Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

THỰC TRẠNG CÁC KHOẢN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỪ SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 9 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 2005 - 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

THỰC TRẠNG CÁC KHOẢN THU NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC TỪ SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN 9 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TỪ NĂM 2005 - 2009

SVTH
MSSV
LỚP
KHÓA
NGÀNH

:
:
:
:
:

PHẠM MINH TUẤN
06124136
DH06QL
2006 - 2010
QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

-TP.Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2010-




TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
-----------------PHẠM MINH TUẤN

THỰC TRẠNG CÁC KHOẢN THU NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC TỪ SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN 9 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TỪ NĂM 2005 - 2009

Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Thị Ngọc Ánh
( Địa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh)
(Ký tên:………………………………….)

Tháng 08 năm 2010


LờI CảM ƠN
Bốn năm gắn bó với tr-ờng Đại Học
Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã để
lại cho em nhiều kỉ niệm. Để đ-ợc nhngày hôm nay, ngoài sự cố gắng của bản
thân, em còn đ-ợc sự quan tâm, giúp đỡ
của gia đình, thầy cô và bạn bè.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô
tr-ờng Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ
Chí Minh đã tận tình truyền đạt vốn
kiến thức quý báu trong suốt bốn năm
học.
Em chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa

Quản Lý Đất Đai & Bất Động Sản đã chỉ
dạy tận tình, trau dồi kiến thức, kinh
nghiệm cho em trong suốt quá trình học
tập.
Đặc biệt, em xin trân trọng gửi lời
cảm ơn cô Nguyễn Thị Ngọc ánh
đã tận
tình h-ớng dẫn để em hoàn thành tốt
luận văn tốt nghiệp của mình.
Xin chân thành cảm ơn Chi Cục Thuế
Quận 9 TP.Hồ Chí Minh, đặc biệt là các
cô chú trong Đội Tr-ớc Bạ & Thu Khác đã
tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con
trong suốt quá trình thực tập tại đây.
Cảm ơn tất cả các bạn, đặc biệt là
lớp Quản Lý Đất Đai khóa 32 (DH06QL) đã
giúp đỡ mình trong suốt quá trình học
tập và hoàn thành tốt đề tài tốt
nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn.
TP. HCM, ngày 20 tháng 08 năm 2010
Sinh viên thực hiện


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Phạm Minh Tuấn, Khoa Quản Lý Đất Đai & Bất Động
Sản, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Đề tài: “Thực trạng các khoản thu ngân sách Nhà nước từ sử dụng đất đai
trên địa bàn Quận 9 Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2005 - 2009”.
Giáo viên hướng dẫn cô Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Bộ môn Chính Sách & Pháp

Luật, Khoa Quản Lý Đất Đai & Bất Động Sản, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí
Minh.
Ở nước ta “Thuế là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi người dân” do đó tìm hiểu về
thuế không chỉ là nhiêm vụ của các nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp mà còn là mối
quan tâm của quần chúng nhân dân. Trong thời kỳ nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang
nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước
thì vai trò của thuế càng có ảnh hưởng và tác động to lớn đến mọi hoạt động sản xuất
kinh tế xã hội của đất nước. Hiện nay, đất nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế
giới thì việc ban hành và áp dụng những chính sách thuế sao cho phù hợp với sự phát
triển kinh tế của đất nước và thế giới là nhiêm vụ hết sức quan trọng và cần thiết. Đặt
biệt là ở TP. Hồ Chí Minh nói chung và Quận 9 nói riêng nơi chiếm tỷ trọng cao trong
nguồn thu ngân sách Nhà nước từ thuế trong điều kiện chính sách thuế thường xuyên
được sửa đổi và bổ sung để ngày càng đạt hiệu quả đảm bảo nguồn thu của Nhà nước,
việc phân tích và đánh giá hoạt động thu thuế từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp
nhằm nâng cao hiệu lưc trong công tác quản lý cũng như việc thu thuế về đất đai ngày
càng hiệu quả hơn.
Bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu: Luật, Nghị định, Thông tư và các văn
bản có liên quan đến chính sách tài chính về đất đai kết hợp với phương pháp thống
kê, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp để xử lý những số liệu thực tế thu
được của các loại thuế thu từ đất. Chính sách tài chính trong lĩnh vực đất đai là một
trong những phương tiện để Nhà nước quản lý và điều tiết hoạt động của thị trường bất
động sản. Do đó khi tiến hành nghiên cứu đề tài chúng tôi tiến hành nghiên cứu những
nội dung chính sau: Thực trạng 6 khoản thu thuế từ đất đai ảnh hưởng đến thị trường
bất động sản, việc thực hiện chính sách tài chính về đất đai trên địa bàn Quận 9. Từ đó,
nắm được động thái của người sử dụng đất trước những thay đổi của Nhà nước về
chính sách tài chính.


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1

I. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. ................................................................................1
II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................1
1. Đối tượng nghiên cứu: .................................................................................................1
2. Phạm vi nghiên cứu: ....................................................................................................1
PHẦN I: TỔNG QUAN ................................................................................................2
I.1.Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu: ....................................................................2
I.1.1 Cơ sở khoa học: .......................................................................................................2
I.1.2 Cơ sở pháp lý: .......................................................................................................10
I.2 Khái quát về địa bàn nghiên cứu ..........................................................................11
I.2.1 Điều kiện tự nhiên .................................................................................................12
I.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................................................15
I.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu:................................................................19
I.3.1 Nội dung nghiên cứu: ............................................................................................19
I.3.2 Phương pháp nghiên cứu:......................................................................................19
I.4 Cơ cấu tổ chức - Chức năng, nhiệm vụ ................................................................19
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................21
II.1 Nhận xét chung thực trạng phát triển kinh tế xã hội ........................................21
II.2 Một số nội dung quản lý Nhà nước về đất đai ...................................................21
II.2.1 Công tác lập QH – KHSDĐ .................................................................................21
II.2.2 Công tác giải quyết tranh chấp đất đai: Giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi pham
trong quản lý đất đai ......................................................................................................23
II.2.3 Hiện trạng sử dụng đất năm 2009 ........................................................................23
II.2.4 Tình hình cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở từ năm
2005-2009 ......................................................................................................................25
II.2.5 Công tác chuyển nhượng quyền sử dụng đất. ......................................................26
II.2.6 Tình hình biến động đất đai .................................................................................27
III.3. Các nguồn thu ngân sách Nhà nước từ sử dụng đất.......................................29
III.3.1.Thuế sử dụng đất nông nghiệp ...........................................................................29
III.3.2Tiền sử dụng đất: .................................................................................................31
III.3.3 Tiền thuê đất .......................................................................................................33

III.3.4 Thuế nhà, đất: .....................................................................................................34
III.3.5 Thuế chuyển nhượng bất động sản (Luật thuế thu nhập cá nhân)......................38
III.3.6 Lệ phí trước bạ: ..................................................................................................45
III.4 Tổng hợp thực trạng các khoản thu thuế từ đất đai trên địa bàn Quận 9 từ
năm 2005-2009 .............................................................................................................48
III.5 Nguyên nhân làm tăng, giảm nguồn thu NSNN trên địa bàn Quận 9 ...........50
1. Nguyên nhân làm tăng nguồn thu NSNN ..................................................................50
2. Nguyên nhân làm giảm nguồn thu thuế.....................................................................51
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ .......................................................................................52
Kết luận ........................................................................................................................52
Kiến nghị ......................................................................................................................52


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1: Diện tích các phường trên địa bàn Quận 9:................................................................. 12
Bảng 2: Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Quận............................................ 15
Bảng 3: Doanh thu kinh doanh ngành thương mại trên địa bàn Quận ..................................... 16
Bảng 4 : Hiện trạng dân số theo đơn vị hành chính đến 1/4/2010 ........................................... 17
Bảng 5: Tỉ lệ gia tăng dân số qua các năm trên địa bàn Quận.................................................. 17
Bảng 6: Phân bố lao động trong các ngành sản xuất ................................................................ 18
Bảng 7. Tổng đơn khiếu nại từ 2005 – 2009 ............................................................................ 23
Bảng 8: Hiện trạng sử dụng đất của Quận 9 năm 2009 ............................................................ 24
Bảng 9: Số lượng hồ sơ được cấp GCNQSSĐ giai đoạn 2005-2009 ....................................... 26
Bảng 10: Số trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn Quận 9 ................... 26
Bảng 11: Diễn biến đất nông nghiệp qua các năm ................................................................... 27
Bảng 12: Diễn biến đất phi nông nghiệp qua các năm ............................................................. 28
Bảng 13: Diễn biến đất chưa sử dụng qua các năm.................................................................. 28
Bảng 14: Thực trạng các khoản thu tiền sử dụng đất năm 2005-2009 ..................................... 32
Bảng 15: Thực trạng các khoản thu tiền thuê đất từ năm 2005-2009....................................... 34
Bảng 17: Thực trạng các khoản thu thuế nhà, đất từ năm 2005-2009 ...................................... 35

