Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH CARRÉ TRÊN CHÓ TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y PET CARE, QUẬN 2, TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (800.47 KB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
***************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH CARRÉ TRÊN CHÓ
TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y PET CARE, QUẬN 2, TP.HCM

Sinh viên thực hiện: PHAN KHÁNH THẢO
Lớp: DH05TY
Nghành: Bác sỹ thú y
Niên khóa: 2005 – 2010

Tháng 08/2010


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
***************

PHAN KHÁNH THẢO

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH CARRÉ TRÊN CHÓ
TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y PET CARE, QUẬN 2, TP.HCM

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y

Giáo viên hướng dẫn:
TS. NGUYỄN TẤT TOÀN



Tháng 08/2010

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Tất Toàn
Họ và tên sinh viên thực tập: Phan Khánh Thảo
Tên luận văn: “ Chẩn đoán và điều trị bệnh Carré trên chó tại bệnh viện thú y
Pet Care, quận 2, TP.HCM’’
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến,
nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa ngày 30/08/2010
Giáo viên hướng dẫn

TS. Nguyễn Tất Toàn

ii


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên, con xin gửi lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cha mẹ, người đã nuôi dạy
con nên người, đã tạo điều kiện cho con học tập để con có được như ngày hôm nay.
Em xin gửi lời cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM và
khoa Chăn nuôi – Thú y đã truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho em
trong suốt quá trình học tập tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Tất Toàn, ThS. Bùi Ngọc Thúy Linh và
ThS. Huỳnh Thị Thanh Ngọc đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, quý anh chị và toàn thể nhân viên

Bệnh viện Thú y Pet Care đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
thời gian thực hiện đề tài.
Sau cùng tôi gởi lời cảm ơn đến các bạn lớp TY31 đã quan tâm, hỗ trợ, động
viên trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Với những kiến thức còn hạn chế trong việc nghiên cứu làm đề tài, mặc dù đã có
nhiều cố gắng nhưng khó tránh khỏi những thiếu sót trong lúc thực hiện, rất mong
nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn để đề tài ngày càng
được hoàn thiện hơn.
SVTH: Phan Khánh Thảo

iii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu: “ Chẩn đoán và điều trị bệnh Carré trên chó tại Bệnh
Viện Thú Y Pet Care, quận 2, TP.HCM” được tiến hành tại Bệnh Viện Thú Y Pet
Care, quận 2, TP.HCM, thời gian từ 15/01/2010 đến 15/06/2010. Mục đích là đánh
giá tình hình bệnh Carré trên chó, ghi nhận kết quả xét nghiệm cận lâm sàng cũng
như hiệu quả điều trị bệnh, từ đó đề ra các phương pháp chẩn đoán bệnh nhanh,
chính xác cũng như lựa chọn được các liệu pháp điều trị hiệu quả nhất.
Kết quả thu được: có 41 con chó nghi bệnh Carré trên 330 con bệnh đường hô
hấp chiếm tỷ lệ 12,42%. Trong số 41 con nghi bệnh, chúng tôi tiến hành thử test
Witness trên 26 con thì kết quả dương tính là 21 con, chiếm tỷ lệ 80,77%. Tỷ lệ chó
nghi bệnh Carré ở giống nội là 12,12%, ở giống ngoại là 12,63%. Tỷ lệ chó nghi
bệnh Carré ở chó đực là 12,92%, ở chó cái là 11,84%. Về lứa tuổi thì tỷ lệ chó nghi
bệnh Carré cao nhất ở 2 – 6 tháng tuổi (16,20%), < 2 tháng tuổi là 11,76%, > 6
tháng tuổi là 9,09 %. Nhưng sự khác biệt về tỷ lệ bệnh giữa giống, tuổi, giới tính
không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05). Xét về phương diện tiêm phòng
vaccin, nhóm chó không tiêm phòng có tỷ lệ nhiễm bệnh rất cao (85,71%), nhóm
chó tiêm không đúng liệu trình có tỷ lệ nhiễm bệnh là 14,29% và nhóm chó tiêm

phòng đúng liệu trình thì không có khả năng nhiễm bệnh. Về loại hình chăn nuôi, tỷ
lệ bệnh Carré cao nhất ở nhóm chó thả rong ngoài sân (52,38%), ở nhóm chó thả
trong trong nhà là 28,57%, nhóm chó nuôi nhốt là 19,05%. Nhóm chó sử dụng thức
ăn công nghiệp có tỷ lệ chó nhiễm bệnh là 42,86% thấp hơn nhóm chó dùng thức ăn
chế biến là 57,14%. Ghi nhận dấu hiệu lâm sàng điển hình trên chó bệnh Carré là
sốt, chảy dịch mũi, phân sệt đen hay tiêu chảy có máu, mụn mủ vùng bụng và sừng
hóa gan bàn chân. Chúng tôi cũng tiến hành xét nghiệm máu cho 17 con chó bệnh
Carré, kết quả cho thấy có 82,35% có số lượng bạch cầu tăng, 82,35% có số lượng

