và thực hiện các nhiệm vụ học
tậpđược giao.
Hoạt động nhóm lớn: Chia sẻ trong nhóm để thống nhất kết quả.
Việc 2. Đặt đúng dấu chấm( dấu chấm hỏi, dấu chấm than ) vào chỗ trống trong đoạn
văn bài tập.
* Đánh giá:
+ Tiêu chí: HS tìm được từ các từ trong ngoặc đơn cùng nghĩa: Gì- thế- à; gì; nó; tôi
- Hiểu nghĩa của đoạn thơ và tìm từ cùng nghĩa thay thế chính xác.

- Giáo dục cho h/s lòng yêu thích môn học.
- Tự học và giải quyết vấn đề; hợp tác
+ Phương pháp; Vấn đáp
+Kĩ thật: Đặt câu hỏi; trình bày miệng; nhận xét bằng lời; tôn vinh học tập.
Bài 3: Em điền dấu câu nào vào mỗi ô trống dưới đây?
Cá heo ở vùng biển Trường Sa
- Hoạt động cá nhân: Điền dấu câu.
- Hoạt động nhóm lớn: Chia sẻ trong nhóm để thống nhất kết quả.
- Chia sẽ trước lớp. Nhân xét, chốt:
* Đánh giá
+ Tiêu chí: - Điền dấu theo thứ tự: dấu chấm !; !; ! ?; !
- Hiểu nội dung đoạn văn để dử dụng dấu câu hợp lí
- Giáo dục cho h/s tính cẩn thận khi làm bài.
+ Phương pháp; Vấn đáp
+Kĩ thật: Đặt câu hỏi; trình bày miệng; nhận xét bằng lời; tôn vinh học tập.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Khi nào dùng dấu chấm than!; dấu chấm ?
- Em hãy cùng người thân làm thêm bài tập trong sách nâng cao.

Giáo viên: Lê Thị Anh Đào

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Thái Thủy

Giáo án lớp 3

Tập viết:
ÔN CHỮ HOA I

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: -Viết đúng chữ hoa I ( 1 dòng), Ô, K ( 1 dòng); viết đúng tên riêng Ông Ích
Khiêm ( 1 dòng) và câu ứng dụng: Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí ( 1 lần) bằng cỡ chữ
nhỏ. HS HTT viết đúng và đủ các dòng tập viết trên lớp.
2. Năng lực: Viết đúng, đẹp
3. Thái độ: Rèn luyện cho h/s tính cẩn thận viết chữ đẹp.
4. Năng lực; - Phát triển năng lực thẩm mĩ, viết đúng, đẹp chữ hoa, năng lực tự giải
quyết vấn đề, hoàn thành bài viết đúng thời gian qui định.
* Em Thưởng: - Viết được chữ hoa G (1 dòng Gi ) , Ô, T (1 dòng); Viết đúng tên riêng
Ông Gióng (1 dòng) và câu ứng dụng : Gió đưa cành trúc la đà / Tiếng chuông Trấn
Vũ canh gà Thọ Xương ( 1 lần)
II. Đồ dùng dạy học:
+ GV: Mẫu chữ viết hoa Ô, K, J; nam châm
+ HS: Bảng con; vở tập viết
III.Các hoạt động dạy học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:

HS tập bài TD chống mệt mỏi.
2.Bài mới:
- Giới thiệu bài - ghi đề bài - HS nhắc đề bài
HĐ1 : Hướng dẫn viết chữ hoa Ô, K, J
Việc 1: HS luyện viết vào bảng nhóm: chữ hoa; từ ứng dụng; câu ứng dụng.
- Ông Ích Khiêm
Việc 2: Giới thiệu từ ứng dụng.: Ông Ích Khiêm là tên riêng.
*GV theo dõi, hỗ trợ thêm cho những HS viết còn sai quy trình: Chú ý độ cao của các
con chữ .
- Giải thích câu ứng dụng: " Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí ".
- Yêu cầu luyện viết những tiếng có chữ hoa: Ít, chắt chiu, phung phí vào bảng con
Việc 3: - Cùng nhau chia sẻ trong nhóm.

