Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH DỊCH VÀ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO ĐỰC CÁC GIỐNG DUROC, YORKSHIRE, PIETRAIN VÀ LANDRACE TẠI TRẠI CHĂN NUÔI HEO GIỐNG 29

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.43 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH DỊCH VÀ KHẢ
NĂNG SINH SẢN CỦA HEO ĐỰC CÁC GIỐNG
DUROC, YORKSHIRE, PIETRAIN VÀ LANDRACE
TẠI
TRẠI CHĂN NUÔI HEO GIỐNG 2/9

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN TRỌNG CAO TRÍ
Lớp: DH05TY
Ngành: Thú Y
Niên khóa: 2005 – 2010

Tháng 08/2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
****************

NGUYỄN TRỌNG CAO TRÍ

KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH DỊCH VÀ KHẢ
NĂNG SINH SẢN CỦA HEO ĐỰC CÁC GIỐNG
DUROC, YORKSHIRE, PIETRAIN VÀ LANDRACE


TẠI
TRẠI CHĂN NUÔI HEO GIỐNG 2/9

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác Sỹ Thú Y

Giáo viên hướng dẫn
TS TRẦN VĂN CHÍNH

Tháng 08/2010

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: Nguyễn Trọng Cao Trí
Tên khóa luận: “Khảo sát phẩm chất tinh dịch và khả năng sinh sản của heo
đực các giống Duroc, Yorkshire, Pietrain và Landrace tại trại chăn nuôi heo giống
2/9”.
Đã hoàn thành khóa luận theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
đóng góp Hội Đồng Thi Tốt Nghiệp Khoa ngày……………………….
Giáo viên hướng dẫn

TS Trần Văn Chính

ii


LỜI CẢM TẠ
Mãi mãi khắc ghi
Công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ và những người thân đã cho con

có ngày hôm nay.
Trân trọng cảm tạ
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm Khoa và quý thầy cô Khoa Chăn Nuôi Thú Y.
Bộ Môn Di Truyền Giống Động Vật.
Đã tận tình chỉ dạy và truyền đạt những kiến thức cho chúng tôi trong suốt
thời gian học tập tại trường.
Chân thành cám ơn
TS Trần Văn Chính
Đã hết lòng hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Thành thật cám ơn
Ban Giám Đốc Trại Chăn Nuôi Heo Giống 2/9, phòng kỹ thuật, phòng tinh
của tổ giống cùng toàn thể các cô, chú, anh chị em công nhân trong trại chăn nuôi
heo giống 2/9 đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập tại trại.
Cám ơn
Tất cả các bạn lớp Thú y 31 đã đ ộng viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học
tập và thực tập tốt nghiệp.
Nguyễn Trọng Cao Trí

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài “Khảo sát phẩm chất tinh dịch và khả năng sinh sản của heo đực các
giống Duroc, Yorkshire, Pietrain và Landrace tại trại chăn nuôi heo giống 2/9” được
tiến hành tại địa bàn thuộc ấp Tây, xã Đông Hòa, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương từ
ngày 01/03/2010 đến ngày 15/06/2010. Với 41 đực giống được khảo sát bao gồm:
Duroc 12 con, Yorkshire 7 con, Pietrain 6 con và Landrace 16 con, có độ tuổi khai
thác nằm trong khoảng 10 đến 39 tháng tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Phẩm chất tinh cao nhất ở đực giống Landrace (VAC = 63,81 x 109 tttt/ll),

tiếp theo là giống Pietrain (60,86 x 109 tttt/ll), Yorkshire (50,82 x 109 tttt/ll) và thấp
nhất ở đực giống Duroc (46,31 x 109 tttt/ll)
Tỷ lệ phối giống đậu thai cao nhất ở đực giống Pietran (88%), kế đến
Landrace (83,33%), Yorkshire (82,14%) và thấp nhất ở đực giống Duroc (80,42%)
Số heo con sơ sinh còn sống điều chỉnh bình quân của các đực giống lần lượt
là: Pietrain (9,48 con/ổ), Landrace (8,73 con/ổ), Duroc (8,72 con/ổ) và Yorkshire
(8,71 con/ổ).
Trọng lượng bình quân heo con ơ
s sinh còn s ống của các giống lần lượt là:
Landrace (1,57 kg/con), Yorkshire (1,54 kg/con), Duroc (1,53 kg/con) và Pietrain
(1,49 kg/con).
Đàn heo đực giống khảo sát có khả năng sinh sản cấp I chiếm tỷ lệ cao nhất
là 63,89%, tiếp theo là khả năng sinh sản đặc cấp chiếm 33,33%, và thấp nhất là khả
năng sinh sản cấp II chiếm tỷ lệ 2,78%.

