MỤC LỤC
Câu 1: Nội dung biểu đồ phụ tải nguồn lực.....................................................................................2
Câu 2: ND sơ đồ điều chỉnh đều nguồn lực dựa trên time dự trữ tối thiểu..................................2
Câu 3: Các pp phân phối nguồn lực..................................................................................................3
Câu 4: Nguyên tắc ưu tiên khi phân bố nguồn lực..........................................................................4
Câu 5: phương pháp thực hiện phân bổ nhiều nguồn lực cho một dự án.....................................4
Câu 6. Phương pháo cân đối hai nguồn lực dự án cho một tập hợp dự án...................................4
Câu 7: Phân phối LĐ gián tiếp..........................................................................................................5
Câu 8: pp lập dự toán NS DA............................................................................................................5
Câu 9: Phân biệt chtr ĐC 1 với ĐC 2...............................................................................................8
Câu 10: Phân biệt DA với chtr mục tiêu...........................................................................................8
Câu 11: ND Chi phí chất lượng DA..................................................................................................9
Câu 12: Kế hoạch chi phí cực tiểu và kế hoạch giảm tổng chi phí của CTĐN.........................11
Câu 13: Nội dung chủ yếu công tác quản lý chất lượng ĐT........................................................12
Câu 14: Các công cụ QL chất lượng...............................................................................................13
Câu 15: Các pp chủ yếu quản lý chất lượng DA...........................................................................15
Câu 16: Nội dung, tác dụng của giám sát và trình bày phương pháp phân tích tỉ số quan trọng........17
Câu 17. Phương pháp phân tích tỉ số quan trọng..........................................................................17
Câu 18: Các phương pháp giám sát dự án......................................................................................18
Câu 19: Nội dung và mục tiêu của đánh giá DA? Tác dụng........................................................20
Câu 20: Phân biệt GS v ĐG DA......................................................................................................23
Câu 21: Dự toán ngân sách..............................................................................................................24
Câu 22: Đặc điểm của dự toán ngân sách......................................................................................24
Câu 23: Pp dự toán ngân sách..........................................................................................................25
Câu 24: So sánh dự toán ngân sách DA và NS thường xuyên của tổ chức................................26
Câu 25: Trình bày sự giống và khác nhau của 4 chương trình: CTBT, CTĐN, CT điều chỉnh
I, CT điều chỉnh II.............................................................................................................................26
1
Câu 1: Nội dung biểu đồ phụ tải nguồn lực
a. Khái niệm
Biểu đồ phụ tải nguồn lực phản ánh số lượng từng loại nguồn lực cần thiết theo kế
hoạch tiến độ hiện tại trong một thời kỳ nhất định cho từng công việc hoặc toàn bộ
vòng đời dự án.
b. Tác dụng
- Trình bày bằng hình ảnh nhu cầu cao thấp khác nhau về một loại nguồn lực nào đó
trong từng thời đoạn
- Là cơ sở lập kế hoạch sản xuất, cung cấp nguyên vật liệu, máy móc thiết bị cho dự án
- Là cơ sở để nhà quản lý dự án điều phối, bố tri nguồn lực khan hiếm theo yêu cầu tiến
độ dự án
c. Phương pháp
Bước 1: xây dựng sơ đồ PERT
Bước 2: lập biểu đồ pert/cpm điều chỉnh
Bước 3: vẽ sơ đồ phụ tải nguồn lực
Câu 2: ND sơ đồ điều chỉnh đều nguồn lực dựa trên time dự trữ tối thiểu
Trong quá trình phân bổ nguồn lực cho dự án, nhu cầu nguồn lực cho từng công việc
cũng như toàn bộ dự án không đều nhau giữa các thời kỳ, điều này gây khó khăn cho công
tác quản lý và phân phối nguồn lực. Mặt khác, cung nguồn lực của đơn vị nói chung là bị hạn
chế cả về số lượng, chất lượng và thời điểm cung cấp. trong quá trình điều phối 1 nguồn lực
cho dự án, các nhà quản lý luôn phải đặt số lượng nguồn lực cần điều phối trong quan hệ với
tiến độ thời gian và kế hoạch ngân sách được duyệt. Điều chỉnh đều nguồn lực dựa trên thời
gian dự trữ tối thiểu là phương pháp rất có hiệu quả để giải quyết những vấn đề nêu trên.
Trong điều chỉnh đều nguồn lực dựa trên thời gian dự trữ tối thiểu do phải hoàn thành dự án
đúng hạn nên các nhà quản lý dự án phải điều chỉnh nguồn lực trong điều kiện phạm vi thời
gian cho phép.
Bước 1: Vẽ sơ đồ PERT, xây dựng biểu đồ phụ tải nguồn lực
Bước 2: Tính thời gian dự trữ của các công việc.
Bước 3: Phân phối nguồn lực dự án theo sơ đồ triển khai sớm (ES). Khi nhu cầu nguồn
lực vượt mức cho phép thì liệt kê các công việc cùng cạnh tranh nguồn lực theo trình tự thời
gian dự trữ từ thấp đến cao.
Bước 4: Điều chỉnh đều nguồn lực theo nguyên tắc phân phối cho công việc có thời gian
dự trữ thấp nhất trước, tiếp đến công việc có thời gian dự trữ thấp thứ hai…cho đến các công
việc cuối cùng. Quá trình điều chỉnh đảm bảo sao cho việc kéo dài thời gian hoàn thành dự
án ở mức thấp nhất và chú ý sắp xếp lại các công việc không nằm trên đường găng để ưu tiên
nguồn lực cho các công việc găng.
2
Câu 3: Các pp phân phối nguồn lực
Ưu tiên phân phối một nguồn lực hạn chế
Để phân phối một nguồn lực cho dự án có thể áp dụng nhiều nguyên tắc ưu tiên, tùy theo
mục đích nghiên cứu mà có thể áp dụng kết hợp nhiều nguyên tắc ưu tiên về cơ bản các
nguyên tắc được thực hiện qua một số bước sau:
B1: Bắt đầu từ ngày đầu tiên thực hiện dự án phân phối nguồn lực cho tối đa số công việc
dựa vào những điều kiện dàn buộc và mqh giữa các công việc
B2: Khi có cùng 1 số công việc cùng cạnh tranh một nguồn lực thì có thể áp dụng những
nguyên tắc ưu tiên
B3: Trong những trường hợp nhất định có thể được điều chỉnh kế hoạch thực hiện những
công việc không Gant để bố trí nguồn lực cho các công việc Gant
Phân phối đồng thời hai nguồn lực cho dự án
a) phương pháp bảng biểu
B1: Vẽ sơ đồ Pert→ xác định đường Gant
B2: Lập bảng với cấu trúc( cột đầu tiên liệt kê tất cả các công việc theo trình tự đánh số
các sự kiện, cột tiếp theo là thời gian thực hiện các công việc và số lượng nguồn lực cần
thiết. Mỗi một công việc được biểu diễn bằng một đoạn thẳng
b) phương pháp đồng thời 2 nguồn lực cho dự án( giả định quy mô đầu vào của nguồn
lực thứ hai thì phụ thuộc vào nguồn lực thứ nhất)
Trong 1 số trường hợp số lao động cần phân phối cho các công việc dự án chưa biết mà
có thể xác định dựa vào phương pháp tính số bình quân
Để điều phối nguồn lực cho nhiều dự án người ta sử dụng phương pháp cân
đối
B1: Sắp xếp các dự án theo thứ tự ưu tiên giảm dần từ cao xuống thấp
B2: Bố trí nguồn lực từng loại theo yêu cầu của các công việc dự án được ưu tiên nhất
trước, tiếp theo cho các công việc còn lại
B3: Khi nguồn lực cho phép đã được phân phối hết thì 1 thời kỳ cân đối được thực hiện
và chuyển cho các công việc tiếp theo để thực hiện nguyên tắc cân đối
3
Câu 4: Nguyên tắc ưu tiên khi phân bố nguồn lực
1. Công việc phải thực hiện trước cần được ưu tiên trước
2. Ưu tiên cho công việc có nhiều công việc găng theo sau
3. Ưu tiên công việc có số công việc theo sau nhiều nhất (ko chỉ công việc găng)
4. Ưu tiên cho những công việc cần thời gian thực hiện ngắn nhất. Mục đích là tối đa số
công việc được thực hiện trong cùng thời kì
5. Ưu tiên cho công việc có thời gian dự trữ tối thiểu
6. Ưu tiên cho những công việc đòi hỏi mức độ nguồn lực lớn nhất. Thực hiện nguyên
tắc này với giả định công việc có tầm quan trọng hơn thường đòi hỏi mức nguồn lực dành
cho nó nhiều hơn.
