Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Vấn đề thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật thuế thực trạng và những vấn đề cần hoàn thiện ở việt nam năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.47 KB, 13 trang )

A, LỜI MỞ ĐẦU.
Ở mỗi quốc gia, thuế là một nguồn thu quan trọng đối với ngân sách Nhà nước. Do
vậy, để đảm bảo người nộp thuế chấp hành nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách Nhà
nước theo quy định của pháp luật thì ngoài việc tôn trọng kết quả tự tính, tự khai, tự
nộp thuế của người nộp thuế, cơ quan thuế còn thực hiện chức năng của mình thông
qua các biện pháp thanh tra, kiểm tra vầ xử lý vi phạm pháp luật thuế. Đây là các
biện pháp giám sát hiệu quả, đảm bảo khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện, phát hiện
và ngăn ngừa, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật thuế. Vậy các hoạt động trên
của cơ quan quản lý thuế được thực hiện trên thực tế ra sao? Dưới những hình thức
nào?... Để làm rõ vấn đề này, sau đây em xin đi vào nghiên cứu đề tài : “Vấn đề
thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật thuế - thực trạng và những vấn
đề cần hoàn thiện ở Việt Nam năm 2012”.
B, NỘI DUNG.
I, Vấn đề thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật thuế.
1, Nội dung cơ bản của thanh tra, kiểm tra thuế.
a, Kiểm tra thuế.
Theo pháp luật quản lý thuế hiện hành ở nước ta:
Kiểm tra thuế là công việc thường xuyên, mang tính chất nhiệm vụ của cơ quan
quản lý thuế, được thực hiện ngay tại trụ sở cơ quan thuế hoặc trụ sở của người nộp
thuế dựa trên hồ sơ khai thuế của người nộp thuế. Việc kiểm tra thuế được thực hiện
tại trụ sở của người nộp thuế, chỉ thực hiện khi họ không tự giác sửa đổi, bổ sung
những nội dung sai xót mà cơ quan thuế đã kiểm tra, phát hiện và yêu cầu. Nội dung
kiểm tra thuế là việc kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, tài liệu trong
hồ sơ thuế nhằm đánh giá sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế.
Kiểm tra thuế được thực hiện dưới hai hình thức: Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan
thuế và kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế.
* Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế:
Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế được thực hện thường xuyên đối với
các hồ sơ thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ
trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế. Khi kiểm tra hồ
sơ thuế, công chức quản lý thuế thực hiện việc đối chiếu, so sánh nội dung trong hồ


sơ thuế với các thông tin, tài liệu có liên quan, các quy định của pháp luật về thuế,
kết quả kiểm tra thực tế hang hóa trong trường hợp cần thiết đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu.
Căn cứ vào kết quả kiểm tra, cán bộ kiểm tra thực hiện xác nhận kết quả kiểm tra
vào hồ sơ thuế theo một trong các trường hợp sau:
1


- Đối với hồ sơ khai đầy đủ nội dung và đảm bảo tính đầy đủ, chính xác của các
thông tin, tài liệu trong hồ sơ thuế. không có dấu hiệu vi phạm thì chấp nhận hồ sơ.
- Đối với hồ sơ cần làm rõ thì ghi nội dung để kiểm tra tiếp. Trường hợp phát hiện
trong hồ sơ chưa đủ tài liệu theo quy định hoặc khai chưa đầy đủ các chỉ tiêu theo
quy định thì cơ quan thuế thông báo cho người nộp thuế biết để hoàn thiện hồ sơ
theo quy định. Trường hợp qua kiểm tra, đối chiếu, so sánh, phân tích, xét thấy có
nội dung khai chưa đúng, số liệu khai không chính xác hoặc có những nội dung cần
xác minh liên quan đến số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế
được giảm, số tiền thuế được hoàn thì cơ quan thuế ra Thông báo bằng văn bản đề
nghị người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu.
* Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế:
Cơ quan thuế tiến hành kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế trong các trường hợp sau:
- Người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu; không khai bổ sung hồ
sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung thuế nhưng không chứng minh được số thuế đã
khai là đúng; hoặc cơ quan thuế không đủ căn cứ để ấn định số thuế phải nộp.
- Kiểm tra trước khi hoàn thuế đối với các trường hợp sau:
+ Hoàn thuế theo quy định của điều ước quố tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên.
+ Người nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu.
+ Người nộp thuế đã có hành vi trốn thuế, gian lận về thuế trong thời hạn 2 năm tính
từ thời điểm đề nghị hoàn thuế trở về trước.
+ Người nộp thuế không thực hiện nghĩa vụ giao dịch thanh toán qua ngân hang theo