iv


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa .......................................................................................................................i
Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn .................................................................... ii
Lời cảm tạ ................................................................................................................... iii
Tóm tắt khóa luận........................................................................................................iv
Mục lục .........................................................................................................................v
Danh sách các chữ viết tắt ...........................................................................................ix
Danh sách các bảng ......................................................................................................x
Chương 1 MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................1
1.2.MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU ..................................................................................2

1.2.1. Mục đích.............................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu...............................................................................................................2
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN .......................................................................................3
2.1. SỰ THÀNH THỤC TÍNH DỤC VÀ THỂ VÓC .................................................3
2.1.1. Sự thành thục về tính dục ...................................................................................3
2.1.2. Sự thành thục về thể vóc ....................................................................................4
2.2. CHỨC NĂNG CỦA DỊCH HOÀN, DỊCH HOÀN PHỤ VÀ CÁC TUYẾN
SINH DỤC PHỤ ..........................................................................................................5
2.2.1. Dịch hoàn ...........................................................................................................5
2.2.2. Dịch hoàn phụ ....................................................................................................5
2.2.3. Các tuyến sinh dục phụ ......................................................................................6
2.3. TINH DỊCH ..........................................................................................................7
2.3.1. Tinh thanh ..........................................................................................................7
2.3.2. Tinh trùng ...........................................................................................................8
2.4. NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA TINH TRÙNG .........................................................9
v


2.4.1. Đặc tính sinh lý ..................................................................................................9
2.4.2. Đặc tính về ánh sáng ..........................................................................................9
2.4.3. Đặc tính tiếp xúc ................................................................................................9
2.4.4. Tính chạy ngược dòng........................................................................................9
2.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC SỐNG TINH TRÙNG ....................10
2.5.1. Áp suất thẩm thấu của môi trường pha loãng tinh ...........................................10
2.5.2. Nhiệt độ ............................................................................................................10
2.5.3. Không khí .........................................................................................................10
2.5.4. Hóa chất ...........................................................................................................10
2.5.5. Ánh sáng...........................................................................................................11
2.5.6. Sóng lắc ............................................................................................................11
2.5.7. Khói thuốc ........................................................................................................11

2.5.8. Độ pH ...............................................................................................................11
2.5.9. Vật dơ bẩn, vi trùng..........................................................................................11
2.6. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SINH TINH VÀ PHẨM
CHẤT TINH DỊCH....................................................................................................11
2.6.1. Dinh dưỡng.......................................................................................................11
2.6.2. Giống ................................................................................................................12
2.6.3. Cá thể ...............................................................................................................13
2.6.4. Lứa tuổi ............................................................................................................13
2.6.5. Chuồng trại .......................................................................................................13
2.6.6. Thời tiết và khí hậu ..........................................................................................13
2.6.7. Nhiệt độ ............................................................................................................14
2.6.8. Ánh sáng...........................................................................................................14
2.6.9. Vận động ..........................................................................................................14
2.6.10. Chu kỳ khai thác.............................................................................................15
2.6.11. Kỹ thuật lấy tinh .............................................................................................15
2.6.12. Bệnh tật ..........................................................................................................15
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ......................................16
vi


3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ..............................................................................16
3.2. Giới thiệu sơ lược về trại chăn nuôi heo 2/9 .......................................................16
3.2.1. Lịch sử trại .......................................................................................................16
3.2.2. Vị trí địa lý .......................................................................................................16
3.2.3. Chức năng của trại............................................................................................17
3.2.4. Cơ cấu tổ chức..................................................................................................17
3.2.5. Cơ cấu đàn ........................................................................................................17
3.2.6. Hệ thống chuồng trại ........................................................................................18
3.2.7. Thức ăn và nước uống ......................................................................................19
3.2.8. Chăm sóc quản lý .............................................................................................20

3.2.9. Quy trình vệ sinh thú y và phòng bệnh cho heo...............................................21
3.3. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ...........................................................................24
3.4. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT .................................................................................24
3.5. CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT .............................................................................26
3.5.1. Tỷ lệ heo đực các giống được khảo sát ............................................................26
3.5.2. Chỉ tiêu phẩm chất tinh dịch ............................................................................26
3.5.2.1. Dung lượng tinh dịch ....................................................................................26
3.5.2.2. Hoạt lực tinh trùng ........................................................................................26
3.5.2.3. Nồng độ tinh trùng ........................................................................................26
3.5.2.4. Tích VAC tinh dịch .......................................................................................26
3.5.3. Chỉ tiêu sinh sản ...............................................................................................27
3.5.3.1. Tỷ lệ phối giống đậu thai ..............................................................................27
3.5.3.2. Số heo sơ sinh còn sống bình quân ...............................................................27
3.5.3.3. Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống ........................................27
3.5.4. Xếp cấp khả năng sinh sản ...............................................................................27
3.6. XỬ LÝ SỐ LIỆU ................................................................................................28
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................29
4.1. TỶ LỆ HEO ĐỰC CỦA CÁC GIỐNG ĐƯỢC KHẢO SÁT ............................29
4.2. CHỈ TIÊU PHẨM CHẤT TINH DỊCH ..............................................................29
vii


