Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.61 KB, 20 trang )

Mục lục

1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Giao dịch dân sự có một quá trình phát triển không ngừng theo trình độ phát triển
của con người. Giao dịch dân sự là căn cứ phổ biến, thông dụng nhất trong các căn cứ
làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự; là phương tiện pháp lý
quan trọng nhất trong giao lưu dân sự; trong việc dịch chuyển tài sản và cung ứng dịch
vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của mọi thành viên trong xã hội. Trong nền
sản xuất hàng hóa theo cớ chế thị trường, thông qua giao dịch dân sự, các chủ thể đáp
ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh các nhu cầu khác trong đời sống hàng ngày. Tuy
nhiên, thực tế đời sống rất phức tạp, cho nên không thể tránh khỏi tình trạng giao dịch
dân sự bị vô hiệu, mà trong đó giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về
hình thức chiếm tỷ lệ không nhỏ. Để hiểu hơn về vấn đề này, em xin phân tích đề tài:
“Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức”. Tuy nhiên, do
trình độ nhận thức cũng như vốn hiểu biết còn hạn chế nên bài làm còn nhiều thiếu sót,
em rất mong được sự góp ý của thầy cô giúp bài làm của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn !

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.GIAO DỊCH DÂN SỰ-GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU
1.GIAO DỊCH DÂN SỰ
1.1.Khái niệm giao dịch dân sự
Điều 121 BLDS 2005 quy định: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi
pháp lí đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.
Như vậy, từ khái niệm trên ta có thể xác định được hậu quả của việc xác lập giao dịch
dân sự là làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các chủ
trong quan hệ pháp luật dân sự. Dưới góc độ khoa học pháp lí thì “Giao dịch dân sự là
hành vi được thực hiện nhằm thu được kết quả nhất định và pháp luật tạo điều kiện cho



2


kết quả trở thành hiện thực”. Do đó, giao dịch dân sự là hành vi mang tính ý chí cuả
chủ thể tham gia giao dịch nhằm đạt được những mục đích, động cơ nhất định.
1.2.Đặc điểm của giao dịch dân sự
Với việc tôn trọng và tuân thủ các nguyên tắc trên, giao dịch dân sự luôn mang một số
đặc điểm đặc thù như sau:
- Giao dịch dân sự phải thể hiện được ý chí của các chủ thể tham gia giao dịch
- Các bên tham gia giao dịch phải tự nguyện
- Chế tài trong giao dịch dân sự mang tích chất bắt buộc nhưng cũng rất linh hoạt
- Nội dung của giao dịch không được trái với pháp luật và đạo đức xã hội
1.3.Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
* Đối các giao dịch dân sự mà pháp luật không bắt buộc phải được thiết lập theo một
hình thức nhất định thì giao dịch đó sẽ được coi là có hiệu khi có đủ ba điều kiện được
quy định tại khoản 1 Điều 122 BLDS 2005 :
- Người tham gia giao dịch dân sự có năng lực hành vi dân sự:
Đối với cá nhân
+Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp họ bị
Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi, tuyên bố hạn chế năng lực hành vi. Người có
năng lực hành vi dân sự đầy đủ được toàn quyền xác lập mọi giao dịch dân sự.
+ Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ khi
xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải có sự đồng ý của người đại dieenjtheo pháp luật
trừ những giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
+ Người từ đủ 15 tuổi chưa đủ 18 tuổi được xác lập, thực hiện các giao dịch trong phạm
vi tài sản riêng mà họ có, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
+ Những người chưa đủ 6 tuổi, người mất năng lực hành vi không được phép xác lập
giao dịch. Mọi giao dịch dân sự của những người này đều do người đại diện theo pháp
luật xác lập, thực hiện.

Đối với các chủ thể khác (pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác)
Các chủ thể này tham gia vào giao dịch dân sự thông qua người đại diện của họ (đại diện
theo pháp luật, theo ủy quyền). Người đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhân
danh người được đại diện. Tuy nhiên, pháp nhân chỉ tham gia các giao dịch dân sự phù
hợp với chức năng, nhiệm vụ của pháp nhân. Hộ gia đình chỉ được tham gia các giao
dịch dân sự có lien quan đến quyền sử dụng đất, đấn hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp và trong một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.
3


Tổ hợp tác chỉ được tham gia các giao dịch dân sự lien quan đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của tổ chức được xác định trong hợp đồng hợp tác.
- Mục đích và nội dung của giao dịch không trái pháp luật, đạo đức xã hội.
Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi
xác lập giao dịch đó. Nội dung của giao dịch dân sự là tổng hợp các điều khoản mà các
bên đã cam kết, thỏa thuận trong giao dịch. Để giao dịch có hiệu lực pháp luật thì mục
đích và nội dung của giao dịch không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Chỉ những tài sản
được phép giao dịch, những công việc được phép thực hiện không vi phạm điều cấm
pháp luật, không trái đạo đức xã hội mới là đối tượng của giao dịch dân sự.
-Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện :
Giao dịch dân sự phải được thiết lập trên cơ sở tự do, tự nguyện của các bên chủ thể. Vì
vậy, giao dịch dân sự sẽ bị coi là không có tính tự nguyện của người khi tham gia giao
dịch đó được thiết lập do bị đe dọa, bị lừa dối, bị nhầm lẫn.
* Đối với những giao dịch dân sự mà pháp luật đã quy định phải được thiết lập theo một
hình thức nhất định thì ngoài việc phải đáp ứng các điều kiện trên, hình thúc của giao
dịch này còn phải tuân thủ theo quy định của pháp luật mới được coi là có hiệu lực pháp
luật.
2.GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU
2.1.Khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu
Chỉ những giao dịch hợp pháp mới làm phát sinh quyền, nghĩa vụ các bên và được Nhà

