Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Sự tham gia tố tụng dân sự của viện kiểm sát tại tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm và kiến nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.7 KB, 12 trang )

Bài tập lớn học kì – Môn: Luật tố tụng dân sự

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
I. Khái quát chung về sự tham gia tố tụng của Viện kiểm sát trong TTDS
1. Khái niệm về sự tham gia tố tụng của Viện kiểm sát trong TTDS
1.1: Khái niệm về VKS trong TTDS
1.2: Khái niệm về sự tham gia tố tụng của Viện kiểm sát trong TTDS
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong việc tham gia TTDS
II. Quy định của pháp luật hiện hành về sự tham gia tố tụng dân sự của Viện kiểm
sát tại tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm.
1. Sự tham gia tố tụng dân sự của Viện kiểm sát tại Tòa án cấp sơ thẩm.
2. Sự tham gia tố tụng dân sự của Viện kiểm sát tại Tòa án cấp phúc thẩm.
III. Thực tiễn và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả
tham gia tố tụng dân sự của VKS
1.Thực tiễn thực hiện hoạt động tố tụng của VKS
1.1: VKS tham gia phiên tòa sơ thẩm
1.2: VKS tham gia phiên tòa phúc thẩm
2. Một số kiến nghị:

C. KẾT LUẬN

Page 1


Bài tập lớn học kì – Môn: Luật tố tụng dân sự

A. MỞ ĐẦU
Viện kiểm sát (VKS) là cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện chức năng
kiểm sát các hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.


Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKS có tác dụng đảm bảo cho việc giải
quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự được đúng đắn. Để hiểu rõ hơn về vai
trò của VKS trong tố tụng dân sự em chọn đề tài:“ Sự tham gia tố tụng dân sự của
Viện kiểm sát tại Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm và kiến nghị”.

B. NỘI DUNG
I. Khái quát chung về sự tham gia tố tụng của Viện kiểm sát trong TTDS
1. Khái niệm về sự tham gia tố tụng của Viện kiểm sát trong TTDS
1.1: Khái niệm về VKS trong TTDS
Hiện nay không có quy định cụ thể về khái niệm VKS nhưng theo quy định
tại Điều 1 Luật tổ chức VKSND 2002 thì VKS là cơ quan thực hành quyền công tố
và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
1.2: Khái niệm về sự tham gia tố tụng của Viện kiểm sát trong TTDS
Sự tham gia tố tụng của VKSND trong TTDS là hoạt động giám sát việc tuân
theo pháp luật của VKSND đối với cơ quan tiến hành tố tụng và người tham gia tố
tụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự như: kiểm sát thông báo thụ lý vụ
việc của Tòa án; kiểm sát hoạt động xét xử của Tòa án và kháng nghị; kiểm sát việc
dân sự của VKSND trong lĩnh vực dân sự được tiến hành theo trình tự, thủ tục mà
pháp luật TTDS quy định.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong việc tham gia TTDS

Page 2


Bài tập lớn học kì – Môn: Luật tố tụng dân sự

Nhiệm vụ, quyền hạn chung của các VKS được quy định trong
LTCVKSND, bên cạnh đó, nhiệm vụ quyền hạn cụ thể của VKS trong tố tụng dân
sự do pháp luật tố tụng dân sự quy định. Là cơ quan kiểm sát các hoạt động tư
pháp, trong tố tụng dân sự, VKS có các nhiệm vụ quyền hạn cụ thể:

Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết vụ việc dân sự của
Tòa án như kiểm sát việc thụ lí, lập hồ sơ, hòa giải, xét xử, ra bản án, quyết định
giải quyết vụ việc dân sự;
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật việc tham gia tố tụng của những người
tham gia tố tụng và những người liênn quann trong quá trình giải quyết vụ việc dân
sự; Yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị các bản án, quyết định của Tòa án theo quy
định của pháp luật nhằm đảm bảo việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng
pháp luật;
Tham gia các phiên tòa xét xử vụ án dân sự, phiên họp giải quyết việc dân
sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của pháp luật;
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của đương sự, cơ quan thi hành án, chấp
hành viên, cá nhân và tổ chức liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của
Tòa án, kháng nghị các quyết định về thi hành án của cơ quan thi hành án;
Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại của Tòa án, cơ quan thi hành án và những
người có thẩm quyền trong việc giải quyết các khiếu nại phát sinh trong quá trình
giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự, giải quyết các khiếu nại thuộc
thẩm quyền…
II. Quy định của pháp luật hiện hành về sự tham gia tố tụng dân sự của
Viện kiểm sát tại tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm.
1. Sự tham gia tố tụng dân sự của Viện kiểm sát tại Tòa án cấp sơ thẩm.

