Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT MÃNG CẦU TA THEO HƯỚNG VIETGAP TẠI XÃ THẠNH TÂN VÀ TÂN BÌNH - THỊ XÃ TÂY NINH - TỈNH TÂY NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***** *****

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT MÃNG CẦU TA THEO
HƯỚNG VIETGAP TẠI XÃ THẠNH TÂN VÀ TÂN BÌNH
- THỊ XÃ TÂY NINH - TỈNH TÂY NINH

Sinh viên thực hiện: TRƯƠNG CHÍ THÀNH
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2006-2010

Tháng 08/2010

1


KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT MÃNG CẦU TA THEO
HƯỚNG VIETGAP TẠI XÃ THẠNH TÂN VÀ TÂN BÌNH
- THỊ XÃ TÂY NINH - TỈNH TÂY NINH

Tác giả

TRƯƠNG CHÍ THÀNH
(Khóa luận được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng kỹ sư nông nghiệp
ngành Nông Học)

Giảng viên hướng dẫn
PGS.TS NGUYỄN VĂN KẾ


ThS. THÁI NGUYỄN DIỄM HƯƠNG

Tháng 8/2010

2


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian qua, để hoàn thành quá trình học tập và khóa luận
này, tôi đã nhờ rất nhiều vào công ơn nuôi dưỡng của gia đình, sự hướng dẫn
giúp đỡ tận tình của quý thầy cô và sự động viên giúp đỡ của bạn bè.
Trước tiên em xin chân thành gởi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Văn Kế,
và cô Thái Nguyễn Diễm Hương, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong
việc học tập và hoàn thành khóa luận này.
Cảm ơn ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Ban
chủ nhiệm khoa Nông học cùng toàn thể quý thầy cô trong khoa đã truyền đạt
kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Cảm ơn trung tâm nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam Bộ và KS.
Nguyễn Văn Thu đã giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Cảm ơn sự giúp đỡ của UBND xã Tân Bình và UBND xã Thạnh Tân
cùng toàn thể 40 hộ gia đình trồng mãng cầu.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Trương Chí Thành

3



TÓM TẮT

Đề tài: khảo sát hiện trạng sản xuất mãng cầu ta theo hướng VietGAP tại xã
Thạnh Tân và Tân Bình - thị xã Tây Ninh - tỉnh Tây Ninh
Mục tiêu: điều tra, khảo sát thực trạng sản xuất mãng cầu của người nông
dân tại xã Thạnh Tân và Tân Bình. Sau đó, đem đối chiếu với quy trình sản xuất
theo tiêu chuẩn VietGAP, để phát hiện ra những điểm người nông dân đã thực
hiện được theo hướng GAP và những điểm còn tồn tại chưa thực hiện được, từ
đó làm cơ sở để đề ra phương hướng và biện pháp khắc phục cho người nông
dân trong việc sản xuất mãng cầu theo tiêu chuẩn VietGAP sau này.
Đề tài được thực hiện từ tháng 1/2010 đến tháng 5/2010 tại xã Thạnh Tân
và Tân Bình - thị xã Tây Ninh - tỉnh Tây Ninh.
Phương pháp thực hiện: phỏng vấn ngẫu nhiên 40 hộ nông dân trồng mãng
cầu, 4 điểm thu mua mãng cầu và 2 điểm sản xuất giống mãng cầu theo phiếu
điều tra soạn sẵn, kết hợp ghi chép, quan sát, chụp hình thực tế, tìm kiếm, thu
thập tài liệu, phân tích mẫu đất, quả để đánh giá tình hình sản xuất theo hướng
GAP.
Kết quả cho thấy 40 hộ nông dân trồng mãng cầu theo hướng VietGAP có
những điểm đã đạt được và chưa đạt được:
yNhững điểm 80-100% các hộ đã đạt được theo tiêu chuẩn VietGAP
Vùng sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP. Trong kỹ thuật canh tác có cày
đất hàng năm tránh làm chai cứng đất và có tủ đất chống xói mòn. Sử dụng các
loại phân bón và thuốc BVTV được phép kinh doanh tại Việt Nam và tại các cửa
hàng có giấy phép kinh doanh, không sử dụng phân và chất thải người. Nước
tưới sử dụng đạt tiêu chuẩn. Đã được tập huấn về hóa chất và cách sử dụng.
Cách ly đúng thời gian. Mãng cầu khi hái vào được để trên nền có trải manh
tránh tiếp xúc trực tiếp dưới đất, ngăn chặn sinh vật lây nhiễm sản phẩm. Khu
vực sơ chế đóng gói bảo quản cách ly với kho bãi chứa hóa chất, mãng cầu sau

4



thu hoạch thường được để trong thùng xốp hoặc thùng giấy được nhà nước cho
phép sử dụng. Người lao động thường là người nhà, có hồ sơ cá nhân và nằm
trong độ tuổi lao động.
y Những điểm còn tồn tại chưa thực hiện được theo tiêu chuẩn VietGAP:
Đa số giống khi mua không có hồ sơ và không có nguồn gốc rõ ràng.
Không thiết lập sơ đồ và phân lô sản xuất. 100% các hộ có nuôi gà thả đều
không có biện pháp gì ngăn chặn ô nhiễm từ việc chăn nuôi. Sử dụng phân hữu
cơ không qua xử lý. Tiêu huỷ hoá chất không theo quy định. Không thường
xuyên kiểm tra dư lượng thuốc, không có biển cảnh báo vùng mới phun thuốc.
Không trang bị dụng cụ y tế và thuốc để sơ cứu khi ngộ độc. Chưa thực hiện
việc bảo hộ lao động và an toàn trong khi sử dụng hóa chất. Không thực hiện
việc ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm. Không
thực hiện khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Không thực hiện kiểm tra nội bộ.
Để có thể tiến đến chứng nhận GAP thì các hộ nông dân cần phải khắc phục
những điểm tồn tại trên.

