ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
VŨ THANH THỦY
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG CHUYỂN
QUYỀN
SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÔNG
LÔ, TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2015 - 2017
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
THÁI NGUYÊN - 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
VŨ THANH THỦY
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG CHUYỂN
QUYỀN
SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÔNG
LÔ,
TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2015 2017
Ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 8 85 01 03
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Người hướng dẫn khoa học: GS TS. Nguyễn Thế Hùng
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực
sự của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức và
sự nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của
GS.TS Nguyễn Thế Hùng.
Các số liệu và những kết quả trong luận văn là trung thực, các đề xuất đưa ra
xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm, chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình
thức nào trước khi trình, bảo vệ và công nhận bởi Hội đồng đánh giá luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ...
Tác giả luận văn
Vũ Thanh Thủy
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản thân,
tôi còn nhận được sự giúp đỡ, động viên, chỉ bảo của các thầy cô, bạn bè, đồng
nghiệp và người thân.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Thế
Hùng người đã luôn theo sát, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong khoa Quản
lý tài nguyên - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã luôn giúp đỡ tạo mọi
điều kiện cho tôi trong thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và cán bộ Uỷ ban nhân dân huyện
Sông Lô, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sông Lô, Sở Tài nguyên & Môi
trường tỉnh Vĩnh Phúc, Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Sông Lô, Phòng thống
kê huyện Sông Lô, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Sông Lô cùng tất cả
các bạn bè đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn sâu sắc tới gia đình đã động viên, tạo mọi điều kiện
về vật chất cũng như tinh thần trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn và cảm tạ!
Tác giả
Vũ Thanh Thủy
3
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH........................................................................... vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................3
3. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................................3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................4
Một số quy định chung về chuyển quyền SDĐ ..........................................................7
1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài .......................................................................................9
1.2.1. Các văn bản về chuyển quyền sử dụng đất áp dụng trên địa bàn huyện
Sông Lô .......................................................................................................................9
1.2.2. Những quy định về thời gian, trình tự, thủ tục chuyển quyền sử dụng đất.....10
1.3. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................19
1.3.1. Sơ lược tình hình quản lý đất đai và chuyển quyền sử dụng đất trên thế giới.
......20
1.3.2 Tình hình chuyển quyền sử dụng đất ở Việt Nam ...........................................25
1.4. Công tác quản lý nhà nước đối với vấn đề chuyển quyền sử dụng đất..............32
1.4.1. Quan niệm về quản lý nhà nước đối với quyền sử dụng đất...........................32
1.4.2. Vai trò của quản lý nhà nước về chuyển quyền sử dụng đất ..........................33
1.4.3. Quá trình hình thành và phát triển của quyền sử dụng đất .............................34
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................36
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................36
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................36
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................36
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................36
2.3.
Nội
dung
nghiên
..........................................................................................36
cứu
4
2.3.1. Điều tra cơ bản về điều kiện, tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý
và sử dụng đất tại huyện Sông Lô .............................................................................36
2.3.2. Đánh giá kết quả chuyển QSDĐ theo các hình thức chuyển quyền sử
dụng đất trong giai đoạn 2015- 2017 ........................................................................36
2.3.3 Đánh giá sự hiểu biết của cán bộ quản lý và người dân về công tác chuyển
QSD đất .....................................................................................................................37
2.3.4. Đề xuất một số giải pháp trong công tác chuyển quyền sử dụng đất..............37
2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................37
2.4.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp ..............................................................37
2.4.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp................................................................37
2.4.3. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ...............................................................38
2.4.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lí số liệu...........................................38
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................39
3.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và SDĐ của huyện Sông Lô ......39
