Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CYSTEAMINE HYDROCHLORIDE LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.63 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CYSTEAMINE
HYDROCHLORIDE LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG THỨC ĂN TRÊN CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus)

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ KIM DUYÊN
Ngành : NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Niên khoá : 2006 - 2010

Tháng 8/2010


KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CYSTEAMINE HYDROCHLORIDE
LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN TRÊN
CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus)

Thực hiện bởi:

NGUYỄN THỊ KIM DUYÊN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư Nuôi Trồng Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn:
PGS. TS. Lê Thanh Hùng
ThS. Ong Mộc Quý



Tháng 8 năm 2010

i


CẢM TẠ
Chúng tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến:
 Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh đã tạo cho
chúng tôi một môi trường tốt để nghiên cứu và học tập.
 Ban chủ nhiệm Khoa Thủy Sản.
 Quý thầy cô của trường cùng quý thầy cô Khoa Thủy Sản Trường Đại
Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh đã tận tình dìu dắt và truyền đạt cho chúng tôi những
kiến thức quý báu. Đặc biệt, chúng tôi vô cùng biết ơn thầy Lê Thanh Hùng, thầy Ong
Mộc Quý và cô Võ Thị Thanh Bình đã quan tâm, tận tình giảng dạy, hướng dẫn để
chúng tôi hoàn thành khóa luận này.
 Các anh nhân viên ở Trại Thực Nghiệm Thủy Sản Trường Đại Học
Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh đã giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
 Công ty thuốc thú y thủy sản Virbac Asia RDL đã tạo điều kiện thuận
lợi để chúng tôi thực hiện tốt đề tài.
 Chúng con cũng xin cảm ơn ông bà, cha mẹ và những người thân trong
gia đình đã nuôi nấng, dạy dỗ và luôn ở bên cạnh hỗ trợ về vật chất và là chỗ dựa
vững chắc về tinh thần, đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho chúng con trong suốt quá
trình học tập tại trường.
 Cuối cùng, chúng tôi cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành đến các anh
chị, các bạn trong và ngoài lớp đã động viên và giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian
thực hiện đề tài.
Do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức nên luận văn này không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Vì vậy, chúng tôi rất mong có sự đóng góp ý kiến của quý thầy
cô và các bạn để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

Xin chân thành cảm ơn !

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát ảnh hưởng của Cysteamine hydrochloride lên sự tăng trưởng
và hiệu quả sử dụng thức ăn trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)” được thực
hiện tại Trại Thực Nghiệm Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh từ 8/4/2010 đến 16/6/2010 nhằm đánh giá hiệu quả của Cysteamine
hydrochloride (CSH) đối với sự tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá tra
trong điều kiện nuôi trong bể xi măng. Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức được lặp lại 3
lần trong 3 bể xi măng và được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên trong 9
giai. Cá được cho ăn theo những khẩu phần thức ăn như sau:


NTĐC: thức ăn đối chứng, không bổ sung CSH.



NTA: thức ăn bổ sung CSH với hàm lượng 0,5‰.



NTB: thức ăn bổ sung CSH với hàm lượng 1‰.

Sau 10 tuần thí nghiệm, kết quả cho thấy:
 Tỉ lệ sống (SR) của cá ở các nghiệm thức (NT) đối chứng, NT bổ sung
0,5‰ CSH, NT bổ sung 1‰ CSH lần lượt là 90,0; 91,7; 91,1% và sai khác không có ý
nghĩa thống kê (P > 0,05).

 Kết quả tăng trọng (WG) ở các NT đối chứng, NT bổ sung 0,5‰ CSH,
NT bổ sung 1‰ CSH lần lượt là 576; 549; 526% và sai khác không có ý nghĩa thống
kê (P > 0,05).
 Hệ số tăng trưởng đặc biệt (SGR) ở các NT đối chứng, NT bổ sung
0,5‰ CSH, NT bổ sung 1‰ CSH lần lượt là 2,73; 2,67; 2,62 %/ngày và sai khác
không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
 Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) của cá ở các NT đối chứng, NT bổ
sung 0,5‰ CSH, NT bổ sung 1‰ CSH lần lượt là 1,89; 1,89; 1,87 và sai khác không
có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
 Hiệu quả sử dụng thức ăn (PER) của cá ở các NT đối chứng, NT bổ
sung 0,5‰ CSH, NT bổ sung 1‰ CSH lần lượt là: 2,12; 2,05; 2,13 và sai khác không
có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
 Hệ số gan / thể trọng và mỡ / thể trọng của cá ở nghiệm thức lần lượt là:
NT đối chứng (3,03; 6,57), NT bổ sung 0,5‰ CSH (3,32; 4,67), NT bổ sung 1‰ CSH
iii


(3,58; 3,47) và sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,05). Trong đó, về phương
diện thống kê thì hệ số gan / thể trọng của NT bổ sung 1‰ CSH sai khác có ý nghĩa
thống kê với NT đối chứng nhưng không có ý nghĩa thống kê với NT bổ sung 0,5‰
CSH (P < 0,05). Đồng thời, nghiệm thức bổ sung 0,5‰ CSH cũng sai khác với NT
đối chứng không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
Còn đối với hệ số mỡ / thể trọng thì NT bổ sung 1‰ CSH và NT bố sung 0,5‰
CSH sai khác có ý nghĩa thống kê với NT đối chứng (P < 0,05), nhưng giữa NT bổ
sung 1‰ CSH và NT bổ sung 0,5‰ CSH lại sai khác không có ý nghĩa về thống kê (P
> 0,05).
Nhìn chung, việc bổ sung Cysteamine hydrochloride vào thức ăn không ảnh
hưởng đến tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn nhưng lại có tác dụng gia tăng
trọng lượng gan so với thể trọng và giảm lượng mỡ của cá tra (Pangasianodon
hypophthalmus).


