Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của người tiến hành tố tụng, người than gia tố tụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.92 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC…………………………………………………………………1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………...2
1. cơ sở nguyên tắc…………………………………………………...2
1.1 cơ sở lý luận……………………………………………………….2
1.2 cơ sở thực tiễn…………………………………………………..…3
1.3 cơ sở pháp lý……………………………………………………....3
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ…………………………………………..........3
1. Một số khái niệm pháp lý liên quan & nội dung nguyên tắc………….3
1.1 khái niệm liên quan…………………………………………………...3
1.1.1 tố tụng dân sự…………………………………………………...3
1.1.2 người tiến hành tố tụng………………………………………….3
1.1.3 người tham gia tố tụng………………………………………….4
1.2 nội dung nguyên tắc…………………………………………………..4
2. Cách hiểu “sự vô tư của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố
tụng”………………………………………………………………………...4
3. Ý nghĩa của nguyên tắc …………………………………………………5
3.1Đối với người tiến hành tố tụng……………..……………………..5
3.2 Đối với người tham gia tố tụng……………………………………6
4. Đảm bảo thực hiện nguyên tắc theo luât định & những hạn chế còn
tồn tại……………………………………….………………….……..7
4.1 Đảm bảo thực hiện nguyên tắc theo luật định……………………..7
4.2 Những hạn chế còn tồn tại…………………………………………..7
5. Hướng hoàn thiện......................................................................................8
III. KẾT LUẬN…………………………………………………………...10

1


I. ĐẶT VẤN ĐỀ


Là nguyên tắc hàng đầu trong số các nguyên tắc thể hiện trách nhiệm
của cơ quan tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng dân sự - “đảm bảo sự
vô tư của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng” cả trên bình diện
lý luận lẫn thực tiễn đã cho thấy sự tồn tại của nguyên tắc này là hết sức
quan trọng đối với lĩnh vực pháp lý tố tụng nói chung, mảng dân sự tố tụng
nói riêng.
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
Bất kì quan hệ xã hội nào (bao gồm cả những quan hệ pháp luật) ra đời
cũng đều cần có sự điều chỉnh thích ứng. Sự điều chỉnh đó chính là đảm bảo
cho nó được thực hiện và mỗi chủ thể trong quan hệ đó đương nhiên không
được vượt quá giới hạn cho phép về quyền, lợi ích của mình. Riêng đối với
vấn đề sự vô tư của người tiến hành và người tham gia trong quan hệ pháp
luật tố tụng dân sự thì nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của người tham gia tố
tụng và người tiến hành tố tụng chính là sự điều chỉnh cần thiết được đề ra.
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
Người tham gia tố tụng cũng như người tiến hành tố tụng đều có những
quyền và nghĩa vụ nhất định. Mục đích mà toàn bộ quá trình tố tụng hướng
tới không gì khác ngoài đảm bảo cho những lợi quyền chính đáng hợp pháp
của các chủ thể. Để đạt được mục đích cuối cùng đó thì yêu cầu người tham
gia tố tụng, người tiến hành tố tụng phải thực hiện theo những nguyên tắc
nhất định. Những nguyên tắc đó ra đời là một tất yếu nhằm tạo khung pháp
lý cho hoạt động tố tụng trong lĩnh vực dân sự được thực thi hiệu quả.

1.3 CƠ SỞ PHÁP LÝ

2


Tố tụng dân sự là một mảng quan trọng trong lĩnh vực tư pháp nước ta.
Bộ luật tố tụng dân sự ra đời cũng đánh dấu sự xuất hiện của các nguyên tắc

chung trong công tác tố tụng dân sự bao gồm cả nguyên tắc “đảm bảo sự vô
tư của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng”. Nguyên tắc này
được ghi nhận trong các văn bản pháp luật tố tụng mà Nhà nước ta đã ban
hành (Thông tư số 96/NCPL ngày 8/2/1997 của Tòa án nhân dân tối cao,
Điều 17 Pháp lệnh Tố tụng giải quyết các vụ án dân sự, Điều 18 Pháp lệnh
Tố tụng giải quyết các vụ án kinh tế, Điều 17 Pháp lệnh Tố tụng giải quyết
các vụ án lao động, Điều 16 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004,…). Với ý
nghĩa nhằm đảm bảo cho những quy định của Bộ luật tố tụng dân sự được đi
vào thực tế một cách chuẩn xác, hợp lý nhất. Sâu xa hơn đó là mục đích bảo
vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp cho đương sự trong vụ việc tố tụng
dân sự trên thực tế.