nước bảo đảm thực hiện. Mỗi giao dịch hợp pháp phải tuân thủ ba điều kiện có hiệu lực
của giao dịch dân sự (trong một số trường hợp cụ thể phải tuân thủ thêm điều kiện về
hình thức). Vì vậy, về nguyên tắc giao dịch không tuân thủ một trong các điều kiện có
hiệu lực của giao dịch thì sẽ bị vô hiệu.
2.2.Đặc điểm của giao dịch dân sự vô hiệu
Đặc điểm của giao dịch dân sự vô hiệu là không đáp ứng các điều kiện theo quy
định của pháp luật. Khi giao dịch dân sự vô hiệu các bên tham gia phải gánh chịu hậu
quả pháp lý nhất định có thể gây bất lợi về vật chất và tinh thần. Giao dịch dân sự vô
hiệu thường có đặc điểm sau:
- Không đáp ứng một trong các điều kiện quy định của pháp luật đối với giao dịch có
hiệu lực theo Điều 122 Bộ luật dân sự 2005.

4


- Các bên tham gia giao dịch dân sự phải chịu hậu quả pháp lý nhất định như khi giao
dịch dân sự vô hiệu quay lại trạng thái ban đầu, các bên tham gia giao dịch hoàn trả lại
cho nhau những gì đã nhận. Về mặt lý thuyết thì đó là sự tổn thất của các bên vì họ đã
không đạt được mục đích như đã mong muốn. Tuy nhiên về mặt thực tế có trường hợp
tuyên bố giao dịch vô hiệu có bên được hưởng lợi, có bên bị thiệt hại. Đây là vấn đề
phức tạp khi giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu trên thực tế.
2.3.Có nhiều tiêu chí để phân loại giao dịch dân sự vô hiệu
- Nếu căn cứ vào mức độ vi phạm nghiêm trọng hay không, ý chí nhà nước, ý chí chủ
thể thì có giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối và giao dịch dân sự vô hiệu tương đối.
- Nếu căn cứ vào mức độ vi phạm đối với từng giao dịch cụ thể có giao dịch dân sự vô
hiệu toàn bộ và giao dịch dân sự vô hiệu một phần.
- Nếu căn cứ vào điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự thì có thể phân chia giao
dịch dân sự vô hiệu do vi phạm từng trường hợp cụ thể khi vi phạm vào một trong các
điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.
Vì thế, trong trường hợp một giao dịch dân sự được pháp luật quy định về mặt

hình thức mà không đáp ứng được điều kiện như pháp luật quy định thì giao dịch đó có
thể bị tòa tuyên vô hiệu.
II.GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU DO KHÔNG TUÂN THỦ QUY ĐỊNH VỀ
HÌNH THỨC
1.Hình thức của giao dịch dân sự
Hình thức của giao dịch dân sự là phương tiện để thể hiện nội dung bên trong của
giao dịch”. Như vậy, hình thức của giao dịch là căn cứ, cơ sở đề bên đối tác cũng như
người thứ ba có thể biết được nội dung của giao dịch đã được xác lập. Vì thế, nó có ý
nghĩa rất quan trọng trong tố tụng dân sự.
Giao dịch dân sự có ba hình thức phù hợp với quy định của pháp lụât, do đó, người
xác lập giao dịch có quyền lựa chọn hình thức phù hợp với kiểu giao dịch mà mình
muốn xác lập; trừ trong một số trường hợp đặc biệt, pháp luật quy định về hình thức của
giao dịch. Cụ thể:
a.

Hình thức bằng miệng (lời nói)

Có thể nói đây là hình thức phổ biến nhất trong mọi giao dịch dân sự hiện nay. Bởi lẽ
trong thực tế cuộc sống thì chúng ta phải thực hiện rất nhiều giao dịch dân sự được thực
hiện ngay và chấm dứt ngay sau đó như mua bán thức ăn, trao đổi ...trong khi hình thức
5


bằng miệng lại khá nhanh gọn, không cần đáp ứng thủ tục cụ thể theo quy địng của pháp
luật mà chỉ cần có sự thống nhất ý chí giữa các chủ thể tham gia. Ngòai ra, hình thức này
còn được áp dụng đối với các chủ thể có quan hệ tin cậy, mật thiết với nhau. Nên cũng vì
thế mà hình thức này lại có mức độ xác thực thấp nhất..
Tuy vậy, trường hợp giao dịch dân sự bằng miệng chỉ có hiệu lực, có giá trị khi đáp
ứng được những điều kiện do luật quy định ( di chúc miệng – Điều 654 BLDS).
Hình thức văn bản

Khác với hình thức bằng mịêng, hình thức giao dịch này rõ ràng và có mức xác
thực cao nhất. Có hai loại hình thức văn bản: Văn bản thường và văn bản có công
chứng,chứng nhận, UBND cấp có thẩm quyền chứng thực. Hai loại giao dịch này đều
phải được lập thành văn bản. Trong đó, hình thức văn bản thường đơn giản hơnvì các
bên chỉ cần thể hiện nội dugn giao dịch trong văn bản rồi kí tên xác nhận vào đó để đảm
bảo sự thống nhất ý trí các bên. Loại hình văn bản có công chứng chứng nhận thì được
áp dụng trogn trường hợp pháp luật quy định giao dịch đó buộc bằng hình thức văn bản,
hay các bên thỏa thuận phải có chứng nhận, đăng kí, xin phép (mua bán nhà, chuyển
quyền sử dụng đất...)
c. Hình thức bằng hành vi
Đó là việc xác lập giao dịch dân sự thông qua những hành vi nhất định theo quy
ước định trước ( chụp ảnh bằng máy tự động, mua nước ngọt bằng máy tự động..) . Đây
là hình thức đơn giản, tiện lợi nhất của giao dịch. Giao dịch này có thể được xác lập mà
không nhất thiết phải có mặt cả các bên chủ thể tại nơi giao kết.
b.

