Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Biện pháp giúp học sinh lớp 4 giải toán có lời văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.89 KB, 16 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
****************

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4 GIẢI TOÁN
CÓ LỜI VĂN

Người thực hiện: Nguyễn Thị Loan
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường Tiểu học Tân Sơn
SKKN thuộc lĩnh vực ( môn): Toán

THANHMỤC
HÓA,LỤC
NĂM 2018

0


MỤC LỤC
Mục
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1


2.2
2.3
2.4
3
3.1
3.2

Nội dung

Trang
Mở đầu
2
Lí do chọn đề tài
2
Mục đích nghiên cứu
2
Đối tượng nghiên cứu
2
Phương Pháp nghiên cứu
2
Nội dung
3
Cơ sở lí luận
3
Thực trạng giải toán có lời văn ở trường Tiểu học Tân Sơn
3
Một số biện pháp giúp học sinh giải toán có lời văn
4
Kết quả của việc sử dụng một số biện pháp giúp học sinh giải 11
toán có lời văn được nêu trong đề tài.

Kết luận và kiến nghị
13
Kết luận
13
Kiến nghị
13

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì giáo dục Tiểu học được coi là bậc
học nền tảng, bậc học cơ sở, góp phần rất quan trọng trong việc tạo cơ sở ban đầu
cho sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội
chủ nghĩa. Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới và hội nhập nên giáo dục được
coi là “ quốc sách hàng đầu”. Trong đó, chất lượng giáo dục là vấn đề then chốt
góp phần rất quan trọng đối với sự phát triển đất nước. Lựa chọn và sử dụng
phương pháp dạy học có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng dạy và học.
Ở nhà trường Tiểu học, môn Toán giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Các
kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở Tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống và
làm nền tảng cho việc học các môn khác ở bậc Tiểu học cũng như học tiếp môn
Toán ở bậc Trung học cơ sở.
Trong chương trình Toán ở Tiểu học nói chung, ở lớp 4 nói riêng, giải toán
có lời văn có vị trí rất quan trọng. Giải toán giúp học sinh tìm tòi và củng cố kiến
thức, rèn luyện kĩ năng đồng thời giúp giáo viên dễ dàng phát hiện những ưu
điểm, khắc phục những nhược điểm trong kiến thức, kĩ năng của học sinh.
Giải toán có lời văn giúp học sinh rèn luyện được những đức tính và phong
cách làm việc của người lao động như: ý thức vượt khó, tính cẩn thận, độc lập,
sáng tạo, phát triển tư duy, làm việc có kế hoạch và tác phong khoa học.

Thực tiễn dạy học môn Toán ở lớp 4 hiện nay cho thấy, khả năng giải toán
có lời văn của học sinh còn nhiều hạn chế. Các em còn nhầm lẫn giữa các dạng
toán giống nhau nên thường dập khuôn theo mẫu hoặc theo công thức tính. Nhiều
em khả năng hiểu và phân tích đề còn hạn chế, nhất là không nhận ra được mối
liên hệ giữa các số liệu, các dữ kiện cụ thể của bài toán dẫn đến hiểu sai nội dung
bài toán và lựa chọn cách giải không đúng.
Qua thực tế dạy học toán ở lớp 4, trường Tiểu học Tân Sơn, tôi thấy việc
dạy học giải toán có lời văn như thế nào cho hiệu quả đang là vấn đề cấp thiết đặt
ra cho mỗi người giáo viên Tiểu học.
Xuất phát từ những lý do về mặt lý luận cũng như thực tiễn đã nêu ở trên,
tôi mạnh dạn đề xuất: “Biện pháp giúp học sinh lớp 4 giải toán có lời văn” để
đồng nghiệp và các cấp quản lý giáo dục tham khảo nhằm nâng cao hiệu quả và
chất lượng dạy học môn Toán ở Tiểu học.
1. 2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học môn Toán ở lớp 4 nói riêng
và ở Tiểu học nói chung.
1. 3. Đối tượng nghiên cứu
“Biện pháp giúp học sinh lớp 4 giải toán có lời văn.”
1. 4. Phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc, phân tích - tổng hợp, khái quát hoá,
trừu tượng hoá... các tài liệu có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu.
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát; phương pháp
điều tra; phương pháp thực nghiệm sư phạm; phương pháp thống kê toán học, . .

