Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Thừa kế theo pháp luật theo quy định trong bộ luật dân sự năm 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.17 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
Trang
Mục lục
Bài làm
A – Mở đầu
B – Nội dung
I. Một số vấn đề lý luận chung về thừa kế và thừa kế theo pháp luật
1. Khái niệm thừa kế và quyền thừa kế
2. Khái niệm thừa kế theo pháp luật
II. Thừa kế theo pháp luật theo quy định trong Bộ luật dân sự năm

1
3
3
3
3
3
4
4

2005
1. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1.1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp không

4
6

có di chúc hoặc được coi là không có di chúc
1.2. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp có di

6



chúc nhưng di chúc không hợp pháp
1.3. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp

7

người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với
người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc
không còn vào thời điểm mở thừa kế
1.4. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng đối với phần di sản

8

không được định đoạt trong di chúc
1.5. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp người

8

thừa kế theo di chúc không có quyền hưởng di sản
1.6. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp người

9

thừa kế theo di chúc từ chối quyền hưởng di sản
2. Diện và hàng thừa kế theo pháp luật
2.1. Diện thừa kế theo pháp luật
2.2. Hàng thừa kế theo pháp luật
3. Thừa kế thế vị
3.1. Khái niệm thừa kế thế vị
3.2. Các trường hợp thừa kế thế vị

III. Những hạn chế, bất cập về thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật

9
9
12
14
14
15
16

Dận sự 2005 và những giải pháp hoàn thiện
1. Về hàng thừa kế

16

1


2. Về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế (Điều

17

679 BLDS)
3. Những người thừa kế được sinh ra theo phương pháp khoa học

18

hiện đại
C – Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo


19
20

BÀI LÀM
A – Mở đầu
Pháp luật thừa kế đã có từ xa xưa và gắn liền với lịch sử phát triển của
xã hội loài người. Tuy có những đặc thù riêng nhưng dân tộc nào, đất nước
nào và từng con người cụ thể đều chịu sự tác động của pháp luật thừa kế.
Pháp luật thừa kế Việt Nam hiên nay cũng như pháp luật thừa kế của những
nước khác trên thế giới quy định hai hình thức thừa kế theo di chúc và theo
pháp luật. Thừa kế theo di chúc là chia tài sản cho người thừa kế theo sự định

2


đoạt trong di chúc của người có di sản lập di chúc và người thừa kế theo di
chúc là bất kì ai. Thừa kế theo pháp luật không phụ thuộc vào ý chí của người
để lại di sản mà hình thức thừa kế do pháp luật quy định.
Để tìm hiểu sâu hơn nữa về pháp luật thừa kế, cũng như trong khuôn
khổ danh mục bài tập em quyết định lựa chọn đề tài “Thừa kế theo pháp luật
theo quy định trong Bộ luật dân sự năm 2005” để hoàn thành bài tập lớn của
mình. Trong suốt quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những sai sót, kính
mong thầy/cô thông cảm, em rất mong nhận được những sự góp ý của thầy/cô
để bài làm thêm hoàn chỉnh. Em xin chân thành cảm ơn!
B – Nội dung
I. Một số vấn đề lý luận chung về thừa kế và thừa kế theo pháp luật
1. Khái niệm thừa kế và quyền thừa kế
Thừa kế là một chế định pháp luật dân sự, là tổng hợp các quy phạm
pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác

theo di chúc hoặc theo một trình tự nhất định đồng thời quy định phạm vi
quyền, nghĩa vụ và phương thức bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của người thừa
kế. Quyền thừa kế của cá nhân là một quyền được Nhà nước bảo hộ và đây
cũng là nguyên tắc của chế định thừa kế do pháp luật quy định, cụ thể, tại
Điều 631 Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS): “Cá nhân có quyền lập di chúc
để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo
pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”.
Theo đó, người để lại di sản thừa kế phải là người có tài sản sau khi
chết để lại cho người còn sống theo ý chí của họ thể hiện trong di chúc hay
theo quy định của pháp luật. Người thừa kế là người được hưởng di sản thừa
kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, nếu thừa kế theo pháp luật thì người thừa
kế chỉ có thể là cá nhân, tuy nhiên nếu thừa kế theo di chúc thì đối tượng này
ngoài cá nhân còn có thêm các tổ chức và Nhà nước. Trong trường hợp người
để lại di sản không có di chúc hoặc để lại di chúc không hợp pháp, người thừa
kế theo di chúc chết trước người lập di chúc hoặc từ chối quyền hưởng di
3