4.2.1. Dung lượng.......................................................................................................29
4.2.2. Hoạt lực ............................................................................................................33
4.2.3. Nồng độ ............................................................................................................35
4.2.4. Tích VAC .........................................................................................................39
4.3. CHỈ TIÊU SINH SẢN ........................................................................................42
4.3.1. Tỷ lệ phối giống đậu thai .................................................................................42
4.3.2. Số heo con sơ sinh còn sống điều chỉnh bình quân của các giống ..................44
4.3.3. Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống của các giống ....................45

4.3.4. Xếp cấp khả năng sinh sản của đực giống .......................................................46
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................49
5.1. KẾT LUẬN .........................................................................................................49
5.2. ĐỀ NGHỊ ............................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................51
PHỤ LỤC ...................................................................................................................53

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

X

: Giá trị trung bình

SD

: Độ lệch chuẩn

CV

: Hệ số biến động (Coefficient of variance)

TSTK

: Tham số thống kê

V


: Dung lượng (Volume)

A

: Hoạt lực (Activity)

C

: Nồng độ (Concentration)

VAC

: Số tinh trùng tiến thẳng có khả năng thụ thai trong một lần lấy tinh

tt/ml

: Số tinh trùng có trong một ml tinh dịch

tttt/ll

: Số tinh trùng tiến thẳng có một lần khai thác tinh

tttt

: Số tinh trùng tiến thẳng

tt

: Tinh trùng


ll

: Lần lấy

NSIF

: Liên đoàn cải thiện giống heo của Mỹ (National Swine Improvement

Federation)
n

: Số lượng theo dõi (số con, số ổ, số lần khai thác tinh…)

TLHĐKS : Tỷ lệ heo đực khảo sát
TLPGĐT : Tỷ lệ phối giống đậu thai
TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Tuổi thành thục tính dục của một số loài gia súc .........................................4
Bảng 2.2 Tuổi trưởng thành về thể vóc của một số loại gia súc ..................................5
Bảng 2.3 Thành phần hóa học của tinh dịch heo .........................................................7
Bảng 2.4 Kích thước tinh trùng của một số loài ..........................................................9
Bảng 2.5 Dung lượng tinh dịch của heo đực nội và heo đực ngoại ...........................13
Bảng 2.6 Nồng độ tinh trùng biến động theo mùa .....................................................14

Bảng 3.1 Giá trị dinh dưỡng các loại thức ăn hỗn hợp sử dụng ở trại .......................20
Bảng 3.2 Quy trình tiêm phòng của trại .....................................................................23
Bảng 3.3 Danh sách các cá thể đực giống được khảo sát ..........................................25
Bảng 3.4 Hệ số điều chỉnh số heo con sơ sinh còn sống ...........................................27
Bảng 3.5 Bảng tinh điểm sinh sản của các heo đực giống .........................................28
Bảng 3.6 Thang điểm dùng để xếp cấp khả năng sinh sản của đực giống.................28
Bảng 4.1 Tỷ lệ heo đực của các giống .......................................................................29
Bảng 4.2 Dung lượng tinh dịch của các giống ...........................................................30
Bảng 4.3 Dung lượng tinh dịch của các cá thể đực giống .........................................31
Bảng 4.4 Hoạt lực tinh trùng của các giống ...............................................................33
Bảng 4.5 Hoạt lực tinh trùng của các cá thể đực giống .............................................34
Bảng 4.6 Nồng độ tinh trùng của các giống ...............................................................36
Bảng 4.7 Nồng độ tinh trùng của các cá thể đực giống .............................................38
Bảng 4.8 Tích VAV tinh dịch các giống ....................................................................39
Bảng 4.9 Tích VAC tinh dịch của các cá thể đực giống ............................................41
Bảng 4.10 Tỷ lệ phối giống đậu thai của các giống ...................................................43
Bảng 4.11 Số heo con sơ sinh còn sống điều chỉnh bình quân ..................................44
Bảng 4.12 Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống ....................................45
Bảng 4.13 Bảng xếp cấp khả năng sinh sản của các cá thể đực giống ......................47
Bảng 4.14 Bảng xếp cấp sinh sản của các giống .......................................................48