2.Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Cũng như pháp luật một số nước khác, pháp luật Việt Nam thừa nhận nguyên tắc tự
do hình thức giao kết hợp đồng. Theo quy định tại khoản 1 Điều 401 BLDS năm 2005
thì hợp đồng dân sự có thể giao kết bằng các hình thức khác nhau như: bằng lời nói,
bằng văn bản hoặc bằng các hành vi cụ thể. Trong một sổtường hợp pháp luật quy định
giao dịch phải được giao kết bằng một hình thức nhất định thì các bên phải tuân thủ.
Theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành, giao dịch dân sự được coi
là vô hiệu khi vi phạm một trong các điều kiện quy định tại Điều 122 BLDS năm 2005.
Theo khoản 2 Điều 122 thì “ hình thức giao dịch là điều kiện có hiệu của giao dịch
trong trường hợp pháp luật có quy định”, tại khoản 2 Điều 401 Bô luật này cũng xác
định: Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn
6



bản có công chứng, chứng thực, phải đăng kí hoặc xin phép thì phải tuân theo những
quy định đó. Giao dịch không bị coi là vô hiệu trong trường hợp pháp luật có quy định
khác.
Điều 134 BLDS năm 2005 quy định: “ Trong trường hợp pháp luật quy định hình
thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân
theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quền
khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một
thời hạn quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu”.
Như vậy, theo các quy định đó có thể thấy về nguyên tắc hình thức không phải là
điều kiện bắt buộc để giao dịch có hiệu lực pháp lý. Tức là giao dịch chỉ bị tuyên vô
hiệu do vi phạm điều kiện về hình thức nếu trong BLDS hoặc một văn bản pháp luật
nào đó quy định một cách cụ thể: Giao dịch vi phạm điều kiện về hình thức luật định sẽ
vô hiệu. Các giao dịch pháp luật quy định phải lập thành văn bản có công chứng, chứng
thực đăng kí hoặc xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quền thì các bên phải tuân theo
quy định đó. Khi các bên không tuân thủ quy định về hình thức, khi có tranh chấp xảy
ra và có yêu cầu một trong các bên yêu cầu tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xem xét và buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của hợp đồng trong
thời hạn, việc ấn định thời hạn để thực hiện quy định về hình thức của giao dịch thuộc
thẩm quền của tòa án. Tòa án không mặc nhiên tuyên bố giao dịch vô hiệu, chỉ khi nào
tòa án đủ căn cứ các bên không hoàn tất quy định về hình thức của giao dịch trong thời
hạn ấn định thì giao dịch mới vô hiệu.
Nếu như BLDS năm 1995 coi vi phạm điều kiện về hình thức là rất nghiêm trọng.
Tại khoản 2 Điều 145 BLDS năm 1995 quy định: “đối với các giao dịch dân sự được
quy định tại Điều 137, Điều 138, và Điều 139 của Bộ luật này thì thời gian yêu cầu tòa
án tuyên bố giao dịch vô hiệu không bị hạn chế” theo quy định này thì kể từ khi các bên
xác lập giao dịch các bên đương sự cũng có thể yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng vô
7


hiệu do vi phạm điều kiện về hình thức, còn theo quy định của BLDS năm 2005 thì

giao dịch vi phạm điều kiện về hình thức không phải đương nhiên vô hiệu ( khoản 2
Điều 401). Dù giao dịch có vi phạm điều kiện về hình thức mà các bên phải khởi kiện
yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu về hình thức thì tòa án không xem xét khi đó
giao dịch vẫn có hiệu lực.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 136 BLDS năm 2005 quy định: “ Thời điểm yêu
cầu tòa án tuyên bố dịch dân sự vô hiệu được quy định tại các điều 130, Điều 134 Bộ
luật này là hai năm kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập”. Trong khi đó giao dịch
dân sự vô hiệu do vi phạm quy định về hình thức quy định tại điều 134 BLDS năm
2005 cũng thuộc vào trường hợp điều chỉnh quy định tại Điều 136 Bộ luật này.
Do đó có thể thấy rằng giao dịch dân sự chỉ bị vô hiệu về hình thức khi trong thời
hạn hai năm kể từ ngày giao dịch được xác lập mà 1 trong các bên hoặc người thứ ba
yêu cầu tòa án tuyên bố thì giao dịch đó vô hiệu. quá thời hạn trên, không ai có quền
yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức nữa.
3.Hậu quả pháp lí của giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình
thức
Hậu quả pháp lí được hiểu là những hệ quả pháp lí phát sinh theo quy định của pháp
luật trong trường hợp giao dịch vô hiệu. Hậu quả pháp lí của giao dịch dân sự vô hiệu
do không tuân thủ quy định về hình thức được xác định.
Các bên chấm dứt việc thực hiện giao dịch: khi giao dịch bị vô hiệu thì giao dịch đó
không còn có giá trị pháp lí ngay từ thời điểm giao kết. Hợp đồng bị vô hiệu không có
giá trị bắt buộc, các bên giao kết không còn bị ràng buộc về quền và nghĩa vụ với nhau.
Do vậy, khi giao dịch vô hiệu thì các bên phải chấm dứt việc thực hiện giao dịch đó.
Nếu các bên mới chỉ giao kết giao dịch chưa thực hiện nghĩa vụ thì không được thực
hiện nữa, nếu đã thực hiện được một phần thì không được tiếp tục thực hiện nữa và
phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
8


