Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG NƯỚC UỐNG CÓ pH = 3,5 ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ SỨC KHỎE CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.94 KB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI-THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG NƯỚC UỐNG CÓ
pH = 3,5 ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ SỨC KHỎE CỦA GÀ
LƯƠNG PHƯỢNG

Sinh viên thực hiện: TRẦN BẢO TÍN
Lớp: DH05DY
Ngành: Dược Thú Y
Niên khóa: 2005 - 2010

Tháng 8/2010


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI-THÚ Y
****************

TRẦN BẢO TÍN

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG NƯỚC UỐNG CÓ
pH = 3,5 ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ SỨC KHỎE CỦA GÀ
LƯƠNG PHƯỢNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
Bác sỹ Thú Y chuyên ngành Dược



Giáo viên hướng dẫn
TS. Nguyễn Thị Phước Ninh
TS. Nguyễn Tất Toàn

Tháng 8/2010

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: Trần Bảo Tín
Tên đề tài: “Khảo sát khả năng phòng bệnh của nước uống có độ pH thấp trên gà
Lương Phượng”
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận
xét, đóng góp của Hôi Đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày …/…/2010
Giáo viên hướng dẫn

Giáo viên hướng dẫn

TS. Nguyễn Thị Phước Ninh

TS. Nguyễn Tất Toàn

i


LỜI CẢM ƠN
Mãi khắc ghi công ơn cha mẹ đã sinh thành dạy dỗ, nuôi nấng con đến ngày
hôm nay. Con vô cùng biết ơn những khó khăn, vất vả mà cha mẹ đã hy sinh để cho

con những điều tốt đẹp nhất.
Chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi-Thú Y và toàn thể quý thầy cô đã truyền
đạt, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập
Ban quản lý và các cô chú, anh em trong trại gà Nguyễn Viết Ba đã tạo điều
kiện và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Tất Toàn và TS. Nguyễn Thị
Phước Ninh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề
tài.
Cảm ơn tất cả các bạn lớp Dược Thú Y-31 đã chia sẻ, giúp đỡ và hỗ trợ cho
tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện đề tài.
Sinh viên
Trần Bảo Tín

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của việc sử dụng nước uống có độ pH = 3,5
đến năng suất và sức khỏe của gà Lương Phượng”. Đề tài được thực hiện từ tháng
03/010 đến 06/2010 tại trại chăn nuôi A thuộc thị xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai,
tiến hành khảo sát trên đàn gà 1700 con từ 1-67 ngày tuổi, chia thành 2 lô, lô thí
nghiệm sử dụng nước uống có độ pH khoảng 3,5 và lô đối chứng sử dụng nước
thường, mỗi lô 850 con. Kết quả như sau:
Nhiệt độ khảo sát qua các tuần tuổi (từ 1 – 9 tuần tuổi) lần lượt là: 33,16oC;
33,17oC; 32,9oC; 32,09oC; 31,8oC; 32,05oC; 31,76oC; 32,37oC; 32,28oC
Ẩm độ khảo sát từ 1 – 9 tuần tuổi lần lượt là 70,33 %; 80,24 %; 75,05 %; 74
%; 68,86 %; 72,81 %; 83,67 %; 77,14 %; 74,67 %.
Tỷ lệ nhiễm các mầm bệnh ở lô thí nghiệm thấp hơn lô đối chứng

Tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở 14, 40 và 57 ngày tuổi lần lượt là 0 %; 50 %; 20 % ở
lô thí nghiệm và 0 %; 30 %; 70 % ở lô đối chứng
Tỷ lệ chết ở lô thí nghiệm 3,51 % thấp hơn lô đối chứng 5,24 %
Hàm lượng kháng thể MG ở 19, 35 và 56 ngày tuổi lần lượt là 11,8; 32; 18,4
ở lô thí nghiệm và 9,8; 128; 27 ở lô đối chứng.
Trọng lượng bình quân lúc 67 ngày tuổi lô thí nghiệm 1600 g cao hơn lô đối
chứng đạt 1560 g
Tăng trong tuyệt đối lô thí nghiệm 23,28 g/con/ngày cao hơn lô thí nghiệm
đạt 22,67 g/con/ngày.
Tiêu thụ thức ăn hàng ngày lô thí nghiệm đạt 61,81 g/con/ngày thấp hơn lô
đối chứng đạt 62,9 g/con/ngày
Hệ số chuyển biến thức ăn của lô thí nghiệm đạt 2,6 kg thức ăn/ kg tăng
trọng thấp hơn lô đối chứng đạt 2,7 kg thức ăn/kg tăng trọng.
Qua quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy việc bổ sung nước uống giảm pH
giúp nâng cao khả năng phòng bệnh của đàn gà, giúp giảm thiểu tỷ lệ chết và đem lại
hiệu quả kinh tế cao.

iii


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii
Tóm tắt khóa luận...................................................................................................... iii
Mục lục.......................................................................................................................iv
Danh sách các từ viết tắt .......................................................................................... vii
Danh sách bảng ....................................................................................................... viii
Danh sách biểu đồ ......................................................................................................ix
Danh sách hình ............................................................................................................ x
Chương 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1