Bảng 16: Cách tính thuế nhà, đất theo dự kiến của Quốc hội .................................................. 37
Bảng 18: Thực trạng các khoản thu thuế chuyển nhượng (thuế TNCN) ................................. 44
Bảng 19: Thực trạng các khoản thu lệ phí trước bạ nhà, đất từ năm 2005-2009 .................... 48
Bảng 20: Thực trạng các khoản thu thuế từ đất đai trên địa bàn Quận 9 ................................. 49

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ - HÌNH VẼ
Biểu đồ 1: Hiện trạng sử dụng đất .................................................................................24
Biểu đồ 2: Kết quả các khoản thu thuế trên địa bàn Quận 9 từ năm 2005-2009...........50
Hình 1: Thuế suất hiệu quả ..............................................................................................4
Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Chi cục thuế Quận 9....................................................20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luận văn tốt nghiệp “Tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai trên địa
bàn Quận 9, TP. Hồ Chí Minh từ năm 1999 đến nay” – Hoàng Thị Ngọc Tuyền –
Ngành Quản Lý Đất Đai, khóa 1999-2004.
2. Luận văn tốt nghiệp “Tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính trên địa bàn Quận
9, TP. Hồ Chí Minh từ năm 2000 đến nay” – Nguyễn Thị Mộng Thường – Ngành
Quản Lý Đất Đai, khóa 2002-2006.
3. Thuế đất đai, công cụ quản lý và điều tiết thị trường BĐS – TS. Đàm Văn Huệ Năm 2006 – Nhà xuất bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
4. Thuế thu nhập cá nhân. Những quy định cần biết – Anh Thơ – Năm 2008 – Nhà
xuất bản Lao Động.
5. Một số trang web:


www.diaoconline.vn



www.google.com.vn




www.tuoitre.com.vn



www.webketoan.com



thongtinphapluatdansu.wordpress.com



vbqppl.moj.gov.vn



vietbao.vn


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
  

Chữ viết tắt

Ký hiệu

Chuyển quyền


CQ

Giấy chứng nhận quyền sở hữu

GCNQSH

Kế hoạch sử dụng đất

KHSDĐ

Quy hoạch sử dụng đất

QHSDĐ

Quyền sử dụng đất

QSDĐ

Thu nhập cá nhân

TNCN

Thành phố Hồ Chí Minh

TP. HCM

Ủy ban nhân dân

UBND


Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội

UBTVQH

Lệ phí trước bạ

LPTB

Ngân sách Nhà nước

NSNN


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Phạm Minh Tuấn

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là sản phẩm tự nhiên nhưng lại đóng vai trò quan trọng cho sự tồn tại và
phát triển của xã hội loài người. Nó tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống
kinh tế - xã hội. Do đó cần phải có sự quản lý thống nhất của Nhà nước để điều chỉnh,
phân phối quỹ đất một cách hợp lý vừa đảm bảo sử dụng đúng mục đích và mang lại
hiệu quả cao nhất mà vẫn đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Thực tế cho thấy, chính sách quản lý đất đai nói chung và chính sách tài chính
về đất đai nói riêng luôn là điểm nóng của xã hội. Mỗi sự thay đổi của chính sách có
những tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế xã hội và ảnh hưởng đến hiệu quả
sử dụng đất. Chính sách tài chính đất đai liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều tầng lớp
của xã hội, đóng vai trò là công cụ của Nhà nước để quản lý, để điều tiết hợp lý trong
lĩnh vực sử dụng nhằm đất thúc đẩy mọi thành phần kinh tế phát triển theo đúng

hướng. Muốn đảm bảo tốt nguồn thu của ngân sách nhà nước về đất đai để góp phần
xây dựng và phát triển đất nước thì chính sách tài chính phải phù hợp, hoàn thiện và
phải có những giải pháp thu thuế hợp lý, chính xác, phù hợp với sự vận động và phát
triển của đất nước.
Quận 9 nằm ở phía Đông Bắc Thành Phố Hồ Chí Minh được xác định là khu đô
thị mới, là địa bàn giản dân từ nội thành ra. Hiện nay, vấn đề thu thuế đất đai còn gặp
nhiều khó khăn như người sử dụng đất không biết hết các khoản thuế phải nộp, không
biết rõ cách tính thuế của cơ quan thu thuế nên việc nộp tiền thuế trễ thời gian quy
định, việc này gây khá nhiều thắc mắc từ phía người sử dụng đất và gây không ít khó
khăn cho cơ quan thuế.Vì vậy, cần phải có biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu
lực trong công tác quản lý cũng như đẩy mạnh thủ tục cải cách hành chính theo hướng
đơn giản, rõ ràng, minh bạch, dễ thực hiện và phải qui định rõ quyền lợi, nghĩa vụ và
trách nhiệm của người nộp thuế cũng như cơ quan quản lý thu thuế. Xuất phát từ thực
tiễn trên, được sự đồng ý của Chi Cục Thuế Quân 9 và sự phân công của khoa
QLĐĐ&BĐS, chúng tôi tiến hành nghiên cứu và thực hiên đề tài “Thực trạng các
khoản thu ngân sách Nhà nước từ sử dụng đất trên địa bàn Quận 9 thành phố Hồ
Chí Minh từ năm 2005 – 2009”
I. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Phân tích những qui định về nghĩa vụ tài chính được áp dụng trên địa bàn Quận
9 từ năm 2005-2009. Tìm ra những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện thu
các khoản nghĩa vụ tài chính đất đai.
II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu:
Các qui định hiện hành về nghĩa vụ tài chính đối với đất đai, nghĩa vụ và quyền
lợi tài chính của người sử dụng đất.
Thực trạng các khoản thu ngân sách từ sử dụng đất trên địa bàn Quận 9 thành
phố Hồ Chí Minh từ năm 2005 – 2009
2. Phạm vi nghiên cứu:
Việc thực hiện chính sách tài chính về đất đai trên địa bàn Quận 9 thành phố Hồ
Chí Minh từ năm 2005 - 2009

Trang 1


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Phạm Minh Tuấn

PHẦN I
TỔNG QUAN
I.1.Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu:
I.1.1 Cơ sở khoa học:
1. Khái quát chung về thuế:
Sự ra đời và phát triển của thuế:
Cho đến nay, khái niệm về thuế đã khá quen thuộc với mọi người nhưng để
hiểu sâu sắc về thuế thì lại có ít người quan tâm tới. trên thực tế, thuế có cả một lịch sử
gắn liền với sự tồn tại của Nhà nước và sự phát triển của sản xuất hàng hóa.
Theo lý luận về hình thái kinh tế xã hội, lịch sử phát triển của xã hội loài người
đả trải qua năm hình thái kinh tế xã hội đó là: Xã hội Cộng sản nguyên thủy, xã hội
Chiếm hữu nô lệ, xã hội Phong kiến và xã hội Xã hội chủ nghĩa. Trong xã hội Nguyên
thủy, con người sống thành bầy đàn, kiếm ăn chủ yếu là săn bắn, hái lượm. Vì thế,
cuộc sống của người nguyên thủy hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên. Khi mà công cụ
lao động ngày càng phát triển, năng suất lao động ngày càng cao, của cải lao động bắt
đầu dư thừa và họ phải nghĩ đến việc để dành, cất trữ để đề phòng khi điều kiện kiếm
ăn không thuận lợi. Sự dư thừa và cất trữ thức ăn đã dẫn đến việc một nhóm nhỏ người
đã tách ra trông coi, phân phối rồi chi phối điều hành cả một nhóm người và giai cấp
đã ra đời. Cùng với việc giai cấp ra đời thì đấu tranh giai cấp cũng xuất hiện và Nhà
nước ra đời. Nhà nước ra đời nhăm kiêm chế đấu tranh giai cấp và bảo vệ quyền lợi
cho giai cấp thống trị xã hội. Vấn đề này Ăng ghen đã viết: “Trước đây không phải lúc
nào cũng đã có Nhà nước. Đã từng có xã hội không cần đến Nhà nước, không có một
khái niệm nào về Nhà nước và Chính quyền Nhà nước cả. Đến một giai đoạn phát