2


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
Lứa tuổi Tiểu học là giai đoạn mới của phát triển tư duy- giai đoạn tư duy

cụ thể. Học sinh tiểu học cũng bước đầu có khả năng thực hiện việc phân tích,
tổng hợp, trìu tượng hóa, khái quát hóa và những hình thức đơn giản của suy luận.
Nhưng kỹ năng phân tích, tổng hợp không đồng đều hoặc không đầy đủ đẫn đến
không khỏi sai sót trong quá trình làm toán, nhất là giải các bài toán có lời văn đòi
hỏi khả năng phân tích tổng hợp cao hơn. Khi giải toán thường ảnh hưởng bởi
một số từ “ thêm, bớt, nhiều gấp ...” tách chúng ra khỏi điều kiện chung để lựa
chọn phép tính tương ứng với từ đó, do vậy dễ mắc sai lầm. Học sinh tiểu học
thường phỏng đoán theo cảm nhận, nên trong toán học, học sinh khó nhận thức về
quan hệ kéo theo trong suy diễn, không tìm ra mối quan hệ giữa các giả thiết của
bài toán, nên hướng giải sai. (Trích trong trang 1 phương pháp dạy toán có lời văn
ở Tiểu học của giáo sư tiến sĩ Vũ Quốc Chung.)
2. 2. Thực trạng giải toán có lời văn ở trường Tiểu học Tân Sơn
Qua thực tế giảng dạy và tìm hiểu quá trình học toán của học sinh lớp 4 ở
trường tôi, tôi nhận thấy hầu hết học sinh ngại học giải toán có lời văn cũng như
chưa xác định được động cơ để học tập môn Toán. Trong quá trình làm bài của
các em, tôi thấy khả năng đọc, nghiên cứu và xác định yêu cầu bài toán còn thấp,
khả năng phân tích bài toán để tìm cách giải cũng như khả năng giải bài toán và
kiểm tra các kết quả còn yếu. Hơn nữa các em còn rất lúng túng với những bài
toán có cấu trúc giống nhau về nội dung nhưng khác nhau về yêu cầu.
Mặt khác, mức độ hứng thú và tính tích cực học tập của học sinh còn thấp.
Trong giờ học nhiều em chưa tập trung chú ý nghe giảng bài, chưa tích cực tham
gia xây dựng bài khiến cho giờ học trở nên trầm và hiệu quả chưa cao. Do vậy kết
quả xếp loại học tập của học sinh cũng còn thấp.
Tôi đã tiến hành khảo sát 36 học sinh lớp 4B mà tôi trực tiếp giảng dạy trên
một số mặt kiến thức và kĩ năng cũng như tinh thần học tập thông qua quan sát,
vấn đáp và làm bài kiểm tra. Kết quả thu được cụ thể như sau:
Kết quả xếp loại học tập của học sinh đầu năm:
Hoàn thành tốt

SL

11

TL %
30,8

Hoàn thành

SL
18

TL %
50,4

Chưa hoàn thành

SL
7

TL %
18,8

2. 2.1. Kết quả của thực trạng trên
Qua khảo sát chất lượng và những quan sát, điều tra thực tế, tôi nhận thấy
thực trạng giải toán có lời văn của học sinh còn nhiều hạn chế. Hầu hết các em
ngại giải toán có lời văn vì nhiều lí do khác nhau. Các em chưa có thói quen đọc
kĩ và phân tích đề toán, chưa có kĩ năng thiết lập các dữ kiện để tìm cách giải bài
toán cũng như chưa thuần thục trong việc trình bày bài giải và kiểm tra lại các kết
quả. Từ đó dẫn đến kĩ năng làm toán có lời văn của học sinh còn yếu.
Mặt khác, động cơ học toán của các em chưa rõ ràng, lại chưa có hứng thú
học toán nên các em chưa chăm chỉ, chưa tích cực học tập môn này, đặc biệt là

phần giải toán có lời văn. Do vậy, kết quả học tập của các em còn thấp.

3


Thực tiễn dạy học cho thấy kết quả, hiệu quả dạy học giải toán có lời văn ở
lớp 4 chưa cao và còn nhiều hạn chế.
2.2.2. Nguyên nhân của thực trạng trên
a. Về phía giáo viên
- Trình độ, năng lực giải toán có lời văn nhất là các bài toán nâng cao của
một số giáo viên còn hạn chế. Giáo viên chưa xây dựng được các bước dạy giải
toán có lời văn một cách khoa học, phù hợp với đối tượng học sinh. Hơn nữa, kĩ
năng giải toán có lời văn bằng nhiều phương pháp khác nhau và kĩ năng xây dựng
một đề toán mới của một số giáo viên còn chưa cao.
- Một số giáo viên chưa có điều kiện và thời gian để nghiên cứu chuyên sâu
bài dạy nên bài dạy chủ yếu được lập kế hoạch dựa vào sách giáo viên, sách thiết
kế...v.v. Vì vậy, các bài toán có lời văn hầu như chưa được giáo viên nghiên cứu
kĩ lưỡng và chưa được khai thác ở nhiều khía cạnh cũng như chưa hướng dẫn cho
học sinh giải bằng nhiều cách khác nhau. Đặc biệt, có đồng chí giáo viên còn
chưa thật sự “yêu nghề, mến trẻ” nên chưa nhiệt tình trong công tác giảng dạy.
b.Về phía học sinh
- Nhiều phụ huynh đi làm xa,chưa thực sự quan tâm đến việc học của các
con, cho rằng mới cấp “Tiểu học”, phong trào học tập chưa phát triển mạnh.
Nhiều học sinh chưa có hứng thú học tập môn Toán, nhất là phần giải toán có lời
văn. Hơn nữa, sự quan tâm của phụ huynh đối với việc học tập của con em mình
chưa đúng mức và chưa đồng đều. Vì vậy, khả năng giải toán có lời văn của các
em còn hạn chế. Các em diễn đạt bài giải thường mắc lỗi ngữ pháp, chưa rõ ý,
lủng củng. Có em chưa hiểu đề dẫn đến làm lạc đề. Do vậy, kết quả học tập môn
Toán của các em chưa cao.
Từ thực trạng trên, tôi tiến hành nghiên cứu và học hỏi đồng nghiệp để tìm