Câu 5: phương pháp thực hiện phân bổ nhiều nguồn lực cho một dự án
Bước 1: vẽ sơ đồ PERT và xác định đường găng các công việc dự án
Bước 2: xác định thời gian bắt đầu sớm và bắt đầu muộn thực hiện các công việc dự án
Bước 3: phân bổ nguồn lực theo kế hoạch triển khai sớm và kế hoạch triển khai muộn
Bước 4: xác định số lượng từng loại nguồn lực cần thiết trong mỗi thời đoạn theo từng kế
hoạch triển khai sớm và muộn. So sánh nhau cầu nguồn lực từng loại vs mức đường phép sử
dụng. Xác định mức nguồn lực tăng thêm theo từng kế hoạch triển khai sớm và muộn
Bước 5: lựa chon phương pháp bố trí nguồn lực hiệu quả nhất. Phương pháp bố trí nguồn lực
hiệu quả nhất là phương pháp bố trí nguồn lực làm tối thiểu quy mô từng nguồn lực tăng
thêm trong khi vẫn đảm bảo đúng tiến độ thực hiện dự án và logic các công việc.
Câu 6. Phương pháo cân đối hai nguồn lực dự án cho một tập hợp dự án
Nội dung phương pháp.
- Sắp xếp các dự án cần phải bố trí nguồn lực theo thứ tự ưu tiên từ cap xuống thấp.
- Bố trí nguồn lực từng loại lần lượt theo yêu cầu các công việc của dự án được ưu tiên
trước nhất rồi mới đến công việc cuacs các dự án ưu tiên tiếp theo.
- Thiết lập một thời kỳ cân đối khi tất cả nguồn lực được phép sử dụng trong một thời
kỳ đã được phân phối cho các công việc của một hoặc nhiều dự án. Một thời kỳ cân
đối mới lại được bắt đầu.
4
Câu 7: Phân phối LĐ gián tiếp
Phân công cán bộ quản lý dự án, nhất là lực lượng lao động gián tiếp hợp lý sẽ tạo điều
kiện sử dụng hiệu quả lực lượng lao động. Trong điều kiện luật lao động cho phép nghỉ 2
ngày một tuần và do yêu cầu công việc đòi hỏi số lao động làm việc từng ngày trong tuần
khác nhau, đặc biệt yêu cầu làm việc trong những ngày nghỉ cuối tuần thì việc bố trí hợp lý
lao động sẽ có ý nghĩa to lớn trên cả phương diện kinh tế và xã hội.
Một số nguyên tắc khi bố trí lao động gián tiếp.
- Bước 1: Xác định những cặp ngày liên tiếp mà đòi hỏi tổng số lao động thấp nhất.
Nếu có nhiều cặp ngày tổng yêu cầu về lao động thấp nhất là bằng nhau thì chonj cặp ngày
nào có yêu cầu lao động của ngày cận kề là thấp nhất. Nếu vẫn còn tình trạng giống nhau thì
chọn ngẫu nhiên 1 cặp ngày.
- Bước 2: Cặp ngày vừa chọn trở thành 2 ngày nghỉ của lao động A nào đó và bố trí đi
làm vào những ngày còn lại.
- Bước 3: Tính toán lại nhu cầu lao động trong những ngày còn lại trong tuần sau đó
quay lại bước 1, 2, 3.
Trong quá trình phân công lao động cần đảm bảo tối thiểu đủ số lao động yêu cầu trong
từng ngày của tuần … không để một ngày nào đó thiếu lao động, cũng không nên dự trữ quá
nhiều lao động. Ngoài ra trong quá trình thực hiện phương pháp bố trí lao động này, khi thấy
số lao động cần ở một ngày nào đó đã đủ không có nghĩa lao động đó được nghỉ mà họ vẫn
tiếp tục đi làm theo luật quy định. Việc bố trí lao động cần tuân theo những điều kiện cụ thể.
Câu 8: pp lập dự toán NS DA
Kn: dự toán ngân sách dự án là kế hoạch phân phối nguồn quỹ cho các hoạt động dự án
nhằm đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu chi phí, chất lượng và tiến độ của dự án.
Các pp dự toán ngân sách:
1. pp dự toán ngân sách từ cao xuống thấp:trên cơ sở chiến lược dài hạn, đồng thời dựa
vào kinh nghiệm yêu cầu,nhiệm vụ và nguồn số liệu quá khứ liên quan đến các dự án tương
tự, các nhà quản lí cấp cao của tổ chức hoạch định việc sử dụng ngân sách chung cho đơn vị
Quá trình lập dự toán ngân sách
Thứ tự Cấp
thực hiện quản lí
bậc Nội dung chuẩn bị ngân sách ở từng cấp
1
Các nhà quản Chuẩn bị ngân sách dài hạn dựa trên mục tiêu của tổ chức, các
lí cấp cao
chính sách và những điều kiện ràng buộc về nguồn lực
2
Các nhà quản Lập ngân sách trung hạn và ngắn hạn cho bộ phận chức năng
lí chức năng
phụ trách
3
Các nhà quản Lập ngân sách hoath động cho toàn bộ dự án và từng công
lí dự án
việc cụ thể
5
Ưu điểm:
- tổng ngân sách được dự toán phù hợp với tình hình chung của đơn vị và với yêu cầu của
dự án. Ngân sách đó đã được xem xét trong mối quan hệ với các dự án khác, giữa chi tiêu
cho dự án với khả năng tài chính của đơn vị
- các nhiệm vụ nhỏ chi tiết, cũng như những chi tiêu tốn kém cũng đã được xem xét trong
mối tương quan chung
Nhược điểm:
- từ ngân sách dài hạn chuyển thành nhiều ngân sách ngắn hạn cho các dự án, các bộ
phận chức năng đòi hỏi có sự kết hợp các loại ngân sách này để đạt được 1 kế hoạch ngân
sách chung hiệu quả là 1 công việc không dễ dàng
- có sự cạnh tranh giữa các nhà QLDA với các nhà ql chức năng về lượng ngân sách cần
được cấp và thời điểm được nhận. cản trở sự phối hợp giữa các nhà QLDA với quản lí chưc
năng trg đơn vị
- dự toán ngân sách chỉ bó hẹp trg phạm vi chi phí kế hoạch của cấp trên nên nhiều khi
không phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của dự án
2. pp lập ngân sách từ dưới lên: ngân sách được dự toán từ thấp đến cao, từ các bộ phận
theo các nhiệm vụ và kế hoạch tiến độ.
Quá trình lập kế hoạch:
Các
bc Cấp bậc quản lí
thực hiện
Nội dung chuẩn bị ngân sách ở từng cấp
1
Các nhà ql cấp cao
Xd khung n/sách, xác định mục tiêu và lựa chọn dự án
2a
Các nhà ql chức năng
Xd ngân sách trung hạn và ngắn hạn cho từng bộ phận
chức năng phụ trách
2b
Các nhà ql dự án
Xd ngân sách cho từng bộ phận, từng công việc dự án
gồm cả chi phí nhân công, nguyên nhiên vật liệu
3
Các nhà ql cấp cao
Tổng hợp, điều chỉnh và phê duyệt ngân sách dài hạn
Ưu điểm:
- Dự tính khá chính xác về nguồn lực và chi phí
- Pp là biện pháp đào tạo các nhà ql cấp thấp trong việc dự toán n/sách
Nhược điểm:
- ngân sách phát triển theo từng nhiệm vụ nên cần phải có danh mục đầy đủ các công việc
của dự án. Trong thực tế, điều này khó có thể đạt dc
- cá nhà ql cấp cao k có cơ hội kiểm soát quá trình lập ngân sách của cấp dưới
- cấp dưới có tư tưởng sợ cấp trên cắt giảm chi phí nên có xu hướng dự toán vượt mức
cần thiết
3. pp kết hợp:
- xd khung kế hoạch ngân sách cho mỗi năm tài chính
- nhà ql cấp trên yêu cầu cầu cấp dưới đệ trình yêu cầu ngân sách của đơn vi mình
6
- người đứng đầu bộ phận quản lí chuyển yêu cầu dự toán ngân sách xuống các cấp thấp
hơn
- xd ngân sách đc thực hiên ở các cấp. sau đó quá trình tổng hợp ngân sách được bắt đầu
từ đơn vị thấp nhất đến cao hơn
- các nhà lãnh đạo cấp cao xem xét và hiệu chỉnh nếu cần thiết. sau khi được duyệt sơ bộ,
các trưởng phòng chức năng và giám đốc dự án tiếp tục điều chỉnh ngân sách của các bộ
phận mình cho đến khi đạt yêu cầu.