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi heo nước ta đã có nh ững bước


phát triển mạnh mẽ, không chỉ đáp ứng nhu cầu thịt heo ngày càng cao cả về số
lượng lẫn chất lượng của thị trường trong nước mà còn hư ớng tới mở rộng xuất
khẩu ra thị trường thế giới.
Để thực hiện tốt yêu cầu này các trang trại nuôi heo, trong đó có trại chăn
nuôi heo giống 2/9 đã nghiên cứu và đầu tư nhiều mặt về kỹ thuật như dinh dưỡng,
thú ý, chăm sóc, quản lý, … Đặc biệt là công tác giống có vai trò hết sức quan trọng
giúp tạo ra những giống heo có chất lượng cao, phẩm chất tốt, góp phần nâng số
lượng đàn cho người chăn nuôi đồng thời làm tăng năng suất và phẩm chất quày
thịt. Mà trong đó việc kiểm tra, đánh giá và so sánh phẩm chất tinh dịch, khả năng
sinh sản của nhóm đực giống để từ đó ta chọn ra những heo đực đạt yêu cầu phối
giống cho heo nái nhằm nâng cao năng suất và chất lượng heo con nuôi thịt là điều
cần thiết.
Kết quả khảo sát sẽ cung cấp một phần cơ sở dữ liệu khoa học phục vụ cho
công tác giống thường xuyên của trại chăn nuôi heo giống 2/9.
Dưới sự hướng dẫn của Tiến Sĩ Trần Văn chính, Bộ Môn Di Truyền – Giống
Động Vật Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh và sự giúp đỡ của trại chăn nuôi heo giống 2/9, chúng tôi đã th ực hiên đề tài:
“Khảo sát phẩm chất tinh dịch và khả năng sinh sản của heo đực các giống Duroc,
Yorkshire, Pietrain và Landrace tại trại chăn nuôi heo giống 2/9”

1


1.2.

MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

1.2.1. Mục đích
Đánh giá phẩm chất tinh dịch và khả năng sinh sản của đực giống để cung

cấp thông tin cần thiết cho việc chọn lọc bồi dưỡng nâng cao chất lượng sử dụng và
góp phần loại thải những đực giống có phẩm chất xấu, nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất cho trại chăn nuôi heo giống 2/9.
1.2.2. Yêu cầu
Theo dõi và so sánh một số chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch và khả năng sinh
sản của các heo đực giống thuần Duroc, Yorkshire, Pietrain, Landrace đang được
nuôi dưỡng và khai thác tại trại trong thời gian thực tập.

2


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. SỰ THÀNH THỤC TÍNH DỤC VÀ THỂ VÓC
2.1.1. Sự thành thục về tính dục
Đối với loài gia súc nói chung và heo nói riêng, một con đực hoặc con cái đạt
đến một tuổi nhất định nào đó sẽ thành thục về tính dục khi chúng có khả năng giải
phóng giao tử và biểu lộ đầy đủ các tập tính sinh dục của chúng.
Heo đực thành thục tính dục được xác định khi dịch hoàn đủ khả năng sản
xuất tinh trùng trưởng thành và có hiệu lực trong giao phối.
Đối với heo đực giống nội, sự thành thục tính dục diễn ra vào khoảng 5-6
tháng tuổi. Ở với heo đực giống ngoại thì sự thành thục diễn ra chậm hơn heo đực
giống nội và sự thành thục tính dục diễn ra vào khoảng 6-7 tháng tuổi. Chất lượng
tinh dịch được chấp nhận vào lúc heo đực được 8 tháng tuổi trở lên.
Chúng ta không có thể sử dụng phối giống quá sớm vì nó sẽ ảnh hưởng đến
phẩm chất tinh dịch. Chất lượng đàn con và thời gian sử dụng đực giống... Đối với
heo đực ngoại do tuổi thành thục về tính dục muộn nên tuổi sử dụng bắt đầu từ 9 10 tháng tuổi khi trọng lượng đạt từ 90 kg trở lên.
Tuổi thành thục tính dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, loài, khí hậu,
mùa, phái tính, dinh dưỡng… Tuổi thành thục tính dục của một số loài gia súc được
trình bày qua Bảng 2.1.

Loài, giống: các giống nhỏ con hơn thường sẽ có thời gian thành thục tính
dục sớm hơn.
3


Khí hậu: sự tác động của ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ… thường thì các thú
sống ở khí hậu nhiệt đới sẽ có thời gian thành thục tính dục ngắn hơn.
Mùa: đối với các loài thường giao phối theo mùa thì chịu ảnh hưởng rất lớn
bởi yếu tố này, sự thành thục tính dục có thể đến sớm hơn hoặc kéo dài đến mùa
sau.
Phái tính: thường thì con cái sẽ thành thục tính dục sớm hơn con đực trong
cùng một loài, có thể sớm hơn vài tháng hoặc vài năm tùy theo loài.
Dinh dưỡng: chăm sóc tốt, dinh dưỡng tốt sẽ làm thú thành thục tính dục
nhanh hơn so với những con có chế độ dinh dưỡng kém hơn.
Bảng 2.1 Tuổi thành thục tính dục của một số loài gia súc
Loài

Cá thể đực (tháng tuổi)

Cá thể cái (tháng tuổi)