iv


MỤC LỤC
Trang
CẢM TẠ .................................................................................................................................. ii
TÓM TẮT............................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................. viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ..................................................................................................ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ...............................................................x
Chương 1. MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..........................................................................................................................1
1.2 Mục tiêu đề tài ...................................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................................3
2.1 Một số đặc điểm sinh học cá tra ......................................................................................3
2.1.1 Phân loại ..........................................................................................................................3
2.1.2 Lịch sử và phân bố .........................................................................................................3
2.1.3 Đặc điểm hình thái .........................................................................................................4
2.1.4 Khả năng chịu đựng các yếu tố môi trường................................................................4
2.1.4.1 Nhiệt độ........................................................................................................................4
2.1.4.2 Oxy hòa tan..................................................................................................................5
2.1.4.3 pH .................................................................................................................................5
2.1.4.4 Độ mặn .........................................................................................................................5
2.1.5 Đặc điểm sinh sản và sinh trưởng ................................................................................5
2.1.5.1 Đặc điểm sinh sản .......................................................................................................5
2.1.5.2 Đặc điểm sinh trưởng .................................................................................................6
2.2 Nhu cầu dinh dưỡng..........................................................................................................7
2.3 Tác động của hormon tăng trưởng (GH) ........................................................................8

2.3.1 Ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng .........................................................................8
2.3.2 Ảnh hưởng đến trao đổi chất ........................................................................................9
2.4 Cysteamine hydrochloride ...............................................................................................9
2.4.1 Đặc điểm .........................................................................................................................9
v


2.4.2 Các thử nghiệm Cysteamine hydrochloride trên đối tượng khác ..........................10
2.4.2.1 Trên gà .......................................................................................................................10
2.4.2.2 Cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus)................................................................10
2.4.2.3 Tôm chân trắng (Penaeus vannamei) .....................................................................10
Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. .................................12
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài .........................................................................12
3.2 Nội dung đề tài ................................................................................................................12
3.3 Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm......................................................................................12
3.3.1 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................12
3.3.2 Thức ăn ..........................................................................................................................12
3.3.3 Dụng cụ và trang thiết bị .............................................................................................13
3.4 Phương pháp bố trí thí nghiệm ......................................................................................14
3.5 Chăm sóc và quản lý thí nghiệm ...................................................................................16
3.5.1 Cho ăn............................................................................................................................16
3.5.2 Theo dõi các yếu tố môi trường .................................................................................16
3.6 Phương pháp thu thập và phân tích số liệu ..................................................................16
3.6.1 Phương pháp .................................................................................................................16
3.6.2 Các chỉ tiêu theo dõi cá: ..............................................................................................17
3.7 Phương pháp xử lý thống kê ..........................................................................................18
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................19
4.1 Thành phần dinh dưỡng..................................................................................................19
4.2 Các yếu tố môi trường ....................................................................................................20
4.2.1 Nhiệt độ .........................................................................................................................20

4.2.2 Oxy hòa tan trong nước (DO) ....................................................................................22
4.2.3 pH ...................................................................................................................................24
4.2.4 Ammonia (NH3) ...........................................................................................................26
4.3 Ảnh hưởng của Cysteamine hydrochloride lên sự tăng trưởng và hiệu quả sử dụng
thức ăn của cá thí nghiệm .......................................................................................................27
4.3.1 Ảnh hưởng lên sự tăng trưởng .....................................................................................27
4.3.2 Ảnh hưởng lên hiệu quả sử dụng thức ăn ....................................................................31

vi


4.4 Ảnh hưởng của Cysteamine hydrochloride lên hệ số gan / thể trọng (HSI) và mỡ / thể
trọng (ASI) của cá thí nghiệm ................................................................................................36
4.5 Thảo luận chung ..............................................................................................................38
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.............................................................................39
5.1 Kết luận ............................................................................................................................39
5.2 Đề nghị .............................................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................41
PHỤ LỤC ...............................................................................................................................43

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASI:

Adipose - Somatic Index (Hệ số mỡ / thể trọng)

CSH:


Cysteamine hydrochloride

DO:

Disolved Oxygen (Oxy hòa tan)

DNA:

Deoxyribonucleic Acid

ĐC:

Đối chứng

FCR:

Food Conversion Ratio (Hệ số chuyển đổi thức ăn)

GHRP:

Growth Hormone Release Peptide (Peptide tiết hormone tăng trưởng)

HSI:

Hepato - Somatic Index (Hệ số gan / thể trọng)

LATĐ:

Lượng ăn tuyệt đối


LATgĐ:

Lượng ăn tương đối

NIRS:

Near Infrared Spectroscopy (Quang phổ cận hồng ngoại)

NT:

Nghiệm thức

PER:

Protein Efficiency Ratio (Hiệu quả sử dụng protein)

pH:

Potential of Hydrogen

TB:

Trung bình

TL:

Trọng lượng

TLS:


Tỉ lệ sống

SD:

Sai số

SGR:

Specific Growth Rate (Tỉ lệ tăng trưởng đặc biệt)

SR:

Survival Rate (Tỉ lệ sống)

WG:

Weight Gain (Tăng trọng)

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

NỘI DUNG

TRANG

Bảng 2.1: Thành phần thức ăn trong ruột cá tra......................................................... 7
Bảng 2.2: Trọng lượng trung bình và tỉ lệ sống của tôm ở các nghiệm thức thí

nghiệm ...................................................................................................................... 11
Bảng 4.1: Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn thí nghiệm. ................................. 19
Bảng 4.2: Tỉ lệ sống và tăng trọng của cá sau 10 tuần thí nghiệm........................... 28
Bảng 4.3: Hiệu quả sử dụng thức ăn của cá thí nghiệm........................................... 31
Bảng 4.4: Chỉ số gan / thể trọng (HSI) và mỡ / thể trọng (ASI) của cá thí nghiệm. 37

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
SƠ ĐỒ

NỘI DUNG

TRANG

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bố trí của các nghiệm thức thí nghiệm. ............................................ 14
HÌNH ẢNH

NỘI DUNG

Hình 2.1: Hình dạng ngoài cá tra. .................................................................................. 3
Hình 2.3: Hormone tăng trưởng GH .............................................................................. 8
Hình 2.2: Cơ chế hình thành và tác động của GH ......................................................... 8
Hình 2.4: Công thức phân tử của Cysteamine hydrochloride...................................... 10
Hình 3.1: Thức ăn thí nghiệm ...................................................................................... 12
Hình 3.2: Sản phẩm Grow Fast chứa CSH .................................................................. 13
Hình 3.3: Hệ thống giai bố trí thí nghiệm. ................................................................... 15
Hình 3.4: Cá bố trí thí nghiệm. .................................................................................... 15
ĐỒ THỊ NỘI DUNG

Đồ thị 4.1: Biến động nhiệt độ vào buổi sáng trong 10 tuần thí nghiệm. .................... 20
Đồ thị 4.2: Biến động nhiệt độ vào buổi chiều trong 10 tuần thí nghiệm.................... 21
Đồ thị 4.3: Biến động DO vào các buổi sáng trong 10 tuần thí nghiệm...................... 22
Đồ thị 4.4: Biến động DO vào các buổi chiều trong 10 tuần thí nghiệm. ................... 23
Đồ thị 4.5: Biến động pH sáng trong 10 tuần thí nghiệm. ........................................... 24
Đồ thị 4.6: Biến động pH chiều trong 10 tuần thí nghiệm........................................... 25
Đồ thị 4.7: Biến động hàm lượng NH3 trong 10 tuần thí nghiệm................................ 26
Đồ thị 4.8: Tỉ lệ sống của cá ở các nghiệm thức sau 10 tuần thí nghiệm. ................... 29
Đồ thị 4.9: Hệ số tăng trưởng đặc biệt của cá ở các nghiệm thức sau 10 tuần thí
nghiệm.......................................................................................................................... 31
Đồ thị 4.10: Lượng ăn tuyệt đối của cá sau 10 tuần thí nghiệm. ................................. 33
Đồ thị 4.11: Lượng ăn tương đối của cá sau 10 tuần thí nghiệm................................. 34
Đồ thị 4.12: Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) của cá thí nghiệm. ............................... 35
Đồ thị 4.13: Hiệu quả sử dụng protein của cá thí nghiệm. .......................................... 36

x


Đồ thị 4.14: Hệ số số gan / thể trọng (HSI) và mỡ / thể trọng (ASI) của cá thí nghiệm.
...................................................................................................................................... 38

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Nghề nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) đã có từ nhiều thập kỷ qua
tại Việt Nam. Những năm gần đây ngành công nghiệp này đã nhanh chóng phát triển,
giúp tăng sản lượng cá nuôi và chuyên nghiệp hơn trong sản xuất thức ăn nuôi cá cùng

với các ứng dụng nuôi trồng khác. Các quốc gia nhập khẩu yêu cầu sản phẩm thủy sản
chất lượng cao, không sử dụng kháng sinh hay tồn dư chất độc hại khác và giá cá ngày
càng thấp hơn. Chính điều này đã làm tăng áp lực giảm giá thành thức ăn bằng cách
sử dụng các nguyên liệu rẻ tiền hơn, các thông số kỹ thuật thấp hơn nhưng vẫn phải
đảm bảo chất lượng hiệu quả của thức ăn chăn nuôi. Theo truyền thống, người nuôi cá
thường tự làm thức ăn bằng cách nấu các nguyên liệu thô trong nồi lớn gồm cám gạo
và các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương. Gần đây, ngày càng hình thành nhiều
trại nuôi cá với qui mô khép kín lớn hơn, do đó họ đã tự trang bị dây chuyền ép đùn
với công suất lớn, kiểm soát chất lượng thức ăn tương đối tốt đạt chuẩn quốc tế. Tuy
nhiên, thời gian gần đây nông dân Việt Nam đã chịu nhiều áp lực về tài chính vì giá cá
thu mua tại trại tương đối thấp nên dẫn đến thua lỗ. Vì vậy, nông dân và các đơn vị
sản xuất thức ăn luôn tìm cách để cải thiện hiệu suất chăn nuôi và tăng tỷ lệ phi lê
nhằm duy trì lợi nhuận. Tuy nhiên, các giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu dùng trong
thức ăn cá tra vẫn còn kém. Ngoài ra, nhu cầu về dinh dưỡng phần lớn là tham khảo từ
các loài cá da trơn hoặc từ các loài cá nước ngọt khác. Do vậy, các nhà nghiên cứu
gần đây đã bắt đầu tìm hiểu kỹ về sự tiêu hóa của các nguyên vật liệu tiêu biểu sử
dụng trong thức ăn cá tra. Hầu hết các nguyên vật liệu đều nghèo chất dinh dưỡng
(cám gạo, sắn, bột cá địa phương). Trong nuôi trồng thủy sản, có nhiều chất bổ sung
làm tăng giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu thô nhưng hiện đang bị kiểm soát vì dùng
kháng sinh, chất kích thích tăng trọng bị cấm sử dụng ở Châu Âu. Thực tế đặt ra là
phải có sự lựa chọn sản phẩm khác thay thế kháng sinh nhưng có công dụng
1