5


MỤC LỤC

Trang
Trang tựa

i

Lời cảm tạ


ii

Tóm tắt

iii

Mục lục

v

Danh sách các chữ viết tắt

viii

Danh sách các bảng

ix

Danh sách các hình

x

Chương 1 MỞ ĐẦU

1

1.1

Đặt vấn đề


1

1.2

Mục đích và yêu cầu

2

1.2.1

Mục đích

2

1.2.2

Yêu cầu

2

1.2.3

Giới hạn đề tài

3

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4


2.1

Tổng quan về GAP

4

2.2

Lợi ích của GAP

5

2.3

Các bước để chứng nhận GAP (EUREPGAP)

5

2.4

Giới thiệu về EUREPGAP

6

2.5

Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP

7


2.6

Tìm hiểu chung về cây mãng cầu

16

2.6.1

Tổng quát về mãng cầu ta

16

2.6.2

Các nhóm giống mãng cầu ta ở Tây Ninh

16

2.7

Tổng quan về 2 xã Thạnh Tân và Tân Bình

17

Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA

6

19



3.1

Đối tượng điều tra

19

3.2

Dụng cụ và phương tiện điều tra

19

3.3

Thời gian và địa điểm thực hiện điều tra

19

3.4

Điều kiện điều tra

19

3.4.1

Khí hậu thời tiết

19


3.4.2

Đất đai, địa hình

20

3.5

Phương pháp

21

3.5.1

Nội dung điều tra

21

3.5.2

Lấy mẫu phân tích

22

3.5.3

Quy mô điều tra

22


3.5.4

Chỉ tiêu theo dõi

22

3.5.5

Xử lý số liệu

22

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

23

4.1

Kết quả điều tra hiện trạng sản xuất mãng cầu

23

4.1.1

Quy mô diện tích vườn

23

4.1.2


Độ tuổi và năng suất

24

4.1.3

Khoảng cách trồng và biện pháp canh tác

25

4.1.4

Quy trình chọn giống, trồng và xử lý ra hoa mãng cầu

26

4.1.5

Thu hoạch và tiêu thụ

33

4.2

Kết quả điều tra theo hướng VietGAP

34

4.2.1


Kết quả điều tra theo module 1: an toàn thực phẩm

34

4.2.1.1

Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất

34

4.2.1.2

Giống và gốc ghép

35

4.2.1.3

Quản lý đất và giá thể

36

4.2.1.4

Phân bón và chất phụ gia

38

4.2.1.5


Nước tưới

40

4.2.1.6

Sử dụng hoá chất

41

4.2.1.7

Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch

44

4.2.1.8

Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc, thu hồi

48

7


4.2.1.9

Kiểm tra nội bộ


49

4.2.1.10

Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

50

4.2.2

Kết quả điều tra theo module 2: quản lý và xử lý chất thải

50

4.2.3

Kết quả điều tra theo module 3: người lao động

51

4.2.4

Kết quả điều tra theo module 4: chất lượng sản phẩm

53

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

55


5.1

Kết luận

55

5.2

Đề nghị

56

TÀI LIỆU THAM KHẢO

57

PHỤ LỤC

58

DANH SÁCH CÁC HỘ ĐIỀU TRA

62

PHIẾU ĐIỀU TRA

64

8



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN

Hiệp hội các nước Đông Nam Á
(Association of Southeast Asian nations)

BVTV

Bảo vệ thực vật

CY

Chính yếu

ĐN

Đề nghị

EUREP

Tổ chức những người bán lẻ và cung cấp Châu Âu
(European Retail Products)

GAP

Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practices)

IPM


Quản lý sâu bệnh tổng hợp (Intergrated Pest Management)

ICM

Quản lý cây trồng tổng hợp (Intergrated Crops Management)

KPH

Không phát hiện

PL

Phụ lục

TY

Thứ yếu

UNDP

Chương trình hỗ trợ phát triển của Liên Hiệp Quốc
(United Nations Development Programme)

WHO

Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)