quy định.
+ Doanh nghiệp sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình
thức sở hữu, chấm dứt hoạt động; giao bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước.
b, Thanh tra thuế.
Thanh tra thuế là kiểm tra đối tượng nộp thuế ở mức độ cao hơn, toàn diện hơn.
Thanh tra thuế được thực hiện theo định kỳ đối với người nộp thuế lớn, ngành nghề
kinh doanh đa dạng, quy mô lớn và phức tạp hoặc với người nộp thuế có dấu hiệu vi
phạm pháp luật thuế và thanh tra để giải quyết các khiếu nại, tố cáo về thuế hoặc
theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc bộ trưởng Bộ tài
chính.
Thời hạn một lần thanh tra thuế không quá ba mươi ngày, kể từ ngày công bố quyết
định thanh tra thuế. Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định thanh tra thuế
gia hạn thời hạn thanh tra thuế. Thời hạn gia hạn không vượt quá ba mươi ngày.
Nội dung thanh tra tập trung vào các vấn đề sau:

2


Thứ nhất, thanh tra việc chấp hành những quy định về đăng ký kê khai nộp thuế.
Đăng ký kê khai nộp thuế là nghĩa vụ bắt buộc của các đối tượng nộp thuế khi ra
kinh doanh, nếu các đối tượng nộp thuế khi kinh doanh mà không đăng ký thuế, hoặc
kê khai không trung thực bị coi là hành vi vi phạm pháp luật cần phải có biện pháp
chấn chỉnh kịp thời. Nội dung của công tác thanh tra chấp hành những quy định đăng
ký kê khai nộp thuế gồm thanh tra việc chấp hành nghĩa vụ đăng ký kinh doanh,
thanh tra tính trung thực của các tài liệu, số liệu kê khai trong đăng ký kinh doanh và
đăng ký thuế về vốn, địa điểm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, thời gian thực tế
kinh doanh... nhằm chấn chỉnh các hiện tượng gian lận trong việc kê khai đăng ký
thuế.
Thứ hai, thanh tra việc chấp hành chế độ lưu giữ số liệu, tài liệu kinh doanh nghĩa
vụ bắt buộc của đối tượng nộp thuế. Đây là cơ sở pháp lý để xác định nghĩa vụ nộp

thuế của người nộp thuế. Các cơ sở kinh doanh phải chấp hành lập chứng từ, sổ kế
toán,lập báo cáo tài chính và báo cáo thuế theo chế độ quy định thống nhất của Nhà
nước. Mọi hành vi vi phạm các chế độ quy định này đều bị coi là hành vi vi phạm
pháp luật cần phải được ngăn chặn kịp thời. Nội dung thanh thuế trong lĩnh vực này
tập trung vào kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ ban đầu, kiểm tra việc
chấp hành chế độ và quy trình hạch toán kế toán, việc tính thuế, xác định số thuế
phải nộp, số thuế được khấu trừ, việc lập các báo cáo tài chính và báo cáo thu nộp
ngân sách của các đối tượng nộp thuế... Đây là nội dung phức tạp nhất, tốn nhiều
thời gian công sức nhất nhưng lại có tác dụng lớn nhất trong việc phát hiện và ngăn
chặn các hành vi gian lận, khai man, trốn lậu thuế đảm bảo tính nghiêm minh của
pháp luật và tính công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các đối tượng nộp
thuế.
Thứ ba, thanh tra việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế. Nộp thuế
đầy đủ và đúng hạn là nghĩa vụ của người nộp thuế. Mọi trường hợp cố tình dây dưa,
chậm nộp hoặc chây ỳ đều là những hành vi vi phạm và có ảnh hưởng xấu đến kỷ
luật thu nộp cần phải được chấn chỉnh. Việc dây dưa, chậm nộp tiền thuế kéo dài rất
có thể là mầm mống của việc chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước, cho nên công tác
thanh tra thuế cần phải ngăn chặn những hiện tượng này, nhất là trong điều kiện các
cơ sở kinh doanh tự kê khai, tính thuế và nộp thuế vào Kho bạc Nhà nước theo quy
trình quản lý thu thuế hiện nay.