Page 3


Bài tập lớn học kì – Môn: Luật tố tụng dân sự

Theo quy định của BLTTDS, Viện kiểm sát là cơ quan tiến hành tố tụng,
thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự mặc dù
phạm vi tham gia phiên toà và thẩm quyền cụ thể của VKS trong tố tụng dân sự đã
có nhiều sửa đổi, bổ sung khác trước, như: VKS không tham gia 100% các phiên

toà như quy định của Điều 21 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 mà
chỉ giới hạn tham gia đối với một số vụ án. Tuy nhiên, Điều 21 BLTTDS (đã được
sửa đổi, bổ sung năm 2011) theo hướng mở rộng phạm vi trách nhiệm tham gia
phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ việc dân sự của Viện kiểm sát. Cụ thể, Viện kiểm
sát có trách nhiệm phải tham gia phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ án dân sự trong
04 trường hợp sau:
Một là, những vụ án dân sự do Toà án tiến hành thu thập chứng cứ.
Trong trường hợp này, bất cứ vụ án dân sự nào Tòa án tiến hành thu thập
chứng cứ thì Viện kiểm sát có trách nhiệm phải tham gia phiên tòa, không phụ
thuộc vào việc đương sự có khiếu nại về việc thu thập chứng cứ của Tòa án hay
không. Đây là điểm mới so với quy định hiện hành (Điều 21 BLTTDS hiện hành
quy định Viện kiểm sát chỉ tham gia phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa
án thu thập chứng cứ mà đương sự có khiếu nại).
Hai là, những vụ án dân sự có đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích
công cộng.
Ba là, những vụ án dân sự có đối tượng tranh chấp là quyền sử dụng đất, nhà ở.
Bốn là, những vụ án dân sự có một bên đương sự là người chưa thành niên,
người có nhược điểm về thể chất, tâm thần.
Một điểm mới quan trọng trong quy định của Luật sửa đổi, bổ sung là có sự
phân biệt nội dung phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm. Tại phiên tòa
sơ thẩm, theo Điều 234 BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung quy định “Sau khi
Page 4


Bài tập lớn học kì – Môn: Luật tố tụng dân sự

những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên
phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án
của Thẩm phán, Hội đồng xét xử; việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố
tụng dân sự, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị

án”.
Như vậy, tại phiên tòa sơ thẩm, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa không phát
biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án như hiện nay mà chỉ
phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét
xử, đồng thời phát biểu ý kiến về việc chấp hành pháp luật (bao gồm cả pháp luật
về nội dung và pháp luật về tố tụng) của những người tham gia tố tụng
Trong các quy định về thủ tục hỏi tại phiên tòa, BLTTDS cũng có quy định:
“Kiểm sát viên, những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên toà có quyền nhận
xét về kết luận giám định, được hỏi những vấn đề còn chưa rõ, hoặc có mâu thuẫn
trong kết luận giám định hoặc có mâu thuẫn với những tình tiết khác của vụ án”.
(khoản 2 Điều 230)
Mặt khác, khoản 2 Điều 207 quy định: “Trong trường hợp Kiểm sát viên bị
thay đổi tại phiên toà hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên toà xét xử, nhưng có
Kiểm sát viên dự khuyết thì người này được tham gia phiên toà xét xử tiếp vụ án
nếu họ có mặt tại phiên toà từ đầu.
Trong trường hợp không có Kiểm sát viên dự khuyết để thay thế thì Hội đồng
xét xử quyết định hoãn phiên toà và thông báo cho Viện trưởng Viện kiểm sát cùng
cấp”
Theo quy định này thì trong phiên tòa xét xử sơ thẩm, đối với những vụ án
yêu cầu kiểm sát viên phải có mặt mà kiểm sát viên lại vắng mặt mà không có kiểm
sát viên dự khuyết thì phải hoãn phiên tòa.
Page 5


Bài tập lớn học kì – Môn: Luật tố tụng dân sự

2. Sự tham gia tố tụng dân sự của Viện kiểm sát tại Tòa án cấp phúc thẩm.
Mục đích của việc tham gia phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự của VKS là
kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án. Bởi vậy mà sự tham gia phiên tòa
phúc thẩm vụ án dân sự của VKS là hết sức cần thiết.