1.1 Đặt vấn đề ...................................................................................................................... 1
1.2 Mục đích - yêu cầu........................................................................................................ 2
1.2.1 Mục đích............................................................................................................. 2
1.2.2 Yêu cầu............................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 3
2.1 Tổng quan về giống gà Lương Phượng...................................................................... 3
2.1.1 Nguồn gốc .......................................................................................................... 3
2.1.2 Ngoại hình .......................................................................................................... 3
2.1.3 Năng xuất ........................................................................................................... 3
2.2 Giới thiệu trại chăn nuôi A .......................................................................................... 4
2.2.1 Chuồng trại ......................................................................................................... 4
2.2.2 Vệ sinh sát trùng................................................................................................. 4
2.2.3 Nuôi dưỡng......................................................................................................... 4
2.3 Quy trình tiêm phòng vaccin ....................................................................................... 5
2.4 Thuốc thú y sử dụng tại trại ......................................................................................... 6
2.5 Đặc điểm cấu tạo và sinh lý tiêu hóa ở gia cầm ........................................................ 6
2.5.1 Mỏ và xoang miệng............................................................................................ 6
2.5.2 Thực quản và diều .............................................................................................. 7

iv


2.5.3 Dạ dày ................................................................................................................ 7
2.5.4 Ruột .................................................................................................................... 8
2.6 Tổng quan hệ vi sinh vật đường ruột .......................................................................... 9
2.6.1 Hệ vi sinh vật tùy nghi ....................................................................................... 9
2.6.2 Hệ vi sinh vật bắt buộc ....................................................................................... 9
2.7 Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và tiêu thụ thức ăn của gà ............ 10
2.7.1 Dinh dưỡng.......................................................................................................10
2.7.2 Nhiệt độ ............................................................................................................10

2.7.3 Ẩm độ ...............................................................................................................11
2.7.4 Mật độ ..............................................................................................................11
2.8 Tổng quan về acid hữu cơ .......................................................................................... 11
2.8.1 Tác dụng sinh học của acid hữu cơ ..................................................................11
2.8.2 Những ứng dụng của acid hữu cơ trong nuôi dưỡng động vật ........................12
2.8.2.1 Ứng dụng acid hữu cơ để kháng khuẩn.........................................................12
2.8.2.2 Cơ chế tác động của các acid hữu cơ lên vi khuẩn gây bệnh........................12
2.8.2.3 Ảnh hưởng của độ pH lên sự phát triển của hệ vi sinh vật đường ruột ........14
2.9 Sơ lược các tài liệu liên quan .................................................................................... 14
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ............................16
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm ............................................................................. 16
3.2 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................. 16
3.3 Nội dung nghiên cứu .................................................................................................. 16
3.4 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 16
3.4.1 Bố trí thí nghiệm ..............................................................................................16
3.4.2 Theo dõi tiểu khí hậu chuồng nuôi...................................................................17
3.4.3 Ghi nhận các biểu hiện bệnh trên gà thí nghiệm ..............................................17
3.4.4 Quan sát bệnh tích đại thể và vi thể ................................................................18
3.4.5 Theo dõi hàm lượng kháng thể chống lại virus Newcastle. .............................19
3.4.6 Theo dõi năng xuất ...........................................................................................19
3.4.7 Hiệu quả kinh tế giữa các lô thí nghiệm ..........................................................20

v


3.5 Xử lý số liệu ............................................................................................................. 20
Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN .....................................................................21
4.1 Tiểu khí hậu chuồng nuôi .......................................................................................... 21
4.2 Tình hình bệnh trên đàn gà ........................................................................................ 22
4.2.1 Tình hình bệnh chung.......................................................................................22

4.2.2 Tỷ lệ nhiễm cầu trùng ......................................................................................25
4.2.3 Tỉ lệ chết ...........................................................................................................27
4.3 Quan sát bệnh tích đại thể và vi thể .......................................................................... 28
4.4 Khảo sát hàm lượng kháng thể trên đàn gà ............................................................. 30
4.4.1 Hàm lượng kháng thể chống bệnh Newcastle (MG) .......................................30
4.4.2 Tỷ lệ mẫu xét nghiệm có hiệu giá HI ≥ 16.......................................................31
4.5 Các chỉ tiêu về năng suất đàn gà ............................................................................... 32
4.5.1 Trọng lượng bình quân của đàn gà qua các giai đoạn khảo sát .......................32
4.5.2 Tỷ lệ gà còi khi xuất chuồng ............................................................................34
4.5.3 Lượng tiêu thụ thức ăn qua các giai đoạn ........................................................34
4.5.4 Tăng trọng tuyệt đối qua các giai đoạn ............................................................35
4.5.5 Hệ số chuyển biến thức ăn ...............................................................................37
4.6 Hiệu quả kinh tế .......................................................................................................... 38
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................39
5.1 Kết luận ........................................................................................................................ 39
5.2 Đề nghị ......................................................................................................................... 39
Tài liệu tham khảo .....................................................................................................43
Phụ lục .......................................................................................................................43