2, Nội dung cơ bản của xử lý vi phạm pháp luật thuế.
Kết quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế là phát hiện, chấn chỉnh các trường
hợp vi phạm pháp luật. Căn cứ vào đó mà cơ quan quản lý thuế áp dụng các biện
pháp chế tài xử lý vi phạm pháp luật thuế. Tương ứng với vi phạm hành chính về

3


thuế, vi phạm hình sự về thuế và các vi phạm khác thì cũng có chế tài hành chính,

chế tài hình sự trong lĩnh vực thuế.
a. Xử phạt hành chính
Xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế là biện pháp cưỡng chế của cơ quan quản
lý thuế đối với người nộp thuế vi phạm pháp luật về thuế mà chưa đến mức truy cứu
trách nhiệm hình sự.
Đặc điểm xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế
- Xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế là biện pháp cưỡng chế mang tính hành
chính của nhà nước.
- Cơ sở ra quyết định xử phạt vi phạm chính là hành vi vi phạm pháp luật thuế.
- Đối tượng bi xử phạt vi phạm hành chính là các tổ chức, cá nhân là đối tượng nộp
thuế (đối tượng chủ yếu) hoặc các tổ chức, cá nhân khác có vi phạm pháp luật về
thuế (đối tượng không chủ yếu).
- Quyết định hành chính là cơ sở làm phát sinh trách nhiệm hành chính trong lĩnh
vực thuế.
- Xử phạt hành chính được áp dụng khi có hành vi vi phạm kể cả trong trường hợp
chưa phát sinh thiệt hại.
- Chỉ được xử phạt vi phạm hành chính khi hành vi vi phạm chưa đến mức truy cứu
trách nhiệm hình sự.
Một hành vi vi phạm pháp luật thuế sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính khi thỏa mãn
các dấu hiệu sau đây:
+ Có hành vi vi phạm pháp luật về thuế được phát hiện và lập biên bản vi phạm bởi
cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền.
+ Có quy định xử phạt vi phạm hành chính tương ứng với hành vi vi phạm.
+ Chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nội dung hoạt động xử lý vi phạm pháp luật thuế là xử phạt hành chính đối với
các đối tượng nộp thuế :
- Vi phạm thủ tục thuế (Điều 105 Luật quản lý thuế),
- Chậm nộp tiền thuế (Điều 106),
- Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn (Điều
107),

- Trốn thuế, gian lận thuế (Điều 108).
b. Xử lý hình sự
Xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật thuế là biện pháp cưỡng chế
nghiêm khắc nhất đối với hành vi thỏa mãn dấu hiệu của tội phạm, được tiến hành
theo trình tự thủ tục chặt chẽ và chỉ được áp dụng đói với cá nhân vi phạm.
Chủ thể tiến hành xử lý hình sự đối với tội trốn thuế là các cơ quan tố tụng: cơ quan
điều tra, viện kiểm sát, tòa án có thẩm quyền. Trong đó, chỉ có tòa án mà cụ thể là
hội đồng xét xử mới có thẩm quyền quyết định có hay có không có hành vi phạm tội
trong lĩnh vực quản lý thuế.
Đặc điểm của xử lý hình sự về hành vi trốn thuế.
4


- Đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế hình sự là các cá nhân (không bao gồm
tổ chức). Trường hợp các chủ thể của hành vi trốn thuế là các tổ chức thì hoặc là cá
nhân người đại diện theo pháp luật của tổ chức hoặc những cá nhân khác có liên
quan sẽ bị xử lý hình sự.
- Căn cứ pháp lý để xử lý là Bộ luật Hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Việc xử lý hình sự đối với tội trốn thuế phải tuân thủ về mặt cấu thành tội phạm, về
thời hiệu xử lý, việc quyết định hình phạt phải tuận thủ các quy định về tình tiết tăng
nặng và giảm nhẹ…
- Trình tự, thủ tục xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật thuế phải tuân
thủ quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành. Vì
trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm nặng nề nhất, ảnh hưởng đến nhân thân của
người phạm tội nên trình tự, thủ tục xử lý là rất chặt chẽ.
Xử lý hình sự về hành vi trốn thuế áp dụng đối với trường hợp:
- Số tiền trốn thuế từ 100 triệu đồng.
- Trường hợp số tiền trốn thuế dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính
về hành vi trốn thuế trước đó hoặc đã bị kết án về tội quy định tại các điều 153, 154,
155, 165, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của

Bộ luật Hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
II, Thực trạng và những vấn đề cần hoàn thiện năm 2012.
1, Thực trạng thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật thuế năm 2012.
Thanh tra, kiêm tra thuế vừa góp phần chống thất thu, tăng thu cho ngân sách Nhà
nước , nhằm răn đe, phòng ngừa người nộp thuế gian lận, trốn, tránh nghĩa vụ thuế.
Đáng chú ý, ngành Thuế đã phát hiện được nhiều người nộp thuế có sai phạm lớn, số
thuế truy thu nộp vào ngân sách nhà nước tăng qua các các năm, Đáng chú ý, ngành
Thuế đã phát hiện được nhiều người nộp thuế có sai phạm lớn, số thuế truy thu nộp
vào ngân sách nhà nước tăng qua các các năm Theo đó, năm 2010 đạt 790 triệu
đồng/tăng 15% so với năm 2009; năm 2012 đạt 639 triệu đồng/NNT, tăng 14% so
với năm 2011. Cụ thể, nguồn thu ngân sách từ thanh tra thuế năm 2012 đạt 4,5 tỷ
đồng, tăng 32% so với năm 2011 là 3,4 tỷ đồng. Điều này cho thấy trong năm qua,
ngành Thuế nói chung và các Cục thuế nói riêng đã nâng cao chất lượng và thực hiện
tốt những nhiệm vụ đưa ra.
a, Trong 6 tháng đầu năm.
Ngay từ đầu năm 2012, Tổng cục Thuế đã giao chỉ tiêu kế hoạch thanh tra, kiểm
tra cho các cục thuế địa phương. Theo đó thanh tra tối thiểu đạt 1,5 số doanh nghiệp
và kiểm tra tại doanh nghiệp tối thiểu đạt 12,5% số doanh nghiệp đang quản lí, sau
đó tiếp tục rà soát các nội dung trọng tâm, trọng điểm cần tập trung thanh tra kiểm
tra.

5


Năm 2012, ngành Thuế đã nâng cao một bước chất lượng công tác thanh tra, kiểm
tra và triển khai đồng bộ, kịp thời Chỉ thị số 01/CT-BTC ngày 13-3-2012 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính về việc tăng cường công tác quản lý thu, chống thất thu và giảm
nợ đọng thuế năm 2012.
Theo đó, ngành Thuế đã tập trung vào những lĩnh vực trọng điểm như: thanh tra,
kiểm tra đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết; hoàn thuế, khấu trừ thuế giá