Khoản 2 Điều 264 quy định: “Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải
tham gia phiên toà phúc thẩm”. Trong trường hợp pháp luật yêu cầu VKS phải có
mặt trong phiên tòa sơ thẩm và trong trường hợp VKS kháng nghị thì Kiểm sát
viên cùng cấp buộc phải tham gia vào phiên tòa phúc thẩm. Mục 2 phần II Thông
tư liên tịch số 03/2005/VKSNDTC-TANDTC quy định các trường hợp VKS bắt
buộc phải có mặt trong phiên tòa phúc thẩm. Đó là:
Khi Viện kiểm sát cùng cấp với Toà án cấp sơ thẩm đã tham gia phiên toà sơ
thẩm: Đối với những trường hợp pháp luật yêu cầu VKS phải tham gia vào phiên
tòa sơ thẩm nếu có kháng cáo, kháng nghị để xét xử lại ở cấp phúc thẩm thì buộc
VKS phải tham gia.
Khi Viện kiểm sát cùng cấp với Toà án cấp sơ thẩm không tham gia phiên
toà sơ thẩm nhưng có kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có kháng
nghị bản án sơ thẩm. Theo quy định tại Điều 250 BLTTDS, người có quyền kháng
nghị là Viện trưởng VKS nhân dân cùng cấp và cấp trên trực tiếp. Việc kháng nghị
bảo đảm bảo cho VKS thực hiện có hiệu quả công tác kiểm sát việc tuân theo pháp
luật của tòa án trong việc giải quyết vụ án dân sự. Trên thực tế, việc tòa án ra
những bản án, quyết định sơ thẩm sai là khá phổ biến. Khi có sai sót xẩy ra, VKS
sẽ kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Điều này giúp cho các vụ án dân sự được
xét xử đúng đắn hơn. Khi đã thực hiện quyền kháng nghị thì VKS buộc phải có
mặt trong phiên tòa phúc thẩm.
Trong trường hợp đương sự có khiếu nại về việc thu thập chứng cứ của Toà
án cấp phúc thẩm, thì việc chuyển đơn khiếu nại của đương sự được thực hiện theo
Page 6


Bài tập lớn học kì – Môn: Luật tố tụng dân sự

hướng dẫn tại các điểm b và c tiểu mục 1.3 mục 1 Phần II của Thông tư liên tịch số
03/2005/VKSNDTC-TANDTC . Trường hợp xét thấy cần thiết phải tham gia phiên
toà phúc thẩm thì Viện kiểm sát thông báo bằng văn bản cho Toà án cấp phúc thẩm

biết. Toà án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử và hồ sơ vụ án
cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt tại phiên toà
phúc thẩm, thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành phiên toà theo thủ tục chung.
Trường hợp được hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 2.1 mục 2 Phần II của
Thông tư liên tịch số 03/2005/VKSNDTC-TANDTC, nếu trước khi khai mạc
phiên toà phúc thẩm, Viện kiểm sát đã rút kháng nghị, thì Viện kiểm sát không
tham gia phiên toà phúc thẩm. Nếu sau khi khai mạc phiên toà phúc thẩm, Viện
kiểm sát mới rút kháng nghị, thì Kiểm sát viên vẫn tiếp tục tham gia phiên toà và
phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án theo quy định tại Điều
234 BLTTDS.
Tại phiên tòa phúc thẩm, Luật sửa đổi, bổ sung đã bổ sung thêm một điều
luật mới (Điều 273a) quy định về “Phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc
thẩm”, theo đó nêu rõ “Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận
và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo
pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án dân sự ở giai đoạn phúc thẩm”. Trong
giai đoạn này, ngoài việc phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật của Thẩm
phán, Hội đồng xét xử phúc thẩm và những người tham gia tố tụng , kiểm sát viên
có quyền phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án của Tòa
án. Phát biểu của Kiểm sát viên ở phiên tòa phúc thẩm phải thể hiện rõ thái độ,
trách nhiệm của Viện kiểm sát trước sự đúng - sai của bản án, quyết định của bản
án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm để giúp Hội đồng xét xử phúc thẩm xem xét,
quyết định.