Đánh giá:
+ Tiêu chí HS viết đúng, đẹp các con chữ hoa Ô, K, J
-Rèn kĩ năng viết chữ mềm mại, đúng,đẹp
-Tích cực viết bài.
-Tự học và gải quyết vấn đề
+ PP: Quan sát,vấn đáp, PP Viết
+KT: Đặt câu hỏi, trình bày miệng. Viết nhận xét
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: (Quan tâm em Hiển; Thưởng)
Giáo viên: Lê Thị Anh Đào

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Thái Thủy

Giáo án lớp 3

Việc 1: HS đọc tư thế ngồi viết.
Việc 2:HS quan sát mẫu chữ trong vở tập viết.
Việc 3: HS luyện viết vào vở. Chú ý khoảng cách giữa các chữ. bình bầu bạn viết đẹp...
- GV thu vở nhận xét.
* Đánh giá:
+ Tiêu chí: HS nắm và viết đúng chữ hoa chữ G, Ô, T, tên riêng và câu ca dao trong
bài.; Chữ viết rõ ràng , tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ
viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng .
- Viết cẩn thận; Phát triển năng lực thẩm mĩ, viết đúng, đẹp; Tự học và giải quyết vấn
đề.
- PP: Quan sát,vấn đáp, PP Viết
- KT: Đặt câu hỏi, trình bày miệng. Viết nhận xét
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:

- Chia sẻ cách viết chữ hoa Ô, J, K cùng người thân
******************************
Thứ tư, ngày 21 tháng 11 năm 2018
(Dạy TKBT3)
LUYỆN TẬP

Toán: (T62)
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
- Biết giải bài toán có lời văn (hai bước tính).
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải toán đúng, nhanh. Làm bài tập: 1,2,3,4
3. Thái độ: Giáo dục cho h/s tính cẩn thận khi làm bài.
4. Năng lực: Tự học và giải quyết vấn đề, hợp tác.
II.Đồ dùng học tập: Bảng nhóm, bút lông; nam châm.
III. Hoạt động dạy học:
1.Khởi động:
- TBHT cho lớp chơi trò chơi tự chọn .
Chủ tịch Hội đồng tự quản chia sẻ .
2. Bài mới: - Giới thiệu bài, ghi đề lên bảng.
A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1 : Viết vào ô trống theo mẫu:
Số lớn
12
18
Số bé
3
6
Số lớn gấp mấy
4
lần số bé

Số bé bằng một
1/4
phần mấy số lớn
Giáo viên: Lê Thị Anh Đào

32
4

35
7

70
7

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Thái Thủy

Giáo án lớp 3

Việc 1: Đọc yêu cầu bài toán. HS dùng bút chì làm vào SGK.
Việc 2: Nhóm trưởng điều hành các bạn kiểm tra kết quả trong nhóm.
Việc 3: Chia sẽ trước lớp. Nhận xét, chốt.
. *Đánh giá:
+ Tiêu chí: H nắm được cách tìm so sánh số lớn gấp mấy lần số bé bằng cách lấy số lớn
chia cho số bé. Từ đó tìm được số bé bằng một phần mấy số lớn.
- Tư duy tìm đáp án đúng.
- Tự học và giải quyết vấn đề.
+ PP: vấn đáp,

+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời,
Bài 2 : HS nêu bài toán sau đó giải vào vở .( SGK trang 62 )
- Hoạt động cá nhân: HS làm vào vở
- Hoạt động nhóm đôi: HS đổi chéo bài kiểm tra kết quả.
- Hoạt động nhóm lớn: Nhóm trưởng điều hành các bạn kiểm tra kết quả trong
nhóm. Chia sẽ trước lớp, GV chốt.
Bài giải.
Co bò gấp con trâu 1 số lần là:
28 : 7 = 4 ( lần)
Vậy số con trâu bằng 1/4 số con bò.
Đáp số: 1/4
Bài 3 : Bài toán (SGK trang 62 ) Tiếp sức cho em Thưởng; ThủyTiên
- Việc1: Phân tích bài toán.
- YC học sinh đọc bài toán.
Bài toán cho biết gì? (H Đàn vịt có : 48 con
Có:1/8 số vịt bơi dưới ao
Trên bờ...? con vịt)
- Lập kế hoạch giải bài vào vở.
- Việc 2: Chia sẽ kết quả trong nhóm- trước lớp
- Việc 3: Nhận xét, chốt kiến thức.
Bài giải
Số vịt bơi dưới ao là: 48 : 8 = 6 (con)
.
Số vịt bơi dưới bờ là 48 – 6 = 42 (con)
Đáp số: 48 con
*Đánh giá:
+ Tiêu chí: HS biết giải bài toán bằng 2 phép tính
- Rèn kĩ năng giải toán nhanh,thành thạo.
- Tự học và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp: vấn đáp; tổng hợp

Giáo viên: Lê Thị Anh Đào

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Thái Thủy

Giáo án lớp 3

+Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, Định hướng học tập.
Bài 4 : Xếp 4 hình tam giác thành một hình sau (xem hình vẽ)
- Việc 1: Làm bài cá nhân
- Việc 2; Nhóm trưởng điều hành các bạn kiểm tra kết quả trong nhóm.
- Việc 3: Nhận xét chốt kết quả.
. *Đánh giá:
+ Tiêu chí: HS biết xếp hình theo hình vẽ chính xác
- Rèn kĩ năng tư duy khéo léo sánh tạo khi xếp hình.
- Tự học và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp: vấn đáp
+Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời; tôn vinh học tập.
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Về nhà cùng người thân thực hiện giải một số bài toán dạng.
******************************
VIẾT THƯ

Tập làm văn:
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết viết một bức thư ngắn theo gợi ý.
2. Kĩ năng: Trình bày bức thư đủ 3 pần; Dùng từ chính xác; diễn đạt lưu loát
3. Thái độ: - Giáo dục cho h/s biết yêu quý tình bạn.