Trâu

25-30

24-25

Ngựa

18-24


12-18



12-18

8-12

Heo

7-8

6-7

Chó, Dê, Cừu

7-8

6-7

(Nguồn: Lâm Quang Ngà, 2005)
2..1.2. Sự thành thục về thể vóc
Sự thành thục về thể vóc thường diễn ra chậm hơn sự thành thục về tính dục.
Khi gia súc trưởng thành về sinh dục thì sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể vẫn
còn tiếp tục đến độ trưởng thành. Ta cần phải chú ý điều này, trong chăn nuôi
không nên sử dụng gia súc vào mục đích sinh sản sớm vì:
- Đối với gia súc cái: Nếu phối giống sớm khi cơ thể mẹ chưa trưởng thành
về thể vóc sẽ có ảnh hưởng xấu như: trong thời gian mang thai có sự phân tán dinh
dưỡng ưu tiên cho bào tử thai phát triển, do vậy nhu cầu dinh dưỡng cho sự sinh

4


trưởng và phát triển của cơ thể mẹ bị cắt giảm dẫn đến sự phát triển của bào thai
cũng bị ảnh hưởng. Kết quả là mẹ yếu, con cũng yếu và còi cọc, thời gian sử dụng
con mẹ cũng bị giảm xuống, con mẹ có thể đẻ khó do chưa phát triển hết do xương
chậu còn nhỏ và hẹp.
- Đối với gia súc đực: nếu đưa vào sử dụng sớm, tinh hoàn sẽ bị suy yếu
chức năng sớm, thời gian sử dụng con đực bị rút ngắn lại, chất lương tinh dịch kém
làm ảnh hưởng lớn đến tỉ lệ đậu thai.
Tuổi thành thục về thể vóc của một số loài gia súc được trình bày ở Bảng 2.2.
Bảng 2.2 Tuổi trưởng thành về thể vóc của một số loài gia súc
Loài

Gia súc đực (tháng tuổi)

Gia súc cái (tháng tuổi)

Heo

6–8

6–8



24 – 30

18


Trâu

36 – 42

30 – 36

Ngựa

48

36

(Nguồn: Lê Văn Thọ và Đàm Văn Tiện, 1992)
2.2. CHỨC NĂNG CỦA DỊCH HOÀN, DỊCH HOÀN PHỤ VÀ CÁC TUYẾN
SINH DỤC PHỤ
2.2.1. Dịch hoàn
Là tuyến sinh dục đảm nhận chức năng sản xuất giao tử đực và kích thích tố
sinh dục
2.2.2. Dịch hoàn phụ
Dịch hoàn phụ có hình dạng ống dài, nhỏ, quăn queo, dịch hoàn phụ là nơi
đảm nhận việc di chuyển, sống còn và thành thục về chức năng của tinh trùng.
5


Thời gian tinh trùng qua dịch hoàn phụ tùy thuộc vào từng loài: bò (7 – 9
ngày), thỏ (9 – 11 ngày), dê, cừu (14 ngày), heo (20 ngày).
Trong dịch hoàn phụ:
- Môi trường trong dịch hoàn phụ có nồng độ [H+] cao gấp 10 lần so với dịch
hoàn.
- Trong dịch hoàn phụ pH khoảng 6,13.

- Áp suất CO 2 ức chế quá trình phân giải đường.
- Nhiệt độ ở dịch hoàn phụ thấp hơn ở dịch hoàn.
Tế bào ống của dịch hoàn phụ tiết lipoprotein, tinh trùng hấp thụ lipoprotein
mang điện tích âm, vì vậy chúng ko bị kết dính nhau thành từng mảng, cũng nh ờ
lipoprotein mà tinh trùng đề kháng rất tốt với môi trường acid và các môi trường có
hại.
Tóm lại, trong dịch hoàn phụ tinh trùng ở trạng thái tiềm sinh và tiêu hao rất
ít năng lượng, tinh trùng có thể ở trong dịch hoàn phụ đến 1 – 2 tháng vẫn có khả
năng thụ thai. Tuy nhiên nếu ở quá lâu trong dịch hoàn phụ thì tinh trùng dần thay
đổi về sinh lý và hình thái, mất khả năng thụ thai. Cho nên nếu lâu ngày không lấy
tinh thì lần lấy tiếp sau đó tinh trùng có tỷ lệ kỳ hình cao, hoạt lực thấp.
2.2.3. Các tuyến sinh dục phụ
Chất tiết các tuyến sinh dục phụ đóng góp phần lớn lượng tinh thanh trong
mỗi lần xuất tinh. Nó tạo môi trường thích hợp để tinh trùng hoạt động, chấm dứt
trạng thái tiềm sinh của tinh trùng ở dịch hoàn phụ, rửa đường niệu sinh dục. Ở heo
gồm các tuyến sau:
- Túi tinh nang: Chất tiết của túi tinh nang có tác dụng làm môi trường cho
tinh trùng vận động, cung cấp năng lượng cho tinh trùng, có tác dụng đệm cho tinh
trùng, trung hòa pH ở âm đạo, tạo điều kiện cho tinh trùng đi qua.
6