sản…và một số quy định khác của pháp luật thì áp dụng việc thừa kế theo
pháp luật.
2. Khái niệm thừa kế theo pháp luật
Sự dịch chuyển di sản từ một người đã chết sang người còn sống được
thực hiện theo một trong hai căn cứ là ý chí của người để lại di sản và quy
định của pháp luật. Nếu sự dịch chuyển di sản đó căn cứ vào ý chí của người
đã chết để lại thì được gọi là thừa kế theo di chúc, nếu sự dịch chuyển di sản
của người chết sang người còn sống căn cứ vào quy định của pháp luật thì
được gọi là thừa kế theo pháp luật. Như vậy, thừa kế theo pháp luật được hiểu
một cách đơn giản là quá trình dịch chuyển di sản của người chết sang những
người còn sống theo quy định của pháp luật về thừa kế. Mặt khác, theo quy
định của pháp luật thì khi không có căn cứ để dịch chuyển di sản của người

chết theo ý chí của họ thì di sản đó phải được dịch chuyển theo quy định của
pháp luật về hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế.
Điều 674 BLDS đã định nghĩa về thừa kế theo pháp luật như sau:
“Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự
thừa kế do pháp luật quy định”.
II. Thừa kế theo pháp luật theo quy định trong Bộ luật dân sự năm 2005
1. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
Điều 675 BLDS quy định những trường hợp thừa kế theo pháp luật:
“1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau
đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng
thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di
chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà
không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.
4


2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản
sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực
pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng
họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc
chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức
được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa
kế”.

Theo đó, thì các trường hợp thừa kế theo pháp luật được chia thành hai
nhóm chính sau đây:
Nhóm thứ nhất: Di sản thừa kế hoàn toàn được chia theo pháp luật, bao
gồm các trường hợp sau đây:
- Không có di chúc;
- Di chúc không hợp pháp toàn bộ;
- Di chúc hợp pháp nhưng toàn bộ di chúc không có hiệu lực thi hành
do tất cả người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm
với người lập di chúc hoặc đều không có quyền hưởng di sản hay đều từ chối
quyền hưởng di sản; cơ quan, tổ chức không còn vào thời điểm mở thừa kế.
Nhóm thứ hai: Di sản vừa được chia theo di chúc vừa được chia theo
pháp luật, bao gồm các trường hợp sau đây:
- Có phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
- Có một phần di chúc không có hiệu lực pháp luật;
- Có một hoặc một số người trong số những người thừa kế theo di chúc
chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; một hoặc một số
cơ quan, tổ chức được thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa
kế hoặc có một hoặc một số người trong số những người thừa kế theo di chúc
không được quyền hường di sản hay từ chối hưởng quyền di sản theo di chúc.
5


Theo trên, việc thừa kế theo pháp luật sẽ được áp dụng trong các trường
hợp sau đây:
1.1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp không có di
chúc hoặc được coi là không có di chúc
Đây là những trường hợp mà người chết không để lại di chúc hoặc có
để lại di chúc nhưng đã hủy di chúc như đốt, xé hoặc hủy bỏ di chúc đã lập.
Cũng được coi là không có di chúc trong những trường hợp người chết có để
lại di chúc nhưng khi có tranh chấp về thừa kế xảy ra di chúc đó đã bị thất lạc

hoặc đã bị hư hại hoàn toàn đến mức không thể hiện được đầy đủ và rõ ràng ý
chí của người lập di chúc và cũng không thể chứng minh được ý nguyện đích
thực của người lập di chúc. Ngoài ra, nếu bản di chúc được viết bằng kí hiệu
hoặc bằng ngôn từ khó hiểu làm cho tất cả người thừa kế có cách hiểu không
đồng nhất về toàn bộ nội dung của bản di chúc đó thì cũng được coi là không
có di chúc.
Trong các trường hợp nói trên, toàn bộ di sản mà người chết để lại sẽ
được phân chia cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật.
1.2. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp có di chúc
nhưng di chúc không hợp pháp
Di chúc không hợp pháp là di chúc vi phạm một trong các điều kiện có
hiệu lực của của một giao dịch và các điều kiện đã được quy định tại Điều
652 BLDS. Di chúc được lập ra trái với ý chí của người lập di chúc do bị dọa
nạt, lừa dối, áp đặt ý chí của người khác. Di chúc cũng có thể lập cho một
người không có thực, không thể xác định được người đó là ai hoặc di chúc
được chỉ định cho người được sinh ra trong tương lai nhưng người đó chưa
thành thai khi người lập di chúc còn sống hoặc di chúc do người dưới mười
lăm tuổi hoặc do người không có năng lực hành vi dân sự lập ra. Di chúc
không hợp pháp có nội dung nhằm xâm phạm đến lợi ích của người khác, của
Nhà nước hoặc xâm phạm đến chủ quyền quốc gia, an toàn xã hội hoặc chỉ
định cho vật nuôi, cây trồng được hưởng...
6


