Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng tại mỏ chì kẽm Nà bốp Pù sáp đến môi trường nước xã Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 78 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐÀM THỊ NGỌC QUỲNH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG
KHAI THÁC QUẶNG TẠI MỎ CHÌ KẼM NÀ BỐPPÙ SÁP ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC
XÃ BẰNG LÃNG, HUYỆN CHỢ ĐỒN,
TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Thái Nguyên - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐÀM THỊ NGỌC QUỲNH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG
KHAI THÁC QUẶNG TẠI MỎ CHÌ KẼM NÀ BỐPPÙ SÁP ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC
XÃ BẰNG LÃNG, HUYỆN CHỢ ĐỒN,
TỈNH BẮC KẠN
Ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60 44 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Đức Nhuận

Thái Nguyên - 2018




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.

Thái Nguyên, ngày 06 tháng 8 năm 2018
Tác giả

Đàm Thị Ngọc Quỳnh


ii

LỜI CẢM ƠN
Em xin dành những lời đầu tiên để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các Thầy,
Cô giáo đã ân cần dạy dỗ, truyền đạt kiến thức cho em trong hai năm nghiên cứu và
học tập tại trường.
Trong quá trình thực hiện đề tài em đã nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ nhiệt
tình của các Thầy, Cô trong khoa Tài Nguyên Và Môi Trường - Trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên, tập thể lớp Cao học KHMT K24 đã tạo điều kiện để em
hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo TS Nguyễn Đức Nhuận đã trực tiếp
hướng dẫn và tận tình chỉ bảo giúp đỡ em trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện
đề tài.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng trình độ và năng lực của bản thân còn có
những hạn chế nhất định nên trong luận văn tốt nghiệp của em chắc chắn là không

tránh khỏi sai sót. Kính mong các Thầy, Cô giáo góp ý để nội dung nghiên cứu này
được hoàn thiện.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn
thành luận văn./.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018
Học viên

Đàm Thị Ngọc Quỳnh


iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .............................................................................2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ...................................... 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .................................................................................3
1.1.1 Cơ sở lý luận ...............................................................................................3
1.1.2. Nguồn gốc và thành phần của quặng chì – kẽm [1] ................................10
1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài .................................................................................10
1.3. Cơ sở thực tiễn................................................................................................11
1.3.1. Hiện trạng khai thác và chế biến chì – kẽm trên thế giới [24] ................11

1.3.2. Hiện trạng khai thác và chế biến chì – kẽm ở Việt Nam .........................12
1.3.3. Phân bố và khai thác khoáng sản chì - kẽm ở Bắc Kạn ...........................13
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..... 15
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................15
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................15
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................15
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................15
2.2.1. Thời gian nghiên cứu ...............................................................................15
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................15
2.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................15
2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................16
2.4.1. Phương pháp kế thừa ...............................................................................16


iv

2.4.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp ........................16
2.4.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp .......................................................17
2.4.4. Phương pháp tổng hợp và so sánh ...........................................................21
2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................22
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................. 23
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội khu vực mỏ .............................................23
3.1.1. Điều kiện tự nhiên....................................................................................23
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................29
3.2. Tình hình hoạt động khai thác và chế biến quặng của mỏ chì kẽm Nà bốp -Pù
Sáp tại xã Bằng Lãng huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn ...........................................32
3.2.1. Khái quát về mỏ chì kẽm Nà Bốp- Pù sáp ...............................................32
3.2.2. Đặc điểm khu mỏ khai thác quặng mỏ chì kẽm Nà bốp- Pù sáp .............33
3.2.3. Chất lượng, trữ lượng và công nghệ khai thác quặng của Mỏ ................35


3.2.4. Hiện trạng áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường ....................... 35
3.3. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng tới môi trường
nước trên địa bàn xã Bằng Lãng ............................................................................41
3.3.1. Nguồn tác động ........................................................................................41
3.3.2. Đánh giá chất lượng nguồn nước thải của mỏ trước khi đổ vào nguồn tiếp
nhận suối Khau Củm .........................................................................................43
3.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng tới môi trường .....43
nước mặt xã Bằng Lãng .....................................................................................43
3.3.4. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng tới môi trường nước ngầm ..51
3.4. Phân tích đánh giá diễn biến chất lượng nước trên địa bàn xã Bằng Lãng qua
các năm ..................................................................................................................51
3.4.1. Đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt trên địa bàn xã Bằng Lãng .....51
3.4.2. Diễn biến chất lượng nước ngầm.............................................................55
3.4.3. Diễn biến chất lượng nước thải. ..............................................................60
3.5. Ý kiến người dân về tác động của hoạt động khai thác và chế biến quặng sắt
tới môi trường nước xã Bằng Lãng .......................................................................62
3.5.1. Nhận thức chung ......................................................................................62


v

3.5.2. Kết quả phiếu điều tra ..............................................................................63
3.6. Đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường ........61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 65
1. Kết luận .............................................................................................................65
2. Kiến nghị ...........................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 70


vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu viết tắt

Tên kí hiệu

BOD (Biochemical Oxygen Demand):

Nhu cầu oxy sinh học

CNH - HĐH:

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

COD (Chemical Oxygen Demand):

Nhu cầu oxy hóa học

DO (Dissolve oxygen):

Oxy hòa tan

MPN (Most Probable Number):

Số vi khuẩn có thể lớn nhất

GS:

Giáo sư


KPHĐ:

Không phát hiện được

QCVN:

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN :

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH MTV KLM:

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
kim loại màu

TS:

Tiến sĩ

TSS (Total Suspended Solid):

Tổng chất rắn lơ lửng

UBND:

Ủy ban nhân dân



vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tải lượng tác nhân ô nhiễm do con người đưa vào hàng ngày .................. 5
Bảng 1.2: Các điểm khai thác chì - kẽm trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ......................... 13
Bảng 2.1. Vị trí, số lượng thời gian lấy mẫu ............................................................. 17
Bảng 2.2. Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu............................... 20
Bảng 2.3. Phương pháp đo tại hiện trường ............................................................... 20
Bảng 2.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm ...................................... 21
Bảng 3.1: Nhiệt độ trung bình các tháng trong giai đoạn 2015 – 2017 .................... 25
Bảng 3.2: Biên giới và khối lượng mỏ Nà Bốp – Pù Sáp ......................................... 32
Bảng 3.3. Thành phần, tải lượng và nồng độ các chất trong nước thải sinh hoạt. ............39
Bảng 3.4. Tác động của nước thải không xử lý đến môi trường sinh thái ................ 40
Bảng 3.5. Kết quả phân tích nước thải lần 1, lần 2 của mỏ chì kẽm Nà bốpPù sáp ........................................................................................................ 41
Bảng 3.6. Kết quả phân tích lần 1 chất lượng nước mặt của mỏ chì kẽm Nà
Bốp- Pù Sáp .............................................................................................. 44
Bảng 3.7. Kết quả phân tích lần 2 chất lượng nước mặt của mỏ chì kẽm Nà
Bốp- Pù Sáp .............................................................................................. 45
Bảng 3.8. Kết quả phân tích đợt 1 về chất lượng nước ngầm của mỏ chì
kẽm Nà Bốp- Pù Sáp ................................................................................ 49
Bảng 3.9. Kết quả phân tích đợt 2 về chất lượng nước ngầm của mỏ chì
kẽm Nà Bốp- Pù Sáp ................................................................................ 50
Bảng 3.10. Hàm lượng BOD5 trong nước mặt của xã Bằng Lãng ............................ 52
Bảng 3.11. Hàm lượng chì trong nước mặt của xã Bằng Lãng................................. 53
Bảng 3.12. Hàm lượng kẽm trong nước mặt của xã Bằng Lãng............................... 54
Bảng 3.13. Hàm lượng Chì trong nước ngầm xã Bằng Lãng ................................... 55
Bảng 3.14. Hàm lượng kẽm trong nước ngầm xã Bằng Lãng .................................. 56
Bảng 3.15. Hàm lượng các chất qua các năm ........................................................... 57
Bảng 3.16. Ý kiến của người dân về các hoạt động khai thác quặng sắt tới
môt trường nước ....................................................................................... 60



viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1.So sánh nồng độ Chì tại 2 điểm qua 2 lần phân tích nước thải ..................42
Hình 3.2. So sánh nồng độ Kẽm tại 2 điểm qua 2 lần phân tích nước thải ...............43
Hình 3.3. So sánh nồng độ SS tại 4 điểm qua 2 lần phân tích nước mặt ..................46
Hình 3.4. So sánh nồng độ Pb tại 4 điểm qua 2 lần phân tích nước mặt ..................47
Hình 3.5. So sánh nồng độ Zn tại 4 điểm qua 2 lần phân tích nước mặt ..................47
Hình 3.6: Diễn biến hàm lượng BOD5 qua các năm .................................................52
Hình 3.7:Diễn biến hàm lượng Pb qua các năm .......................................................53
Hình 3.8: Diễn biến hàm lượng Zn qua các năm ......................................................54
Hình 3.9:Diễn biến hàm lượng Pb qua các năm .......................................................55
Hình 3.10:Diễn biến hàm lượng Zn qua các năm .....................................................56
Hình 3.11. Hàm lượng BOD5 qua các năm ...............................................................57
Hình 3.12. Hàm lượng TSS qua các năm..................................................................58
Hình 3.13:Hàm lượng Zn qua các năm 2016, 2017, 2018 .......................................58
Hình 3.14 : Hàm lượng Zn qua các năm 2016, 2017, 2018 .....................................59


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và trong điều
kiện mở cửa của kinh tế thị trường, các hoạt động khai thác khoáng sản đang được
khai thác với quy mô ngày càng lớn. Công nghiệp khai thác khoáng sản góp không
nhỏ cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực như phát triển kinh tế- xã hội, việc
khai thác khoáng sản đã gây ra tác động không nhỏ tới môi trường, làm phá vỡ cân
bằng điều kiện sinh thái được hình thành từ hàng chục triệu năm, gây ô nhiễm nặng
nề đối với môi trường đất và ngày càng trở nên vấn đề cấp bách mang tính chất xã hội
và chính trị của cộng đồng.
Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm ở trung tâm vùng Đông Bắc có trữ lượng khoáng
sản chì - kẽm thuộc loại lớn nhất Việt Nam. Trong đó, quặng chì - kẽm phân bố nhiều
nhất ở huyện Chợ Đồn với nhiều mỏ có trữ lượng lớn
Hoạt động khoáng sản chì –kẽm đã góp phần không nhỏ vào tốc độ phát triển
kinh tế của huyện Chợ Đồn nói chung, của tỉnh Bắc Kạn nói riêng. Tuy nhiên hoạt
động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã và đang là nguyên nhân
chính làm cho các vấn đề môi trường nói chung và vấn đề môi trường nước nói
riêng tại một số khu vực và ảnh hưởng đến khu vực xung quanh như mỏ chì kẽm Nà
bốp- Pù sáp.
Mỏ chì kẽm Nà bốp- Pù sáp do Công ty Cổ phần khoáng sản Bắc Kạn tiến
hành khai thác là khu mỏ ở xã Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
Khai thác chì kẽm có thể gây ô nhiễm nước gây ảnh hưởng tới môi trường khu
vực. Do đó để phát huy tính tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực mà hoạt động
khai thác mỏ chì kẽm gây ra cần thiết phải có những nghiên cứu chính xác vềảnh hưởng
của hoạt động này tới môi trường nước nhằm đưa ra những biện pháp hữu hiệu giảm
thiểu ô nhiễm và xử lý ô nhiễm môi trường nước.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường,
khoa Quản lý Tài nguyên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng
của hoạt động khai thác quặng tại mỏ chì kẽm Nà bốp- Pù sáp đến môi trường
nước xã Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn”.