WTO


Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)

ctv

Cộng tác viên

9


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1

Thời tiết khí hậu trung bình 3 năm tại trạm Tây Ninh

19

Bảng 4.1

Quy mô diện tích vườn tại xã Tân Bình và Thạnh Tân

23

Bảng 4.2

Cơ cấu tuổi của các vườn mãng cầu

24

Bảng 4.3


Mật độ và khoảng cách trồng mãng cầu

25

Bảng 4.4

Các loại phân bón sử dụng phổ biến trên mãng cầu

28

Bảng 4.5

Các loại thuốc BVTV sử dụng phổ biến trên mãng cầu

30

Bảng 4.6

Lịch sử và việc quản lý vùng đất

34

Bảng 4.7

Giống và gốc ghép

35

Bảng 4.8


Kết quả điều tra việc quản lý đất và chất nền

36

Bảng 4.9

Kết quả phân tích mẫu đất

37

Bảng 4.10 Kết quả điều tra về phân bón và chất phụ gia

39

Bảng 4.11 Kết quả điều tra hiện trạng sử dụng nước tưới

40

Bảng 4.12 Kết quả điều tra hiện trạng sử dụng hoá chất

41

Bảng 4.13 Thống kê chi tiết về việc tiêu huỷ hoá chất và bao bì

44

Bảng 4.14 Thống kê chi tiết về thời gian cách ly của các hộ

45


Bảng 4.15 Kết quả điều tra thu hoạch và xử lý sau thu hoạch

45

Bảng 4.16 Kết quả điều tra ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc

49

Bảng 4.17 Kết quả diều tra việc kiểm tra nội bộ

50

Bảng 4.18 Kết quả điều tra việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại

50

Bảng 4.19 Kết quả điều tra việc quản lý môi trường

51

Bảng 4.20 Kết quả điều tra về người lao động

51

Bảng 4.21 Kết quả phân tích mẫu quả

53

Bảng 4.22 Đánh giá chất lượng mãng cầu dai


53

10


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1

Sơ đồ vị trí xã Tân Bình và Thạnh Tân

17

Hình 4.1

Đóng thùng sản phẩm

47

Hình 4.2

Ba loại mãng cầu

48

Hình 4.3

Phun thuốc diệt cỏ


52

Hình 4.4

Phun thuốc trừ sâu

52

Hình PL 1

Nơi ủ phân bò

58

Hình PL 2

Vỏ chai, bao bì vứt bừa bãi

58

Hình PL 3

Hệ thống tưới phun tự động

59

Hình PL 4

Ngắt cánh bông mãng cầu


59

Hình PL 5

Dây đậu dùng để tủ gốc mãng cầu

59

Hình PL 6

Nhà kho

59

Hình PL 7

Trồng xen mãng cầu với dưa

59

Hình PL 8

Trồng xen mãng cầu với ớt

59

Hình PL 9

Thùng xốp đựng mãng cầu


60

Hình PL 10

Dụng cụ thu hoạch mãng cầu

60

Hình PL 11

Phân bò bao không được ủ hoai

60

Hình PL 12

Nuôi gà thả rong trong vườn

60

Hình PL 13

Nuôi bò thả rong trong vườn

60

Hình PL 14

Nước thải sinh hoạt đổ ra vườn


60

Hình PL 15

Điểm bán giống trôi nổi

61

Hình PL 16

Đại lý thu mua mãng cầu

61

Hình PL 17

Điểm thu mua mãng cầu

61

Hình PL 18

Vết thương do bọ vòi voi gây ra trên bông

61

Hình PL 19

Bệnh khô cành trên mãng cầu


61

Hình PL 20

Rệp sáp trắng hại quả

61

11


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay vệ sinh an toàn thực phẩm đang là một trong những vấn đề cấp
thiết đang được cả thế giới quan tâm. Vấn đề này không còn của riêng một quốc
gia nào mà nó mang tính chất toàn cầu. Để giải quyết vấn đề này, ban đầu ở một
số nước đã đề ra những quy trình sản xuất được kiểm soát chặt chẽ từ khâu
chuẩn bị đất, giống, sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, vận chuyển cho đến
tay người tiêu thụ đều đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời có thể
truy nguyên nguồn gốc của sản phẩm. Các kỹ thuật sản xuất này được gọi chung
là GAP (Good Agricultural Practices) thực hành nông nghiệp tốt. Về sau GAP
được sử dụng rộng rãi như là một tiêu chuẩn chung của các nước về vệ sinh an
toàn thực phẩm, sản phẩm đạt tiêu chuẩn GAP cũng như người sản xuất có
chứng chỉ GAP ở các nước có tiêu chuẩn này đều như nhau, đồng thời GAP
cũng là rào cản để ngăn chặn các sản phẩm không đảm bảo vệ sinh từ các quốc
gia khác xâm nhập vào thị trường trong nước.
Ngày nay, Việt Nam đã gia nhập tổ chức WTO và là một thành viên của

WTO. Bên cạnh những lợi ích và triển vọng mà tổ chức WTO mang lại thì nông
nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt với những khó khăn thử thách rất lớn. Một
khó khăn lớn nhất là sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam muốn đứng vững ở thị
trường trong nước và xuất khẩu được thì phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn
GAP. Trước tình hình đó, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam
đã cho ra đời tiêu chuẩn VietGAP nhằm đưa nông nghiệp Việt Nam hội nhập với
nông nghiệp thế giới, để sản phẩm nông nghiệp Việt Nam có thể cạnh tranh với

