Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Nam nữ chung sống như vợ chồng – thực trạng, nguyên nhân và giải pháp hạn chế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.08 KB, 15 trang )

MỞ ĐẦU
Hôn nhân là mối quan hệ giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng, là tiền đề để xây
dựng gia đình. “ Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt”,
với phương châm đó mà Nhà nước ta luôn luôn quan tâm tới chế độ hôn nhân, ban
hành các quy phạm pháp luật về kết hôn cũng như các chế định khác trong lĩnh vực
hôn nhân và gia đình. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định nam nữ
phải đăng ký kết hôn khi tiến tới hôn nhân. Song trên thực tế, tình trạng nam nữ
chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn ngày càng phổ biến. Đây là
vấn đề cần phải tìm hiểu rõ thực trạng để có những giải pháp phù hợp, tiến tới hôn
nhân tiến bộ theo quy định của pháp luật.
Xuất phát từ vấn đề trên, trong bài viết này, em xin giải quyết vấn đề: “ Nam
nữ chung sống như vợ chồng – thực trạng, nguyên nhân và giải pháp hạn chế.”
Tuy nhiên, do còn hạn chế về kiến thức, nguồn tài liệu và phương pháp, nên bài
làm không tránh khỏi những hạn chế, rất mong nhận được sự nhận xét của các thầy
cô giáo để bài làm của em được hoàn chỉnh hơn.

NỘI DUNG
1. Khái niệm nam nữ chung sống như vợ chồng
1.1. Định nghĩa
Hiện nay tình trạng “nam nữ chung sống như vợ chồng” đang diễn ra ngày
càng phổ biến ở nước ta và có xu hướng phát triển phức tạp về cả số lượng cũng
như tính chất của quan hệ. Trong xã hội hiện tồn tại nhiều qua điểm khác nhau
về hiện tượng này. Một số quan điểm cho rằng: Nam nữ chung sống với nhau
không làm hôn thú, nhưng bà con làng xóm, gia đình hai bên đều công nhận là
hai người thường xuyên chung sống một nhà, công nhận con cái sinh ra là của
hai người…thì được xem là chung sống như vợ chồng.
1


Có quan điểm lại cho rằng: “ Chung sống như vợ chồng là việc người đang
có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có


chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ
một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một
gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có
con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản
chung đã được gia đình, cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan
hệ đó…”
Dưới góc độ pháp lý thì chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn
là trường hợp nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng và thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của vợ chồng với nhau, với gia đình và với xã hội nhưng không tiến
hành đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại điểm d khoản 2 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT –
TANDTC – VKSNDTC – BTP thì được coi là nam nữ chung sống như vợ
chồng khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau;
- Việc nam nữ về chung sống với nhau được gia đình (một trong hai bên)
chấp nhận;
- Việc nam nữ về chung sống với nhau được người khác tổ chức hay chứng
kiến; Họ thực sự chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng
nhau xây dựng gia đình.
Về nguyên tắc, pháp luật không công nhận trường hợp này là vợ chồng.
Tuy nhiên, trên thực tế, các bên nam nữ vẫn chung sống với nhau như vợ chồng
và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng với nhau, với gia đình và với
xã hội.
1.2. Đặc điểm
- Nam nữ có đủ điều kiện kết hôn nhưng chung sống như vợ chồng mà
không đăng ký kết hôn
2