iv


hồng cầu giảm, 88,24% có hàm lượng hemoglobin giảm, 82,35% có hematocrit
giảm và 76,48% có số lượng tiểu cầu giảm. Đồng thời xét nghiệm vi sinh vật thì ghi
nhận chúng có sự phụ nhiễm Staphylococcus spp, Klebsiella ozaena, Klebsiella
pneumoniae nên khá nhạy cảm với các kháng sinh như amoxicillin, cefotaxime,
ceftriaxone, vancomycin và norfloxacin. Khi tiến hành điều trị cho những ca này,
chúng tôi ghi nhận tỷ lệ khỏi bệnh là 61,90% và thời gian điều trị trung bình cho
chó bệnh là 6,83 ngày.

v


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa .………………………………………………………………….………...i
Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn ………………………………...…………ii
Lời cảm tạ ………………………………………………………………………….iii
Tóm tắt ……………………………………………………………………………..iv
Mục lục ……………………………………………………………………..……...vi

Danh sách các hình ………………………………………………………………...ix
Danh sách các bảng …………………………………………………………………x
Danh sách các sơ đồ ……………………………………………………………......xi
Chương 1 MỞ ĐẦU………………………………………………………………..1
Chương 2 TỔNG QUAN ………………………………………………...………..3
2.1 Đặc điểm sinh lý của chó ……………………………………………………….3
2.2 Liệu pháp điều trị ……………………………………………………………….4
2.2.1 Liệu pháp sử dụng dược liệu ………………………………………………….4
2.2.2 Liệu pháp điều chỉnh thức ăn …………………………………………………5
2.2.3 Liệu pháp sinh học …………………………………………………………....5
2.2.4 Liệu pháp tăng cường chức năng biến dưỡng của cơ thể ……………………..5
2.3 Bệnh Carré trên chó …………………………………………………………….6
2.3.1 Căn bệnh học ………………………………………………….………………6
2.3.1.1 Phân loại học …………………………………………….………………….6
2.3.1.2 Đặc điểm vật lý hóa học …………………………………………………….6
2.3.2 Dịch tể học …………………………………………………………………....7
2.3.2.1 Loài thú mắc bệnh ………………………………………..…………………7
2.3.2.2 Chất chứa căn bệnh ………………………………………………………....8

vi


2.3.2.3 Đường xâm nhập và cách lây lan ………………………………………...…8
2.3.2.4 Cơ chế sinh bệnh ………………………………………………...………….8
2.3.3 Triệu chứng và bệnh tích …………………………..………………………..10
2.3.3.1 Triệu chứng ………………………………………...……………………...10
2.3.3.2 Bệnh tích …………………………………...……………………………...12
2.3.4 Chẩn đoán ………………………………..………………………………….12
2.3.5 Liệu pháp điều trị ………………….………………...………………………14
2.3.6 Phòng bệnh………………….………………………………………………..16

2.4 Lược duyệt các công trình nghiên cứu về bệnh Carré trên chó………………..16
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH KHẢO SÁT …....18
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài…………………………………………18
3.2 Đối tượng khảo sát ……………………………………………………...……..18
3.3 Nội dung …………………………………………………………………...…..18
3.4 Phương pháp tiến hành và các chỉ tiêu khảo sát ………………………………18
3.5 Phương pháp xử lý số liệu ……………………………………………………..21
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ……………………………………….22
4.1 Khảo sát tỷ lệ chó nghi bệnh Carré………...…………………………………..22
4.1.1 Tỷ lệ chó nghi bệnh Carré …………………………………………………...22
4.1.1.1 Phương diện lâm sàng……………………………...………………………22
4.1.1.2 Phương diện phi lâm sàng………………………...………………………..22
4.1.2 Yếu tố ảnh hưởng đến bệnh Carré trên chó………………………...………..23
4.1.2.1 Tỷ lệ chó nghi bệnh Carré theo giống, tuổi, giới tính …..…………………23
4.1.2.2 Tỷ lệ bệnh Carré theo tình trạng tiêm phòng vaccin ………………………27
4.1.2.3 Tỷ lệ bệnh Carré theo phương thức chăn nuôi……………………………..27
4.2 Một số dấu hiệu lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng trên chó bệnh Carré….28
4.2.1 Một số dấu hiệu lâm sàng …………………………………………………...28
4.2.2 Kết quả xét nghiệm máu trên chó bệnh Carré…………………..……………30
4.2.3 Khảo sát sự phụ nhiễm vi sinh vật trên chó bệnh Carré………………..........32
4.2.4 Bệnh tích đại thể và vi thể trên chó bệnh Carré ………………….……........33

vii


4.3 Đánh giá liệu pháp và hiệu quả điều trị bệnh Carré……....................................35
4.3.1 Đánh giá liệu pháp điều trị ………………......................................................35
4.3.2 Hiệu quả điều trị ……………………………………………………………..35
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ …………………………………………..37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………….39