2

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Phân tích hiện trạng, nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác chì kẽm
tại mỏ chì kẽm Nà bốp- Pù sáp đến môi trường nước xã Bằng Lãng, huyện Chợ
Đồn, tỉnh Bắc Kạn nhằm đề xuất các biện pháp góp phần giảm thiểu các tác động
tới môi trường nước của hoạt động khai thác ở mỏ này.
- Phân tích hiện trạng khai thác của mỏ chì kẽm Nà bốp- Pù sáp.
- Đánh giá được thực trạng công tác quản lý môi trường của mỏ chì kẽm Nà bốpPù sáp để thấy được mỏ này đã quản lý môi trường như thế nào khi khai thác.
- Đề xuất các biện pháp quản lý cho đơn vị tổ chức khai thác cũng như việc sử
dụng hợp lý nguồn tài nguyên nhằm giảm thiểu hạn chế tối đa các hoạt động khai thác
ảnh hưởng tới môi trường và con người.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu sẽ đánh giá được mức độ ảnh hưởng của hoạt động khai thác và
chế biến quặng ảnh hưởng đến môi trường nước xã Bằng Lãng. Trên cơ sở đó đưa
ra một số biện pháp nhằm giảm thiểu các tác động đến môi trường nước xã Bằng
Lãng. Đồng thời kết quả nghiên cứu làm cơ sở cho các cơ quan quản lý thấy được
thực trạng ô nhiễm môi trường của công tác khai thác khoáng sản.
Tạo cho học viên có cơ hội vận dụng lí thuyết vào thực tiễn, rèn luyện khả
năng tổng hợp, phân tích số liệu.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những kết quả của đề tài sẽ là cơ sở giúp cho:
- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn, phòng Tài nguyên và Môi trường
huyện Chợ Đồn đưa ra những biện pháp quản lý môi trường hiệu quả hơn.
- Ban lãnh đạo Mỏ chì kẽm Nà bốp -Pù Sáp thấy được hiện trạng môi trường
nước từ đó có những cải tiến về công nghệ, trang thiết bị… trong khai thác, chế biến
và xử lý môi trường nhất là môi trường nước, đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường
được tốt hơn.
- Tạo số liệu làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch xây dựng chính sách bảo vệ
môi trường và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện Chợ Đồn nói riêng và
tỉnh Bắc Kạn nói chung.
- Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường cho các

thành viên tham gia hoạt động khoáng sản trong khu vực.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1.1. Một số khái niệm
- Khái niệm môi trường:
Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam năm 2005, môi
trường được định nghĩa như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật
chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại,
phát triển của con người và sinh vật” [15].
- Khái niệm ô nhiễm môi trường:
Theo khoản 6 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trương Việt Nam 2005: “Ô nhiễm môi
trường là sự biến đổi của thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi
trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật” [15].
- Khái niệm ô nhiễm môi trường nước:
“Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý - hoá học sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước
trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong
nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề
đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất”. [22].
- Khái niệm chỉ thị môi trường:
Chỉ thị (indicator) là một tham số (parameter) hay số đo (metric) hay một giá trị
kết xuất từ tham số, dùng cung cấp thông tin, chỉ về sự mô tả tình trạng của một hiện
tượng môi trường khu vực, nó là thông tin khoa học về tình trạng và chiều hướng của
các thông số liên quan môi trường. Các chỉ thị truyền đạt các thông tin phức tạp trong
một dạng ngắn gọn, dễ hiểu và có ý nghĩa vượt ra ngoài các giá trị đo liên kết với

chúng. Các chỉ thị là các biến số hệ thống đòi hỏi thu thập dữ liệu bằng số, tốt nhất là
trong các chuỗi thứ tự thời gian nhằm đưa ra chiều hướng, Các chỉ thị này kết xuất từ
các biến số, dữ liệu [11].