12


các nước khác, đồng thời làm rào cản để các sản phẩm không an toàn từ các
nước khác không tràn vào Việt Nam.
Ở Việt Nam, Tây Ninh là một trong những vùng trồng mãng cầu ta lớn và
tập trung, đất đai khí hậu phù hợp và người dân có nhiều kinh nghiệm canh tác.
Theo đó, nếu người dân thực hiện sản xuất theo quy trình GAP, sản phẩm đảm
bảo được vệ sinh an toàn theo tiêu chuẩn GAP thì mãng cầu ta của Tây Ninh
không chỉ đứng vững được ngay trên thị trường trong nước mà còn có thể xuất
khẩu được sang các nước khác. Trước thực tế đó, vấn đề cần thiết là phải tìm
hiểu thực trạng sản xuất mãng cầu ta tại Tây Ninh để trong tương lai hướng đến
chứng nhận GAP, mở rộng thị trường mãng cầu của nước ta sang các nước khác.
Do đó, được sự giúp đỡ của khoa Nông Học trường ĐH Nông Lâm TPHCM, sự
hỗ trợ của Trung Tâm Nghiên Cứu Cây Ăn Quả miền Đông Nam Bộ và địa
phương, sự tận tình hướng dẫn của thầy Nguyễn Văn Kế và cô Thái Nguyễn
Diễm Hương, đề tài: “Khảo sát hiện trạng sản xuất mãng cầu ta theo hướng
VietGAP tại xã Thạnh Tân và Tân Bình - thị xã Tây Ninh - tỉnh Tây Ninh”
được tiến hành.
1.2. Mục đích và yêu cầu:
1.2.1. Mục đích:
Điều tra hiện trạng sản xuất mãng cầu của 40 hộ nông dân, 4 điểm thu mua

mãng cầu và 2 điểm sản xuất cây giống theo hướng VietGAP, từ đó phát hiện
những điểm người nông dân đã thực hiện được và các tồn tại chính về kỹ thuật
canh tác và bảo vệ thực vật hiện nay so với quy chuẩn GAP đối với loại cây ăn
trái đặc sản của tỉnh là mãng cầu ta và đề ra phương hướng khắc phục để tiến
đến cấp chứng nhận GAP cho những hộ sản xuất mãng cầu tại địa phương.
1.2.2 Yêu cầu:
- Thu thập thông tin về chủ hộ và điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, chính
sách của địa phương.

13


- Điều tra mẫu gồm 40 hộ nông dân sản xuất mãng cầu tại 2 xã Thạnh Tân
và Tân Bình bằng bảng câu hỏi checklist. Thu thập thông tin từ đó phát hiện các
sai phạm để đề ra hướng khắc phục.
- Lấy mẫu đất, nước, quả đem phân tích xem có đạt các tiêu chuẩn quy định
của GAP hay không.
- Chọn ra một số hộ thực hiện tốt để xây dựng mô hình mẫu.
1.2.3 Giới hạn đề tài:
- Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 1/2010 đến tháng 5/2010 do địa bàn
rộng nên chỉ thực hiện ở 2 xã trọng điểm trồng mãng cầu nhiều nhất Tây Ninh là
Thạnh Tân và Tân Bình - thị xã Tây Ninh - tỉnh Tây Ninh.
- Do kinh phí hạn chế nên chỉ phân tích một số chỉ tiêu cơ bản là dư lượng
nitrat trong quả, hàm lượng những kim loại nặng (As, Hg, Zn, Cd, Pb) trong mẫu
đất, quả tại Trung Tâm Công Nghệ Và Quản Lý Môi Trường Và Tài Nguyên
trường ĐH Nông Lâm.

14



Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Tổng quan về GAP
Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practices) được định nghĩa
là những nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sản xuất an
toàn, sạch sẽ, thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh như
chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa chất (dư lượng
thuốc BVTV, kim loại nặng, hàm lượng nitrat), đồng thời sản phẩm phải đảm
bảo an toàn từ ngoài đồng đến khi sử dụng. (EUREPGAP, Version, 2.1,
Oct/2004).
Theo Nguyễn Văn Hoà (2007) thực hành nông nghiệp tốt GAP bao gồm
việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, việc sử dụng đất đai, phân bón,
nước, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hái, đóng gói, tồn trữ, vệ sinh đồng ruộng và
vận chuyển sản phẩm nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững với mục đích
đảm bảo:
y An toàn cho thực phẩm
y An toàn cho người sản xuất
y Bảo vệ môi trường
y Truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm
Các quy trình GAP và các chứng nhận GAP có nhiều loại tùy theo dịch
vụ chứng nhận. Ví dụ Việt Nam có chứng nhận rau quả an toàn VietGAP, Thái
Lan có GAP trên rau quả chứng nhận theo 3 cấp khác nhau, ASEAN có quy
trình ASEANGAP do Úc khởi xướng.

15


Mọi quy trình, quy định khác nhau đều có khác nhau ít nhiều về nội dung,
cách thanh tra, danh mục thanh tra, cách quản lý chứng nhận. Nhưng tựu chung