PHỤ LỤC ………………………………………………………………………...42

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1 Vách phế nang dày và sự gia tăng biểu mô phế nang …………………...10
Hình 2.2 Chứng chai sần ở mũi trên chó mắc bệnh Carré…………………………11
Hình 2.3 Sừng hóa bàn chân trên chó mắc bệnh Carré ……………………………11
Hình 2.4 Giảm sản sinh men răng trên chó mắc bệnh Carré………………………11
Hình 2.5 Viêm kết mạc mắt ở chó mắc bệnh Carré ……………………………….12
Hình 2.6 Thể vùi trong hồng cầu ………………………………………………….13
Hình 2.7 Sự phát hiện virus trong chẩn đoán miễn dịch huỳnh quang ……………14
Hình 3.1 Test Witness chẩn đoán bệnh Carré ……….…………………………….19
Hình 4.1 Test dương tính .…….…………………………………………………...23
Hình 4.2 Test âm tính ……...………………………………………………………23
Hình 4.3 Chảy mũi xanh trên chó bệnh Carré …………...………………………...29
Hình 4.4 Viêm kết mạc mắt, nhiều ghèn trên chó bệnh Carré ..…………………...29
Hình 4.5 Mụn mủ vùng bụng trong bệnh Carré ………………..………………….30
Hình 4.6 Sừng hóa gan bàn chân trong bệnh Carré …………….…………………30
Hình 4.7 Gan sưng to, vàng ………………………………………..……………...34
Hình 4.8 Phổi xuất huyết ………………………………………..…………………34
Hình 4.9 Ruột xuất huyết ……………………………………….…………………34
Hình 4.10 Niêm mạc ruột xuất huyết ……………………………………………...34

ix



DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1 Đặc điểm sinh sản ở chó ………………………………………………….3
Bảng 2.2 Số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu trong máu chó trưởng thành..…….4
Bảng 2.3 Liệu pháp thuốc cho bệnh Carré ………………………………...………15
Bảng 4.1 Tỷ lệ chó nghi bệnh Carré ..………………..…………………………....22
Bảng 4.2 Tỷ lệ chó bệnh Carré ………………………………...………………….23
Bảng 4.3 Tỷ lệ chó nghi bệnh Carré theo giống, tuổi, giới tính…............................23
Bảng 4.4 Tỷ lệ chó bệnh Carré theo giống, tuổi, giới tính........................................25
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của tiêm phòng đến tỷ lệ chó bệnh và nghi bệnh Carré ……26
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của loại hình chăn nuôi đến tỷ lệ chó bệnh và nghi bệnh
Carré..........................................................................................................................27
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của loại thức ăn đến tỷ lệ chó bệnh và nghi bệnh Carré….....28
Bảng 4.8 Tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng trên các ca bệnh Carré……….…………29
Bảng 4.9 Kết quả xét nghiệm máu trên chó bệnh Carré………….………………..30
Bảng 4.10 Chỉ tiêu sinh lý máu trên chó bệnh Carré ….……………………….….31
Bảng 4.11 Kết quả kháng sinh đồ Staphylococcus spp…………………………. …...32
Bảng 4.12 Kết quả kháng sinh đồ Klebsiella pneumoniae và Klebsiella ozaenae…33
Bảng 4.13 Hiệu quả điều trị bệnh Carré trên chó ………………………………….35
Bảng 4.14 Thời gian điều trị trung bình …………………………………...………36

x


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1 Cơ chế sinh bệnh …………………………………………………………9

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiều năm trở lại đây, loài chó đã trở nên gần gũi và là một người bạn thân
thiết đối với nhiều gia đình. Tình hình sức khỏe của chúng cũng luôn là vấn đề đáng
quan tâm. Chính vì điều đó mà đội ngũ bác sĩ thú y luôn tìm tòi và học hỏi những
phương pháp chữa bệnh tốt nhất và hiệu quả nhất nhằm bảo vệ những người bạn
nhỏ này.
Trong số những bệnh truyền nhiễm của chó thì bệnh Carré là một trong những
căn bệnh nguy hiểm nhất vì nó gây tỉ lệ tử vong cao. Căn bệnh được mô tả đầu tiên
vào năm 1905 bởi một bác sĩ thú y người Pháp Henri Carré, nguyên nhân chính của
bệnh là do virus thuộc giống Morbillivirus. Theo Trần Thanh Phong (2006), bệnh
được đặc trưng bởi sự sốt hai pha, viêm mũi cấp tính sau đó là viêm phổi, viêm phế
quản – phổi, chứng viêm dạ dày và những dấu hiệu thần kinh. Đối với bệnh này
không có thuốc đặc trị, việc điều trị chỉ nhằm giới hạn sự phát triển của vi trùng phụ
nhiễm, cung cấp chất điện giải và kiểm soát những biểu hiện thần kinh (Trần Thanh
Phong, 2006). Vì vậy nếu không tìm hiểu căn bệnh cũng như không can thiệp kịp
thời khi thú vừa mắc bệnh thì bệnh Carré sẽ là mối nguy hiểm rất lớn đe dọa đến sự
sống của chó.
Từ những nhu cầu thực tiễn trên, được sự chấp nhận của Khoa Chăn nuôi –
Thú y, bệnh viện thú y Pet Care, quận 2, TP.HCM và sự hướng dẫn của TS. Nguyễn
Tất Toàn, chúng tôi thực hiện đề tài:
“CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH CARRÉ TRÊN CHÓ TẠI BỆNH VIỆN
THÚ Y PET CARE, QUẬN 2, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ”