4

- Khái niệm quan trắc môi trường:
Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các yếu tố
tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn
biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường
- Khái niệm đánh giá tác động môi trường:
Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi
trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển
khai dự án đó.
1.1.2. Khái quát về chất lượng nước
1.1.2.1. Ô nhiễm nước
a. Khái niệm:
Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi theo chiều hướng xấu đi các tính chất
vật lý - hóa học - sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể rắn, lỏng làm
cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật, làm giảm độ đa dạng
sinh vật trong nước.
b. Các nguồn gây ô nhiễm nước:
* Nguồn gốc tự nhiên: Là do mưa,tuyết tan, lũ lụt, gió bão… hoặc do các sản
phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết
đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng
đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào
dòng lớn. Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ
trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác và cuốn
theo các loại hoá chất trước đây đã được cất giữ. Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hoá

chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc do các tác nhân độc hại ở các khu phế
thải. Công nhân thu dọn lân cận các công trường kỹ nghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi
nước ô nhiễm hoá chất. Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn,
bão, lụt,...) có thể rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên, và không phải là
nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu


5

* Nguồn gốc nhân tạo: Sự ô nhiễm nhân tạo chủ yếu là do xả nước thải từ các
vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, đặc biệt là giao thông
vận tải đường biển.
- Nước thải sinh hoạt: là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện,
khách sạn, cơ quan trường học chứa các chất thải trong quá trình vệ sinh, sinh hoạt
của con người.
Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy
sinh học (cacbonhydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn
và vi trùng.
Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng thải cũng như tải lượng các chất đó
có trong nước thải của mỗi người là khác nhau. Nhìn chung mức sống càng cao thì
lượng nước thải và tải lượng thải càng cao.
Tải lượng trung bình các tác nhân gây ô nhiễm nước chính của một người đưa
vào môi trường trong một ngày được nêu trong bảng sau:
Bảng 1.1. Tải lượng tác nhân ô nhiễm do con người đưa vào hàng ngày
TT

Tác nhân ô nhiễm

Tải lượng (g/người/ngày)


1

BOD5

45-54

2

COD

(1,6 - 1,9).BOD5

3

Tổng chất rắn hòa tan (TDS)

170 - 220

4

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

70 - 145

5

Clo (Cl-)

4-8


6

Tổng nitơ (tính theo N)

6 - 12

7

Tổng photpho (tính theo P)

0,8 - 4
(Nguồn: Dư Ngọc Thành,2008) [22]

- Nước thải đô thị: là loại nước thải tạo thành do sự gộp chung nước thải sinh
hoạt, nước thải vệ sinh và nước thải của các cơ sở thương mại, công nghiệp mỏ
trong khu đô thị. Nước thải đô thị thường được thu gom vào hệ thống cống thải
thành phố, đô thị để xử lý chung.


6

Thông thường ở các đô thị có hệ thống cống thải, khoảng 70 - 90% tổng lượng nước
sử dụng của đô thị sẽ trở thành nước thải đô thị và chảy vào đường cống. Nhìn chung nước
thải đô thị có thành phần tương tự như nước thải sinh hoạt.
- Nước thải công nghiệp: là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, giao thông vận tải. Khác với nước thải sinh hoạt hay đô thị, nước thải
công nghiệp không có thành phần cơ bản giống nhau, mà phụ thuộc vào ngành sản xuất
công nghiệp cụ thể. Ví dụ nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm thường chứa
lượng lớn các chất hữu cơ, nước thải của các xí nghiệp thuộc da ngoài các chất hữu cơ
còn có các kim loại nặng.

- Nước chảy tràn: là nước chảy tràn từ mặt đất do mưa hoặc do thoát nước từ
đồng ruộng là nguồn gây ô nhiễm nước sông, hồ. Nước chảy tràn qua đồng ruộng
có thể cuốn theo các chất rắn, hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón. Nước chảy tràn
qua khu vực dân cư, đường phố, cơ sở sản xuất công nghiệp, có thể làm ô nhiễm
nguồn nước do chất rắn, dầu mỡ, hóa chất, vi trùng [22].
1.1.2.2. Các chỉ tiêu nói lên chất lượng nước
a. Thông số ô nhiễm hóa lí nguồn nước:
- Màu sắc: Nước tự nhiên sạch thường trong suốt và không màu, cho phép
ánh sáng mặt trời chiếu xuống tầng nước sâu. Khi nước chứa nhiều chất rắn lơ
lửng, các loại tảo, chất hữu cơ... nó trở nên kém thấu quang với ánh sáng mặt
trời.Các sinh vật sống ở đáy thường bị thiếu ánh sáng.Các chất rắn trong môi
trường nước làm cho sinh vật hoạt động trở nên khó khăn hơn, một số trường
hợp có thể gây tử vong cho sinh vật.Chất lượng nước suy giảm làm ảnh hưởng
xấu tới hoạt động của con người.
- Mùi và vị: nước tự nhiên sạch không có mùi hoặc có mùi dễ chịu. Khi trong
nước có sản phẩm phân hủy chất hữu cơ, chất thải công nghiệp, các kim loại thì mùi
vị trở nên khó chịu.
- Độ đục: nước tự nhiên sạch thường không chứa các chất rắn lơ lửng nên
trong suốt và không màu. Do chứa các hạt sét và mùn, vi sinh vật, hạt bụi, các hóa
chất kết tủa thì nước trở nên đục. Nước đục ngăn cản quá trình chiếu sáng của Mặt
trời.Các chất rắn ngăn cản hoạt động bình thường của người và sinh vật khác.