tương tự trên sự tăng trưởng và chuyển đổi thức ăn, không bị kháng thuốc như các axit
hữu cơ, enzym, probiotics, prebiotics, khoáng chất, các loại acid béo cần thiết và chất
chiết xuất tự nhiên từ thảo mộc. Những nghiên cứu về các chất kích thích tăng trưởng
tự nhiên này đang bắt đầu áp dụng vào ngành nuôi cá khi kháng sinh bị cấm sử dụng
hầu hết ở các quốc gia trên thế giới. Từ các thử nghiệm ở điều kiện phòng thí nghiệm
tại các trung tâm kiểm nghiệm đã mở ra hướng phát triển mới cho một số chất kháng

sinh thảo dược, chất bổ trợ tự nhiên và chất hỗ trợ tiêu hóa giúp nâng cao sử dụng
thức ăn và làm giảm tích tụ mỡ trong gan và nội tạng. Các chất bổ sung này rất có
tiềm năng nhằm nâng cao sử dụng chất dinh dưỡng từ những nguyên liệu rẻ tiền và
giúp chuyển đổi thành các chất dinh dưỡng tăng lên trong thịt, giảm tích tụ mỡ trong
cơ và nội tạng. Những kết quả hiện tại cho thấy những cải thiện đáng kể có thể đạt
được khi bổ sung những chất này trong nuôi thủy sản.
Trong đó, việc thử nghiệm bổ sung Cysteamine hydrochloride (CSH) vào thức
ăn đã thành công trong việc kích thích tiết hormone tăng trưởng (GH) một cách trực
tiếp và gián tiếp, do đó thúc đẩy tăng trưởng trên gà và nâng cao tỉ lệ sống của chúng
(Hall và ctv, 1986). Không những thế, CSH cũng có tác dụng gia tăng trọng lượng cơ
thể và nâng cao tỉ lệ sống của cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus) cũng như việc
gia tăng IgG, IgA và IgM (Xiao và Lin, 2003). Đồng thời, CSH cũng có hiệu quả cải
thiện sự gia tăng trọng lượng và nâng cao tỉ lệ sống trên tôm chân trắng (Penaeus
vannamei) (Phanwalai Jantarapan và ctv, 2008; Chayaporn Tipsemongkol và ctv,
2008).
Xuất phát từ thực tế trên, đề tài nghiên cứu “Khảo sát ảnh hưởng của
Cysteamine hydrochloride lên tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn trên cá tra
(Pangasianodon hypophthalmus)” được chúng tôi tiến hành tại Trại Thực Nghiệm
Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.
1.2 Mục tiêu đề tài
Khảo sát ảnh hưởng của Cysteamine hydrochloride lên sự tăng trưởng và hiệu
quả sử dụng thức ăn, hệ số gan / thể trọng và hệ số mỡ / thể trọng của cá tra
(Pangasianodon hypophthalmus).

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Một số đặc điểm sinh học cá tra

2.1.1 Phân loại
Trong hệ thống phân loại, cá tra thuộc nhóm cá da trơn, được xác định vị trí
sau:
Ngành: Chordata (Có dây sống)
Ngành phụ: Gnathostomata (Có xương sống)
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasiidae
Giống: Pangasianodon
Loài: Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878)

Hình 2.1: Hình dạng ngoài cá tra.
2.1.2 Lịch sử và phân bố
Cá tra phân bố ở lưu vực sông Mê Kông (Việt Nam, Lào, Campuchia) và lưu
vực sông Chao Phraya (Thái Lan). Ở nước ta chúng phân bố nhiều nhất ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long (Dương Tấn Lộc, 2008).
3