- Tuyến tiền liệt: Chứa dịch thể protein trung tính, có khả năng hấp thu CO 2
làm cho tinh trùng hoạt động. Tinh trùng tăng hoạt động rõ rệt khi gặp chất tiết của
tuyến tiền liệt. Ở heo chất tiết của tuyến này chiếm 50% tinh dịch.
- Tuyến cầu niệu đạo: Chất tiết của tuyến này có tính kiềm, có khả năng tẩy
trùng, làm tăng pH của tinh dịch.
2.3. TINH DỊCH
Là hỗn hợp chất tiết của dịch hoàn, dịch hoàn phụ và các tuyến sinh dục phụ,
tinh dịch được hình thành tức thời ngay khi giao phối.

Tinh dịch gồm 2 phần: tinh trùng và tinh thanh. Thành phần hóa học của tinh
dịch heo được trình bày ở Bảng 2.3.
Bảng 2.3: Thành phần hóa học của tinh dịch heo (mg%)

Loài Protein Lipid Fructose

Heo

3831

29

6-8

Acid

Acid

citric lactic
0,13

21

P

Cl

Na

K


Ca

Mg

8

329

649

243

5

11

(Nguồn: Lâm Quang Ngà, 2005)
2.3.1. Tinh thanh
Là hỗn hợp chất lỏng được bài tiết ra từ các tuyến sinh dục phụ và dịch hoàn
phụ gồm: 55% - 70% của tuyến tiền liệt, 20% - 26% của túi tinh nang, 15% - 18%
của tuyến cầu niệu đạo, 2% - 3% của dịch hoàn phụ.
Tinh thanh có tác dụng:
- Pha loãng tinh trùng.
- Kích thích tinh trùng hoạt động.
- Cung cấp năng lượng cho quá trình sống và hoạt động của tinh trùng.
7


2.3.2. Tinh trùng

Tinh trùng là tế bào sinh dục được hình thành trong ống sinh tinh cong nhỏ
của dịch hoàn, tinh hoàn chỉ hoàn chỉnh và có khả năng thụ thai khi qua dịch hoàn
phụ. Thời gian tinh trùng qua dịch hoàn phụ tùy theo gia súc, đối với heo là 20
ngày. Mỗi ngày dịch hoàn xuất từ 10 -15 tỷ tinh trùng.
Thành phần của tinh trùng gồm có:
- 75% nước
- 25% vật chất khô, trong đó: có 85% protein, 13,2% lipid, 1,8% khoáng.
Tinh trùng có chiều dài 55-57µm gồm bốn phần: đầu (có chứa DNA), cổ,
thân và đuôi.
- Đầu tinh trùng có chiều dài: 8 µm
- Cổ và thân tinh trùng có chiều dài: 12 µm
- Đuôi tinh trùng có chiều dài khoảng: 35 – 37 µm
Bằng phương pháp li tâm đã xác định được khối lượng các thành phần tinh
trùng như sau: đầu chiếm 51%, thân chiếm 16%, đuôi chiếm 33%. Kích thước tinh
trùng một số loài được trình bày ở Bảng 2.4.

8


Bảng 2.4 Kích thước tinh trùng của một số loài
Loài

Dài tổng số (µm)

Đầu (dài x rộng x dày)

Cổ thân (µm)

Đuôi (µm)


Heo

55 – 57

8x4x1

12

35 – 37



65 – 72

9x4x1

10 - 13

44 – 53

Ngựa

58 – 60

7x4x1

10

41 – 43


Cừu

66 – 75

8x5x1

14

44



100

14 x 2 x 1

5

80

Thỏ

50 – 62,2

8x4x1

10

33 – 35


Người

51

7x4x1

10

34

(Nguồn: Trần Văn Dư, 1998)
2.4.

NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA TINH TRÙNG

2.4.1. Đặc tính sinh lý
Tinh trùng hấp thụ O 2 thải CO 2 , càng hoạt động càng tiêu hao năng lượng,
giảm sức sống, tinh trùng tiến hành trao đổi chất theo hai phương thức hô hấp và
phân giải đường glucose, fructose.
2.4.2. Đặc tính hướng về ánh sáng
Nếu trong vi trường có 2 phần tinh dịch sáng và tối thì tinh trùng sẽ hướng về
ánh sáng.
2.4.3. Đặc tính tiếp xúc
Trong tinh dịch nếu có bọt khí và vật lạ thì tinh trùng nhanh chóng bám vào
và chết rất nhanh.
2.4.4. Tính chạy ngược dòng

9



Lấy một giọt tinh dịch nhỏ lên phiến kính và quan sát dưới kính hiển vi ta
thấy tinh trùng vận động theo hướng lên cao và vận động tiến thẳng. Nhờ đặc điểm
này khi con cái động dục có dịch nhờn chảy ra từ tử cung, tinh trùng sẽ chạy ngược
lên ống dẫn trứng làm tăng khả năng thụ thai.
2.5.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC SỐNG TINH TRÙNG