ra một số biện pháp tối ưu nhất nhằm góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng
dạy học môn Toán ở lớp 4.
2.3. Một số biện pháp giúp học sinh giải toán có lời văn
2.3.1. Hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn theo quy trình các bước.
Theo tôi khi hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn lớp 4, giáo viên cần
tiến hành theo quy trình sau:
Bước 1: Đọc, nghiên cứu và xác định yêu cầu bài toán
Đây là bước rất quan trọng trong quy trình giải toán. Nếu không tìm hiểu
kĩ đề toán sẽ xác định sai dạng toán, định hướng cách giải sai dẫn đến bế tắc và
giải sai bài toán. Vì vậy, chúng ta phải tập cho học sinh thói quen tự tìm hiểu đề
toán bằng cách đọc thật kĩ đề toán và xác định đâu là những “cái đã cho”, đâu là
“cái phải tìm”. Tránh tình trạng học sinh vừa đọc xong đề bài đã vội vàng bắt tay
vào giải ngay.
Khi thực hiện bước này, giáo viên cần lưu ý một số điểm sau:
- Cần hướng sự tập trung suy nghĩ của học sinh vào các từ ngữ quan trọng
của đề toán và phải tìm hiểu ý nghĩa của những từ ngữ mà mình chưa hiểu.
- Cần hướng dẫn học sinh phân biệt rõ những gì thuộc về bản chất của đề
toán và những gì không thuộc về bản chất của đề toán để hướng sự chú ý của
mình vào những chỗ cần thiết.

4


- Cần lưu ý tới các đối tượng học sinh nhất là học sinh học còn yếu vì các
em này thường không tập trung chú ý cao độ và chậm hiểu đề bài.
Bước 2: Phân tích bài toán để tìm cách giải.
Trong bước này, trước tiên cần hướng dẫn học sinh tóm tắt đề toán để thiết
lập mối liên hệ giữa “cái đã cho” và “cái phải tìm”. Sau đó, cần suy luận xem:
Muốn biết “cái phải tìm” của bài toán thì cần phải biết những gì, cần phải làm
những phép tính gì? Trong đó, cái gì đã biết, cái gì chưa biết? Muốn tìm cái chưa

biết ấy thì lại phải biết những gì, phải làm những gì? ...v.v. Cứ như thế ta đi dần
tới những điều kiện đã cho trong đề toán.
Trên cơ sở phân tích dữ kiện và yêu cầu của bài toán, giáo viên có thể
hướng dẫn học sinh suy luận tìm cách giải theo 2 cách sau:
Cách 1: Suy luận từ câu hỏi đến các dữ kiện của bài toán (còn gọi là phép
suy luận đi lên).
Ví dụ: Để lát nền một căn phòng, người ta đã sử dụng hết 250 viên gạch
hình vuông cạnh 30 cm. Tính diện tích của căn phòng đó, biết diện tích phần
mạch vữa không đáng kể.
Scăn phòng = S một viên gạch x 250
Smột viên gạch = 30 x 30
Cách 2: Suy luận từ các số liệu đến câu hỏi của bài toán (còn gọi là phép
suy luận tổng hợp).
Ví dụ: Một hình chữ nhật có chu vi là 280 m, chiều dài bằng

4
3

chiều

rộng. Tính diện tích hình chữ nhật đó.
- Chu vi : 2 = Nửa chu vi
- Nửa chu vi : (4 + 3) = Giá trị của một phần
- Giá trị của một phần x 4 = Chiều dài
- Giá trị của một phần x 3 = Chiều rộng (hoặc nửa chu vi - chiều dài =
chiều rộng )
- Diện tích = Chiều dài x chiều rộng.
Bước 3: Giải bài toán và kiểm tra các kết quả
Đây là bước cụ thể hoá quá trình tư duy ở bước 2 và là bước quan trọng
nhất vì nó phản ánh kết quả cũng như hiệu quả của việc học giải toán. Việc trình

bày bài giải cần ngắn gọn, sạch đẹp, chính xác và ghi đầy đủ đáp số. Giáo viên
cần rèn cho học sinh thói quen thử lại các kết quả sau khi làm xong từng phép
tính cũng như thử lại đáp số xem đã chính xác chưa, có phù hợp với đề toán
không. Cũng cần soát lại các câu lời giải cho các phép tính tương ứng xem đã đủ
ý và gãy gọn chưa. Việc kiểm tra này không những hạn chế được sai sót mà còn
giúp học sinh nắm vững hơn kiến thức và kĩ năng giải toán.
Ví dụ:
Có 9 ô tô chở gạo vào kho, trong đó 5 ô tô đi đầu mỗi ô tô chở được 36 tạ
và 4 ô tô đi sau mỗi ô tô chở được 45 tạ. Hỏi trung bình mỗi ô tô chở được bao
nhiêu tạ gạo?
- Trình bày bài giải:

5


Cách 1:
Bài giải:
5 ô tô đầu chở được số tạ gạo là:
5 x 36 = 180 ( tạ )
4 ô tô sau chở được số tạ gạo là:
4 x 45 = 180 ( tạ )
Cả 9 ô tô chở được số tạ gạo là:
180 + 180 = 360 ( tạ)
Trung bình mỗi ô tô chở được số tạ gạo là:
360 : 9 = 40 ( tạ )
Đáp số: 40 tạ.
Cách 2:
Bài giải:
Cả 9 ô tô chở được số tạ gạo là:
5 x 36 + 4 x 45 = 360 ( tạ )

Trung bình mỗi ô tô chở được số tạ gạo là:
360 : 9 = 40 ( tạ )
Đáp số: 40 tạ
- Kiểm tra các kết quả:
Ta thấy:
180 : 5 = 36;
180 : 4 = 45;
40 x 9 = 360
2.3.2. Hướng dẫn học sinh giải bài toán bằng nhiều cách khác nhau
Giải bài toán bằng nhiều cách khác nhau sẽ giúp học sinh hiểu sâu sắc cấu
trúc của bài và chọn được cách hay nhất. Giải một bài toán bằng nhiều cách có tác
dụng rèn luyện óc sáng tạo, gây hứng thú tìm tòi trong học tập, giáo dục cho các
em ý thức tiết kiệm thời gian, biết tìm con đường ngắn nhất để đi đến đích nhanh
nhất. Vì vậy, với những bài toán có thể giải bằng nhiều cách, giáo viên nên hướng
dẫn cho học sinh giải và giúp cho các em hiểu được cơ sở cũng như cái hay của
mỗi cách giải đó.
Ví dụ: Thu hoạch từ hai thửa ruộng được 5 tấn 2 tạ thóc. Thu hoạch ở thửa
ruộng thứ nhất được nhiều hơn ở thửa ruộng thứ hai 8 tạ thóc. Hỏi thu hoạch ở
mỗi thửa ruộng được bao nhiêu ki-lô-gam thóc?
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm và giải bài toán trên theo các cách
sau:
Cách 1:
Bài giải:
Đổi 5 tấn 2 tạ = 5200 kg;
8 tạ = 800 kg
Thửa thứ nhất thu hoạch được:
( 5200 + 800 ) : 2 = 3000 ( kg )
6



Thửa thứ hai thu hoạch được:
3000 - 800 = 2200 ( kg )
Đáp số: Thửa thứ nhất: 3000 kg;
Thửa thứ hai: 2200 kg
Cách 2:
Bài giải:
Đổi 5 tấn 2 tạ = 5200 kg;
8 tạ = 800 kg
Thửa thứ hai thu hoạch được:
( 5200 - 800 ) : 2 = 2200 ( kg )
Thửa thứ nhất thu hoạch được:
2200 + 800 = 3000 ( kg )
Đáp số: Thửa thứ nhất: 3000 kg;
Thửa thứ hai: 2200 kg
Cách 3:
Bài giải:
Đổi 5 tấn 2 tạ = 52 tạ
Thửa thứ nhất thu hoạch được:
( 52 + 8 ) : 2 = 30 ( tạ )
30 tạ = 3000 kg
Thửa thứ hai thu hoạch được:
52 - 30 = 22 (tạ )
22 tạ = 2200 kg
Đáp số: Thửa thứ nhất: 3000 kg;
Thửa thứ hai: 2200 kg
Cách 4:
Bài giải:
Đổi 5 tấn 2 tạ = 52 tạ
Thửa thứ hai thu hoạch được:
( 52- 8 ) : 2 = 22 ( tạ )

22 tạ = 2200 kg
Thửa thứ nhất thu hoạch được:
52 - 22 = 30 ( tạ )
30 tạ = 3000 kg
Đáp số: Thửa thứ nhất: 3000 kg;
Thửa thứ hai: 2200 kg
2.3.3. Hướng dẫn học sinh xây dựng một bài toán
Hướng dẫn học sinh xây dựng một bài toán là việc làm cần thiết vì nó vừa
giúp học sinh độc lập suy nghĩ, vừa giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo. Đây
là biện pháp gây chú ý và hứng thú học tập cao cho học sinh, qua đó giúp các em