Theo quy đinh tại Điều 9 Luật HN&GD năm 2000 thì nam nữ kết hôn với

nhau phải tuân theo các điều kiện sau:
+ Điều kiện về tuổi kết hôn: nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi
trở lên
+ Phải có sự tự nguyện của các bên
Tuy nhiên, do xuất phát từ một vài lý do mà các bên có đủ điều kiện kết hôn
nhưng không tiến hành đăng ký kết hôn. Đây chính là một đặc điểm cơ bản để
phân biệt với trường hợp nam nữ không đủ điều kiện kết hôn nên không thể đăng
ký kết hôn hay trường hợp kết hôn trái pháp luật (các bên vi phạm điều kiện kết
hôn).
- Trong thời gian chung sống như vợ chồng, hai người thực sự coi nhau là
vợ chồng
Đây là đặc điểm giúp ta có thể phân biệt với trường hợp nam nữ chung sống
tạm thời. Như đã nói ở trên, về mặt pháp lý, nam nữ chung sống như vợ chồng
không đăng ký kết hôn không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Nhưng
trên thục tế, bản thân họ đã và đang chung sống với nhau như vợ chồng, thực sự
coi nhau là vợ chồng và thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ vợ chồng với
nhau. Tuy nhiên để đánh giá việc hai người có coi nhau là vợ chồng hay không
là một vấn đề phức tạp, bởi lẽ, đây là vấn đề thuộc ý thức chủ quan của con
người.
- Khi bắt đầu chung sồng, hai người muốn chung sống với nhau lâu dài và
ổn định
Đây là đặc điểm để phân biệt với khái niệm “sống thử” mà trong những
năm gần đây đang dần trở nên phổ biến. Đối với trường hợp “sống thử”, các bên
sẽ thỏa thuận “ thử” chung sống với nhau như vợ chồng, “thử” thực hiện các
quyền và nghĩa vụ của vợ chồng. Nếu sau một thơi gian, hai người thấy hài lòng
3


và muốn duy trì cuộc sống đó thì sẽ tiến hành đăng ký kết hôn. Còn trong
trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng, do hai bên mong muốn xây dựng

một gia đình hạnh phúc, nên họ đã có ý định gắn bó lâu dài với nhau. Song trên
thực tiễn, việc xác định sự khác nhau về mặt tâm lý và mục đích của “sống thử”
và “ nam nữ chung sống như vợ chông” là không đơn giản.
2. Thực trạng nam nữ chung sống như vợ chồng
Hiện nay, tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng với nhau mà
không đang ký kết hôn đang diễn ra ngày càng phổ biến, gia tăng cả về số
lượng và tính chất mối quan hệ. Trên thực tế, hiện tượng này thường diễn ra ở
các đối tượng như học sinh, sinh viên thuôc các trường Đại học, Trung học
chuyên nghiệp và dạy nghề chung sống với nhau; cũng có thể xảy ra trong các
trường hợp một trong hai bên đã qua một lần kết hôn, sau đó hôn nhân của họ
chấm dứt do ly hôn hoặc do vợ, chống chết, khi họ đã “ có tuổi” muốn chung
sống với nhau để nương tựa nhau. Hoặc cũng có trường hợp do họ “đã quá lứa
lỡ thì”, muốn đến chung sống với nhau nên ngại làm thủ tục đang ký kết hôn,
hay trường hợp ngoại tình (những người đã có vợ, chồng theo pháp luật rồi mà
vẫn chung sống như chồng, vợ với người khác). Hay thậm chí, tình trạng này
cũng xẩy ra ở những cặp vợ chồng mặc dù có đủ điều kiện kết hôn, đủ điều kiện
tiến hành đăng ký kết hôn nhưng lại không đến đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
Chung sống như vợ chồng của nam nữ mang tính quy luật tự nhiên, do
đó nó đã, đang và sẽ tồn tại trong xã hội của chúng ta. Mặt khác, đây cũng là
một quan hệ bị chi phối bởi các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa, phong tục tập
quán. Hiện nay, ở nước ta hiện tượng “nam nữ chung sống như vợ chồng” diễn
ra tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí
Minh… Còn tại các vùng nông thôn, quan niệm về hôn nhân còn rất hà khắc và
do dư luận xã hội dẫn đến họ e dè không dám chung sống như vợ chồng. Dưới
4


góc độ pháp luật thì “nam nữ chung sống như vợ chồng” là hành vi không trái
pháp luật. Bởi lẽ quyền kết hôn trong luật hiện đại là một trong những quyền