triển kinh tế nhất định, một giai đoạn tất nhiên phải gắn liền với sự phân chia xã hội
thành giai cấp, thì Nhà nước mới trở thành một tất yếu do sự phân chia đó”.
Để bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị xã hội, Nhà nước phải có các cơ
quan quản lý điều hành và lực lượng tác nghiệp như: quân đội, công an… nhằm trấn
áp những người hoặc tập đoàn người chống lại lợi ích của giai cấp thống trị. Vì thế,
trong xã hội xuất hiện những quan hệ phân phối mới nhằm huy động của cải vật chất
cho sự tồn tại của Nhà nước. Sự đóng góp này lúc đầu là hiện vật như các của cải quý
hiếm, thời gian lao động, thực chất là thu nhập, nhưng khi mà nền kinh tế thị trường
phát triển mọi sự đóng góp đã được tiền tệ hóa. Như vậy có thể nói, Nhà nước ra đời
thì sự đóng góp của mọi tầng lớp dân cư và mọi thành phần kinh tế cũng ra đời đó
chính là sự ra đời của thuế. Vấn đề này Mác đã viết: “Thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy
Nhà nước, là thủ đoạn giản tiện cho kho bạc thu được bằng tiền hay sản vật mà người
dân phải đóng góp để dùng vào mọi chi tiêu của Nhà nước”. Ăng ghen cũng chỉ rõ:
“Để duy trì quyền lực công cộng, cần phải có sự đóng góp của công dân cho Nhà
nước, đó là thuế”.
Với việc thực hiện chức năng quản lý và điều hành xã hội phát triển, sự chi tiêu
của Nhà nước không chỉ dừng lại ở những tiêu dùng thông thường mà ở đây còn là sự
chi tiêu đầu tư cung cấp dịch vụ hàng hóa công cộng như: an ninh, quốc phòng, phòng
chống dịch bệnh, phát triển văn hóa giáo dục, khoa học công nghệ… Những chỉ tiêu

Trang 2


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Phạm Minh Tuấn

này cơ bản đều có nguồn thu từ thuế nhưng đến lược nó lại là một tiền đề cho sự phát
triển nguồn thu cho giai đoạn tiếp theo.
Xuất phát từ việc huy động nguồn thu cho sự tồn tại và phát triển của Nhà

nước, các Nhà nước hoàn toàn quy định một chiến lược, một lộ trình thu thuế với các
lĩnh vực, các ngành, các địa phương và các khu vực khác nhau để khuyến khích và
thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Và điều đó càng giúp cho thuế có một chỗ đứng không
thể thiếu trong nền kinh tế ngay cả đối với những nước có nền kinh tế thị trường phát
triển.
Như vậy có thể thấy thuế ra đời và tồn tại cùng với Nhà nước và phát triển của
nền kinh tế xã hội quyết định sự phát triển của thuế. Nền kinh tế xã hội không ngừng
phát triển, thuế không ngừng được hoàn thiện và cũng theo lý luận về hình thái kinh tế
xã hội, sẽ đến giai đoạn mà Nhà nước không còn tồn tại nữa và khi đó thuế cũng
không còn nữa. Ăng ghen nói: “Nhà nước là sản phẩm của xã hội trong một giai đoạn
phát triển nhất định…” và khi “Giai cấp mất đi thì Nhà nước cũng không tránh khỏi
mất theo”.
2. Một số khái niệm về thuế:
Để hoàn thiện được hệ thồng thuế tôi cho rằng một trong những điều kiện
không thể thiếu được là cần phải hiểu rõ nguồn gốc và bản chất của thuế trên một cách
nhìn tổng thể. Trên thực tế, từ những góc độ khác nhau thì thuế được hiểu như sau:

Theo các nhà kinh điển: Thuế là cái mà Nhà nước thu của dân nhưng không bù
lại và Thuế cấu thành nên nguồn thu của Chính phủ, nó được lấy ra từ sản phẩm của
đất đai và lao động trong nước, xét cho cùng thì thuế được lấy ra từ tư bản hay thu
nhập của người chị thuế.

Về kinh tế học cho rằng: Thuế là hệ thống các quan hệ kinh tế nhất định biểu
hiện dưới hình thức tiền tệ phát sinh trong quá trình phân phối để hình thành, sử dụng
các quỹ tiền tệ nhằm phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của nhân dân.

Về phương diện tài chính: Thuế thể hiện quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với
các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư. Đó chính là sự phân phối lại tổng sản
phẩm xã hội và thu nhập quốc dân để hình thành quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà
nước, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước.


Về mặt pháp luật, các nhà lập pháp cho rằng: Thuế là khoản đóng góp theo
quy định của pháp luật mà Nhà nước bắt buộc mọi tổ chức và cá nhân phải nộp vào
ngân sách Nhà nước.

Theo từ diển tiếng việt của Viện Ngôn Ngữ học: thuế là khoản tiền hay hiện
vật mà người dân hoặc các tổ chức kinh doanh, tùy theo tài sản, thu nhập, nghề
nghiệp… buộc phải nộp cho Nhà nước theo quy định.
Dựa vào các khái niệm trên tôi có thể đưa ra một khái niệm chung nhất, tổng quát
nhất về thuế như sau: Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc có tính chất nghĩa vụ
của mọi tổ chức cá nhân vào ngân sách nhà nước dưới hình thức bằng tiền theo
khả năng chịu thuế của mình nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước để phát
triển kinh tế - văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng và công tác quản lý nhà nước.
Như vậy, trước hết thuế phải là một phần thu nhập của các cá nhân và các tổ chức
kinh tế. Dù ở bất kỳ ở chế độ xã hội nào thì có thu nhập mới nộp được thuế. Không chỉ
dừng lại như vậy, thuế không thể lớn hơn thu nhập có thể có được của cá nhân và tổ
Trang 3


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Phạm Minh Tuấn

chức. Xét về phần lâu dài thì phần thu nhập để nộp thuế phải lớn hơn phần lao động tất
yếu của các cá nhân trong xã hội. Joseph E. Stigligtz đã viết: Giả sử một cá nhân phải
đóng góp ¼ thời gian lao động của mình để duy trì bộ máy Nhà nước thay vì họ nộp ¼
thu nhập của mình cho Cho chính phủ” Điều đó cũng có nghĩa là xét về lâu dài, để tồn
tại và phát triển được thì ít nhất ¾ thời gian lao động của cá nhân này phải đủ nuôi
sống mình. Như vậy, thu nhập là yếu tố cơ bản quyết định mức huy động từ thuế và
tính toán số thuế phải nộp. Nếu mức thuế hợp lý sẽ được đông đảo người dân ủng hộ

và ngược lại, mức thuế quá cao sẽ dẫn đến gian lận thuế, trốn thuế hoặc không tồn tại
được. Về giới hạn của việc nộp thuế, nhà kinh tế học người Mỹ Laffer đã đưa ra mô
hình đường cong thuế suất hiệu quả (còn gọi là đường cong Laffer)

Hình 1: Thuế suất hiệu quả
Theo hình trên khi thuế suất là 0% thì thuế thu được bằng 0. Khi thế suất tăng
dần, số thuế thu được của Nhà nước cũng tăng lên theo. Khi thuế suất tăng lên đến
mức giới hạn t*, số thuế sẽ thu được lớn nhất và nếu thuế suất tiếp tục tăng số thuế thu
được lại giảm dần. Khi thuế suất tăng đến mức 100% so với lượng cung (thu nhập làm
ra) số thuế thu được lại bằng 0, vì người ta sẽ không tiến hành sản xuất, kinh doanh
nữa bởi toàn bộ thu nhập có được trong sản xuất kinh doanh đã bị Nhà nước thu thuế
hết.
Khi đề cập đến vấn đề cân bằng trong các sắc thuế, cũng đã có quan điễm cho
rằng: Để thực hiện cân bằng trong thuế không nên căn cứ vào thu nhập kiếm được mà
căn cứ vào khả năng kiếm được thu nhập để qui định nghĩa vụ nộp thuế. Theo quan
điểm này, khả năng kiếm thu nhập của các cá nhân trong xã hội như nhau thì phải có
nghĩa vụ thuế giống nhau. Ví dụ: Hai người đều có bằng cử nhân giống nhau thì phải
nộp thuế như nhau không cần quan tâm họ có việc hay chưa. Quan điểm này cũng có
mặt tích cực đối với xã hội ở chỗ nó bắt buộc người ta phải bằng mọi cách tìm việc
làm phù hợp với khả năng của mình để có thu nhập và nộp thuế. Khi xã hội đã tạo cho
con người có điều kiện và khả năng lao động như nhau thì họ phải có nghĩa vụ nộp
thuế như nhau. Tuy nhiên quan điểm này ít thuyết phục ở chổ nếu người ta chưa tìm
Trang 4