7


hiểu rõ hơn cấu trúc bài toán, ghi nhớ dạng bài tập, phát triển ngôn ngữ và phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em trong quá trình học tập.
Có nhiều cách giúp học sinh xây dựng một bài toán. Sau đây, tôi đề xuất
một số cách thức hướng dẫn học sinh tự xây dựng một bài toán để đồng nghiệp
tham khảo:
a. Bài toán đưa ra thiếu số liệu
Giáo viên ra bài toán còn thiếu số liệu, yêu cầu học sinh tự tìm số liệu thay
vào rồi giải.
Ví dụ: Hai anh em cân nặng…….ki-lô-gam. Anh cân nặng hơn em…… kilô-gam. Hỏi mỗi người cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
b. Bài toán không đưa ra câu hỏi
Giáo viên ra bài toán chỉ có “cái đã cho”, yêu cầu học sinh tự đặt câu hỏi
tức “cái phải tìm” cho bài toán rồi giải.
Ví dụ: Một trường học có 4 học sinh nghèo, 6 học sinh khuyết tật. Mỗi học
sinh nghèo được cấp 10 quyển vở, mỗi học sinh khuyết tật được cấp 15 quyển vở.
Hỏi….
Dựa vào đề bài trên học sinh có thể đặt các câu hỏi như sau:

- Cả trường được cấp bao nhiêu quyển vở?
- Trung bình mỗi học sinh được cấp bao nhiêu quyển vở?
…….
c. Đặt đề toán dựa vào tóm tắt của nó
Giáo viên đưa ra tóm tắt đề toán bằng sơ đồ, bằng hình vẽ…v.v rồi yêu cầu
học sinh tự nêu đề bài toán và giải bài toán đó.
Ví dụ: Nêu đề bài toán và giải bài toán đó theo sơ đồ sau:
Số cây chanh:
Số cây cam:

160 cây

d. Đặt các bài toán mới tương tự các bài toán đã giải
Từ một bài toán đã giải, giáo viên hướng dẫn học sinh đặt các bài toán mới
rồi giải bài toán mới đó. Có nhiều cách tự lập đề toán mới từ một đề toán đã cho
như: Thay đổi các số liệu đã cho, thay đổi các đối tượng trong đề toán, thay đổi cả
đối tượng lẫn số liệu, thay đổi các “từ khoá” trong đề toán, tăng số đối tượng
trong bài toán, thay câu hỏi của bài toán bằng một câu hỏi khó hơn…v.v. Giáo
viên cần lưu ý học sinh khi đặt bài toán mới cần phải đảm bảo các số liệu, đối
tượng chính xác và sát với thực tế.
e. Đặt các bài toán ngược với bài toán đã giải
Sau khi giải xong mỗi bài toán, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh dựa
vào bài toán đó để đặt các bài toán ngược lại theo nguyên tắc “thay đáp số vào
một trong những điều đã cho và đặt câu hỏi vào điều đã cho ấy”.
Ví dụ:
Bài toán:

8



Ở một nhà hàng người ta đựng gạo vào 2 bao và 5 thùng được 255 kg. Số
gạo ở 2 bao nhiều hơn số gạo ở 5 thùng là 45 kg. Tính khối lượng gạo của mỗi
bao và mỗi thùng.
Sau khi giải bài toán trên ta sẽ được các đáp số là:
- Mỗi bao đựng được 75 kg gạo;
- Mỗi thùng đựng được 21 kg gạo.
Bây giờ nếu ta thay các đáp số 75 kg và 21 kg thành các số đã cho và biến
tổng, hiệu số gạo (255 kg và 45 kg ) thành số phải tìm thì sẽ được bài toán ngược
sau:
“ Ở một nhà hàng người ta đựng gạo vào 2 bao và 5 thùng. Số gạo ở mỗi bao
là 75 kg và ở mỗi thùng là 21 kg. Hỏi số gạo ở 2 bao nhiều hơn ở 5 thùng là bao
nhiêu ki-lô-gam và nhà hàng đó đã đựng tất cả bao nhiêu ki-lô-gam gạo vào 2 bao
và 5 thùng? ”.
2.3.4. Hướng dẫn học sinh nhận xét và rút kinh nghiệm sau khi giải
mỗi bài toán
Nhận xét, rút kinh nghiệm sau khi giải mỗi bài toán là việc làm cần thiết,
vì nó sẽ giúp học sinh tìm ra các đặc điểm của đề toán, đặc điểm của cách giải bài
toán, các quy tắc chung để giải những bài toán cùng loại, những sai lầm mà mình
đã mắc khi giải bài toán, những nguyên nhân của sai lầm đó…v.v. Giáo viên cần
lưu ý là phương hướng suy nghĩ ở đây hoàn toàn không gò bó, học sinh nghĩ gì và
làm gì là tùy năng lực của các em, miễn sao những suy nghĩ ấy có lợi cho việc
giải các bài toán cùng loại sau này.
2.3.5. Gợi mở phát huy tính sáng tạo của học sinh
Theo tôi cách giải đúng chưa đủ, người giáo viên còn phải giúp học sinh
tìm nhiều cách giải để tìm cách giải hợp lý nhất, ngắn gọn nhất, phát huy trí lực
học sinh, tạo điều kiện cho tư duy toán phát triển.
Bước này đối với học sinh học yếu là khó khăn. Chính vì vậy, khi hướng
dẫn các em giải toán, người giáo viên phải biết dẫn dắt học sinh bằng những cách
thức, con đường, phương pháp để làm sao kích thích học sinh chú ý, tìm tòi cái
mới để phát huy năng lực của từng em. Người giáo viên phải biết xây dựng hệ