Ở Việt Nam, những năm trước đây khi chưa có qui trình sinh sản nhân tạo và
sản xuất giống cá tra và basa, cá bột và cá giống 2 loài này được vớt trên sông Tiền và
sông Hậu. Trong thập niên 60 - 70 thế kỷ 20, sản lượng cá bột vớt mỗi năm từ 500 800 triệu con và cá giống ương nuôi được từ 70 - 120 triệu con. Sản lượng vớt cá bột
ngày càng giảm dần do biến động của điều kiện môi trường và sự khai thác quá mức
của con người. Ðầu thập niên 90, sản lượng cá bột vớt hàng năm chỉ đạt 150 - 200
triệu con (Vương Học Vinh, 1994; trích bởi Phạm Văn Khánh, 2000). Cá trưởng thành
chỉ thấy trong ao nuôi, rất ít gặp trong tự nhiên.
Hiện nay, chúng ta đã hoàn toàn chủ động trong sinh sản nhân tạo và sản xuất
giống 2 loài cá này và cung cấp đủ con giống cho người nuôi. Do cá tra có kích thước
lớn, dễ nuôi, tăng trọng nhanh, không có xương dăm, thịt dai, vị ngon và đồng thời cá
có hệ số philê sau thành phẩm cao và được nhiều thị trường tiêu thụ trên thế giới ưa

chuộng. Vì vậy, ở Việt Nam cá tra đã và đang phát triển ở nhiều địa phương không chỉ
riêng ở Ðồng Bằng Sông Cửu Long mà diện tích nuôi ngày càng được mở rộng một số
nơi ở miền Trung và cả miền Bắc.
2.1.3 Đặc điểm hình thái
Theo Phạm Văn Khánh (2000), cá tra có da trơn, thân dài, dẹp ngang, đầu nhỏ
vừa phải, mắt tương đối to, miệng rộng có răng lá mía và răng khẩu cái rất mịn tạo
thành vòng cung, có 2 đôi râu dài, vây lưng và vây ngực có gai cứng, mang răng cưa ở
mặt sau. Lưng màu xám đen, thân có màu xám nhạt, bụng hơi bạc, vây lưng và vây
bụng màu xám đen, vây hậu môn tương đối dài. Cá khi còn nhỏ phần lưng của đầu và
thân có màu xanh lục và hai sọc màu xanh lục chạy dài theo chiều dọc của thân, sọc
này lợt dần và mất đi khi cá lớn.
2.1.4 Khả năng chịu đựng các yếu tố môi trường
2.1.4.1 Nhiệt độ
Cá tra là loài chịu lạnh kém vì là một trong những loài đặc trưng cho loài phân
bố ở vùng nhiệt đới. Nhiệt độ thích hợp cho cá tra tăng trưởng dao động trong khoảng
26 - 300C. Ở nhiệt độ 150C thì cường độ bắt mồi giảm nhưng cá vẫn sống, ở nhiệt độ
390C cá sẽ bơi lội không bình thường (Phạm Văn Khánh, 2000).
4


2.1.4.2 Oxy hòa tan
Cá không chỉ có cơ quan hô hấp phụ mà còn có thể hô hấp bằng bóng khí và da
nên chịu đựng được môi trường nước có hàm lượng oxy hòa tan (DO) thấp. Vì thế, cá
tra có thể sống ở ao tù, dơ bẩn, nơi có nhiều chất hữu cơ hay nuôi trong bè với mật độ
dày.
2.1.4.3 pH
Cá có khả năng chịu pH > 5 (pH < 4, cá bỏ ăn, bị stress), nhưng pH thích hợp
cho cá phát triển là 6,5 - 7,5 (Phạm Văn Khánh, 2000).
2.1.4.4 Độ mặn
Cá tra sống thích hợp và phát triển tốt trong môi trường nước ngọt, không bị

nhiễm mặn, nhiễm phèn. Tuy nhiên, cá có thể sống được ở vùng nước lợ, độ mặn tối
đa mà cá có thể chịu đựng là 10‰ (Phạm Văn Khánh, 2000).
2.1.5 Đặc điểm sinh sản và sinh trưởng
2.1.5.1 Đặc điểm sinh sản
Tuổi thành thục của cá đực là 2 tuổi và cá cái 3 tuổi, trọng lượng cá thành thục
lần đầu từ 2,5 - 3 kg. Cá tra không có cơ quan sinh dục phụ (sinh dục thứ cấp), nên
khó phân biệt được đực, cái nếu dựa vào hình dáng bên ngoài. Ở thời kỳ thành thục,
tuyến sinh dục của cá đực phát triển lớn gọi là buồng tinh hay tinh sào, còn ở cá cái
gọi là buồng trứng hay noãn sào. Tuyến sinh dục của cá tra bắt đầu phân biệt được
đực cái từ giai đọan II tuy màu sắc chưa khác nhau nhiều. Các giai đọan sau, buồng
trứng tăng về kích thước, hạt trứng màu vàng, tinh sào có hình dạng phân nhánh, màu
hồng chuyển dần sang màu trắng sữa. Hệ số thành thục của cá tra khảo sát được trong
tự nhiên từ 1,76 - 12,94 (cá cái) và từ 0,83 - 2,1 (cá đực) ở cá đánh bắt tự nhiên trên
sông cỡ từ 8 - 11 kg (Phạm Văn Khánh, 2000). Trong ao nuôi vỗ, hệ số thành thục cá
tra cái có thể đạt tới 19,5%.
Mùa vụ sinh sản của cá trong tự nhiên bắt đầu từ tháng 5 - 6 dương lịch, sớm
muộn lệ thuộc vào lượng mưa ở thượng nguồn, cá có tập tính di cư đẻ tự nhiên trên
những khúc sông có điều kiện sinh thái phù hợp, thuộc địa phận Campuchia và Thái
5