vi


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
DC

: Đối chứng

TN

: Thí nghiệm


HA

: Haemagglutination test

HI

: Haemagglutination inhibition

MG

: Medica geometrica

TSTK

: Tham số thống kê

P

: Probability

TTTĐ

: Tăng trọng tuyệt đối

HSCBTĂ

: Hệ số chuyển biến thức ăn

vii



DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Lịch tiêm phòng vaccin ............................................................................... 5
Bảng 2.2 Danh mục thuốc thú y sử dụng tại trại......................................................... 6
Bảng 2.3 Dịch phân tiết và giá trị pH ở đường tiêu hóa gia cầm................................ 9
Bảng 2.4 Mật độ gà nuôi trong các khoảng nhiệt độ ................................................ 11
Bảng 2.5 Khoảng pH thích hơp cho sự phát triển của một số vi khuẩn ................... 14
Bảng 3.1 Bố trí thí nghiệm ........................................................................................ 16
Bảng 4.1 Nhiệt độ và ẩm độ trung bình theo tuần tuổi ............................................. 21
Bảng 4.2 Tỷ lệ triệu chứng, bệnh tích trên gà 1-21 ngày tuổi .................................. 22
Bảng 4.3 Tỷ lệ bệnh tích trên gà trong giai đoạn 21-67 ngày tuổi ........................... 23
Bàng 4.4 Tỷ lệ nhiễm cầu trùng ................................................................................ 26
Bảng 4.5 Tỷ lệ chết qua các tuần tuổi ....................................................................... 27
Bảng 4.6 Bệnh tích vi thể .......................................................................................... 29
Bảng 4.7 Hàm lượng kháng thể chống bệnh Newcastle (MG) ................................. 30
Bảng 4.8 Tỷ lệ mẫu thí nghiệm có hiệu giá HI ≥ 16 ................................................. 31
Bảng 4.9 Trọng lượng bình quân gà 1-67 ngày tuổi (g/con) .................................... 32
Bảng 4.10 Tỷ lệ gà còi khi xuất chuồng ................................................................... 34
Bảng 4.11 Lượng tiêu thụ thức ăn qua các giai đoạn................................................ 34
Bảng 4.12 Tăng trọng tuyệt đối qua các giai đoạn.................................................... 36
Bảng 4.13 Hệ số chuyển biến thức ăn (FCR) (kg) .................................................... 37
Bảng 4.14 Bảng tính hiệu quả kinh tế ....................................................................... 38

viii


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Trang

Biểu đồ 2.1 Sự phân ly của acid butyric, lactic và formic ở pH khác nhau trong ống
tiêu hóa ...................................................................................................................... 13

ix


DANH SÁCH HÌNH
Trang

Hình 4.1 Bệnh tích thường gặp trên gà từ 21-67 ngày tuổi ...................................... 25

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay, với sự phát triển của nền chăn nuôi công nghiệp hiện đại, chăn nuôi
với mật độ cao làm nảy sinh các vấn đề về dịch bệnh. Để phòng chống dịch bệnh, rất
nhiều các chế phẩm đã được nghiên cứu đưa vào trong thực tiễn sản xuất. Trong đó
kháng sinh được sử dụng rất rộng rãi vì vậy đã dẫn đến tình trạng lạm dụng bừa bãi ở
một số nơi, từ đó làm gia tăng khả năng kháng thuốc của vi khuẩn, đồng thời lượng
kháng sinh tồn dư gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng sản phẩm. Do đó,
nhiều kháng sinh hiện nay đã bị cấm sử dụng hoặc hạn chế.
Để nâng cao hiệu quả điều trị của kháng sinh và đáp ứng nhu cầu chăn nuôi
ngày càng phát triển, đảm bảo an toàn cho người sử dụng, các chế phẩm sinh học
đang được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Trong đó acid
hữu cơ được đánh giá có lợi ích cao với những công dụng nổi bật như tăng khả năng
tiêu hóa và hấp thu thức ăn, tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn có lợi đồng
thời ức chế hoạt đông của các vi khuẩn có hại từ đó nâng cao khả năng phòng bệnh

cho vật nuôi. Theo kết quả khảo sát trên gà Lương Phượng của Nguyễn Hải Linh
(2010) cho thấy khi bổ sung acid vào nước uống, sau 67 ngày tuổi đạt 2270g cao hơn
so với uống nước thường đạt 2020g.
Với tình hình chăn nuôi gia cầm đang phát triển rất nhanh của nước ta hiện
nay, việc thử nghiệm bổ sung acid hữu cơ vào nước uống nhằm đánh giá lợi ích và áp
dụng vào sản xuất là rất cần thiết. Nó góp phần giảm bớt việc sử dụng kháng sinh, từ
đó giảm chi phí điều trị, nâng cao năng suất, tăng hiệu quả kinh tế và tạo nguồn thực
phẩm sạch và an tòan cho con người.

1


Xuất phát từ thực tiễn đó, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Phước Ninh
và TS. Nguyễn Tất Toàn, chúng tôi tiến hành đề tài “Ảnh hưởng của việc sử dụng
nước uống có pH = 3,5 đến năng suất và sức khỏe của gà Lương Phượng”.
1.2 Mục đích - yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Khảo sát khả năng phòng bệnh trên đàn gà khi bổ sung nước uống giảm pH
(pH= 3,5), từ đó đưa ra biện pháp phòng bệnh và áp dụng vào thực tiễn nhằm nâng
cao năng xuất và tăng lợi nhuận cho nhà chăn nuôi gà hiện nay.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi tiểu khí hậu chuồng nuôi: nhiệt độ và độ ẩm
Ghi nhận những biểu hiện triệu chứng, bệnh tích trên gà bệnh
Đánh giá hiệu giá kháng thể chống virus Newcastle
Quan sát bệnh tích đại thể và vi thể trên gà khỏe khi xuất chuồng
Ghi nhận lượng thức ăn tiêu thụ, mức độ tăng trưởng của gà
Hiệu quả kinh tế