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Sông Lô ...........................................................39
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................41
3.1.3. Tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Sông Lô ........................................43
3.2. Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Sông Lô
giai đoạn 2015 - 2017................................................................................................48
3.2.1. Đánh giá kết quả chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Sông Lô
giai đoạn 2015 - 2017 theo các hình thức chuyển quyền ..........................................48
3.2.2. Đánh giá kết quả chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Sông Lô
giai đoạn 2015 - 2017 theo các năm..........................................................................54
3.2.3. Đánh giá kết quả chuyển quyền sử dụng đất tại trên địa bàn huyện Sông
Lô giai đoạn 2015 - 2017 theo loại đất .....................................................................55
3.3. Đánh giá sự hiểu biết của người dân huyện Sông Lô và cán bộ quản lý về
chuyển quyền sử dụng đất
.........................................................................................55
3.3.1. Đánh giá sự hiểu biết của cán bộ quản lý và người dân trên địa bàn huyện
Sông Lô tại khu vực nghiên cứu về những quy định chung của chuyển QSDĐ ......56
5
3.3.2. Đánh giá sự hiểu biết của cán bộ quản lý và người dân huyện Sông Lô tại
khu vực nghiên cứu về các hình thức chuyển quyền sử dụng đất.............................57
3.3.3. Tổng hợp ý kiến của cán bộ quản lý và của người dân về công tác chuyển
quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Sông Lô
.........................................................66
3.3.3.1. Tổng hợp ý kiến của cán bộ quản lý trên địa bàn huyện Sông Lô về
công tác chuyển QSDĐ .............................................................................................66
3.3.3.2. Tổng hợp ý kiến của người dân trên địa bàn huyện Sông Lô về công tác
chuyển QSDĐ ...........................................................................................................67
3.3.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác chuyển quyền sử dụng đất. .......67
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................69
1. Kết luận .................................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................71
PHỤ LỤC
6
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNH
:
Công nghiệp hoá
GCN
:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất
GCNQSDĐ
:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
KT-XH
:
Kinh tế - xã hội
PLĐĐ
:
Pháp luật đất đai
QSDĐ
:
Quyền sử dụng đất
TTHC
:
Thủ tục hành chính
UBND
:
Uỷ ban nhân dân
VPĐKĐĐ-CNSL
:
Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh Sông Lô
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Bảng 1.1. Kết quả chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Sông Lô giai
đoạn 2015-2017 .....................................................................................32
Bảng 3.1. Cơ cấu các loại đất theo hiện trạng sử dụng đất năm 2017 huyện
Sông Lô ..................................................................................................44
Bảng 3.2. Kết quả chuyển đổi QSDĐ huyện Sông Lô giai đoạn 2015 - 2017.......48
Bảng 3.3. Kết quả chuyển nhượng QSDĐ huyện Sông Lô giai đoạn 2015 - 2017
.....49
Bảng 3.4. Kết quả tặng cho QSDĐ huyện Sông Lô giai đoạn 2015 - 2017...........50
Bảng 3.5. Kết quả thừa kế QSDĐ tại huyện Sông Lô giai đoạn 2015 - 2017 .......51
Bảng 3.6. Kết quả thế chấp QSDĐ huyện Sông Lô giai đoạn 2015 - 2017 ...........52
Bảng 3.7. So sánh các hình thức chuyển quyền sử dụng đất tại huyện Sông Lô
giai đoạn 2015 - 2017 ............................................................................54
Bảng 3.8. So sánh kết quả chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Sông
Lô giai đoạn 2015 - 2017 theo các năm .................................................54
Bảng 3.9. So sánh kết quả chuyển quyền sử dụng đất huyện Sông Lô giai
đoạn 2015 - 2017 theo loại đất...............................................................55
Bảng 3.10. Những hiểu biết của cán bộ quản lý và người dân trên địa bàn
huyện Sông Lô tại khu vực nghiên cứu về những quy định
chung của chuyển QSDĐ ....................................................................56
Bảng 3.11. Những hiểu biết cơ bản của cán bộ quản lý và người dân huyện
Sông Lô tại khu vực nghiên cứu về hình thức chuyển đổi QSDĐ ........58
Bảng 3.12. Những hiểu biết cơ bản của cán bộ quản lý và người dân huyện
Sông Lô tại khu vực nghiên cứu về hình thức chuyển nhượng QSDĐ
.......59
Bảng 3.13. Những hiểu biết cơ bản của cán bộ quản lý và người dân huyện
Sông Lô tại khu vực nghiên cứu về hình thức cho thuê, cho
thuê lại QSDĐ ......................................................................................61
Bảng 3.14. Những hiểu biết cơ bản của cán bộ quản lý và người dân huyện
Sông Lô tại khu vực nghiên cứu về hình thức thừa kế QSDĐ ..............62
Bảng 3.15. Những hiểu biết cơ bản của cán bộ quản lý và người dân huyện
Sông Lô tại khu vực nghiên cứu về hình thức tặng cho QSDĐ ............63
Bảng 3.16. Những hiểu biết cơ bản của cán bộ quản lý và người dân huyện
Sông Lô tại khu vực nghiên cứu về hình thức thế chấp bằng QSDĐ ....64
Bảng 3.17. Những hiểu biết cơ bản của cán bộ quản lý và người dân huyện
Sông Lô tại khu vực nghiên cứu về hình thức góp vốn bằng QSDĐ ....65
Hình 3.1. Bản đồ địa giới hành chính huyện Sông Lô ..............................................39
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất
đặc biệt không thể thay thế, thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống,
là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội,
an ninh và quốc phòng.