1


1.2 MỤC ĐÍCH
Đánh giá tình hình bệnh Carré trên chó, ghi nhận kết quả xét nghiệm cận lâm
sàng cũng như hiệu quả điều trị bệnh, từ đó đề ra các phương pháp chẩn đoán bệnh
nhanh, chính xác cũng như lựa chọn được các liệu pháp điều trị hiệu quả nhất.
1.3 YÊU CẦU
Lập và theo dõi hồ sơ bệnh án của các trường hợp thú nghi nhiễm Carré
Ghi nhận diễn tiến và dấu hiệu của bệnh trong mỗi trường hợp
Tiến hành thử test Witness chẩn đoán bệnh Carré và ghi nhận kết quả
Tiến hành lấy máu và dịch mũi của thú bệnh Carré để xét nghiệm máu và vi sinh
vật phụ nhiễm. Ghi nhận kết quả
Ghi nhận liệu pháp điều trị và theo dõi kết quả điều trị từng ngày

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA CHÓ (Trần Thị Dân, Dương Nguyên Khang,
2006)
Chó lớn có thân nhiệt dao động trong khoảng 38 - 39oC, chó nhỏ khoảng 35,5 36,1oC. Nhịp tim của chó dao động trong khoảng 70 – 120 lần/phút. Chó có tầm vóc
càng nhỏ thì nhịp tim đập càng nhanh như chó con là 120 lần/phút, chó trưởng
thành là 100 lần/phút, chó già là 80 lần/phút. Ngược lại chó có tầm vóc càng lớn thì
nhịp tim đập càng chậm như chó giống St-Bernard có nhịp tim khoảng 70 lần/phút,
chó giống Caniche khoảng 90 lần/phút, chó giống Yorkshire 120 lần/phút.
Bảng 2.1 Đặc điểm sinh sản ở chó
Tuổi động Quang kỳ


Thời gian

Thời kỳ

Cơ chế

Thời điểm

Thời gian

dục lần

của mùa

của chu kỳ

động

xuất

xuất noãn

mang thai

đầu

sinh sản

động dục


dục

noãn

(tháng)

(ngày)

6-8

7-9

(tháng)
8 - 12

Tăng và
kéo dài

(ngày)

ngẫu

Ngày đầu

nhiên

hoặc ngày 2

64


của chu kỳ
(Nguồn: Trần Thị Dân (2006))
Theo quy luật chung, chó cái có tuổi thành thục từ 7 - 10 tháng tuổi nhưng tuổi
thành thục cũng có sự khác biệt giữa các giống. Ở những giống có tầm vóc nhỏ thì
tuổi thành thục bắt đầu từ 6 tháng tuổi và từ 15 - 18 tháng tuổi đối với những giống
có tầm vóc lớn. Chu kỳ lên giống của chó cái thông thường xảy ra mỗi năm 2 lần,
thời gian động dục 12 - 20 ngày. Trong những ngày đầu của chu kỳ động dục, chó
cái có hiện tượng kinh nguyệt. Từ ngày thứ 10, chu kỳ động dục được biểu hiện

3


bằng lượng máu mất đi ít hơn, chó cái sẵn sàng cho việc giao phối. Thời gian phối
giống thích hợp nhất là từ ngày thứ 10 đến ngày thứ 12 sau động dục.
Máu gồm có huyết tương và các tế bào máu. Huyết tương có 92% nước, 7%
protein và 1% các chất khác, huyết tương vận chuyển chất hữu cơ hòa tan và chất
vô cơ. Máu có 3 loại tế bào máu là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Chức năng hồng
cầu là vận chuyển O2, CO2 và điều hòa pH, bạch cầu là bảo vệ cơ thể, tiểu cầu giúp
đông máu. Thể tích máu phụ thuộc kích thước cơ thể, tình trạng sinh lý, dinh
dưỡng, tuổi, tiết sữa, mang thai, làm việc, huấn luyện. Thể tích máu trong cơ thể
chó chiếm khoảng 7,2% trọng lượng cơ thể thú.
Bảng 2.2 Số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu trong máu chó trưởng thành
Chỉ tiêu