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Phạm Minh Tuấn

được việc làm thì lấy gì mà nộp thuế, còn khi đã có thu nhập rồi tất phải nộp thuế.Và

suy cho cùng, có thu nhập người ta mới có cái để đóng thuế.
Thuế ra đời và phát triển cùng với Nhà nước, vì thế thuế mang bản chất giai cấp
của Nhà nước. Bất cứ Nhà nước nào cũng ban hành ra thuế để huy động của cải vật
chất cho sự tồn tại và phát triển của mình với tư cách là người đại diện cho giai cấp
điều hành và quản lý xã hôi. Điều đó cho thấy, tính giai cấp của thuế được quyết định
bởi tính giai cấp của Nhà nước.Với mỗi hình thái xã hội khác nhau thì bản chất giai
cấp của Nàh nước cũng khác nhau. Sự khác nhau thông qua thuế được thể hiện ở chỗ:
thu thuế hướng vào đối tượng nào trong xã hội là chủ yếu, thu thuế để làm gì và phục
vụ cho tầng lớp nào trong xã hội là chủ yếu…
Thuế còn thể hiện tình chất xã hội rộng rãi, bởi thuế được thu đối với toàn dân,
thuế liên quan đến mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội. Mọi người dân không những có
nghĩa vụ đóng thuế mà còn có quyền kiểm tra Nhà nước sử dụng các nguồn thu từ thuế
có hợp lý không. Vì thế, thuế là công cụ rất hữu hiệu để Nhà nước quản lý xã hội và
điều tiết nền kinh tế.
Như vậy với bản chất của thuế như đã trình bày trên thì việc hoàn thiện hệ
thống thuế trong các lĩnh vực khác nhau luôn là vấn đề quan trọng và cần thiết. Thuế
dưới chế độ Nhà nước ta không mang bản chất bóc lột vì Nhà nước của ta là “Nhà
nước của dân, do dân và vì dân”
3. Vai trò của thuế:
Đối với tất cả các quốc gia, thuế là công cụ chủ yếu tạo ra nguồn thu cho ngân
sách Nhà nước và công cụ điều tiết vĩ mô cơ bản của Nhà nước đối với nền kinh tế.
Nhà nước còn dựa vào nền kinh tế để thực hiện công bằng xã hội và thực hiện kiểm
tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh. Thuế trong lĩnh vực đất đai là một
bộ phận cấu thành trong hệ thống thuế nên cũng có vai trò như các loại thuế khác. Tuy
nhiên, thuế trong lĩnh vực đất đai chủ yếu phát huy vai trò trong lĩnh vực quản lý và
điều tiết đối với thị trường Bất động sản trên những nét cơ bản sau:
Thuế trong lĩnh vực đất đai góp phần vào việc điều tiết cung và cầu về Bất
động sản, bình ổn giá BĐS trên thị trường, thúc đẩy sử dụng BĐS có hiệu quả, hạn chế
đầu cơ khuyến khích việc cung cấp hàng hoá cho thị trường.
Với các sắc thuế trong lĩnh vực đất đai, Nhà nước quy định phạm vi áp dụng

đối với từng sắc thuế và với việc quy định thuế suất cao hay thấp của từng sắc thuế sẽ
tác động với việc nắm giữ, sử dụng hay chuyển dich BĐS. Trên cơ sở đó các sắc thuế
sẽ làm thay đổi quan hệ cung cầu về BĐS trên thị trường, góp phần vào việc nâng cao
giá cả trên thị trường phù hợp với giá cả chuyển nhượng thực tế.
Để hạn chế việc đầu cơ, thúc đẩy sử dụng đất đai có hiệu quả. Nhà nước có thể
áp dụng mức thuế suất cao đối với trường hợp tổ chức hoặc cá nhân sử dụng hoặc sở
hữu nhiều về nhà đất hoặc sở hữu mà không sử dụng hay sử dụng không đúng mục
đích.
Để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào việc phát triển TTBĐS
nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, Nhà nước thực hiện đánh thuế thấp trong
trường hợp sử dụng đất đai như là một nhu cầu thiết yếu hoặc có thể áp dụng thế suất
0%, hoặc không thu thuế đối với các trường hợp sử dụng đất để xây dựng nhà chung
cư, xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển quỹ đất ở, xây dựng các khu công nghiệp, khu
chế xuất…
Trang 5


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Phạm Minh Tuấn

Thuế trong lĩnh vực đất đai là công cụ quan trọng để điều hoà thu nhập, thực
hiện công bằng xã hội trong sử dụng và chuyển dich BĐS.
Đất đai thuộc sở hữu của toàn dân và là tài sản quý báu mà thiên nhiên ban
tăng. Đất đai có tính khan hiếm giới hạn về không gian và vô hạn về thời gian sử dụng
nên giá cả của đất đai luôn là điểm nóng của xã hội có xu hướng tăng lên rất nhanh
nên việc đảm bảo công bằng trong việc nắm giữ, sử dụng có hiệu quả và chuyển
nhượng đất đai, BĐS có ý nghĩa hết sức quan trọng. Việc giá của một diện tích đất nào
đó tăng lên không chỉ đơn giản người sử dụng đất đã tôn tạo nó mà còn do sự phát
triển kinh tế - xã hội và đầu tư của Nhà nước. Vì thế phần giá trị tăng thêm của đất đai

phải được điều tiết một cách công bằng. Trên thực tế có một số nước trong những thời
kỳ nhất định đã quy định hạn mức diện tích đất sử dụng đối với từng đối tượng trong
xã hội để đảm bảo sự công băng đó. Tuy nhiên khi mà nền kinh tế thị trường phát triển
hầu hết các nước đã bỏ qua quy định mang tính hành chính này và thay vào đó là thực
hiện công bằng thông qua việc thu thuế. Cụ thể là người nắm giữ nhiều đất hơn trung
bình của xã hội phải chịu mức thuế cao hơn những người nắm giữ ít đất, đối với người
có thu nhập cao việc chuyển dịch đất đai phải chịu sự điều tiết cao hơn so với đối
tượng không phát sinh thu nhập hoặc có thu nhập thấp hơn. Như vậy, với các quy định
linh hoạt của các sắc thuế trong lĩnh vực đất đai đã góp phần vào việc điều hoà thu
nhập, đảm bảo sự công bằng trong việc nắm giữ và chuyển dịch BĐS. Mặt khác, nhờ
vào nguồn thu đó sẽ bù đắp một phần chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng của Nhà nước, phát
triển về nhà ở, đất ở cho những người có thu nhập thấp.
- Thông qua các sắc thuế trong lĩnh vực đất đai, Nhà nước thực hiện việc kiểm tra,
kiểm soát đối với việc quản lý, sử dụng kinh doanh BĐS từ đó chủ động điều tiết cung
cầu đối với TTBĐS.
Bắt đầu ban hành các sắc thuế cho đến việc triển khai thực hiện cùng với việc
thanh tra thuế, hệ thống thuế trong lĩnh vực đất đai, các cơ quan Thuế, Địa chính cũng
như chính quyền các cấp đã nắm giữ số lượng quy mô đất đai mà từng tổ chức, cá
nhân nắm giữ cũng như các lần chuyển nhượng BĐS từ người này sang người khác.
Trên cơ sở đó, Nhà nước có thể chủ động trong việc điều tiết cung cầu cũng như điều
tiết các giao dịch trên TTBĐS. Mặt khác, thông qua việc chấp hành các sắc thuế trong
lĩnh vực này sẽ phát hiện những việc làm vi phạm pháp luật của các tổ chức cá nhân và
những bất cập, vướng mắc trong lĩnh vực đất đai để có biện pháp xử lý kịp thời.
Như vậy, thông qua các chính sách thuế Nhà nước sẽ thực hiện việc điều tiết
TTBĐS, những thu nhập trong trường hợp giá trị của đất đai tăng lên, khuyến khích sử
dụng đất đai có hiệu quả, hạn chế đầu cơ tao ra những “cơn sốt” ảo đối với TTBĐS.
Chính sách tài chính về đất đai hợp lý sẽ khuyến khích các giao dịch chính thức, công
khai, minh bạch trên thị trường tránh tình trạng giao dịch “ngầm” cũng như các hành
vi chốn thuế gây thất thoát cho nhà nước.
4. Phân loại nguồn thu ngân sách từ thuế