Đất đã tạo ra con người và con người cùng với sức lao động, cộng với trí
thông minh tuyệt vời của mình đã làm thay đổi hẳn bộ mặt của trái đất. Cũng từ đó,
đất đai trở thành điều kiện sinh tồn, thành cơ sở để thực hiện quá trình sản xuất, tạo
ra của cải vật chất cho sản xuất. Mọi quá trình sản xuất và các hoạt động của con
người đều cần đến một mặt bằng và khoảng không gian lãnh thổ nhất định. Nếu
không có đất đai thì không có một ngành nào, một xí nghiệp nào có thể hoạt động
được. Như vậy, nếu không có đất thì sẽ không có sản xuất, không có sự tồn tại của
con người.
Trong những năm gầy đây, khi nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng mạnh
mẽ, giá đất trên thị trường bất động sản hết sức phức tạp và có biểu hiện ra ngoài
tầm kiểm soát của nhà nước. Các quan hệ cung - cầu và giao dịch về bất động sản
chủ yếu đang diễn ra thông qua thị trường "ngầm". Sự biến động chủ yếu bất
thường về giá cả bất động sản, đặc biệt là những cơn sốt đất đai cho đến nay vẫn
chưa có giải pháp điều chỉnh hữu hiệu. Trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang phát triển với những biểu hiện tích
cực, nhưng cũng đã bộc lộ những mặt trái của nó; trong đó đất đai đã được coi là
đối tượng đặc biệt trong giao dịch dân sự, kinh tế, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của quy
luật giá trị, ý thức chấp hành pháp luật của người sử dụng đất chưa cao, nên khi
pháp luật đã có quy định về chuyển quyền sử dụng đất, nhưng người sử dụng đất
vẫn chuyển quyền SDĐ tùy tiện không tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, chính sách pháp luật về đất đai của Việt Nam chưa đồng bộ, đặc biệt
các quy định về việc chuyển dịch QSDĐ chưa theo kịp với cuộc sống đã và đang
làm cho việc chuyển dịch bất động sản nói chung, đất đai nói riêng ngày càng bộc
lộ nhiều bất cập. Để sử dụng đất đai một cách hợp lý tiết kiệm và hiệu quả đáp ứng
2
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì yêu cầu cấp bách phải đặt ra là
tăng cường công tác quản lý của Nhà nước về đất đai. Với sự phát triển của nền
kinh tế như hiện nay, đất đai trở thành một loại hàng hóa đặc biệt tham gia vào thị
trường thông qua quyền sử dụng đất. QSDĐ được người dân trao đổi trên thị trường
khiến cho thị trường đất đai trở thành một thị trường nóng và sôi động rất khó quản
lý. Các hình thức chuyển quyền diễn ra mạnh, người dân ngày càng có nhiều nhu
cầu sử dụng đất cho nhu cầu ở, kinh doanh,… bên cạnh đó sự hiểu biết về thủ tục,
trình tự chuyển quyền của đại bộ phận dân cư và một số cán bộ còn hạn chế; thị
trường BĐS chính quy mới hoạt động ở dạng sơ khai nên thị trường phi chính quy
(thị trường ngầm) hoạt động mạnh với việc “mua bán trao tay” dưới nhiều hình
thức, nằm ngoài sự kiểm soát của Nhà nước. Vì thế, để đảm bảo cho mọi hoạt động
chuyển quyền diễn ra hợp lý theo pháp luật thì công tác quản lý hoạt động này cần
phải thường xuyên hơn.