II. GIẢI QUYẾT VẦN ĐỀ
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM PHÁP LÝ LIÊN QUAN & NỘI DUNG
NGUYÊN TẮC
1.1 Khái niệm liên quan
1.1.1 Tố tụng dân sự
Là trình tự thủ tục giải quyết vụ việc dân sự, quyền và nghãi vụ cho
các chủ thể trong các vụ việc dân sự (các tranh chấp dân sự theo nghĩa rộng).
1.1.2 Người tiến hành tố tụng
Là những cá nhân đại diện cho cơ quan có thẩm quyền đứng ra điều
tra, xem xét, giải quyết vụ việc tranh chấp dân sự, nhằm bảo vệ quyền lợi
hợp pháp cho các bên cũng như đảm bảo cho nghĩa vụ dân sự được thực
hiện trong một vụ việc cụ thể.
1.1.3 Người tham gia tố tụng

3


Là những cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan

trong vụ việc tranh chấp dân sự. Họ có thể tham gia tố tụng với tư cách là
người có yêu cầu (nguyên đơn dân sự) hoặc người bị yêu cầu (bị đơn dân sự)
hoặc người tuy không khởi kiện cũng không bị khởi kiện nhưng việc giải
quyết vụ án dân sự có liên quan tới quyền lợi, nghĩa vụ của họ (người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan).
1.2 Nội dung nguyên tắc:
Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố tụng, người tham
gia tố tụng có nội dung chủ yếu được xác định là phải tiến hành những biện
pháp cần thiết để đảm bảo sự vô tư trong việc tiến hành tố tụng hoặc tham
gia tố tụng của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng;
Trường hợp có căn cứ cho thấy họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm
vụ thì phải thay đổi.
2. CÁCH HIỂU “SỰ VÔ TƯ CỦA NGƯỜI TIỀN HÀNH TỐ TỤNG,
NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG”
Trước hết chúng ta cần định nghĩa “vô tư” theo nghĩa chung là gì, sau
đó mới có thể có cách hiểu xác đáng nhất về cụm từ “sự vô tư của người tiến
hành tố tụng, người tham gia tố tụng” trong công tác tố tụng dân sự đang
được đề cập.
“Vô tư” bản thân nó là một từ Hán – Việt, được cấu thành từ hai từ có
nghĩa độc lập: “vô” có nghĩa là không; “tư” có nghĩa là riêng. Theo từ điển
mở tại wiktionary.org.vn thì “vô tư” có ý nghĩa như sau: 1. không hoặc ít lo
nghĩ; 2. không nghĩ đến lợi ích riêng tư; 3. không thiên vị ai cả. Ta thấy, “Vô
tư” dù đứng đơn lẻ hay đặt vào mọi ngữ cảnh được hiểu là không có sự cá
nhân, riêng tư nào trong đó cả. Xét trong vấn đề mà chúng ta đang tìm hiểu
thì “vô tư” hiểu một cách sâu sắc hơn là hoàn toàn không để cái tôi, cái cá
nhân chủ nghĩa hay bất cứ yếu tố tư lợi, tư tình nào làm ảnh hưởng đến suy
4