giá trị gia tăng; thu thuế đối với lĩnh vực bất động sản; chống thất thu đối với kinh
doanh thương mại, dịch vụ du lịch, khai thác mỏ; chống thất thu đối với các loại hình
kinh doanh mới phát sinh như thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng…
Tổng hợp số liệu 6 tháng đầu năm 2012, “toàn ngành Thuế đã thanh tra, kiểm tra
được 17.045 DN, tăng 57% so với cùng kì năm 2011. Tổng số thuế truy thu, phạt,
truy hoàn đạt 3.043 tỉ đồng, tăng 76% so với cùng kì, giảm khấu trừ 226 tỉ đồng,
tổng số giảm lỗ 4.152 tỉ đồng, tăng 83% so với cùng kì năm 2011.
Đặc biệt, nhiều cục thuế đã tập trung vào các doanh nghiệp rủi ro cao nên số truy thu
trên một doanh nghiệp qua thanh tra đạt rất cao (trên 1 tỉ đồng/DN) điển hình như:
Đồng Nai, Đồng Tháp, thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Long…
Tính đến ngày 31-5, số tiền thuế và phạt đã nộp ngân sách của toàn ngành Thuế đạt
1.313 tỉ đồng, đạt 43% số xử lí truy thu và phạt. Công tác đôn đốc số nộp sau thanh
tra đã được nhiều cục thuế chú trọng. Có 14 cục thuế thu đạt trên 80% số xử lí, truy
thu và phạt qua thanh tra. Kết quả này cho thấy việc lựa chọn đối tượng thanh tra
thuế ngày càng có hiệu quả hơn.
Việc kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan Thuế cũng đạt được những kết quả
tích cực với 772.390 hồ sơ, tăng 67% so với cùng kì năm 2011, xử lí điều chỉnh tăng
và ấn định 371 tỉ đồng.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh lỗ, có dấu hiệu chuyển giá, có hoạt động giao
dịch liên kết, kế hoạch của ngành Thuế trong năm nay tăng 1,7 lần so với kết quả đạt
được của năm 2011. Qua tổng hợp từ các cục thuế địa phương, trong 5 tháng đầu
năm toàn ngành đã thanh tra, kiểm tra được 463 doanh nghiệp với tổng số truy thu,
truy hoàn và phạt đạt 253 tỉ đồng, giảm khấu trừ 47 tỉ đồng, giảm lỗ 1.035 tỉ đồng.
Điển hình trong công tác thanh tra, kiểm tra chống chuyển giá và điều chỉnh giảm lỗ
là Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh giảm lỗ 222 tỉ đồng, Cục Thuế Hà Nội 412 tỉ,
Cục Thuế Quảng Ngãi 190 tỉ đồng”1.
b, Trong cả năm 2012.

1


/>
6


Năm 2012, kế hoạch thanh tra tập trung vào các doanh nghiệp lỗ có dấu hiệu
chuyển giá, doanh nghiệp có hoạt động giao dịch liên kết. Qua thanh tra, kiểm tra đã
xác định nhiều doanh nghiệp từ lỗ đã có lãi. Công tác thanh tra cả năm 2012 thực
hiện được trên 7.000 doanh nghiệp tăng 15,4% so với thực hiện năm 2011 là 6.101
doanh nghiệp, đạt 90,1% kế hoạch năm 2012. Tổng số truy thu, truy hoàn và phạt
ước phấn đấu cả năm đạt 5.500 - 6.000 tỷ đồng, tăng 61%-76% so với cùng kỳ năm
2011(3.409 tỷ đồng).
Trong năm 2012, song song với việc triển khai công tác theo kế hoạch, công tác
thanh tra còn tập trung vào thực hiện thanh tra chuyên đề, được triển khai toàn diện
từ Tổng cục tới các cục thuế, đem lại hiệu quả tốt, cụ thể:
- “Chuyên đề kiểm tra, đôn đốc nợ đọng: Toàn Ngành đã thực hiện thanh tra, kiểm
tra tại 307 doanh nghiệp, số tiền thuế kiến nghị xử lý truy thu và đôn đốc nợ đọng
vào ngân sách nhà nước 3.227,9 tỷ đồng (trong đó: tăng thu cho ngân sách nhà nước
qua thanh tra, kiểm tra hơn 1.281,2 tỷ đồng, chiếm 28,85% tổng số truy thu qua
thanh tra, kiểm tra toàn Ngành, đôn đốc số thuế nợ đọng còn phải nộp ngân sách nhà
nước số tiền hơn 1.946,7 tỷ đồng); giảm khấu trừ thuế giá trị gia tăng 39 tỷ đồng;
giảm lỗ 455,9 tỷ. Tại Cục Thuế Hà Nội, năm 2012, tỷ lệ nợ đọng trên số thuế truy
thu là 51,6%; tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 2012, tỷ lệ nợ đọng trên số truy thu là
45%.
Riêng tại Tổng cục Thuế đã xử lý tại 97 tập đoàn, tổng công ty kiến nghị xử lý truy
thu và đôn đốc nợ đọng vào ngân sách nhà nước số tiền 2.207 tỷ (trong đó: số tiền
thuế tăng thêm qua thanh tra, kiểm tra là 861,7 tỷ đồng, đôn đốc thu số thuế nợ đọng
là 1.345,7 tỷ đồng), giảm khấu trừ hơn 34,2 tỷ đồng, giảm lỗ hơn 158,2 tỷ đồng,
ngoài ra qua thanh tra, kiểm tra đôn đốc thu nộp Đoàn kiểm tra tại Tập đoàn Cao su
và Tập đoàn Than – Khoáng sản còn yêu cầu doanh nghiệp tự điều chỉnh kê khai nộp
ngân sách nhà nước năm 2012 số tiền 725 tỷ đồng.