4. Năng lực: Tự học và giải quyết vấn đề; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy học: GV: Bảng nhóm; nam châm; bút lông
HS: VBT; giấy nháp.
III.Hoạt động dạy học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động: KT việc chuẩn bị bài của học sinh.
2. Bài mới: Giới thiệu bài; ghi đề lên bảng
HĐ1.Hình thành kiến thức:
* Nói được những điều em định viết thư cho bạn qua gợi ý SGK
a, Lý do viết thư (Em biết về bạn qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình...)
b, Nội dung bức thư (Em tự giới thiệu, hỏi thăm bạn, hẹn bạn cùng thi đua học tốt..)
- Hoạt động cá nhân: Cá nhân tự suy nghĩ và thực hiện các nhiệm vụ học tập được
giao.
-Hoạt động nhóm lớn: Chia sẻ trong nhóm để thống nhất kết quả.

Giáo viên: Lê Thị Anh Đào

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Thái Thủy

Giáo án lớp 3

*Đánh giá
+ Tiêu chí: HS nắm được cấu tạo của bài văn viết thư.
- Hiểu được cách viết một bức thư.
- Giáo dục cho học sinh làm bài cẩn thận
- Năng lực: Tự học và giải quyết vấn đề, hợp tác.
+Phương pháp: Vấn đáp

+ Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HĐ2 Luyện tập : Viết bức thư cho bạn để làm quen và hẹ bạn thi đua học tốt.
* HS viết bài vào vở.
Hoạt động nhóm đôi: Đọc bài cho nhau nghe để bổ sung.
Hoạt động nhóm lớn: Chia sẻ trong nhóm.Chia sẽ trước lớp.Các nhóm nhận xét
- GV nhận xét, tuyên dương h/s làm bài tốt.
*Đánh giá
+ Tiêu chí: HS viết được bức thư cho bạn đầy đủ 3 phần.
- Nội dung đảm bảo kiến thức cần đạt: làm quen và hẹn bạn thi đua học tốt. Bộ cục chặt
chẽ, diễn đạt mạch lạc
- Hiểu được cách viết một bức thư.
- Giáo dục cho học sinh yêu của tình bạn
- Năng lực: Tự học và giải quyết vấn đề, hợp tác.
+Phương pháp: Vấn đáp
+ Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Em hãy chia sẻ bức thư cùng người thân .
******************************
Thứ năm ngày 22 tháng 11 năm 2018
(Dạy TKBT4)
Toán (T63):

BẢNG NHÂN 9

I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Bước đầu thuộc bảng nhân 9.
2. Kĩ năng: vận dụng được phép nhân trong giải toán, biết đếm thêm 9. Làm bài tập:
1,2,3,4
Giáo viên: Lê Thị Anh Đào


Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Thái Thủy

Giáo án lớp 3

3. Thái độ: - Giáo dục cho h/s làm bài nhanh, đúng.
4. Năng lực: Tự học và gải quyết vấn đề, hợp tác.
II. Đồ dùng học tập: GV: Bảng nhóm, nam châm
HS: Bảng con; bút dạ.
III. Hoạt động dạy học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- H chơi trò chơi “ truyền điện ” nêu một số bảng nhân đã học .
H cả lớp chia sẻ sau khi chơi.
2. Bài mới: - Giới thiệu bài, ghi đề lên bảng.
HĐ1.HD lập bảng nhân 9.
- Việc 1: Quan sát mô hình chấm trò cho biết:
- Có mấy chầm tròn? (H : 9 chấm tròn)
9 chấm tròn được lấy ra mấy lần ( H: .. lấy ra 1 lần)
- Việc 2: YC h/s lập phép tính (H: 9 x 1); 9 nhân 1 bằng mấy? (H : 9 x 1 = 9); GV ghi
bảng . 2 h/x nhắc lại; nhóm ; lớp.
- Có mấy chầm tròn? (H : 9 chấm tròn)
9 chấm tròn được lấy ra mấy lần ( H: .. lấy ra 2 lần)
- YC h/s lập phép tính (H: 9 x 2); 9 nhân 2 bằng mấy? (H : 9 x 2 = 18); GV ghi bảng 2
h/x nhắc lại; nhóm ; lớp.
9 chấm tròn được lấy ra mấy lần ( H: .. lấy ra 3 lần)
- YC h/s lập phép tính (H: 9 x 3); 9 nhân 3 bằng mấy? (H : 9 x 2 = 27); GV ghi bảng 2