Số lượng

Hồng cầu

7 x 109


Đơn vị
tế bào / ml
3

tế bào / mm3

Bạch cầu

7 - 17 x 10

Bạch cầu trung tính

60 - 75

%

Bạch cầu ưa acid

3-8

%

Bạch cầu ưa bazơ

0,2 - 0,6

%

Lâm ba cầu


20 - 25

%

Đơn nhân

2-4

%

Tiểu cầu

150 – 600 x 103

tế bào / mm3

(Nguồn: Dương Nguyên Khang (2006))
2.2 LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ (Nguyễn Như Pho, 2009)
2.2.1 Liệu pháp sử dụng dược liệu
Sử dụng thuốc để điều trị bệnh như thuốc tác dụng trên hệ thần kinh (bromides,
diazepam, aspirin, coramin, carbachol…), thuốc kháng sinh (ampicillin, amoxcillin,
penicillin, streptomycin, gentamycin, chloramphenicol, oxytetracyline, tylosin…),
thuốc trị ký sinh trùng và nấm (ivermectin, albendazole, fenbendazole,
levamisole…), thuốc kháng viêm (cortisol, prednison, dexamethazon…), thuốc tác
động trên hệ hô hấp (theophyllin, atropin, bromhexine, codein…), thuốc tác động
lên hệ tiêu hóa (atropin, loperamid, attapulgit, than họat tính…), thuốc tác động lên

4



hệ sinh dục (oestrogen, progesteron, oxytoxin…) và thuốc lợi tiểu (furosemid,
triamteren…)
2.2.2 Liệu pháp điều chỉnh thức ăn
Đối với thú bệnh thì thức ăn phải đủ dinh dưỡng, ngon miệng, thật dễ tiêu hóa.
Đối với thú bỏ ăn hoàn toàn phải dùng ống thông dạ dày để cho ăn, hoặc truyền
dịch dinh dưỡng. Còn thú bỏ ăn một phần thì ta nên dùng thức ăn của thú tập ăn
cùng loài để cho ăn.
2.2.3 Liệp pháp sinh học
Sử dụng acid hữu cơ (a. lactic, a. formic, a. phosphoric) để làm giảm pH dạ dày,
ruột, ức chế vi khuẩn có hại.
Sử dụng vi sinh vật có lợi như Lactobacillus, Bacillus subtilis, Saccharomyces
cerevisiae, Aspergillus orizae nhằm ức chế vi khuẩn có hại đường ruột trên cơ sở
cạnh tranh vị trí bám và tạo môi trường acid trong ruột.
Điều trị bằng kháng huyết thanh là dùng kháng thể thụ động để điều trị, liều 5 10ml/kg thể trọng bằng đường dưới da, tiêm bắp hay tĩnh mạch, liều tối thiểu 10ml/
chó.
Điều trị bằng kích thích không đặc hiệu là sử dụng protein như một chất lạ, nhằm
kích thích hệ thống bạch cầu hoạt động hữu hiệu, làm tăng sức kháng bệnh cho cơ
thể trong các bệnh nhiễm trùng thể bán cấp tính hoặc mãn tính.
2.2.4 Liệu pháp tăng cường chức năng biến dưỡng cơ thể
Dùng kích sinh tố là mô bào động vật còn sống đặt trong điều kiện lạnh sẽ
chuyển acid béo mạch thẳng thành mạch vòng (kích sinh tố), có tác dụng hoạt hóa
các quá trình trao đổi chất, tăng hiệu suất biến dưỡng làm tăng sức kháng bệnh, làm
mau lành vết thương.
Dùng hợp chất photphos hữu cơ (Butalamino - methylethyl - phosphorous acid,
Butaphosphan, hoặc ATP)
Dùng vitamin và các chất điện giải bao gồm vitamin C, nhóm B và các loại
vitamin tan trong dầu, các chất điện giải như sodium, clorua, mangesium, calcium,
potassium…

5



Điều trị bằng phương pháp tiếp máu là cấp máu trong trường hợp mất máu do
chảy máu, mất máu do tế bào máu bị phá hủy trong bệnh ký sinh trùng máu, ngộ
độc cấp.
2.3 BỆNH CARRÉ TRÊN CHÓ (Trần Thanh Phong, 2006)
2.3.1 Căn bệnh học
2.3.1.1 Phân loại học
Bệnh Carré trên chó do virus thuộc giống Morbillivirus, thuộc họ
Paramyxoviridae
2.3.1.2 Đặc điểm vật lý hóa học
Cấu trúc: virus có dạng hình cầu hay sợi, đường kính khoảng 100 - 300 nm. Virus
có vỏ bọc (envelop) xù xì với những gai dài 9 - 15 nm, bao quanh nucleocapside
dạng đối xứng xoắn ốc. Nucleocapside chứa ARN 1 sợi, không phân đoạn gồm
16000 nucleotides mã hóa thành 6 protein cấu trúc và 1 protein không cấu trúc
N (Nucleoprotein) trọng khối phân tử 60 - 62 Kda bao quanh và phòng vệ cho hệ
gen của virus, nhạy cảm đối với những chất phân giải protein
P (Polymerase) trọng khối phân tử 73 - 80 Kda nhạy cảm với những yếu tố phân
giải protein, đóng vai trò quan trọng trong sự sao chép của ARN
M là protein màng (Membrane), trọng khối phân tử 34 - 39 Kda, đóng vai trò
quan trọng trong sự chín muồi (sự trưởng thành của virus) và nối nucleocapside với
những protein của vỏ bọc
F là protein kết hợp (Fusion) là glycoprotein trên bề mặt của vỏ bọc, trọng khối
phân tử 59 - 62 Kda, đóng vai trò trong sự kết hợp virus với tế bào cảm nhiễm, làm
tan màng dẫn đến sự kết hợp nhiều tế bào cảm nhiễm (hợp bào)
H là protein ngưng kết hồng cầu (Hemagglutinant) hay yếu tố kết dính, là
glycoprotein thứ hai của vỏ bọc, trọng khối phân tử 76 - 80 Kda, thể hiện tính
chuyên biệt của loài virus. Ở virus Carré, protein này không hấp phụ hồng cầu cũng
như không ngưng kết hồng cầu