1.3. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp người thừa kế
theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ
quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc không còn vào thời điểm mở
thừa kế
Theo quy định tại Điều 635 BLDS thì người thừa kế nếu là cá nhân
phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế, cơ quan, tổ chức được thừa

kế theo di chúc phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Thừa kế là quan hệ
pháp luật dân sự, do vậy ý chí của chủ thể trong quan hệ phải được thể hiện
trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình nhưng người thừa kế đã chết
trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản, chủ thể không còn thì
không có bất kì quan hệ nào liên quan đến người đó trong hiện tại, do vậy
phần di chúc liên quan đến phần di sản của người đó được hưởng vô hiệu.
Phần di sản liên quan đến phần của di chúc vô hiệu được chia theo pháp luật.
Tuy nhiên, vẫn phải lưu ý một số vấn đề:
- Nếu cá nhân là người được chỉ định trong di chúc không còn vào thời
điểm mở thừa kế mà đã có con thì con của họ không được thế vị phần di sản
mà nếu họ còn sống họ sẽ được hưởng theo di chúc, nhưng sẽ được thế vị
phần di sản mà nếu còn sống họ sẽ được hường theo pháp luật.
- Nếu cá nhân là người thừa kế theo di chúc nhưng chưa sinh ra vào
thời điểm mở thừa kế và cũng chưa sinh ra vào thời điểm vụ thừa kế được giải
quyết thì phần di sản của cá nhân đó được giành ra và giao cho một người
quản lý để khi sinh ra nếu còn sống sẽ được hưởng.
- Các cơ quan, tổ chức chỉ bị coi là không còn nếu vào thời điểm mở
thừa kế các cơ quan, tổ chức đó đã chấm dứt sự tồn tại của mình một cách
tuyệt đối do giải thể hoặc tuyên bố phá sản. Những trường hợp cơ quan, tổ
hcứ bị chấm dứt do sát nhập, hợp nhất hoặc chia, tách thì cơ quan, tổ chức
mới được quyền thừa kế theo di chúc của cơ quan, tổ chức cũ.
1.4. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng đối với phần di sản không được
định đoạt trong di chúc
7


Nếu di chúc chỉ định đoạt một phần di sản thì phần còn lại sẽ được
chuyển dịch cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật. Những
người trong cùng một hàng thừa kế được hưởng phần di sản bằng nhau nếu di
sản được chia theo pháp luật. Vì vậy, một người dù đã được hưởng di sản theo

di chúc, vẫn được hưởng phần di sản được chia theo pháp luật, nếu họ là
người đứng trong hàng thừa kế hưởng di sản theo pháp luật (trừ trường hợp
người lập di chúc nói rõ là họ chỉ được hưởng phần di sản mà người lập di
chúc đã phân định trong di chúc đó).
1.5. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp người thừa kế
theo di chúc không có quyền hưởng di sản
Những người đáng lẽ được hưởng thừa kế theo di chúc nhưng lại thực
hiện những hành vi đã quy định tại khoản 1 Điều 643 BLDS sẽ không được
hưởng thừa kế. Trong những trường hợp sau đây:
- Hành vi nói trên xảy ra sau khi di chúc đã lập mà người lập di chúc
không có ý kiến gì khác.
- Hành vi nói trên xảy ra trước khi lập di chúc nhưng người lập di chúc
không biết được người đó đã có hành vi đó.
Nếu toàn bộ những người thừa kế theo di chúc đều không có quyền
hưởng di sản thì áp dụng thừa kế theo pháp luật đối với toàn bộ di sản mà
người lập di chúc để lại. Nếu chỉ có một hoặc một số người thừa kế theo di
chúc không có quyền hưởng di sản thì chỉ áp dụng thừa kế theo pháp luật đối
với phần di sản liên quan đến những người đó. Nghĩa là phần di sản của
những người thừa kế theo di chúc không có quyền hưởng di sản sẽ được dịch
chuyển cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật.
1.6. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp người thừa kế
theo di chúc từ chối quyền hưởng di sản
Nếu việc từ chối quyền hưởng di sản đúng quy định tại Điều 642 BLDS
thì phần di sản liên quan đến người từ chối sẽ được áp dụng thừa kế theo pháp
luật để giải quyết. Tuy nhiên, trong thực tế có những người có thể là người
8


thừa kế theo di chúc nhưng cũng đồng thời là người thừa kế theo luật của
người lập di chúc. Vì vậy, trong trường hợp này, nếu họ chỉ từ chối quyền