Ưu điểm:
- tạo cơ hội tốt cho các bộ phận phát huy tính sáng tạo, chủ động của đơn vị
Nhược điểm:
- quá trình lập dự toán kéo dài và tốn nhiều time
- cấp dưới vẫn có xu hướng dự toán cao hơn
4. pp dự toán ngân sách theo dự án: là pp dự toán ngân sách trên cơ sở các khoản thu và
chi phát sinh theo từng công việc và được tổng hợp theo dự án
Các bc thực hiện:
- dự tính chi phí cho từng công việc dự án
- xác định và phân bổ chi phí dán tiếp
- dự tính chi phí cho từng năm và cả vòng đời dự án
5. dự toán ngân sách theo khoản mục chi phí: pp này áp dụng cho các bộ phân chức năng
và bộ phận gián tiếp trg ban quản lí dự án. Theo pp này việc dự toán được tiến hành trên cơ
sở thực tế năm trc cho từng khoản mục chi tiêu, sau đó tổng hợp lại theo từng đơn vị hoặc
các bộ phận khác nhau của tc
Nội dung pp:
Khoản mục
Thực tế năm trc
Kế hoạch
Chênh lệch
Dự án
(1)
(2)
(3)
(4)=(3)-(2)
A
Tiền lương
Nguyên liệu
Chi phí điện nc…
7
B
Câu 9: Phân biệt chtr ĐC 1 với ĐC 2
CTĐC 1
CTĐC 2
-Mục tiêu: đạt chi phí tăng cực tiểu và thời - Mục tiêu: Tiết kiệm được chi phí ở mức
gian rút ngắn nhất so với phương án bình hợp lý so với CTĐC 1 trong khi vẫn đảm
thường.
bảo thời gian thực hiện dự án.
-Tác động đến thời gian thực hiện của
-Tác động vào các công việc trên đường những công việc không găngtrong giới hạn
găng, những công vc mà khi đẩy nhanh tiến cho phép trong phương án bình thường.
độ thực hiện làm tăng chi phí thấp nhất.
Câu 10: Phân biệt DA với chtr mục tiêu
- Dự án ( project ) là một quá trình gồm nhiều công tác, nhiệm vụ có liên quan với nhau,
được thực hiện nhằm đạt mục tiêu đã đề ra, trong điều kiện ràng buộc về thời gian, nguồn lực
và ngân sách.
- Chương trình mục tiêu bao gồm các nhóm dự án có liên quan đến nhau nhằm đạt được
các mục tiêu cụ thể trong một chương trình có mục tiêu tổng quát rõ ràng trong điều kiện
ràng buộc về thời gian, nguồn lực và ngân sách
VD: Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo đến năm 2010.
+ Dự án 1: Hỗ trợ thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở (THCS) duy trì kết quả phổ
cập giáo dục tiểu học và hỗ trợ phổ cập giáo dục trung học. Tổng kinh phí dự tính: 680 tỷ
đồng.
+ Dự án 2: Đổi mới chương trình giáo dục, sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy. Tổng
kinh phí dự tính khoảng: 2.830 tỷ đồng.
+Dự án 3: Đào tạo cán bộ tin học, đưa tin học vào nhà trường. Tổng kinh phí dự tính
khoảng: 960 tỷ đồng.
+Dự án 4: Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục. Tổng
kinh phí dự tính khoảng: 700 tỷ đồng.
+Dự án 5: Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc thiểu số và vùng có nhiều khó khăn.
Tổng kinh phí dự tính: 3.000 tỷ đồng.
+Dự án 6: Tăng cường cơ sở vật chất các trường học. Tổng kinh phí dự tính: 6.600 tỷ
đồng.
+Dự án 7: Tăng cường năng lực dạy nghề. Tổng kinh phí dự tính: 5.500 tỷ đồng.
8
Câu 11: ND Chi phí chất lượng DA
Để đạt được chất lượng cần có chi phí. Chi phí ở đây chính là những khoản đầu tư để sản
phẩm và dịch vụ phù hợp được với yêu cầu của khách hàng hay là giá phải trả để sản phẩm
hoặc dịch vụ đạt yêu cầu chất lượng của người tiêu dùng. Do vậy, chi phí làm chất lượng là
một yêu cầu khách quan. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý, phải nhận diện rõ các khoản
mục chi phí, xác định các khoản chi hợp lý và không hợp lý, trên cơ sở đó, tiết kiệm những
khoản chi không cần thiết, không làm tăng chất lượng của sản phẩm, dịch vụ. Chi phí làm
chất lượng có nhiều nội dung, có thể chia thành mấy nhóm chính sau đây:
1. Tổn thất nội bộ:
Là những chi phí, thiệt hại phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm và dịch vụ (được
khách hàng chấp nhận) trước khi sản phẩm rời khỏi tầm kiểm soát của đơn vị. Tổn thất nội
bộ bao gồm:
- Thiệt hại sản phẩm do phế phẩm
- Chi phí sửa chữa khắc phục sản phẩm
- Chi phí đánh giá sai sót và phế phẩm
- Chi phí cho hoạt động hiệu chỉnh những thất bại đó
Đối với khoản chi phí do thiệt hại sản lượng, có thể tính như sau:
Gọi di là tỷ lệ sp hỏng bquan của hđộng i trong dây chuyện sản xuất
n là số hoạt động trong dây chuyền
m là số đơn vị sản phẩm hoàn thành
B là số đvị nvlieu thô bình quân cần thiết lúc bắt đầu vào dây chuyền để sxuat m thành
phẩm
B=
Đối với khoản mục chi phí sửa chữa.khi một sản phẩm hoặc một lô sản phẩm bị làm hỏng
thì có thể phải sửa chữa lại. Xác định chi phí như sau. Gọi:
Pj : xác suất lô spham j bị lỗi và đc sửa lại
Qj: kích cỡ lô sản phẩm j
Nj : số lô ko bị lỗi tỏng ngày
Mj : số đơn vị sản phẩm j trải qua 1 gđoạn chế biến lại nào đó ( cả chế biến lần đầu và
chế biến lại) mỗi ngày. Vậy:
Mj = Nj x Qj x
2. Tổn thất bên ngoài
Là toàn bộ những chi phí phát sinh do chất lượng không đạt yêu cầu khi sản phẩm đã bán
ra ngoài đơn vị. về nội dung, tổn thất này bao gồm:
- Thiệt hại thị phần và lợi nhuận tiềm năng (do uy tín bị giảm)
- Chi phí bồi thường, chi phí kiện tụng
9
- Chi phí đánh giá sự khiếu nại của khách hàng.
- Chi phí kiểm tra chất lượng tại nơi khách hàng yêu cầu
- Chi phí bảo hành (chi phí theo nghĩa vụ pháp lý của hợp đồng) bao gồn chi phí sửa
chữa, thay thế hoặc hoàn thiện sản phẩm.
Nếu lối đc phát hiện sớm, khi còn trong quá trình sản xuất sản phẩm thì chi phí tương đối
nhỏ. Nếu sản phẩm đã đến tay khách hàng thì chi phí thường rất lớn vì nó bao gồm nhiều
khoản chi như: tiền đi lại đến chỗ khách hàng, chi phí ăn ở cho nhân viên đi sửa chữa, chi
phí thay thế….