Lợi ích của việc phân loại thuế là tạo ra một cách tiếp cận tổng hợp đối với cơ
cấu thuế. Căn cứ theo đặc điểm, công dụng, chức năng và vai trò của từng loại thuế đối
với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và tùy theo mục tiêu yêu cầu của nhà quản lý
mà người ta có thể đưa ra các cách phân loại thuế khác nhau. Từ đó nhằm sử dụng và
phát huy vai trò tích cực của từng công cụ thuế trong quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh
tế. Dưới đây là một số cách phân loại chủ yếu.
Trang 6


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Phạm Minh Tuấn


Phân loại theo tính chất hành chính: Cách phân loại này thường được sử
dụng trong kế toán quốc gia, theo đó dựa vào cách tổ chức quản lý thu và cấp ngân
sách thụ hưởng chúng. Thuế được phân thành hai loại thuế Nhà nước (quốc gia) và
thuế địa phương.
Ở Việt Nam, Nhà nước được xây dựng theo nguyên tắc tập trung – dân chủ.
Quốc Hội, Chính Phủ thống nhất ban hành Luật, Nghị Đinh, Thông Tư, và những
chinh sách pháp luật khác. Các cấp chính quyền địa phương không được phép ban
hành và quản lý thu các loại thuế riêng. Tất cả các nguồn thu thuế do Nhà nước thống
nhất quản lý và việc phân bổ nguồn lực cho các địa phương, phân chia các nguồn thu
từ thuế trên địa bàn được thực hiện theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước.

Phân loại theo tính chất kinh tế: Theo cách này, thuế có thể được phân loại
theo 3 tiêu thức chủ yếu: Theo các yếu tố kinh tế bị đánh thuế, theo tác nhân kinh tế
chịu thuế hoặc theo lĩnh vực kinh tế bị đánh thuế.
- Nếu dựa theo yếu tố kinh tế bị đánh thuế, thuế được chia thành thuế đánh vào thu
nhập, thuế đánh vào tiêu dùng (sử dụng thu nhập) và thuế đánh vào tài sản (thu nhập

được tích lũy).
- Nếu dựa theo yếu tố và tác nhân kinh tế chịu thuế, có các loại: Thuế đánh vào doanh
nghiệp, thuế đánh vào hộ gia đình và thuế đánh vào sản phẩm.
- Nếu dựa theo lĩnh vực, thuế được phân chia theo các lĩnh vực kinh tế bị đánh thuế.
Ví dụ: Thuế đánh vào bảo hiểm, thuế đánh vào tiết kiệm, thuế đánh vào BĐS.

Phân loại dựa theo tính chất kỹ thuật: gồm 2 loại:
+
Thuế trực thu: Do người chịu thuế trực tiếp nộp thuế cho Nhà nước. Thuế trực
thu trực tiếp điều tiết vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế. Ví dụ như thuế thu
nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân (hiện hành là thuế thu nhập đối với người
có thu nhập cao)
Tuy nhiên, thuế trực thu lại có hạn chế lớn là dễ gây phản ứng từ phía người nộp thuế
hoặc xảy ra tình trạng trốn, lậu thuế nếu Nhà nước quy định thuế suất cao. Hơn nữa,
việc theo dõi, tính toán và thu thuế phức tạp đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân việc thu
thuế rất rông và phân tán. Vì vậy, cần phải có biện pháp quản lý và thu thuế hiệu quả
tránh tình trạng thất thoát trong nguồn thu thuế này.
+
Thuế gián thu: Do các nhà sản xuất, doanh nghiệp hoặc người cung cấp dịch
vụ nộp thuế cho Nhà nước thông qua việc cộng số thuế này vào giá bán cho người tiêu
dùng chịu. Ví vụ như thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu
thụ đặc biệt…Ưu điểm của thuế gián thu là nó có khả năng đáp ứng nguồn thu kịp
thời, ổn định cho ngân sách Nhà nước.
Tuy nhiên, thuế gián thu cũng có những hạn chế nhất định. Do thuế gián thu
được tính trên giá cả hàng hóa, dịch vụ không tính tới điều kiện hoàn cảnh của đối
tượng chịu thuế. Vì vậy, nó không đảm bảo được sự công bằng xã hội, thậm chí còn
mang tính lũy thoái. Có nghĩa là bất kể người tiêu dùng giàu hay nghèo, thu nhập cao
hay thấp nếu cùng tiêu dùng một lượng hàng hóa, dịch vụ như nhau thì cũng phải chịu
một mức điều tiết thuế giống nhau. Số thuế này nếu so sánh với thu nhập của người
giàu và người nghèo thì rõ ràng chúng mang tính chất lũy thoái, người có thu nhập

càng cao thì tỷ lệ giữa thuế gián thu so với tổng thu nhập càng thấp.

Trang 7


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Phạm Minh Tuấn

Ngày nay, sự phân biệt giữa 2 loại thuế này đôi khi chỉ mang tính chất tương
đối vì ngày có phân biệt ranh giới giữa 2 loại thuế này. Tuy nhiên vẫn cần thiết phân
biệt chúng vì trong thực tế nhiều quốc gia vẫn còn hệ thống tổ chức hành chính dựa
trên sự phân biệt giữa thuế trực thu và thuế gián thu.
5. Các yếu tố cơ bản cấu thành của mỗi sắc thuế.
Mỗi một sắc thuế có mục đích, vai trò và lĩnh vực phát huy tác dụng khác nhau
nhưng đều có những yếu tố cấu thành sau:
Tên gọi: Tên gọi của sắc thuế giúp cho việc soạn thảo các văn bản pháp quy
liên quan đến việc ban hành và hướng dẫn thực hiện sắc thuế. Tên gọi thường nói lên
đối tượng tính thuế hoặc nội dung chủ yếu của sắc thuế đó. Ví dụ: Thuế thu nhập
doanh nghiệp sẽ là sắc thuế mà đối tượng tính thuế là thu nhập của các doanh nghiệp,
thuế gia trị gia tăng, đối tượng tính thuế sẽ là giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ
khi qua mỗi một công đoạn từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng…
Đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế
Đối tượng nộp thuế là các tổ chức cá nhân có tư cách pháp nhân phải thực hiện
khai báo và nộp thuế theo quy định trong từng sắc thuế. Thông thường đối tượng nộp
thuế đối với từng sắc thuế có thể khác nhau toàn bộ, một phần trùng nhau. Điều đó phụ
thuộc vào mục tiêu của từng sắc thuế và tính chất điều tiết vĩ mô của từng sắc thuế qua
các thời kỳ.
Đối tượng chịu thuế là mục tiêu tác động của chính sách thuế. Đối tượng chịu
thuế là căn cứ quan trọng để tính số lượng thuế phải nộp của đối tượng chịu thuế. Căn

cứ tính thuế có thể là toàn bộ giá trị hoặc phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ
là thu nhập của công ty, thu nhập của cà nhân, là giá trị của tài sản…
6. Biểu thuế, thuế suất và mức thuế.
Biểu thuế là bảng tổng hợp các mức thuế suất được chia theo từng mặt hàng
(thuế xuất nhập khẩu) hoặc chia thành từng từng bật đối tượng chịu thuế (thuế thu
nhập đối với những người có thu nhập cao).
Thuế suất và mức thuế là yếu tố quan trọng nhất của một sắc thuế, là linh hồn
của mỗi sắc thuế. Thuế suất cùng với đối tượng chịu thuế tính nên số thuế phải nộp
của các đối tượng chịu thuế. Thuế suất nói lên mức huy động của Nhà nước trên đối
tượng thuế. Mức huy động có thể là số tuyệt đối, có thể là tỉ lệ phần trăm trên đối
tượng thuế.
7. Trách nhiệm, nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế
Yếu tố này quy định Trách nhiệm, nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế trong quá
trình thi hành luật thuế. Ví dụ như: Nghĩa vụ về đăng ký, kê khai, thu nộp thuế: nghĩa
vụ về nộp thuế: nghĩa vụ về thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ; nghĩa vụ về
khai báo, cung cấp các thông tin cần thiết cho việc tính và thu thuế… Việc quy định
trách nhiệm, nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế một mặt, nhằm nâng cao ý thức tự giác
chấp hành luật thuế, đưa việc thực thi luật thuế, kỷ cương; mặt khác là cơ chế pháp lý
để xử lý các vi phạm về thuế, đảm bảo sự kiểm soát, quản lý của cơ quan thuế đối với
quá trình chấp hành luật thuế được chặt chẽ, kịp thời.

