Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

KHẢO SÁT BỆNH VIÊM TỬ CUNG, VIÊM VÚ TRÊN HEO NÁI SAU KHI SINH VÀ TÌNH TRẠNG TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON THEO MẸ TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO GIỐNG 29

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (712.75 KB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT BỆNH VIÊM TỬ CUNG, VIÊM VÚ TRÊN HEO
NÁI SAU KHI SINH VÀ TÌNH TRẠNG TIÊU CHẢY
TRÊN HEO CON THEO MẸ TẠI XÍ NGHIỆP
CHĂN NUÔI HEO GIỐNG 2/9

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ LAN
Lớp: DH05DY
Ngành: Bác sỹ Thú Y chuyên ngành Dược
Niên khóa: 2005 – 2010

Tháng 08/2010


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
***************

NGUYỄN THỊ LAN

KHẢO SÁT BỆNH VIÊM TỬ CUNG, VIÊM VÚ TRÊN HEO
NÁI SAU KHI SINH VÀ TÌNH TRẠNG TIÊU CHẢY
TRÊN HEO CON THEO MẸ TẠI XÍ NGHIỆP
CHĂN NUÔI HEO GIỐNG 2/9
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ Thú Y


chuyên ngành Dược
Giáo viên hướng dẫn
ThS. NGUYỄN THỊ THU NĂM
TS. NGUYỄN VĂN PHÁT

Tháng 08/2010

i


PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Lan
Tên khóa luận: “Khảo sát bệnh viêm tử cung, viêm vú trên heo nái sau khi
sinh và tình trạng tiêu chảy trên heo con theo mẹ tại Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo
Giống 2/9”.
Đã hoàn thành khóa luận theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khóa ngày ……………..…
Giáo viên hướng dẫn

ThS. Nguyễn Thị Thu Năm

TS. Nguyễn Văn Phát

ii


LỜI CẢM ƠN
Thành kính ghi ơn
Cha mẹ, người đã sinh thành nuôi dưỡng và dạy dỗ con có ngày hôm nay.
Chân thành cảm ơn

Ban giám hiệu cùng toàn thể quý thầy cô trong Khoa Chăn Nuôi Thú Y
Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực tập tốt nghiệp.
Bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
Thạc Sĩ Nguyễn Thị Thu Năm và Tiến sĩ Nguyễn Văn Phát với sự giúp đỡ
nhiệt tình, đóng góp ý kiến quý báu và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Trân trọng cảm ơn
Ban Giám Đốc Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Giống 2/9 cùng các Cô, Chú, Anh,
Chị, Em công nhân viên đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực tập
tại trại.
Cảm ơn
Các bạn bè là người đã hỗ trợ, chia sẻ, gắn bó với tôi trong suốt thời gian học
tập, thực hiện đề tài và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn
Nguyễn Thị Lan

iii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát bệnh viêm tử cung, viêm vú trên heo nái sau khi
sinh và tình trạng tiêu chảy trên heo con theo mẹ tại Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo
Giống 2/9”. Thời gian tiến hành từ 23/02/2010 đến 23/6/2010. Qua khảo sát 202 nái
và 1878 heo con của 202 nái này, chúng tôi thu được kết quả sau:
Tỷ lệ nái viêm tử cung là 18,81 %, cao nhất ở lứa 5 (21,05 %) và thấp nhất ở lứa
2 (16,67 %), trong đó viêm dạng nhờn chiếm 71,05 %, viêm dạng mủ là 28,95 %.
Tỷ lệ viêm vú là 3,96 %, cao nhất ở lứa 1 (6,25 %), thấp nhất ở lứa 3 (0,00 %).
Kết quả phân lập vi khuẩn trong dịch viêm tử cung chủ yếu là
Staphylococcus spp, E.coli, Streptococcus spp. Kết thử kháng sinh đồ 83,33 %

Staphylococcus spp nhạy cảm với cephalexin, tobramycin. 50 % E.coli nhạy cảm
với ciprofloxacin, gentamycin, norfloxacin, cefuroxime acetil, cephalexin.
Tỷ lệ điều trị khỏi viêm tử cung và viêm vú trên nái là 82,61 %. Trong đó
viêm dạng nhờn là 85,19 %, viêm dạng mủ là 81,82 %, viêm vú là 75 %.
Tỷ lệ heo con tiêu chảy cao nhất ở nái viêm vú (31,43 %), thấp nhất ở nái
bình thường (23,38 %). Tỷ lệ ngày con tiêu chảy cao nhất ở nái viêm vú (5,04 %) và
lứa 1 (4,54%), thấp nhất ở nái bình thường (3,48 %) và lứa 4 (3,48 %). Tỷ lệ heo
con chết do chứng tiêu chảy cao nhất ở nái viêm mủ (1,2 %), thấp nhất ở nái viêm
vú (0,00 %).
Kết quả phân lập mẫu phân heo con tiêu chảy, tỷ lệ nhiễm E.coli là 100 %,
Salmonella là 16,67 %. Kết quả thử kháng sinh đồ gentamycin nhạy cảm với E.coli
là 58,33 % và Salmonella là 100 % . Tỷ lệ chữa khỏi heo con tiêu chảy là 85,68 %.
Số heo con đẻ ra trên ổ ở nái bình thường là 9,35 con/ổ, nái viêm vú là 9,52
con/ổ, nái viêm tử cung là 9,1 con/ổ. Số con chọn nuôi cao nhất ở nái bình thường
(8,8 con/ổ), thấp nhất nái viêm tử cung (8,6 con/ổ). Trọng lượng heo con sơ sinh ở
nái bình thường cao nhất (1,58 kg/con), thấp nhất ở nái viêm tử cung (1,56 kg/con).
Số heo con cai sữa ở nái bình thường là 8,53 con/ổ, nái viêm tử cung là 8,26
con/ổ, nái viêm vú là 8,12 con/ổ. Trọng lượng cai sữa ở nái bình thường là 6,68