hưởng di sản theo di chúc, thì phần di sản đó được chia cho những người thừa
kế theo pháp luật và người từ chối vẫn được hưởng di sản theo pháp luật. Nếu
họ từ chối toàn bộ quyền hưởng di sản (cả theo di chúc, cả theo pháp luật) thì
phần di sản đó được chia cho những người thừa kế theo pháp luật của người
để lại di sản (trừ người đã từ chối quyền hưởng di sản). Trong trường hợp
toàn bộ những người thừa kế theo di chúc đều từ chối quyền hưởng di sản, thì
toàn bộ di sản thừa kế mà người lập di chúc để lại sẽ được chia cho những
người thừa kế theo pháp luật của người đó. Nếu chỉ có một hoặc nhiều người
trong số những người thừa kế theo di chúc đều từ chối quyền hưởng di chúc,
thì chỉ áp dụng thừa kế theo pháp luật đối với những phần di sản liên quan
đến những người từ chối quyền hưởng di sản
2. Diện và hàng thừa kế theo pháp luật
2.1. Diện thừa kế theo pháp luật
Diện thừa kế theo pháp luật là phạm vi những người có thể được hưởng
di sản theo pháp luật của người chết nếu giữa họ với người chết đang tồn tại
mối quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ nuôi dưỡng cho đến thời điểm mở thừa
kế hoặc giữa họ có huyết thống trong phạm vi hai đời bàng hệ và bốn đời trực
hệ.
Diện thừa kế theo pháp luật được xác định theo các quan hệ hôn nhân,
quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng giữa người thừa kế với người để
lại di sản khi còn sống. Người thuộc diện thừa kế theo pháp luật là người có
một hoặc đồng thời có hai mối quan hệ với người để lại di sản trong phạm vi
ba mối quan hệ.
Ba mối quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng giữa người để lại
di sản và người thừa kế chỉ là những căn cứ xác định phạm vi những người
thừa kế theo pháp luật. Phạm vi những người có quan hệ huyết thống gần, có
quan hệ huyết thống xa (tính theo đời và theo thứ bậc bề trên, bề dưới) với
9



người để lại di sản có thuộc diện hay không thuộc diện thừa kế còn tùy thuộc
vào những quy định của pháp luật trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
- Căn cứ xác định diện thừa kế theo pháp luật dựa vào quan hệ hôn
nhân. Quan hệ hôn nhân là quan hệ của vợ chống cho đến thời điểm mở thừa
ké phải được xác định là hôn nhân hợp pháp. Quan hệ hôn nhân hợp pháp là
quan hệ vợ chồng tuân thủ những quy định của pháp luật hôn nhân về độ tuổi
kế hôn, ý chí tự do, tự nguyện trong kế hôn, tự do thỏa thuận không có áp đặt
ý chí của một bên đối với bên kia trong kết hôn, không i phạm quan hệ huyết
thống, không vi phạm chế độ một vợ một chồng và không vi phạm các điều
cầm khác của pháp luật trong hôn nhân. Trong một số trường hợp đặc biệt
khác cũng được coi là hôn nhân hợp pháp, như: nhưng người có nhiều vợ
trước ngày ban hành Luật hôn nhân và gia đình (trước 13/1/1960); hay nam
nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 3/1/1987.
- Về quan hệ huyết thống: pháp luật hôn nhân và gia đình bảo vệ lợi ích
chính đáng của những người con xét về quan hệ huyết thống với cha mẹ và
nghĩa vụ của người làm cha, làm mẹ của con. Quyền thừa kế theo pháp luật
của con không phụ thuộc vào hình thức hôn nhân của cha, mẹ đẻ. Trên thực
tế, việc xác định cha, mẹ đẻ cho con ngoài giá thú, hay con nuôi rất quan
trọng. Việc này nhằm xác định quan hệ huyết thống giữa cha mẹ và các con.
Mục đích xác định quan hệ huyết thống nhằm bảo vệ những quyền lợi tài sản
và nhân thân cho cá nhân và là đạo lý của đời sống xã hội, với quan điểm mỗi
người sinh ra đều phải có cha, mẹ là cội nguồn của mối quan hệ ruột thịt, là
căn cứ để xác định nghĩa vụ và quyền lợi của các chủ thể trong quan hệ gia
đình và xã hội. Và trong trường hợp cần thiết xác định trách nhiệm của họ đối
với nhau và nghĩa vụ giám hộ cho nhau, đại diện cho nhau trong các quan hệ
dân sự và các quan hệ xã hội khác.
Quan hệ huyết thống trong phạm vi hai đời bàng hệ, bao gồm: anh, chị,
em, cô, dì, cú, bác, cậu, cháu của người chết.