2.5.1. Áp suất thẩm thấu của môi trường pha loãng tinh
Muốn cho tinh trùng có sức sống tốt thì áp suất thẩm thấu của môi trường
pha loãng phải tương đương với áp suất thẩm thấu nội tại của tinh trùng. Các dung
dịch có áp suất thẩm thấu cao hoặc thấp hơn áp suất thẩm thấu nội tại của tinh trùng
đều có hại cho tinh trùng vì làm cho tinh trùng teo lại hoặc trương phồng lên và chết
một cách nhanh chóng.
2.5.2. Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến sức sống của tinh trùng khi ở môi trường
ngoài cơ thể của đực giống.
Trong khoảng 5-15°C tinh trùng hoạt động ít, nhiệt độ càng gia tăng tinh
trùng hoạt động càng mạnh, ở nhiệt độ gần với nhiệt độ cơ thể tinh trùng hoạt động
mạnh nhất nhưng nhanh chết. Tinh trùng hoạt động tối ưu ở 37°C. Ngoài ra sự thay
đổi nhiệt độ trong quá trình bảo tồn cũng làm cho tinh trùng giảm sức sống.
2.5.3. Không khí
Trong không khí có nhiều oxy, khi tiếp xúc tinh trùng sẽ hấp thu oxy làm
tăng cường hô hấp, tăng hoạt động dẫn đến tiêu hao năng lượng. Do đó làm giảm
sức sống của tinh trùng.
2.5.4. Hóa chất

10



Tinh trùng rất nhạy cảm với các hóa chất có tính sát trùng, nên khi tồn trữ
tinh hoặc pha chế tinh không nên để hóa chất rơi vào. Các dụng cụ pha tinh không
nên rửa bằng xà phòng, chỉ rửa bằng vòi nước mạnh sau đó tráng qua nước cất.
2.5.5. Ánh sáng
Dưới tia nắng trực tiếp làm cho hoạt động của tinh trùng được tăng cường
nên làm tinh trùng chết nhanh.
2.5.6. Sóng lắc
Khi vận chuyển tinh trùng mà làm dao động mạnh thì tinh trùng sẽ chết
nhanh
2.5.7. Khói thuốc
Trong khói thuốc có H 2 S ảnh hưởng xấu đến sức sống của tinh trùng.
2.5.8. Độ pH
Độ pH của tinh trùng heo là 6,8 – 7,5. Sự thay đổi pH đột ngột sẽ làm tinh
trùng nhanh chết.
2.5.9. Vật dơ bẩn, vi trùng
Trong tinhh dịch nếu hiện diện quá nhiều vi khuẩn, chúng sẽ sử dụng các
chất dinh dưỡng trong tinh dịch làm thay đổi pH môi trường và sinh nhiều độc tố
gây hại cho tinh trùng. Trong 1ml tinh dịch có 13.000 vi khuẩn thì coi như tinh dịch
nhiễm khuẩn nặng, nếu sử dụng tinh dịch nhiễm khuẩn sẽ ảnh hướng đến mẹ và đời
con do viêm nhiễm. Vì vậy khi pha chế tinh cần cho vào môi trường một lượng
kháng sinh để diệt hoặc ức chế một số loại vi khuẩn.
2.6.

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SINH TINH VÀ

PHẨM CHẤT TINH DỊCH
2.6.1. Dinh dưỡng
11



Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh tinh và phẩm chất
tinh dịch. Khẩu phần thức ăn cho đực giống ngoài việc duy trì trọng lượng và sức
khỏe, còn có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất tinh. Nếu thiếu dinh dưỡng
sẽ làm thiếu các yếu tố sinh dục từ hypothalamus đến hypophyse, sẽ làm thú chậm
thành thục và phẩm chất tinh kém.
Chất đạm: phải đầy đủ (chiếm 14-16%), nó giúp thú phát triển cân đối, tham
gia vào quá trình hình thành nhân của tinh trùng, làm cho sự phát triển và thành
thục nhanh chóng.
Chất béo: quan trọng trọng việc phối hợp các vitamin tan trong dầu như A,
D, E, K. Nếu thiếu thì năng lực thụ thai giảm, thừa làm cho thú mập mỡ chậm chạp,
ù lì ảnh hưởng đến phẩm chất tinh dịch và thời gian sử dụng thú sẽ giảm.
Vitamin A góp phần trong việc bảo vệ biểu mô của cơ quan sinh dục, là loại
vitamin cần thiết cho sự sinh trưởng, sinh sản và sức đề kháng bệnh. Nếu thiếu
vitamin A nồng độ tinh trùng trong tinh dịch sẽ thấp, tinh trùng yếu dẫn đến tỉ lệ thụ
tinh kém.
Vitamin D cần thiết cho sự chuyển hóa Ca, P trong cơ thể giúp cho đực
giống cứng cáp, nếu thiếu dẫn đến thời gian sử dụng con đực ngắn, lượng tinh trùng
giảm.
Vitamin E rất cần thiết cho sự sinh sản, nếu thiếu vitamin E thì sức sản xuất
tinh trùng giảm, tinh trùng có sức sống kém, tỷ lệ đậu thai thấp.
Chất khoáng cần thiết cho quá trình sinh trư ởng, sinh sản và phát dục bình
thường của gia súc.
2.6.2. Giống
Ở cùng một điều kiện khí hậu, chăm sóc nuôi dưỡng như nhau, các giống
khác nhau sẽ có phẩm chất tinh khác nhau. Các giống ngoại thường có nhiều dung
lượng tinh dịch hơn các giống nội, được trình bày cụ thể ở Bảng 2.5.
12