dân sự cơ bản của con người. Trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng
quy định: “ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào
được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở;” (Điều
11). Quyền kết hôn được hiểu hai mặt là quyền tự do lựa chọn bạn đời miễn là
không vi phạm điều kiện về nội dung kết hôn và quyền không kết hôn.
Hiện nay, có thể thấy hiện tượng nam nữ chung sống như vợ chồng mà
không tiến hành các thử tục pháp lý cần thết nhằm xác lập quan hệ vợ chồng
trước pháp luật đã trở thành một hiện tượng xã hội phổ biến trên thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng. Thực trạng đó đã và đang gây ra những hậu quả
khác nhau trên cả khía cạnh pháp luật và xã hội. Theo quy định của Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2000 không công nhận họ là vợ chồng cũng không xem
đây là chung sống trái pháp luật. Vì các bên chung nam nữ chung sống như vợ
chồng hoàn toàn thỏa mãn các điều kiện độ tuổi, về sự tự nguyện… song về mặt
tâm lý họ không muốn đang ký kết hôn. Các nhà làm luật không khuyến khích
hiện tượng xã hội này, nhưng trên cơ sở tôn trọng quyền tự do cá nhân vì vậy
không coi đây là hành vi trái pháp luật.
2.1.

Thực trạng nam nữ chung sống như vợ chồng giai đoạn trước khi
Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 có hiệu lực

Theo kết quả điều tra 8 năm thực hiện Luật Hôn nhân gia đình năm 1986
do Bộ Tư pháp tiến hành và số liệu điều tra của các cơ quan chức năng liên
quan cho thấy tình trạng chung sống như vợ chồng không có đăng ký kết hôn ở
nước ta đã trở thành một hiện tượng xã hội khá phổ biến và ngày càng có xu
hướng phát triển phức tạp cả về số lượng và tính chất mối quan hệ. Theo đó: Số
lượng cặp vợ chồng chung sống không đăng ký kết hôn nhiều nhất ở hai dân tộc
H Mông và Dao tại Lào Cai, có tới 90% trên tổng số cặp vợ chồng không đăng
5



ký. Tại An Giang, Hà Tây, Một số xã vùng sâu thuooch tỉnh Tiền Giang có tỉ lệ
chung sống không đăng ký kết hôn khá cao, chiếm khoảng 50% tổng số các cặp
vợ chồng. Số liệu tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, từ năm 1986 đến năm
1995 ước tính có khoảng 12.712 cặp vợ chồng chung sống với nhau rồi mới
đăng ký kết hôn, có khoảng 10.418 trường hợp chung sống như vợ chồng mà
không đăng ký kết hôn.
Trên đây là một vài con số minh họa cho tình trạng nam nữ chung sống như
vợ chồng mà không đăng ký kết hôn gia đoạn trước năm 2000. Chắc chắn, trong
thực tế vẫn còn nhiều trường hợp khác chưa rà soát tới. Điều đó cho thấy tình
trạng nam nữ chung sống như vợ chồng có tỉ lệ cao và gia tăng nhanh, đồng thời
không phân biệt vị trí địa lý mà số lượng tăng mạnh mẽ ở hầu khắp các địa
phương.
2.2.

Thực trạng nam nữ chung sống như vợ chồng gia đoạn từ sau khi
Luật Hôn nhân gia đình 2000 có hiệu lực

Theo chỉ thị số 02/2003/CT-BTP ngày 14/7/2013 của Bộ Trưởng Bộ Tư
pháp thì tù khi Luật HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực cùng các văn bản hướng
dẫn ra đời thì số lượng các cặp nam nữ chung sống như vợ chồng mà không
đăng ký kết hôn giảm một cách đáng kể. Tuy nhiên, ở một số địa phương, con
số này còn ở mức cao và công tác rà soát còn gặp rất nhiều khó khăn. Theo một
vài số liệu thống kê, ở Lào Cai có 90% các cặp vợ chồng chung sống với nhau
mà không đang ký kết hôn. Ở Điện Biên có khoảng 8000 cặp không đang ký kết
hôn hặc không đủ điều kiện đăng ký kết hôn, tỉ lệ không đăng ký kết hôn tính
trugn bình là 19%. Ở Hải Phòng, tỉ lệ này tính đến năm 2003 là 3,7%.
Có thể thấy, việc điều tra chính xác tỉ lệ nam nữ chung sống như vợ chồng mà
không đăng ký kết hôn ở các địa phương là bất khả thi, bởi chỉ tới khi các bên
có mâu thuẫn và yêu cầu Tòa án giải quyết thì lúc đó quan hệ chung sống như