đều tuân thủ các nguyên tắc an toàn vệ sinh thực phẩm mà WHO và UNDP
khuyến cáo. Song các tiêu chuẩn tuy có khác nhau nhưng phải hòa hợp, hài hòa
cao nhất để việc công nhận lẫn nhau dễ đạt, đồng thời khi bán sản phẩm cho thị
trường nào thì sản phẩm hàng hóa hướng đến cũng phù hợp theo tiêu chuẩn của
thị trường đó. (Nguyễn Minh Châu, 2007)
2.2 Lợi ích của GAP
- An toàn: vì dư lượng các chất gây độc (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng,
hàm lượng nitrat) không vượt quá mức cho phép, không nhiễm vi sinh, đảm bảo
sức khỏe cho người tiêu dùng.
- Chất lượng cao (ngon, đẹp…) nên được người tiêu dùng trong và ngoài nước
chấp nhận.
- Tốt cho môi sinh: các quy trình sản xuất theo GAP hướng hữu cơ sinh học nên
môi trường được bảo vệ an toàn cho người lao động khi làm việc (Nguyễn Văn
Hòa, 2007).
2.3 Các bước để chứng nhận GAP (EUREPGAP)
- Chọn nhóm thực hiện gồm các cán bộ điều tra kinh tế kỹ thuật nhằm đánh giá
hiện trạng và kỹ thuật canh tác của một số nông hộ trồng cây ăn quả.
- Xây dựng nhóm thí điểm áp dụng GAP bao gồm: nhóm nông dân, nhà đóng
gói, nhà xuất khẩu cho loại quả đó.
- Song song với nhóm thí điểm, nhóm thực hiện dự án sẽ tiếp tục nhân rộng việc
áp dụng GAP cho các hộ vừa, đây là những hộ có thể thích ứng và tiếp thu
nhanh yêu cầu của dự án bằng cách hướng dẫn, tập huấn định kỳ thường xuyên
cách làm việc mới, hỗ trợ kỹ thuật cho họ.
- Khi người nông dân, nhà đóng gói và xuất khẩu trong dự án thí điểm đạt được
sự tuân thủ về GAP, dự án sẽ tiếp tục thực hiện các thủ tục cần thiết để mời tổ
chức thanh tra độc lập tới thanh tra để cấp giấy chứng nhận tương đương
(Nguyễn Hữu Hoàng và ctv., 2007).

16



2.4 Giới thiệu về EUREPGAP
EUREPGAP ban đầu do tổ chức những người bán lẻ và cung cấp ở châu Âu
EUREP (European Retail Products) lập ra và công bố chính thức vào năm 2004,
sau đó có bổ sung thêm vào năm 2006. Tiêu chuẩn EUREPGAP nhằm áp dụng
cho thị trường châu Âu, đồng thời hàng hóa của những nước khác muốn vào thị
trường những nước châu Âu cũng đều phải tuân theo tiêu chuẩn EUREPGAP
này.
Hồ sơ này có 14 phần với 210 điểm kiểm tra, trong đó có:
47 Điểm chính yếu (CY) (100% phải tuân thủ)
98 điểm thứ yếu (TY) (95% phải tuân thủ)
65 điểm đề nghị (ĐN) (khuyến cáo không bắt buộc)
Bao gồm:
1.

Truy nguyên nguồn gốc (1 CY)

2.

Lưu trữ hồ sơ và kiểm tra nội bộ (3 CY, 1 TY)

3.

Giống và gốc ghép (1 CY, 6TY, 4 ĐN)

4.

Lịch sử của vùng đất và việc quản lý vùng đất đó (2 CY, 2TY, 1 ĐN)

5.


Quản lý đất và các chất nền (1 CY, 3 TY, 6 ĐN)

6.

Sử dụng phân bón (2 CY, 15 TY, 4 ĐN)

7.

Tưới tiêu/bón phân qua hệ thống tưới tiêu (1 CY, 15 ĐN)

8.

Bảo vệ mùa màng (14 CY, 43 TY, 5 ĐN)

9.

Thu hoạch (6 CY, 1 TY, 2 ĐN)

10. Vận hành sản phẩm (12 CY, 13 TY, 5 ĐN)
11. Quản lý ô nhiễm và chất thải, tái sản xuất và tái sử dụng (6 ĐN)
12. Sức khỏe an toàn và an sinh xã hội của người lao động (2 CY, 13 TY, 9
ĐN)
13. Vấn đề về môi trường (1 TY, 8 ĐN)
14. Đơn khiếu nại (2 CY)

17


2.5 Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP

Trên nền ASEANGAP, VietGAP bao gồm 61 điều khoản
2.5.1 Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất
- Vùng sản xuất rau, quả dự kiến áp dụng theo VietGAP phải được khảo sát
đánh giá phù hợp với quy định hiện hành của nhà nước và địa phương đối với
các mối nguy cơ về hóa học, sinh học và vật lý tại vùng sản xuất rau, quả và
vùng lân cận.
- Lựa chọn vùng sản xuất: vùng sản xuất rau, quả theo VietGAP phải đáp
ứng các điều kiện về môi trường, đất, nước của VietGAP. Trong trường hợp
không đáp ứng các điều kiện thì phải có đầy đủ cơ sở chứng minh có thể khắc
phục được hoặc làm giảm các nguy cơ tiềm ẩn.
- Vùng sản xuất rau quả có mối nguy cơ ô nhiễm hóa học, sinh học, vật lý
cao và không thể khắc phục thì không được sản xuất theo VietGAP.
2.5.2 Giống trồng và gốc ghép
- Giống và gốc ghép tự sản xuất phải có hồ sơ ghi lại đầy đủ các biện pháp
xử lý hạt giống, xử lý cây con, hóa chất áp dụng, thời gian, tên người xử lý, mục
đích xử lý.
- Giống và gốc ghép phải có nguồn gốc rõ ràng, được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cấp phép sản xuất. Giống và gốc ghép không tự sản xuất thì phải có
hồ sơ ghi rõ tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân và thời gian cung cấp, số lượng,
chủng loại, phương pháp xử lý giống, gốc ghép (nếu có).
2.5.3 Quản lý đất và giá thể
- Hàng năm, phải tiến hành phân tích, đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn trong
đất và giá thể theo tiêu chuẩn hiện hành của nhả nước.
- Cần có biện pháp chống xói mòn và thoái hóa đất. Các biện pháp này phải
được ghi chép và lưu trong hồ sơ.
- Khi cần thiết phải xử lý các nguy cơ tiềm ẩn từ đất và giá thể, tổ chức và
cá nhân sản xuất phải được sự tư vấn của các nhà chuyên môn. Biện pháp xử lý
này phải được ghi chép và lưu trong hồ sơ.