h/x nhắc lại; nhóm ; lớp.
* Tương tự yêu cầu các nhóm tiến hành lập các phép tính còn lại. Chia sẽ trong nhóm
trước lớp. GV nhận xét, ghi lên bảng.
- Việc 3: Gọi các nhân đọc; nhóm đọc, lớp đọc...
- Việc 4: Tổ chức cho các bạn học thuộc lòng bảng nhân 9 trong nhóm .
* GV: - Hai tích liền kề của bảng nhân 9 hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ?
* Đánh giá:
+ Tiêu chí: Bước đầu biết lập bảng nhân 9; Thuộc bảng nhân 9
- Hiểu mối quan hệ 2 tích liền kề trong bảng nhân hơn kém nhau 9 đơn vị
- Tự học và giải quyết vấn đề.
-Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật :Đặt câu hỏi, trình bày miệng; Nhận xét bằng lời.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HĐ2: Luện tập
Bài 1 : Tính nhẩm
Giáo viên: Lê Thị Anh Đào

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Thái Thủy

Giáo án lớp 3

9x4=; 9x1=; 9x3= ; 9x2=; 9x7=;9x6=
9 x 5 = ; 9 x 8 = ; 9 x 9 = ; 9 x 10 = ; 0 x 9 = ; 9 x0 =
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đọc yêu cầu hoạt động cá nhân, làm vào phiếu.
- HS đổi chéo bài kiểm tra kết quả
-Nhóm trưởng điều hành các bạn kiểm tra kết quả trong nhóm.
(Chọn bài mà đa số HS còn vướng mắc hoặc phần trọng tâm của bài để chia sẻ trước

lớp)
* Đánh giá:
+ Tiêu chí: Ghi kết quả các phép tính trong bảng nhân 9 đúng.
- Vận dụng bảng nhân 9 ghi kết quả chính xác.
- Mạnh dạn tự tin ,trình bày kết quả lưu loát, đúng.
- Giáo dục cho h/s lòng yêu thích môn học.
- Tự học và giải quyết vấn đề.
-Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật :Đặt câu hỏi, trình bày miệng; Nhận xét bằng lời.
Bài 2 : Tính
a, 9 x 6 + 17;

9x3x2;

b, 9 x 7 - 25 ;

9x 9:9

- Việc 1: Hoạt động cá nhân: HS làm vào vở
- Việc 2: Hoạt động nhóm lớn: Nhóm trưởng điều hành các bạn kiểm tra kết
quả trong nhóm.
- Việc 3: Nhận xét chốt kiến thức.
* Đánh giá:
+ Tiêu chí: - HS nắm được thứ tự thực hiện tính và tính đúng kết quả.
9 x 6 + 17= 54 + 17 ; 9 x 3 x 2= 27 x 2 ; b, 9 x 7 - 25 = 63 - 25; 9 x 9 : 9= 81 :9
=71

= 54

= 38


=9

- Rèn kĩ năng tính toán thành thạo.
- Giáo dục cho h/s lòng yêu thích môn học.
- Tự học và giải quyết vấn đề.
-Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật :Đặt câu hỏi, trình bày miệng; Nhận xét bằng lời.
Bài 3 : HS đọc bài toán sau đó giải vào vở .( SGK trang 63)
-Việc 1:. Đọc bài toán, phân tích bài toán, lập kế hoạch giải bài vào vở
-Việc 2: Chia sẽ trong nhóm, trước lớp.- HS đổi chéo bài kiểm tra kết quả.
Giáo viên: Lê Thị Anh Đào

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Thái Thủy

Giáo án lớp 3

- Việc 3: Nhận xét, chữa bài
Bài giải
Lớp 3B có số bạn là:
9 x 3 = 27 (bạn)
Đáp số: 27 bạn
* Đánh giá:
+ Tiêu chí: Giải được bài toán có lời văn bằng phép tính nhân
- Rèn kĩ năng tư duy giải toán tốt.
- Rèn kĩ năng tính toán thành thạo.
- Giáo dục cho h/s lòng yêu thích môn học.