10



Quan hệ huyết thống trong phạm vi bồn đời trực hệ, bao gồm: cha, mẹ,
con, ông, bà, cháu, cụ, chắt của người chết.
- Diện thừa kế theo pháp luật được xác định theo quan hệ nuôi dưỡng:
quan hệ nuôi dưỡng à sự thể hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau giữa
những người thân thuộc theo quy định của pháp luật. Quan hệ nuôi dưỡng là
quan hệ giữa người có nghĩa vụ nuôi dưỡng và người được nuôi dưỡng theo
quy định của pháp luật. Quan hệ nuôi dưỡng được thể hiện trong nhiều mối
quan hệ: thể hiện trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái; thể hiện giữa
anh, chị em ruột đối với nhau trong hoàn cảnh mồ côi cha mẹ hoặc cha mẹ
còn nhưng không có khả năng lao động hoặc đều không có năng lực hành vi
dân sự; quan hệ nuôi dưỡng giữa ông, bà nội, ngoại và các cháu nội, ngoại;
quan hệ giữa cha kế, mẹ kế với con riêng của vợ, của chồng; quan hệ giữa con
nuôi với cha mẹ nuôi.
Xác định diện những người thừa kế theo pháp luật, trước hết để xác
định những người có quyền hưởng di sản. Sau đó loại trừ những người không
thuộc diện thừa kế theo pháp luật hoặc thuộc diện thừa kế theo pháp luật
nhưng không có quyền thừa kế theo pháp luật.
Phạm vi nhựng người thừa kế theo pháp luật được xác định trên ba mối
quan hệ như đã trình bày ở trên. Ba mối quan hệ hôn nhân, huyết thống và
nuôi dưỡng có tình độc lập tương đối vì quan hệ này là tiền đề của quan hệ
kia. Tuy nhiên, từng quan hệ được xác định theo quy định của pháp luật giữa
người để lại di sản với người thừa kế. Chỉ có sự xác định diện những người
thừa kế theo pháp luật chuẩn xác mới ngăn chặn được sự mất đoàn kết trong
dóng tộc và có tác dụng giáo dục ý thức sống, ý thức pháp luật cho những
người thuộc diện thừa kế.
2.2. Hàng thừa kế theo pháp luật
Hàng thừa kế theo phap luật là nhóm những người có cùng mức độ gần
gữi với người chết và theo đó họ cũng được hưởng ngang nhau đối với di sản


11


thừa kế mà người chết để lại. Hàng thừa kế the pháp luật được quy định tại
Điều 676 BLDS:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau
đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ
nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại,
anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà
người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột,
chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết
mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của
người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng
nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không
còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị
truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.
- Ở hàng thừa kế thứ nhất: có hai mối quan hệ thừa kế sau:
Thứ nhất, quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng: Vợ - chồng là mối quan
hệ giữa một người nam với một người nữ trên cơ sở hôn nhân được pháp luật
thừa nhận. Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Kết hôn là
việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều
kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”. Vì thế, vợ - chồng được thừa kế di sản của
nhau khi một bên chết, nếu vào thời điểm mở thừa kế mà quan hệ hôn nhân
giữa họ về mặt pháp lý vẫn còn tồn tại. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp

cần lưu ý, những trường hợp này được quy định tại Điều 680 BLDS:
+ Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn
tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản;
12


+ Trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được
Toà án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật,
nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản;
+ Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó
chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.
Thứ hai, quan hệ giữa cha, mẹ và con: Quan hệ thừa kế giữa một bên là
cha, mẹ với một bên là con là mối quan hệ thừa kế mang tính hai chiều. Quan
hệ này được xác định theo hai căn cứ. Căn cứ vào quan hệ huyết thống thì đó
là những người có cùng một dòng máu trực hệ trong phạm vi hai đời liền kề
nhau. Căn cứ vào quan hệ nuôi dưỡng thì đó là quan hệ giữa những người
nuôi dưỡng lẫn nhau theo cha - con, mẹ - con hoặc theo cha, mẹ - con. Mối
quan hệ giữa cha, mẹ và con được thể hiện trong những trường hợp sau:
+ Cha, mẹ là người thừa kế hàng thứ nhất của con đẻ và con đẻ là
người thừa kế hàng thứ nhất cùa cha, mẹ đẻ mình. Khái niệm con đẻ bao gồm
cả con trong giá thú và con ngoài giá thú;
+ Con nuôi và cha, mẹ nuôi được thừa kế tài sản của nhau và còn được
thừa kế tài sản theo quy định tại Điều 677 và Điều 678 BLDS;
+ Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng
nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế tài sản của nhau và còn được thừa
kế tài sản theo duy định tại Điều 677 và Điều 678 BLDS.
- Ở hàng thừa kế thứ hai bao gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại,
anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu gọi người chết là ông nội, bà
nội, ông ngoại, bà ngoại.
Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là những người thừa kế ở hàng thứ