thống câu hỏi sao cho phù hợp. Đặc biệt phải quan tâm tới trình độ phát triển
chung của học sinh, đồng thời lại phải quan tâm đến trình độ phát triển riêng của
từng học sinh để giúp học sinh học tốt phát triển trình độ cao hơn nữa, còn học
sinh học yếu đạt được chuẩn kiến thức – kĩ năng.
Để phát huy vai trò chủ động và phát huy hết năng lực sẵn có của từng học
sinh, tôi luôn dùng hệ thống câu hỏi gợi mở đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến
phức tạp. Tôi chỉ đưa ra vấn đề gợi mở để các em tự độc lập suy nghĩ, tìm tòi,
phát hiện vấn đề và tìm cách giải quyết giúp học sinh thể hiện được khả năng giải
toán của mình.
Với mỗi bài toán tôi luôn động viên, khuyến khích các em giải đúng, giải
nhanh, tìm nhiều cách giải, cách trả lời khác nhau tập cho học sinh thói quen dù
đã hoàn thành bài của mình rồi nhưng không được thoả mãn những gì đã đạt

9


được. Các em tự kiểm tra đánh giá và luôn lựa chọn cho mình một cách giải phù
hợp, hay, ngắn gọn, xúc tích.
Ví dụ:
Tùng cắt được 12 lá cờ. Toàn cắt được nhiều gấp đôi Tùng. Hỏi hai bạn cắt
được bao nhiêu lá cờ?
Giáo viên phải yêu cầu học sinh đọc kỹ đề bài. Tóm tắt đề bài bằng cách vẽ
sơ đồ để tìm ra cách giải đúng và nhiều cách khác.
Tóm tắt:
12 lá cờ
Tùng
Toàn
Hoặc:

? lá cờ

Tùng:
Toàn:

12 lá cờ
gấp đôi (gấp 2)

? lá cờ

Cách 1:

Bài giải:
Số lá cờ Toàn cắt được là:
12 x 2 = 24 (lá cờ)
Số lá cờ cả hai bạn cắt được là:
12 + 24 = 36 (lá cờ)
Đáp số: 36 lá cờ
Nhìn vào sơ đồ các em tìm vào cách giải khác. Có em sẽ giải như sau:
Cách 2:

Bài giải:
Số lá cờ 2 bạn cắt được là:
12 x 2 + 12 = 36 (lá cờ)
Đáp số: 36 lá cờ
Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu: Thực ra cách này chính là cách 1. Ta
giải gộp 2 phép tính trên mà thôi. Sau đó, giáo viên gợi ý quan sát sơ đồ tìm cách
giải khác. Giáo viên cho học sinh nhận xét:
Số lá cờ của Tùng biểu thị mấy phần? (1 phần)
Số lá cờ của Toàn biểu thị mấy phần như thế? (2 phần)
Số lá cờ của 2 bạn biểu thị mấy phần bằng nhau? (3 phần)
Vậy nhìn vào sơ đồ em hãy tìm cách giải.

Cách 3:
Bài giải:
Tổng số phần bằng nhau là:
1 + 2= 3 (phần)
Số lá cờ mà cả Tùng và Toàn cắt được là:
12 x 3 = 36 (lá cờ)
Đáp số: 36 lá cờ
10


Khi giải toán, giáo viên phải cho học sinh chú ý đến đơn vị của mỗi phép
tính. Từ đó, học sinh tìm được cách giải toán triệt để bằng nhiều cách giải khác
nhau. Học sinh nắm chắc đề toán, hiểu kỹ đề để tìm được nhiều cách giải khác có
lời văn chính xác, phát triển tư duy toàn diện.
Như vậy, mỗi bài toán có nhiều cách giải và trả lời khác nhau tuỳ theo năng
lực tư duy của từng em mà học sinh tự lựa chọn cho mình một cách giải hợp lý
với khả năng của mình. Sau mỗi bài toán, tôi luôn lật ngược vấn đề, thay đổi các
điều kiện giúp học sinh hiểu sâu vấn đề, tiếp thu kiến thức một cách vững chắc,
có chọn lọc. Từ một bài toán có thể giải được nhiều bài toán khác nhau.
Ví dụ:
Sau khi học sinh làm bài toán trên, tôi đưa ra thêm một bài toán sau:
Tùng và Toàn cắt được 36 lá cờ. Trong đó Tùng cắt được số lá cờ đó. Hỏi
Toàn cắt được bao nhiêu lá cờ?
Tóm tắt:
36 lá cờ
Tùng

Toàn ? lá cờ

Bài giải:

Tùng cắt được số lá cờ là
36 : 3 = 12 (lá cờ)
Toàn cắt được số lá cờ là:
36 – 12 = 24 (lá cờ)
Đáp số: 24 lá cờ
2.3.6. Rèn luyện kỹ năng tính toán
Qua kinh nghiệm chấm bài của học sinh, tôi thấy có những em nhiều khi
cách giải đúng nhưng tính toán sai. Chính vì vậy, khi các em làm bài tôi thường
xuyên nhắc nhở các em phải tính toán chính xác, trình bày khoa học, rõ ràng, Nếu
là các phép tính +, -, x, : trong bảng phải học thuộc và nhẩm chính xác. Nếu là các
phép tính +, -, x, : ngoài bảng các em phải đặt tính theo cột dọc làm ra nháp sau
đó kiểm tra kết quả cẩn thận, đúng mới viết kết quả vào bài làm.
Cần rèn luyện kỹ năng tính nhẩm, tính viết thành thạo cho học sinh trong
quá trình giải toán để hoàn thiện bài giải.
2.3.7. Tạo hứng thú cho học sinh qua các trò chơi: Vui học - học vui
Đối với học sinh tiểu học nói chung và nhất là học sinh lớp 4 nói riêng, các
em còn đang ở độ tuổi ham chơi, thích tìm tòi khám phá những cái mới lạ. Đối
với các em, trò chơi là phát hiện mới, kích thích tính tò mò, phát triển trí thông
minh, óc sáng tạo. Chính vì vậy, giáo viên cần phải kết hợp thông qua hoạt động
vui chơi để tiến hành học tập.
Để tiết học đạt được hiệu quả cao, giờ học diễn ra một cách nhẹ nhàng,
thoải mái mà còn khắc sâu kiến thức vào trọng tâm của bài, trong quá trình dạy,
tôi luôn lồng ghép các trò chơi vào giờ học, bài học, bài tập bằng các hình thức
như: Hái hoa dân chủ, thi tiếp sức, trắc nghiệm....

11


Ví dụ: Trong tiết luyện toán: Dạng bài toán liên quan đến tỉ số, ở cuối tiết
học tôi đưa ra trò chơi thi tiếp sức như sau:

Hãy nối số lượng thỏ với số lượng chuồng tương ứng (theo mẫu)
Số lượng thỏ
27
54
108
81

Số lượng chuồng
12
3
9
6

Ở trò chơi này, tôi cho các em thảo luận nhóm sau đó mỗi nhóm cử 3 em
lên thi nối tiếp sức và giải thích vì sao nối 2 số đó với nhau.
Sau mỗi trò chơi, tôi thường động viên tuyên dương các em, khích lệ các
em nêu ra cách làm nhanh để cho các em khác học tập. Mỗi khi tổ chức trò chơi,
tôi thường nghiên cứu kỹ lưỡng sao cho trò chơi phải phù hợp đúng với nội dung
của bài.
Qua việc thực hiện biện pháp trò chơi trong học tập, tôi thấy giờ học sinh
động và sôi nổi hẳn, lôi cuốn học sinh vào bài, học sinh hứng thú học tập. Các em
hiểu bài ngay trên lớp. Như vậy thông qua trò chơi, không những khắc sâu được
kiến thức, đồng thời động viên khích lệ các em học tập, giúp các em rèn luyện
được cách tính nhẩm nhanh để áp dụng vào làm các bài tập. Tuy nhiên, trò chơi
học tập nếu áp dụng không hợp lý thì trò chơi chỉ mang tính hình thức mà không
phát huy được vai trò tích cực của tất cả học sinh dẫn đến lớp học ồn ào mà học
sinh thì không hiểu bài.
4. Kết quả của việc sử dụng một số biện pháp giúp học sinh giải toán có lời
văn được nêu trong đề tài
Sau quá trình nghiên cứu, giảng dạy và đúc rút kinh nghiệm tôi đã tìm ra

được 7 biện pháp chính trong dạy học giải toán có lời văn ở lớp 4. Từ những biện
pháp đó, tôi đã vận dụng linh hoạt vào việc soạn bài và tiến hành dạy thực nghiệm
trên lớp 4B do tôi trực tiếp giảng dạy. Khi soạn bài cũng như khi dạy thực
nghiệm, tôi đã căn cứ vào từng dạng bài toán và từng đối tượng học sinh để lựa
chọn các giải pháp cụ thể và phân bổ thời gian cho từng bài.
Trong quá trình giảng dạy với tổng số 36 học sinh tôi đã quan sát, điều tra
và tiến hành kiểm tra bằng các đề bài toán cụ thể để khảo sát lại chất lượng và
hiệu quả học tập của lớp 4B. Tôi đã thu được các kết quả cụ thể để đối chứng với
chất lượng ban đầu trước khi dạy thực nghiệm của lớp mình phụ trách.

12


ĐỀ KIỂM TRA:
(Thời gian 30 phút )
Bài 1: ( Trang 48, SGK lớp 4 )
Tuổi chị và tuổi em cộng lại được 36 tuổi. Em kém chị 8 tuổi. Hỏi chị bao
nhiêu tuổi, em bao nhiêu tuổi ?
Bài 2:
Một hình chữ nhật có chu vi là 640 m, chiều rộng bằng

3
chiều dài. Tính
5

diện tích của hình chữ nhật đó.
Bài 3: (Trang 151- SGK lớp 4.)
Một cửa hàng có số gạo nếp ít hơn số gạo tẻ là 540kg . Tính số gạo mỗi
loại, biết rằng số gạo nếp bằng số gạo tẻ.
Khả năng giải toán có lời văn của học sinh sau khi dạy thực nghiệm.