- Tự học và giải quyết vấn đề.
+Phương pháp: vấn đáp
+ Kĩ thuật :Đặt câu hỏi, trình bày miệng; Nhận xét bằng lời.
Bài 4 : Đếm thêm 9 rồi viết số thích hợp vào ô trống
- Hoạt động cá nhân: HS lấy bút chì làm vào SGK.
- Hoạt động nhóm lớn: Nhóm trưởng điều hành các bạn kiểm tra kết quả trong
nhóm.
- Hoạt động tòn lớp: Chữa bài, chốt kiến thức
* Đánh giá:
+ Tiêu chí: - HS nắm muốn tìm số tiếp theo trong dãy số ta lấy số đó cộng thêm 9.
- Giáo dục cho h/s tính cẩn thận khi làm bài.
- Tự học và giải quyết vấn đề.
-Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật :Đặt câu hỏi, trình bày miệng; Nhận xét bằng lời.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Cùng người lớn trong nhà thực hiện: Ôn lại bảng nhân 9
Hệ thống kiến thức bài học
******************************
CỬA TÙNG

Tập đọc:
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm,ngắt nghỉ hơi đúng các câu văn.
- Hiểu từ ngữ: Bến Hải; Hiền Lương; đồi mồi; bạch kim ; nội dung bài:Tả vẻ đẹp kỳ
diệu của Cửa Tùng- một cửa biển thuộc miền Trung nước ta.(Trả lời được các câu hỏi
trong SGK).
2Kĩ năng: Đọc đúng, ngắt nghỉ chính xác, bước đầu giọng đọc thể hiện diễn cảm.

Giáo viên: Lê Thị Anh Đào


Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Thái Thủy

Giáo án lớp 3

3Thái độ: - Giáo dục cho h/s biết bảo vệ và giữ gìn vẽ đạp của biển Cửa Tùng.
4. Năng lực: Hợp tác, tự học.
II Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa bài tập đọc; nam châm
III.Hoạt động dạy học:
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1 Khởi động:
- Trưởng ban học tập điểu hành tổ chức trò chơi: “Hái hoa dân chủ”.
- HS tham gia hái hoa, thực hiện theo nội dung hoa hái được.
H: Đọc đoạn 1 +TLCH: Anh Núp được tỉnh cử đi đâu? (H: Dự Đại hội thi đua)
-H; Đọc đoạn 2+TLCH: Ở Đại hội về anh Núp kể cho dân làng biết những gì
(H suy nghĩ trả lời
Nhận xét
2. Bài mới; GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
1. Luyện đọc:
- GV đọc toàn bài- HS theo dõi.
- HD cách đọc
a. Hoạt động 1: Luyện đọc đúng: Hoạt động nhóm 4, 6. ( Tiếp sức cho HS
chậm tiến
Việc 1: Luyện đọc phát âm đúng.
+ HS luyện đọc câu lần 1- Luyện đọc từ khó : BoK; huân chương; lũ làng, quai
súng; mênh mông
- GV theo dõi - Hỗ trợ HS phát âm từ khó
- Luyện đọc câu lần 2 nhận xét, sửa sai.

Việc 2: Luyện đọc đoạn trong nhóm ; trước lớp
- Đọc đoạn lần 1: HD giải nghĩa từ: Bến Hải; Hiền Lương; đồi mồi; bạch kim
- Đọc đoạn lần 2: Rút câu dài luyện ( đọc cá nhân; nhóm, trước lớp)
- Chia sẻ cách đọc của bạn.
- 1 em đọc cả bài ( h/s khá, giỏi)
b. HĐ 2. Tìm hiểu bài: ( Tiếp sức cho h/s còn chậm tiến bộ)
- Các nhóm trưởng điều hành.Thảo luận các câu hỏi ở SGK.
Câu 1; Anh Núp được Tỉnh cử đi đâu?
Câu 2: Ở Đại hội về , anh Núp kể cho dân làng biết những gì?
Câu 3: Chi tiết nào cho thấy Đại hội rất khâm phục thành tích của dân làng Kong Hoa?
Câu 4; Đại hội tặng dân làng Kông Hoa những gì? Khi xem những đó mọi người ntn?
Việc 1: Các nhóm trưởng điều hành.Thảo luận các câu hỏi ở SGK.
Việc 2: Chia sẽ, nhận xét.
Việc 3: Nhận xét, tổng kết.
* Đánh giá:
+ Tiêu chí: Trả lời 4 câu hỏi đủ ý, chính xác,
- Trình bày lưu loát, tự tin.
- Tự học và giải quyết vấn đề.
- Giáo dục cho h/s biết bảo vệ cảnh biển Cửa Tùng.
Giáo viên: Lê Thị Anh Đào

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Thái Thủy

Giáo án lớp 3

+Phương pháp: vấn đáp
+ Kĩ thuật :Đặt câu hỏi, trình bày miệng; nhận xét bằng lời; tôn vinh học tập.