Trang 8


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Phạm Minh Tuấn

8. Vai trò của các khoản thu thuế từ đất đai trong quản lý Nhà nước.
Về mặt pháp lý cũng như thực tiễn thừa nhận đất đai là một hàng hóa đặc biệt,

quyền sử dụng đất là có giá trị và được đem ra trao đổi, mua bán, chuyển nhượng trên
thị trường. Tuy nhiên, các chính sách về đất đai, nhà ở lại chưa phù hợp với các yêu
cầu và các quy luật hoạt động của nền kinh tế thị trường. Thị trường bất động sản đã
hình thành và phát triển nhưng lại chưa có hệ thống luật pháp để quản lý, điều tiết hoạt
động nhịp nhàng, vì thế còn mang tính tự phát, nạn đầu cơ nhà đất ngày càng trầm
trọng nổi lên như một thách thức đối với xã hội. Nhiều công ty môi giới chỉ là loại
“cò” cao cấp; các công ty này chẳng phải bỏ vốn đầu tư đền bù, san lấp, làm hạ tầng…
mà vẫn hưởng lợi khá nhiều từ việc mua bán lòng vòng hoặc môi giới cho các dự án
qui hoạch khu dân cư.
Sự biến động phức tạp của thị trường bất động sản như: sự tăng vọt về giá cả
đất đai, nhà ở; sự yếu kém và tiêu cực trong công tác quản lý nhà nước về bất động
sản… đã tạo điều kiện cho một số cá nhân giàu lên nhanh chóng một cách bất hợp
pháp, tạo sự phân hóa rõ nét và đẩy nhanh tình trạng bất bình đẳng trong xã hội. Bên
cạnh đó, hiện tượng tiêu cực, tham nhũng dẫn đến những vấn đề nảy sinh gây nhức
nhối xã hội như: giao đất, cho thuê đất không đúng thẩm quyền, tình trạng lấn chiếm,
tranh chấp, khiếu kiện… giữa các cá nhân, tổ chức và ngay cả trong gia đình với nhau
đã xảy ra khá phổ biến trong những năm gần đây.
Khoảng 70% số lượng giao dịch về đất đai, bất động sản thực hiện trên thị
trường không chính thức và không đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước, dẫn đến
ngân sách nhà nước bị thất thu lớn về các khoản thu liên quan đến đất đai, bất động
sản. Trong khi giá cả đất đai, nhà ở tăng nhanh liên tục gây sức ép đối với chi ngân
sách trong việc chi đền bù giải tỏa. Mặt khác, tình trạng đất đai, nhà ở không có đầy đủ
thủ tục pháp lý để giao dịch trên thị trường chính thức.
Vì vậy, chính sách tài chính đất đai phải được hoàn thiện, trở thành công cụ
khuyến khích việc khai thác, sử dụng đất đai một cách có hiệu quả vào sản xuất kinh
doanh, biến nguồn tài chính tiềm năng trở thành nguồn vốn quan trọng trong đầu tư
phát triển kinh tế xã hội của mọi thành phần kinh tế, kể cả kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài.
Trước hết là về thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất khi Nhà nước giao đất, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phải nhằm khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư

vào các dự án phát triển đô thị, giúp cho các hộ gia đình, cá nhân có điều kiện lựa chọn
hình thức nhà ở của mình phù hợp với khả năng chi trả và điều kiện sinh sống của gia
đình mình. Mặt khác, việc hoàn thiện cơ chế tài chính sử dụng quỹ đất tạo vốn xây
dựng cơ sở hạ tầng, dành quyền chủ động cho chính quyền địa phương để huy động
các nhà đầu tư tham gia đầu tư xây dựng công trình hạ tầng để phát triển đô thị được
thanh toán lại bằng quỹ đất thương phẩm trong dự án đầu tư, hình thành thị trường bất
động sản lành mạnh. Bên cạnh đó, chính sách thuế sẽ góp phần điều tiết vào quá trình
đô thị hoá chủ yếu tập trung đối với thuế đất đai như thuế chuyển quyền sử dụng đất,
thuế sử dụng đất. Chính sách thuế đất đai nhằm điều tiết, phân phối lại các khoản thu
nhập từ đất đai và đảm bảo sự quản lý của Nhà nước về đất đai trong thị trường bất
động sản.
Tiếp nữa là việc tổ chức thực hiện tốt chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư cho người có đất, tài sản trên đất hợp pháp bị thu hồi theo nguyên tắc là người đang
Trang 9


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Phạm Minh Tuấn

sử dụng đất nào thì khi Nhà nước thu hồi, được bồi thường theo loại đất có cùng mục
đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền
sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi. Bồi thường tài sản trên đất phải xác
định giá trị phù hợp với thực tế. Nhà nước có quỹ nhà ở tái định cư cho người có nhà,
đất bị thu hồi theo quyết định của Nhà nước.
Chính sách quản lý điều hành giá đất là công cụ của Nhà nước để thực hiện các
chính sách tài chính đối với đất đai như thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế thu
nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, thuế sử dụng đất, bồi thường thiệt hại về đất, lệ phí
trước bạ. Do đó, việc xác định giá đất phải đảm bảo nguyên tắc:
- Sát giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện

bình thường. Khi có chênh lệch lớn so với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực
tế trên thị trường thì phải điều chỉnh cho phù hợp.
- Các thửa đất liền kề nhau, có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, kết cấu hạ tầng
như nhau, có cùng mục đích sử dụng hiện tại, cùng mục đích sử dụng theo quy hoạch
thì giá như nhau.
- Đất tại khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có điều
kiện tự nhiên, kết cấu hạ tầng như nhau, có cùng mục đích sử dụng hiện tại, cùng mục
đích sử dụng theo quy hoạch thì mức giá như nhau.
I.1.2 Cơ sở pháp lý:
Luật đất đai 2003.
Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất 1994
Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp 1994 và thực hiện miễn giảm thuế theo Nghị
quyết 15/2003/QH ngày 17/06/2003 của Quốc hội khoá IX kỳ hợp thứ 3
Pháp lệnh thuế nhà, đất. 31/07/1992 và Pháp lệnh sửa đổi năm 1994
Luật thuế thu nhập cá nhân 2007
Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp
xác định giá đất và khung giá các loại đất.
Nghị định 129/2003/ND-CP và Thông tư số 112/2003/TT-BTC qui định về việc
miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp từ năm 2003 đến 2010
Nghị định 181 về thi hành luật đất đai 2003
Nghị định 142/2005/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
Thông tư 120/2005/TT-BTC ngày 30/12/2005 của Bộ tài chính hướng dẫn thực
hiên Nghị định 142/2005/NĐ-CP
Nghị định 198/2004/ NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất
Nghị định 176/1999/NĐ-CP ngày 21/12/1999 của Chính phủ về lệ phí trước bạ
Nghị định 80/2008/NĐ-CP ngày 29/07/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định 176/1999/NĐ-CP ngày 21/12/1999 và Nghị định
47/2003/NĐ-CP ngày 12/5/2003 của Chính phủ về lệ phí trước bạ.
Tỷ lệ (%) thu lệ phí trước bạ nhà, đất là 0,5% (Điều 1).
Nghị định 100/2008/NĐ-CP ngày 08/09/2008 của Chính phủ quy định chi tiết

một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân

Trang 10


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Phạm Minh Tuấn

Thông tư 95/2005/TT-BTC ngày 26/10/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện
các quy định của pháp luật về lệ phí trước bạ.
Thông tư 02/2007/TT-BTC ngày 08/01/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung
Thông tư 95/2005/TT-BTC ngày 26/10/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện
các quy định của pháp luật về lệ phí trước bạ.
Thông tư 60/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn thi hành Nghị định
85/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Quản lý thuế.
Thông tư 79/2008/TT-BTC ngày 15/09/2008 của Bộ tài chính hướng dẫn thực
hiện Nghị định 80/2008/NĐ-CP ngày 29/7/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định 176/1999/NĐ-CP ngày 21/12/1999 và Nghị định 47/2003/NĐ-CP ngày
12/5/2003 của Chính phủ về lệ phí trước bạ.
Thông tư 84/2008/TT-BTC ngày 30/09/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định
100/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập.
Thông tư 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa
đổi, bổ sung Thông tư 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định
100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Luật thuế thu nhập cá nhân.