3. Chi phí ngăn ngừa
Là toàn bộ chi phí để ngăn chặn việc tạo ra các sản phẩm kém hoặc không có chất lượng,
là những chi phí trực tiếp hướng tới nhu cầu của khách hàng. Nội dung: Chi phí rà soát lại
thiết kế, chi phí đánh giá lại nguồn cung ứng, số lượng nguyên vật liệu của mỗi hợp đồng
lớn, chi phí kho tàng bảo quản nguyên liệu, chi phí đào tạo lao động, tập huấn công tác chất
lượng, chi phí lập kế hoạch chất lượng, chi phí bảo dưỡng hệ thống chất lượng…
4. Chi phí thẩm định, đánh giá, kiểm tra chất lượng
Là các khoản chi phí như đánh giá sản phẩm hay quá trình công nghệ, thẩm định kiểm tra
sản phẩm nhằm xác định mức độ phù hợp của chất lượng với nhu cầu khách hàng. Nội dung:
chi phí xây dựng các quy trình đánh giá kiểm tra chất lượng; chi phí cho hđộng kiểm tra; chi
phí kiểm tra các nhà cung ứng; chi phí phân tích các báo cáo chất lượng, chi phí kiểm tra
dịch vụ bảo hành, sửa chữa,…
4 khoản mục chi phí: tổn thất bên trong, tổn thất bên ngoài, chi phí ngăn ngừa và chi phí
thẩm định, đánh giá, kiểm trả chất lượng tạo thành tổng chi phí chất lượng của mỗi đơn vị.
Tuy nhiên, theo sự thay đổi của tgian, chi phí ngăn ngừa có thể tăng lên, tỷ lệ nghịch với chi
phí tổn thất bên ngoài và bên trong, do đó, khoản mục tiết kiệm được sẽ ngày càng gia tăng.
Có thể chia chi phí chất lượng làm hai nhóm khoản mục, nhóm thứ nhất gồm chi phí bên
trong và chi phí bên ngoài, nhóm thứ hai là chi phí ngăn ngừa và chi phí thẩm định, kiểm tra.
Hai nhóm chi phí này nếu nghiên cứu trong mối quan hệ với hai loại sản phẩm tốt và hỏng,
người ta thấy rằng: khi sản phẩm tốt, chi phí bên trong và bên ngoài của chất lượng thường
rất nhỏ (có khi bằng 0), nhưng snả phẩm càng kém chất lượng thì khoản chi phí này rất lớn.
Sản phẩm cành tốt, chi phí này sẽ càng giảm. Chi phí ngăn ngừa và thẩm định sẽ càng tăng
lên tỷ lệ thuận với chất lượng sản phẩm, nghĩa là, sản phẩm càng tốt chi phí ngăn ngừa và
thẩm định càng cao. Giả định chi phí ngăn ngừa bằng 0 nếu sản phẩm đó có chất lượng rất
kém. Từ phân tích trên, có thể biểu diễu trên đồ thị mối quan hệ giữa hai nhóm chi phí với
tình hình chất lượng sản phẩm như hình. Từ hai đồ thi phản ánh hai nhóm chi phí có thể tìm
được mức chi phí chất lượng cực tiểu.
10
Quan hệ giữa chi phí làm chất lượng với chất lượng sản phẩm
Câu 12: Kế hoạch chi phí cực tiểu và kế hoạch giảm tổng chi phí của CTĐN
a. CTĐC 1
CTĐC 1: là phương pháp đẩy nhanh tiến dộ thực hiện những công việc lựa chọn, sao cho chi
phí tăng thêm cực tiểu, do đó giảm tổng chi phí và rút ngắn hợp lý độ dài thời gian thực hiện
dự án. Các bước:
Bước 1: vẽ sơ đồ mạng và tìm đường găng cho phương án bình thường
Bước 2: tính tổng chi phí chương trình bình thường
Bước 3: Chọn trên đường găng những công việc mà khi đẩy nhanh tiến độ thực hiện làm
tăng chi phí thấp nhất. Giảm tối đa thời gian thực hiện công việc này.
Bước 4: tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công việc trên đường găng cho đến khi mục
tiêu đạt được hoặc không thể giảm thêm đường nữa. Cuối cùng thiết lập đường một phương
án điều chỉnh có chi phí tăng cực tiểu và thời gian rút ngắn so với phương án bình thường
Bước 5: xác định thời gian thực hiện và tổng chi phí của phương án điều chỉnh
b. CTĐC 2
CTĐC 2: là phương pháp tiết kiệm được chi phí ở mức hợp lý so với phương án đẩy nhanh
trong khi vẫn đảm bảo được tiến độ thời gian thực hiện dự án là mục tiêu mà kế hoạch giảm
tổng chi phí chương trình đẩy nhanh đặt ra. Các bước:
Bước 1: tính thời gian dự trữ của các công việc theo phương án đẩy nhanh
Bước 2: xác định các công việc găng và không găng
Bước 3: kéo dài thời gian thực hiện các công việc không găng nếu có thể. Nhưng không thể
kéo dài thực hiện các công việc này quá giới hạn, đặc biệt không quá thời hạn cho phéo trong
phương án bình thường.
Bước 4: tính chi phí tiết kiệm được do tác động đến thời gian thực hiện các công việc không
găng.
Bước 5: xác định thời gian hoàn thành và tổng chi phí thực hiện của chương trình điều chỉnh
mới.
11
Câu 13: Nội dung chủ yếu công tác quản lý chất lượng ĐT
1. Lập kế hoạch chất lượng dự án
Là việc xác định các tiêu chuẩn chất lượng cho dự án và xác định phương thức để đạt các
tiêu chuẩn đó. Là một bộ phận quan trọng của quá trình lập kế hoạch, sẽ được thực hiện
thường xuyên và song hành với nhiều loại kế hoạch khác. Lập kế hoạch chất lượng cho phép
định hướng phát triển chất lượng chung trong doanh nghiệp, khai thác sử dụng hiệu quả các
nguồn lực, giảm chi phí liên quan,… Tuy nhiên, trong một số trường hợp, quản lý chất lượng
chặt chẽ có thể phát sinh tăng chi phí hoặc điều chỉnh lại kế hoạc tiến độ thời gian.
Để lập kế hoạch chất lượng dự án cần những yếu tố đầu vào sau đây:
- Chính sách chất lượng của doanh nghiệp (ban quản lý dự án có trách nhiệm thực hiện
chính sách chất lượng của chủ đầu tư)
- Phạm vi dự án
- Các tiêu chuẩn và quy định trong lĩnh vực chuyên môn có ảnh hưởng đến chất lượng dự
án (các yêu cầu về chất lượng, các phương pháp đảm bảo chất lượng trong quá trình thiết kế,
thi công)
Kế hoạch chất lượng cho biết nhóm quản lý dự án sẽ thực hiện chính sách chát lượng như
thế nào. Nó cũng là cơ sở để lập các loại kế hoạch. Nó cũng là cơ sở để lập các loại kế hoạch
khác và chỉ rõ phương thức kiểm soát, đảm bảo và cải tiến chất lượng dự án.
Nội cung cơ bản của lập kế hoạch chất lượng dự án:
- Xây dựng chương trình, chiến lược, chính sách và kế hoạch hóa chất lượng.
- Xác định những yêu cầu chất lượng phải đạt tới trong từng thời kỳ, từng giai đoạn của
quá trình thực hiện dự án.
- Phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dự án, chỉ ra phương
hướng kế hoạch cụ thể, xây dựng các biện pháp để thực hiện thành công kế hoạch chất lượng
2. Đảm bảo chất lượng dự án
Đảm bảo chất lượng dự án là tất cả các hoạt động có kế hoạch và hệ thống được thực hiện
trong phạm vi hệ thông chất lượng nhằm đảm bảo các dự án sữ thỏa mãn các tiêu chuẩn chất
lượng tương ứng. Đảm bảo chất lượng là việc đánh giá thường xuyên tình trạng hoàn thiện
để đản bảo dự án sẽ thỏa mãn các tiêu chuẩn chất lượng đã định. Đảm bảo chất lượng dự án
đòi hỏi dự án phải được xây dựng theo những hướng dẫn quy định, tiến hành theo các qui
trình được duyệt, trên cơ sở những tính toán khoa học, theo lịch trình, tiến độ kế hoạch…
3. Kiểm soát chất lượng dự án
Là việc giám sát các kết quả cụ thể của dự án để xác định xem chúng đã tuân thủ để loại
bỏ những nguyên nhân không hoàn thiện. Xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng là rất cần
thiết vì nó tạo ra một hệ thống chính thức trong cơ cấu dự án để đảm bảo đáp ứng liên tục
nhu cầu của khách hàng. Đối với nhà thầu, xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng sẽ giúp
tránh được những rủi ro kiện tụng, khiếu nại về sơ suất chuyên môn, trên cơ sở đó có thể
khẳng định mình đã đảm bảo đúng tiến độ, thực hiện các biện pháp quản lý chất lượng theo
yêu cầu. Đối với một số dự án đòi hỏi kỹ thuật phức tạp như vũ trụ, quốc fòng, mua sắm
công, hệ thống kiểm soát chất lượng là một yêu cầu tiên quyết để có thể hoạt động trong lĩnh
vực này.