2



Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về giống gà Lương Phượng
2.1.1 Nguồn gốc
Gà Lương Phượng là giống gà nuôi chăn thả lấy thịt có nguồn gốc từ khu
Lương Phượng Giang, Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc). Năm 1998, Trung tâm
nghiên cứu gia cầm Vạn Phúc đã nhập 1900 con và đưa vào nuôi tại trại thực
nghiệm Liên Ninh (Đào Đức Long, 2002)
2.1.2 Ngoại hình
Đặc điểm ngoại hình của gà Lương Phượng rất giống với gà địa phương,
chúng có mào, tích đỏ, da vàng. Gà trống có vóc dáng lớn, màu vàng rơm hoặc đen
đốm hoa, mào cờ lớn đứng. Gà mái vóc dáng nhỏ, có màu lông tương tư như gà đực
(Nguyễn Thị Thảo, 2008)
2.1.3 Năng xuất
Gà Lương Phượng có trọng lượng cơ thể tăng khá nhanh, 10 tuần tuổi đạt 1,8
- 1,9 kg/con. Gà mái bắt đầu đẻ trứng ở tuần thứ 21 với sản lượng trứng:
175quả/mái/năm, tỷ lệ nở 80 – 85 %, trọng lượng 45g/quả, thời gian khai thác 52
tuần. Lượng thức ăn tiêu tốn bình quân 2,6 - 2,7kg/kg tăng trọng. Nếu nuôi thả
vườn, ba tháng có thể đạt 1,9 - 2,4 kg/con, tỷ lệ nuôi sống 92 – 95 % (Nguyễn Quý
Khiêm, 2006)
2.1.4 Điều kiện nuôi dưỡng
Gà Lương Phượng có sức đề kháng cao, thích nghi tốt với điều kiện nuôi
dưỡng ở nước ta và hiện đang được nuôi rộng rãi. Gà có sức chống chịu bệnh cao,
có khả năng tận dụng thức ăn tốt, đặc biệt có thịt thơm, đầu tư chuồng trại thấp, phù

3


hợp với quy mô nuôi tại các nông hộ, kể cả các vùng sâu, vùng xa (Nguyễn Quý

Khiêm, 2006)
2.2 Giới thiệu trại chăn nuôi A
2.2.1 Chuồng trại
Trại gà được xây dựng trên tổng diện tích 2,5 hecta gồm 17 dãy chuồng. Mỗi
chuồng có diện tích 200m2 với kích thước chiều dài x chiều rộng là 25m x 8m.
Chuồng được xây nền xi măng, xung quanh rao bằng lưới B40, mái lợp tôn. Một
chuồng nuôi khoảng 2.000 gà.
2.2.2 Vệ sinh sát trùng
Chuồng được rửa sạch, phơi khô và sát trùng lần thứ nhất bằng nước vôi, sau
2 ngày tiếp tục phun thuốc sát trùng và để khô một ngày trước khi nhập gà. Tất cả
các dung cụ máng ăn, uống đều được sát trùng trước khi sử dụng. Trại thực hiện
phun thuốc sát trùng quanh khu vực chăn nuôi định kì khoảng 2 tuần/ lần
2.2.3 Nuôi dưỡng
Gà được nuôi thành 2 giai đoạn: giai đoạn nuôi úm và giai đoạn nuôi thịt
2.2.3.1 Giai đoạn nuôi úm
Điều kiện chuồng trại: gà con một ngày tuổi được nhập về trại thuộc trại
giống Phú Sơn. Chuồng úm được bao kín bằng các tấm bạt chắn gió đồng thời để
giữ nhiệt, gà được ủ ấm bằng hệ thống đèn tỏa nhiệt, nhiệt độ chuồng luôn giữ ở
mức cao trong 3 ngày đầu, khoảng 33 - 36oC vào ban ngày, buổi tối và sáng sớm do
trời lạnh, hệ thống đèn không đủ giữ nhiệt nên nhiệt độ vào khoảng 28 - 30oC. Sau
10 ngày, các tấm bạt và bóng điện được tháo gỡ dần tạo không khí thoáng mát cho
gà và sau 14 ngày thì tháo hoàn toàn, chỉ giữ lại khoảng 10 bóng đèn để chiếu sáng
cho gà ăn vào ban đêm
Chăm sóc nuôi dưỡng: gà khi nhập về được cho uống nước trắng trong 3
giờ đầu, sau đó nước được pha electrolyte cho uống tiếp tục. Gà nhập về sau 8 tiếng
mới bắt đầu cho ăn, chúng tôi dùng các bao cám hết, sát trùng, phơi khô và cắt ra để
cám tập ăn cho gà con, thức ăn được cho ít một, cứ sau 3 giờ thì thêm thức ăn, vào
buổi tối thức ăn được cho nhiều hơn sao cho gà luôn có cám trên bao. Sau 3 ngày gà