Sông Lô là huyện miền núi mới được thành lập từ năm 2009 trên cơ sở chia
tách huyện Lập Thạch. Huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc cách thành
phố Vĩnh Yên 27km với diện tích tự nhiên 14.996,32ha, dân số 101.921 người (bình
quân 678 người/km²). Huyện lỵ đặt tại thị trấn Tam Sơn, dân cư phân bố không
đồng đều theo đơn vị hành chính. Hiện nay Sông Lô đang tập trung phát triển công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi để tiếp nhận các dự án đầu tư
vào địa bàn huyện. Vì vậy, tại đây đang diễn ra quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, phân bổ lại đất đai cho các nhu cầu phát triển. Do nhu cầu về chuyển dịch QSDĐ
cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nên các hoạt động thực hiện các quyền của
người dân đang có xu hướng ngày càng gia tăng.
Xuất phát từ những lý do trên, dưới sự hướng dẫn khoa học của thầy giáo
GS.TS Nguyễn Thế Hùng cùng sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ Văn phòng đăng
ký đất đai chi nhánh Sông Lô tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng
và đề xuất giải pháp tăng cường hoạt động chuyển quyền sử dụng đất trên địa
bàn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2015 - 2017”.
3
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá kết quả của 7 hình thức chuyển quyền sử dụng đất theo Luật đất
đai 2013 tại huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2015 - 2017.
- Đánh giá sự quan tâm, hiểu biết của người dân và cán bộ quản lý trên địa
bàn huyện Sông Lô về các hình thức cũng như các quy định về chuyển quyền sử
dụng đất.
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong việc chuyển quyền sử dụng đất
trên địa bàn huyện Sông Lô.
- Đề xuất giải pháp phù hợp với thực tế của địa phương, phù hợp với luật
pháp do Nhà nước quy định nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này tại địa
phương.
3. Ý nghĩa của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tăng
cường hoạt động chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Sông Lô, tỉnh
Vĩnh Phúc giai đoạn 2015 - 2017” giúp nhìn nhận và đánh giá những thuận lợi,
khó khăn, hạn chế của việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện
Sông Lô. Ngoài ra, còn đánh giá được phần nào năng lực quản lý nhà nước về đất
đai của huyện. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác chuyển
quyền sử dụng đất, góp phần làm lành mạnh thị trường bất động sản và nâng cao vai
trò quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện ngày càng được tốt hơn.
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Đề tài là công trình khoa học nghiên cứu có hệ thống về các chính sách pháp
luật về đất đai, đặc biệt là chính sách chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện
Sông Lô và đề xuất các giải pháp thực hiện.
Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm góp phần quản lý nhà nước về các giao
dịch về đất đai trên địa bàn huyện đồng thời cũng góp phần hoàn thiện một số chính
sách, thủ tục về việc thực hiện chuyển quyền sử dụng đất đối với huyện Sông Lô;
Góp phần hạn chế, giải toả những bức xúc, khiếu kiện của nhân dân khi thực hiện
các thủ tục về chuyển quyền sử dụng đất.
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống
nhất quản lý. Mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội không có quyền sở hữu đất, họ
được Nhà nước trao quyền sử dụng đất để sử dụng theo quy định của pháp luật. [17]
Khoản 10 Điều 3, Luật Đất đai năm 2013 quy định: "Chuyển quyền sử dụng
đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua
các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và
góp vốn bằng quyền sử dụng đất";
Khoản 20 Điều 3, Luật Đất đai năm 2013 quy định: "Giá trị quyền sử dụng
đất là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất đối với một diện tích đất xác định
trong thời hạn sử dụng đất xác định". [17].
Luật Đất đai 2013 quy định các hình thức chuyển QSDĐ đó là: chuyển
đổi, chuyển nhượng, cho thuê và cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp
vốn bằng QSDĐ.
Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng,
cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất và góp vốn
bằng quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện quy định tại điều 188 Luật Đất đai
2013. [17].
5
* Chuyển đổi quyền sử dụng đất
Quyền chuyển đổi quyền sử dụng đất là quyền mà người sử dụng đất nông
nghiệp được chuyển đổi đất đai cho nhau, thực chất của hoạt động đổi đất cho nhau
là việc “đổi đất lấy đất” giữa các chủ thể sử dụng đất, nhằm mục đích chủ yếu là tổ
chức lại sản xuất cho phù hợp với tình hình sản xuất nông nghiệp của các hộ gia
đình, khắc phục tình trạng manh mún, phân tán đất đai như hiện nay. [10].