12
Kiểm soát chất lượng được thực hiện trong suốt quá trình thực hiện dự án. Một trong
những nét đặc biêtk của công tác kiểm soát chất lượng là sử dụng rất nhiều kiến thức thống
kê. Do vậy. nhóm kiểm soát chất lượng phải có kiến thức về quản lý chất lượng bằng phương
pháp thống kê, đặc biệt là phương pháp lấy mẫu và xác suất để giúp họ đánh giá kết quả
giám sát chất lượng.
Câu 14: Các công cụ QL chất lượng
1. Lưu đồ hay biểu đồ
- KN: lưu đồ là pp thể hiện q.tr thực hiện các công việc & toàn bộ DA, là cơ sở để p.tik
đjá q.tr & các nhân tố t/động đến chất lượng công việc & DA, cho phép nhận biết công việc
hay h/đg nào thừa có thể loại bỏ, h/đg nào cần sửa đổi, cải tiến hoàn thiện, là cơ sở để x/đ vị
trí, vai trò của mỗi thành viên tham gia trg q.tr QL chất lượng kể cả nhà cung, khách hàng,
nhà thầu,…
- Ng.tắc x/dựng lưu đồ:
- Huy động mọi người
- Mọi dữ liệu thông tin hiện có phải thông báo cho mọi người
- Phải bố trí đủ th.gian để x/dựng lưu đồ.
2. Biểu đồ hình xương cá (biểu đồ nhân quả)
- KN: Biểu đồ nhân quả là loại biểu đồ chỉ ra các nguyên nhân a/h đến 1 k.quả nào đó.
- Biểu đồ nhân quả có tác dụng liệt kê ~ nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng, x/đ
nguyên nhân nào đc cần xử lý trc…
- Pp x/dựng:
+ Choice 1 tiêu chuẩn chất lượng cần p.tik (nhân tố k.quả) & trinh bày bằng 1 mũi tên
+ Liệt kê nguyên nhân chủ yếu ả/hg đến chỉ tiêu p.tik as: yếu tố con người, máy móc,
nguyên vật liệu, pp tiến hành, biện pháp đo lường, nhân tố môi trường.
+ Tìm nguyên nhân ảnh hưởng đến từng nhân tố, xem nhân tố mới lại là k.quả & x/đ
quan hệ nhân quả cho nhân tố mới, cứ thế tiếp tục cho các q.hệ ở cấp thấp hơn
3. Biểu đồ Parento: là biểu đồ hình cột thể hiện bằng hình ảnh nguyên nhân kém chất lg,
phản ánh yếu tố làm cho chất lượng DA ko đạt yêu cầu in 1 thời kỳ nhất định.
+Trục ngang phản ánh nguyên nhân
+ Trục dọc trình bày tỉ lệ phần trăm của nguyên nhân kém chất lượng.
+ Chiều cao các cột ↓ dần phù hợp trật tự ↓ dần tầm quan trọng của nguyên nhân.
4. Biểu đồ kiểm soát thực hiện
- KN: Biểu đồ kiểm soát thực hiện là pp đồ họa theo th.gian về k.quả của 1 q.tr thực hiện
công việc, là sự kết hợp giữa đồ thị & các đường giới hạn kiểm soát để x/đ xem 1 q.tr có nằm
trg tầm kiểm soát hay ko, trên cơ sở đó, x/dựng các biện pháp điều chỉnh.
- Biểu đồ thường dung để giám sát các h/đg có tính chất lặp lại, giám sát các biến động về
CP & tiến độ th.gian.
- Có hai loại biểu đồ kiểm soát
+ Biểu đồ kiểm soát định tính: thể hiện các đặc tính chất lượng có gt rời rạc, ví dụ, tỷ lệ
% phế phẩm, khuyết tật…
13
+ Biểu đồ kiểm soát định lượng biểu hiện các gt liên tục, số liệu có thể đo lường đc, ví
dụ, thể tích, đường kính hoặc khối lượng sp.
5. Biểu đồ phân bố mật độ
- KN: Biểu đồ phân bố mật độ là 1 pp phân loại, biểu diễn số liêu theo các nhóm. Nhìn
vào biểu đồ dễ nhận thấy hình dạng của tập hợp số liệu, cho phép đjá số liệu theo ~ tiêu
chuẩn x/đ.
- Biểu đồ phân bố mật độ có ba đặc điểm quan trọng liên quan đến tâm điểm, độ dốc &
độ rộng. Thông thường biến động của tập hợp số liệu theo 1 hình dạng nhất định nào đó,
những khác biệt nhiều với hình mẫu chung là sự ko bình thường. Công tác QL chất lượng
cần tìm ra nguyên nhân & có giải pháp để điều chỉnh kịp thời.
- Các bc x/dựng biểu đồ phân bố mật độ:
+Thu thập các số liệu thống kê liên quan đến chỉ tiêu chất lượng cần ng.cứu.
+ X/đ khoản rộng số liệu (gt > nhất & gt < nhất), phân tổ tổng thể thống kê thành 1 số
tổ nhất định, khoản cách tổ tùy thuộc vào m/đích ng.cứu, có thể nhiều hoặc ít tổ nhưng ko
nên quá nhiều & quá ít tổ.
+ X/đ tần số xuất hiện các gt của các tổ.
+ Vẽ biểu đồ phân bố mật độ với trục hoành ghi các gt số liệu, trục tung thể hiện tần số
xuất hiện.
14
Câu 15: Các pp chủ yếu quản lý chất lượng DA
1. Kiểm tra chất lượng (KCS).
- Là các hoạt động như đo lường xem xét thử nghiệm 1 hay nhiều đặc tính của sản phẩm,
so sánh kết quả với các tiêu chuẩn quy định nhằm xác định mức độ phù hợp của mỗi đặc tính
và từng sản phẩm.
Một số nội dung chính:
+ KCS: Kiểm tra sản phẩm cuối cùng và phân hàm chất lượng.
+ Chấp nhận phế phẩm.
+ Kiểm tra sau sản xuất là bộ phận nằm ngoài dây chuyền.
+ Về nhân lực: Các nhân viên KCS thực thi chịu trách nhiệm về chất lượng.
+ Kết quả: Lãng phí nhân lực và nguyên liệu và không xác định được nguyên nhân sai
phạm.
Nhược điểm của phương pháp này.
- Quản lý chất lượng chủ yếu ở khâu sản xuất mà xem nhẹ khâu dịch vụ.
- Không coi chất lượnh và quản lý chất lượng là yêu cầu chung của mọi người.
- Xem nhẹ việc tìm ra nguyên nhân của hiện tượng kém chất lượng.
- Quan niệm rằng nâng cao chất lượng sẽ làm tăng chi phí.
2. Kiểm soát chất lượng.
- Kiểm soát chất lượng là những hoạt động có tính nghiệp vụ nhằm đáp ưng yêu cầu chất
lượng. Kiểm soát chất lượng là kiểm soát mọi yếu tố mà ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình
tạo ra chất lượng.
Nội dung:
- Kiểm soát con người thực hiện.
- Kiểm soát quá trình sản xuất và phân phối .
- Kiểm soát nguyên vật liệu đầu vào.
- kiểm soát môi trường làm việc.
Ưu điểm của phương pháp.
- Quan tâm tới mọi nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hay quá trình thực hiện.
- Không chấp nhận phế phẩm.
- Kiểm soát mọi khâu của công trình dự án.