4



được chuyển qua cho ăn máng. Trại sử dụng cám Master cho gà ăn, gà từ 1 đến 21
ngày tuổi ăn cám bao mã 2011 thuộc thương hiệu cám Master
2.2.3.2 Giai đoạn nuôi thịt
Giai đoạn sau 21 ngày tuổi, gà được cho ăn ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi
chiều, nước uống luôn đươc cung cấp đầy đủ, máng ăn và máng uống cũng được
thay đổi cho phù hợp với đàn gà. Trong giai đoạn này gà ăn cám loại 2021 thuộc
thương hiệu cám Master.
2.3 Quy trình tiêm phòng vaccin
Theo quy trình tiêm phòng của trại, lịch chủng ngừa vaccine đối với các bệnh
Newcastle, IB (viêm phế quản truyền nhiễm) và Gumboro được trình bày qua Bảng
2.1
Bảng 2.1 Lịch tiêm phòng vaccin
Ngày tuổi

Tên bệnh

Tên vaccine

Đường cấp

5 ngày

Newcastle và IB lần 1

Cevac BIL

Nhỏ mắt mũi


12 ngày

Gumboro lần 1

Cevac IBND

Uống

22 ngày

Newcastle và IB lần 2

Cevac BIL

Uống

28 ngày

Gumboro lần 2

CevacIBND

Uống

37 ngày

Newcastle và IB lần 3

Cevac BIL


Uống

Chú thích: IB (Infectious Bronchitis)
Đối với bệnh Newcastle và IB trại chủng ngừa 3 đợt vào các giai đoạn 5
ngày tuổi, 22 ngày tuổi và 37 ngày tuổi. Đợt 1, vaccine được cấp qua đường nhỏ
mắt, mũi; đợt 2 và 3 trại pha vaccine vào nước và cấp cho gà qua đường uống. Đối
với bệnh Gumboro, trại chủng ngừa 2 đợt vào các giai đoạn 12 ngày tuổi và 28 ngày
tuổi, cả 2 lần chủng ngừa đều được cấp qua đường uống. Vaccine được sử dụng là
vaccine sống nhược độc thuộc công ty Cevac (Pháp)

5


2.4 Thuốc thú y sử dụng tại trại
Chúng tôi ghi nhận các loại thuốc thú y thường được sử dụng tại trại (Bảng
2.2) như sau:
Bảng 2.2 Danh mục thuốc thú y sử dụng tại trại
STT

Tên thuốc

Biệt dược

Liều sử dụng

1

Tylan

tylosin


0.5-1g/ 1 lít nước

2

Octamic

amoxylin và colistin

1-2g/ 1 lít nước

3

Florphenicol

florfenicol

1g/ 6 lít nước

4

Anticoccin 250ml

diclazuril

0.5-1ml/ 1lit nước

5

Esb3


sulfachlorpyrazine

1g/ 1 lít nước

6

Bromhexin

1g/ 1 lít nước

7

Anagin C

1g/ 1 lít nước

8

Vitamin K

1g/ 1 lít nước

9

Vitamin C

0.5g/ 1 lít nước

10


Electrolyte+C

1g/ 1 lít nước

11

Sorbitol

1g/ 1 lít nước

12

Neomeriol

1ml/ 1lít nước

13

Phosretic

1g/ 1 lít nước

14

Perfesol

Các vitamin và khoáng

0.5g/ 1 lít nước


15

Vitamix

Các vitamin và khoáng

1g/ 1 lít nước

16

Nopstress

Các vitamin và khoáng

1g/ 1 lít nước

17

Men tiêu hóa

18

Đường, sữa

1ml/ 1lít nước

2.5 Đặc điểm cấu tạo và sinh lý tiêu hóa ở gia cầm
Theo Dương Thanh Liêm (2008), cơ quan tiêu hóa của gia cầm có rất nhiều
khác biệt so với động vật có vú. Cấu tạo tổng quát bộ máy tiêu hóa ở gia cầm bao

gổm các bộ phận chủ yếu sau đây:
2.5.1 Mỏ và xoang miệng

6


2.5.1.1 Mỏ
Gia cầm có mỏ nhọn được bao bọc một lớp sừng cứng, thích hợp cho việc
mổ, rỉa, lấy thức ăn trên cạn. Mỏ có 3 tác dụng: vừa để lấy thức ăn, vừa để kìm giữ
khi tiến hành giao phối, vừa làm vũ khí để chiến đấu tự vệ. Cũng chính vì lẽ đó, khi
nuôi gà theo hướng công nghiệp, mật độ cao, những sơ xuất trong kĩ thuật như khẩu
phần ăn thiếu protein, thiếu muối, thiếu chất xơ…có thể dẫn đến sự cắn mổ lẫn nhau
gây tổn thất cho nhà chăn nuôi.
2.5.1.2 Xoang miệng
Trong xoang miệng có lưỡi và hệ thống tuyến nước bọt. Hệ thống tuyến
nước bọt phân tiết ra một lượng nước bọt ở gà trưởng thành trung bình khoảng 12ml
trong một ngày đêm (biến động từ 7 - 25ml tùy theo tính chất và lượng thức ăn ít
hay nhiều). Độ pH của tuyến nước bọt gia cầm khoảng 6,75. Khác với động vật có
vú, tuyến nước bọt của gia cầm không có enzyme tiêu hóa tinh bột.
2.5.2 Thực quản và diều
Gia cầm có ống thực quản dài, trước khi đổ vào xoang ngực nó được phình
to ra tạo thành cái túi gọi là diều. Trên niêm mạc suốt ống thực quản và diều có rất
nhiều tuyến nước nhờn làm cho trơn giúp thức ăn vận chuyển được dễ dàng.
Diều là cơ quan dự trữ và điều tiết thức ăn ở gia cầm. Diều còn tiết ra dịch
diều để thấm ướt thức ăn, pH ở diều khoảng 4,5 kết hợp với nhiệt độ thân nhiệt
thích hợp cho các men tiêu hóa có sẵn trong thức ăn hoạt động
2.5.3 Dạ dày: Gồm dạ dày cơ và dạ dày tuyến
2.5.3.1 Dạ dày tuyến
Dạ dày tuyến nằm trước dạ dày cơ, dung tích nhỏ. Ở đây có các tuyến tiết ra
dịch vị, HCl và enzyme pepsin. pH tại dạ dày tuyến ở khoảng 4,4. Thời gian lưu lại