Về hình thức hoàn trả trước tiên được áp dụng theo sự thỏa thuận của các bên vì
trong dân sự yếu tố thỏa thuận luôn được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Nếu các bên

không thỏa thuận được thì tiến hành hoàn trả theo quy định taih khoản 2 Điều 137
BLDS năm 2005 hoàn trả bằng hiện vật hoặc hoàn trả bằng tiền.
Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại. Việc xác định trách nhiệm bồi
thường hiệt hại đối với các bên rất phức tạp. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đặt
ra khi hành vi vi phạm nghĩa vụ đã gây ra một thiệt hại, mỗi người phải chịu trách
nhiệm dân sự khi họ có lỗi. Vì vậy việc xác định trách nhiệm dân sự về bồi thường
thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ khi có:
- Hành vi trái pháp luật đối với giao dịch vô hiệu do không tuân thủ quy định về
hình thức. Theo quy định của pháp luật, thì đối với người có tài sản giao dịch phải tuân
thủ các quy định của pháp luật về tài sản của mình, chẳng hạn thực hiện mua bán tài
sản thì bên bán tài sản phải có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua đúng thời hạn, đúng
hình thức, mọi hành vi vi phạm nghĩa vụ này được coi là trái pháp luật. Do đó, đối với
giao dịch không tuân thủ quy định về hình thức nếu các bên cùng vi phạm thì các bên
cùng chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại xảy ra. Còn nếu việc vi phạm do một bên
chủ thể cố tình vi phạm thì chủ thể đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi
phạm nghĩa vụ.
- Có thiệt hại xảy ra trong thực tế: nội dung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại
là việc người có nghĩa vụ phải bồi thường cho bên kia tổn thất vật chất mà mình đã gây
ra do vi phạm nghĩa vụ dân sự. Hay chính hành vi vi phạm của người có nghĩa vụ dẫn
đến người bị vi phạm phải bỏ ra nhưng chi phí cần thiết để khắc phục hậu quả do giao
dịch vô hiệu.
- Lỗi của người vi phạm: theo phân tích ở trên thì người vi phạm giao dịch là
người thực hiện hành vi trái pháp luật cho nên người thực hiện hành vi đó bị coi là có
lỗi.
9


4.Trường hợp cụ thể về giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về
hình thức
4.1.Vụ việc 1: Tranh chấp hợp đồng đặt cọc và mua bán nhà giữa nguyên đơn là bà

Trần Thị Lượt với bị đơn là anh Vũ Diễm Sơn và chị ĐÒan Thị Phượng.
-

Tóm tắt vụ việc:
Vụ việc xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội. Cuối tháng 10/2006, bà Lượt đọc

báo thấy anh Sơn có nhu cầu bán nhà, thống nhất giá cả là 570 triệu đồng. Nguồn gốc
nhà đất tại 492 Bạch Mai là của bố mẹ cho hai anh em Phượng (vợ anh sơn), Sau đó, anh
trai chị không ở đấy nữa nên cho hai vợ chồng chị Phượng tòan quyền sử dụng sở hữu.
Anh Sơn hứa sẽ làm đầy đủ giấy tờ hợp pháp cho căn nhà đồng thời có sự ra mặt của
anh trai chị Phượng – là anh Huấn, người chứng thực nguồn gốc căn nhà nên bà Lượt
yên tâm mua nhà.
Ngày 14/11/2006, Bà Lượt và vợ chồng anh Sơn tiến hành làm hợp đồng mua
bán trên ngôi nhà trên, với người chứng thực là bà Nguyễn Thị Cúc.
Ngày 14/11/2006 Bà lượt trả số tiền lần một là 100 triệu đồng.
Ngày 15/11/2006 bà trả số tiền lần hai là 230 triệu đồng.
Hai bên cam kết miệng: sau khi vợ chồng anh Sơn làm giấy tờ xác nhận nhà đất
hợp pháp, bà Lượt hòan trả nốt số tiền là 240 triệu đồng. Anh Sơn hẹn với bà Lượt đến
ngày 1/12/2006 cùng ra UBND phường Trương Định để cùng hòan tất thủ tục mua bán.
Đến hẹn, anh Sơn không đến bà Lượt biết được việc làm giấy tờ nhà đất hợp pháp
đã không thành đã ầm ĩ đòi lại tiền mua nhà. Anh Sơn đã viết cam kết trả lại số tiền 330
triệu cho bà Lượt với lý do không hoàn thành được thủ tục bán nhà và sẽ trả tiền vào
ngày 4/12/2006.

10


Đến hẹn, anh chị lại khất đến 14/12/2006, sau đó lại khất đến khi nào anh chị bán
được nhà. Hẹn nhiều lần như vậy không thấy anh chị trả tiền, bà Lượt đã làm đơn ra
Công an UBND phường.

Trước đại diện UBND và công an phường, anh Sơn nói bà chịu mất 100 triệu
đồng thì sẽ trả lại 230 triệu theo giấy tờ mua bán đề cùng chịu ngày 14/11/2006 (với ký
do bà Lượt không thực hiện hợp động, phải chịu phạt 100 triệu đồng theo như đã cam
kết).
Tại bản án số 08/2007/DSST ngày 12/4/2007 của Tòa án nhân dân quận Hai Bà
Trưng đã xử và quyết định:
-

Tuyên bố hủy hợp đồng mua bán nhà 492 Bạch Mai, Hà Nội giữa bà Trần Thị Lượt với
anh Vũ Diễm Sơn, chị Đòan Thị Phượng do hợp đồng vô hiệu tòan bộ.