Điều kiện chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp như sau: Hộ gia đình,
cá nhân sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao đất, do chuyển đổi, nhận
chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất hợp pháp từ người
khác thì chỉ được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng xã,
phường, thị trấn cho hộ gia đình, cá nhân khác để thuận lợi cho sản xuất nông
nghiệp và không phải nộp thuế thu nhập từ việc chuyển đổi quyền sử dụng đất và lệ
phí trước bạ. (Điều 190 Luật Đất đai 2013) [17].
Như vậy, hai hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu trên cùng xã, thị trấn, phường
đang sử dụng đất hợp pháp theo quy định của pháp luật đã được cấp Giấy chứng
nhận, đang trong thời hạn sử dụng đất, không bị kê biên để bảo đảm thi hành án thì
được phép chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp.
* Chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Chuyển nhượng QSDĐ là việc chuyển quyền sử dụng đất cho người khác
trên cơ sở có giá trị, người nhận quyền sử dụng đất phải trả cho người có đất một
khoản tiền hoặc hiện vật tương ứng với chi phí mà họ đã bỏ ra để có được quyền sử
dụng đất và tất cả những chi phí đầu tư làm tăng giá trị của đất. [10].
Chuyển nhượng QSDĐ là một hình thức chuyển quyền sử dụng đất phổ
biến nhất.
* Cho thuê và cho thuê lại quyền sử dụng đất.
Nhà nước cho thuê quyền sử dụng đất là việc Nhà nước quyết định trao
quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất thông qua hợp đồng cho
thuê quyền sử dụng đất. [17].
6
Cho thuê lại quyền sử dụng đất là việc người sử dụng đất nhường quyền sử
dụng đất của mình cho người khác sử dụng theo sự thỏa thuận trong một thời gian
nhất định bằng hợp đồng theo quy định của pháp luật.
Cho thuê khác với cho thuê lại quyền sử dụng đất. Cho thuê quyền sử dụng
đất là việc Nhà nước giao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất. Còn cho thuê
lại quyền sử dụng đất là việc người sử dụng đất nhường quyền sử dụng đất của
mình cho người khác sử dụng mà đất đó có nguồn gốc là đất thuê [10].
* Thừa kế quyền sử dụng đất
Thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển quyền sử dụng đất của người chết
sang cho người thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật đất đai [10].
Chủ thể quan hệ thừa kế đất đai bảo gồm:
Người để lại thừa kế: người để lại thửa kế có thể là bất kỳ cá nhân nào được
nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhận quyền sử dụng đất thỏa mãn điều kiện thực
hiện quyền thừa kế.
Người nhận thừa kế: Bao gồm người được nhận thừa kế theo ý chí của người
để lại thừa kế, người được nhận thừa kế theo pháp luật bao gồm những người được
thừa kế theo quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng và quan hệ huyết thống theo
pháp luật dân sự quy định.
* Tặng cho quyền sử dụng đất
Tặng cho quyền sử dụng đất là sự thoả thuận bằng văn bản giữa bên tặng cho
và bên được tặng cho, theo đó bên tặng cho giao quyền sử dụng đất cho bên được
tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận theo quy
định của Bộ luật dân sự và Pháp luật về đất đai. Đồng thời, nó còn là một phương
tiện pháp lý quan trọng bảo đảm cho việc dịch chuyển quyền sử dụng đất từ bên
tặng cho sang bên nhận tặng cho nhằm thoả mãn các nhu cầu về sử dụng đất.
Đây là một hình thức đặc biệt của chuyển quyền sử dụng đất mà người
chuyển quyền sử dụng đất không thu lại tiền hoặc hiện vật, tuy nhiên trong rất nhiều
trường hợp người dân lợi dụng hình thức này để trốn thuế, vì thế Nhà nước có quy
định cụ thể những trường hợp được phép tặng cho QSDĐ mà không phải chịu thuế
thu nhập cá nhân và những trường hợp phải chịu loại thuế này.
7
* Thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất
Thế chấp quyền sử dụng đất là việc người sử dụng đất đem quyền sử dụng
đắt của mình đến thế chấp cho một tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân
nào đó theo quy định của pháp luật để vay tiền hoặc mua chịu hàng hoá trong một
thời gian nhất định theo thoả thuận. [10].
Thế chấp quyền sử dụng đất còn là sự thỏa thuận giữa các bên tuân theo các
điều kiện, nội dung, hình thức chuyển quyền sử dụng đất được Bộ luật dân sự và
pháp luật đất đai quy định. Theo đó, bên sử dụng đất dùng quyền sử dụng đất của
mình đi thế chấp để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự.
* Góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất
Góp vốn bằng quyền sử dụng đất là việc người sử dụng đất có quyền coi giá
trị quyền sử dụng đất của mình như một loại tài sản dân sự đặc biệt để góp với
người khác cùng hợp tác sản xuất kinh doanh. Việc góp vốn này có thể xảy ra giữa
hai hay nhiều đối tác và rất linh động. [10].
Một số quy định chung về chuyển quyền SDĐ
* Điều kiện thực hiện quyền chuyển quyền sử dụng đất
Điều 188 Luật Đất đai số 2013 quy định: Điều kiện thực hiện các quyền
chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp
quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất. [17].
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng,
cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng
quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và
trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi
thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế,
8
tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng
quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190,
191, 192, 193 và 194 của Luật này. [17]
3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho,
thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ
quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính. [17]
* Thời điểm thực hiện các quyền chuyển QSDĐ
Điều 168 Luật Đất đai năm 2013 quy định thời điểm mà người sử dụng đất
được thực hiện các quyền của mình [17]:
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê,
cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng
nhận. Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử
dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường
hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền
khi có giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc
được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi
thực hiện các quyền.
2. Thời điểm người thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án
đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc cho thuê; chuyển nhượng quyền sử
dụng đất đồng thời chuyển nhượng toàn bộ dự án đối với dự án đầu tư xây dựng kết
cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê sau khi có giấy chứng nhận và có đủ
điều kiện theo quy định tại Điều 194 của Luật này.[17].
Việc chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản và phải được
công chứng, chứng thực thực theo quy định của pháp luật.
* Giá chuyển quyền sử dụng đất
- Do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định 5 năm
một lần (theo Luật đất đai 2013). [17].
- Do đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất.
9
- Do người sử dụng đất thoả thuận với những người có liên quan khi thực
hiện chuyển quyền sử dụng đất.
1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài
1.2.1. Các văn bản về chuyển quyền sử dụng đất áp dụng trên địa bàn huyện
Sông Lô
1.2.1.1. Các văn bản của Nhà nước
- Bộ luật Dân sự ngày 14/06/2005.
- Luật Công chứng số 53/2014/ QH13 ngày 20/6/2014, có hiệu lực thi hành
kể từ ngày 01/01/2015.
- Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH11 ngày 21/11/2006, có hiệu lực
thi hành từ ngày 01/01/2009.
- Luật Đất đai năm 2013, có hiệu lực từ ngày 01/7/2014.
- Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/04/2014 của Chính phủ về việc quản
lý, sử dụng đất trồng lúa.
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật đất đai.
- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về
giá đất.
- Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011
“Hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất”.
- Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
- Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính.
- Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê, chuyển mục đich sử dụng đất, thu
hồi đất.
- Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
10
- Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT ngày 23/6/2016
“Hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất”.
1.2.2.2 Các văn bản của UBND tỉnh Vĩnh Phúc
- Quyết định số 42/2014/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2014 của UBND
tỉnh Vĩnh Phúc quy định về giao đất xây dựng nhà ở không thông qua đấu giá
quyền sử dụng đất, hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận diện tích đất ở và
diện tích chia, tách thửa đất ở tối thiểu, hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc,
đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Quyết định số 28/2016/QĐ-UBND của UBND Tỉnh Vĩnh Phúc: Về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của bản Quy định về giao đất xây dựng nhà ở, hạn
mức giao đất ở, hạn mức công nhận diện tích đất ở và diện tích chia, tách thửa đất ở
tối thiểu; hạn mức giao đất trống đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa
sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ban hành kèm theo
Quyết định số 42/2014/QĐ-UBND ngày 15/9/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc
- Quyết định số 2091/QĐ-CT ngày 04/8/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về
Về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết
chung của UBND cấp huyện.
- Quyết định số 1509/QĐ-CT ngày 04/5/2016 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về
Về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết
chung của UBND cấp huyện.
1.2.2. Những quy định về thời gian, trình tự, thủ tục chuyển quyền sử dụng đất
* Thời gian giải quyết thủ tục chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài
sản gắn liền với đất.
Được quy định tại điều 61 Nghị định 43 ngày 15/5/2014 của Chính Phủ như
sau: [5].
Chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, đăng ký góp vốn bằng quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là không quá 10 ngày;
Xóa đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền
với đất là không quá 05 ngày làm việc;
11
Đăng ký, xóa đăng ký thế chấp, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất là
không quá 03 ngày làm việc;
Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc
chồng thành của chung vợ và chồng là không quá 10 ngày; [5].
* Trình tự thủ tục chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử đất, quyền sở
hữu tài sản gắn liền với đất (thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông)
[26].
Thủ tục chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng là một quá trình
đòi hỏi sự phối hợp của các cá nhân, cơ quan có liên quan như người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan, cơ quan thuế, UBND cấp huyện, UBND cấp xã trực tiếp là Cán
bộ công chức địa chính xã. Do đó quá trình thực hiện thủ tục có trình tự, thủ tục
nhất định, trong đó quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan có liên quan.
Cụ thể như sau:
Bước 1. Nộp hồ sơ
Người có nhu cầu thực hiện thủ tục chuẩn bị hồ sơ nộp tại:
Nơi tiếp nhận:
a) Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa thuộc UBND cấp
huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nếu có nhu cầu.
Thời gian nhận hồ sơ:
Các ngày làm việc trong tuần
- Buổi sáng từ 7h30’ đến 10h30’
- Buổi chiều từ 13h30’ đến 16h
Trường hợp kiểm tra hồ sơ có sự sai khác về hình thể, kích thước và diện tích
so với Giấy chứng nhận đã cấp thì đề nghị người sử dụng đất thực hiện cấp đổi hoặc
đăng ký biến động về sự thay đổi thông tin về thửa đất trước khi thực hiện quyền.
Trường hợp thực hiện quyền của người sử dụng đất đối với một phần thửa
đất thì người sử dụng đất đề nghị Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện
đo đạc tách thửa đối với phần diện tích cần thực hiện quyền của người sử dụng đất
trước khi nộp hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất.
12
Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03
ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ
bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
b) Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả
kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ.
Trường hợp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì trong thời hạn 01 ngày
làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã phải chuyển hồ sơ đến
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
c) Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu
đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định thì thực hiện các công việc sau đây:
- Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính
đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;
- Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp.
Trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận thì lập hồ sơ chuyển Văn phòng
đăng ký đất đai để trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho
người sử dụng đất.
- Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
- Trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân
cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Trường hợp người đề nghị cấp Giấy chứng nhận đã chết trước khi được trao
Giấy chứng nhận thì người được thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của pháp
luật thừa kế nộp bổ sung giấy tờ về thừa kế theo quy định. Chi nhánh Văn phòng
đăng ký đất đai xác nhận thừa kế vào Giấy chứng nhận đã ký hoặc lập hồ sơ chuyển
Văn phòng đăng ký đất đai để trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người
được thừa kế theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Người được thừa kế
có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền
với đất trong trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đã chết phải thực hiện
theo quy định của pháp luật.
d) Người được cấp Giấy chứng nhận nộp lại bản chính giấy tờ theo quy định
13
trước khi nhận Giấy chứng nhận.
* Trường hợp người sử dụng đất tặng cho quyền sử dụng đất để xây dựng
công trình công cộng thì phải lập văn bản tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định.
Sau khi hoàn thành xây dựng công trình công cộng trên đất được tặng cho,
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai căn cứ vào văn bản tặng cho quyền sử dụng
đất đã được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận và hiện trạng sử dụng đất để đo đạc,
chỉnh lý biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và thông báo cho
người sử dụng đất nộp Giấy chứng nhận đã cấp để xác nhận thay đổi. Trường hợp
người sử dụng đất tặng cho toàn bộ diện tích đất đã cấp Giấy chứng nhận thì thu hồi
Giấy chứng nhận để quản lý.
* Cách thức thực hiện
Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế
một cửa thuộc UBND cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nếu có nhu cầu.
* Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Hợp đồng, văn bản về việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê
lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; góp
vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung
vợ và chồng theo quy định.
Trường hợp người thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền
với đất là người duy nhất thì phải có đơn đề nghị được đăng ký thừa kế quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của người thừa kế;
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
- Văn bản của người sử dụng đất đồng ý cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với
đất được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, góp vốn tài sản gắn liền với đất đối với
trường hợp chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất
mà chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất.