vợ chồng của họ mới thực sự được làm rõ.
6


3. Nguyên nhân của tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng mà
không đăng ký kết hôn
Về nguyên nhân của tình trạng nam nữ chung sống với nhau mà không
đăng ký kết hôn, qua quá trình nghiên cứu của nhiều chuyên gia về xã hội học,
văn hóa học đã khẳng định đó là kết quả của sự vận động xã hội, là xu hướng tất
yếu trong xã hội ngày nay. Tự chung lại, thì tình trạng nam nữ chung sống như
vợ chồng ở là do một số nguyên nhân cơ bản sau đây.
3.1.

Do tác động của xu thế hội nhập, toàn cầu hóa

Xu thế toàn cầu hóa tác động đến hàng loạt các lĩnh vực như chính trị, kinh
tế, xã hội, văn hóa… Xét dưới góc độ văn hóa, đây có thể coi là quá trình “Tây
hóa” với sự du nhập và phổ biến một số nét văn hóa tiêu cực phương Tây vào
Việt Nam. Và một trong những yếu tố chịu tác động lớn của văn hóa phương
Tây chính là mô hình gia đình truyền thống nhiều thế hệ cùng các quan niệm
đẹp đẽ về hôn nhân và gia đình. Có thể thấy, một số hệ lụy xẩy ra từ sự du nhập
này là tình trạng sống thử, sống thực dụng, buông thả của một bộ phận giới trẻ.
Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ thông tin đã tạo điều kiện cho các bạn
nam nữ tiếp cận nhau nhanh hơn, dễ dàng hơn, từ đó goáp phần tạo nên những
mối quan hệ có thể dẫn tới tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng.
Có thể thấy, sự phát triển của tình hình kinh tế - xã hội được thúc đẩy bởi
xu thế hội nhập kinh tế, toàn cầu hóa đã tạo ra hàng loạt các yếu tố cùng tác
động đến mỗi cá nhân, mỗi gia đình. Đó là những cơ sở, những điều kiện cho
tình trang chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn ngày càng gia tăng.
3.2.


Ảnh hưởng của phong tục tập quán, những hủ tục lạc hậu

Trong diều kiện hiện nay, mặc dù điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ văn
hóa nói chung đã được nâng cao, song ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng
bào dân tộc thiểu số thì sự phát triển kinh tế, trình độ văn hóa, hiểu biết của
7


người dân còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, đời sống hôn nhân và gia đình của
đồng bào nơi đây còn bị chi phối nặng nề bởi các phong tục tập quán, người dân
còn chưa biết và hiểu về ý nghĩa của việc đăng ký kết hôn đối với quan hệ vợ
chồng. Ở đây, các đôi nam nữ có thể trở thành vợ chồng khi được sự đồng ý của
già làng, trưởng bản, sự chứng kiến của dân làng và cha mẹ, mà hầu như không
cần đến sự can thiệp của chính quyền địa phương. Những phong tục tập quán đó
cũng đồng thời tạo ra những nét đặc trưng riêng cho mỗi dân tộc, vùng miền và
đã ăn sâu vào nhận thức của người dân, điều đó gây ra những khó khăn trong
công tác quản lý, nắm bắt và tuyên truyền vận động người dân thực hiện theo
các quy định cảu pháp luật Hôn nhân gia đình.
3.3.

Nguyên nhân kinh tế

Có thể thấy, tiền bạc đóng một vai trò quan trọng trong việc các đôi nam
nữ chung sống với nhau có tiến hành hôn nhân thoe pháp luật hay không. Trong
bối cảnh khó khăn của nền kinh tế thì công việc và thu nhập của đại bộ phận các
bạn trẻ đều bị ảnh hưởng nhất định. Khi mà điều kiện kinh tế, tài chính hạn hẹp,
không đủ để họ thanh toán các chi phí như như tổ chức đám cưới, mua nhà, tổ
chức đời sống gia đình… thì họ thường đi đến quyết định chung sống với nhau
mà không đăng ký kết hôn. Nhiều trường hợp vì điều kiện gia đình không cho

phép, nên các ông bố bà mẹ cũng chỉ đồng ý để đôi nam nữ đến chung sống với
nhau mà không tổ chức hôn lễ, từ đó cũng dẫn đến việc không tiến hành đăng
ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3.4.