-

Buộc anh Vũ Diễm Sơn và chị Đòan Thị Phượng phải trả lại cho bà Trần Thị Lượt tòan
bộ số tiền đã nhận là 330triệu đồng.
4.2.Vụ việc 2: hình thức hợp đồng mua bán nhà ở
-Tóm tắt vụ việc:
Vợ chồng ông Nguyễn Đức Mạnh (1965) trú tại Trại
Gần, Song Phương, Hoài Đức, Hà Nội rất thân với vợ chồng ông Lê Hoài Nam
(1958) và cho vợ chồng ông Nam mượn nhà để sinh sống. Khi cơ hội kinh doanh đến,
vợ chồng ông Mạnh đã dùng căn nhà của mình đem thế chấp ngân hàng để vay tiền kinh
doanh. Nhưng do việc làm ăn của vợ chồng ông Mạnh không thuận lợi, nợ nần quá
nhiều, khiến vợ chồng ông Nam phải cho vợ chồng ông Mạnh vay tiền để trả ngân hàng
và trang trải nợ nần.
Trước tình hình đó, vợ chồng ông Mạnh gợi ý bán căn nhà cho vợ chồng ông Nam.
Sau nhiều lần thỏa thuận, ngày 6/5/2001, hai bên đã lập bốn văn bản mua bán căn nhà có
đầy đủ chữ ký của các bên nhưng không đem đi công chứng, chứng thực. Đang trong

11



quá trình sang tên sổ đỏ, vợ chồng ông A lại làm đơn ra tòa yêu cầu hủy thỏa thuận mua
bán căn nhà, buộc vợ chồng ông B phải trả lại nhà.
Thực tế cho thấy, tòa án đã áp dụng điều 134, Bộ luật Dân sự 2005 ra quyết định
buộc vợ chồng ông Mạnh và vợ chồng ông Nam phải thực hiện các thủ tục để hoàn thiện
hình thức hợp đồng mua bán căn nhà trong thời gian một tháng. Theo đó, vợ chồng ông
Mạnh và vợ chồng ông Nam phải đem hợp đồng mua bán căn nhà đi công chứng, chứng
thực tại cơ quan có thẩm quyền trong thời gian ấn định là một tháng.
Tuy nhiên, vì muốn lấy lại căn nhà nên vợ chồng ông Mạnh đã không làm việc
này. Vì vậy, việc khắc phục vi phạm về hình thức hợp đồng đã không thể thực hiện
được, tòa án buộc phải tuyên bố hợp đồng vô hiệu và xác định vợ chồng ông Mạnh là
bên có lỗi làm cho hợp đồng vô hiệu.
Với nhận định đó, tòa án căn cứ vào điều 137, Bộ luật Dân sự 2005 buộc vợ
chồng ông Nam phải trả lại căn nhà cho vợ chồng ông Mạnh, đồng thời yêu cầu vợ
chồng ông Mạnh trả lại cho vợ chồng ông Nam tiền bán căn nhà đã nhận và phải bồi
thường toàn bộ thiệt hại cho vợ chồng ông Nam.
=>Qua các cấp xét xử, sơ thẩm rồi đến phúc thẩm, tòa án đều xác nhận việc mua
bán căn nhà là có thực, song tuyên bố chấp nhận yêu cầu xin hủy thỏa thuận mua bán
căn nhà của vợ chồng ông A và tuyên bố hợp đồng này vô hiệu. Lý do mà tòa án đưa ra
là thỏa thuận mua bán căn nhà chưa được hai bên lập hợp đồng, công chứng, chứng thực
theo quy định của pháp luật, vi phạm quy định về hình thức hợp đồng (hợp đồng là một
dạng của giao dịch dân sự).
=> Hậu quả pháp lí : Tuyên bố hợp đồng mua bán căn nhà vô hiệu, tòa án buộc ông vợ
chồng ông Nam phải trả lại căn nhà; ngược lại, vợ chồng ông Mạnh có nghĩa vụ trả lại
cho vợ chồng ông Mạnh tiền bán căn nhà đã nhận.
Ta nhận thấy: Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể
hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải
tuân theo các quy định đó. Và theo điều 450 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Hợp đồng
mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác”.

12


Do đó, vợ chồng ông Mạnh và vợ chồng ông Nam lập bốn văn bản mua bán căn nhà có
đầy đủ chữ ký của các bên nhưng không đem đi công chứng, chứng thực đã vi phạm quy
định về hình thức của hợp đồng.
Theo điều 134, Bộ luật Dân sự 2005, “trong trường hợp pháp luật quy định hình thức
giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì
theo yêu cầu của một hoặc các bên, tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết
định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá
thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu”.
Như đã trình bày khá rõ ở trên, tòa cho phép hai bên thực hiện việc hòan tất về hính
thức cho hợp đồng mua bán nhà của mình trong vòng 1 tháng. Nhưng ông Mạnh lại
không thực hiện nó.
III.MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU DO
KHÔNG TUÂN THỦ QUY TẮC VỀ HÌNH THỨC
1.Có nên bỏ điều kiện về hình thức của giao dịch dân sự?
Trong BLDS, chúng ta quy định hình thức là điều kiện bắt buộc trong một số loại
giao dịch là không hợp lý. Bởi lẽ, Việc quy định hình thức của giao dịch dân sự trong
những trường hợp cụ thể theo pháp luật quy định đó là để Nhà nước dễ dàng trong việc
quản lí hành chính nhà nứơc, hơn nữa, việc công chứng nhà nước chứng nhận hay chứng
thực thực, đăng ký cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực chất là xác nhận
sự kiện pháp lý giữa các bên. Khi có tranh chấp xảy ra, toà án là cơ quan có thẩm quyền
xác định có hay không có sự kiện này. Thực tế cho thấy hình thức của giao dịch thực
chất chỉ là sự thể hiện ý chí của các bên tham gia giao dịch dân sự theo các ký tự bằng
mực đen, giấy trắng. Pháp luật quy định vi phạm hình thức dẫn tới giao dịch dân sự vô
hiệu thì sẽ có một khoản cách nhất định giữa sự thống nhất ý chí và hiệu lực của giao
dịch.
Mặt khác, trong thực tế hiện nay, pháp luật có quy định rằng một số giao dịch phaei
tuân thủ quy định về hình thức, nếu các bên không tuân thủ cũng không thực hiện hòan