Lan, không đẻ tự nhiên ở phần sông của Việt Nam. Bãi đẻ của cá nằm từ khu vực ngã
tư giao tiếp 2 sông Mêkông và Tonlesap, từ thị xã Kratie (Campuchia) trở lên đến thác
Khone, nơi giáp biên giới Campuchia và Lào, nhưng tập trung nhất từ Kampi đến hết
Koh Rongiev thuộc địa giới 2 tỉnh Kratie và Stung Treng. Tại đây có thể bắt được
những cá thể nặng tới 15 kg với buồng trứng đã thành thục. Cá đẻ trứng dính vào giá
thể thường là rễ cây, sau 24 giờ thì trứng nở thành cá bột và trôi về hạ nguồn. Sau đó
cá được vớt trên sông, kênh rạch và đồng ruộng ở vùng biên giới Việt Nam Campuchia bằng ngư cụ “đáy cá tra bột”, cá vớt được thường có chiều dài từ 1,2-1,5
cm (khoảng 12 - 15 ngày tuổi ). Ở tự nhiên, cá không có hiện tượng tái phát dục, và
chỉ đẻ 1 lần trong năm (Dương Tấn Lộc, 2008). Trong sinh sản nhân tạo, cá có thể

được nuôi thành thục và cho đẻ sớm hơn trong tự nhiên (từ tháng 3 dương lịch hằng
năm), đồng thời cá có thể tái phát dục 1-3 lần/năm.
Số lượng trứng đếm được trong buồng trứng của cá gọi là sức sinh sản tuyệt
đối. Sức sinh sản tuyệt đối của cá tra từ 200.000 đến vài triệu trứng. Sức sinh sản
tương đối có thể tới 135.000 trứng/kg cá cái. Kích thước của trứng cá tra tương đối
nhỏ và có tính dính. Trứng sắp đẻ có đường kính trung bình khoảng 1mm. Sau khi đẻ
ra và hút nước đường kính trứng khi trương nước có thể tới 1,5 - 1,6 mm (Phạm Văn
Khánh, 2003).
2.1.5.2 Đặc điểm sinh trưởng
Cá tra có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với các loài cá khác. Trong thời gian
đầu cá tăng nhanh về chiều dài. Cá tra trong ao nuôi sau 14 ngày có thể đạt chiều dài 2
- 3 cm, khối lượng trung bình đạt 0,52 g. Thời kỳ cá giống lớn rất nhanh, sau 35 ngày
ương đạt chiều dài khoảng 5 cm, nặng 1,28 g (Dương Tấn Lộc, 2008). Nuôi trong ao 1
năm cá đạt 1 - 1,5 kg/con, những năm kế tiếp cá có thể tăng trọng nhanh hơn, có khi
đạt 5 - 6 kg/con tùy vào môi trường sống và sự cung cấp thức ăn cũng như hàm lượng
đạm trong các loại thức ăn nhiều hay ít. Cá tra trong tự nhiên có thể sống trên 20 năm,
cá đạt 18 kg hay có mẫu cá dài tới 1,8 m. Trong ao nuôi vỗ cá bố mẹ cho đẻ đạt 25 kg
ở cỡ cá 10 năm tuổi (Phạm Văn Khánh, 2000).

6


2.2 Nhu cầu dinh dưỡng
Cá tra có phổ thức ăn rộng, tập tính ăn đáy và ăn tạp thiên về động vật nhưng
dễ chuyển đổi loại thức ăn. Cá khi hết noãn hoàng thì thích ăn mồi tươi sống. Vì vậy,
chúng ăn thịt lẫn nhau ngay trong bể ấp và cả trong quá trình ương nếu không được
cho ăn đầy đủ.
Cơ quan tiêu hóa của cá tra gồm miệng, răng hàm, gai mang, dạ dày to hình
chữ U và co giãn được, ruột ngắn so với chiều dài thân cá (cá tự nhiên là 0,04 và cá
nuôi ở ao là 1,18 - 2,24), không gấp khúc lên nhau mà dính vào màng treo ruột ngay

dưới bóng khí và tuyến sinh dục. Dạ dày to và ruột ngắn là điểm đặc trưng của cá
thiên về ăn động vật (Dương Tấn Lộc, 2008).
Trong quá trình ương nuôi thành cá giống trong ao, chúng ăn các loại phù du
động vật có kích thước vừa cỡ miệng của chúng và các thức ăn nhân tạo. Khi cá lớn
tập tính ăn đặc trưng càng thể hiện rõ: tính ăn rộng, ăn đáy, ăn tạp thiên về động vật và
dễ chuyển đổi loại thức ăn. Vì vậy, trong điều kiện thiếu thức ăn ngoài tự nhiên, cá có
thể sử dụng các lọai thức ăn như mùn bã hữu cơ, thức ăn có nguồn gốc động vật.
Trong ao nuôi, cá tra có khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn khác nhau như
cám, rau, động vật đáy. Khi phân tích thức ăn trong ruột cá đánh bắt ngoài tự nhiên,
cho thấy thành phần thức ăn khá đa dạng, thể hiện tập tính cá ăn tạp thiên về động vật.
Bảng 2.1: Thành phần thức ăn trong ruột cá tra
(Theo D. Menon và P.I. Cheko, 1955; trích bởi Lê Thanh Hùng, 2008)
Thành phần