Page 7


Bài tập lớn học kì – Môn: Luật tố tụng dân sự

III. Thực tiễn và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật, nâng cao
hiệu quả tham gia tố tụng dân sự của VKS

1.Thực tiễn thực hiện hoạt động tố tụng của VKS
1.1: VKS tham gia phiên tòa sơ thẩm
Trước đây quy định trong Luật TCVKSND năm 2002 và pháp lệnh
TTGQCVADS thì VKS tham gia tất cả các phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm. Bộ luật
TTDS ra đời quy định về việc VKS tham gia phiên tòa có nhiều thay đổi. Cụ thể,
VKS chỉ tham gia phiên tòa sơ thẩm khi đương sự khiếu nại việc thu thập chứng cứ
của Tòa án, điều này làm tỷ lệ tham gia phiên tòa của VKS quá ít so với số vụ án
Tòa án đưa ra xét xử. Theo số liệu thống kê của VKSNDTC, trong thời gian từ
01/01/2005 đến 31/05/2009: Tổng số vụ Tòa án cấp huyện đưa ra xét xử là 147.586
thì VKS huyện tham gia xét xử 1.321 vụ chiếm tỉ lệ 0.895%; tổng số vụ Tòa án cấp
tỉnh đưa ra xét xử là 11.193 vụ nhưng VKS tỉnh chỉ tham gia phiên tòa 335 vụ
chiếm tỉ lệ 2,992%. Trong đó, đương sự khiếu nại việc thu thập chứng cứ cấp
huyện 872 vụ; cấp tỉnh 124 vụ. Số vụ VKS tham gia xét xử khác quan điểm huyện
174 vụ, tỉnh 23 vụ. Trên thực tế có rất ít trường hợp đương sự khiếu nại việc thu
thập chứng cứ của Tòa án cấp sở thẩm bởi việc thu thập chứng cứ của Tòa án theo
quy định của BLTTDS đã bị hạn chế rất nhiều bởi nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và
chứng minh của đương sự được thừa nhận là nguyên tắc chủ đạo của Bộ luật. Thêm
vào đó, đương sự thường không đủ căn cứ để khiếu nại do pháp luật không quy
định nghĩa vụ thông báo của Tòa án cho đương sự biết kết quả thu thập chứng cứ
theo yêu cầu của họ. Sau khi nộp đơn yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ, đương sự
không được biết yêu cầu có được Tòa án chấp nhận và thực hiện hay không, thực
hiện như thế nào, kết quả thu thập ra sao để quyết định khiếu nại. Mặt khác,
BLTTDS quy định VKSND chỉ tham gia phiên tòa khi đương sự khiếu nại việc thu
thập chứng cứ của Tòa án, với quy định và thực tiễn áp dụng pháp luật như thế đã
làm hạn chế sự tham gia phiên tòa của VKSND và gây khó khăn trong việc nắm bắt
vi phạm của Tòa án trong quá trình thu thập chứng cứ trên cơ sở khiếu nại của
Page 8


Bài tập lớn học kì – Môn: Luật tố tụng dân sự


đương sự và xem xét việc tham gia phiên tòa quy định tại khoản 3 Điều 85. Đây
cũng là nguyên nhân làm tăng số lượng đơn khiếu nại của đương sự ở trình tự phúc
thẩm.
1.2: VKS tham gia phiên tòa phúc thẩm
VKS tham gia phiên tòa phúc thẩm khi đã tham gia phiên tòa sơ thẩm hoặc đã
có kháng nghị hoặc đương sự khiếu nại việc thu thập chứng cứ của Thẩm phán ở
giai đoạn phúc thẩm. Hiện nay, ở một số địa phương, còn có trường hợp Tòa án cấp
phúc thẩm chỉ thông báo lịch xét xử cho VKS và VKS phải trực tiếp đến Tòa án để
mượn hồ sơ nghiên cứu, nếu có căn cứ để tham gia phiên tòa thì thông báo để Tòa
án biết việc tham gia phiên tòa. Một số trường hợp hồ sơ đương sự có kháng cáo,
khi VKS cấp huyện phát hiện vi phạm và có công văn mượn hồ sơ để xem xét
kháng nghị thì Tòa án không cho mượn với lý do đã chuyển hồ sơ cho Tòa án cấp
trên, khi liên hệ với Tòa án cấp trên thì Tòa án cũng không chuyển hồ sơ cho VKS
vì chưa phân công cho Thẩm phán cụ thể, đây là một trong những nguyên nhân dẫn
đến hạn chế việc kháng nghị của VKS theo quy định của BLTTDS. Vấn đề này
chưa được Thông tư số 03/2005/TTLT-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn nên việc
thực hiện quyền kháng nghị phúc thẩm gặp nhiều khó khăn, làm cho hoạt động của
VKS thụ động. Do đó, tỷ lệ tham gia phiên tòa phúc thẩm cũng ít so với số vụ án
Tòa án đưa ra xét xử phúc thẩm. Cụ thể tổng số vụ án Tòa án đưa ra xét xử phúc
thẩm là 56.518 vụ trong khi VKS chỉ tham gia phiên tòa phúc thẩm là 2.868 vụ
chiếm tỷ lệ 5,074% (theo số liệu thống kê của VKSNDTC trong thời gian từ
01/01/2005 đến 31/05/2009).
2. Một số kiến nghị:
Thứ nhất, thẩm quyền khởi tố vụ án dân sự của VKS không được quy định
trong BLTTDS. Việc BLTTDS bỏ thẩm quyền khởi tố (khởi kiện) của Viện kiểm
sát đã thực sự tạo ra khoảng trống pháp luật vì không một cá nhân nào, không một
cơ quan, tổ chức Nhà nước nào được giao nhiệm vụ này có thể thay thế hoặc rất
Page 9