- Về nhân lực: Toàn bộ các thành viên đều tham gia.
3. Đảm bảo chất lượng (QA).
- Là toàn bộ các hoạt động có kế hoạch có hệ thống được thực hiện trong hệ thống chất
lượng và được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo ra sự tin tưởng thoả đáng để đảm bảo
rằng 1 thực thể thoả mãn đầy đủ các yêu cầu của chất lượng.
- Đảm bảo chất lượng nội bộ (như 1 tổ chức, 1 DN…) nhằm tạo lọng tin cho lãnh đạo và
các thành viên.
15
- Đảm bảo chất lượng bên ngoài nhằm tạo lòng tin cho khách hàng và mọi người khác,
yêu cầu chất lượng sẽ được thoả mãn.
4. Kiểm soát chất lượng toàn diện (TQC).
- Là hệ thống quản lý nhằm huy động sự hợp tác giữa các bộ phận khác nhau trong đơn vị
vào các quá trình khác nhau có liên quan đến chất lượng từ nghiên cứu thị trường, thiết kế dự
toán, đến dịch vụ sau bán hàng. Nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng 1 cách tiết kiệm
nhất.
- Đặc trưng:
+ Là trách nhiệm chung của mọi người đặc biệt là những người trực tiếp tham gia vào sản
xuất và dịch vụ.
+ Là mọi bộ phận chức năng đều quan tâm đến việc quản lý chất lượng.
+ Quan tâm đầy đủ đến việc đào tạo huấn luyện về chất lượng.
+ Hình thành nên các nhóm chất lượng.
5. Quản lý chất lượng toàn diện (TQM).
- Là cách quản lý toàn bộ các hoạt động của dự án nhằm thoả mãn đầy đủ nhu cầu của
khách hàng trong mọi giai đoạn.
- Một số đặc điểm:
+ Chất lượng hướng chủ yếu vào khách hàng.
+ Thông qua con người và coi con người là quan trọng nhất.
+ Không thể đảm bảo chất lượn bằng cách kiểm tra mà phải nhập thân vào các biện pháp,
từng khâu ngay từ đầu.
16
Câu 16: Nội dung, tác dụng của giám sát và trình bày phương pháp phân tích tỉ số
quan trọng
Khái niệm: là quá trình kiểm tra theo dõi dự án về tiến độ thời gian, chi phí và tiến trình
thực hiện nhằm đánh giá thường xuyên mức độ hoàn thành và đề xuất những biện pháp hành
động cần thiết để thực hiện thành công dự án
Tác dụng:
- Quản lí tiến độ thời gian, đảm bảo yêu cầu kế hoạch
- Giữ cho chi phí trong phạm vi ngân sách được duyệt
- Phát hiện kịp thời những tình huống bất thường nảy sinh và đề xuất biện pháp giải quyết
Câu 17. Phương pháp phân tích tỉ số quan trọng
Tỉ số quan trọng phản ánh sự ảnh hưởng đồng thời của việc hoàn thành kế hoạch thời gian và
chi phí đối với từng công việc của dự án
Công thức:
Tỉ số quan trọng = (Thời gian thực tế/thời gian kế hoạch)*(Chi phí dự toán/chi phí thực tế)
Tỉ số quan trọng của công việc nào đó bằng 1 nghĩa là công việc đó hoàn thành đúng cả về
kế hoạch thời gian và chi phí, nếu khác 1 cần phải nghiên cứu xem xét lại công việc đó. Tỉ số
càng gần 1 thì có thể bỏ qua k càn điều tra tìm nguyên nhân, càng lớn hơn 1 thì phải điều tra
xem xét nguyên nhân và có biện pháp giải quyết kịp thời
17
Câu 18: Các phương pháp giám sát dự án
Việc giám sát dự án đc hướng dẫn bởi KH và ngân sách d/a. Giám sát là đo lường, thu
thập, ghi chép, so sánh đối chiếu và phân tích thông tin. Giám sát đc thực hiện ở cấp độ điều
hành và thực hiện liên tục. tuy nhiên, giám sát cũng đc thực hiện ở cấp đọ quản lý cấp cao
nhưng đc làm định kì.
Có nhiều phương pháp giám sát dự án khác nhau:
a. Phương pháp dử dụng các mốc giới hạn:
các mốc giới hạn (mốc time) của d/a là các sự kiện đc dùng để đánh dấu 1 q.trình,1 g/đ
của DA. Chúng đc ghi lại dưới dạng n~ đồ thị hoặc các từ ngũ. P.pháp này đc coi là 1 công
cụ để giám sát d/a, nó làm cho mọi người in d/a hiểu đc tình trạng của d/a để có thể q.lý và
k.tra d/a
b. Phương pháp kiểm tra giới hạn
K.tra giới hạn liên quan đến việc xác lập 1 phạm vi giới hạn cho phép để q.lý d/a. So sánh
g.trị đo đc in thực tế với mức độ chuẩn xác lập ban đầu và thực hiện những h/đ cần thiết khi
giới hạn này bị vượt quá. P.pháp này dùng đế giám sát chi tiêu và mức độ thực hiện của
d/a,VD:
xác lập giới hạn
Phương hướng giải quyết
Ngân sách kế hoạch +5%
Điều tra tìm nguyên nhân
Ngân sách kế hoạch +10%
Tiến hành ktra các chi phí ban đầu
Ngân sách kế hoạch +20%
Giảm chi phí bằng cách:
áp dụng các bphap ko cấp bách
tác động đến các cv khác
c. Các đường cong chữ S:
Đường cong chữ S thường đc sử dụng trong giám sát ngân sách. Đây là p.pháp phân tích
bằng đồ thị để chỉ ra sự khác nhau giữa chi tiêu kế hoạch và chi tiêu thực tế. Chi phí tích lũy
trong 1 khoảng time và chênh lệch giữa kế hoạch và thực tế đc mô tả trên đồ thị sau:
d. Kiểm soát thực hiện – sơ đồ giá trị thu được
Kiểm soát thực hiện đối với all d/a và từng c.việc giữ vai trò rất quan trọng.Để đo lường
tình hình thực hiện đối với all d/a,người ra dùng chỉ tiêu g.trị thu được (g.trị hoàn thành quy
18
ước). Khi so sánh CF thực tế với kế hoạch trong 1 thời kỳ nhất định thường ko xem xét đến
khối lg c.việc hoàn thành. Chỉ tiêu g.trị thu được (g.trị hoàn thành quy ước) đã khắc phục
được nhược điểm này. Giá trị hoàn thành quy ước là g.trị “hoàn thành” ước tính của các
c.việc, đc tính bằng cách nhân % hoàn thành ước tính của từng c.việc với CF kế hoạch cho
c.việc đó. Đây chính là mức CF giả thiết đã chi tiêu cho phần c.việc hoàn thành này. Nó
được dùng làm cơ sở để so sánh với mức CF thực tế.
Có bốn chỉ tiêu được xác định
- Chênh lệch thời gian = Tg thực hiện theo tiến độ - tg thực tế
- Chênh lệch chi tiêu = Chi phí thực tế - Giá trị hoàn thành
- Chênh lệch kế hoạch = Giá trị hoàn thành – Chi phí kế hoạch
- ∑ chênh lệch = Chênh lệch chi tiêu + Chênh lệch kế hoạch = CF thực tế - CF kế hoạch
Chú ý: Chênh lệch time mang g.trị âm cho thấy sự chậm trễ của d/a. Chênh lệch kế hoạch
cũng là một g.trị âm. Chỉ tiêu ∑ chênh lệch ko xem xét g.trị thu được. Thực tế các nhà q.lý
cấp trên thường quan tâm đến chỉ tiêu Chênh lệch time, các nhà q.lý tài chính quan tâm
nhiều đến Chênh lệch CF (chi phí vượt), các nhà q.lý chung quan tâm đến tổng Chênh lệch
và các nhà q.lý d/a phải quan tâm đến cả bốn chỉ tiêu trên.
e. Các báo cáo tiến độ
Báo cáo d/a là công cụ quan trọng để giám sát và để các nhà q.lý d/a, các bộ và ngành,
các nhà tài trợ trao đổi thôn tin về d/a.Báo cáo tiến độ có thể đc thực hiện thường xuyên bởi
các chuyên gia, nhà q.lý d/a và nhóm d/a.Các báo cáo nên dễ hiểu và phải đc dựa trên các sự
kiện hơn là các ý kiến.
f. Các cuộc họp bàn về dự án
Các cuộc họp bàn về d/a xoay quanh việc thực hiện mục tiêu của d/a và nhằm thực hiện
d/a 1 cách có hiệu quả.Thông qua tranh luận sẽ trao đổi các thông tin có liên quan đến các sự
kiện, trao đổi ý kiến, quan điểm cũng như sự ủng hộ or xem xét lại việc ra quyết định của
giám đốc d/a.Qua các cuộc họp,nhóm q.lý d/a có thể kiểm tra c.việc và những kết quả đạt
được, nhận diện các vấn đề, phân tích các giải pháp, đánh giá lại KH/năm và điều chỉnh các
h/đ
g. Tham quan thực tế
Tham quan thực tế chính thức và ko chính thức cũng là những phương pháp giám sát d/a.