Kết quả xếp loại học tập của học sinh sau khi dạy thực nghiệm
Hoàn thành tốt

SL
19

TL %
52,4

Hoàn thành

SL
17

TL %
47,6

Chưa hoàn thành

SL
0

TL %
0

Nhìn vào bảng ta thấy khả năng giải toán có lời văn cũng như kết quả học
tập của học sinh lớp 4B được nâng lên rõ rệt. Trong khi đó, tôi thấy các biện pháp
mà tôi đưa ra là dễ vận dụng, dễ phổ biến và cũng không tốn kém. Điều đó chứng
tỏ tính khả thi và hiệu quả của đề tài mà tôi nghiên cứu. Tuy nhiên, đây mới chỉ là
kết quả bước đầu. Vì vậy, đồng nghiệp và các đồng chí quản lý giáo dục tham

khảo và vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

13


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Từ thực tế áp dụng phương pháp dạy học tích cực để hướng dẫn học sinh
giải các bài toán có lời văn lớp 4, tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây:
- Trong quá trình dạy học giải toán có lời văn, giáo viên cần nắm vững các
đối tượng học sinh và dự kiến, phán đoán được những lỗi học sinh thường mắc
phải để có biện pháp hướng dẫn phù hợp. Đối với học sinh học khá và giỏi, giáo
viên cần mở rộng, nâng cao thêm tạo điều kiện cho những em có năng lực học
toán phát huy hết khả năng của mình. Còn đối với học sinh học trung bình và yếu,
giáo viên cần quan tâm, động viên kịp thời và hướng dẫn kĩ hơn ở các bước giải
bài toán.
- Giáo viên cần nắm vững cấu trúc của từng dạng toán và các bước tiến
hành dạy giải toán như đã nêu trong đề tài này. Từ đó giúp học sinh có được các
kĩ năng làm toán giải, óc tư duy sáng tạo, khắc phục lối học nhồi nhét, máy móc,
dập khuôn.
- Thường xuyên, liên tục kiểm tra việc học tập của học sinh để nắm bắt các
thông tin phản hồi từ phía học sinh. Từ đó có những điều chỉnh kịp thời về
phương pháp, cách thức thực hiện nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
- Trong dạy học giải toán có lời văn không phải bài toán nào cũng áp dụng
tất cả các biện pháp mà đề tài đã nêu. Giáo viên cần chọn lọc và vận dụng linh
hoạt các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
của học sinh và rèn cho các em phương pháp tự học.
2. Kiến nghị
- Đối với Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, BGH nhà trường: Cần quan tâm

hơn nữa việc dạy giải toán cho học sinh ngay từ những lớp đầu cấp để làm bước
đệm cho việc học giải toán ở các lớp trên, đồng thời góp phần phát triển tư duy,
ngôn ngữ cho các em. Các cấp quản lí giáo dục nên mở thêm các chuyên đề về
dạy giải toán có lời văn để tập huấn cho giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả và chất
lượng dạy học toán ở tiểu học.
- Đối với giáo viên: Trong quá trình dạy học giải toán có lời văn, cần chú ý
đến các bước thực hiện sao cho hợp lý để học sinh có thể nắm được các bước giải
và trình bày được bài giải một cách lôgíc, khoa học. Giáo viên cần quan tâm rèn
luyện nhiều đến kĩ năng phân tích đề bài để học sinh không bị nhầm lẫn với các
dạng tương tự và không bị bỡ ngỡ với các bài toán khác dạng. Do thời gian dành
cho mỗi tiết học không nhiều nên việc rèn cho học sinh có được kĩ năng giải toán
có lời văn là hết sức khó khăn. Vì thế, giáo viên cần nghiên cứu kĩ lưỡng cách
hướng dẫn sao cho gọn nhất, dễ hiểu nhất và dành một lượng thời gian thích hợp
cho các bài toán có lời văn.
“Biện pháp giúp học sinh lớp 4 giải toán có lời văn” là những kinh
nghiệm quý báu của bản thân trong dạy học toán, nó đã được nghiên cứu và kiểm
chứng tính khả thi qua thực tiễn. Vì vậy, tôi mạnh dạn đề xuất những kinh nghiệm
này để đồng nghiệp và các cấp quản lý giáo dục tham khảo. Tuy nhiên, với quỹ

14


thời gian nghiên cứu có hạn, phạm vi nghiên cứu chưa rộng nên đề tài không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp chân
thành để đề tài hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
NHÀ TRƯỜNG

Thanh Hóa, ngày 5 tháng 4 năm 2018

CAM KẾT KHÔNG COPPY
Người viết:

Nguyễn Thị Loan

15



×