Nguyên nhân tâm lý

Phần lớn những trường hợp chung sống như vợ chồng mà không đăng ký
kết hôn là những thanh niên, người trẻ tuổi còn chưa chin chắn, sống xa gia
đình, xa sự quản lý của bố mẹ nên có thể tùy ý sống theo ý mình. Theo nghiên
cứu của các nhà tâm lý học, những người chung sống mà không kết hôn phần

8


lớn là những người trẻ tuổi, tò mò, nôn nóng và dẫn đến những quyết định chưa
chín chắn.
Nhu cầu về sinh lý tình dục cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng
chung sống như vợ chồng của các đôi nam nữ. Có thể thấy nhu cầu tình dục là
một vấn đề rất tự nhiên của mỗi người, tuy nhiên, nhiều bạn trẻ đã đánh đồng
tình tình yêu và tình dục, dẫn đến sự dễ giãi trong quan hệ chung sống. Sự dễ
giãi trong quan hệ đã dẫn đến việc mang thai ngoài ý muốn, từ đó thường diễn
ra những đám cưới “gấp, cưới chui”, và vì vậy, việc họ đến cơ quan chức năng
để đăng ký kết hôn là rất khó xẩy ra. Những quan điểm sai lầm như vậy đã góp
phần dẫn đến tình trạng chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kêt hôn
của nhiều thanh niên hiện nay.
Bên cạnh đó, vẫn có nhiều trường hợp những người đã là trung niên hay
cao niên, họ vẫn lựa chọn việc sống chung mà không đăng ký kết hôn, vì để
khỏi bị ảnh hưởng đến việc thụ hưởng quyền an sinh xã hội, hay đơn giản là
“ngoại tình” khi hôn thú vẫn còn hiệu lực với người vợ hợp pháp của mình.

4. Một vấn đề có thể nảy sinh trong cuộc sống các cặp nam nữ chung
sống như vợ chồng
Trên thực tế, việc kết hôn không đăng ký sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề phức
tạp mà với những quy định của pháp luật hiện hành vẫn chưa thực sự đủ cơ sở
pháp lý cần thiết để đảm bảo quyền lợi của các bên. Các vấn đề có thể nảy sinh
hay những hệ quả pháp lý của tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng
chồng chủ yếu xoay quanh việc thực hiện quyền và nghĩa vụ về thân nhân và về
tài sản giữa vợ và chồng. Chẳng hạn, sau một thời gian chung sống, một trong
hai bên kết hôn với người khác thì liệu việc kết hôn này có bị coi là trái pháp
luật không? Hoặc khi các bên đã có con chung, tài sản chung thì giữa họ phát
sinh mâu thẫn và yêu cầu chấm dứt quan hệ quyền lợi của các bên thì sẽ được
giải quyết như thế nào? Hay nghiêm trọng hơn, trong quá trình chung sống, nếu
xảy ra bạo lực thì vấn đề bảo vệ quyền lợi của họ được đặt ra và xử lý như thế
9


nào? Những hành vi bạo lực gia đình là những hành vi trái với đạo đức và pháp
luật, vậy họ có thuộc đối tượng được bảo vệ của Luật phòng chống bạo lực gia
đình hay không? Ngoài ra, việc bảo vệ quyền lợi của trẻ em là những đứa con
sinh ra từ việc “nam nữ chung sống như vợ chồng”, đặc biệt là vấn đề bạo hành
trẻ em đối với những “bố, mẹ kế hờ” cũng được đặt ra và được xã hôi hết sức
quan tâm.
5.