hai của cháu nội, cháu ngoại. Ngược lại, pháp luật dự liệu các trường hợp
người chết không còn các con hoặc có con nhưng không có quyền thừa kế, từ
chối nhận di sản thì cháu sẽ được thừa kế của công bà.
Anh ruột, chị ruột, em ruột là người thừa kế hàng thứ hai của nhau. Anh
ruột, chị ruột, em ruột là anh chị em cùng mẹ hoặc cùng cha. Một người có
13


bao nhiêu con đẻ thì bấy nhiêu người đó là anh, chị, em ruột của nhau, không
phụ thuộc vào việc các người con cùng cha hay khác cha, là con trong hay
ngoài giá thú.
- Ở hàng thừa kế thứ ba bao gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác
ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người
chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột
của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Cụ nội, ngoại của một người là người sinh ra ông, bà nội hoặc ông, bà
ngoại của người đó. Trong trường hợp cụ nội, cụ ngoại chết không có người
thừa kế là con và cháu hoặc có người thừa kế nhưng họ đều từ chối nhận di
sản hoặc không có quyền hưởng di sản thì chắt sẽ được hưởng di sản của cụ.
Người thừa kế là bác, chú, dì, cô ruột của nugời chết, cháu ruột của
người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, dì. Cơ sở hình thành mối quan hệ
thừa kế giữa những người này là quan hệ huyết thống bàng hệ giữa hai đời
liền kề nhau. Đây là những người có quyền hưởng di sản của nhau theo hàng
thừa kế thứ ba, nghĩa là khi cháu chết trước thì chú, bác, cô, dì, cậu ruột nếu
còn sống là những người thừa kế ở hàng thứ ba của cháu. Ngược lại, nếu cô,
dì, chú, bác, cậu ruột chết thì cháu là người thừa kế ở hàng thứ ba của người
chết.
3. Thừa kế thế vị
3.1. Khái niệm thừa kế thế vị
Điều 677 BLDS quy định về thừa kế thế vị: “Trong trường hợp con

của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại
di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được
hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với
người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt
được hưởng nếu còn sống”.
Theo đó, thì thừa kế thế vị chỉ được đặt ra khi thỏa mãn bốn điều kiện:

14


Thứ nhất, những người thế vị nhau phải là những người có mối quan hệ
giữa cha, mẹ và con trong hàng thừa kế thứ nhất., trong đó người thế vị phải
là người ở đời sau.
Thứ hai, giữa họ phải có quan hệ huyết thống trực hệ (chỉ có con đẻ
thay thế vị trí của cha, mẹ đẻ).
Thứ ba, thừa kế thế vị chỉ đặt ra khi người được thế vị chết trước hoặc
cùng thời điểm với người để lại di sản.
Thứ tư, trong mối quan hệ giữa người để lại di sản với người được thế
vị thì người để lại di sản phải là người ở đời trước, người được thế vị là người
ở đời sau.
Thứ năm, người thế vị phải còn sống vào thời điểm người được thế vị
chết hoặc nếu sinh ra và còn sống sau thời điểm người được thế vị chết thì
phải thành thai trước thời điểm người được thế vị chết.
Từ những phân tích ở trên có thể đi đến định nghĩa: Thừa kế thế vị là
việc con đẻ thay thế vị trí của cha hoặc mẹ để hưởng thừa kế của ông nội, bà
nội hoặc ông ngoại, bà ngoại đối với phần di sản mà cha mạ được hưởng nếu
còn sống nhưng cha đã chết trước ông nội, bà nội hoặc mẹ chết trước ông
ngoại, bà ngoại, đồng thời cũng à việc con đẻ thay thế vị trí của cha hoặc mẹ
để hưởng thừa kế của cụ đối với phần di sản mà cha, mẹ được hưởng nhưng
cha, mẹ đã chết trước hoặc cùng thời điểm với cụ.

3.2. Các trường hợp thừa kế thế vị
- Cháu thế vị cha hoặc mẹ để hưỡng di sản của ông bà;
- Chắt thế vị cha mẹ để hưởng di sản của cụ.
Như vậy, thừa kế thế vị phát sinh trên cơ sở thừa kế theo pháp luật,
không phát sinh từ căn cứ di chúc. Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc
chết cùng thời điểm với người để lại di sản theo di chúc, phần di chúc đó vô
hiệu.
Quan hệ thừa kế theo hàng nói chung và quan hệ thừa kế thế vị nói
riêng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Quan hệ thừa kế thế vị không phải là
15