7

- Nhiệt độ: Nhiệt độ nước tự nhiên phụ thuộc vào khí hậu, thời tiết của lưu vực
hoặc môi trường khu vực. Nước thải công nghiệp, đặc biệt là nước thải của các nhà
nhiệt điện, nhà máy điện hạt nhân thường có nhiệt độ cao hơn nước tự nhiên trong khu
vực. Chất thải làm tăng nhiệt độ môi trường nước làm cho quá trình sinh, lí, hóa của
môi trường nước thay đổi, dẫn tới một số loài sinh vật sẽ không chịu đựng được sẽ chết

đi hoặc chuyển đi nơi khác, một số còn lại phát triển mạnh mẽ. Sự thay đổi nhiệt độ
nước thông thường không có lợi cho sự cân bằng tự nhiên của hệ sinh thái nước.
- Chất rắn lơ lửng: Chất rắn lơ lửng là các hạt chất rắn vô cơ hoặc hữu cơ, kích
thước bé, rất khó lắng trong nước như khoáng sét, bụi than, mùn...Sự có mặt của chất
rắn lơ lửng trong nước gây nên độ đục, màu sắc và các tính chất khác.
- Độ cứng: Gây ra độ cứng của nước là do trong nước có chứa các muối Ca và
Mg với hàm lượng lớn.
- Độ dẫn điện: độ dẫn điện của nước có liên quan đến sự có mặt của ion trong
nước. Các ion này thường là muối của các kim loại như NaCl, KCl, SO42-... nước có
tính độc hại cao thường liên quan đến các ion hòa tan trong nước.
- Độ pH có ảnh hưởng tới điều kiện sống bình thường của các sinh vật nước. Sự
thay đổi pH trong nước thường liên quan đến sự hiện diện các hóa chất axit hoặc kiềm,
sự phân hủy hữu cơ, sự hòa tan một số anion SO42-, NO3...
- Nồng độ oxy tự do trong nước: nồng độ oxy tự do trong nước nằm trong
khoảng từ 8-10 ppm, dao động mạnh phụ thuộc nhiệt độ, sự phân hủy hóa chất, sự
quang hợp của tảo... Khi nồng độ oxy tự do trong nước thấp sẽ làm giảm hoạt động
của các sinh vật trong nước nhiều khi dẫn đến chết.
- Nhu cầu oxy hóa (BOD): là lượng oxy mà vi sinh vật cần dùng để oxy hóa
các chất hữu cơ có trong nước.
- Nhu cầu oxy hóa hóa học (COD): là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy
hóa các chất hóa học bao gồm cả chất hữu cơ và vô cơ.
b. Thông số ô nhiễm hóa học của nguồn nước:
- Kim loại nặng: như Hg, Cd, As, Zn... khi có nồng độ lớn đều làm nước bị ô nhiễm.
Kim loại nặng không tham gia hoặc ít tham gia vào quá trình sinh hóa và thường tích lũy lại
trong cơ thể của sinh vật.Vì vậy chúng rất độc hại đối với sinh vật.


8

- Các nhóm anion NO3-, PO43-, SO42-, các nguyên tố N, S, P ở nồng độ thấp là

các chất dinh dưỡng với tảo và các vi sinh vật dưới nước. Ngược lại khi ở nồng độ
cao sẽ gây ra sự phú dưỡng hoặc sự biến đổi sinh hóa trong cơ thể người và vật.
- Thuốc bảo vệ thực vật: là những chất độc có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp
hóa học, được dùng để phòng trừ sâu bệnh trong nông nghiệp. Tuy nhiên trong sản
xuất chỉ có một phần thuốc tác dụng trực tiếp lên côn trùng và sâu hại còn lại chủ yếu
rơi vào nước, đất và tích lũy trong môi trường hay các sản phẩm nông nghiệp.
- Các loại hóa chất hòa tan khác như các nhóm xyanua, phenol, các hợp chất
tẩy rửa...gây độc rất lớn cho nước.
c. Thông số và tác nhân sinh học:
Sinh vật trong môi trường nước có nhiều dạng khác nhau.Bên cạnh những sinh
vật có ích còn có nhiều nhóm sinh vật gây hoặc truyền bệnh cho người và các sinh
vật khác. Trong số này đáng chú ý là các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn và kí sinh trùng
gây bệnh như các loại bệnh thương hàn, tả, lị, siêu vi khuẩn viêm gan B...
Nguồn gây ô nhiễm sinh học cho môi trường nước chủ yếu là phân, rác, nước
thải sinh hoạt, xác chết sinh vật [14].
1.1.2.3. Nguồn nước thải và đặc điểm nước thải công nghiệp
a. Nguồn nước thải
* Khái niệm: Nguồn nước thải là nguồn phát sinh ra nước thải và là nguồn
gây ô nhiễm môi trường nước chủ yếu.
* Phân loại: Có nhiều cách phân loại nguồn nước thải.
- Phân loại theo nguồn thải: có 2 loại là nguồn gây ô nhiễm xác định và không
xác định.
+ Nguồn xác định (hay nguồn điểm): là nguồn gây ô nhiễm có thể xác định
được vị trí, bản chất, lưu lượng xả thải và các tác nhân gây ô nhiễm (ví dụ như
mương xả thải).
+ Nguồn không xác định là nguồn gây ô nhiễm không có điểm cố định,
không xác định được vị trí, bản chất, lưu lượng và tác nhân gây ô nhiễm.Nguồn


