Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Chính sách tiền tệ của việt nam trong năm 2013 với việc thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.16 KB, 10 trang )

Phần I: Mở Bài
Năm 2012 là một năm đầy biến động với nền kinh tế của nước ta, lạm phát
đã đạt đến một con số kỉ lục trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta cũng
không năm ngoài quỹ đạo của nền kinh tế thế giới, tốc độ phát triển kinh tế đã có
những sự chững lại khá đáng kể. Nền kinh tế nước ta đang bước vào giai đoạn suy
thoái nhìn lại chính sách tài chính, tiền tệ của năm 2012 chúng ta thấy rõ ràng rằng
năm 2012 là một năm suy thoái của nền tài chính, tiền tệ nước ta. Hiện nay trong
bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều bất ổn: lạm phát có nguy cơ cao, lãi
suất có giảm nhưng chính sách nói chung và chính sách tiền tệ nói riêng vẫn vướng
phải những vấn đề có liên quan đến sự bị động trong các chính sách xuất phát từ
nguyên nhân của công tác dự báo còn chưa chính xác và chưa kịp thời, đi theo đó
là tính ngắn hạn và tính chiến lược thấp của các chính sách. Để làm rõ về chính
sách tiền tệ của nước ta trong năm 2012 và việc thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm
phát, em xin chọn đề tài : " Chính sách tiền tệ của Việt Nam trong năm 2012 với
việc thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát " cho bài viết của mình.

1
Lương Đình Chinh
- 372854


Phần II : Nội Dung
I. Chính sách tiền tệ của Việt Nam trong năm 2012
1. Nhìn lại chính sách tiền tệ của Việt Nam trong năm 2012.
Ngày 26/12, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã diễn ra Hội thảo khoa học
với chủ đề “Nhìn lại chính sách tài chính, tiền tệ với mục tiêu kiểm soát lạm phát,
thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo an toàn hệ thống tài chính”. Phát biểu tại Hội thảo,
Thứ trưởng Đặng Huy Đông đã nhận định trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn
còn nhiều bất ổn: lạm phát có nguy cơ cao, lãi suất có giảm nhưng vẫn còn ở mức
cao, nợ xấu đang gây tổn hại lớn cho hệ thống ngân hàng, tăng trưởng tín dụng suy
giảm nghiêm trọng...,Hội thảo này sẽ là diễn đàn để trao đổi về thực trạng thị


trường tài chính, đồng thời đưa ra những đề xuất thiết thực về điều hành chính sách
nhằm tháo gỡ các khó khăn của thị trường, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Điều hành
chính sách tiền tệ của Chính phủ trong giai đoạn 2011-2012 đã bắt đầu có những
bước đi thận trọng hơn.
Mục tiêu cao nhất và cuối cùng của chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay
là ổn định giá trị đồng tiền thông qua điều chỉnh tỷ lệ lạm phát. Đây là sự đổi mới,
hoàn thiện đúng hướng của chính sách tiền tệ ở Việt Nam, theo hướng chính sách
tiền tệ đơn mục tiêu, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Đó là nhấn mạnh của
TS.Nguyễn Thạc Hoát thuộc Học viện Chính sách và Phát triển. Hiện nay những
vấn đề còn tồn tại trong hoạch định chính sách nói chung và chính sách tiền tệ nói
riêng vẫn vướng phải những vấn đề có liên quan đến sự bị động trong các chính
sách xuất phát từ nguyên nhân của công tác dự báo còn chưa chính xác và chưa kịp
2
Lương Đình Chinh
- 372854


thời, đi theo đó là tính ngắn hạn và tính chiến lược thấp của các chính sách. Kinh
nghiệm điều hành chỉ tiêu lạm phát thời gian qua cho thấy sự chênh lệch quá lớn
giữa mức lạm phát thực tế với chỉ tiêu lạm phát mục tiêu, thể hiện kỳ vọng cao của
Chính phủ đối với mức lạm phát, muốn ổn định nhanh kinh tế vĩ mô đã gây áp lực
lớn cho điều hành chính sách tiền tệ, buộc phải sử dụng công cụ, các biện pháp
hành chính, điều hành ngắn hạn, gây sốc cho nền kinh tế. Việc cắt giảm cung tiền
và tăng trưởng đột ngột trong thời gian qua của ngân hàng nhà nước đã gây ra
những hệ quả không mong muốn như lãi suất cho vay và nợ xấu tăng cao, thanh
khoản của hệ thống Ngân hàng gặp nhiều khó khăn, thị trường chứng khoán suy
kiệt, thị trường bất động sản đóng băng.
Thực tế điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian qua, ngân hàng nhà
nước Việt Nam đã lựa chọn biến số Tổng phương tiện thanh toán M2 và Mức tăng
trưởng tín dụng làm mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ Việt Nam. Kết quả

điều hành M2 giai đoạn 2011-2012 theo xu hướng thực hiện sát với mục tiêu đề ra
hơn nhiều giai đoạn trước đó. Tuy nhiên sự cắt giảm đột ngột và với mức độ giảm
lớn M2 so với thực hiện bình quân giai đoạn 2004-2010, làm suy giảm nghiêm
trọng tổng cầu của nền kinh tế, phát sinh thêm những khó khăn cho kinh tế vĩ mô.
TS. Nguyễn Thạc Hoát đã đưa ra vấn đề liệu rằng yếu tố M2 đã thực sự được kiểm
soát đầy đủ và tính toán chính xác. Trong điều kiện nền kinh tế có tỷ lệ thanh toán
bằng tiền mặt còn lớn; thực trạng đô la hóa, vàng hóa và thị trường tiền tệ phi
chính thức vẫn chưa kiểm soát được hết; dẫn đến cơ sở tính toán, dự báo chỉ tiêu
tổng phương tiện thanh toán M2 còn nhiều bất cập. Do vậy sẽ ảnh hưởng đến sự
tính toán, hoạch định các mục tiêu giữa cung tiền với lạm phát và lạm phát với tăng
trưởng kinh tế khó chính xác. Mục tiêu tăng trưởng tín dụng bình quân 2004-2010
là 24,14%/năm, thực hiện bình quân 35,17%/năm. Mục tiêu định hướng tăng
trưởng tín dụng 2011-2012 là sự điều chỉnh hợp lý với mục tiêu kiểm soát lạm phát
và tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng. Tuy vậy, kết quả thực hiện 2 năm liên tục
thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra, làm suy kiệt tín dụng, tác động bất lợi cho
nền kinh tế và ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng cho các năm sau. Xu hướng
3
Lương Đình Chinh
- 372854


suy giảm tín dụng quá mức có nguyên nhân của điều hành chính sách tiền tệ và
khó khăn từ nền kinh tế. Cụ thể là cơ chế lãi suất cho vay chưa hiệu quả, chậm
được điều chỉnh theo diễn biến CPI; đồng thời khó khăn từ nền kinh tế thể hiện
trong khả năng hấp thụ vốn tín dụng của nền kinh tế bị suy giảm mạnh.
Thị trường tiền tệ đã có nhiều biến động kể từ khi đồng nội tệ và ngoại tệ
đảo chiểu từ năm 2010, đồng nội tệ mất giá dẫn đến nguy cơ đô la hóa cao trong
nền kinh tế. Tuy nhiên năm 2012 đã chứng kiến sự chuyển dịch từ đầu tư ngoại tệ
sang nội tệ. Đây là một dấu hiệu tốt đối với đồng tiền Việt Nam tuy nhiên lại gây ra
tình trạng xấu đối với tín dụng ngoại tệ.

2. Nợ xấu đang ở mức độ nguy hiểm chứ không chỉ đơn giản là một điều
bình thường của hệ thống ngân hàng.
Tổng dự nợ tín dụng của nền kinh tế tính đến ngày 30/9 là 2,88 triệu tỷ
đồng, trong đó nợ xấu toàn ngành ngân hàng năm 2012 được xác định là khoảng
10%, tương đương với 290 nghìn tỷ, theo số liệu của ngân hàng nhà nước. Tính từ
năm 2008, nợ xấu liên tục tăng và đến năm 2012 đã tăng tới 66%. Theo số liệu của
các tổ chức tín dụng, tính đến ngày 30/9, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống là 4,93%,
nhưng theo ngân hàng nhà nước tỷ lệ này là 8,82%. Theo tính toán của TS.Cấn
Văn Lực, Cố vấn cấp cao Chủ tịch HĐQT và Giám đốc Trường đào tạo cán bộ
BIDV, theo số liệu công bố của ngân hàng nhà nước, sau khi đã giải quyết 12 nghìn
tỷ nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu cần giải quyết còn 278 nghìn tỷ. Tổng nợ xấu cần xử lý sau
khi đã sử dụng hết quỹ dự phòng rủi ro và sau khi thanh lý hết tài sản đảm bảo là
bất động sản là hơn 89 nghìn tỷ, chưa kể nợ tồn đọng xây dựng cơ bản ước khoảng
93 nghìn tỷ.
Bức tranh hệ thống ngân hàng trong thời gian qua được TS.Quách Mạnh
Hào thuộc trường Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội đưa ra với những đặc điểm cơ
bản: các ngân hàng huy động vốn ngắn hạn cho vay dài hạn một cách lỏng lẻo.
Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sinh lời lành mạnh của hệ
4
Lương Đình Chinh
- 372854


thống, đồng thời gây áp lực lên khả năng thanh khoản. Do vậy các ngân hàng buộc
phải chạy đua lãi suất để tồn tại và áp đặt chi phí lên xã hội. Nhà nước vô tình đã
tiếp tay cho quá trình trên bằng tuyên bố không cho ngân hàng nào phá sản. Khi lãi
suất và nợ xấu tăng đến một mức độ báo động, tình trạng suy giảm tín dụng xảy ra
càng làm cho nợ xấu thêm trầm trọng. Công ty mua bán nợ quốc gia tuy vấp phải
nhiều tranh cãi nhưng vẫn được coi là một phương án hữu hiệu đối với giải quyết
nợ xấu.


II. Thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát
Kinh tế nước ta đang phải nỗ lực giải “bài toán kép”: Vừa ưu tiên kiềm chế
lạm phát năm 2012 xuống một con số, vừa bảo đảm an sinh xã hội; vừa từng bước
thực hiện để đến hết năm 2013, bảo đảm chuyển sang giá thị trường các mặt hàng
điện, xăng dầu, than và một số dịch vụ công. Vì vậy, kiềm chế lạm phát cần có sự
nỗ lực phối hợp đồng bộ.
Thực tế đang cho thấy khả năng hiện thực hóa mục tiêu vừa ưu tiên kiềm
chế lạm phát năm 2012 xuống một con số, vừa bảo đảm an sinh xã hội.
Những nhân tố tích cực xác lập khả năng này gồm nhận thức và quyết tâm chính trị
mới từ cấp cao nhất; sự nhất quán chính sách tài chính-tiền tệ linh hoạt và thận
trọng, chủ động, theo hướng tiếp tục thắt chặt, giảm bớt khối lượng và nâng cao
hiệu quả đầu tư công; xúc tiến đổi mới mô hình và cơ chế phát triển.
Cùng với đó là sự dồi dào của các nguồn hàng hóa và lao động; sự năng động và
bản lĩnh thương trường của đội ngũ doanh nghiệp; vị thế quốc tế và lòng tin của
thế giới đối với tiềm năng phát triển trung và dài hạn của Việt Nam ngày càng
được củng cố. Tuy nhiên, bên cạnh đó, sức ép lạm phát đối với Việt Nam vẫn đến
cả từ các nhân tố truyền thống và phi truyền thống, bên trong lẫn bên ngoài, khách
quan và chủ quan. Trong đó, nổi lên những áp lực như: nước ta tiếp tục chịu ảnh
hưởng tiêu cực từ hệ quả cuộc khủng hoảng nợ công và suy giảm kinh tế toàn cầu,

5
Lương Đình Chinh
- 372854


trực tiếp làm giảm động lực tăng trưởng từ xuất khẩu, cũng như tô đậm hơn xu
hướng bảo hộ kỹ thuật từ 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của mình là Mỹ, EU và
Nhật Bản. Nền kinh tế Việt Nam phát triển còn thiếu bền vững, chất lượng, hiệu
quả, sức cạnh tranh còn thấp, một số loại hàng hóa tăng giá... khiến cho mục tiêu

kiềm chế CPI xuống mức một con số trong năm 2012, vì thế, cũng trở nên khó
khăn hơn.
Vì vậy, việc thực hiện nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, trước mắt trong năm
2012, cần các nỗ lực và sự phối hợp đồng bộ từ nhiều phía và nhiều loại công cụ,
giải pháp.
Cụ thể là: Thứ nhất, tiếp tục điều hành chính sách tài chính-tiền tệ chặt chẽ,
thận trọng và linh hoạt theo tín hiệu thị trường; bảo đảm tăng tổng phương tiện
thanh toán và tăng dư nợ tín dụng hàng năm không vượt quá mức khoảng 15%;
giảm dần mặt bằng lãi suất hợp lý; tiếp tục chủ động điều hành tỷ giá linh hoạt theo
thị trường, không để chênh lệch 2 giá cao, kéo dài; bảo đảm và giảm chi phí vốn
cho sản xuất; kiểm soát chặt cho vay bất động sản và kinh doanh chứng khoán;
kiểm soát nợ xấu; phối hợp tốt các cơ quan, tổ chức có liên quan nhằm giữ vững và
đảm bảo cao nhất sự ổn định các thị trường tài chính- tiền tệ và thị trường bất động
sản.
Thứ hai, tăng cường quản lý nhà nước về giá; thực hiện đúng quy luật và
trình tự quy trình kinh tế thị trường. Chỉ cho phép doanh nghiệp thực hiện giá thị
trường khi có cạnh tranh thị trường đầy đủ, lành mạnh trong lĩnh vực đó; tăng
cường công tác thông tin về giá, kiểm tra, kiểm toán giá, đồng thời đề cao trách
nhiệm, sự chủ động và minh bạch về giá của doanh nghiệp.
Đi liền với đó, tăng cường công tác quản lý thị trường, trừng phạt các hoạt
động quảng cáo quá mức; kiểm soát hoạt động của các hệ thống đại lý phân phối,
nhất là phân phối độc quyền nhằm giảm thiểu tình trạng tăng giá độc quyền, đầu cơ
và nhiễu loạn giá, phi thị trường; đấu tranh phòng ngừa hiệu quả với các hiện
6
Lương Đình Chinh
- 372854


tượng chuyển giá, làm giá, gian lận về giá và các gian lận thương mại khác; hoàn
thiện các quy định pháp lý cần thiết theo hướng thiết thực, công bằng, dân chủ và

có tính pháp quyền cao nhằm nâng cao hiệu quả công tác bình ổn giá và bảo đảm
an sinh xã hội.
Xử lý nghiêm khắc các hành vi tăng giá bất hợp lý, nhất là đối với các
nguyên vật liệu quan trọng và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu; tăng cường công
tác thông tin tuyên truyền về các chủ trương, biện pháp điều hành giá cả của Chính
phủ, không gây hoang mang, tạo tâm lý tăng giá và kỳ vọng đầu cơ.
Đặc biệt, cần thay việc đăng ký giá bằng tăng cường kiểm soát, kiểm tra giá.
Thực tế cho thấy, đăng ký giá là một động thái quản lý nhà nước về giá mang tính
hình thức cao, ít có giá trị quản lý thực sự, thậm chí còn tạo điều kiện “hợp pháp
hóa giá cả độc quyền’. Nghĩa là, doanh nghiệp chỉ việc đăng ký giá bán (theo mức
tự mình định ra) và tìm cách giải trình lý do khi muốn tăng giá sao cho hợp lý (kể
cả khi việc tăng giá này không phải do tăng giá nhập, mà do cả các yếu tố khác như
tăng chi phí vận chuyển, tăng mức chiết khấu và lợi nhuận) là có thể hợp pháp bán
hàng theo giá đăng ký đó, mà rất ít khi bị “tuýt còi”. Hơn nữa, giá đăng ký chỉ áp
dụng được tại các đại lý trực thuộc hệ thống của doanh nghiệp, còn các đại lý tư
nhân thì không thể kiểm soát được (do luật cho phép được lấy hàng từ 3 doanh
nghiệp khác nhau).
Thứ ba, thúc đẩy trên thực tế quá trình tái cấu trúc nền kinh tế theo một
chương trình tổng thể, đồng thời, chủ động giảm thiểu các tác động mặt trái của
quá trinh này; kiểm soát chặt chẽ hơn nhập khẩu các mặt hàng không khuyến
khích; phát triển sản xuất thay thế có hiệu quả hàng nhập khẩu để giảm nhập siêu
và cải thiện cán cân thanh toán; tiếp tục khuyến khích thu hút và đẩy nhanh tiến độ
giải ngân các nguồn vốn ODA và FDI trong các lĩnh vực mục tiêu (đặc biệt trong
phát triển cơ sở hạ tầng, công nghiệp phụ trợ và nông nghiệp); tăng cường quản lý
các dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII); tạo điều kiện thuận lợi để tăng
khách du lịch quốc tế và nguồn kiều hối. Kiên quyết thực hiện thoái vốn nhà nước
7
Lương Đình Chinh
- 372854



tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần chi phối và thoái vốn đã đầu tư vào
các hoạt động ngoài ngành kinh doanh chính. Đẩy mạnhcải thiện môi trường đầu
tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh và mở rộng
thị trường; đa dạng các hình thức và các nguồn vốn đầu tư theo các cơ chế BOT,
BT, BTO; đẩy mạnh hình thức hợp tác công - tư (PPP) để phát triển hạ tầng có quy
mô lớn nhằm tạo bước đột phá trong lĩnh vực quan trọng này. Phát triển ổn định
các vùng sản xuất, chế biến lúa gạo và các hàng nông sản, thực phẩm khác, đáp
ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Thứ tư, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và tăng cường công
tác phòng chống tham nhũng; tăng cường cơ chế bảo vệ lợi ích quốc gia và đổi mới
công tác cán bộ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; chú trọng cải cách thể
chế và thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và nhân dân; đề cao
trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước; nâng cao chất lượng công tác
tham mưu, công tác thông tin, dự báo và phản biện chính sách xã hội, tăng cường
tham vấn nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp và các chuyên gia khi xây dựng chính
sách và hoàn thiện thể chế.
Trong giai đoạn 2013 – 2015, mục tiêu chính sách tài chính tiền tệ cần phải
kiểm soát chặt chẽ các yếu tố gây lạm phát cao từ phía tổng cầu và các yếu tố tác
động làm suy giảm tổng cầu quá mức, mới đảm bảo quá trình tái cơ cấu nền kinh tế
và chuyển đổi mô hình tăng trưởng thành công. Mặt khác phải kiểm soát các yếu tố
gây đột biến lạm phát từ chi phí đẩy, đặc biệt là lộ trình điều chỉnh hợp lý giá các
ngành hàng, dịch vụ từ giá bao cấp sang giá thị trường.

Phần III : Kết Bài
Như vậy, năm 2012 là một năm chính sách tiền tệ của nước ta đã có nhiều
biến động, chính sách tài chính, tiền tệ của nước ta đã ổn định hơn trước, nền kinh

8
Lương Đình Chinh

- 372854


tế của nước ta đã dần dần thoát khỏi khủng hoảng. Chính phủ đã có nhiều biện
pháp tích cực để kiểm soát lạm phát, cố gắng đưa lạm phát về mức một con số. Đã
có nhiều chính sách có hiệu quả thực sự giúp cho nền tài chính, tiền tệ của nước ta
được ổn định, mặc dù bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại nhưng hi vọng sang năm
2013 thì sẽ có nhiều sự thay đổi tích cực hơn. Chính phỉ cần có những biện pháp
tích cực hơn để kiềm chế lạm phát, ổn định nền tài chính, tiền tệ, cần có những
chính sách phát triển phù hợp hơn nữa. Như thế thì nền tài chính, tiền tệ của nước
ta mới ổn định lâu dài được. Và trên hết là luôn kiểm soát lạm phát, không cho nó
phát triển ngoài khả năng kiểm soát của đất nước.
Trên đây là bài viết của em, do kiến thức cũng như tầm hiểu biết còn có hạn
nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong các thầy cô góp ý để bài
viết của em được hoàn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn!

Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình kinh tế học vĩ mô, NXB Giáo dục - 2007
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình kinh tế học đại cương, Nxb. Công an
nhân dân, Hà Nội, 2002.
3. Kinhte.com.vn
4. Vietnamnet.vn
5. Tạp chí nghiên cứu kinh tế.

9
Lương Đình Chinh
- 372854



6. Tạp chí thương mại.
7. Tạp chí kinh tế và phát triển
8.
9. . gov.vn
10. Tạp chí ngân hàng.
11.

10
Lương Đình Chinh
- 372854



×