iv


kg/con, nái viêm tử cung là 6,55 kg/con, nái viêm vú là 6,36 kg/con. Tỷ lệ nuôi
sống đến cai sữa và đạt yêu cầu cao nhất ở nái bình thường là 96,94 % và 95,92 %,
thấp nhất ở nái viêm vú là 92,86 % và 90,00 %.

v


MỤC LỤC

TRANG
Trang tựa .......................................................................................................................... i
Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn ........................................................................ ii
Lời cảm ơn ..................................................................................................................... iii
Tóm tắt ........................................................................................................................... iv
Mục lục............................................................................................................................ v
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................................ viii
Danh sách các bảng ........................................................................................................ ix
Danh sách các hình.......................................................................................................... x
Chương 1 MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................... 1
2.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU ..................................................................................... 2
2.2.1 Mục đích................................................................................................................. 2
2.2.2 Yêu cầu................................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN .............................................................................................. 3
2.1 GIỚI THIỆU VỀ XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO GIỐNG 2/9 ............................. 3
2.1.1 Lịch sử hình thành xí nghiệp .................................................................................. 3
2.1.2 Vị trí địa lý ............................................................................................................. 3
2.1.3 Chức năng của xí nghiệp ........................................................................................ 3
2.1.4 Cơ cấu đàn .............................................................................................................. 3
2.1.5 Thiết kế chuồng trại ............................................................................................... 4
2.1.6 Công tác giống ....................................................................................................... 5
2.1.7 Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc ........................................................................ 5
2.2 BỆNH VIÊM TỬ CUNG VÀ VIÊM VÚ TRÊN HEO NÁI SAU KHI SINH......... 9
2.2.1 Bệnh viêm tử cung trên nái .................................................................................... 9

vi


2.2.1.1 Sơ lược bệnh viêm tử cung trên nái ................................................................... 9

2.2.1.2 Nguyên nhân gây viêm tử cung trên nái ........................................................... 10
2.2.1.3 Phân loại các dạng viêm tử cung....................................................................... 12
2.2.1.4 Tác hại của bệnh viêm tử cung ......................................................................... 13
2.2.1.5 Biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh viêm tử cung trên nái ......................... 14
2.2.2 Bệnh viêm vú trên heo nái ................................................................................... 14
2.2.2.1 Sơ lược bệnh viêm vú trên nái .......................................................................... 14
2.2.2.2 Nguyên nhân gây viêm vú trên nái sinh sản ..................................................... 14
2.2.2.3 Cơ chế bệnh viêm vú trên nái sinh sản ............................................................. 15
2.2.2.4 Biện pháp phòng ngừa và trị bệnh viêm vú trên nái ......................................... 15
2.3 BỆNH TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON THEO MẸ............................................... 16
2.3.1 Khái niệm về bệnh tiêu chảy ................................................................................ 16
2.3.2 Các nguyên nhân gây tiêu chảy trên heo con ....................................................... 16
2.3.3 Cơ chế sinh bệnh tiêu chảy trên heo con.............................................................. 19
2.3.4 Triệu chứng .......................................................................................................... 19
2.3.5 Phòng ngừa và điều trị ......................................................................................... 20
2.4 TÓM LƯỢC MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ........................................ 20
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ..................................... 22
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT ............................................................. 22
3.2 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT ..................................................................................... 22
3.3 NỘI DUNG ............................................................................................................. 22
3.4 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH .............................................................................. 22
3.5 CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT ................................................................................. 24
3.6 CÔNG THỨC TÍNH ............................................................................................... 25
3.7 XỬ LÝ SỐ LIỆU .................................................................................................... 25
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 26
4.1 KẾT QUẢ KHẢO SÁT NHIỆT ĐỘ VÀ ẨM ĐỘ CỦA TRẠI NÁI ..................... 26
4.2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC CHỈ TIÊU TRÊN NÁI ........................................... 27

vii



4.2.1 Tỷ lệ viêm tử cung, viêm vú trên nái sau khi sinh ............................................... 27
4.2.2 Tỷ lệ các dạng viêm tử cung trên số nái viêm ..................................................... 30
4.2.3 Tỷ lệ viêm tử cung và viêm vú theo lứa đẻ trên nái khảo sát .............................. 31
4.2.4 Kết quả phân lập, định danh và thử kháng sinh đồ của các vi khuẩn trong dịch
viêm tử cung .................................................................................................................. 33
4.2.4.1 Kết quả phân lập vi khuẩn ................................................................................ 33
4.2.4.2 Kết quả thử kháng sinh đồ của vi khuẩn phân lập từ dịch viêm tử cung .......... 34
4.2.5 Kết quả điều trị viêm tử cung và viêm vú tại trại ................................................ 35
4.3 KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC CHỈ TIÊU TRÊN HEO CON ................................. 36
4.3.1 Tỷ lệ heo con tiêu chảy và tỷ lệ chết trên heo con theo nhóm nái ....................... 36
4.3.2 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy theo lứa đẻ của nái ....................................................... 38
4.3.3 Kết quả phân lập vi khuẩn trong phân tiêu chảy heo con và thử kháng sinh đồ.. 39
4.3.3.1 Kết quả phân lập vi khuẩn trong phân tiêu chảy heo con ................................. 39
4.3.3.2 Kết quả thử kháng sinh đồ với vi khuẩn phân lập............................................. 40
4.3.4 Kết quả điều trị tiêu chảy tại trại ......................................................................... 41
4.4 KẾT QUẢ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA NÁI ................................................. 42
4.4.1 Số con sơ sinh trên ổ, số con chọn nuôi trên ổ, trọng lượng sơ sinh bình quân . 42
4.4.2 Trọng lượng heo con cai sữa (24 ngày tuổi) theo từng nhóm nái ........................ 44
4.4.3 Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (24 ngày tuổi) và tỷ lệ cai sữa đạt yêu cầu .............. 45
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................... 46
5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 46
5.2 ĐỀ NGHỊ ............................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 48
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 50

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. M.M.A: Metritis – Mastitis – Agalactiae: hội chứng viêm tử cung, viêm vú
và mất sữa trên nái sau khi sinh.
2. R: Resistance: kháng.
3. S: Sensible: nhạy.
4. I: Intermediate: trung gian.
5. E.coli: Escherichia coli

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng của các loại cám dùng trong xí nghiệp ...................... 6
Bảng 2.2 Quy trình tiêm phòng ........................................................................................ 8
Bảng 4.1 Nhiệt độ và ẩm độ của trại nái .............................................................. ......... 26
Bảng 4.2 Tỷ lệ viêm tử cung trên nái sau khi sinh .............................................. .......... 27
Bảng 4.3 Tỷ lệ các dạng viêm tử cung trên nái viêm ..................................................... 30
Bảng 4.4 Tỷ lệ viêm tử cung và viêm vú theo lứa đẻ trên nái khảo sát ......................... 31
Bảng 4.5 Các loại vi khuẩn phân lập được từ dịch viêm tử cung................................... 33
Bảng 4.6 Kết quả thử kháng sinh đồ của vi khuẩn phân lập từ dịch viêm tử cung ........ 34
Bảng 4.7 Kết quả điều trị viêm tử cung và viêm vú tại trại............................................ 35
Bảng 4.8 Tỷ lệ heo con tiêu chảy và tỷ lệ chết trên heo con theo nhóm nái .................. 36
Bảng 4.9 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy theo lứa đẻ của nái .................................................. 38
Bảng 4.10 Kết quả phân lập vi khuẩn trong phân tiêu chảy heo con ............................ 39
Bảng 4.11 Kết quả thử kháng sinh đồ với vi khuẩn phân lập được................................ 40
Bảng 4.12 Kết quả điều trị tiêu chảy tại trại ................................................................... 41
Bảng 4.13 Số con sơ sinh trên ổ, số con chọn nuôi trên ổ, trọng lượng sơ sinh bình

quân... .............................................................................................................................. 42
Bảng 4.14 Trọng lượng heo con cai sữa (24 ngày tuổi) theo từng nhóm nái ................. 44
Bảng 4.15 Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (24 ngày tuổi) và tỷ lệ cai sữa đạt yêu cầu ....... 45

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1 Chuồng nái nuôi con........................................................................................ 5
Hình 4.1 Nái viêm dạng nhờn .............................................................................. ....... 29
Hình 4.2 Nái viêm dạng mủ ................................................................................. ....... 29
Hình 4.3 Nái viêm vú ................................................................................................... 30
Hình 4.4 Heo con bị tiêu chảy ...................................................................................... 39

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ta là nước có nền nông nghiệp khá phát triển, chăn nuôi là một trong
những ngành nghề truyền thống lâu đời và phổ biến đối với người dân ở nông thôn
Việt Nam. Ngày nay trong tiến trình đi lên công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất
nước, ngành chăn nuôi đã và đang có những bước phát triển vượt bật, trong đó chăn
nuôi heo chiếm một vị thế khá quan trọng.
Trên đàn lợn nái, giai đoạn sinh đẻ và nuôi con là quan trọng nhất và cũng là

thời gian rất dễ mắc bệnh nhất. Một trong những bệnh thường xảy ra trên nái trong
giai đoạn này là bệnh viêm tử cung, viêm vú sau khi sinh. Bệnh do nhiều nguyên
nhân gây ra như dinh dưỡng, điều kiện chăm sóc, tình trạng vệ sinh, nhiệt độ và ẩm
độ chuồng nuôi chênh lệch giữa ngày và đêm…được xem như yếu tố mở đường tạo
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mầm bệnh. Bên cạnh đó bệnh cũng liên
quan mật thiết đến tình trạng tiêu chảy trên heo con theo mẹ, đây là vấn đề gây
nhiều lo lắng cho người chăn nuôi. Heo con tiêu chảy thường chậm tăng trưởng, còi
cọc, giảm sức đề kháng làm ảnh rất lớn đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi heo.
Nhằm tìm hiểu, nâng cao kiến thức thực tế, tay nghề liên quan đến thú y và
tăng thêm sự hiểu biết về vấn đề trên. Được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi Thú Y,
dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Năm và Tiến sĩ Nguyễn Văn Phát,
chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát bệnh viêm tử cung, viêm vú trên heo nái
sau khi sinh và tình trạng tiêu chảy trên heo con theo mẹ tại Xí Nghiệp Chăn
Nuôi Heo Giống 2/9”.

1


2.1 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
2.1.1 Mục đích
Đánh giá tình hình viêm tử cung và viêm vú trên heo nái sau khi sinh và tình
trạng tiêu chảy trên heo con theo mẹ.
2.1.2 Yêu cầu
Khảo sát ẩm độ và nhiệt độ chuồng nuôi.
Theo dõi và ghi nhận tình hình heo nái viêm tử cung và viêm vú sau khi sinh.
Theo dõi và ghi nhận tình trạng tiêu chảy trên heo con theo mẹ.
Lấy mẫu phân lập, định danh, thử kháng sinh đồ của một số vi sinh vật trong
dịch viêm tử cung trên nái sau khi sinh và mẫu phân heo con tiêu chảy.
Theo dõi một số chỉ tiêu về năng suất sinh sản trên nái.


2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 GIỚI THIỆU VỀ XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO GIỐNG 2/9
2.1.1 Lịch sử hình thành xí nghiệp
Xí nghiệp Chăn Nuôi Heo Giống 2/9 trước đây do một tư nhân người Hoa
thành lập năm 1967 có tên trại heo là Phát Ngân.
Đến năm 1976 trại được nhà nước tiếp quản và đổi tên trại thành Xí Nghiệp
Chăn Nuôi Heo Giống 2/9.
Tháng 4/1992 sát nhập vào Công Ty Chăn Nuôi VIFACO trực thuộc sở nông
nghiệp và phát triển tỉnh Bình Dương cho đến nay.
2.1.2 Vị trí địa lý
Nằm trên địa bàn thuộc ấp Tây, xã Đông Hòa, huyện Dĩ An, tỉnh Bình
Dương, Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Giống 2/9 cách trục lộ giao thông chính khoảng
500m, giáp ranh Thành Phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai.
Xí nghiệp Chăn Nuôi Heo Giống 2/9 được xây dựng trên nền đất cao ráo có
độ dốc tương đối dễ dàng thoát nước, xung quanh trại có hàng rào cao, tách biệt với
bên ngoài.
2.1.3 Chức năng của xí nghiệp
Cung cấp heo con giống nuôi thịt, heo đực và cái hậu bị và tinh heo thuần
cho người chăn nuôi và heo thịt thương phẩm cho thị trường tiêu thụ.
2.1.4 Cơ cấu đàn
Tính đến ngày 23 /06 /2010, cơ cấu đàn của xí nghiệp gồm:
Tổng đàn

: 5034 con

Nọc sinh sản


: 59 con

3


Nái sinh sản

: 887 con

Heo hậu bị đực

: 183 con

Heo hậu bị cái

: 633 con

Heo thịt

: 745 con

Heo cai sữa

: 1421 con

Heo con theo mẹ

: 1106 con


2.1.5 Thiết kế chuồng trại
Dãy chuồng A0 (chuồng nuôi đực giống): kiểu chuồng nóc đôi, dạng chuồng
cá thể được ngăn bằng tường xây, mái lợp tôn, nền chuồng và máng ăn bằng xi
măng, máng uống là núm uống tự động. Có quạt để quạt khi trời nóng.
Dãy chuồng A1, A2, E2 (chuồng nuôi đực và cái hậu bị): kiểu chuồng nóc đôi,
dạng chuồng cá thể, vách ngăn bằng những song sắt, mái lợp tôn, nền chuồng và
máng ăn bằng xi măng, máng uống là núm uống tự động. Có hệ thống phun sương.
Dãy chuồng P, B1, B2, G, H (chuồng nuôi heo thịt): kiểu chuồng nóc đôi,
dạng chuồng tập thể, vách ngăn bằng những song sắt, mái lợp tôn, nền chuồng và
máng ăn bán di động, máng uống là núm uống tự động.
Dãy chuồng A3, A4 (chuồng nuôi nái khô sữa và nái chữa kì 1): kiểu chuồng
nóc đôi, dạng chuồng cá thể, vách ngăn bằng những song sắt, mái lợp tôn, nền
chuồng và máng ăn bằng xi măng, máng uống là núm uống tự động. Có hệ thống
phun sương.
Dãy chuồng D (chuồng nuôi nái chửa kì 2): kiểu chuồng nóc đôi, dạng
chuồng tập thể, vách ngăn bằng tường xây, mái lợp tôn, nền chuồng và máng ăn
bằng xi măng, máng uống là núm uống tự động. Có hệ thống phun sương.
Dãy chuồng I, J, K, L, M (chuồng nuôi nái đẻ và đang nuôi con): kiểu
chuồng nóc đôi, xung quanh chuồng có màn che chắn gió, mưa. Chuồng có hệ
thống đèn úm, kiểu chuồng sàn, sàn chuồng cách nền khoảng 30 cm, heo nái nằm
giữa ngăn cách với heo con ở 2 bên bằng các thanh sắt để giảm tình trạng heo con bị
mẹ đè. Mỗi ô chuồng có núm uống tự động, có hệ thống phun sương.

4


Hình 2.1 Chuồng nái nuôi con
2.1.6 Công tác giống
Heo con được chọn giống lúc 1 tuần tuổi phải có ngoại hình đẹp, da lông
bóng mượt và là con của những con nái có khả năng sinh sản cao, cho sữa tốt. Cán

bộ kĩ thuật tiến hành bấm tai heo con được chọn.
Chọn heo hậu bị có 12 vú trở lên, khoảng cách giữa 2 vú phải đều nhau,
khoảng cách giữa 2 hàng vú không quá gần hay quá xa nhau. Núm vú phải lộ rõ, cơ
quan sinh dục phát triển bình thường và lộ rõ đặc điểm giới tính.
Công tác phối giống được thực hiện vào buổi sáng và buổi chiều bằng
phương pháp gieo tinh nhân tạo. Mỗi nái được phối 3 lần vào mỗi chu kì lên giống.
2.1.7 Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc
 Thức ăn
Nguồn thức ăn ở xí nghiệp mua của công ty Anco

5


Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng của các loại cám dùng trong xí nghiệp
Thành phần dinh dưỡng
Loại
cám

Đạm
(%)

Ca (%)

P

Độ ẩm

Muối




(%)

(%)

(%)

(%)

CTC
(mg/k
g)

Colistin

NLTĐ

(mg/kg)

(Kcal/kg)

U10

20

0,7 – 1,2

0,5

14


0,5 – 1,2

2,5

50

20

3400

U20

18,5

0,5 – 1,2

0,5

14

0,5 – 1,2

4

50

20

3300


U41

16,5

0,5 – 1,2

0,5

14

0,5 – 1,2

6

-

-

3100

U51

14

0,5 – 1,2

0,5

14


0,5 – 1,2

7

-

-

3000

U61

13,5

0,5 – 1,2

0,5

14

0,5 – 1,2

8

-

-

3000


U70

13,5

0,6 – 1,2

0,6

14

0,5 – 1,2

8

-

-

2900

U71

13,5

0,6 – 1,2

0,6

14


0,5 – 1,2

8

-

-

2900

U80

16,5

0,9 – 1,2

0,6

14

0,5 – 1,2

5

-

-

3250


U91

17

0,5 – 1,2

0,6

14

0,5 – 1,2

8

-

-

2900

Chú thích : U10 : Thức ăn tập ăn cho heo con 7 ngày tuổi đến 7 kg (dạng bột).
U20 : Thức ăn cho heo 7 – 15 kg (dạng bột).
U41 : Thức ăn cho heo 15 – 30 kg (dạng viên).
U51 : Thức ăn cho heo 30 – 60 kg (dạng viên).
U61 : Thức ăn cho heo 60 – xuất chuồng (dạng viên).
U70 : Thức ăn dùng cho heo nái mang thai cao sản (dạng bột).
U71 : Thức ăn cho nái mang thai cao sản (dạng viên).
U80 : Thức ăn dùng cho heo nái nuôi con cao sản (dạng bột).
U91 : Thức ăn dùng cho heo nọc khác cao sản (dạng viên).

 Nước uống
Nước giếng được bơm lên bồn chứa sau đó phân phối đến các dãy chuồng.
 Quy trình chăm sóc heo trong xí nghiệp
Đực giống: mỗi ngày tắm 2 lần, cho ăn 2 lần/ngày, lấy tinh 2 lần/tuần. Công
nhân phụ trách khu vực sẽ cho ăn và báo bệnh để nhân viên kĩ thuật điều trị kịp lúc.

6


Nái mang thai: heo được cho ăn và tắm 2 lần/ngày và được chuyển qua dãy
chuồng sàn heo nái đẻ trước ngày đẻ dự kiến 7 – 10 ngày. Mỗi sáng công nhân cho
ăn và quan sát những heo bất thường rồi báo cho nhân viên kĩ thuật can thiệp (điều
trị).
Heo nái đẻ và đang nuôi con: mỗi ngày tắm 1 lần, cho ăn 4 lần/ngày. Để nái
đẻ tự nhiên không can thiệp bằng Oxytocin. Trường hợp nái đẻ khó hay đẻ chậm thì
can thiệp bằng tay. Một ngày sau khi đẻ xong chích Oyxtocin, kháng sinh
Syvaquinol, truyền vào xoang bụng 500 ml Glucose 5% + Catamin + Anagine +
Calcium + dexa và chích Lutalyse (prostaglandin F2). Ngày thứ 2 truyền dịch
Glucose 5% + B.complex C + Anagine + Calcium + dexa và thục rửa tử cung bằng
Diodin pha loãng (1,5 ml/lít nước). Ngày thứ 24 chích ADE (COFAVIT 500) và xổ
lãi (LEVA 75).
Heo con theo mẹ: heo con mới sinh ra được lau sạch nhớt ở mũi miệng và
lăn bột Mistral, không cắt rốn, cân trọng lượng, loại bỏ những con dị tật, yếu, nhỏ
có trọng lượng nhỏ hơn 0,8 kg, ghi vào sổ và bảng theo dõi. Giữ cho heo con được
bú sữa đầu, ủ ấm cho heo con bằng đèn tròn (100 W). Ngày hôm sau mới bấm răng,
cắt đuôi. Không tắm cho heo trong thời gian này. Tiêm Exede cho heo con lúc 1
ngày tuổi (0,1 ml/con) và tiêm sắt lúc 3 ngày tuổi (2 ml/con) một lần duy nhất (1 ml
chế phẩm chứa 200 mg sắt).
Tập cho heo con ăn và thiến lúc 7 ngày tuổi.
Heo con được cai sữa lúc 24 ngày tuổi.

 Phương pháp ghép con
Nái đẻ nhiều con thì bắt con ghép sang nái đẻ ít con, khi ghép cần chú ý:
Con bắt đi ghép phải có trọng lượng tương đương với con của nái đẻ ít
con.
Phải làm dấu con bắt đi ghép để dễ phân biệt khi bấm tai.
Khoảng cách thời gian đẻ của 2 nái không quá 3 ngày.

7


 Quy trình tiêm phòng thú y
Bảng 2.2 Quy trình tiêm phòng (Áp dụng từ 21/8/2008)
Loại heo
1. Heo theo mẹ
2. Heo con sau cai sữa
đến 60 ngày

3. Heo đực – cái hậu bị

4. Heo nái nuôi con
(ngày sau khi sinh)
5. Heo nái dưỡng thai
(ngày sau khi phối đậu
thai)

Ngày tuổi

Thuốc chủng ngừa

Lần tiêm


5; 19

Mycoplasma

1; 2

14

Tụ huyết trùng (THT)

1

30

Dịch tả + Tụ huyết trùng

1+2

45

Lở mồm long móng (FMD)

1

50 - 55

Dịch tả

2


70; 195

FMD

2

80; 200

Aujezsky

180

Dịch tả + THT

190; 220

Parvovirus

1; 2

210 ; 230

PRRS

1; 2

14

THT


18

FMD

22

PRRS

70

E.coli (chỉ sử dụng lứa 1 – 2)

80

Dịch tả

90

Aujezsky

100

E.coli

Đối với heo đực làm việc: định kỳ 5 - 6 tháng tái chủng lại tất cả các loại
vaccine.
 Vệ sinh thức ăn và nguồn nước
Khu chứa thức ăn nằm cách biệt với khu quản lý và khu chuồng trại. Thường
xuyên được vệ sinh và diệt chuột, thức ăn được bảo quản khô ráo tránh nấm mốc

phát triển và được kiểm tra kĩ trước khi trộn. Thức ăn dạng viên hay dạng hỗn hợp
mua từ công ty Anco. Vệ sinh máng ăn hàng ngày để tránh tồn đọng thức ăn cũ dễ
gây ôi thiu.
Xí nghiệp sử dụng nguồn nước giếng cho việc vệ sinh và nước uống cho heo.

8


 Vệ sinh chuồng trại
Thường xuyên quét dọn hằng ngày, vệ sinh chuồng trại và xung quanh
chuồng, phun xịt thuốc sát trùng (CID 20) 3 lần/tuần. Khi cai sữa cho heo con xong
thì chuồng để trống được rửa sạch sẽ, tháo vỉ ra xịt rửa sạch sau đó được ngâm
thuốc sát trùng, chà rửa máng ăn cho sạch, quét vôi lại chuồng và xung quanh
chuồng, sau đó phun thuốc sát trùng, để ít nhất 1 tuần trước khi nhập heo mới.
 Vệ sinh công nhân và khách tham quan
Ngay đầu cổng trại có hố sát trùng (CID 20), công nhân vào trại phải đi qua
hố sát trùng, xe vào phải được phun thuốc sát trùng quanh xe. Công nhân được
trang bị quần áo và ủng bảo hộ trong lúc làm việc. Đồ bảo hộ lao động của công
nhân phải được để lại trại không được mang ra khỏi trại, không được mặc quần áo
bên ngoài vào trại nhất là khu vực chăn nuôi và nếu không có việc cần thiết thì hạn
chế việc qua lại giữa các dãy chuồng.
Đối với khách tham quan, tất cả đều phải mặc quần áo bảo hộ riêng của trại,
mang ủng, tuân theo quy định của trại trước khi vào khu vục chăn nuôi dưới sự
hướng dẫn của kĩ thuật viên hay công nhân trong trại.
 Vệ sinh dụng cụ thú y
Mỗi dãy chuồng có 1 bộ dụng cụ thú y riêng, dụng cụ được làm vệ sinh hằng
ngày.
2.2 BỆNH VIÊM TỬ CUNG VÀ VIÊM VÚ TRÊN HEO NÁI SAU KHI SINH
2.2.1 Bệnh viêm tử cung trên nái
2.2.1.1 Sơ lược bệnh viêm tử cung trên nái

Viêm tử cung thường xuất hiện trên nái sau khi sinh. Khi viêm tử cung sẽ tổn
thương lớp niêm mạc. Từ đó, gây ảnh hưởng sự phân tiết PGF2 làm xáo trộn chu kì
động dục, làm tăng tình trạng chậm sinh và vô sinh. Những tổn thương đường sinh
dục nái sau khi sinh. Khi có dịch tiết và dịch lẫn mủ, chính là biểu hiện của viêm
(Nguyễn Văn Thành, 2002).
Nái bị viêm tử cung thường sốt, ăn ít hoặc bỏ ăn. Bệnh có thể xảy ra cấp tính
12 – 72 giờ khi sinh hoặc chậm hơn 8 – 10 ngày (Nguyễn Như Pho, 2000).

9


2.2.1.2 Nguyên nhân gây viêm tử cung trên nái
 Do quản lý vệ sinh và chăm sóc
Dinh dưỡng đối với nái trong thời gian mang thai rất quan trọng. Khẩu phần
thức ăn thừa hay thiếu đều không tốt cho nái. Theo Võ Văn Ninh (2007) trong thời
gian mang thai tránh để cho nái dư thừa dưỡng chất dẫn đến nái mập, nái mập thì
thường lười rặn, đẻ chậm, dễ gây tình trạng ngộp thai, chết thai khi hạ thai và sau
khi đẻ mắc hội chứng M.M.A.
Trong thời gian mang thai, nếu nái thiếu vận động hoặc bị stress do nhốt
chung quá đông, vệ sinh kém, sự thay đổi đột ngột của môi trường (thời tiết quá
nóng hay quá lạnh) có thể dẫn đến hội chứng M.M.A (Đặng Đắc Thiệu, 1978; trích
dẫn bởi Lê Kuy Ba, 2006).
 Tiểu khí hậu chuồng nuôi
Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi cao cũng là những yếu tố bất lợi cho nái
trong thời gian sinh đẻ. Theo Võ Văn Ninh (2003) ẩm độ chuồng nuôi thích hợp với
điều kiện Việt Nam là 75 – 80 %. Khi nhiệt độ cao, tốc độ gió thấp và ẩm độ cao sự
lưu thông không khí khó khăn, nếu mật độ nuôi nhốt cao thú dễ bị cảm nắng.
Ẩm độ môi trường cao tạo điều kiện cho các mầm bệnh tồn tại và phát triển
kết hợp với sức đề kháng của nái giảm do sinh đẻ mệt mỏi rất dễ phát sinh bệnh tật.
Hơn nữa khi ẩm độ không khí cao dễ xảy ra các phản ứng phân hủy các chất hữu cơ

trên nền chuồng làm giải phóng các khí độc như NH3, H2S và các khí độc khác vào
không khí làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của heo nái (Nguyễn Thị Hoa
Lý và Hồ Kim Hoa, 2004).
 Do dinh dưỡng
Khẩu phần có vitamin E (22UI/kg thức ăn) trong suốt thời gian mang thai sẽ
làm giảm tỉ lệ bệnh (Ulbrey,1969; trích dẫn bởi Võ Thị Minh Châu, 2004).
Comette (1950) cho rằng hội chứng M.M.A xảy ra là thiếu ăn nên khả năng
chống bệnh giảm, vi trùng lan tràn từ bộ máy tiêu hóa đến bộ máy sinh dục (trích
dẫn bởi Nguyễn Như Pho, 2000).

10


Schenk Kolb (1962) cho rằng nếu thiếu vitamin A sẽ gây sừng hóa niêm mạc
tử cung, gây viêm tử cung dẫn đến đậu thai kém, thai chết, khô thai hoặc sót nhau,
(trích dẫn bởi Nguyễn Như Pho, 2000).
Theo Nguyễn Như Pho và ctv (1991), khuyến cáo sử dụng chất xơ 9 % trong
khẩu phần heo nái mang thai trong giai đoạn hai của thai kì và sắp sinh sẽ giảm
được hội chứng M.M.A. Vì chất xơ có vai trò như chất độn làm cho con vật có cảm
giác no. Đồng thời làm tăng nhu động ruột, giảm táo bón (là nguyên nhân gây hội
chứng M.M.A) (trích dẫn bởi Lê Kuy Ba, 2006).
 Do cơ thể học
Cơ thể học bất thường tạo điều kiện thuận lợi trong việc viêm nhiễm đường
tiết niệu như ống thoát tiểu trực tiếp vào âm đạo do thiếu cơ vòng hoàn chỉnh.
Nhiễm trùng bàng quang dẫn đến lây cho cơ quan khác. Ngoài ra khi nhiễm bẩn
quanh âm hộ làm viêm âm đạo sẽ gây hiện tượng mở cổ tử cung và dẫn đến viêm tử
cung. Các thay đổi cơ thể vào cuối thời kì mang thai, do thai quá lớn có thể chèn ép
làm giảm nhu động ruột và gây ứ đọng nước tiểu trong bàng quang, cổ tử cung mở
làm vi sinh vật xâm nhiễm.
 Sinh đẻ không bình thường

Lứa đẻ: nái hậu bị đẻ lứa đầu tiên khi khung xương chậu phát triển chưa
hoàn chỉnh gây tình trạng đẻ khó làm tổn thương nặng trên đường sinh dục.
Nái già hoặc nái có sức khỏe kém tử cung co bóp yếu bị kế phát một số bệnh
suy dinh dưỡng, có sức rặn yếu nên dễ mắc chứng viêm tử cung.
Đẻ khó: do nhiều nguyên nhân gây đẻ khó như khung xương chậu hẹp (nhất
là sự phát triển của nái tơ chưa hoàn chỉnh do phối giống quá sớm) hoặc nái già sinh
đẻ nhiều lần tử cung co bóp yếu, thai quá lớn, hay vị trí và hướng thai bất
thường...làm cho nái rặn đẻ nhiều làm tổn thương niêm mạc đường sinh dục kết hợp
với sự can thiệp của người đỡ đẻ không đúng kĩ thuật làm trầy xướt niêm mạc sinh
dục. Điều này dễ dàng gây viêm tử cung.
Sót nhau: Ensor (1957), Brooksbank (1958), Victor (1960) và Tharp (1970)
đều đồng ý cho rằng sót nhau sẽ đưa đến chứng tắt sữa, nhiễm trùng và viêm tử

11


cung. Dù một miếng nhau nhỏ hay bào thai sót lại trong tử cung đều đưa đến chứng
viêm tử cung (trích dẫn bởi Nguyễn Như Pho, 2000).
 Tình trạng sức khỏe
Nái có thể trạng yếu thường dễ mắc một số bệnh truyền nhiễm trong thời
gian mang thai như do Parvovirus, Brucellosis, Leptospirosis...gây sảy thai làm
tăng nguy cơ viêm tử cung.
 Do vi sinh vật
Do khâu chăm sóc và quản lý yếu kém, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi
sinh vật gây bệnh xâm nhập vào tử cung và gây viêm.
Theo Bilkei và ctv (1994) viêm tử cung thường xảy ra trong lúc đẻ do nhiễm
vi khuẩn E.coli gây dung huyết và các vi khuẩn gram dương (trích dẫn bởi Nguyễn
Như Pho, 2002).
Urban và ctv (1983) cũng cho biết E.coli, Staphylococcus spp và
Staphylococcus aureus là nguyên nhân gây viêm tử cung trên nái (trích dẫn bởi

Nguyễn Như Pho, 2002).
Amstrong và ctv (1968) cho rằng những vi trùng quan hệ đến hội chứng
M.M.A gồm có Citrobacter, Enterobacter, Proteus, Escherichia, Klebsiella,
Pseudomonas, Staphylococcus, Streptococcus (trích dẫn bởi Nguyễn Như Pho,
2000).
2.2.1.3 Phân loại các dạng viêm tử cung
Viêm dạng nhờn: Là viêm nhẹ thường xuất hiện sau khi sinh 1 - 3 ngày,
niêm mạc tử cung bị viêm nhẹ, tử cung tiết nhiều dịch nhờn trong hoặc đục, lợn cợn
có mùi tanh. Thường vài ngày sau dịch tiết giảm dần, đặc lại heo nái không sốt hoặc
sốt nhẹ, nhiệt độ cơ thể nằm trong khoảng 39,5 - 40 0C. Đôi lúc nái kém ăn hơn, sản
lượng sữa giảm không đáng kể, có khuynh hướng lười chăm sóc con, nếu chăm sóc
nái không tốt nó sẽ chuyển từ dạng viêm nhờn sang dạng viêm tử cung có mủ. Do
dịch viêm rơi vãi khắp chuồng, heo con liếm và tiêu chảy, thường tỷ lệ tiêu chảy
tăng cao (Nguyễn Văn Thành, 2002).

12


Viêm dạng mủ: Là thể viêm nặng, thường xuất hiện ở thú chịu đựng kém, số
lượng vi sinh vật nhiễm vào tử cung cũng nhiều, cũng có thể do viêm dạng nhờn kế
phát. Heo nái thường sốt 40 - 41 0C, tăng hô hấp khát nước, kém ăn và thường nằm
nhiều, đi tiểu ít, nước tiểu vàng, phân có màng nhầy. Khoảng 8 - 10 giờ sau khi sinh
có những triệu chứng trên từ trong tử cung mủ sẽ chảy ra. Lúc đầu dịch viêm lỏng,
trắng đục, sau dần dần chuyển sang nhầy đặc, lợn cợn có màu vàng, về sau mủ chảy
ra nhiều hơn có màu vàng, xanh đặc có khi lẫn máu, mùi rất hôi tanh, thường kéo
dài 3 - 4 ngày và có thể là 7 ngày. Sau đó, mủ đặc, dính vào âm hộ, thể viêm này
nếu không can thiệp thì nó sẽ chuyển sang dạng viêm rất nặng, dẫn đến viêm vú và
mất sữa, nếu như vi sinh vật xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng huyết (Nguyễn
Văn Thành, 2002).
Viêm dạng mủ lẫn máu: Theo Nguyễn Văn Thành (2002), dạng viêm mủ lẫn

máu là viêm niêm mạc tử cung có màng giả và thể viêm nặng, niêm mạc tử cung
hoại tử, vết thương ăn sâu vào tử cung. Triệu chứng là sốt cao 40 - 41 0C, có mủ lẫn
máu, không ăn kéo dài, sản lượng sữa giảm hoặc mất hẳn, tăng tần số hô hấp, khát
nước, heo nái mệt mỏi, hay nằm, kém phản ứng với tác động bên ngoài, đôi khi đè
cả con, heo nái có thể chết do nhiễm trùng máu, mùi rất tanh. Thành tử cung viêm
nặng dễ rách, dịch tiết có màu xám đen lẫn máu hay xác tế bào rất hôi thối.
2.2.1.4 Tác hại của bệnh viêm tử cung
Trên heo mẹ: heo nái suy yếu, giảm sức đề kháng, giảm sản lượng sữa, ít cho
con bú, đè con. Tổ chức tế bào tử cung bị thay đổi nên giảm khả năng năng sinh sản
ở lứa sau, khả năng đậu thai kém, khả năng nuôi thai cũng không bình thường.
Trên heo con: sữa có thể giảm hoặc ngừng hẳn nên heo con bị đói, khát. Heo con
liếm sản vật viêm của heo mẹ dẫn đến tiêu chảy, tặng trọng giảm, còi cọc và chết dần.
2.2.1.5 Biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh viêm tử cung trên nái
 Phòng ngừa: vệ sinh chuồng trại và thân thể nái tốt, tạo điều kiện môi trường
sống phù hợp cho nái trong giai đoạn mang thai và sinh đẻ cùng với chế độ ăn uống
hợp lý sẽ giảm thiểu được viêm tử cung.

13


×