B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
*Luyện đọc lại:
- GV hướng dẫn HS đọc đoạn 2
- HS luyện đọc trong nhóm
- Nhóm cử bạn trong nhóm mình đọc bài.
* Đánh giá:
+ Tiêu chí: Đọc lưu loát, diễn cảm đoạn 2
- Mạnh dạn, tự tin.
- Giáo dục cho h/s biết giữ gìn vẽ đẹp của biển.
- Tự học, hợp tác.
+ Phương pháp; Vấn đáp
+Kĩ thật: Đặt câu hỏi; nhận xét bằng lời
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Kể tên các cảnh đẹp mà em biết.
Liên hệ thực tế: Để bảo vệ biển được đẹp em cần phải làm gì?
******************************
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG (TIẾT2)

Tự nhiên xã hội:
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nêu được các HĐ chủ yếu của HS khi ở trường như HĐ học tập, vui chơi,
văn nghệ, TDTT, LĐ VS, TQNK.
- Nêu được trách nhiệm của HS khi tham gia các HĐ đó
- Tham gia các HĐ do nhà trường tổ chức
2Kĩ năng: Hiểu biết được các hoạt động ở trường
Thái độ:*THGDBVMT: Biết những hoạt động ở trường và có ý thức tham gia các hoạt
động ở trường góp phần BVMT như: làm vệ sinh, trồng cây, tưới cây...( Bộ phận)
4. Năng lực: Hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề
II.Đồ dùng dạy học:
- GV: Các hình minh hoạ trang 48, 49 SGK. Bảng phụ ghi nội dung thảo luận.

- HS: SGK, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1.Khởi động:
Việc 1:- CTHĐTQ điều hành lớp trả lời câu hỏi
- Nêu các HĐ chủ yếu của HS khi ở trường?
- Em có thích học nhóm không?
Việc 2:- Chia sẻ trước lớp
- Nhận xét tuyên dương.
Giáo viên: Lê Thị Anh Đào

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Thái Thủy

Giáo án lớp 3

2. Bài mới:
- Giới thiệu bài - ghi đề bài- HS nhắc đề bài. Nêu mục tiêu bài học.
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HĐ1: Tìm hiểu các hoạt động ngoài giờ lên lớp : (15-17’)
Việc 1: HD’ HS làm việc theo nhóm 4.
- Yêu cầu HS quan sát các hình 48, 49 SGK và thảo luận nhóm 4 theo các câu hỏi:
? Hình này thể hiện hoạt động gì?
? Hoạt động này diễn ra ở đâu?
? Bạn có nhận xét gì về thái độ và ý thức của các bạn trong hình?
Việc 2: Chia sẻ, đại diện các nhóm lên trình bày
- Nhận xét, bổ sung.
* Chốt kết luận: Tích hợp: Ở trường và có rất nhiều hoạt động, vì vậy các em cần có ý

thức tham gia các hoạt động ở trường góp phần BVMT như: làm vệ sinh, trồng cây, tưới
cây...
* Đánh giá:
+ Tiêu chí: HS biết được hoạt động ngoài giờ lên lớp bao gồm: vui chơi giải trí, văn
nghệ, thể thao; làm vệ sinh, trồng cây; giúp gia đình thương binh, liệt sĩ...
- Kĩ năng tư duy tìm tòi, chia sẽ kết quả học tập tự tin.
- Có ý thức tích cực tham gia hoạt động trường lớp.
- Tự học và giải quyết vấn đề.
+ PP: Vấn đáp
+ KT: Đặt câu hỏi, trình bày miệng. Tôn vinh học tập.
HĐ2: Giới thiệu một số hoạt động của trường em : (12-15’)
Việc 1: HĐ làm việc theo nhóm 4
? Kể tên các hoạt động ngoài giờ ở trường em?
? Nêu ích lợi của hoạt động đó?
?Em phải làm gì để các hoạt động đó đạt kết quả tốt?
Việc 2: Chia sẻ, đại diện các nhóm lên trình bày
Nhận xét, bổ sung thêm những hoạt động mà HS chưa nêu được.
* Đánh giá:
+ Tiêu chí: HS kể được các hoạt động ngoài giờ ở trường; ít lợi của hoạt động đó.
- Hào hứng, mạnh dạn, tự tin khi chí sẽ kết quả với nhóm.
- Có ý thức tích cực tham gia hoạt động trường lớp.
- Tự học và giải quyết vấn đề.
+ PP: Vấn đáp

Giáo viên: Lê Thị Anh Đào

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Thái Thủy


Giáo án lớp 3

+ KT: Đặt câu hỏi, trình bày miệng. Tôn vinh học tập.
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: ( 3’)
- Về chia sẻ với mọi người những hoạt động ở trường để mọi người biết.
Ôn luyện toán :