Bài tập lớn học kì – Môn: Luật tố tụng dân sự

khó có thể thay thế cho hoạt động này của Viện kiểm sát. Trong khi đó thẩm quyền
này lại vẫn đang được quy định và tiếp tục quy định ở những nước vốn có truyền
thống pháp luật văn minh và lâu đời nhất. Do đó, để VKS có thể thực hiện tốt được
chức năng của mình thì luật cần quy định thẩm quyền khởi tố vụ án dân sự cho
VKS.
Thứ hai, thời hạn tố tụng được quy định trong các văn bản pháp luật lại không
đồng nhất. Đối với việc chuyển các bản án, quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ của
Tòa án cho VKS, BLTTDS quy định là “ngày làm việc” trong khi thời hạn xem xét
kháng nghị của VKS thì BLTTDS lại chỉ quy định là “ngày” nói chung, bao hàm
cả ngày nghỉ lễ, tết,…Như vậy, cần có quy định thống nhất để tạo điều kiện cho
VKS thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất.
Thứ ba, cần quy định thời hạn kháng nghị dài dài hơn để VKS có thời gian bổ
sung tài liệu, chứng cứ trước khi kháng nghị. Thời gian Tòa án chưa chuyển hồ sơ
theo yêu cầu cần được coi là trường hợp bất khả kháng để không tính vào thời hạn
kháng nghị của VKS.
Thứ tư, để hạn chế các vụ án hủy, đơn thư khiếu nại tồn đọng nhiều, gây bức
xúc trong đời sống nhân dân cũng như nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xét
xử các vụ án dân sự của Tòa án cần phải có thêm cơ chế giám sát chặt chẽ các hoạt
động của Tòa án, từ khâu thụ lí nhận đơn đến việc thu thập chứng cứ, thiết lập hồ
sơ vụ án, đưa vụ án ra xét xử bên cạnh cơ chế kiểm sát của VKS.

C. KẾT LUẬN
Như vậy, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, sự tiến bộ vượt bậc
của khoa học kĩ thuật thì các tranh chấp nảy sinh trong tố tụng dân sự cũng ngày
càng nhiều. Với chức năng giám sát các hoạt động tư pháp theo quy định của
BLTTDS thì sự tham gia tố tụng của VKSND còn mờ nhạt và những quy định của
Page 10



Bài tập lớn học kì – Môn: Luật tố tụng dân sự

pháp luật TTDS còn hạn chế quyền hạn của VKSND tạo nên những khoảng trống
trong hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan tư pháp. Do đó,
pháp luật cần có những quy định mới, đảm bảo cho VKS thực hiện tốt chức năng
của mình.

Page 11


Bài tập lớn học kì – Môn: Luật tố tụng dân sự

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam – Trường Đại học Luật Hà Nội.
Nxb Tư pháp năm 2005
2. Bộ luật tố tụng dân sự (đã được sửa đổi và bổ sung năm 2011)
3. Thông tư liên tịch số 03/2005/VKSNDTC-TANDTC ngày 01/9/2005 hướng
dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về kiểm sát việc tuân theo pháp
luật trong TTDS và việc tham gia của VKS nhân dân trong việc giải quyết
các vụ việc dân sự;
4. Võ Thị Phượng, Sự tham gia tố tụng của Viện kiểm sát nhân dân trong tố
tụng dân sự Việt Nam – Luận văn Thạc sĩ luật học
5.
6. dpress

Page 12




×