I.2 Khái quát về địa bàn nghiên cứu
Vài nét về sự hình thành Quận 9:
Lịch sử hình thành Quận 9 gắn liền với lịch sử hình thành thành phố Sài Gòn,
Quận 9 trước đây là Long Vĩnh Hạ thuộc tỉnh Gia Định có 11 thôn xã.
Vào thập niên 20 Pháp cho thành lập lại cấp Huyện với danh xưng là Quận, sau
thời gian thì chính sách trực trị không có kết quả. Tỉnh Gia Định được chia thành 4
huyện là: Thủ Đức, Hóc Môn, Gò Vấp và Nhà Bè. Khi ấy huyện Thủ Đức có 5 tổng
với 19 xã.
Sau hiệp định Geneve, chính quyền Sài Gòn bất đầu thực hiện việc sắp xếp lại
các đơn vị hành chính một cách quy mô. Theo chủ trương đó, hai tổng An Thuỷ và
Long Vĩnh Hạ của huyện Thủ Đức được tách ra hợp với tổng Chánh Mỹ thưọng của
huyện Châu Thành, Biên Hoà lập thành huyện Dĩ An thuộc tỉnh Biên Hoà. Sau đó
Long Vĩnh Hạ được tách ra khỏi huyện Dĩ An nhập trở lại huyện Thủ Đức và ngày
10/10/1962.
Vào năm 1965, huyện Thủ Đức có 15 xã: An Khánh, An Phú, Phú Hữu, Long
Trường, Bình Trưng, Hiệp Bình, Linh Xuân, Linh Đông, Long Bình, Long Phước,
Long Thạnh Mỹ, Phước Long, Tam Bình, Tăng Nhơn Phú và Thạnh Mỹ Lợi. Nhưng
đến năm 1967 xã An Khánh lại tách ra khỏi huyện Thủ Đức kết hợp với phường Thủ
Thêm để lập ra Quận 9.
Sau ngày giải phóng 30/4/1975 chính quyền cách mạng đả tổ chức sắp xếp lại
các đơn vị hành chính trong thành phố. Một số xã rộng được chia thành các xã mới,
Quận 9 bị giải thể, hai phường An Khánh và Thủ Thêm trả về cho huyện Thủ Đức.
Trang 11


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Phạm Minh Tuấn

Quận 9 được tách ra từ huyện Thủ Đức cũ theo nghị định số 03/CP ngày 06/01/1997

của Thủ Tướng Chính Phủ, có tổng diện tích là 11.400,8728ha với dân số là 166.681
nhân khẩu. hiện nay Quận 9 gồm 13 phường: Phú Hữu, Long Trường,
Long Bình, Long Phước, Long Thạnh Mỹ, Phước Long, Phước Bình, Trường Thạnh,
Tân Phú, Hiệp Phú, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Phước Long A, Phước
Long B.
Tuy Quận 9 là vùng xa, vùng sâu nông thôn nhưng với hướng phát triển một
hành Lang công nghiệp hoàn chỉnh phía Bắc thành phố, nôí với khu công nghiệp Biên
Hoà thành một trung tâm công nghiệp lớn nhất của khu tam giác công nghiệp trọng
điểm vùng Đông Nam Bộ (Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu). Nằm trong
hành lang này, tất yếu Quận 9 sẽ là một bộ phận kinh tế quan trọng của thành phố đặc
biệt là công nghiệp và giao thông vận tải. Bên cạnh đó, với đặc điểm phân dị về địa
hình Quận 9 có một diện tích vùng bưng (chiếm khoảng 35% tổng diện tích tự nhiên
của Quận) với hệ thống sông rạch và mãng xanh hiện hữu sẽ tái tạo thành các cảnh
quan, kết hợp với vườn cây ăn trái để phục vụ cho du lịch và giải trí cuối tuần, bảo vệ
môi trường và cân bằng sinh thái cho trung tâm công nghiệp lớn nhất nước và cho cả
thành phố.
I.2.1 Điều kiện tự nhiên
1. Diện tích tự nhiên
Quận 9 là một trong năm quận đô thị hóa của thành phố Hồ Chí Minh. Được
thành lập theo Nghị định 03/NĐ – CP ngày 06/01/1997 của Chính Phủ. Với tổng diện
tích tự nhiên 11400,8728 ha, toàn quận có 13 phường :
Bảng 1: Diện tích các phường trên địa bàn Quận 9:
STT
Tên phường
Diện Tích (ha)
1
Phước Bình
98,6048
2


Hiệp Phú

223,7521

3

Phước Long A

237,2223

4

Phước Long B

587,4612

5

Tăng Nhơn Phú A

418,2086

6

Tăng Nhơn Phú B

529,2235

7


Long Trường

1260,9984

8

Trường Thạnh

983,7639

9

Tân Phú

444,9859

10

Long Thạnh Mỹ

1198,2820

11

Long Bình

1782,6822

12


Long Phước

2499,9799

13

Phú Hữu

1186,3195
(Nguồn Phòng Thống Kê UBND Quận 9)

Trang 12


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Phạm Minh Tuấn

2. Vị trí địa lý
Nằm ở phía Đông – Đông Bắc trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, Quận 9 có vị trí
địa lý như sau:
Ranh giới hành chính:
+ Phía Bắc giáp quận Thủ Đức và huyện Dĩ An – Bình Dương;
+ Phía Nam giáp huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai;
+ Phía Tây giáp Quận 2;
+ Phía Đông giáp thành phố Biên Hòa và huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai ;
Tọa độ địa lý:
Từ 10045’ - 10054’độ vĩ Bắc và 106043’ – 106058’độ kinh Đông.
3. Địa hình ,địa mạo
Địa hình Quận được phân thành hai vùng chính : gò đồi và vùng bưng, có sự

đan xen của hệ thống sông rạch làm chia cắt thành nhiều vùng và cù lao.
Vùng đồi gò và triền gò có độ cao từ 8 – 30 m có nơi cao tới 32 m (khu đồi
Long Bình ), tập trung ở các phường Long Bình, Long Thạnh Mỹ, Tân Phú, Hiệp Phú,
Tăng Nhơn Phú A với tổng diện tích khoảng 3.400ha chiếm khoảng 30% diện tích
toàn Quận.
Vùng đất thấp trũng địa hình bằng phẳng, đại bộ phận nằm ở phía Đông Nam
của Quận và ven các kênh rạch, độ cao từ 0,8 - 2m có những khu vực rất trũng độ cao
dưới 1m như khu vực phường Phú Hữu, chiếm khoảng 65% DTTN toàn Quận.
Do đặc trưng của Quận phần gò và sườn gò có độ cao thích hợp với việc xây dưng các
công trình lớn .Bên cạnh đó còn có vùng đất trũng thấp bị phèn mặn và ngập úng,
chiếm khoảng 70% diện tích toàn Quận, nên cần phải có biện pháp phòng chống ngập
úng và xây dựng hệ thống thuỷ lợi thích hợp.
4. Khí hậu
Quận 9 nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nên nhiệt độ cao và
ổn định, lượng bức xạ phong phú, với hai mùa mưa và khô rõ rệt. Mùa mưa tương ứng
với gió mùa Tây Nam bắt đầu từ cuối tháng 5 đến hết tháng 11 và mùa khô ứng với
gió Đông Nam Bắt đầu từ tháng 12 đến cuối tháng 5.
Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình hàng năm là 270 C, biên độ nhiệt tại đây ít thay
đổi, nhiệt độ cao nhất vào tháng 3,4 khoảng 400C.
Chế độ gió: Khu vục này chịu ảnh của khu vực gió mùa cận xích đạo với hai
hướng gió chính:
+ Hướng gió Bắc Đông Bắc từ tháng 10-12.
+ Hướng gió Nam –Tây Nam từ tháng 5-11.
Chế độ mưa : lượng mưa biến động bình quân hàng năm khoảng từ 1800 –
2000 mm/năm. Chủ yếu tập trung vào mùa mưa chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm.