Giải pháp hạn chế tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng
Theo quy định của pháp luật, nam nữ chung sống như vợ chồng không

được công nhận là vợ chồng. Trên cơ sở tôn trong quyền tự do cá nhân, hành vi
này cũng không bị xem là hành vi trái pháp luật. Tuy nhiên trong thực tế đã nảy
sinh nhiều vấn đề như: khi có mâu thuẫn, bạo lực xẩy ra, hoặc một trong hai bên

lại đăng ký kết hôn với người khác… thì xử lý như thế nào. Vì vậy, để bảo vệ
quyền lợi của các bên cần thiết phải đặt mối quan hệ mật thiết quyền tự do cá
nhân trong chính sách pháp luật và xã hội. Cụ thể, chúng ta phải có những quy
định pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giũa các bên nam nữ chung sống như vợ
chồng. Đồng thời, để pháp luật có thể đi vào đời sống thì các quy định cũng
phải rõ rang, cụ thể, tạo điều kiện cho việc hiểu và thi hành áp dụng một cách
thống nhất.
- Đối với trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng không bị coi là
trái pháp luật (không vi phạm các điều kiện kết hôn) thì vẫn chưa có một chế tài
cụ thể nào xử lý. Trên thực tế, việc nam nữ chung sống như vợ chồng không
đăng ký kết hôn và không vi phạm các điều kiện kết hôn lại là một hiện tượng
có tính tiêu cực cho xã hội khi nó có thể dẫn đến các hiện tượng như sống thử,
chung sống như vợ chồng vi phạm điều kiện kết hôn… Vì vậy, Nhà nước cần
xây dựng một văn bản pháp luật riêng biệt, quy định biện pháp và chế tài rõ
ràng, cụ thể, nhằm xử lý vi phạm trong lĩnh vực hộ tịch, trong đó có hành vi

10


không đăng ký kết hôn; để từ đó, giả dần các trường hợp nam nữ chung sống
với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
- Đối với trường hợp chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết
hôn và vi phạm một trong các điều kiện kết hôn, thì tùy vào tính chất, mức độ vi
phạm của đương sự mà Nhà nước cần áp dụng các biện pháp riêng để xử lý áp
dụng. Trước hết là buộc các bên phải chấm dứt quan hệ chung sống như vợ
chồng vi phạm các điều kiện kết hôn, kèm theo đó là các biện pháp xử lý hành
chính hoặc cần thiết là các biện pháp hình sự. Đồng thời, cần có các biện pháp
loại bỏ các nguyên nhân gây ra tình trạng chung sống như vợ chồng, bởi đó là
biện pháp hiệu quả nhất, loại trừ tận gốc những tác động tiêu cực do việc chung
sống như vợ chồng đem lại.

Ngoài ra, một vấn đề đặt ra là giải quyết quyền lợi của con cái khi quan hệ
giữa cha mẹ chúng là quan hệ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết
hôn. Bởi vì, trong quan hệ chung sống như vợ chồng, con được sinh ra là con
ngoài giá thú. Trong trường hợp này, việc xác định cha cho con ngoài giá thú là
không dễ dàng. Theo quy định, nếu người mẹ yêu cầu xác định cha cho con thì
phải có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh, đồng thời phải chịu mọi chi
phí trong việc chứng minh đó. Bởi vậy, cần thiết phải ban hành những quy định
riêng để điều chỉnh mối quan hệ của các cặp nam nữ chung sống như vợ chồng
không đăng ký kết hôn, đặc biết là các quy định liên quan đến vấn đề tài sản và
con chung nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các bên.
Đề xuất một số biện pháp cụ thể:
- Nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về
HN&GĐ trong nhân dân, đặc biệt là các quy định về đăng ký kết hôn, giúp nhân
dân hiểu rõ ý nghĩa tầm quan trọng của việc đăng ký kết hôn, để từ đó họ có thể
lựa chọn cho mình phương thức “kết hôn” hay “chung sống như vợ chồng mà
không đăng ký kết hôn”. Ngoài ra, công tác tuyên truyền về sức khỏe sinh sản,
11


giáo dục giới tính, tổ chức các hoạt động tư vấn các vấn đề về giới tính, tâm lý,
lối sống….của các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội, hay trên các phương tiện
thông tin đại chúng là rất cần thiết, và sẽ mang đến hiệu quả tích cực. Mỗi gia
đình cần phải có phương pháp giáo dục con em mình một cách phù hợp về giới
tính, lối sống, chuẩn mực đạo đức… để đến lúc trưởng thành, họ sẽ có đủ kiến
thức, nhận thức đúng đắn về các vấn đề xã hội, từ đó có thể tránh được những
lối sống sai lầm.
- Cần đặc biệt cần chú trọng tới việc mở rộng và nâng cao nhận thức của
đồng bào dân tộc thiểu số, cần tuyên truyền, giáo dục pháp luật, đưa ra những
quy định của pháp luật về HN&GĐ đến với đồng bào các dân tộc. Song song
với việc giáo dục pháp luật, cần thiết phải tăng cường công tác giáo dục giới