******************************
EM TỰ ÔN LUYỆN TOÁN TUẦN 13
Làm bài tập 1,3, 4,5,7 vận dụng (Trang 65- 68)

I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :Thuộc bảng nhân9; biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn ; biết giải
bài toán có lời văn 2 bước tính.
- Biết đọc kết quả khi cân một vật bằng cân 2 đĩa và cân đồng hồ ; cộng trừ, nhân chia
với số đo khối lượng là gam.
2. Kĩ năng : Vận dụng bảng nhân 9 vào giải toán. -Rèn kĩ năng thực hành cân, đọc kết
quả chính xác.
3.Thái độ : Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
4. Năng lực : Tự học và giải quyết vấn đề ; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy học : GV : Bảng nhóm ; nam châm.
HS : Vở ÔLT ; bảng con.
III. Hoạt động dạy học :
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1.Khởi động : (Tài liệu hướng dẫn – trang 64)

2.Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề lên bảng
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:


Bài tập 1: Em đọc bạn ghi kết quả vào ô trống (Tài liệu HD- T65)
Việc 1: Làm việc cá nhân
Việc 2: HS chia sẽ trong nhóm, trước lớp
Việc 3: Nhận xét, chốt kiến thức
*Đánh giá:
+ Tiêu chí:
- HS nắm được cách tìm số bé bằng một phần mấy số lớn và số lớn gấp mấy lần số bé.
- HS có ý thức tích cực học tập.
- Hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề.
+ Phưương pháp: Quan sát; vấn đáp
+Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, trình bày miệng, tôn vinh học tập
Bài tập 3 Em và bạn viết vào chỗ chấm cho thích hợp (Tài liệu HD – T65) Quan tâm h/s
chậm tiến bộ)

Giáo viên: Lê Thị Anh Đào

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Thái Thủy

Giáo án lớp 3

- *Đánh giá:
+Tiêu chí:HS quan sát bàn cân và ghi đúng kết quả : quả dứa cân nặng 100 g; quả bí
cân nặng 700 g;3 quả cam cân nặng 600 g; quả đu đủ cân nặng 400 g.
- Quan sát đọc đúng chính xác kết quả các bàn cân.
- Tích cực tự giác làm bài .
- Tự học và giải quyết vấn đề, hợp tác

+ Phương pháp: Vấn đáp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi; trình bày miệng; nhận xét bằng lời
Bài 4: Em và bạn viết kết quả vào chỗ chấm (TLHD – T66)

- Việc 1: Cá nhân tự làm bài vào vở.
-Việc 2: Chia sẽ nhóm đôi.
-Việc 3: Chia sẽ trước lớp; nhận xét, chốt
* Đánh giá:
+ Tiêu chí: HS thực hiện tính kết quả các phép tính cộng trừ- nhân ,chia kèm theo tên
đơn vị đo khối lượng đúng. 150 g + 73 g = 223 g; 20 g x 3 =60 g; 75 g – 37g = 38 g; 84
g : 4 = 21 g
- Hào hứng , sôi nổi chia sẽ kết quả.
- Tự học và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp: quan sát; vấn đáp.
+ Kĩ thuật: ghi chép ngắn đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.
Bài 5 Viết kết quả vào chỗ chấm (TLHD -66) ; Tổ chức trò chơi : Xì điện
- Việc 1: Nhẩm kết quả trong nhóm
- Việc 2: HS tham gia chơi
- Việc 3: Nhận xét, tổng kết trò chơi.
* Đánh giá:
+ Tiêu chí:
- Thuộc bảng nhân 9, ghi kết quả đúng
-Phán đoán kết quả nhanh, đúng.
- Rèn tính cẩn thận khi trình bày kết quả.
- Tự học và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp: quan sát; vấn đáp.
+ Kĩ thuật: ghi chép ngắn đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
Bài 7:Bài toán (TLHD – T 67) (Quan tâm h/s chậm tiến bộ)

* Đánh giá:

+ Tiêu chí:
- HS nắm được dạng toán tìm một trong các phần bằng nhau của 1 số vận dụng vào giải
toán có lời văn bằng 2 phép tính chính xác. Số quyển vở em đã dùng : 24 : 4 =6(l)
Em còn số quyển vở là: 24 – 6 = 118 (l) ; Đáp số: 18l
- Hào hứng ,sôi nổi chia sẽ kết quả.
- Tự học và giải quyết vấn đề.