tất quy đinh về mặt hình thức thì vô hiệu là không hợp lí với thực tế hịên nay. Ví dụ như
13


việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với giao dịch mua bán nhà đất. Hiện nay,
nhà nước ta thực hiện chưa tốt công tác quản lý nhà đất, thủ tục sang tên trước bạ còn
phải qua nhiều khâu rườm ra, việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và đất ở còn
lỏng lẻo…Vì vậy, việc thực hiện hình thức đối với hợp đồng mua bán nhà đất là rất khó
khăn, phức tạp. Do đso mà trên thực tế nhiều giao dịch về mua bán nhà đất lại thường
được các bên thỏa thuận theo hình thức miệng chứ không tuân thr các quy định của pháp
luật.
Hơn nữa, có trường hợp lại là do các bên tham gia giao dịch, ví dụ như khi mua bán
hai bên thoả thuận hoàn toàn tự nguyện nhiều trường hợp thực tế do thân thiết, tin cậy
mà thỏa thuận bằng miệng, nhưng khi làm thủ tục biến động giá nhà nên vì lợi ích kinh
tế, một trong hai bên ( thường là bên bán) yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng... Do đó, nảy sinh
tranh chấp và yêu cầu toà án giải quyết, Đối vơi những trường hợp này, nếu khi gải
quyết toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu là không công bằng. Đó là chưa kể đến việc
hiện nay giải quyết hậu quả của hợp đồng mua bán nhà vô hiệu còn nhiều bất cập.
Theo điều 134 BLDS “Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân
sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu
của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc
các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn
đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu”
Rõ ràng, việc hòan thành các quy định về hình thức của giao dịch dân sự khi có
yêu cầu từ tòa án chỉ có ý nghĩa với những chủ thế tham gia trong trường
hợp cả hai bên đều mong muốn tiếp tục giao dịch của mình. Do đó, theo ý kiến riêng bản
thân em, việc quy định hình thức là không cần thiết. Bởi việc thực hiện nó trên thực tế
vẫn còn khá nhiều bất cập.
2. Có phải mọi trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định pháp luật về
hình thức đều vô hiệu không ?

Khoản 2, Điều 122 về “Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự” quy định :
“Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp
pháp luật có quy định.” Khoản 2, Điều 401 về “Hình thức hợp đồng dân sự” cũng quy
định: “Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn
14


bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các
quy định đó” và “Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức,
trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.” Theo các quy định này, thì hợp đồng vi
phạm về hình thức chỉ vô hiệu khi không đáp ứng đủ 2 điều kiện sau:
Thứ nhất, hợp đồng bắt buộc phải được lập bằng văn bản, phải có công chứng
hoặc chứng thực, phải xin phép hoặc phải đăng ký theo quy định của pháp luật;
Thứ hai, có quy định của pháp luật về việc hợp đồng bị vô hiệu nếu vi phạm vào ít
nhất một trong 4 hình thức trên.
Như vậy, không phải hợp đồng cứ vi phạm về hình thức là bị vô hiệu, mà phải có
những quy định cụ thể của pháp luật về việc hợp đồng sẽ bị vô hiệu khi không đáp ứng
được các điều kiện này.
Do đó, không thể coi mọi hợp đồng không tuân thủ quy định về hình thức đều bị
vô hiệu.
3.Một số kiến nghị
Trên thế giới hiện nay, có những nước đòi hỏi một số giao dịch khi giao kết phải
được thể hiện bằng một hình thức nhất định, nế vi phạm hình thức sẽ bị vô hiệu, Như
Cộng Hòa Liên Bang Đức, pháp luật Đức đòi hỏi tuân thủ nghiêm ngặt những quy định
về hình thức, nếu không tuân thủ thì hợp đồng sẽ vô hiệu. Còn có những nước không
coi hình thức là điều kiện có hiệu lực của pháp luật như pháp luật Pháp tuyệt đối tôn
trọng quyền tự do của các bên khi tham gia giao kết hợp đồng, kể cả một số loại pháp
luật đòi hỏi phải tuân thủ hình thức nhất định khi không tuân thủ quy định về hình thức
cũng không bị coi là vô hiệu.
Thực tiễn cho thấy không cần thiết coi việc hợp đồng không được thể hiện bằng

văn bản, không được công chứng, chứng thực, đăng kí hoặc cho phép là căn cứ bất biến
để tuyên bố hợp đồng vô hiệu, mà cần cho phép tòa án căn cứ vào khoản 1,2,3 Điều
122 BLDS năm 2005 để xem xét về giá trị pháp lí của hợp đồng, sau đó mới xem xét
đến giá trị hình thức của hợp đồng. Nếu hợp đồng có đủ các điêu kiện có hiệu lực quy
định tại khoản 1,2,3 BLDS năm 2005 mà các bên đã thực hiện được những điều khoản
chủ yếu của hợp đồng thì công nhận hợp đồng đó, còn trong trường hợp các bên chưa
thực hiện hoặc thực hiện một phần các điều khoản chủ yếu của hợp đồng thì tòa án có
thể căn cứ vào nguyên nhân dẫn đến việc các bên không tuân thủ các quy định về hình
15


thức của hợp đồng và phân tích lỗi của các bên từ đó ra quyết định công nhận hay tuyên
bố hợp đồng vô hiệu. Trong trường hợp không đảm bảo các quy định tại khoản 1,2,3
Điều 122 thì tuyên bố hợp đồng vô hiệu mà không cần xem xét đến hình thức của hợp
đồng đó.
Thứ nhất: Điều 134 BLDS năm 2005 quy định:”Trong trường hợp pháp luật quy
định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên
không tuân theo thì theo yêu càu của một bên hoặc các bên tòa án cơ quan nhà nước
có thẩm quền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao
dịch trong một thời hạn, quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch đó vô hiệu”.
Trong điều luật này các nhà làm luật có thể quy định thời hạn để các bên thực hiện quy
định về hình thức của hợp đồng trong thời hạn 6 tháng, trừ hợp đồng mua bán nhà ở
pháp luật đã quy định thời hạn để thực hiện quy định về hình thức là 1 tháng. Hết thời
hạn 6 tháng mà các bên không hoàn tất các quy định đó thì hợp đồng vô hiệu phải bồi
thường thiệt hại. Vì nước ta hiện nay đã và đang thực hiện cải cách hành chính, bảo
đảm thủ tục nhanh gọn và tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của của nhà nước và nhân
dân.
Tiếp theo, cần lược bỏ đoạn 2 khoản 2 Điều 401 BLDS năm 2005.
Trong bộ luật nà các nhà làm luật đã có ý định tiếp nhận nguyên tắc vi phạm về hình
thức của hợp đồng không làm hợp đồng vô hiệu. Cụ thể Điều 401 quy định “ hợp

đồng không bị vô hiệu do vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy đinh
khác” nhưng các quy định về hình thức thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô
hiệu ở phần quy định chung của BLDS đã quy định khái quát, đầy đủ Điều 121 BLDS
đã định nghĩa giao dịch là một loại hợp đồng nên các quy định ở phần hợp đồng là cụ
thể và có tính đặc thù khác với quy định tại phần chung thì mới áp dụng thì mới áp
dụng quy định tại phần hợp đồng. Việc áp dụng quy định ở phần hợp đồng mà không áp
dụng quy định chung ở luật dân sự gây lung túng, hiểu nhầm đây là một quy định riêng
chỉ áp dụng cho phần hợp đồng. Do đó nên bỏ đoạn 2 khoản 2 Điều 401 BLDS năm
2005 để tạo tính thống nhất trong các quy định về hình thức của hợp đồng, tạo điều
16


kiện cho việc áp dụng quy định của pháp luật trong việc xác định hợp đồng vô hiệu do
vi phạm điều kiện về hình thức. Đồng thời thống nhất quan điểm không nên quá coi
trọng hình thức của hợp đồng mà nên tôn trọng sự thỏa thuận ý chí tự nguyện của các
bên chủ thể. Vì quy định hình thức của một số loại hợp đồng: hợp đồng mua bán nhà,
hợp đồng cho thuê nhà ở, các hợp đồng chuyển quền sử dụng đất …phải được công
chứng, chứng thực hoặc đăng kí mới có hiệu lực đôi khi gây khó khăn cho các bên chủ
thể, thủ tục còn rườm rà, Nhà nước can thiệp vào các quan hệ giao dịch mà lẽ ra các
bên có toàn quyền định đoạt về tài sản của họ. Tuy nhiên vẫn cần đảm bảo quy định coi
hình thức của hợp đồng là điều kiện có hiệu lực trong trường hợp pháp luật có quy
định. Theo đó, cho phép các bên tham gia giao kết hợp đồng được tự lựa chọn hình
thức phù hợp, chỉ trong trường hợp pháp luật có quy định khác, các loại hợp đồng dân
sự phải tuân theo hình thức nhất định thì các bên khi giao kết hợp đồng đó phải tuân thủ
nếu vi phạm thì có thể bị tuyên là vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức.
Đồng thời cần sửa đổi theo hướng nếu hợp đồng không tuân thủ quy định về hình
thức nhưng đã và đang thực hiện thì vẫn có hiệu lực. Nếu chưa thực hiện thì theo yêu
cầu của tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quền buộc các bên thực hiện quy định
về hình thức trong một thời hạn quá thời hạn đó mà không thực hiện thì hợp đồng vô
hiệu.

Hơn nữa, đối với quy định thời hạn yêu cầu tuyên bố hợp đồng dân sự vô hiệu Điều
136 BLDS, quy định hợp đồng dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình
thức điều 134 BLDS, thì thời gian yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu là hai năm
kể từ ngày giao dịch được xác lập. Thực tế hiện nay việc các bên vi phạm điều kiện về
hình thức của hợp đồng dân sự đã và đang xảy ra ngày càng nhiều. Nếu quy định thời
hạn khởi kiện là hai năm thì Nhà nước đã khuyến khích những vi phạm kéo dài, dẫn
đến khi khởi kiện xảy ra nhiều tranh chấp liên quan. Hơn nữa, trong xã hội tồn tại rất
nhiều người thếu thiện chí, lợi dụng những quy định của pháp luật và những biến động
lớn về giá cả đối với nhà đất mà nêu những lí do về điều kiện hình thức của hợp đồng
để tuyên bố hợp đồng vô hiệu nhằm lấy lại tài sản và trục lợi cho bản thân. Vì vậy, nên
17


sửa quy định về thời hạn yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng dân sự vô hiệu do không
đảm bảo thủ tục hình thức là một năm, nếu sau thời hạn một năm kể từ ngày hợp đồng
được xác lập các bên đương sự không có yêu cầu thì hợp đồng đó vẫn có hiệu lực.
Ngoài ra, trong phiên họp thường kì của Chính phủ ngày 21/2/2012 vừa qua Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý với ý kiến của Bộ tư pháp về lộ trình thực thi
phương án đơn giản hóa, bãi bỏ yêu cầu bắt buộc công chứng hợp đồng về nhà ở và
quền sử dụng đất theo Nghị quyết 25 ban hành tháng 6 năm 2010 của Chính phủ. Theo
đó, năm loại hợp đồng sẽ được bãi bỏ yêu cầu bắt buộc công chứng gồm:
1.
2.
3.
4.
5.

Cho thuê quền sử dụng đất, quền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
Chuyển đổi quền sử dụng đất nông nghiệp.
Cho mượn, cho ở nhờ nhà ở.

Cho thuê nhà ở.
Ủy quền quản lí nhà ở.

Việc Thủ tướng đồng ý với ý kiến của bộ tư pháp là hợp lí, tạo điều kiện thuận lợi và
giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp, khi thực hiện các thủ tục liên quan đến công
chứng, chứng thực và đăng kí với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện giao
kết các hợp đồng đó. Do vậy, trong quá trình sửa đổi BLDS, sửa đổi luật đất đai, luật
nhà ở các nhà làm luật cần nghiên cứu theo hướng bỏ quy định yêu cầu bắt buộc công
chứng hoặc chứng thực các loại hợp đồng về nhà ở và quyền sử dụng đất trên cơ sở
đảm bảo chặt chẽ về mặt pháp lí, thủ tục rõ ràng, thuận tiện, hướng tới hệ thống đủ
năng lực và ưu tiên xã hội.
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và Bộ luật Dân sự nói riêng cần phải
được chú trọng liên tục để pháp luật sớm đi vào cuộc sống, phát huy được thế mạnh
phục vụ cho cuộc sống, góp phần phát triển đất nước, bởi lẽ thực tế hiện nay, còn rất
nhiều người không biết đến luật, hoặc cũng chỉ là biết it cũng không nhờ đến cá nhân, cơ
quan, tổ chức am hiểu về luật giúp đỡ khiến việc thực hiện pháp luật gặp rất nhiều khó
khăn.
Hơn nữa, nếu như nhân dân biết luật, am hiểu luật pháp và làm theo luật thì nhà
nước sẽ không cần đến bộ máy cưỡng chế nhà nước nữa. Và như vậy, qua việc đó sẽ có
18


những đóng góp mang tính thiết thực, gần gũi về những quy định của pháp luật nhằm
sửa đổi cũng như hòan thiện nó.
Ngoài ra, một trong những nguyên nhân dẫn đến việc không tuân thủ quy định
hình thức của giao dịch dân sự là do sự thiếu hiểu biết và thái độ không hợp tác của các
chủ thể tham gia giao dịch dân sự. Do đó cần đấy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến
và giải thích pháp luật đến nhân dân. Góp phần nâng cao sự hiểu biết của người dân,
giảm thiểu sự vi phạm pháp luật.
Bên cạnh đó do trình độ nghiệp vụ đội ngũ thẩm phán còn chưa đồng đều dẫn đến

cách hiểu, và áp dụng pháp luật về giao dịch dân sự có nhiều bất cập không có sự thống
nhất trong đường lối xét xử. Dẫn đến tình trạng mỗi tòa, mỗi nơi lại có cách xét xử
khác nhau. Vì vậy, đội ngũ thẩm phán cần tăng cường trao đổi quy định của pháp luật
về giao dịch. Từ đó, dẫn đến sự thống nhất trong đường lối xét xử của mỗi tòa.
KẾT LUẬN
Trong thời buổi nền kinh tế ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới, giao dịch
dân sự ngày càng phát triển đa dạng hơn, pháp luật về hợp đồng dân sự cũng như các
quy định của pháp luật về hợp đồng dân sự vi phạm quy định về hình thức của giao
dịch ngày càng được hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó các quy định của pháp luật nước ta
về hình thức của giao dịch chưa phù hợp với thực tiễn diễn ra trong xã hội. Có những
quy định gây khó khăn cho các nhà làm luật, áp dụng pháp luật, tạo điều kiện cho các
bên có thể “ lách luật” tránh những thiệt hại cho mình. Thông qua các vụ việc tranh
chấp liên quan đến hình thức giao dịch dân sự ta thấy thực tiễn xét xử còn gặp rất nhiều
khó khăn trong vấn đề đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi tham gia
vào giao dịch dân sự. Do vậy, đổi mới, bổ sung và hoàn thiện về pháp luật dân sự nói
chung và các quy định về vấn đề này nói riêng là việc làm rất cần thiết. Bên cạnh đó là
việc tập trung đào tạo nâng cao nghiệp vụ xét xử của thẩm phán, cán bộ tòa án cũng là
việc cần chú trọng.
19


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam tập 1, NXB Công

2.
3.


an nhân dân, Hà Nội – 2009.
Bộ luật dân sự năm 2005
Nguyễn Văn Cường ( 2002 ). Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy

4.

định về hình thức, Tạp chí Tòa án nhân dân.
Phạm Công Lạc, Ý chí giao dịch dân sự, Tạp chí luật học, số 05/1998.

20



×