của thức ăn tại đây ngắn. Thức ăn được thấm ướt bởi dịch vị và tiếp tục được
chuyển xuống dạ dày cơ để tiêu hóa tiếp. Vì vậy, khi dạ dày tuyến bị tổn thương
như bệnh dịch tả, Gumboro,…thì khả năng tiêu hóa protein trong thức ăn cũng
giảm.

7


2.5.3.2 Dạ dày cơ
Dạ dày cơ nằm phía sau dạ dày tuyến, nhiệm vụ chính của dạ dày cơ là co
bóp và nghiền nát thức ăn. Ngoài ra, pH trong dạ dày cơ khoảng 2,6 tạo môi trường
thuận lợi cho các enzyme hoạt động giúp khả năng hấp thu thức ăn tốt hơn khi được
chuyển xuống ruột non.
2.5.4 Ruột: gồm ruột non và ruột già
2.5.4.1 Ruột non: là một ống dài có đoạn rộng hẹp khác nhau, dựa vào hình thái
của nó, người ta chia ruột non làm 3 đoạn khác nhau:
Đoạn tá tràng (Duodenum), là một ống lớn rộng có dạng hình chữ U. Sự tiêu
hóa hóa học bởi enzyme cơ thể và sự hấp thu diễn ra rất mãnh liệt ở đây
Đoạn không tràng (Jejunum) bắt đầu từ cuối tá tràng, nơi đổ ra của 4 ống
tuyến (2 ống từ gan và 2 ống từ tụy) đến chỗ cuối noãn hoàng (tương đương cuống
rốn ở động vật có vú)
Đoạn hồi tràng (Ilenum) bắt đầu từ cuống noãn hoàng đến ngã tư manh tràng
Dưới tác dụng của các loại enzyme từ dịch vị, dịch ruột, dịch tụy, đại bộ
phận các chất dinh dưỡng như chất bột đường, protein, lipid được tiêu hóa và hấp
thu tại đây. pH tại ruột non khoảng 6,2; pH này không thích hợp cho hoạt động
enzyme ở ruột nhưng nhờ thân nhiệt cao nên đã tăng hoạt động của enzyme.
Chất bột đường tiêu hóa nhanh và hấp thu nhanh ở đoạn trên của ruột non,
protein phân giải thành acid amin chậm hơn nên nó được hấp thu nên được hấp thu
ở đoạn kế tiếp của ruột non.
2.5.4.2 Ruột già: chủ yếu là hấp thu chất xơ và tái hấp thu các chất dinh dưỡng, tuy

nhiên sự hấp thu ở đây là không đáng kể. Giá trị pH ở ruột già khoảng 6,3.
Dịch phân tiết và giá trị pH ở đường tiêu hóa gia cầm được trình bày ở Bảng
2.3

8


Bảng 2.3 Dịch phân tiết và giá trị pH ở đường tiêu hóa gia cầm
Vị trí ống tiêu hóa

Dịch phân tiết

pH

Miệng

Nước bọt

6,75

Diều

Dịch diều

4,5

Dạ dày tuyến

Dịch vị


4,4

Dạ dày cơ

-

2,6

Ruột

Dịch ruột

6,2

Gan

Dịch mật

5,6

(Theo Chang và Chen, 2000; Dương Thanh Liêm, 2008; Trần Thị Dân và Dương
Nguyên Khang, 2008)
2.6 Tổng quan hệ vi sinh vật đường ruột
Theo Tô Minh Châu 2004, hệ sinh vật đường ruột được chia thành 2 nhóm
chính: hệ vi sinh vật tùy nghi và hệ vi sinh vật bắt buộc.
2.6.1 Hệ vi sinh vật tùy nghi
Phần lớn là các loại vi sinh vật có hại như Salmonella, Klebsiella, E.coli,
Clostridium, Staphylococcus…Chúng thay đổi tùy vào điều kiện môi trường, thức
ăn, sức đề kháng của cơ thể và khi gặp các yếu tố thích hợp chúng phát triển nhanh
chóng, sản sinh độc tố xâm nhập phá vỡ tế bào đường ruột, gây hại cho gia súc, gia

cầm. Hầu hết các vi sinh vật loại này thích nghi với độ pH từ trung tính đến kiềm.
Khi gặp điều kiện thích hợp, nhóm vi khuẩn này phát triển gây dày thành
ruột từ đó giảm hấp thu các acid amin và đường đơn, ức chế hoạt động của các
enzyme, giảm tiết acid mật dẫn đến giảm tiêu hóa chất béo. Ngoài ra, chúng còn sản
sinh ra các chất độc hại như NH3, CH4, H2S, độc tố…gây tác động rất xấu đến sức
khỏe cơ thể vật chủ.
2.6.2 Hệ vi sinh vật bắt buộc
Bao gồm các vi sinh vật thích nghi với môi trường acid dạ dày-ruột của động
vật gồm những loài như Streptococcus, S.faecium, Lactobacillus acidophilus,
L.bulgaricus, Bacillus sublitis, Bifidobacterium…..đa số những loài này thích nghi
với môi trường pH ≤ 4,5 (Vũ Xuân Bình, 2008 và Nguyễn Hận Thiên Thu, 2008)