quan hệ thừa kế theo trình tự hàng nhưng hàng thừa kế là căn cứ để xác định
quan hệ thừa kế thế vị trong trường hợp con của người đề lại di sản là người
được hưởng thừa kế theo hàng nhưng đã chết trước hoặc chết cùng vào một
thời điểm với người đề lại di sản. Những người thừa kế thế vị chỉ được hưởng
chung một suất thừa kế được chia theo pháp luật mà người được thừa kế theo
hàng được hưởng nếu còn sống nhưng đã chết trước hoặc chết cùng vào một
thời điểm với người để lại di sản.
Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật nhằm bào vệ những lợi ích
chính đáng của những người thân thuộc nhất của người để lại di sản. Nhằm
bảo vệ quyền hưởng di sản của các cháu của người đề lại di sản một cách trực
tiếp nhất. Tránh tình trạng mà di sản của ông bà mà các cháu không được
hưởng, để lại cho người khác hưởng.
III. Những hạn chế, bất cập về thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dận
sự 2005 và những giải pháp hoàn thiện
1. Về hàng thừa kế
Tại hàng thừa kế thừ hai, gồm những người có quan hệ huyết thống
trực hệ bề trên và bề dưới với người để lại di sản là ông, bà nội, ngoại. Những
người có quan hệ huyết thống bàng hệ là anh, chị, em ruột của người để lại di

sản. Theo quy định này, pháp luật đã quan tâm đến cơ cấu địa vị pháp lý của
chủ thể trong quan hệ thừa kế theo hàng, vì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà
ngoại được thừa kế của cháu, và ngược lại cháu ruột được thừa kế của ông bà
trong cùng một hàng. Quy định đối xứng như vậy đã làm rắc rồi thêm cho
việc giải quyết liên quan đến việc hưởng di sản thừa kế theo hàng thừa kế thứ
hai. Bởi vì, cháu đã được thừa kế thế vị tại Điều 677 BLDS, do vậy không
nên quy định cháu nội, cháu ngoại của người để lại di sản trong hàng thừa kế
thứ hai. Nếu quy định như pháp luật hiện hành thì cháu nên là một chủ thể
được ưu tiên hưởng di sản thừa kế nếu không thừa kế thế vị thì thừa kế theo
hàng khi có đủ điều kiện nhận di sản theo hàng thửa kế thứ hai hoặc thừa kế
thế vị của ông, bà nội, ngoại.
16


Tại hàng thừa kế thứ ba, cũng theo phép đối xứng như hàng thừa kế thứ
hai thì các cụ nội, ngoại được thừa kế theo hàng thừa kế thứ ba của chắt, theo
đó chắt cũng được thừa kế hàng thứ ba của người chết mà người chết là cụ
nội, ngoại. Chắt được thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 677 BLDS, không
nên quy định chắt được thừa kế theo hàng thừa kế thứ ba. Bởi vì, theo logic
chắt được hưởng thừa kế thế vị là một cách hưởng di sản theo quy định của
pháp luật lợi ích của chắt được đảm bảo trong quan hệ thừa kế thế vị, là
hưởng di sản có điều kiện cha, mẹ chắt chết trước hoặc chết cùng thời điểm
với người để lại di sản mà không tuận theo nguyên tắc hàng thừa kế.
Chính vì vậy, Điều 677 BLDS nên quy định thành 4 hàng thừa kế, hàng
thừa kế thứ hai chia thành hai hành thừa kế (hàng 2 và hàng 3). Cho cháu gọi
người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại thành hàng thừa kế riêng,
hàng thừa kế thứ hai, để đảm bào quyền lợi cho cháu, nếu cháu không được
thừa kế thế vị của ông bà.
2. Về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế (Điều 679 BLDS)
Trên tinh thần Điều 679 BLDS thì tiêu chó để xác định con riêng với bố

dượng, mẹ kế có được hưởng thừa kế của nhau hay không là dựa trên mối
quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc lẫn nhau. Nếu hai phía không có quan hệ chăm
sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau thì không được thừa kế của nhau. Tuy nhiên, quan
hệ “chăm sóc, nuôi dưỡng” là một phạm trù rất trừu tượng, không thể xác
định một cách cụ thể, rõ ràng. Đặc biệt, hiểu như thế nào là chăm sóc, nuôi
dưỡng nhau như cha con, mẹ con. Quy định này rất chung chung nên trong
thực tiễn áp dụng nhiều khi rất khác nhau giữa những người áp dụng pháp
luật. Tình trạng này tồn tại do không có cơ sở, tiêu chí để xác định thế nào là
quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau giữa con riêng với bố dượng, mẹ kế.
Điều đó cũng không thống nhất về căn cứ đánh giá, thời gian nuôi dưỡng,
mức độ nuôi dưỡng, chăm sóc như thế nào.
Trên thực tế có nhiều trường hợp, khi người để lại di sản chết, vì không
muốn cho con riêng hưởng di sản mà người thừa kế khác không thừa nhận
17