- Trường hợp người đề nghị cấp Giấy chứng nhận đã chết trước khi được
trao Giấy chứng nhận thì người được thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của
14
pháp luật thừa kế nộp bổ sung giấy tờ về thừa kế theo quy định.
- Nếu bên nhận chuyển quyền gồm nhiều người hoặc hai vợ chồng mà có
nhu cầu đứng tên một người trên Giấy chứng nhận phải có văn bản có đủ chữ ký
của những người có QSD đất ký và xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc
đồng ý để một người đứng tên trên Giấy chứng nhận.
b) Số lượng hồ sơ: 1 bộ + hồ sơ chuyển thuế
* Thời hạn giải quyết
- Không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Cụ thể
như sau:
+ Thời gian nhận ở cấp xã: không quá 01 ngày làm việc;
+ Thời gian giải quyết ở Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai: không quá
05 ngày làm việc;
+ Thời gian giải quyết của cơ quan thuế: không quá 5 ngày làm việc (không
tính vào thời gian thực hiện TTHC)
+ Thời gian giải quyết ở Văn phòng đăng ký đất đai: không quá 03 ngày
làm việc;
+ Thời gian giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường: không quá 01 ngày
làm việc;
- Không quá 25 ngày làm việc đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu,
vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Cụ thể như sau:
+ Thời gian nhận ở cấp xã: không quá 03 ngày làm việc;
+ Thời gian giải quyết ở Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai: không quá
18 ngày làm việc;
+ Thời gian giải quyết của cơ quan thuế: không quá 5 ngày làm việc (không
tính vào thời gian thực hiện TTHC);
+ Thời gian giải quyết ở Văn phòng đăng ký đất đai: không quá 03 ngày
làm việc;
+ Thời gian giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường: không quá 01 ngày
làm việc.
Thời gian này không bao gồm thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của
người sử dụng đất, thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi
15
phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
Kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải trả cho người sử dụng đất, chủ sở
hữu tài sản gắn liền với đất trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày
có kết quả giải quyết.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
+ Sở Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp cấp mới Giấy chứng nhận.
+ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai đối với trường hợp xác nhận thay đổi
trên Giấy chứng nhận.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện
(nếu có): Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan thuế, kho bạc.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
- Ghi vào sổ địa chính và lập hồ sơ để Nhà nước quản lý.
- Giấy chứng nhận.
* Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký thế chấp QSDĐ và tài sản gắn liền
với đất.[26]
Bước 1: Cá nhân hoặc tổ chức tín dụng chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định
của pháp luật
Bước 2: Cá nhân hoặc tổ chức tín dụng nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả theo cơ chế một cửa thuộc UBND cấp huyện.
Thời gian nhận hồ sơ tất cả các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày lễ)
- Buổi sáng từ 8h00’ đến 10h30’.
- Buổi chiều từ 14h00’ đến 16h00’
Bước 3: Cán bộ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa cấp
huyện tiếp nhận và kiểm tra tính pháp lý, nội dung hồ sơ:
- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết phiếu tiếp nhận hồ sơ trao trả cho người nộp
16
- Nếu hồ sơ không hợp lệ thì trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, cán
bộ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trả lại hồ sơ cho người nộp và hướng dẫn cá
nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Bước 4: Cán bộ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa cấp
huyện kiểm tra hồ sơ, chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết
quả về bộ phận một cửa thuộc UBND cấp huyện để trả cho cá nhân hoặc tổ chức tín
dụng theo giấy hẹn.
Bước 5: Cá nhân hoặc tổ chức tín dụng nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả theo cơ chế một cửa thuộc UBND cấp huyện.
* Cách thức thực hiện
Trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa thuộc
UBND cấp huyện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
Trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất mà tài sản đó đã được chứng
nhận trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
1. Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
(02 bản chính theo mẫu);
2. Hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất có công chứng, chứng thực
hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật (01 bản chính);
3. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất (01 bản chính);
4. Văn bản uỷ quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký thế chấp là
người được ủy quyền (01 bản sao có chứng thực), trừ trường hợp người yêu cầu
đăng ký xuất trình bản chính Văn bản ủy quyền thì chỉ cần nộp 01 bản sao để đối
chiếu.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
* Thời gian thực hiện
Không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (Trường hợp
nhận sau 15h thì trả kết quả vào ngày làm việc tiếp theo).
* Kết quả thực hiện
- Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất