Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

KHẢO SÁT CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN HEO TỪ SAU CAI SỮA ĐẾN CHUYỂN THỊT TẠI MỘT TRẠI CHĂN NUÔI HEO CÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN BÌNH CHÁNH, TPHCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (917.2 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
**************

PHẠM QUỐC CƯỜNG

KHẢO SÁT CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN HEO TỪ SAU
CAI SỮA ĐẾN CHUYỂN THỊT TẠI MỘT TRẠI
CHĂN NUÔI HEO CÔNG NGHIỆP Ở
HUYỆN BÌNH CHÁNH, TPHCM
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y

Giáo viên hướng dẫn
TS. NGUYỄN THỊ PHƯỚC NINH
TS. NGUYỄN ĐÌNH QUÁT

Tháng 08/2010

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: PHẠM QUỐC CƯỜNG.
Tên luận văn “Khảo sát các bệnh thường gặp trên heo từ sau cai sữa đến
chuyển thịt tại một trại chăn nuôi heo công nghiệp ở Huyện Bình Chánh,
TPHCM”.
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi.

Giáo viên hướng dẫn



ii


LỜI CẢM TẠ
Xin ghi nhớ mãi:
Công lao của Cha Mẹ, người đã sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ và cũng là điểm
tựa cho con lớn khôn.
Luôn nhớ ơn Anh Chị và những người thân không ngừng động viên, giúp đỡ
em.
Xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y.
Cùng toàn thể quý thầy cô đã hướng dẫn và truyền đạt kiến thức cho em trong
suốt quá trình học tập.
Xin biết ơn và ghi nhớ mãi:
Những lời dạy quí báu cho em trong suốt thời gian thực tập làm đề tài của:
Cô Nguyễn Thị Phước Ninh.
Thầy Nguyễn Đình Quát.
Chân thành biết ơn:
Gia đình ông Nguyễn Văn Thành và các anh em làm trong trại heo đã giúp đỡ
và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực tập.
Xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thành viên lớp Thú Y 31 và luôn nhớ mãi
những kỉ niệm vui buồn.

iii


TÓM TẮT
Qua quá trình “Khảo sát các bệnh thường gặp trên heo từ sau cai sữa đến chuyển

thịt tại một trại chăn nuôi heo công nghiệp ở huyện Bình Chánh, TPHCM” chúng tôi
khảo sát từ ngày 10/3/2010 đến ngày 10/6/2010. Với 240 heo con cai sữa được theo dõi
trong hai đợt khảo sát: đợt I (120 con); đợt II (120 con).
Kết quả thu được như sau:
 Nhiệt độ và ẩm độ của chuồng nuôi trong thời gian khảo sát tại trại cao hơn
nhiệt độ và ẩm độ tối ưu cho sự sinh trưởng và phát triển của heo trong giai đoạn sau
cai sữa.
 Tình trạng bệnh trên đường tiêu hóa: đợt I có 27 con bị tiêu chảy (22,5 0 %) và
đợt II có 36 con bị tiêu chảy (30 %) với những biểu hiện lâm sàng như: heo tiêu chảy
phân lỏng có màu xanh hoặc vàng có nhiều nhớt, có những con sốt và mất nước dữ dội.
Số heo khỏi bệnh do tiêu chảy ở đợt I là 25 con và đợt II là 33 con, với t ỉ lệ khỏi bệnh
lần lượt là 92,59 % và 91,66 %.
 Tình trạng bệnh trên đường hô hấp:
-

Đợt I có 51 con biểu hiện hô hấp và đợt II có 64 con biểu hiện hô hấp với những

biểu hiện lâm sàng như: heo tự nhiên bỏ ăn 1 vài con, sau đó nhiệt độ cơ thể tăng, thể
trạng gầy yếu, đi đứng loạng choạng, có những con biểu hiện thở khó, thở khò khè hay
hắt hơi.
-

Tỉ lệ heo ho ở đợt I và II lần lượt là 35 % và 42,50 %.

-

Tỉ lệ heo thở bụng ở đợt I và II lần lượt là 4,17 % và 6,67 %.

-


Tỉ lệ ghép ho và thở bụng ở đợt I và II lần lượt là 3,33 % và 4,17 %.

-

Số heo khỏi bệnh do hô hấp ở đợt I là 12 con và đợt II là 21 con. Tỉ lệ khỏi bệnh

lần lượt là 23,53 % và 32,81 %.
 Tỉ lệ ghép tiêu chảy và hô hấp ở đợt I và II lần lượt là 3,33 % và 5,83 %.

iv


 Tình hình bệnh viêm khớp và viêm da:
-

Tỉ lệ heo viêm khớp ở đợt I và II lần lượt là 2,50 % và 1,67 %.

-

Tỉ lệ heo viêm da ở đợt I và II lần lượt là 5,83 % và 3,33 %.

-

Số heo khỏi bệnh viêm khớp ở đợt I là 2 con và đợt II là 1 con. Tỉ lệ khỏi bệnh

lần lượt là 66,67 % và 50 %.
-

Số heo khỏi bệnh viêm da ở đợt I là 6 con và đợt II là 3 con. Tỉ lệ khỏi bệnh lần


lượt là 85,71 % và 75 %.
-

Không có trường hợp nào heo bị tái phát hay bị chết do viêm da hay viêm khớp.

 Trọng lượng bình quân trung bình lúc 28 ngày tu
ổi là 6,82 (kg/con) và lúc 60
ngày tuổi là 14,43 (kg/con). Tăng trọng bình quân trung bìn h là 237,77 (g/con/ngày).
Hệ số chuyển biến thức ăn trung bình là 1,74 (kgTA/kgTT).
 Dựa vào một số triệu chứng lâm sàng kèm theo bệnh tích đại thể và kết quả đọc
được ở bệnh tích vi thể cho thấy đàn heo bị nghi nhiễm dịch tả heo, đồng thời kèm theo
một số bệnh như: Haemophilus, viêm ruột, ….

v


MỤC LỤC
TRANG
TRANG TỰA ................................................................................................................... i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................ii
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................. iii
TÓM TẮT ....................................................................................................................... iv
MỤC LỤC ....................................................................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. x
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................................ xi
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................................xii
Chương 1 MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2 Mục đích và yêu cầu .................................................................................................. 2
1.2.1 Mục đích.................................................................................................................. 2

1.2.2 Yêu cầu .................................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN ................................................................................................. 3
2.1 Bệnh trên đường tiêu hóa ........................................................................................... 3
2.1.1 Đặc điểm tiêu hóa của heo con giai đoạn cai sữa ................................................... 3
2.1.2 Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến bệnh trên đường tiêu hóa .............................. 4
2.1.2.1 Do heo con ........................................................................................................... 4
2.1.2.2 Do chăm sóc nuôi dưỡng và môi trường .............................................................. 5
2.1.2.3 Do thức ăn, nước uống ......................................................................................... 6
2.1.2.4 Do vi sinh vật ....................................................................................................... 7
2.1.3 Một số bệnh trên đường tiêu hóa .......................................................................... 10
2.1.3.1 Tiêu chảy do E.coli ............................................................................................ 10
2.1.3.2 Bệnh phó thương hàn (Salmonellosis) ............................................................... 11

vi


2.1.3.3 Bệnh hồng lỵ ở heo ............................................................................................ 12
2.2 Bệnh trên đường hô hấp ........................................................................................... 14
2.2.1 Đặc điểm hô hấp sinh lý bình thường của heo ...................................................... 14
2.2.2 Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến bệnh trên đường hô hấp .............................. 15
2.2.2.1 Do dinh dưỡng ................................................................................................... 15
2.2.2.2 Do môi trường .................................................................................................... 16
2.2.2.3 Do chăm sóc, quản lý ......................................................................................... 18
2.2.2.4 Do yếu tố di truyền ............................................................................................. 19
2.2.3 Một số bệnh hô hấp trên heo ................................................................................. 20
2.2.3.1 Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo (Porcin Reproductive and
Respiratory Syndrome – PRRS)..................................................................................... 20
2.2.3.2 Bệnh viêm phổi địa phương do Mycoplasma .................................................... 21
2.2.3.3 Bệnh do Haemophilus parasuis (Glasser’s) ...................................................... 22
2.2.3.4 Bệnh do Actinobacillus pleuropneumoniae (APP) ............................................ 23

2.3 Giới thiệu cơ cấu đàn và quy trình quản lý heo tại trại chăn nuôi công nghiệp ở
huyện Bình Chánh, TPHCM. ......................................................................................... 25
2.3.1 Cơ cấu đàn ............................................................................................................. 25
2.3.2 Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng ....................................................................... 26
2.3.3 Chương trình vaccin của trại ................................................................................. 27
2.4 Lược duyệt một số công trình nghiên cứu………………………………………...28
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ........................................ 29
3.1 Thời gian và địa điểm............................................................................................... 29
3.2 Đối tượng khảo sát ................................................................................................... 29
3.3 Vật liệu và dụng cụ khảo sát .................................................................................... 29
3.4 Nội dung nghiên cứu ................................................................................................ 29
3.5 Phương pháp tiến hành ............................................................................................. 29
3.5.1 Nhiệt độ và ẩm độ của chuồng nuôi ...................................................................... 29

vii


3.5.2 Theo dõi các biểu hiện bệnh, ghi nhận cách điều trị và hiệu quả điều trị ............. 30
3.5.3 Mổ khám và ghi nhận bệnh tích ............................................................................ 33
3.5.4 Năng suất đàn heo khảo sát ................................................................................... 33
3.5.5 Các chỉ tiêu theo dõi .............................................................................................. 33
3.5.6 Các công thức tính ................................................................................................ 34
3.5.7 Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................... 34
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................... 35
4.1 Kết quả nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi heo cai sữa................................................ 35
4.2 Các bệnh thường gặp trên đàn heo khảo sát ............................................................ 38
4.2.1 Kết quả khảo sát về bệnh trên đường tiêu hóa ...................................................... 38
4.2.1.1 Các biểu hiện lâm sàng trên đường tiêu hóa ...................................................... 38
4.2.1.2 Tỉ lệ con tiêu chảy và tỉ lệ ngày con tiêu chảy ................................................... 39
4.2.2 Kết quả khảo sát về bệnh trên đường hô hấp ........................................................ 40

4.2.2.1 Các biểu hiện lâm sàng trên đường hô hấp ........................................................ 40
4.2.2.2 Tỉ lệ con ho và tỉ lệ ngày con ho ........................................................................ 40
4.2.2.3 Tỉ lệ con thở bụng và tỉ lệ ngày con thở bụng ................................................... 41
4.2.2.4 Tỉ lệ ghép ho và thở bụng; tỉ lệ ghép ngày con ho và thở bụng ......................... 42
4.2.3 Tỉ lệ ghép tiêu chảy và hô hấp .............................................................................. 42
4.2.4 Tình hình bệnh viêm khớp và viêm da trên heo cai sữa ....................................... 43
4.3 Hiệu quả điều trị ....................................................................................................... 45
4.3.1 Hiệu quả điều trị bệnh tiêu chảy trên heo khảo sát ............................................... 45
4.3.2 Hiệu quả điều trị bệnh hô hấp trên heo khảo sát ................................................... 46
4.3.3 Hiệu quả điều trị bệnh viêm khớp và viêm da trên heo khảo sát .......................... 47
4.4 Tỉ lệ chết bệnh .......................................................................................................... 47
4.5 Bệnh tích đại thể và vi thể ........................................................................................ 48
4.5.1 Bệnh tích đại thể.................................................................................................... 48
4.5.2 Bệnh tích vi thể………………………………………………………………… 51

viii


4.6 Năng suất của đàn heo khảo sát ............................................................................... 54
4.6.1 Trọng lượng và tăng trọng bình quân ở heo cai sữa ............................................. 54
4.6.2 Hệ số chuyển biến thức ăn (HSCBTA) ................................................................. 55
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 56
5.1 Kết luận .................................................................................................................... 56
5.2 Đề nghị ..................................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 58
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 60

ix



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LMLM: Lở mồm long móng
HSCBTA: Hệ số chuyển biến thức ăn
PRRS: Porcin Reproductive and Respiratory Syndrome
APP: Actinobacillus pleuropneumoniae
TGE: Transmissible Gastro Enteritis
PED: Porcin epidemic diarrhea

x


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG
TRANG
Bảng 2.1 Một số mầm bệnh gây nhiễm trong đường tiêu hóa ..................................... .8
Bảng 2.2 Nhiệt độ tối ưu của chuồng nuôi đối với các nhóm heo ............................... 17
Bảng 2.3 Ảnh hưởng của chế độ chăm sóc, quản lý..................................................... 19
Bảng 2.4 Quy trình tiêm phòng vaccin cho các nhóm heo của trại .............................. 27
Bảng 3.1 Bố trí thực hiện khảo sát ............................................................................... 30
Bảng 3.2 Cách điều trị trên đàn heo bị tiêu chảy và hô hấp ......................................... 31
Bảng 3.3 Cách điều trị trên đàn heo bị viêm khớp và viêm da .................................... 32
Bảng 4.1 Nhiệt độ chuồng nuôi heo cai sữa ................................................................. 35
Bảng 4.2 Nhiệt độ thích hợp trong chuồng nuôi heo (khi ẩm độ 60 – 70 %)............... 36
Bảng 4.3 Ẩm độ chuồng nuôi heo cai sữa .................................................................... 37
Bảng 4.4 Tỉ lệ con tiêu chảy và tỉ lệ ngày con tiêu chảy .............................................. 39
Bảng 4.5 Tỉ lệ con ho và tỉ lệ ngày con ho ................................................................... 40
Bảng 4.6 Tỉ lệ con thở bụng và tỉ lệ ngày con thở bụng ............................................... 41
Bảng 4.7 Tỉ lệ ghép ho và thở bụng; tỉ lệ ghép ngày con ho và thở bụng .................... 42
Bảng 4.8 Tỉ lệ ghép tiêu chảy và hô hấp ..................................................................... 43
Bảng 4.9 Tỉ lệ con viêm khớp và tỉ lệ con viêm da ...................................................... 43

Bảng 4.10 Hiệu quả điều trị bệnh tiêu chảy trên heo khảo sát .................................... 45
Bảng 4.11 Hiệu quả điều trị bệnh hô hấp trên heo khảo sát ........................................ 46
Bảng 4.12 Hiệu quả điều trị bệnh viêm khớp và viêm da trên heo khảo sát ................ 47
Bảng 4.13 Tỉ lệ chết bệnh ............................................................................................. 48
Bảng 4.14 Bệnh tích đại thể trên heo mổ khám tử ....................................................... 49
Bảng 4.15 Bệnh tích vi thể ........................................................................................... 51
Bảng 4.16 Trọng lượng và tăng trọng bình quân ở heo cai sữa ................................... 54
Bảng 4.17 Hệ số chuyển biến thức ăn (HSCBTA) ....................................................... 55

xi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 4.1 Heo bị tiêu chảy ............................................................................................. 38
Hình 4.2 Heo bị nổi mẫn đỏ ở da và heo bị viêm khớp................................................ 44
Hình 4.3 Heo bị viêm da tiết dịch................................................................................. 44
Hình 4.4 Lách sưng và xuất huyết ................................................................................ 49
Hình 4.5 Hạch ruột sưng .............................................................................................. 50
Hình 4.6 Viêm phổi ...................................................................................................... 50
Hình 4.7 Ruột: Niêm mạc hư hại rất nặng, lông nhung mòn nhiều, nhiều nơi bị hư hết
không còn lông nhung, tuyến ruột hư hại rất nặng ....................................................... 51
Hình 4.8 Hạch ruột: Sung huyết rất nặng, nhiều chỗ xuất huyết, đặc biệt là xuất huyết
ở ngoài rìa, những nang bạch huyết dãn ra ................................................................... 52
Hình 4.9 Hạch bẹn: Xuất huyết lan tràn, các mô bạch huyết bị suy giảm .................. 52
Hình 4.10 Lách: Thể lách bị hư hại nhiều, mô bạch huyết bị hư hại nhiều, có xuất
huyết rải rác, thể lách gần như biến mất chứng tỏ lympho bị hư hại rất nặng (nghi bệnh

dịch tả heo) .................................................................................................................... 53
Hình 4.11 Phổi: Phù thủng rất nặng, tích dịch nhiều tạo thành cụm lớn, nhiều dịch phù
tích trong phế nang ........................................................................................................ 53

xii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay ngành chăn nuôi heo ở nước ta ngày càng phát triển nên việc nâng cao
chất lượng giống và nguồn thức ăn đạt tiêu chuẩn là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó yếu
tố bệnh tật cũng không kém phần quan trọng, nó làm giảm năng suất và chất lượng sản
phẩm, nếu không phòng ngừa và chữa trị kịp thời thì sẽ đưa đến tỷ lệ chết cao và gây
thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi. Vì vậy, làm thế nào để chăn nuôi heo đạt
hiệu quả cao nhất và chất lượng thịt tốt nhất là vấn đề quan tâm của toàn xã hội.
Qua thực tế cho thấy, một trong những khó khăn mà nhà chăn nuôi heo thường
gặp là các bệnh trên đường hô hấp, tiêu hóa, viêm da, viêm khớp,… gây thiệt hại đáng
kể trên đàn heo, đặc biệt là heo con ở giai đoạn cai sữa. Giai đoạn cai sữa được xem là
giai đoạn khó khăn và quan trọng, heo con rõ ràng chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi
trường cộng với hình thức chăn nuôi tập trung nên dễ phát sinh ra nhiều dịch bệnh
nguy hiểm. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh, cũng như làm bệnh trầm trọng hơn
như: tiểu khí hậu chuồng nuôi, vi sinh vật, chăm sóc và quản lý,… mà đặc biệt là các
yếu tố vi sinh vật như: E.coli, Haemophilus, Salmonella, Mycoplasma,….
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, được sự chấp thuận của Khoa Chăn Nuôi Thú
Y, Trường đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ
Nguyễn Thị Phước Ninh và Tiến sĩ Nguyễn Đình Quát cùng với sự chấp nhận và tạo
điều kiện của lãnh đạo trại chăn nuôi heo ở huyện Bình Chánh, chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài: “Khảo sát các bệnh thường gặp trên heo từ sau cai sữa đến


1


chuyển thịt tại một trại chăn nuôi heo công nghiệp ở huyện Bình Chánh,
TPHCM”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Ghi nhận những biểu hiện bệnh thường gặp từ cai sữa đến khi chuyển thịt, từ đó
giúp cho các nhà chăn nuôi định hướng tốt hơn trong công tác phòng trị bệnh.
1.2.2 Yêu cầu
Khảo sát các biểu hiện lâm sàng trên những heo có biểu hiện bệnh.
Quan sát bệnh tích đại thể và vi thể trên những heo bệnh chết được giết mổ.
Theo dõi các liệu trình điều trị tại trại và hiệu quả điều trị.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Bệnh trên đường tiêu hóa
2.1.1 Đặc điểm tiêu hóa của heo con giai đoạn cai sữa
Khi cai sữa, heo con lấy chất dinh dưỡng chủ yếu từ thức ăn, vì vậy bộ máy tiêu
hóa của chúng phải qua một quá trình thay đổi hình thái cấu tạo và hoạt động sinh lý để
thích ứng với điều kiện sống mới. Hệ thống enzym phải điều chỉnh từ tiêu hóa các
thành phần của sữa sang thành phần thức ăn thô. Thay đổi lớn nhất là chuyển từ tiêu
hóa lactose (enzym lactase) sang tiêu hóa đường và tinh bột, và từ protein sữa (cazein
và globulin) sang protein từ động thực vật (các enzym protease khác). Ngay từ lúc mới
đẻ, dạ dày của heo con tiết rất ít pepsin, sự ngưng kết sữa nhờ chemozin. Protein trong
lúc ăn sẽ được tiêu hóa nhờ enzyme tuyến tụy (Dương Thị Thanh Loan, 2002). Sữa heo
mẹ duy trì một quần thể Lactobacilli hoạt động giúp giữ môi trường acid trong ruột.

Vào thời điểm cai sữa, độ acid này cần phải được duy trì và quá trình sản xuất HCl
được bắt đầu. Thiếu HCl làm cho pH dạ dày cao, vi sinh vật có hại xâm nhập bằng
đường miệng có khả năng sống sót trong ống tiêu hóa, phát triển mạnh gây nên tiêu
chảy.
Về miễn dịch, heo con chỉ nhận miễn dịch thụ động từ mẹ thông qua sữa đầu.
Miễn dịch mạnh lúc mới sinh nhưng sau đó giảm dần và còn rất ít ở thời điểm 21 - 28
ngày tuổi. Trong khi đó, miễn dịch chủ động đến vài tuần tiếp theo mới hoạt động tích
cực nên trong giai đoạn 21 - 28 ngày tuổi heo con có sức đề kháng giảm dễ bị nhiễm
bệnh (Nguyễn Như Pho, 2001).

3


2.1.2 Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến bệnh trên đường tiêu hóa
2.1.2.1 Do heo con
Do đặc điểm sinh lý của heo con trong những ngày đầu chưa kịp thích nghi với
môi trường mới. Bộ máy tiêu hóa chưa hoàn thiện về chức năng và cấu trúc, các men
tiêu hóa còn nghèo về số lượng và chất lượng, HCl phân tiết ít làm cho pH trong dịch
đường tiêu hóa cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn độc hại đường tiêu hóa phát
triển và gây bệnh (Kvanhixki, 1960) (trích dẫn Nguyễn Như Pho, 1995).
Theo Trần Thị Dân (2004), ở sữa đầu ngoài các chất dinh dưỡng thiết yếu còn
chứa các loại kháng thể (globuline) khá cao, loại kháng thể này chủ yếu là IgG. Tuy
nhiên, vi sinh vật trong đ ường tiêu hóa thường hiện diện trên bề mặt màng nhày ruột,
đó là nơi IgG ít xuất hiện và hoạt động không hữu hiệu. Khi sữa đầu bị ngưng sản xuất,
hàm lượng IgG giảm nhanh, IgA được thay thế để trở thành kháng thể chính trong sữa
thường. Ở heo con sơ sinh khả năng hấp thụ kháng thể trong sữa đầu chỉ xảy ra 36 - 48
giờ sau khi sinh. Cơ chế này cũng giúp cho đường ruột của heo con sơ sinh giới hạn
những chất gây bệnh, nếu heo con được bú đủ sữa và hấp thu tốt kháng thể của heo mẹ
ở 24 giờ sau khi sinh.
Do heo con thiếu sắt (Fe), mỗi ngày heo con cần 7 mg Fe nhưng sữa mẹ chỉ

cung cấp 1 mg mỗi ngày. Heo con lại dự trữ Fe ít (30 mg), vì màng nhau là hàng rào
hạn chế vận chuyển từ mẹ sang bào thai. Trong khi đó tốc độ sinh trưởng của heo con
rất nhanh, lượng máu trong cơ thể cũng phải tăng lên cho phù hợp, sự thiếu Fe sẽ làm
ngưng trệ quá trình thành lập hemoglobin của hồng cầu dẫn đến thiếu máu và sẽ gây
tiêu chảy (Nguyễn Như Pho, 1995).
Theo Nicconxki, 1983 (trích dẫn Lâm Văn Út Bé, 2010), trong quá trình phát
triển heo con chỉ tổng hợp được vitamin A từ 20 ngày tuổi trở đi. Trong khi đó dạ dày
thường xuyên có sự thay đổi đều đặn các tế bào biểu bì, nên khi thiếu vitamin A biểu
mô niêm mạc xảy ra các quá trình loạn dưỡng như rối loạn c hức năng nhu động, phân
tiết và hấp thu của dạ dày ruột. Thiếu vitamin A làm giảm khả năng tạo kháng thể trong

4


máu. Do sừng hóa màng niêm mạc biểu mô nên giảm khả năng tiết dịch của các tuyến,
giảm tiết dịch tiêu hóa làm rối loạn khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong ruột,
thức ăn ứ đọng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển, sinh hiện tượng
loạn khuẩn.
Theo Phùng Ứng Lân (1986), do khả năng điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh
nên heo con rất nhạy cảm với sự thay đổi đột ngột của thời tiết, nhiệt độ quá cao hoặc
quá thấp, ẩm độ chuồng nuôi cao sẽ dẫn đến tiêu chảy.
Do đặc tính heo con hay liếm láp nước đọng nên dễ nhiễm vi khuẩn gây bệnh
vào đường ruột hay do heo con ăn thức ăn của mẹ, bộ máy tiêu hóa khó tiêu hóa dẫn
đến rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy.
Heo con sơ sinh chỉ sử dụng được các vitamin tan trong nước như: vitamin
nhóm B, C còn các vitamin tan trong ầu
d như:

vitamin A, D, E, K phải từ 1 - 3 tuần


tuổi mới sử dụng được (Phạm Khắc Hiếu, 1997). Vì thế heo con thiếu các vitamin A,
D, E, K làm rối loạn chức năng nhu động, phân tiết và hấp thu dạ dạy ruột đưa đến tiêu
chảy.
Theo Võ Văn Ninh (1999), thời kỳ heo con mọc răng cũng dễ mắc bệnh tiêu
chảy. Hai thời điểm mà heo con sốt và tiêu chảy với tỉ lệ cao nhất là lúc 10 - 17 ngày
tuổi và 19 - 23 ngày tuổi, ứng vớ i thời gian mọc răng sữa tiền hàm số 3 ở hàm dưới và
răng sữa tiền hàm số 4 ở hàm trên.
Theo Dune, 1970 (trích dẫn Lâm Văn Út Bé, 2010), bệnh phân trắng xuất hiện
từ 1 - 7 ngày tuổi sau khi sinh. Đối với những heo không được bú sữa đầu, sức đề
kháng từ 16 - 21 ngày tuổi ít hơn so với những heo con được bú sữa đầu.
2.1.2.2 Do chăm sóc nuôi dưỡng và môi trường
Heo con có khả năng chống chịu sự thay đổi môi trường rất kém và rất dễ bị
nhiễm bệnh khi môi trường nhiễm bẩn. Nếu vệ sinh chăm sóc không tốt thì chuồng trại
chứa nhiều khí độc (CO 2 , NH 3 , H 2 S) tạo tiểu khí hậu bất lợi cho heo con.

5


Sự thay đổi môi trường đột ngột, đang nóng chuyển sang lạnh, hoặc nắng sang
mưa làm heo con tiêu hao nhi
ều năng lượng. Cơ thể chống lạnh bằng cách oxy hóa
glycogen để sinh ra năng lượng, nếu lạnh kéo dài thì lượng đường trong máu giảm
xuống, sự giảm glucose trong máu đột ngột sẽ gây bệnh tiêu chảy ở heo con.
Theo Võ Văn Ninh (1995) sự thay đổi môi trường sống như: chuyển chuồng,
nhập đàn, tách mẹ… làm heo con bị stress dẫn đến cơ thể suy yếu, nhu động ruột giảm
đột ngột nên thức ăn nằm một chỗ, một số vi khuẩn bình thường vô hại như E.coli đột
ngột phát triển nhanh số lượng trở nên có sức gây bệnh và sinh độc tố.
Ở nước ta, điều kiện khí hậu và chuồng trại còn nhiều khó khăn. Yêu cầu về
nhiệt độ trong chuồng nuôi phải thích hợp, theo Whittemore (1993) nhiệt độ 26 – 28 0C
thích hợp cho heo con sau cai sữa nhỏ hơn 8 kg và ẩm độ thích hợp là 60 – 70 % (trích

dẫn Nguyễn Văn Khoa, 2009).
2.1.2.3 Do thức ăn, nước uống
Sau khi cai sữa, heo không được bú sẽ ăn nhiều trong khi đường tiêu hóa còn
yếu. Thức ăn không tiêu hóa hết, tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn có hại phát triển. Thức
ăn lên men thối, bị ẩm mốc,… dẫn đến tiêu chảy. Thức ăn dư đạm, không tiêu hóa hết
ở ruột non khi đến ruột già thì được một số vi khuẩn như E.coli sử dụng, phân hủy chất
đạm sản sinh độc chất.
Do khẩu phần ăn có nhiều chất xơ, cơ thể không tiêu hóa được chất xơ, chất xơ
qua ống tiêu hóa quá nhanh và thải qua hậu môn dưới dạng phân lỏng (nhiều chất xơ
cũng làm tăng nhu động ruột).
Boldman và ctv (1998) (trích dẫn Nguyễn Văn Khoa, 2009) đã đưa ra chứng cứ
vững chắc về việc chọn lựa thực liệu trong khẩu phần heo cai sữa để giảm nguy cơ rối
loạn tiêu hóa cho heo cai sữa:
(1) Dùng acid hữu cơ (acid lactic, formic và fumaric).
(2) Dùng những chất có ít khả năng hấp thu, nhờ vậy có đủ acid để hỗ trợ cho việc
cắt đứt protein trong dạ dày.

6


(3) Tăng chất xơ trong khẩu phần.
(4) Tăng mức năng lượng (3300 Kcal năng lượng biến dưỡng / kg thức ăn) (Trần
Thị Dân, 2004).
Nước uống không đảm bảo vệ sinh, nguồn nước dơ, có nhiều NH 3 Cl, nitrat,
sulfat và các vi sinh vật có hại đều gây bất lợi cho hoạt động đường tiêu hóa.
2.1.2.4 Do vi sinh vật
Vi sinh vật luôn hiện diện trong mọi trường hợp của bệnh tiêu chảy trên heo
con, có thể nói đây là tác nhân chủ yếu của bệnh tiêu chảy heo con.
Sự nhiễm trùng đường ruột thường xảy ra với các loại mầm bệnh trong chuồng
trại, do mầm bệnh từ heo mẹ truyền sang hoặc mầm bệnh có trong thức ăn, nước uống.

Theo Vũ Văn Ngữ và Nguyễn Hữu Nhạ (1977) (trích dẫn Lâm Văn Út Bé,
2010), bệnh tiêu chảy phân trắng ở heo con là hiện tượng loạn khuẩn bình thường các
vi khuẩn đường ruột luôn luôn ở thế quân bình bảo đảm sự tiêu hóa bình thường cho cơ
thể vật chủ, thể quân bình của vật chủ dựa vào 2 cơ chế:
Tranh giành nhau một chất chuyển hóa cân bằng cho sự phát triển.
Tiết ra chất teriocin có tính chất kháng sinh đối với vi khuẩn khác nhưng
không có tác dụng đối với vi khuẩn tiết ra nó.
Khi loạn khuẩn xảy ra, số lượng vi khuẩn có lợi giảm thấp còn vi khuẩn có hại
tăng cao.
Người ta cũng đã chứng minh virus cũng là tác nhân gây bênh tiêu chảy như:
Rotavirus, Enterovirus, Coronavirus…
Các độc tố nấm men và nấm mốc trong thức ăn cũng gây tiêu chảy.
Ký sinh trùng tácđộng thông qua việc tranh chấp chất dinh dưỡng với ký chủ,
tiết nội hoặc ngoại độc tố, làm giảm sức đề kháng và làm tổn thương niêm mạc đường
tiêu hóa, tạo điều kiện cho các tác nhân tấn công gây bệnh. Theo Hurgerford (1990)
(trích dẫn Lâm Văn Út Bé, 2010), đã liệt kê 55 nguyên nhân gây tiêu chảy trên heo

7


con, trong đó 9 nguyên nhân do virus, 15 nguyên nhân do vi khuẩn, 9 nguyên nhân do
ký sinh trùng, 7 trường hợp ngộ độc và 15 trường hợp bắt nguồn từ các bệnh nội khoa.
Bảng 2.1 Một số mầm bệnh gây nhiễm trong đường tiêu hóa
Tên mầm bệnh

Tên bệnh

Virus
Coronavirus – TGE


Viêm dạ dày ruột truyền nhiễm

Coronavirus – PED

Dịch tiêu chảy ở heo con

Rotavirus

Tiêu chảy do Rotavirus
Vi trùng

Clostridium perfringens type A

Tràng độc huyết

Clostridium perfringens type C

Viêm ruột hoại tử

E.coli

Tiêu chảy do E.coli

Salmonella

Phó thương hàn

Treponema hyodysenteriae

Hồng lỵ


Campylobacter coli

Tiêu chảy do Campylobacteriae

Nguyên sinh động vật
Issospora suis

Cầu trùng

Cryptosporidium spp

Cầu trùng

Eimeria

Cầu trùng
(Nguyễn Như Pho, 2001)

8


Cơ chế sinh bệnh
Theo Nguyễn Như Pho (1995), cơ chế sinh bệnh được trình bày qua sơ đồ sau:
Do vi sinh vật có hại

Nguyên nhân không do vi sinh vật

Stress, giảm sức
đề kháng


Nhiễm trùng

Độc tố vi

đường tiêu hóa

sinh vật

Tinh thần bất ổn

Viêm ruột

Kích thích nhu
động ruột

Giảm nhu động ruột
Tiêu chảy
Giảm tiết dịch tiêu hóa
Mất nước và

Thiếu dinh

chất điện giải

Thức ăn ứ đọng lại

Vi sinh vật có hại

không tiêu


phát triển

dưỡng

Ngộ độc

Chết
Sơ đồ 2.1 Cơ chế sinh bệnh

9


Tiêu chảy là phản ứng có lợi cho cơ thể, nhằm loại thải nhanh những chất độc
hại ra khỏi đường tiêu hóa của thú. Tuy nhiên, với đặc điểm là tăng nhu động ruột, tăng
tiết dịch ở ruột sẽ làm giảm sự hấp thu các dưỡng chất. Qua thời gian dài bị tiêu chảy,
thú bị mất nước, chất điện giải, máu bị cô đặc, rối loạn tuần hoàn và trao đổi chất, cuối
cùng dẫn đến shock và chết.
2.1.3 Một số bệnh trên đường tiêu hóa
2.1.3.1 Tiêu chảy do E.coli
Căn bệnh
Vi khuẩn gây bệnh thuộc họ Enterobacteriaceae, trực khuẩn, gram âm, không
bào tử, giáp mô, có lông tơ xung quanh (Trần Thanh Phong, 1996).
Triệu chứng
Triệu chứng của bệnh thì rất thay đổi.
Bệnh xảy ra một cách đột ngột bắt đầu trên một hay vài heo con có thể trong tất
cả lứa khoảng 10 ngày sau cai sữa mà không có biểu hiện gì trước đó.
Heo bệnh có vẻ lờ đờ, mất phối hợp đi siêu vẹo hoặc rất sợ đi đứng, suy sụp,
nằm ngã nghiêng, co giật, liệt, hôn mê và chết thường 4 - 36 giờ sau khi xuất hiện triệu
chứng lâm sàng.

Triệu chứng thần kinh thường liên hệ với thủy thũng ngoại vi. Triệu chứng tiêu
hóa là ăn không ngon, thường thấy táo bón hơn tiêu chảy.
Khi kết hợp với sốc nội độc tố, người ta ghi nhận sự giảm hô hấp, sung huyết
niêm mạc, tím da ở vùng đầu mút (đầu lỗ tai, chóp đuôi, chân…)
Bệnh tích
Thường thấy thủy thũng ở mí mắt và mặt. Thiếu máu cục bộ ở vùng vỏ thận và
sung huyết ở vùng tủy. Hầu hết các hạch bạch huyết đều thủy thũng.

10


Điều trị
Các kháng sinh thư
ờng dùng là

tetracycline, streptomycin, enrofloxacin,

ampicillin. Tuy nhiên, việc dùng kháng sin h với mục đích giảm lượng E.coli ở ruột có
nguy cơ gây sốc nội độc tố đường ruột do sự phá hủy lượng lớn vi trùng.
Giảm cung cấp thức ăn hay khống chế khẩu phần.
Phòng ngừa
Hầu hết dựa vào sự chuyển dần cho ăn bao gồm việc tập ăn sớm.
2.1.3.2 Bệnh phó thương hàn (Salmonellosis)
Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính heo con giai đoạn theo mẹ và giai đoạn cai
sữa nhưng thầm lặng ở heo trưởng thành (Trần Thanh Phong, 1996).
Căn bệnh
Vi khuẩn gây bệnh là Salmonella cholerae suis, trực khuẩn gram âm, có chứa
nội độc tố, di động và không giáp mô.
Triệu chứng
Thời gian nung bệnh từ 3 - 6 ngày, chia làm 3 thể:

Thể bại huyết: thường gặp ở heo con khoảng 3 tháng tuổi, sốt cao ở nhiệt độ
40,5 0C – 41,5 0C, nằm yên một chỗ yếu ớt, có thể có biểu hiện thần kinh, có màu đỏ
tím ở lỗ tai, chân, chết trong vòng 24 - 48 giờ.
Thể tiêu hóa:
Cấp tính: xảy ra trên heo con, sốt 40 0C - 41,5 0C, viêm dạ dày ruột, nôn
mửa cùng tiêu chảy hôi thối, kết hợp với viêm phổi – viêm phế quản, viêm khớp, viêm
gan, biểu hiện thần kinh đi đứng không vững, run rẩy, liệt nhẹ phần sau.
Thể mãn tính: heo rất gầy yếu, da tái nhợt, sốt từng hồi, tiêu chảy lỏng có
lẫn tế bào niêm mạc ruột, một số có thể ho, khó thở, viêm khớp, chậm tăng trưởng.
Thể sinh dục: xảy thai khoảng một tháng trước khi đẻ hoặc sinh ra các bào thai
chết, thai khô ở nhiều hạng tuổi khác nhau hoặc heo con sinh ra yếu, còi cọc, tiêu chảy
triền miền.

11


Bệnh tích
Thể cấp tính: lách sưng to, dai như cao su, có màu xanh th
ẫm, mặt cắt của lách
cho thấy các nang bạch huyết sưng, hạch bạch huyết sưng, thận xuất huyết điểm vùng
vỏ, gan hoại tử điểm, viêm dạ ruột xung huyết nặng, niêm mạc trở nên nhăn nheo cùng
những điểm hoại tử hay vết loét nhỏ, xoang bụng có nhiều dịch thẩm xuất, phổi tụ máu.
Thể mãn tính: thành ruột dày và cứng có những vết màu trắng phía ngoài. Niêm
mạc viêm và chứa nhiều mảng loét, đám viêm có những chỗ hoại tử to nhỏ khác nhau.
Thể không điển hình: sốt rất biến đổi ăn không ngon, chậm tăng trưởng, lúc táo
bón, lúc tiêu chảy. Gây xáo trộn sinh sản: xảy thai, thai khô, chết khi sinh ra (theo Trần
Thanh Phong, 1996).
Điều trị
Có thể dùng các kháng sinh sau:
Oxytetracyline: liều dùng 50 mg / kgP, dùng tiêm hoặc uống, có thể phối hợp

với sulfaguanidin với liều 50 mg / kg, dùng liên tục 5 - 6 ngày.
Streptomycine: 30 mg / kgP hoặc kết hợp với sulfamerazin với 50 mg / kgP.
Dùng kèm thuốc trợ sức trợ lực: vitamin B - complex, vitamin ADE, vitamin C.
Phòng bệnh
Cách ly heo mới mua về, không nên nuôi chung các lứa heo, thực hiện biện
pháp cùng ra cùng vào, tiêu độc sát trùng tốt, chăm sóc tốt, tiêm phòng vaccin đầy đủ.
2.1.3.3 Bệnh hồng lỵ ở heo
Là bệnh truyền nhiễm do Serpulina hyodysenteriae gây nên trên heo cai sữa với
đặc điểm gây tiêu chảy mãn tính có nhiều chất nhày – xuất huyết (mucohaemorrhagic)
mảnh hoại tử trong phân và tạo bệnh tích viêm manh tràng – ruột già hoại tử xuất huyết
(typhlocolite necro hémorrhaegoque) (Trần Thanh Phong, 1996).
Căn bệnh
Serpulina hyodysenteriae là xoắn khuẩn, yếm khí, gram âm, di động.

12


Triệu chứng
Sau thời gian nung bệnh khá dài 15 - 21 ngày bệnh có thể xuất hiện dưới những
thể bệnh khác nhau giữa các trại hay trong cùng một trại.
Thể cấp tính: tiêu chảy có thể là dấu hiệu được lưu ý đầu tiên. Máu, chất nhày
và những mảnh hoại tử xuất hiện trong phân màu vàng khi mới xuất hiện về sau biến
sang nâu đỏ (màu chocolate) với nhiều chất nhày hơn. Thể hiện này xuất hiện trong 3 7 ngày. Heo bệnh sút cân rất nhiều, mắt quần sâu, gầy còm, da lông xù xì, đuôi cụp,
hậu phần dính đầy phân (do mất nước, bỏ ăn, chỉ số biến chuyển thức ăn thấp…).
Thể bán cấp tính hay mãn tính: thường nối tiếp thể cấp tính (sau 1 tuần) với sự
suy giảm bệnh hướng về mãn tính, thân nhiệt giảm (< 38 0C), bớt tiêu chảy xuất huyết
lặp đi lặp lại với pha bộc phát và pha nghỉ, một sự gầy yếu dần dẫn đến còi cọc và chết.
Thể cận lâm sàng (sub - clinical): ngày nay được thấy khá nhiều với biểu hiện
gần như duy nhất là giảm tăng trọng bình quân (chậm tăng trưởng). Biểu hiện này phần
nào liên quan đến việc dùng kháng sinh.

Bệnh tích
Xác chết thú còi cọc, nhợt nhạt (do thiếu máu) . Bệnh tích có tính chất định
hướng bệnh là ở đường ruột: bệnh tích viêm manh – kết tràng hoại tử xuất huyết, với
rất nhiều sợi huyết, trong khi ruột non vẫn bình thường.
Bệnh thường xuất hiện trên heo cai sữa 6 - 12 tuần tuổi, nhưng cũng thấy trên
heo nái thời kỳ có mang ha y cho sữa, điều này ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh sản .
Thường có sự sung huyết và thủy thũng màng treo ruột. Các hạch bạch huyết nâu nhạt
và sưng to, hiếm khi động huyết.
Điều trị
Tylosin chích bắp (15 mg / kg) hay nước uống (200 ppm) thức ăn (100 ppm).
Tiamulin: 60 mg / lít nước (hay 0,006 % trong nước) 125 - 250 ppm / thức ăn
hay chích 10 mg / kg.
Lincomycine: 40 mg / lít nước, 100 ppm / thức ăn (100 g / tấn thức ăn).

13


×