nghĩ, hành vi, lời nói, chi phối đến quyết định của mình. Về bản chất, xem

xét nó từ giác độ tâm lý học, sự vô tư hay không vô tư do chủ quan cá nhân
(ý chí bản thân chủ thể) quyết định, cụ thể trong trường hợp này là người
tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng.
Như vậy “sự vô tư của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố
tụng” chính là tiến hành tố tụng, tham gia tố tụng với thái độ công tâm,
thành thực, các cá nhân trong đó đều phải xem xét, đánh giá sự việc theo
một cách khách quan nhất, hướng tới cách giải quyết vụ việc đúng đắn,
chính xác theo như những quy định của pháp luật Tố tụng dân sự.
3. Ý NGHĨA CỦA NGUYÊN TẮC
Một nguyên tắc cho dù được đặt ra trong bất kỳ lĩnh vực nào chắc chắn
cũng sẽ có ảnh hưởng tới rất nhiều đối tượng liên quan. Nguyên tắc này
cũng không là ngoại lệ. Ngay trong tên gọi cũng đã cho ta biết về những chủ
thể mà nguyên tắc hướng đến đó là: người tiến hành tố tụng và người tham
gia tố tụng.
3.1 Đối với người tiến hành tố tụng:
Là những người đại diện thực thi pháp luật, nhân danh Nhà nước
CHXHCN Việt Nam trong công tác xem xét và giải quyết các vụ án dân sự
vậy nên người tiến hành tố tụng (bao gồm: Chánh án Tòa án, Thẩm phán,
Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án; Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát
viên) không chỉ thực hiện nhiệm vụ trên uy tín cá nhân mà cao hơn đó còn là
uy tín chung của hệ thống tư pháp một quốc gia. Theo đó, sự vô tư là một
trong những phẩm cách cần có ở những người đảm nhiệm các chức danh kể
trên. Sự vô tư trong tất cả các giai đoạn tiến hành tố tụng một vụ án có ảnh
hưởng rất lớn đến vấn đề quyền, lợi ích hợp pháp cũng như nghĩa vụ của
người tham gia tố tụng có được giải quyết thấu đáo, chuẩn xác hay không.

5


Với tư cách là những người “cầm cân nẩy mực” thì sự vô tư giúp cá

nhân có thẩm quyền đó có được nhìn nhận vụ việc một cách toàn diện, mà
trong lĩnh vực tư pháp, điều này cũng chính là đạo đức nghề nghiệp. Kết quả
của quá trình tố tụng một vụ án dân sự đấy là quyết định cuối cùng của Tòa
án đưa ra, nó không những phản ánh trình độ chuyên môn của bản thân
những người trực tiếp tiến hành tố tụng mà còn cho thấy mức độ công tâm
của họ.
Giả thiết, có sự không vô tư trong quá trình tiến hành tố tụng thì
đương nhiên bản án được ra nhất định sẽ thể hiện sự thiên vị cho một đối
tượng nào đó. Mà như thế thì liệu quyền lợi chính đáng của những đối tượng
khác có được đảm bảo? Rõ ràng sự thiếu vô tư của người tiến hành tố tụng
vô hình chung sẽ xâm phạm tới quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Vậy, gạt bỏ
sự vô tư để xử thiên vị hay tư lợi là hoàn toàn trái với những gì pháp luật tố
tụng quy định, là đi ngược lại lương tâm nghề nghiệp. Và việc đặt ra nguyên
tắc cụ thể này có tác dụng như “một tấm biển cảnh báo” với những ai có tư
tưởng thiếu vô tư trong điều tra xét xử vụ án dân sự.
3.2 Đối với người tham gia tố tụng:
Theo như quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 tại Khoản 1
Điều 56 về Đương sự trong vụ án dân sự, thì người tham gia tố tụng bao
gồm: nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan. Không thể phủ nhận sự cần thiết của nguyên tắc đối với bản thân
những người tham gia tố tụng bởi lẽ nhờ đó mà các quyền lợi hợp pháp và
chính đáng của họ được bảo đảm, nghĩa vụ dân sự giữa các bên cũng được
phân tách rõ ràng. Nguyên tắc là căn cứ pháp luật xác lập quyền và nghĩa vụ
song hành về sự vô tư trong quá trình tố tụng của cả người tiến hành cũng
như người tham gia. Nó còn là cơ sở pháp lý hướng dẫn cho người tham gia

6


tố tụng hiểu về các biện pháp mà mình có thể yêu cầu để vụ án dân sự được

giải quyết theo một cách công tâm nhất, vô tư nhất.
4. VIỆC ĐẢM BẢO THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC THEO LUẬT ĐỊNH
& HẠN CHẾ CÒN TỒN TẠI
4.1 Việc đảm bảo thực hiện nguyên tắc theo luật định
Về nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố tụng, người
tham gia tố tụng được pháp luật tố tụng hiện hành ghi nhận tại Điều 16 Bộ
luật Tố tụng Dân sự năm 2004, nguyên văn điều luật như sau: “Chánh án
Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án, Viện trưởng Viện
kiểm sát, Kiểm sát viên, người phiên dịch, người giám định không được tiến
hành hoặc tham gia tố tụng, nếu có lý do xác đáng để cho rằng họ có thể
không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình”.
Cụm từ “những lý do xác đáng” trong hoàn cảnh này được hiểu là căn
cứ cụ thể có được mà từ đó cho rằng người tiến hành hoặc tham gia tố tụng
có thể sẽ không đảm bảo được sự vô tư của bản thân mình trong quá trình tố
tụng. Liên quan đến vấn đề này có thể dẫn ra đây Điều 46 Bộ luật này, về
những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng, trong
đó quy định rằng người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc
bị thay đổi đối với các trường hợp: họ đồng thời là đương sự, người đại diện,
người thân thích của đương sự; họ đã tham gia với tư cách người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định,
người phiên dịch trong cùng vụ án đó; có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể
không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Theo đó, ta thấy ở đây xảy ra hai trường hợp: một là, biện pháp mang
tính chất tự nguyện ý chí của người tiến hành hoặc tham gia tố tụng (từ
chối); hai là, biện pháp mang tính khách quan tác động – thay đổi người
tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng. Pháp luật đặt ra nguyên tắc và
7


đương nhiên có cách thức đảm bảo cho nguyên tắc đó trở nên khả thi. Về

việc từ chối tiến hành hoặc tham gia tố tụng chúng ta không bàn đến bởi đây
là điều hoàn toàn phụ thuộc ý chí của chủ thể (người tham gia tố tụng, người
tiến hành tố tụng). Riêng biện pháp thay đổi người tiến hành hoặc tham gia
tố tụng, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 cũng đã có quy định cụ thể tại các
điều luật: Điều 47, 48, 49,51 đối với người tiến hành tố tụng, Điều 59, 68,
70, 72 đối với người tham gia tố tụng.
4.2 Những hạn chế còn tồn tại
Thời gian gần đây việc vi phạm nguyên tắc “bảo đảm sự vô tư của
người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng” có chiều hướng gia tăng,
gây những bất bình dư luận. Xin được viện dẫn ra đây một ví dụ thực tế về
vi phạm nguyên tắc quan trọng này. Đó là vụ mới đây, TAND TP.HCM xử
một vụ tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tại phiên
tòa, HĐXX “bắt bài” bà N, nhân chứng trong vụ án, do bà đã khai báo gian
dối vì nguyên đơn hứa nếu thắng kiện sẽ “trả ơn” bà N bằng chiếc điện thoại
di động xịn nhất hiện nay (theo nguồn tin từ Tạp chí Pháp luật số ra ngày
31/10/2011).
Về việc xử lý các trường hợp vi phạm nguyên tắc “sự vô tư của người
tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng” trong án dân sự thì chưa hề có
hướng dẫn nào cụ thể nên khi áp dụng, các cơ quan tố tụng còn bị động và
lúng túng. Đây là một kẽ hở của pháp luật, cần phải có hướng dẫn để khắc
phục ngay. Những người trực tiếp xử sai, khai sai rồi đây có bị truy cứu
trách nhiệm theo đúng bản chất sự việc hay lại bị chìm xuồng với một mức
kỷ luật, nhắc nhở vô thưởng vô phạt?
5. HƯỚNG HOÀN THIỆN
Để nâng cao hiệu quả áp dụng cho nguyên tắc “đảm bảo sự vô tư của
người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng” cần có những biện pháp
8


thiết thực hơn nữa nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về nguyên

tắc và hoàn thiện về việc thực thi nguyên tắc trên thực tế.
* Nên làm rõ hơn về khái niệm “vô tư” trong pháp quy tố tụng dân sự
nhằm cụ thể hơn nữa vấn đề này, đồng thời đặt ra một thước chuẩn, một
thang đánh giá cho sự vô tư của người tiến hành cũng như người tham gia
trong quá trình tố tụng dân sự. Quy định chặt chẽ hơn, giúp cho nguyên tắc
trở nên tường minh, có nghĩa những chủ thể có liên quan, cần tìm hiểu hay
nghiên cứu sẽ dễ dàng có được một cách hiểu chính thống và rõ ràng nhất.
Theo đó, việc áp dụng nguyên tắc trên thực tế sẽ phát huy hiệu quả cao hơn.
* Cần có chế tài xử phạt thật nghiêm minh những cá nhân là người
tiến hành, người tham gia vi phạm nguyên tắc vô tư trong quá trình tố tụng
nhằm đảm bảo sự công bằng khi giải quyết quyền lợi, nghĩa vụ cho những
chủ thể liên quan. Sự vi phạm nguyên tắc của chủ thể này chính là xâm
phạm vào quyền được hưởng toàn vẹn nguyên tắc tố tụng của chủ thể khác.
Một khi trong quá trình tố tụng một vụ án dân sự xuất hiện yếu tố không vô
tư của bất cứ người tiến hành tố tụng hay người tham gia tố tụng nào mà
không kịp thời phát hiện thì đương nhiên nó sẽ khiến cho kết quả cuối cùng
bị sai lệch – điều này sẽ làm phương hại đến uy tín của bản thân người tiến
hành tố tụng, quyền lợi và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, và hơn cả,
nó làm giảm sút lòng tin vào công lý của Nhà nước pháp quyền. Thiết nghĩ
luật cần đưa ra những biện pháp chế tài cụ thể và thủ tục tiến hành ra sao
để có thể áp dụng xử lý. Biện pháp chế tài cần phải mạnh để đủ sức răn đe
ví dụ như buộc họ bồi thường số tiền tương đương với thiệt hại có thể xảy ra
với đương sự không vô tư của họ (người tham gia tố tụng khác, người tiến
hành tố tụng) gây ra.
* Trên thực tế vẫn còn có những vụ án dân sự bị xét xử chưa thực
công tâm. Chính bởi vậy, pháp luật cần quy định thêm về vấn đề kiểm điểm,
9


tự kiểm điểm cũng như tổ chức những chương trình giáo dục thường niên

mục đích nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ những người tiến hành
tố tụng. Sự vô tư của người tham gia cũng là yếu tố rất quan trọng vì thế cần
đề ra một số biện pháp răn đe những cá nhân, tổ chức là người tham gia tố
tụng để bảo đảm cho quá trình tố tụng được thuận lợi.
* Bản thân người tiến hành tố tụng cũng như người tham gia tố tụng
cần nhận thức một cách thật sâu sắc về tầm ảnh hưởng của sự vô tư của cá
nhân mình đối với kết quả của cả quá trình tố tụng. Hậu quả của việc thiếu
vô tư, nếu nhẹ thì sẽ làm phí phạm, làm kéo dài thời gian giải quyết vụ án;
nặng thì sẽ dẫn đến quyền và lợi ích chính đáng của chủ thể liên quan bị xâm
hại thậm chí bị phủ nhận, làm cản trở việc xét xử án đảm bảo tính công bằng
và khách quan. Một khi việc vi phạm nguyên tắc trên xảy ra thì dĩ nhiên là
mọi thủ tục phải được xét lại từ mốc sự thiếu vô tư đó diễn ra. Điều đáng nói
đó là để tổ chức lại quá trình điều tra, mở lại một phiên tòa không phải là
điều quá dễ dàng, gây hao tổn quỹ thời gian, tiền bạc và công sức của nhiều
người.

III. KẾT LUẬN
Sự vô tư không chỉ quan trọng đối với lĩnh vực tố tụng dân sự mà nó
quan trọng với tất cả mọi công việc trong đời sống. Sự vô tư mang đến cái
nhìn khách quan và cách giải quyết đúng đắn, không thiên lệch cho mọi vấn
đề. Chính bởi lẽ đó mà nguyên tắc “đảm bảo sự vô tư của người tiến hành tố
tụng, người tham gia tố tụng” là nguyên tắc không thể thiếu trong lĩnh vực
tư tố tụng dân sự nói riêng và trong hoạt động tư pháp suy rộng ra. Hoàn
thiện hơn những quy định pháp luật về việc thực thi nguyên tắc trong thực
tiễn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hơn nữa, làm minh bạch hơn nữa quá
tình tố tụng các vụ án dân sự.

10



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật tố tụng dân sự
Trường Đại học Luật Hà Nội.
2. Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004
3. Thông tư số 96/NCPL ngày 8/2/1997 của Tòa án nhân dân tối cao
4. Pháp lệnh Tố tụng giải quyết các vụ án dân sự
5. Pháp lệnh Tố tụng giải quyết các vụ án kinh tế
6. Pháp lệnh Tố tụng giải quyết các vụ án lao động
7. “Khó xử khi người làm chứng khai sai”
Tạp chí pháp luật 31/10/2011.
8. wiktionary.org.vn

11



×