18



- Tổ chức và cá nhân sản xuất rau, quả không được chăn thả vật nuôi gây ô
nhiễm nguồn đất, nước trong vùng sản xuất. Nếu bắt buộc phải chăn nuôi thì
phải có chuồng trại và có biện pháp xử lý chất thải đảm bảo không gây ô nhiễm
môi trường và sản phẩm khi thu hoạch.
2.5.4 Phân bón và chất phụ gia
- Từng vụ phải đánh giá nguy cơ ô nhiễm hóa học, sinh học và vật lý do sử
dụng phân bón và chất phụ gia, ghi chép và lưu trữ trong hồ sơ. Nếu xác định có
nguy cơ trong việc sử dụng phân bón hay chất phụ gia, cần áp dụng các biện
pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm lên rau quả.
- Lựa chọn phân bón và các chất phụ gia nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ô
nhiễm hóa học, sinh học và vật lý lên rau, quả. Chỉ sử dụng các loại phân bón có
trong danh mục được phép kinh doanh tại Việt Nam.
- Không sử dụng phân hữu cơ chưa qua xử lý (ủ hoai mục). Trong trường
hợp phân hữu cơ được xử lý tại chỗ, phải ghi lại thời gian và phương pháp xử lý.
Nếu không tự sản xuất, phải có hồ sơ ghi rõ tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân
và thời gian cung cấp, số lượng, chủng loại, phương pháp xử lý.
- Các dụng cụ để bón phân sau khi sử dụng phải được vệ sinh và phải được
bảo dưỡng thường xuyên.
- Nơi tồn trữ phân bón hay khu vực để trang thiết bị phục vụ phối trộn và
đóng gói phân bón, chất phụ gia cần phải được xây dựng và bảo dưỡng nhằm
giảm nguy cơ gây ô nhiễm vùng sản xuất và nguồn nước.
- Lưu giữ hồ sơ phân bón và chất phụ gia khi mua (ghi rõ nguồn gốc, tên
sản phẩm, thời gian và số lượng mua).
- Lưu giữ hồ sơ khi sử dụng phân bón và chất phụ gia (ghi rõ thời gian bón,
tên phân bón, địa điểm, liều lượng, phương pháp bón phân và tên người bón).
2.5.5 Nước tưới
- Chất lượng nước tưới cho sản xuất và xử lý sau thu hoạch trên rau, quả
phải đảm bảo theo tiêu chuẩn hiện hành.


19


- Việc đánh giá nguy cơ ô nhiễm hóa chất và sinh học từ nguồn nước sử
dụng cho: tưới, phun thuốc trừ sâu bệnh, sử dụng cho bảo quản, chế biến, xử lý
sản phẩm, làm sạch và vệ sinh, phải được ghi chép và lưu trong hồ sơ.
- Trong trường hợp nước của vùng sản xuất không đạt tiêu chuẩn, phải thay
thế bằng nguồn nước khác an toàn hoặc chỉ sử dụng nước sau khi đã xử lý và
kiểm tra. Ghi chép phương pháp xử lý, kết quả kiểm tra và lưu trong hồ sơ.
- Không dùng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, các khu
dân cư tập trung, các trang trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia súc gia cầm, nước
phân tươi, nước giải chưa qua xử lý trong sản xuất và xử lý sau thu hoạch.
2.5.6 Bảo vệ thực vật và sử dụng hóa chất
- Người lao động và tổ chức, cá nhân sử dụng lao động phải được tập huấn
về cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn phù hợp với phạm vi công việc
của họ.
- Nếu có sự lựa chọn các loại thuốc BVTV và chất điều hòa sinh trưởng,
cần có ý kiến của người có chuyên môn.
- Nên áp dụng các biện pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM), quản lý cây
trồng tổng hợp (ICM) nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc BVTV.
- Chỉ được phép mua thuốc BVTV từ các cửa hàng có giấy phép kinh
doanh.
- Chỉ sử dụng thuốc hóa học và sinh học đã được đăng ký trong danh mục
thuốc BVTV được phép sử dụng cho từng loại rau, quả tại Việt Nam.
- Phải sử dụng hóa chất đúng theo sự hướng dẫn ghi trên nhãn hàng hóa
hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm đảm bảo an toàn cho vùng sản
xuất và sản phẩm.
- Thời gian cách ly từ khi phun thuốc lần cuối đến lúc thu hoạch phải đảm
bảo theo đúng hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV ghi trên nhãn hàng hóa.