Trang 13


Ngành Quản Lý Đất Đai


SVTH: Phạm Minh Tuấn

BẢN ĐỒ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH QUẬN 9

Trang 14


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Phạm Minh Tuấn

5. Mạng lưới thủy văn
Quận 9 có hệ thống sông rạch khá chằng chịt, gồm các hệ thống chính sau:
Sông Đồng Nai: đây là con sông giúp đẩy mặn, cũng như là nguồn cung cấp
nước ngọt cho toàn địa bàn Quận, bao gồm cả nông nghiệp và sinh hoạt.
Hệ thống sông Rạch Chiếc – Trao Trảo là hệ thống nối 2 con sông lớn sông Sài
Gòn và sông Đồng Nai .
Sông Tắc và hệ thống sông rạch phía Nam của Quận: sông Tắc là nhánh sông
tách dòng của sông Đồng Nai, nằm trong địa phận 2 phường Long Trường và Long
Phước với chiều dài 13km, rộng 150m. Đây là sông cung cấp nước ngọt cho 2 phường
trên.
Rạch Ông Nhiêu dài 12,5 km, rộng 80m, vào mùa khô con sông này là nơi dẫn
mặn xâm nhập vào nội đồng gây cản trở cho sản xuất và sinh hoạt.
Rạch Bà Cua – Ông Cày dài 4,2km, rộng 80m cung cấp nước cho các phường
Phú Hữu, Long Trường và dẫn nước từ nội đồng ra sông Đồng Nai.
I.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
1. Điều kiện kinh tế
a. Thực trạng phát triển kinh tế
Quận 9 là một quận mới được thành lập năm 1997, nằm trong hành lang công

nghiệp TP.Hồ Chí Minh - Bà Rịa - Vũng Tàu - Đồng Nai , Quận có tốc độ tăng trưởng
kinh tế lớn, ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nền kinh tế của Quận.
Theo thống kê năm 2009, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn của Quận đạt 6.917,69
tỷ đồng. Trong đó:
- Công nghiệp chiếm 79,9%, thu hút 23,58% lao động.
- Nông nghiệp chiếm 1,3%, thu hút 6,33% lao động.
- Thương mại dịch vụ chiếm 18,8% với 19,50 % lao động.
Bảng 2: Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Quận
(Tính theo giá cố định 1994)
ĐVT: Tỉ đồng
Năm
Chỉ tiêu

2006

2007

2008

2009

Tốc Độ Tăng BQ(%)

NN

68,75

70,69

65,36


67,07

0,08

CN-TTCN
TM – DV

2.721,51 3.208,25 3.977,85 4.913,40
862,59

1.097,65 1.484,20 1.939,68

18,19
26,51

(Nguồn Tính toán theo số liệu của Phòng Thống kê Quận 9)
b. Tình hình phát triển kinh tế
 Công nghiệp – TTCN
Trong thời gian qua, các doanh nghiệp trên địa bàn đã chú trọng đầu tư vốn
thay đổi công nghệ, máy móc, nâng cao chất lượng, đổi mới trong công tác quản lý,
tiếp cận thị trường, nắm bắt nhu cầu người tiêu dùng. Cùng với sự quan tâm chỉ đạo
của lãnh đạo Quận đã góp phần làm tăng giá trị sản lượng CN - TTCN toàn Quận.
Trang 15


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Phạm Minh Tuấn


Tổng sản lượng CN - TTCN từ năm 2002 đến 2009 đạt : 4.913,402 tỷ đồng
(tính theo giá cố định năm 1994). Giá trị tổng sản lượng ngành bình quân hàng năm
tăng 14,2%.
Nhìn chung, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn Quận thấp
hơn tốc độ phát triển chung của Thành phố, chiếm 4% tổng giá trị sản xuất công
nghiệp trên địa bàn Thành phố. Trong quá trình cạnh tranh, để tồn tại và phát triển các
đơn vị công nghiệp lớn đã rất quan tâm đến việc đầu tư đổi mới trang thiết bị, do đó đã
góp phần duy trì được tốc độ tăng trưởng vào loại khá; một số ngành như dệt, may túi
xách tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của Thành phố.
Các ngành hiện đang phát triển khá như: may quần áo, gia công giày da, sản
xuất đồ gỗ chủ yếu là làm gia công. Do đó giá trị sản xuất đạt không cao, không ổn
định, nói cách khác sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp vẫn đang lúc khó khăn
trong việc cạnh tranh tồn tại, tính phụ thuộc còn cao.
 Thương mại - dịch vụ
Số lượng các cơ sở kinh doanh trong thời gian qua có sự gia tăng đáng kể, họat
động dịch vụ đa dạng không ngừng nâng cao cung cách phục vụ và tiếp thị. Bên cạnh
đó, Quận còn nhanh chóng triển khai quy hoạch ngành Thương mại - dịch vụ, quy
hoạch mạng lưới chợ, tạo điều kiện cho nhân dân buôn bán ổn định. Từ năm 2003 đến
2009, tình hình hoạt động của ngành Thương mại - dịch vụ tương đối thuận lợi, doanh
số bán ra tăng cao, đạt 3206 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng hàng năm 15-18%.
Bảng 3: Doanh thu kinh doanh ngành thương mại trên địa bàn Quận
ĐVT: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu

2006

2007

2008


2009

357.703

512.203

704.911

855.087

1.326

2.638

4.446

5.788

Công ty TNHH

263.780

468.936

602.091 1.189.714

Doanh nghiệp tư nhân

140.039


146.516

232.007

321.359

Hộ cá thể

249.143

271.418

306.730

394.687

85.663

82.478

89.495

102.934

Doanh nghiệp nhà nước
Hợp tác xã

Có vốn đầu tư nước ngoài
Tổng cộng


1.097.654 1.484189 1.939.680 2.869.569
(Nguồn Phòng thống kê Quận 9)

 Sản xuất nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn Quận trong những năm qua có chiều
hướng luôn giảm, do tốc độ đô thị hóa trên địa bàn Quận thời gian qua diễn ra nhanh
chóng. Tuy nhiên, Quận đang tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khuyến
khích các hộ dân cải tạo vườn tạp, lập vườn mới, tránh bỏ hoang, đến nay toàn Quận
đã có 1042 ha vườn mới lập.
Tổng sản lượng nông nghiệp thực hiện trong vòng 6 năm qua đạt 394 tỷ đồng.
Trong đó: trồng trọt chiếm gần 70% tổng giá trị toàn ngành; chăn nuôi chiếm 30%;
Trang 16


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Phạm Minh Tuấn

mức tăng trưởng bình quân hàng năm 2%. Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp trên
địa bàn chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong các ngành kinh tế chủ yếu, hiện có xu thế giảm cả
về giá trị tuyệt đối và tỷ trọng. Tuy nhiên, sản phẩm của ngành nông nghiệp đã góp
phần để ổn định đời sống của một bộ phận dân cư trong Quận. Ngoài ra sản xuất nông
nghiệp đã góp phần cải tạo môi trường sinh thái không những cho khu vực Quận 9 mà
cho cả khu vực phía Đông thành phố
2. Điều kiện xã hội
a. Dân số
Trong những năm qua, do tác động của nền kinh tế thị trường và của quá trình đô
thị hóa nên nhu cầu sử dụng đất để đầu tư cơ sở hạ tầng, công trình công nghiệp, dịch
vụ và khu dân cư trên địa bàn tăng nhanh đã tạo ra những biến động lớn về đất đai ảnh

hưởng đến đời sống KT-XH của một bộ phận không nhỏ dân cư.
Bảng 4 : Hiện trạng dân số theo đơn vị hành chính đến 1/4/2010
DÂN SỐ
STT
ĐƠN VỊ HC
(người)
1
Phước Bình
21664
2
Hiệp Phú
27131
3
Phước Long A
20478
4
Phước Long B
35675
5
Tăng Nhơn Phú A
33256
6
Tăng Nhơn Phú B
17476
7
Phú Hữu
7428
8
Long Trường
8626

9
Trường Thạnh
10328
10
Tân Phú
20053
11
Long Thạnh Mỹ
20418
12
Long Bình
23706
13
Long Phước
8797
Tổng
255036
(Theo Phòng thống kê Quận 9)
Theo thống kê đến tháng 1/4/2010, toàn Quận có 255036 nhân khẩu. Mật độ dân số
toàn Quận là 2.237 người/km2, mật độ dân số như vậy tương đối thấp so với toàn
Thành phố ( 2.894 người/km2) nói chung và so với khu vực các quận đô thị hoá nói
riêng (4.198 người/km2).
Bảng 5: Tỉ lệ gia tăng dân số qua các năm trên địa bàn Quận
ĐVT : %
Tỷ lệ/Năm

2005

2006


2007

2008

2009

Tỷ lệ tăng tự nhiên

1,347

1,307

1,283

1,148

1,187

Tỷ lệ tăng cơ học

4,468

4,257

2,412

2,416

1,265


(Nguồn Phòng thống kê Quận 9)
Qua bảng trên ta thấy dân số Quận 9 trong những năm qua đã có nhiều biến
động. Tỷ lệ tăng dân số cơ học luôn ở mức cao, đó là do lượng dân cư nội thành
Trang 17


×