6


L (Large) là protein có trọng khối phân tử lớn 200 Kda, chưa rõ chức năng. C là
protein không cấu trúc được tìm thấy trong tế bào cảm nhiễm, trọng khối phân tử
nhỏ 19 Kda, chưa rõ chức năng.
Sức đề kháng với tác nhân vật lý – hóa học: virus nhạy cảm với ánh sáng tia cực
tím, đặc biệt nhạy cảm với nhiệt độ và sự khô hạn. Sự vô hoạt đối với nhiệt độ thay
đổi tùy theo cơ chất, tùy đậm độ virus, tùy theo chủng virus. Virus bị phá hủy ở
nhiệt độ cao 50 - 60ºC trong vòng 30 phút. Trong mô bào cắt bỏ hoặc chất tiết, virus
tồn tại ít nhất 1 giờ ở 37ºC và 3 giờ ở 20ºC. Ở nhiệt độ 0 - 4ºC, virus tồn tại khoảng
1 tuần. Ở nhiệt độ dưới 0oC, virus khá ổn định, tồn tại ở - 65ºC ít nhất 7 năm. Virus
ổn định ở pH 7,2 - 8. Đối với tác nhân hóa học, virus nhạy cảm với ether,
chloroforme, dung dịch formalin loãng (< 0,5 %), phenol (0,75%), amonium
(0,3%). Việc khử trùng thường xuyên, liên tục rất có hiệu quả trong việc tiêu diệt
virus trong chuồng thú bệnh hay bệnh viện.
2.3.2 Dịch tể học
2.3.2.1 Loài thú mắc bệnh
Hầu hết các loài động vật ăn thịt trên cạn (chó, chó sói, cáo, chồn hôi, chồn đuôi
dài, linh cẩu, gấu, sư tử, cọp, beo…) và một số thú khác như thú ăn thịt có vẩy, hải
cẩu (tìm thấy năm 1987 ở hồ Baikal Sibérie, năm 1988 ở Bắc biển Baltique), cá heo
(vùng biển Địa trung hải) đều có khả năng nhiễm bệnh.
Riêng trên chó, tất cả giống chó đều cảm thụ, nhưng mẫn cảm nhất là chó chăn
cừu, chó berger,…chó bản xứ ít mắc bệnh hơn. Trong tự nhiên, bệnh xảy ra hầu hết
ở chó 2 - 12 tháng tuổi, nhiều nhất là chó 3 - 4 tháng. Tuy nhiên, người ta cũng đã
ghi nhận viêm não trên chó lớn tuổi.
2.3.2.2 Chất chứa căn bệnh
Nguồn bệnh chính là những chó mắc bệnh, chúng bài thải virus qua dịch tiết ở
mũi, nước mắt, nước bọt, nước tiểu, phân…Bệnh phẩm dùng để chẩn đoán là lách,
hạch lâm ba, não, tủy xương. Thông thường vào ngày thứ 7 sau khi cảm nhiễm,

virus được chó bệnh bài thải.