- Các hỗn hợp hóa chất dùng không hết cần được xử lý đảm bảo không làm
ô nhiễm môi trường.

20


- Sau mỗi lần phun thuốc, dụng cụ phải vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên
bảo dưỡng, kiểm tra. Nước rửa dụng cụ cần được xử lý tránh làm ô nhiễm.
- Kho chứa hóa chất phải xây dựng ở nơi thoáng mát, an toàn, có nội quy
và được khóa cẩn thận. Phải có bảng hướng dẫn và thiết bị sơ cứu. Chỉ những
người có trách nhiệm mới được vào kho.
- Không để hóa chất dạng lỏng trên giá phía trên các hóa chất dạng bột.
- Hóa chất cần giữ nguyên trong bao bì, thùng chứa chuyên dụng, nhãn mác
rõ ràng, Nếu đổi hóa chất sang bao bì, thùng chứa khác, phải ghi rõ đầy đủ tên
hóa chất, hướng dẫn sử dụng như bao bì, thùng chứa gốc.
- Các hóa chất hết hạn sử dụng hoặc bị cấm sử dụng cần ghi rõ trong sổ
sách theo dõi và lưu giữ nơi an toàn cho đến khi xử lý theo quy định của nhà
nước.
- Ghi chép các hóa chất đã sử dụng cho từng vụ (tên hóa chất, lý do, vùng
sản xuất, thời gian, liều lượng, phương pháp, thời gian cách ly và tên người sử
dụng).
- Lưu giữ hồ sơ các hóa chất khi mua và khi sử dụng (tên hóa chất, người
bán, thời gian mua, số lượng, hạn sử dụng, ngày sản xuất, ngày sử dụng).
- Không tái sử dụng các bao bì, thùng chứa hóa chất. Phải cất giữ những
bao bì, thùng chứa này ở nơi an toàn cho đến khi xử lý theo quy định của nhà
nước.
- Nếu phát hiện dư lượng hóa chất quá mứa tối đa cho phép, cần phải dừng
ngay việc thu hoạch, mua bán sản phẩm rau, quả và xác định nguyên nhân ô
nhiễm cũng như triển khai biện pháp ngăn chặn sự tái nhiễm, ghi chép rõ ràng
trong hồ sơ lưu trữ.

- Các loại nhiên liệu xăng dầu và hóa chất khác nên được lưu trữ riêng và
xử lý theo cách hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm lên rau, quả.
- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy trình sản xuất và dư lượng hóa
chất có trong rau, quả theo yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan chức năng có

21


thẩm quyền trong nước. Các chỉ tiêu phân tích phải tiến hành tại các phòng thí
nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế.
2.5.7 Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch
2.5.7.1 Thiết bị, vật tư và đồ chứa
- Sản phẩm sau thu hoạch không được để tiếp xúc trực tiếp với đất.
- Thiết bị, thùng chứa hay vật tư tiếp xúc trực tiếp với rau, quả phải được
làm từ các nguyên liệu không gây ô nhiễm lên sản phẩm.
- Thiết bị, thùng chứa hay vật tư phải đảm bảo chắc chắn và vệ sinh sạch sẽ
trước khi sử dụng.
- Thùng đựng phế thải, hóa chất và các chất nguy hiểm khác phải được
đánh dấu rõ ràng và không dùng chung để đựng sản phẩm.
- Thường xuyên kiểm tra và bảo trì thiết bị, dụng cụ nhằm hạn chế nguy cơ
ô nhiễm lên sản phẩm.
- Thiết bị, thùng chứa rau, quả thu hoạch và vật liệu đóng gói phải cất giữ
riêng biệt cách ly với kho chứa hóa chất, phân bón và chất phụ gia và có các biện
pháp hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm.
2.5.7.2 Thiết kế nhà xưởng
- Cần hạn chế đến mức tối đa nguy cơ ô nhiễm khi thiết kế, xây dựng nhà
xưởng và công trình phục vụ cho việc gieo trồng, xử lý, đóng gói, bảo quản.
- Khu vực xử lý, đóng gói và bảo quản sản phẩm phải tách biệt khu chứa
xăng, dầu, mỡ và máy móc nông nghiệp để phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm lên sản
phẩm.

- Phải có hệ thống xử lý rác thải và thoát nước nhằm giảm thiểu nguy cơ ô
nhiễm đến vùng sản xuất và nguồn nước.
- Các bóng đèn chiếu sáng trong khu vực sơ chế, đóng gói phải có lớp
chống vỡ, trong trường hợp bóng đèn bị vỡ rơi xuống sản phẩm phải loại bỏ sản
phẩm nơi đó, đồng thời lau sạch khu vực đó.