9


này rất khó để quản lí (ví dụ như nước mưa chảy tràn qua ruộng đồng đổ vào ao
hồ kênh rạch).
- Phân loại theo tác nhân gây ô nhiễm thì gồm có tác nhân lí hóa, tác nhân hóa
học, tác nhân sinh học.
- Phân loại theo nguồn gốc phát sinh thì gồm có 4 nguồn nước thải là nguồn
nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải nông nghiệp và nguồn nước
thải tự nhiên [11].
b. Đặc điểm nguồn nước thải công nghiệp
Hiện nay người ta quan tâm nhiều tới ba nguồn thải chính là nguồn nước thải
bệnh viện, nguồn nước thải công nghiệp và nguồn nước thải sinh hoạt. Đặc biệt nguồn
nước thải công nghiệp là một thách thức lớn cho hệ thống sông hồ nhiều nước trên thế
giới và nhất là ở Việt Nam do những đặc tính độc hại của nó.
Đặc điểm nguồn nước thải công nghiệp chứa nhiều hóa chất độc hại (kim loại
nặng như Hg, As, Pb, Cd...); các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học (phenol, dầu
mỡ...) các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học từ cơ sở sản xuất thực phẩm. Tuy nhiên
nước thải công nghiệp không có đặc điểm chung mà thành phần tính chất tùy thuộc
vào quá trình sản xuất cũng như quy mô xử lí nước thải. Nước thải của các cơ sở
chế biến lương thực thực phẩm có chứa nhiều chất phân hủy sinh học; trong khi
nước thải ngành công nghiệp thuộc da lại chứa nhiều kim loại nặng, sunfua, nước
thải ngành sản xuất acquy lại chứa nồng độ axit và chì cao [13].
1.1.3. Những ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản chì – kẽm đến môi
trường nước
Ảnh hưởng đến môi trường nước chủ yếu là do nước mưa chảy tràn khu vực
khai thác và nước thải sản xuất.
Đối với khai thác hầm lò, việc sử dụng hệ thống khai thác lưu quặng có nguy
cơ làm giảm độ pH trong nước thải hầm lò, tăng nguy cơ axit hoá nguồn nước thải
mỏ do đặc điểm quặng sulfua có chứa nhiều lưu huỳnh.
Để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước, người ta đưa ra các thông số sau:
- Các kim loại nặng như chì, kẽm...



10

- Nhu cầu oxy sinh học (BOD): là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hoá
các chất hữu cơ theo phản ứng:
Chất hữu cơ, vi khuẩn + O2

CO2 + H2O + tế bào mới + sản phẩm

trung gian.
- Nhu cầu oxy hóa học (COD): là lượng oxy cần thiết để oxy hoá toàn bộ các
hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ.
- Chất dinh dưỡng: các thông số chỉ thị mức ô nhiễm chất dinh dưỡng trong
nước bao gồm nitrat, phosphat…
1.1.4. Nguồn gốc và thành phần của quặng chì – kẽm [1]
Trong tự nhiên quặng chì không tồn tại dưới dạng riêng biệt mà chủ yếu là khoáng
đa kim chì – kẽm. Khoáng vật chứa chì quan trọng nhất có giá trị kinh tế là galenite PbS
(trong đó chì chiếm 86,6% khối lượng) và cerussite PbCO3.
Quặng chì chia ra hai loại: quặng sulfua và quặng oxit tùy thuộc vào dạng
khoáng. Trong quặng chì – kẽm sulfua, khoáng chứa chì là galenite PbS, khoáng chứa
kẽm là sfalezit ZnS. Trong quặng chì oxit, chì ở dạng khoáng cerussite PbCO3, kẽm ở
dạng khoáng ZnCO3, các tạp chất cũng đều ở dạng cacbonat. Trên 95% lượng kẽm trên
thế giới được sản xuất từ quặng sfalerit (ZnS).
Ngoài chì và kẽm, từ quặng chì - kẽm nguyên khai có thể lấy ra được một
phần hoặc toàn bộ các nguyên tố Au, Ag, Cd, Se, Te, Ti, Ge, Bi, đồng thời còn có
Sn, Cu, Ni, As, S, gallium, bismuth...chúng được sử dụng rộng rãi trong việc mạ các
chi tiết máy tinh vi, làm nguyên liệu phụ gia để tăng cao chất lượng của các loại hợp
kim làm vật hấp thụ và phản quang nơtron trong các lò phản ứng hạt nhân…
Với mục đích sử dụng tổng hợp, người ta tiến hành làm giàu quặng chì – kẽm

bằng phương pháp tuyển nổi để thu được tinh quặng chì và tinh quặng kẽm. Tinh
quặng chì sau khi tuyển nổi thường chứa 44-75% Pb, 3,5 – 10% Zn, 0,5 – 4% Cu,
2-15% Fe, 15 – 20% S, 0,3-5% CaO, 0,5 – 5 SiO2.
1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH 12 ngày 17/11/2010;


11

- Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ
sung một số điều của nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006;
- Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10 tháng 10 năm 2002 về việc ban
hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động;
- Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg ngày 29/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt
động khai thác khoáng sản;
- QCVN 08:2015: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;
- QCVN 09:2015: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;
- QCVN 40:2011: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;
1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1. Hiện trạng khai thác và chế biến chì – kẽm trên thế giới [24]
Trên thế giới, 80% các mỏ kẽm là mỏ hầm lò, 8% là mỏ lộ thiên, còn lại là mỏ
kết hợp giữa hai dạng trên. Tuy nhiên, nếu tính theo sản lượng thì khai thác lộ thiên
chỉ chiếm 15%, khai thác hầm lò chiếm 64%, 21% còn lại được khai thác từ các mỏ
hỗn hợp hầm lò – lộ thiên.
Các hình thức chế biến chì – kẽm trên thế giới hiện nay bao gồm:
- Nung và thiêu kết