9


Những vi sinh vật này có vai trò rất quan trọng trong hệ thống tiêu hóa của
động vật, một khi đã sinh sản và phát triển trong đường tiêu hóa sẽ cạnh tranh đối
kháng với các vi sinh vật gây bệnh làm ức chế sự phát triển của chúng. Đồng thời,
các vi sinh vật có lợi cũng tác động đến tiến trình trao đổi chất, tổng hợp acid amin,
protein và các vitamin…theo hướng tích cực cho cơ thể
2.7 Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và tiêu thụ thức ăn của gà
2.7.1 Dinh dưỡng
Dinh dưỡng giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển sinh lý trong cơ thể của
gia cầm. Khẩu phần ăn phải đảm bảo được sự cân bằng các chất dinh dưỡng như
protein, các acid amin, chất béo, chất xơ, khoáng chất,… theo tỉ lệ phù hợp để đáp
ứng cho nhu cầu của gia cầm. Nếu khẩu phần ăn thiếu dinh dưỡng sẽ dẫn đến sự suy
giảm các quá trình trao đổi chất và các hoạt động chức năng của cơ thể, từ đó xuất
hiện tình trạng còi cọc, chậm lớn, sức đề kháng bệnh kém, giảm năng suất. Nếu
khẩu phần ăn dư thừa sẽ làm giảm tính thèm ăn, tiêu chảy và làm giảm hiệu quả
kinh tế. Vì vậy dinh dưỡng cho gia cầm cần hợp lý và phù hợp với tình trạng sinh lý

của từng giai đoạn phát triển của gia cầm thì mới đạt kết quả cao.
2.7.2 Nhiệt độ
Thân nhiệt của gia cầm dao động trong khoảng 40,6 - 41,7oC (Lâm Minh
Thuận, 2004). Ngay từ nhỏ gà đã có quá trình điều tiết nhiệt, khả năng này có liên
quan đến yếu tố tiểu khí hậu nhằm giúp cho chúng tạo ra nhiệt và thoát nhiệt để ổn
định nhiệt độ cơ thể. Da của gà không có tuyến mồ hôi vì vậy gà thoát nhiệt thực
hiện khi gà hô hấp
Nhiệt độ trong khoảng 15 - 20oC thì gà có sức sản xuất cao và tiêu tốn ít thức
ăn. Khi nhiệt độ từ 30oC trở lên , gà ăn ít và uống nước nhiều, sức sản xuất của đàn
gà giảm nhiều. Trong trường hợp nhiệt độ cao gà há miệng để thở liên tục, vì vậy
trong trường hợp này cần cấp đủ nước cho gà uống
Khả năng chống nóng của gà trưởng thành tốt hơn gà con, gà đực tốt hơn gà
mái, gà giống nội tốt hơn gà giống ngoại (Đào Đức Long, 2002)

10


2.7.3 Ẩm độ
Độ ẩm không khí tốt nhất trong chuồng nuôi là 65 - 70%. Độ ẩm cao là điều
kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển, lớp độn chuồng dễ bị nấm mốc gây
mủn nát, dụng cụ thiết bị chuồng nuôi dễ hỏng, mầm bệnh dễ dàng lây lan. Độ ẩm
giảm thấp cũng gây hại cho gà. Chuồng nuôi dễ gây bụi làm bẩn không khí, gà dễ bị
bệnh qua đường hô hấp (Đào Đức Long, 2002)
2.7.4 Mật độ
Mật độ phù hợp giúp gà giảm được lây lan bệnh tật, tăng khả năng tiêu thụ
thức ăn, mật độ phải phù hợp với nhiệt độ chuồng nuôi.
Bảng 2.4 Mật độ gà nuôi trong các khoảng nhiệt độ
Nhiệt độ chuồng nuôi

Mật độ gà nuôi thịt loại 2kg (con/m2)


20

20

25

16

30

12

35

8
(Đào Đức Long, 2002)

2.8 Tổng quan về acid hữu cơ
Từ khi kháng sinh bị cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi thì acid hữu cơ
cũng được nghiên cứu bổ sung vào thức ăn với nhiều mục đích khác nhau để thúc
đẩy tăng trưởng và phòng bệnh đường ruột cho gia súc, gia cầm
2.8.1 Tác dụng sinh học của acid hữu cơ
Theo Dương Thanh Liêm (2008) và Hà Tiến Phan (2008) các acid hữu cơ
làm giảm pH đường ruột nên tạo môi trường thuận lợi cho hệ vi sinh vật có lợi phát
triển, ảnh hưởng tốt đến hệ tiêu hóa và trao đổi chất cơ thể, được coi như là yếu tố
cải thiện sự hấp thu các chất dinh dưỡng.
Acid lactic: acid lactic được sử dụng được sử dụng nhằm ổn định hệ vi sinh
vật đường ruột theo hướng có lợi. Từ đó nó cũng có tác dụng phòng ngừa bệnh tiêu
chảy và tăng sự tiêu hóa hấp thu dưỡng chất trong thức ăn.