22


- Các thiết bị và dụng cụ đóng gói, xử lý sản phẩm phải có rào ngăn cách
đảm bảo an toàn.
2.5.7.3 Vệ sinh nhà xưởng
- Việc vệ sinh nhà xưởng phải sử dụng các loại hóa chất thích hợp theo quy
định không gây ô nhiễm lên sản phẩm và môi trường.
- Thường xuyên vệ sinh nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ.
2.5.7.4 Phòng chống dịch hại
- Cách ly gia súc và gia cầm khỏi khu vực sơ chế, đóng gói và bảo quản
rau, quả.
- Phải có các biện pháp ngăn chặn các loài sinh vật lây nhiễm vào trong và
ngoài khu vực sơ chế, đóng gói, bảo quản.
- Phải đặt đúng chỗ bả và bẫy để phòng trừ dịch hại và đảm bảo không làm
ô nhiễm rau, quả, thùng chứa và các vật liệu đóng gói. Phải ghi chú vị trí đặt bả
và bẫy.
2.5.7.5 Vệ sinh cá nhân
- Người lao động cần được tập huấn kiến thức và cung cấp tài liệu cần thiết
về thực hành vệ sinh cá nhân. Các khóa tập huấn phải được ghi trong hồ sơ.
- Nội quy vệ sinh cá nhân phải được đặt tại các địa điểm dễ thấy.
- Cần có nhà vệ sinh và trang thiết bị cần thiết ở nhà vệ sinh cho người lao
động và duy trì đảm bảo điều kiện vệ sinh.
- Nước thải vệ sinh phải được xử lý.

2.5.7.6 Xử lý sản phẩm
- Chỉ được sử dụng các loại hoá chất, phế phẩm, màng sáp cho phép trong
quá trình xử lý sau thu hoạch.
- Nước sử dụng cho xử lý rau, quả sau thu hoạch phải đảm bảo chất lượng
theo quy định.
2.5.7.7 Bảo quản và vận chuyển

23


- Thùng chứa rau, quả không được đặt trực tiếp xuống đất để tránh nguy cơ
gây ô nhiễm.
- Thùng đựng rau quả phải được kiểm tra trước khi sử dụng; nếu chưa đảm
bảo vệ sinh phải được làm sạch.
- Phương tiện vận chuyển phải được làm sạch trước khi xếp thùng chứa sản
phẩm.
- Không bảo quản và vận chuyển sản phẩm chung với các hàng hóa khác có
nguy cơ gây ô nhiễm sản phẩm.
- Phải thường xuyên khử trùng kho bảo quản và phương tiện vận chuyển.
2.5.8 Quản lý và xử lý chất thải
Phải có biện pháp quản lý và xử lý chất thải, nước thải phát sinh từ hoạt
động sản xuất, sơ chế và bảo quản sản phẩm.
2.5.9 Người lao động
2.5.9.1 An toàn lao động
- Người được giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng hóa chất phải có kiến thức
và kỹ năng về hóa chất và phải có kỹ năng ghi chép.
- Tổ chức và cá nhân sản xuất phải cung cấp trang thiết bị và áp dụng các
biện pháp sơ cứu cần thiết và đưa đến bệnh viện gần nhất khi người lao động bị
nhiễm hóa chất.
- Phải có tài liệu hướng dẫn các bước sơ cứu và dán tại kho chứa hóa chất.

- Người lao động được giao nhiệm vụ xử lý và sử dụng hóa chất hoặc tiếp
cận các vùng mới phun thuốc phải được trang bị quần áo bảo hộ và thiết bị phun
thuốc.
- Quần áo bảo hộ lao động phải được giặt sạch và không được để chung với
thuốc BVTV.
- Phải có biển cảnh báo vùng sản xuất rau, quả vừa mới được phun thuốc.
2.5.9.2 Điều kiện làm việc
- Nhà làm việc thoáng mát, mật độ người làm việc hợp lý.

24


- Điều kiện làm việc phải đảm bảo và phù hợp với sức khỏe người lao
động. Người lao động phải được cung cấp quần áo bảo hộ.
- Các phương tiện, trang thiết bị, công cụ (các thiết bị điện và cơ khí) phải
thường xuyên được kiểm tra, bảo dưỡng nhằm tránh rủi ro gây tai nạn cho người
sử dụng.
- Phải có quy trình thao tác an toàn nhằm hạn chế tối đa rủi ro do di chuyển
hoặc nâng vác các vật nặng.
2.5.9.3 Phúc lợi xã hội của người lao động
- Tuổi lao động phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam.
- Khu nhà ở cho người lao động phải phù hợp với điều kiện sinh hoạt và
phài có những thiết bị, dịch vụ cơ bản.
- Lương, thù lao cho người lao động phải hợp lý, phù hợp với pháp luật về
lao động Việt Nam.
2.5.9.4 Đào tạo
- Trước khi làm việc, người lao động phải được thông báo về những nguy
cơ liên quan đến sức khỏe và điều kiện an toàn.
- Người lao động phải được tập huấn công việc trong các lĩnh vực dưới
đây:

+ Phương pháp sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ.
+ Các hướng dẫn sơ cứu tai nạn lao động.
+ Sử dụng an toàn các hóa chất, vệ sinh cá nhân.
2.5.10 Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
- Tổ chức và cá nhân sản xuất rau, quả theo VietGAP phải ghi chép đầy đủ
nhật ký sản xuất, nhật ký về BVTV, phân bón, bán sản phẩm,…
- Tổ chức và cá nhân sản xuất theo GAP phải tự kiểm tra hoặc thuê kiểm
tra viên kiểm tra nội bộ xem việc thực hiện sản xuất, ghi chép và lưu trữ hồ sơ đã
đạt yêu cầu chưa. Nếu chưa đạt yêu cầu thì phải có biện pháp khắc phục và phải
được lưu trong hồ sơ.

25


×