%

Nhuyễn thể

35,4

Cá nhỏ

31,8

Côn trùng

18,2

Thực vật dương đẳng


10,7

Thực vật đa bào

1,6

Giáp xác

2,3

7


2.3 Tác động của hormon tăng trưởng (GH)
Hormon tăng trưởng GH (Growth hormone) còn được gọi là Somatotropic
Hormone (STH) là một protein có kích thước nhỏ với 191 amino acid tạo thành chuỗi
đơn có khối lượng phân tử 22,005 A0 và được sản xuất ở phần xa bởi tế bào
somatotrops trong tuyến yên thùy trước (Nguyễn Văn Tư, 2005). GH chịu sự chỉ huy
của peptide tiết hormone tăng trưởng (Growth Hormone Release Peptide (GHRP)) và
chất ức chế (Somatostatin).
Hormon tăng trưởng khác với các hormon khác do thùy trước tuyến yên tiết ra
là nó không thực hiện chức năng thông qua một tuyến nội tiết khác mà ảnh hưởng đến
hầu như toàn bộ các mô bào trong cơ thể.

Hình 2.3: Hormon tăng trưởng GH
Hình 2.2: Cơ chế hình thành và tác động của GH
2.3.1 Ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng
GH của cá xương có tác động thúc đẩy sự tăng trưởng, đặc biệt trên sự tăng
trưởng chiều dài. GH chỉ có ảnh hưởng khi cá được cung cấp một điều kiện sống tối
hảo và trên một nhiệt độ nhất định. Ở nhiệt độ cao, GH thúc đẩy tăng trưởng lớn hơn

ở nhiệt độ thấp. GH tinh khiết của cá có hoạt lực thấp hơn GH của động vật hữu nhũ
do GH của động vật hữu nhũ có chứa thêm hormon kích thích tuyến giáp TSH
(Thyroid - stimulating hormon) giúp tăng cường tác động thúc đẩy tăng trưởng của
8


GH. Sự tiết GH của não thùy cá thay đổi theo mùa. Số lượng GH được tiết cao nhất
tương ứng với thời gian tăng trưởng nhanh nhất của cá (Nguyễn Văn Tư, 2005).
2.3.2 Ảnh hưởng đến trao đổi chất
Ảnh hưởng của GH đến quá trình trao đổi chất của cá chủ yếu là quá trình trao
đổi protein: GH giúp cơ thể giữ lại nitơ và thúc đẩy sự đồng hóa protein. GH cá hầu
như không có tác động đến quá trình trao đổi lipid và carbohydrate. Vì vậy, có thể cho
rằng tác dụng kích thích tăng trưởng của GH thông qua tác dụng làm tăng quá trình
tổng hợp protein (Nguyễn Văn Tư, 2005).
2.4 Cysteamine hydrochloride
2.4.1 Đặc điểm
Sản phẩm thương mại có tên Grow Fast chứa 100% Cysteamine hydrochloride
(CSH), được sản xuất bởi công ty thuốc thú y thủy sản Virbac Asia RDL. Sản phẩm
chỉ sử dụng trong nuôi thú y, thủy sản và được phối trộn với thức ăn gia súc hay thức
ăn thủy sản.
Cysteamine hydrochloride là sản phẩm của quá trình biến dưỡng Cystein, một
trong những acid amin không thiết yếu của cơ thể và là một trong những thành phần
trong hormone tăng trưởng (GH). CSH khi bổ sung vào cơ thể có tác dụng:
 Làm giảm nồng độ của somatostatin trong cơ thể, qua đó làm tăng nồng độ
của GH gián tiếp và thúc đẩy tăng trưởng ở động vật.
 Tăng cường các hoạt động của các enzym tiêu hóa.
 Tăng cường miễn dịch bằng việc gia tăng IgG, IgA và IgM.
Vì vậy, Cysteamine hydrochloride được sử dụng là thức ăn phụ gia nhằm kích
thích tăng trưởng, nguyên liệu chính để sản xuất Ranitidine, hay có thể được sử dụng
để sản xuất mỹ phẩm, chất phản ứng sinh hóa.

Đặc điểm hóa học của CSH:
 Tên hoạt chất: Cysteamine hydrochloride.
 Tên đồng nghĩa : 2 - Aminoethanethiol Hydrochloride;
2 - Mercaptoethylamine Hydrochloride.
 Tên hóa học: Cysteamine Hydrochloride.
9


 Công thức hóa học: C2 - H7 - NS.HCl
 Trọng lượng phân tử: 113,61 g/mol
 Điểm nóng chảy: 670C (152,60 F)
 Hình thức: Bột trắng hoặc chất lỏng trong suốt không màu.