11


Acid kết tinh: fumaric, citric, sucxinic, malic: Đây là những acid có thể chế
tạo bằng con đường lên men và có thể kết tinh để tạo ra dạng khô, bổ xung vào thức
ăn rất tiện lợi. Các acid này tạo độ pH dạ dày và ruột thấp, vừa có tác dụng tốt trong
tiêu hóa, vừa ức chế vi khuẩn lên men thối ở ruột.
Acid béo bay hơi: acid formic, acid propionic và acid butyric. Đây là những
acid hữu cơ được đưa vào thức ăn không chỉ với mục tiêu kích thích tiêu hóa mà
còn có tác dụng bảo vệ thức ăn chống khuẩn và chống nấm.
2.8.2 Những ứng dụng của acid hữu cơ trong nuôi dưỡng động vật
2.8.2.1 Ứng dụng acid hữu cơ để kháng khuẩn
Acid hữu cơ được coi như là những chất không phụ thuộc các loại kháng
sinh, cũng không phải là những chất tổng hợp có tính kháng khuẩn. Nó là những
chất tổng hợp có nguồn gốc tự nhiên hay acid vô cơ như acid phosphoric không có
hại cho cơ thể, có tính ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây hại bằng
phương pháp hạ pH trong môi trường đường ruột, chống lại sự lên men thối, từ đó
kìm hãm phần lớn các loại vi khuẩn gây bệnh sống trong đường ruột.
2.8.2.2 Cơ chế tác động của các acid hữu cơ lên vi khuẩn gây bệnh
Acid hữu cơ đi vào tế bào vi khuẩn (pH = 7), các acid hữu cơ phân ly thành
anion (R-COO-) và cation (H+). Nguyên sinh chất tế bào vi khuẩn phải huy động
một lượng lớn chất đệm và protein để trung hòa H+ và do đó làm mất nhiều năng
lượng tế bào. Gốc anion có chứa carbon R-COO- sẽ liên kết với nhân tế bào, ức chế
sản xuất RNA, DNA và lipid cấu trúc màng, từ đó ức chế sinh trưởng phân chia tế
bào vi khuẩn và do đó mà vi khuẩn bị tiêu diệt hoặc bị ức chế, không còn khả năng
đề kháng lại được như là đối với kháng sinh (Dương Thanh Liêm, 2008)
Theo Vũ Duy Giảng (2008), các acid hữu cơ có thể đi vào hoặc đi ra khỏi tế
bào vi khuẩn khi ở trạng thái không phân ly. Đặc tính này gắn liền với khả năng
phân ly của các acid hữu cơ, được biểu thị bằng hằng số phân ly pK. pK càng cao

thì độ phân ly càng lớn. Vi dụ trong môi trường có pH như nhau thì acid acetic có
độ phân ly cao hơn acid formic (pK của acid acetic là 4,76 và của acid formic là
3,75) nên khả năng kháng khuẩn của acid acetic thấp hơn acid formic.

12


Ngoài ra khả năng phân ly của acid hữu cơ còn phụ thuộc vào pH của môi
trường. Acid hữu cơ phân ly ít trong môi trường có pH thấp và phân ly nhiều trong
môi trường có pH cao. Ống tiêu hóa của heo hay gà có pH khác nhau ở các vị trí
khác nhau. Ở dạ dày, pH thường thấp (2,5 - 3,5), acid hữu cơ ở đây không phân ly
hoặc phân ly rất ít, nhưng ở ruột non pH thường cao (6 - 7,5), acid hữu cơ phân ly
nhiều, thậm chí phân ly hoàn toàn. Khi đã phân ly thì acid không đi vào được tế bào
vi khuẩn và không còn tác dụng kháng khuẩn. (Biểu đồ 2.1)

(Vũ Duy Giảng, 2008)
Biểu đồ 2.1 Sự phân ly của acid butyric, lactic và formic ở pH khác nhau
trong ống tiêu hóa
Biểu đồ 2.1 cho thấy ở pH=3,5 acid butyric hầu nhu không phân ly, acid
lactic và formic phân ly khoảng 40 % (60 % không phân ly), nhưng pH tăng dần lên
thì sự phân ly của các acid này cũng tăng, đến pH = 6 - 7 tất cả các acid hầu như
phân ly hoàn toàn. Riêng acid butyric có độ phân ly thấp khi pH tăng, ở pH = 5,5 - 6
thì vẫn còn khoảng 20 % không phân ly.
2.8.2.3 Ảnh hưởng của độ pH lên sự phát triển của hệ vi sinh vật đường ruột
Trị số pH ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của vi sinh vật. Hầu hết những
vi sinh vật có hại đều phát triển tốt trong môi trường có trị số pH từ trung tính đến
kiềm (6,5 – 7,5). Nhưng ngược lại những vi sinh vật có lợi phát triển trong môi

13



×