Trước khi thu hồi kẽm kim loại bằng phương pháp thủy luyện kim hoặc hỏa
luyện kim, cần thiết phải tách bỏ lưu huỳnh ra khỏi tinh quặng bằng cách nung và
thiêu kết. Theo phương pháp này, tinh quặng được nung nóng tới nhiệt độ trên
9000C, khi đó, sunfua kẽm (ZnS) chuyển hóa thành oxit kẽm (ZnO). Đồng thời, lưu
huỳnh kết hợp với oxi tạo thành dioxit lưu huỳnh, sau đó chuyển hóa thành axit
sulfuric, một sản phẩm phụ quan trọng có giá trị thương mại.
- Phương pháp thủy luyện kim
Trong giai đoạn ngâm chiết, oxit kẽm được chiết tách từ các sản phẩm nung
khác nhờ axit sulfuric. Lượng kẽm được hòa tan bằng axit sulfuric, tuy nhiên, dung
dịch đã hòa tan còn chứa một lượng tạp chất cần phải loại bỏ nhằm đạt được sản


12

phẩm kẽm có chất lượng cao. Quá trình tinh chế được thực hiện bằng cách pha thêm
một lượng bột kẽm vào trong dung dịch, khi đó các ion kim loại khác bị kết tủa. Sau
đó, dung dịch này sẽ tham gia vào một quá trình điện phân với anot (cực dương) là
hợp kim chì và các catot (cực âm) nhôm. Dòng điện truyền qua chất điện phân nhờ
việc tạo ra sự chênh lệch điện áp 3,3V – 3,5V giữa anot và catot khiến cho kẽm bám
vào các catot nhôm. Lượng kẽm kết tủa này được gỡ ra, sấy khô, nấu luyện và đúc
thành các thanh kẽm. Các thanh kẽm này có thể khác nhau về chủng loại: loại chất
lượng cao có 99,95% kẽm và loại chất lượng đặc biệt cao có 99,99% kẽm.
- Phương pháp hỏa luyện kim
Phương pháp này tiêu thụ năng lượng cao nên khi giá nhiên liệu tăng, hiệu quả
sẽ giảm. Hiện nay, các lò nấu luyện áp dụng phương pháp này đang hoạt động tại
Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Ba Lan.
Một số quốc gia sản xuất kẽm lớn trên thế giới hiện nay phải kể đến là
Australia, Canada, Trung Quốc, Peru, Mỹ, Bỉ và Thụy Điển.
1.3.2. Hiện trạng khai thác và chế biến chì – kẽm ở Việt Nam
Việt Nam có vị trí địa chất, địa lý độc đáo, là nơi giao cắt của hai vành đai

sinh khoáng lớn Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, là nước nhiệt đới gió mùa phát
triển mạnh các quá trình phong hoá thuận lợi cho sự hình thành khoáng sản. Qua 65
năm nghiên cứu điều tra cơ bản và tìm kiếm khoáng sản của các nhà địa chất Việt
Nam cùng với các kết quả nghiên cứu của các nhà địa chất Pháp từ trước cách mạng
tháng 8 đến nay, Việt Nam đã phát hiện có hàng nghìn điểm mỏ và tụ khoáng của
hơn 60 loại khoáng sản khác nhau, từ các khoáng sản năng lượng, kim loại đến
khoáng chất công nghiệp và vật liệu xây dựng.
Khoáng sản chì - kẽm thuộc nhóm khoáng sản kim loại. Các mỏ chì - kẽm
dạng giả tầng miền Đông Bắc Bộ phân bố gần theo đứt gãy sâu phân đới, các đứt
gãy chủ yếu có phương Tây Bắc – Đông Nam, đóng vai trò như những kênh dẫn
quặng, tạo thành các mỏ, điểm quặng phân bố ở các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên
Quang, Bắc Kạn, Cao Bằng và Hà Giang. [21]
Tại Việt Nam việc khai thác và chế biến kẽm - chì đã được thực hiện từ lâu, gần
đây, Công ty Kim loại màu Thái Nguyên đã xây dựng xong nhà máy điện phân kẽm
kim loại, công suất 10.000 tấn/năm tại khu Công nghiệp Sông Công, Thái Nguyên.


13

Theo kế hoạch thời gian tới sẽ tiến hành đầu tư khai thác các mỏ kẽm – chì
Nông Tiến – Tràng Đà, Thượng Ấn, Cúc Đường, Ba Bồ,… công suất 40.000 - 60.000
tấn quặng nguyên khai/năm, một nhà máy luyện chì và tách bạc, công suất 10.000 tấn
chì thỏi và 15.000 kg bạc/năm. Bên cạnh đó, từ nguồn nguyên liệu 50.000 - 100.000
tấn tinh quặng tuyển nổi và bột kẽm, sẽ xây dựng hai nhà máy điện phân kẽm, công
suất mỗi nhà máy khoảng 20.000 tấn kẽm/năm tại Tuyên Quang và Bắc Kạn.
1.3.3. Phân bố và khai thác khoáng sản chì - kẽm ở Bắc Kạn
Kết quả điều tra đã ghi nhận 77 mỏ và điểm quặng chì kẽm trong địa phận tỉnh
Bắc Kạn gồm 22 mỏ và 55 điểm quặng, chúng phân bố chủ yếu ở 3 vùng chính:
vùng Chợ Điền - Chợ Đồn, vùng Pác Nặm và vùng Ngân Sơn, tập trung nhiều nhất
ở huyện Chợ Đồn. [20]

Bảng 1.2: Các điểm khai thác chì - kẽm trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
STT