Giáo viên: Lê Thị Anh Đào

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Thái Thủy

Giáo án lớp 3

+ Phương pháp: quan sát; vấn đáp.
+ Kĩ thuật: ghi chép ngắn đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:

- Làm bài tập vận dụng (TLHD – T68)Tiếp sức cho h/s chậm tiến bộ
- Việc 1: HS đọc đề toán
- Phân tích bài toán
- HD lập kế hoạch giải và gải bài vào vở.
- Việc 2:Chia sẽ kết quả trong nhóm; trước lớp.
- Việc 3: GV chữa bài, chốt KT.
* Đánh giá:
+Tiêu chí: HS biết giải bài toán bằng 2 phép tính đúng: Tìm số tuổi chủa con 32 : 4 =
8(l); Hai năm nữa con có số tuổi là: 8 + 2 = 10 ( tuôir)
- Tích cực chủ động làm bài; thảo luận chia sẽ với bạn sôi nổi.

- Tự học và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp: quan sát; vấn đáp
+ Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
******************************
Thứ sáu ngày 23 tháng 11 năm 2018
Dạy TKBT5
Toán: ( T64)
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: Thuộc bảng nhân 9 vận dụng được trong giải toán(có một phép nhân 9).
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân qua các ví dụ cụ thể.
2. Kĩ năng: Hiểu, vận dụng bảng nhân 9 trong thực hiện tính, tính nhẩm, giải toán.
Làm bài tập: 1,2,3,4 (dòng 3,4)
3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh yêu thích học toán.
4. Năng lực: Hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.
II. Đồ dùng học tập: GV: bảng nhóm; nam châm, bút lông; HS: Bảng con; bút lông
III. Hoạt động dạy học:
* Khởi động:
- Tổ chước trò chơi: Bắn tên
9 x 2 ; 9 x 7 ; 9 x 8; 9 x 0 ; 9 x 10; 9 x4
- Việc 1: HD luật chơi.
- Việc 2: HS tham gia chơi
- Việc 3: Nhận xét – tổng kết trò chơi.
A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1 : Tính nhẩm (Tổ chức trò chơi : Xì điện)
a, 9 x 1 ; 9 x 2;
9 x 3 ; 9 x 5 ; 9 x 7 ; 9 x 9; 9 x 4; 9 x 8;
9 x 10 ; 9 x 0 ; 0 x 9
b, 9 x 2 ;
2 x 9; 9 x 5 ; 5 x 9 ; 9 x 8; 8 x9; 9 x 10 ; 10 x 9

Giáo viên: Lê Thị Anh Đào

9x6

Năm học: 2018 - 2019


Trường Tiểu học Thái Thủy

Giáo án lớp 3

- Việc 1: HD luật chơi.
- Việc 2: CTHĐ TQ điều hành chia sẽ.
- Việc 3: Tổng kết trò chơi.
* Đánh giá:
+ Tiêu chí: Viết đúng kết quả các phép tính . Biết được mối quan hệ khi đổi chỗ các thừa
số trong một tích thì tích không thay đổi.
-Hiểu vận dụng bảng nhân 9 để ghi kết quả vào các phép tính chính xác.
- Mạnh dạn, tự tin; trình bày lưu loát
- Giáo dục cho h/s tính cẩn thận khi làm bài.
- Tự học, hợp tác.
+ Phương pháp; Vấn đáp; tích hợp.
+Kĩ thật: Đặt câu hỏi; trò chơi; nhận xét bằng lời
Bài 2 : Tính
a, 9 x 3 + 9; 9 x 4 + 9 ;
b, 9 x 8 + 9 ; 9 x 9 + 9
- Hoạt động cá nhân: HS làm vào vở
- Hoạt động nhóm đôi: HS đổi chéo bài kiểm tra kết quả.
- Hoạt động nhóm lớn: Nhóm trưởng điều hành các bạn kiểm tra kết quả
trong nhóm.

* Đánh giá:
+ Tiêu chí: HS nắm được cách tính giá trị của biểu thức.Trong phép tính chỉ có dấu nhân
và dấu cộng ta thực hiện nhân trước, cộng sau.
- Làm bài đúng; thành thạo.
- Giáo dục cho h/s tính cẩn thận khi làm bài.
- Tự học, hợp tác.
+ Phương pháp; Vấn đáp; viết
+Kĩ thật: Đặt câu hỏi;viết nhận xét
Bài 3 : HS nêu bài toán sau đó giải vào vở .( SGK trang 64 ) (tiếp sứ cho em Tiên;
Thưởng)
- Đọc bài toán, phân tích bài toán; lập kế hoạch giải bài vào vở.
-Nhóm trưởng điều hành các bạn kiểm tra kết quả trong nhóm.Chia sẽ trước
lớp.
- GV nhận xét, chốt.
Bài giải:
3 đội còn lại có số xe là:
9 x 3 = 27 ( xe)
Giáo viên: Lê Thị Anh Đào

Năm học: 2018 - 2019


×