7


2.3.2.3 Đường xâm nhập và cách lây lan
Đường xâm nhập: Trong tự nhiên, chủ yếu là qua đường hô hấp dưới dạng
những giọt khí dung hay giọt nước nhỏ. Trong thí nghiệm, có thể gây bệnh trên chó
bằng đường tiêm tĩnh mạch, dưới da, bắp thịt, não… nhưng những biểu hiện lâm
sàng thì biến đổi tùy theo đường đưa vào.
Cách lây lan: trực tiếp thường xảy ra qua đường khí dung, gián tiếp thì qua thức
ăn, nước tiểu… thì rất hiếm hoi.
2.3.2.4 Cơ chế sinh bệnh
Trong tự nhiên, virus lan truyền bằng những giọt khí dung và chúng xâm nhập
vào biểu mô của đường hô hấp trên. Trong vòng 24 giờ, virus sẽ nhân lên trong đại
thực bào và theo mạch bạch huyết tới amidan và nốt bạch huyết cuống phổi. Hai
đến bốn ngày sau, số lượng virus sẽ tăng lên tại đây. Bốn đến sáu ngày sau khi
nhiễm bệnh, virus nhân lên trong các nang lympho của lá lách, dạ dày, ruột non,
hạch bạch huyết màng treo ruột và tế bào Kupffer của gan. Virus phân bố trong các
cơ quan lympho tương ứng với việc nhiệt độ cơ thể tăng và sự giảm bạch cầu vào 3
- 6 ngày sau khi lây nhiễm. Sự giảm bạch cầu chủ yếu là giảm lympho bào vì virus
gây hại tới tế bào lympho, ảnh hưởng đến cả tế bào B và tế bào T. Sự lan truyền xa
hơn của virus là đến biểu mô của hệ thống thần kinh trung ương sau 8 - 9 ngày
nhiễm bệnh. Sự bài thải virus bắt đầu tại thời điểm virus xâm nhập vào biểu mô và
chúng bài thải qua các chất thải của cơ thể. Vào ngày 14, nếu thú có đầy đủ hàm
lượng kháng thể thì virus sẽ bị tiêu diệt và không còn thấy dấu hiệu của bệnh. Đặc
biệt kháng thể IgG có hiệu lực trung hòa virus ngoại bào và ngăn chặn nó lây lan
nội bào. Những thú có khả năng miễn dịch thấp, vào ngày 9 - 14 virus sẽ đến các
mô bao gồm da, tuyến ngoại tiết và nội tiết, biểu mô dạ dày ruột, hệ hô hấp và
đường sinh dục - niệu. Dấu hiệu lâm sàng ở những con thú này thường nghiêm

trọng và kịch tính, virus tồn tại trong mô của thú cho đến khi thú chết. Sự phụ
nhiễm vi khuẩn sẽ làm tăng tính nghiêm trọng của bệnh.

8


Ngày nhiễm bệnh

Virus
Khí dung

0

Hạch Amidan, nốt bạch
huyết cuống phổi

1-3

Tuyến giáp, lách, tủy xương
nốt bạch huyết sau hầu

4-5

Nhân lên ở hệ thống lympho,
ruột non, tế bào Kupffer

6-8
Tế bào đơn nhân trong máu
Thú không đủ
miễn dịch


9-11

Thú đầy đủ miễn dịch
(virus có thể vào hệ thống
thần kinh trung ương)

không có kháng thể kháng thể ít kháng thể cao
12-18
gây bệnh nghiêm bệnh nhẹ hay không nhiễm bệnh
trọng ở nhiều hệ không bệnh
thống của cơ thể
ít thấy dấu hiệu
virus bị loại thải
thần kinh
Virus vẫn tồn
(có thể còn trong
tại trong mô
phổi hay da)
khỏi bệnh (virus có thể
lây lan đến 60 ngày)

19-20
chết

khỏi bệnh
dấu hiệu thần kinh
Sơ đồ 2.1 Cơ chế sinh bệnh
(Nguồn: Greene và Appel (2005))


9


2.3.3 Triệu chứng và bệnh tích
2.3.3.1 Triệu chứng
Dấu hiệu lâm sàng của bệnh thay đổi tùy thuộc vào độc lực của giống virus,
môi trường, tuổi thú và hệ thống miễn dịch của thú. Ở thể nhẹ thì thú có biểu hiện
bơ phờ, giảm tính ngon miệng, sốt và nhiễm trùng đường hô hấp trên. Tổn thương
đường hô hấp trên bao gồm viêm màng kết, viêm mũi và viêm đường khí quản phổi. Ở thể nặng, thú có biểu hiện ói mửa, tiêu chảy phân từ màu sậm cho đến đỏ
tươi như máu. Sau đó viêm kết mạc hóa sừng có thể xuất hiện hay thú sẽ bị nhiễm
trùng thứ phát. Sự phụ nhiễm Sallmonella rất thường gặp, là nguyên nhân gây tiêu
chảy kéo dài và gây tử vong cho chó do xuất huyết hay nhiễm trùng. Viêm phổi do
Pneumocystis carinii cũng được kết hợp với việc nhiễm virus. Viêm phổi kẽ được
đặc trưng bởi vách phế nang dày và gia tăng biểu mô phế nang (Hình 2.1). Chó có
thể tổn thương da bao gồm chứng chai sần và hóa sừng giả với sự hình thành mụn
nước và mụn mủ (Hình 2.2, Hình 2.3)

Hình 2.1 Vách phế nang dày và sự gia tăng biểu mô phế nang
()

10


Hình 2.2 Chứng chai sần ở mũi

Hình 2.3 Sừng hóa bàn chân

trên chó mắc bệnh Carré

trên chó mắc bệnh Carré


()
Biến chứng thần kinh ở bệnh Carré là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến
tiên lượng và sự phục hồi bệnh. Dấu hiệu thần kinh biến đổi tùy thuộc vào khu vực
hệ thống thần kinh trung ương bị ảnh hưởng. Sự kích động và co cứng đốt sống cổ
có thể được tìm thấy ở một vài con chó như là kết quả của việc viêm màng não.
Chứng động kinh, dấu hiệu ở tiểu não, tiền đình với sự mất điều hòa cảm giác, co
giật cơ thì thường xảy ra. Động kinh có nhiều kiểu, tùy thuộc vào khu vực nào của
não trước bị phá hủy bởi virus.
Chó con bị nhiễm virus trước khi mọc xong bộ răng vĩnh viễn có thể bị ảnh
hưởng nghiêm trọng đến men răng, ngà răng và chân răng. Chúng có men răng hay
ngà răng không đầy đủ (Hình 2.4).