Hình 2.4: Công thức phân tử của Cysteamine hydrochloride.
2.4.2 Các thử nghiệm Cysteamine hydrochloride trên đối tượng khác
2.4.2.1 Trên gà
Cysteamine hydrochloride với liều lượng bổ sung 1‰ vào thức ăn có tác dụng
kích thích tiết hormon tăng trưởng (GH) gián tiếp hoặc trực tiếp ở gà. Nhờ đó, trọng
lượng cơ thể của chúng được gia tăng và CSH còn giúp nâng cao tỉ lệ sống khi bổ
sung vào thức ăn (Hall và ctv, 1986).
2.4.2.2 Cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus)
Theo nghiên cứu của Xiao và Lin (2003), việc thử nghiệm bổ sung Cysteamine
hydrochloride (CSH) vào thức ăn có tác dụng trong việc kích thích tăng trưởng do làm tăng
nồng độ của GH gián tiếp và gia tăng các kháng thể IgG, IgA và IgM trên cá trắm cỏ.
2.4.2.3 Tôm chân trắng (Penaeus vannamei)
Theo kết quả nghiên cứu của Phanwalai Jantarapan và ctv (2008); Chayaporn
Tipsemongkol và ctv (2008) về ảnh hưởng của Aquanin Plus (Beta - Cyclodextrin
Cysteamine Hydrochloride) trên sự tăng trưởng, tỷ lệ sống và sức đề kháng của tôm
chân trắng (Penaeus vannamei) cho thấy tôm được cho ăn với khẩu phần thức ăn bổ
sung 1‰ Aquanin Plus có trọng lượng trung bình và tỉ lệ sống cao hơn với những tôm

được cho ăn với khẩu phần chỉ bổ sung 0,5‰ Aquanin Plus hay không được bổ sung
thêm Aquanin Plus (P < 0,05).
10


Kết quả của trọng lượng trung bình và tỉ lệ sống của tôm ở các nghiệm thức
qua quá trình nuôi thí nghiệm được trình bày qua bảng 2.2
Bảng 2.2: Trọng lượng trung bình và tỉ lệ sống của tôm ở các nghiệm thức thí nghiệm
(Phanwalai Jantarapan và ctv. (2008); Chayaporn Tipsemongkol và ctv. (2008)).
Cỡ tôm

Thời gian

Chỉ tiêu

bố trí (g)

thí nghiệm

theo dõi

PL20

11-12 g

60 ngày
40 ngày

Đối chứng


0,5‰

1‰

Aquanin Plus

Aquanin Plus

TLTB (g)

3,60a ± 1,38

3,83a ± 1,29

4,43b ± 1,17

TLS (%)

70,56a ± 4,19

85,00b ± 1,67

88,89b ± 2,55

TLTB (g)

18,04a ± 1,93

17,48a ± 1,89


19,52b ± 2,26

TLS (%)

74,40a ± 6,07

88,00b ± 6,32

95,23b ± 1,79

Ghi chú: Những giá trị của các nghiệm thức trên cùng 1 hàng ngang nếu chứa cùng 1
kí tự giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95% (P > 0,05).
Aquanin Plus: chứa Beta - Cyclodextrin Cysteamine Hydrochloride
TLTB: Trọng lượng trung bình
TLS: Tỉ lệ sống

11


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài
Đề tài đã được thực hiện từ ngày 03/2010 đến 08/2010 tại Trại Thực Nghiệm
Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.
3.2 Nội dung đề tài
Khảo sát ảnh hưởng của Cysteamine hydrochloride trên sự tăng trưởng, hiệu
quả sử dụng thức ăn, trọng lượng gan và hàm lượng mỡ so với trọng lượng thân của cá
tra (Pangasianodon hypophthalmus).
3.3 Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm
3.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Cá tra giống (Pangasianodon hypophthalmus) được cung cấp từ trại sản xuất
giống. Cá được vận chuyển về trại thực nghiệm, nuôi trong cùng một điều kiện môi
trường và chế độ dinh dưỡng như nhau trong 2 tuần (nuôi trong cùng một bể xi măng,
cho ăn cùng một loại thức ăn để cá thích nghi với điều kiện môi trường và sức khỏe ổn
định). Sau đó tuyển chọn những cá thể có trọng lượng tương đương nhau, khỏe mạnh,
không dị tật và bơi lội nhanh nhẹn bố trí vào các giai để tiến hành thí nghiệm.
3.3.2 Thức ăn
Thức ăn trong thí nghiệm này sẽ theo các công thức khác nhau về hàm lượng
Cysteamine hydrochloride nhưng chứa cùng một lượng protein (khoảng 28% protein).
Thức ăn viên nổi sẽ được xay mịn, phối trộn với Cysteamine hydrochloride ứng với
các hàm lượng thí nghiệm cùng chất kết dính CMC (Carboxyl methyl cellulose), sau
đó hấp, ép viên và sấy khô. Thức ăn được cho trực tiếp vào các sàng ăn rồi cho cá ăn.

12


Hình 3.1: Thức ăn thí nghiệm

Hình 3.2: Sản phẩm Grow Fast chứa CSH

3.3.3 Dụng cụ và trang thiết bị
 Hệ thống gồm 3 bể ciment có kích thước 3 x 2,5 x 1 m.
 9 giai 1 x 1 x 1,3 m.
 9 sàng thức ăn.
 Nguyên liệu làm thức ăn: thức ăn viên nổi của công ty thức ăn thủy sản Hiệp
Thanh, chất kết dính CMC với hàm lượng 1%, sản phẩm Grow Fast chứa CSH
của công ty Virbac Asia RDL.
 Nồi hấp.
 Máy trộn và ép viên thức ăn.
 Máy sấy thức ăn.

 Cân điện tử.
 Máy đo DO.
 Bộ test đo pH.
 Máy đo NH4+/NH3.
 Giấy kẻ ô ly.
 Thuốc gây mê (Ethylenglycol monophenylether với nồng độ 300 – 500 ppm).
 Ống siphon, hệ thống ống sục khí, thau nhựa, vợt và một số dụng cụ cần thiết
khác.

13


×