Khó khăn do trao đổi thông tin bị gián đoạn hoặc do thiếu các kỹ năng trong việc điều hành
nên rất cần các chuyến tham quan thực tế của những người được hưởng lợi từ d/a và cán bộ
d/a để thu thập thông tin và giám sát. Cán bộ d/a có thể thu được thông tin và giám sát = cách
quan sát, thảo luận không chính thức với các nhóm và tham gia cuộc họp của cộng đồng.
19
Câu 19: Nội dung và mục tiêu của đánh giá DA? Tác dụng
Khái niệm: ĐGDA là quá trình xác định, phân tích một cách có hệ thống và khách quan các
kết quả, mức độ hiệu quả và các tác động, mối liên hệ của dự án trên cơ sở các mục tiêu của
chúng.
Mục tiêu:
- Khẳng định lại tính cần thiết của dự án, đánh giá các mục tiêu, xác định tính khả thi,
hiện thực của dự án.
- Đánh giá tính hợp lý, hợp pháp của dự án. Xem xét tính đầy đủ, hợp lý, hợp pháp của
các văn kiện thủ tục liên quan đến dự án.
- Đánh giá giữa kỳ là nhằm làm rõ thực trạng diễn biến của dự án, những điểm mạnh,
điểm yếu, những sai lệch, mức độ rủi ro của dự án trên cơ sở đó có biện pháp quản lý phù
hợp, xem xét tính khoa học, hợp lý của các phương pháp được áp dụng trong việc xây dựng
và triển khai dự án.
Nội dung:
Mỗi hoạt động tổ chức đánh giá dự án có thể xem xét như một dự án nhỏ, trong đó, có
các mục tiêu cần phải đạt, các công việc phải thực hiện, phải tiến hành tổ chức, triển khai,
kiểm tra theo dõi,… Quá trình đánh giá dự án bao gồm nhiều công việc, trong đó có một số
bước chính như sau:
Bước 1: Ra quyết định ĐGDA. Ai ra quyết định ĐGDA tùy thuộc đó là loại đánh giá nội bộ
hay bên ngoài. Quyết định ĐGDA phải được đưa vào kế hoạch ngày từ khi lập (thiết kế) DA
và chỉ rõ sẽ sử dụng phương pháp đánh giá nào (đánh giá tác động, đánh giá giữa kỳ hay
đánh giá kết thúc). Những nguyên nhân và sự cần thiết của việc đánh giá dự án phải được
làm rõ, ví dụ, đánh giá để điều chỉnh một số quyết định của nhà tài trợ, để giải quyết những
khó khăn, vướng mắc nảy sinh…
Bước 2: Chuẩn bị các điều khoản hợp đồng (TOR) cho hoạt động ĐGDA. Bản mô tả các
hợp đồng phải được làm rõ mục đích và phạm vi ĐGDA, mô tả ngắn gọn nội dung cơ bản
của dự án được đánh giá, những điều khoản về phương pháp tiến hành đánh giá. TOR cần
nêu rõ những kỹ năng, trình độ chuyên môn và những yêu cầu khác mà các chuyên gia tư
vấn đánh giá các ứng viên cần phải có. TOR cũng cần đưa ra quy trình, thủ tục lựa chọn tư
vấn để đảm bảo việc đánh giá được khách quan, chính xác. Cần lưu ý, việc dự thảo các điều
khoản hợp đồng có thể khó khăn do mâu thuẫn lợi ích. Do đó, có thể tổ chức họp kín giữa
các nhóm dự án, nhà tài trợ và đại diện những người hưởng lợi từ dự án…để bàn bạc thảo
luận các điều khoản hợp đồng.
Bước 3: Lựa chọn và ký hợp đồng với nhóm ĐGDA. Việc lựa chọn một số chuyên gia hay tư
vấn đánh giá đều tiến hành trên cơ sở những tiêu chuẩn đã xác định rõ trong bản mô tả điều
khoản hợp đồng. Những tiêu chuẩn nhân sự… Để chọn được những ứng viên phù hợp nhất
với yêu cầu đánh giá dự án, dựa trên tiêu chuẩn của bản điều khoản hợp đồng, cần đề nghị
các ứng cử viên cung cấp những thông tin cần thiết về năng lực chuyên môn, kinh nghiệm về
lĩnh vực đánh giá dự án…
Bước 4: Lập kế hoạch và chuẩn bị công việc. Sau khi được chọn, bước tiếp theo mà nhóm
đánh giá phải làm là chuẩn bị một kế hoạch thời gian cũng như làm việc chi tiết và phân chia
nhiệm vụ giữa các thành viên trong nhóm. Đồng thời, nhóm cũng săn sàng bứt tay vào việc,
trước tiên là tiến hành nghiên cứu các tài liệu nếu có thể.
20
Khi lập kế hoạch đánh giá dự án rất cần thiết phải xây dựng một khung logic và đưa ra các
tiêu chí đánh giá. Khung logic đánh giá dự án có kết cấu như sau:
Nội dung
Bộ tiêu chí đánh Đo lường như thế Đo lường cái Công cụ sử
giá
nào
gì
dụng
1. Mục đích
2. Kết quả
3. Đầu ra
4. Các hoạt
động
5. Đầu vào
Các tiêu chí đánh giá dự án thường bao gồm các tiêu chí:
- Hiệu suất của dự án là việc so sánh các mức độ đầu ra với đầu vào của dự án, xem xét
khả năng tiết kiệm đầu vào trong khi vẫn đảm bảo được mức độ đầu ra của dự án.
- Hiệu quả: Xem xét mức độ đạt được các mục tiêu của DA so với các yếu tố đầu vào.
Đánh giá xem dự án có đạt được mục đích đặt ra hay không và liệu có thể giảm được quy mô
đầu vào mà không ảnh hưởng đến mục đích hay không.
- Tác động: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của DA đến các mặt đời sống kinh tế xã hội.
Xem xét dự án có ảnh hưởng tiêu cực hay không? Những tác động tích cực là j và có thể tối
đa hóa được không? Dự án có ảnh hưởng như thế nào đến dài hạn?
- Tính phù hợp: Đánh giá mức độ phù hợp của dự án với mục tiêu phát triển của vùng,
ngành và yêu cầu của những người thụ hưởng. Đánh giá xem hoạt động đầu tư của DA có
phù hợp với mục tiêu, chiến lược của vùng, ngành, có đáp ứng được nhu cầu thụ hưởng của
cơ quan thụ hưởng hay không?
- Tính bền vững: Đánh giá khả năng tiếp tục hoạt động của dự án được chuyển giao
( thường là với D.án ODA). Đánh giá, xem liệu cơ quan Việt Nam, những người thụ hưởng
DA có thể tiếp tục được dự án, vận hành độc lập sau khi dự án kết thúc hay không?
Bước 5: Tiến hành đánh giá dự án. Trong giai đoạn thực thi nhiệm vụ đánh giá dự án
cần thu thập, tổng hợp và phân tích. Trong quá trình thu thập thông tin, nhóm đánh giá rất
cần sự giúp đỡ, cộng tác tích cực của ban quản lý dự án.
Bước 6: Chuẩn bị báo cáo. Sau khi các tài liệu được tổng hợp phân tích nhóm đánh
giá cần viết thành một bản báo cáo. Báo cáo nêu rõ những kết luận, kiến nghị của nhóm.