1

Tên mỏ
Mỏ chì - kẽm Cốc
Chặng

Địa điểm

Chủ dự án

Thị trấn Nà Phặc,

Công ty

huyện Ngân Sơn,

TNHH Ánh

tỉnh Bắc Kạn

Mai

Xã Thượng Quan,
2

Mỏ chì - kẽm Pác Ả


Mỏ chì – kẽm Nà Xã
3

Bằng

Duồng, xã Bằng Lãng, huyện
huyện Chợ Đồn

Chợ

14.570 tấn

Đồn,

phần khoáng

quặng nguyên

sản Bắc Kạn

khai/năm

tỉnh Bắc Kạn

Chợ Kạn

Đồn

5


Công ty
TNHH MTV
Kim loại màu
Bắc Kạn

Khai thác quặng chì thị trấn Nà Phặc,

Công ty CP

- kẽm tại mỏ Cốc huyện Ngân Sơn,

khoáng sản

Lót

tỉnh Bắc Kạn

4000 tấn/năm

Công ty Cổ

Chợ Điền, xã Bản Chợ Đồn, tỉnh Bắc
huyện

2,56kg/năm

Lãng,

quặng chì - kẽm Xã Bản Thi, huyện
Thi,


kẽm, vàng:

Giang

Dự án khai tuyển
4

290 tấn tinh chì

Công ty

huyện Ngân sơn, TNHH Hoàng
tỉnh Bắc Kạn

Công suất
4000 tấn đa kim,

Na Rì Hamico

100.000 tấn
quặng nguyên
khai/năm
20.000 tấn đa
kim/năm, sản
phẩm: 1.062 tấn
tinh chì kẽm.


14


STT

Tên mỏ

6

Mỏ chì - kẽm Nà
Tùm

7

Dự án khai thác hầm
lò và chế biến
quặng chì - kẽm với
khoáng sản đi kèm
Bản Két

8

Mỏ chì - kẽm Lũng
Cuổi

9

Mỏ chì - kẽm Bó
Liều

10


Mỏ chì - kẽm Sáo
Sào

11

Mỏ chì - kẽm Nà
Diếu

12

Mỏ chì - kẽm Nà
Quản

Chủ dự án
Công suất
Công ty TNHH

Ngọc
Phái,
công suất
Khai khoáng
huyện Chợ Đồn
30.000 tấn/năm.
Bắc Kạn
Công suất 33240
Xã Lãng Ngâm,
Công ty cổ
tấn/năm, sản
huyện Ngân Sơn, phần khoáng phẩm 157 tấn tinh
tỉnh Bắc Kạn

sản An Phát
chì, 679 tấn tinh
kẽm, bạc 4,42kg
Công ty Cổ
90 tấn quặng
Xã Đồng Lạc, huyện
phần Khoáng
nguyên
Chợ Đồn
sản Bắc Kạn
khai/năm
Công ty
79.868 tấn
Đồng Lạc, Chợ Đồn TNHH Ngọc
quặng nguyên
Linh
khai/năm
Tinh kẽm: 2.266
Công ty cổ
tấn, tinh chì:
Thị trấn Nà Phặc, phần Khoáng
1.494 tấn, vàng:
huyện Ngân Sơn
sản luyện kim
11,08 kg, bạc:
Bắc Kạn
49,28kg/năm
Công ty
Thượng Quan, Ngân
TNHH Hoàng 2000 tấn/năm

Sơn
Ngân
Công ty
Lương Bằng, Chợ
TNHH Đồng
2000 tấn/năm
Đồn, Bắc Kạn
Tâm
Địa điểm

Dự án xưởng tuyển
nổi chì - kẽm tại Lũng Váng, Chợ
14
Lũng Váng, huyện Đồn, Bắc Kạn
Chợ Đồn

Công ty
TNHH Việt
Trung

30.000 tấn
quặng thô/năm

Mỏ chì - kẽm Nà Bằng Lũng, Chợ
15
Bốp – Pù Sáp
Đồn, Bắc Kạn

Côngty
Khoáng sản

Bắc Kạn

27.000 tấn/năm

Nguồn: Báo cáo số 20/BC-STNMT ngày 23/02/2012 về việc báo cáo công tác
bảo vệ môi trường trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản- Sở Tài nguyên
và Môi trường tỉnh Bắc Kạn- 2012 [20]


15

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động khai thác quặng của mỏ chì- kẽm đến môi trường nước trên địa
bàn xã Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt khoa học: Tác động của khai thác quặng đến môi trường nước.
- Về không gian lãnh thổ: Môi trường nước xã Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn,
tỉnh Bắc Kạn.
- Về thời gian: Nghiên cứu được tiến hành từ 04/2017- 08/2018.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.2.1. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 4 năm 2017 đến tháng 8 năm 2018.
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu
Mỏ chì kẽm Nà Bốp- Pù Sáp ; hoàn thành tạiTrường Đạihọc Nông Lâm
Thái Nguyên
2.3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội khu vực mỏ

Nội dung 2. Tình hình khai thác quặng của mỏ chì-kẽm Nà bốp- Pù sáp
- Phân tích hiện trạng khai thác tại mỏ chì - kẽm Nà bốp-Pù sáp
- Công nghệ khai thác của mỏ.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác mỏ chì - kẽm Nà bốp-Pù sáp
đến môi trường
- Phân tích và đánh giá tổng thể về các biện pháp và công trình bảo vệ môi
trường mỏ đang áp dụng
- Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng môi trường khu vực mỏ
Nội dung 3. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng và
Phân tích đánh giá diễn biến chất lượng nước trên địa bàn xã Bằng Lãng qua
các năm
- Đánh giá ảnh hưởng của khai thác của mỏ đến môi trường nước dựa vào các
số liệu đã phân tích


×