Hình 2.4 Giảm sản sinh men răng trên chó mắc bệnh Carré
()

11


Tổn thương mắt ở chó mắc bệnh Carré được xem là tác động của virus lên thần
kinh thị giác và võng mạc. Viêm dây thần kinh thị giác có thể được đặc trưng bởi
một khởi phát đột ngột là mù và giãn đồng tử (Hình 2.5).

Hình 2.5 Viêm kết mạc mắt ở chó mắc bệnh Carré
()
2.3.3.2 Bệnh tích
Bệnh tích đại thể: Không có bệnh tích đại thể mang tính chất chỉ thị bệnh.
Người ta lưu ý sự teo hung tuyến (giảm kích thước) thường thấy khi khám tử. Có
thể gặp sừng hóa ở mõm và gan bàn chân. Tùy theo mức độ phụ nhiễm vi trùng, có
thể thấy viêm phế quản - phổi, viêm ruột, mụn mủ ở da…

Bệnh tích vi thể: Hoại tử những mô bạch huyết. Thể vùi trong tế bào chất bắt
màu eosin ở bàng quang, bồn thận, những tế bào biểu mô đường hô hấp, ruột và
não. Viêm não tủy không mủ với thoái hóa nơron, tăng sinh tế bào thần kinh đệm,
hủy myelin và thể vùi trong nhân thường gặp trong tế bào thần kinh đệm.
2.3.4 Chẩn đoán (Greene và Appel, 2005)
 Phòng thí nghiệm
Những dấu hiệu huyết học khác thường bao gồm giảm lympho bào nguyên nhân
do tế bào lympho bị tiêu diệt. Điều này vẫn thường xảy ra trên những chó con với
sự tiến triển bệnh nhanh chóng và các dấu hiệu thần kinh. Giảm tiểu cầu (như dưới
30.000 tế bào/ μl) và thiếu máu đã được tìm thấy ở những thú sơ sinh (< 3 tuần)
nhiễm bệnh thực nghiệm nhưng không tìm thấy ở những chó già hoặc nhiễm bệnh
tự nhiên. Có thể tìm thấy thể vùi của virus ở giai đoạn đầu của bệnh bằng việc kiểm
tra máu. Theo Wright – Leishman, thể vùi trong tế bào lympho thường lớn, đơn

12


nhân, hình oval, màu xám nhưng thể vùi ở hồng cầu thì ngược lại, thể vùi tròn, nằm
ở vị trí bất kỳ và xuất hiện ánh sáng xanh (Hình 2.6).

Hình 2.6 Thể vùi trong hồng cầu
()
 Miễn dịch huỳnh quang
Miễn dịch huỳnh quang có thể tạo điều kiện cho một chẩn đoán cụ thể bệnh
Carré, tuy nhiên đòi hỏi những thiết bị đặc biệt và được thực hiện trong chẩn đoán
phòng thí nghiệm. Ở những con chó bị nhiễm, miễn dịch huỳnh quang thường được
thực hiện trên phết kính tế bào từ màng kết, hạch amidan, vùng sinh dục và biểu mô
hô hấp. Kỹ thuật này cũng có thể được thực hiện trên tế bào thần kinh, máu, cặn
nước tiểu và tủy xương. Việc phết kính phải được thực hiện trên một slide rửa sạch,
đã sấy khô hoàn toàn bằng không khí và tốt nhất là được cố định trong acetone 5

phút trước khi mang đến phòng thí nghiệm. Tại phòng thí nghiệm chúng sẽ được
nhuộm trực tiếp hoặc gián tiếp với phức hợp huỳnh quang – kháng thể và được
kiểm tra dưới kính hiển vi huỳnh quang (Hình 2.7).
Huỳnh quang dương tính được xác định trong vòng 3 tuần đầu sau khi nhiễm,
khi mà bệnh xuất hiện ở hầu hết các cơ quan. Virus cũng sẽ mất đi trong các mô này
sau 1 - 2 tuần có dấu hiệu bệnh (21 - 28 sau khi nhiễm bệnh). Bắt đầu giai đoạn
phục hồi, kháng nguyên và kháng thể kết hợp với nhau trong tế bào nhiễm, dẫn đến
kết quả âm tính giả. Virus có thể được xác định trong thời gian dài ở biểu mô tế
bào, đại thực bào của đường hô hấp trên, khí quản có thể sử dụng trong chẩn đoán.
Virus cũng còn tồn tại trên 60 ngày trong da, gan bàn chân và hệ thần kinh trung
ương. Ở trường hợp mãn tính, phương pháp này không được khuyến cáo vì kháng

13


×