tính với tầng lớp thanh niên, thiếu niên…
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối lĩnh vực HN&GĐ nhất là công
tác hộ tịch. Đối với công tác hộ tịch ở cấp cơ sở, cần phải tổ chức tập huấn nâng
cao năng lực cho cán bộ hộ tịch, nâng cao trình độ hiểu biết páp luật cho đội
ngũ này. Mặt khác, cũng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát kịp thời nhằm
phát hiện những sai phạm trong hoạt động quản lý hộ tịch để từ đó nâng cao
hiệu quả công tác này.
- Ngoài ra công tác cải cách thủ tục hành chính theo hường “một của”, tạo
điều kiện thuận lợi nhất cho việc tiến hành đăng ký kết hôn cũng là một vấn đề
đáng quan tâm. Hiện nay, công tác này đã được thực hiện một cách hợp lý và
hiệu quả. Tuy nhiên cũng cần phải nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác này,
nhất là bằng việc tuyên truyền cho người dân về thủ tục đăng ký kết hôn, để
người dân không ngận ngại, tự nguyện đến cơ quan chức năng để thực hiện thủ
tục đăng ký kết hôn.

12


KẾT LUẬN
Trong xã hội hiện nay, vấn đề nam nữ chung sống như vợ chồng mà không
kết hôn là một hiện tượng rất phổ biến. Đây tuy không phải là một tệ nạn xã hội
nhưng hiện tượng này vẫn chưa thục sự được chấp nhận ở nước ta bởi những tác
động tiêu cực mà nó gây ra là khá nặng nề. Mặc dù thế, trong giai đoạn hiện nay
cũng như trong nhiều năm tiếp theo nữa, cùng với sự phát triển của xã hội, tình
trạng nam nữ chung sống như vợ chồng mà không kết hôn vẫn sẽ tiếp tục tồn tại
và phát triển nếu như nhận thức của cộng đồng xã hội, đặc biệt là giới trẻ không
được nâng cao. Vì thế, những giải pháp nhằm hạn chế tình trạng này cần phải
được thực hiện một cách nghiêm túc và khẩn trương.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bình luận khoa học Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 – Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia;

13


2. Lê thị thu trang – Khóa luận tốt nghiệp – Vấn đề nam nữ chung sống như
vợ chồng dưới góc độ bảo vệ phụ nữ và trẻ em, Hà Nội năm 2012;
3. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000;
4. Trường Đại học Luật Hà Nội, giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt
Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội năm 2009
5. Trang wep:
-

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................1
1. Khái niệm nam nữ chung sống như vợ chồng........................................1
1.1. Định nghĩa............................................................................................1
1.2. Đặc điểm...............................................................................................2
2. Thực trạng nam nữ chung sống như vợ chồng.......................................4
14


2.1. Thực trạng nam nữ chung sống như vợ chồng giai đoạn trước khi
Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 có hiệu lực..............................................5
2.2. Thực trạng nam nữ chung sống như vợ chồng gia đoạn từ sau khi
Luật Hôn nhân gia đình 2000 có hiệu lực......................................................6
3. Nguyên nhân của tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng mà

không đăng ký kết hôn....................................................................................7
3.1. Do tác động của xu thế hội nhập, toàn cầu hóa...................................7
3.2. Ảnh hưởng của phong tục tập quán, những hủ tục lạc hậu..................8
3.3. Nguyên nhân kinh tế..............................................................................8
3.4. Nguyên nhân tâm lý..............................................................................8
4. Một vấn đề có thể nảy sinh trong cuộc sống các cặp nam nữ chung
sống như vợ chồng....................................................................................9
5. Giải pháp hạn chế tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng.......10
KẾT LUẬN.........................................................................................................13

15



×