quan hệ nuôi dưỡng đã có. Trong trường hợp này thì quyền lợi của người là
cha dượng, mẹ kế, con riêng sẽ được đảm bảo bằng biện pháp nào? Pháp luật
không quy định cụ thể và đây là điều cần bổ sung để tránh gây ra tình trạng
điều luật được hiểu không nhất quán và để bảo đảm quyển lợi cho người được
hưởng di sản thừa kế.
3. Những người thừa kế được sinh ra theo phương pháp khoa học hiện đại
Điều 635 BLDS quy định: “Người thừa kế là cá nhân phải là người
còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm
mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. …”.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, có rất nhiều trường hợp phát sinh
làm xuất hiện người thừa kế mới, chẳng hạn một người đàn ông bán tinh trùng
hoặc gửi tinh trùng vào ngân hàng tinh trùng, sau đó tinh trùng của ông ta
được bán cho người khác để thụ tinh nhân tạo hoặc đơn giản cho vợ ông ta.
Vậy những đứa con ra đời bằng phương pháp khoa học hiện đại như vậy có

được coi là người từa kế của người đàn ông đó hay không?
Pháp luật thừa kế hiện hành của nước ta chưa có quy định cụ thể về vấn
đế này. Trong xã hội phát triển, ngày càng có nhiều người mong muốn được
sinh con theo phương pháp khoa học hiện đại. Do vậy, vấn đề công nhận cha
cho những đứa trẻ sinh theo phương pháp thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống
nghiệm hết sức quan trọng. Vì vậy, cần phải bồ sung vấn đề những người
thuộc diện thừa kế được sinh ra theo phương pháp khoa học hiện đại một cách
cụ thể rõ ràng để đảm bảo quyền lợi cho những đứa trẻ. Có như vậy khi phát
sinh tranh chấp về thừa kế liên qua đến những người này, thì những nhà áp
dụng luật mới có cơ sở để giải quyết một cách thấu tình đạt lý, nâng cao công
tác xét xử và tạo niềm tin vào pháp luật trong lòng người.
C – Kết luận
Trong xã hội Việt Nam, việc thừa kế di sản đã hình thành theo tập quán
của từng dân tộc, từng miền, từng địa phương khác nhau. Thậm chí trong
18


cùng một địa phương thì mỗi gia đình, mỗi dòng họ, việc phân chia di sản
thừa kế theo truyền thống của dòng tộc. Trong gia đình, các con cháu hưởng
di sản của ông bà, cha mẹ và thực hiện việc thờ cùng tổ tiên từ đời này qua
đời khác. Thông qua việc thờ cúng, nhắc nhở con cháu luôn nhớ công ơn của
người đã khuất. Đây là một truyền thống uống nước nhớ nguồn được lưu
truyền đến ngày nay và mai sau. Pháp luật thừa kế Việt Nam, đặc biệt là các
chế định về thừa kế theo pháp luật thể hiện rõ nét truyền thống quý báu ấy
thông qua việc quy định các hàng thừa kế là những người có quan hệ gần gũi,
thân thuộc nhất với người chết. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những bất cập xung
quanh vấn đề thừa kế theo pháp luật và trong tương lai cần phải có những
biện pháp cụ thể để pháp luật về thừa kế càng ngày càng hoàn thiện, phù hợp
hơn với thực tiễn khách quan.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, GIÁO TRÌNH LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM –
TẬP 1, Nxb Công an nhân dân, năm 2012.
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, GIÁO TRÌNH LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM –
TẬP 2, Nxb Công an nhân dân, năm 2012.
19


3. Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp: moj.gov.vn, BỘ LUẬT DÂN SỰ, Bộ
luật số 33/2005/QH11.
4. TS. Phùng Trung Tập, LUẬT THỪA KẾ VIỆT NAM, Nxb Hà Nội, năm
2008.
5. TS. Phạm Minh Tuyết, THỪA KẾ - QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ
THỰC TIỄN ÁP DỤNG, Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2007.
6. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp nào?
(Nguồn Thư viện điện tử), Chuyên trang Thông tin khoa học công nghệ phục
vụ nông thôn và miền núi - Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Trị:
elib.dostquangtri.gov.vn.
7. Tùng Chi, Chung sống trước ngày 3-1-1987 là hôn nhân thực tế?, Trang
thông tin điện tử báo Pháp luật TP.HCM: phapluattp.vn.
8. Nguyễn Phương Thảo - Lục Thanh Thủy: Vụ Tổ chức - Cán bộ TAND tối
cao, Một số nội dung về quyền thừa kế trong pháp luật Việt Nam, Cổng thông
tin điện tử Tòa án Nhân dân Tối cao: toaan.gov.vn.

20



×