Đồng thời, báo cáo dành một số trang nhất định trình bày phương pháp tiến hành đánh giá và
nếu có thể, trình bày những khó khăn nảy sinh và cách khắc phục của nhóm.
Bước 7: Sửa chữa, viết báo cáo cuối cùng và nộp sản phẩm. Báo cáo được đệ trình
cho các bên liên quan như nhà tài trợ, ban quản lý dự án, đại diện những người hưởng lợi,
đại diện cơ quan chính phủ để xin ý kiến đánh giá, nhận xét bản báo cáo của các bên tham
gia. Sau đó, nhóm đánh giá, báo cáo dự án tiến hành sửa chữa, bổ sung, viết báo cáo cuối
cùng và giao nộp sản phẩm.
Phương pháp đánh giá dự án:
- Phương pháp định tính:
- Phương pháp định lượng
21
Nội dung cơ bản của bán đánh giá dự án:
1. Tên dự án
2. Địa điểm
3. Quyết định đầu tư
4. Thời gian
5. Cơ quan thực hiện đầu tư
6. Chủ dự án và địa chỉ
7. Tóm tắt dự án
8. Mục đích đánh giá và kế hoạch đánh giá
9. Yếu tố đánh giá và các công cụ
10. Các phát hiện khi đánh giá DA
Phần chính của báo cáo là phải làm rõ: tổng quan chung về DA, các kết quả ứng với từng
tiêu chí đánh giá; tóm tắt các bài học kinh nghiệm và khuyến nghị; chứng minh được tính
đúng đắn của kế hoạch đánh giá; chứng minh tính đúng đắn của những thay đổi so với thiết
kế qua quá trình thực hiện.
Báo cáo đánh giá cần đưa ra những phụ lục về: khung logic dùng đánh giá, các câu hỏi
đánh giá và kết quả phân tích, những dữ liệu thu thập điều tra, phỏng vấn, quan sát và các tài
liệu tham khảo.
22
Câu 20: Phân biệt GS v ĐG DA
Giám sát d/a là quá trình theo dõi d/a về tiến độ time,CF và tiến trình thực hiện để đánh
giá thường xuyên mức độ hoàn thành,đề xuất biện pháp,h/đ cần thiết để thực hiện thành công
d/a
Đánh giá dự án là quá trình x.định, phân tích 1 cách có hệ thống và khách quan các kết
quả,mức độ hiệu quả và các t/động, mqh của d/a dựa trên cơ sở các mục tiêu của chúng
* Giống nhau: Cả hai phương pháp đều liên quan đến việc đo lường thực hiện so với mục
tiêu.
* Khác nhau:
Tiêu thức so sánh Giám sát dự án
Đánh giá dự án
1. Nhân sự thực Cán bộ quản lý dự án
hiện
Những người đánh giá dự án không
phải là cán bộ dự án mà ở bên ngoài
dự án.
2. Thời gian thực Thường xuyên, liên tục
hiện
Rời rạc, thường là giữa kỳ và vào lúc
dự án đã hoàn thành.
3. Phạm vi xem Nhấn mạnh khu vực nội tại Xem xét các tác động rộng lớn hơn
xét
của dự án
của dự án bao gồm các tác động kinh
tế, môi trường, xã hội.
4. Sử dụng dữ Các chi tiêu thường ngày, Dữ liệu được tổng hợp lại để đạt được
liệu
không tổng hợp lại
một bức tranh chung về các mục tiêu
của dự án.
5. Tính cấp bách Thông tin cấp bách, khẩn Không cấp bách.
của thông tin
trương để phản hồi nhanh cho
các cấp quản lý
6. Các nguyên Các chính sách và nguyên tắc Chính sách và nguyên tắc được kiểm
tác và chính sách được chấp nhận trong quá tra và xem xét lại nếu trong đánh giá
trình giám sát.
thấy cần thiết.
7. Nội dung xem Liên quan chủ yếu đến các Liên quan đến mục tiêu, mục đích để
xét
hoạt động, các đầu ra và kiểm nhận dạng và rút ra các bài học
tra quá trình triển khai.
23
Câu 21: Dự toán ngân sách
1. KN: Dự toán ngân sách là tài liệu p/ánh các khoản thu chi để thực hiện các c.v d/a, có
sự phân bố theo các khoản mục
Theo nghĩa hẹp dự toán ngân sách là KH phân phối nguồn quỹ để thực hiện các c.v or
n.vụ in d/a để hoàn thành tốt các m.tiêu đã đề ra
2. T/dụng: Dự toán NS
-Là sự cụ thể hóa KH m.tiêu of DA
-P/ánh nh.vụ & các c/s phân phối nguồn lực of DA & tổ chức
-Là cơ sở x/đ CP cho từg CV &tổng CP dự toán of DA
- Đjá CP dự tính of 1 DA trc khi hiệu lực hóa việc thực hiện DA
-Là c/s để q.ly & chỉ đạo tiến độ chi tiêu cho các CV trg DA
-Là cơ sở để chỉ đạo & QL tiến độ thực hiện DA
Câu 22: Đặc điểm của dự toán ngân sách
- mang t/chất phức tạp vì DA mang t/chất duy nhất, đơn chiếc, h/đg trg môi trường lun
lun th.đổi và va chạm. So với các CV ít lặp lại và chịu t/đg of nhiu yếu tố
- mang tính ước tính và đc lập dựa trên 1 số giả thiết và số liệu thu thập đc
- ko gắn liền với năm t/chính mà dự tính cho từng GĐ or cả đời of DA
- đc lập dựa vào phạm vi & DA đã đc phê duyệt
- có tính linh hoạt, có thể đc th.đổi khi th.đổi phạm vi thực hiện & có yếu tố CP gia tăng
- fải đc th.đổi khi KH tiến độ R hiện DA th.đổi
- phải x/đ tiêu chuẩn h/thành cho từng cv và văn bản hóa all các giả thiết khi lập dự toán.
24
Câu 23: Pp dự toán ngân sách
1.PP dự toán NS từ cao xuống thấp:
TT thực hiện
Cấp bậc q.ly
ND ch.bị NS ở từng cấp
1
Các nhà q.ly cấp cao
Ch.bị NS dài hạn dựa trên m.tiêu of tổ chức, các c/s
& n~ đk ràng buộc về nguồn lực
2
Các nhà q.ly chức Lập NS trung hạn & ngắn hạn cho bộ phân chức
năng
năng phụ trách
3
Các nhà q.ly DA
Lập ngân sách h/đg cho toàn bộ DA & từng CV cụ
thể
2. PP lập NS từ dưới lên:
TT thực hiện
Cấp bậc q.ly
ND ch.bị NS ở từng cấp
1
Các nhà q.ly cấp cao
X/dựng khung NS, x/đ m.tiêu & choice DA
2a
Các nhà q.ly chức X/dựng NS trung hạn & ngắn hạn cho bộ phân chức
năng
năng phụ trách
2b
Các nhà q.ly DA
X/dựng NS cho từng bộ phận, từng CV of DA gồm
cả CP nhân công, nguyên nhiên vật liệu…
3
Các nhà q.ly cấp cao
Tổng hợp, điều chỉnh & phê duyệt NS dài hạn
3. PP kết hợp:
B1: x/dựng khung KH NS cho từng năm tài chính
B2: Các câp trên chuyển yêu cầu lập dự toán NS lần lượt xuống cấp dưới để các cấp
x/dựng NS
B3: q.trình tổng hợp NS đc bắt đầu từ cấp thấp nhất đến các cấp cao hơn
B4: các nhà lãnh đạo cao cấp xem xét & hiệu chỉnh KH NS
4. Dự toán NS theo DA
Lập NS theo DA là PP dự toán NS on cơ sở các khoản thu & CP phát sinh theo từng CV
& đc tổng hợp theo DA.
Các bc thực hiện: - Dự tính CP cho từng CV DA
- X/đ & phân bổ CPGT
- Dự tính CP cho từng năm & cả vòng đời DA
5. Dự toán NS theo khoản mục CP
Việc dự toán thường đc tiến hành on cơ sở thực hiện năm trc & cho từng khoản mục chi
tiêu, sau đó tổng hợp lại theo từg đ.vị or các bộ phận # nhau of tổ chức.
25