Bảng 2.5 Dung lượng tinh dịch của heo đực nội và heo đực ngoại

Đực nội

Giống

Đực ngoại

Loại

Hậu bị

Trưởng thành

Hậu bị

Trưởng thành

V (ml)

50 - 80

>100

80 - 150

250 – 400

(Nguồn: Nguyễn Thiện và Nguyễn Tuấn Anh, 1993)
2.6.3. Cá thể
Các cá thể trong cùng một giống có phẩm chất tinh dịch khác nhau. Do đó
cần chọn lọc kỹ để có được những đực giống có di truyền các tính trạng tốt, sức sản

xuất cao, phản xạ sinh dục ổn định.
2.6.4. Lứa tuổi
Những thú ở tuổi hậu bị thường cho dung lượng tinh ít nhưng chất lượng tinh
dịch cao. Ở tuổi trưởng thành số lượng và chất lượng ổn định. Ở thú già dung lượng
vẫn cao nhưng chất lượng giảm dần.
2.6.5. Chuồng trại
Hệ thống chuồng trại phải thoáng mát, cao ráo, không bị gió lùa mưa tạt,
không quá trơn hay quá nhám, không quá dốc, có sân vận động, mỗi đực một ô
chuồng để dễ chăm sóc, tường ngăn cao và cửa vào không được đối diện để tránh
đực giống nhìn thấy nhau gây kích động.
Chuồng phải gần khu nái chờ phối để mùi nái động dục kích thích tính hăng
của đực. Phải vệ sinh chuồng trại sạch sẽ hàng ngày.
2.6.6. Thời tiết và khí hậu
Nước ta là nước nhiệt đới gió mùa, mùa hè nhiệt độ rất cao cho nên ảnh
hưởng đến sức khỏe, đồng thời cũng làm giảm tính thèm ăn của gia súc. Vì thế vào
mùa nắng nóng nên cho thú ăn loại thức ăn có chất lượng cao. Nhiệt độ cao gây
13


stress nhiệt, ảnh hưởng lớn đến sự kích thích dục tố, nhiệt độ cao cũng làm gi ảm
lượng tinh dịch, làm tỷ lệ kỳ hình cao, sức kháng thấp và hoạt lực giảm. Sự ảnh
hưởng của mùa đến nồng độ của tinh trùng được trình bày qua Bảng 2.6.
Bảng 2.6 Nồng độ tinh trùng biến động theo mùa
Nồng độ tinh trùng (106 tt/ml)

Giống heo

Mùa đông xuân

Mùa hè thu


Heo đực ngoại

200 - 300

150 – 200

Heo đực nội

30 - 50

20 – 30

(Nguồn: Nguyễn Thiện và Nguyễn Tuấn Anh, 1993)
2.6.7. Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp cho nọc giống là 15°C - 25°C và ẩm độ là 65% - 75%.
Khi trời nắng nóng nhiệt độ trên 30°C nên có phương pháp làm mát cho heo hợp lí,
nếu nhiệt độ chuồng nuôi cao gây stress nhiệt, thể hiện qua hoạt lực tinh trùng giảm,
kỳ hình tăng, dung lượng tinh dịch cũng giảm.
2.6.8. Ánh sáng
Đối với heo đực giống cần trung bình 10 giờ chiếu sáng trong một ngày. Nếu
thiếu ánh sáng trong một thời gian dài sẽ làm cho dung lượng, nồng độ tinh dịch
giảm, tỷ lệ kỳ hình tăng và tỷ lệ chết cao.
2.6.9. Vận động
Nên cho con đực vận động khoảng 30 phút vào buổi sáng hoặc chiều. Đực
giống vận động thì trao đ ổi chất sẽ tăng, cơ thể rắn chắc tính dục tăng, tăng sức đề
kháng của cơ thể, giúp chuyển hóa dinh dưỡng tốt vì thế sẽ làm tăng phẩm chất tinh
dịch, kéo dài thời gian khai thác.

14



×