- Chuyên đề kiểm tra ngân hàng thương mại: Toàn ngành Thuế đã ban hành 97 quyết
định thanh, kiểm tra đối với các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng, trong đó đã hoàn
thành thanh, kiểm tra đối với 94 ngân hàng, chi nhánh ngân hàng, ra quyết định truy
thu và phạt hơn 150,9 tỷ đồng, giảm khấu trừ thuế giá trị gia tăng 5,1 tỷ đồng và đôn
đốc thu nộp 1.415,6 tỷ đồng, trong đó tại Tổng cục Thuế đã thanh, kiểm tra tại 19
ngân hàng thương mại và kiến nghị truy thu thuế tăng thêm qua thanh, kiểm tra là 92
tỷ đồng; Giảm khấu trừ thuế giá trị gia tăng là 3,1 tỷ đồng; đôn đốc thu vào ngân
sách nhà nước số thuế tồn đọng năm 2011 là 1.214,3 tỷ đồng.
- Phối hợp với Cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước (Cục Phòng chống
rửa tiền) nắm bắt các thông tin về các giao dịch thanh toán qua ngân hàng có dấu
hiệu đáng ngờ của một số doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa không có thật và sử
dụng bất hợp pháp hóa đơn, kê khai thuế giá trị gia tăng đầu vào và xác định chi phí

7


khi tính thu nhập chịu thuế không đúng quy định... theo đó xác định thuế gí trị gia
tăng tăng qua thanh tra là: 3,6 tỷ đồng; số thuế thu nhập doanh nghiệp tăng qua thanh
tra là 8,38 tỷ đồng. Qua thanh tra đã chỉ đạo 14 Cục thuế thành lập bộ phận xử lý các
doanh nghiệp thanh toán qua ngân hàng có dấu hiệu đáng ngờ để nghiên cứu, xử lý
thông tin, thanhh́, kiểm tra thuế, đềxuất xử lý theo chế độ quy định đối với các doanh
nghiệp đóng trên địa bàn có giao dịch thanh toán qua ngân hàng có dấu hiệu đáng
ngờ nhằm chống thất thu thuế.
Trong năm 2012, cơ quan thuế các cấp đã chuyển giao cho cơ quan công an 14 vụ
việc, cung cấp tài liệu thanh tra theo đề nghị của cơ quan công an 298 vụ. Trong đó,
cơ quan công an đã xử lý hình sự 8 vụ, xử lý hành chính 53 vụ với tổng số tiền thuế
trốn lậu là 9,4 tỉ đồng”2.

2, Những vấn đề cần hoàn thiện.


Dự kiến trong năm 2013, toàn ngành thuế sẽ thực hiện thanh tra 8.747 doanh
nghiệp, kiểm tra 63.239 doanh nghiệp, tập trung vào doanh nghiệp có dấu hiệu
chuyển giá và được ưu đãi miễn, giảm thuế, hoàn thuế. Với mục tiêu đề ra như vậy,
Ngành thuế nước ta cần có những nhìn nhận, đánh giá về kết quả đạt được trong năm
qua và đề ra phương án hoàn thành mục tiêu một cách hiệu quả nhất.

Nhìn chung, công tác thanh tra thuế trong năm qua mặc dù đạt được một số kết quả
tích cực, tuy nhiên cũng cần nhận thấy rằng các hiện tượng vi phạm các quy định về
thuế rất lớn. Điều này cho thấy còn nhiều hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra
và xử lý vi phạm pháp luật thuế, có thể kể đến như:
Một là, lập kế hoạch thanh tra. Việc xây dựng kế hoạch thanh tra ở một số cơ
quan thuế địa phương còn mang tính hình thức, chủ yếu phụ thuộc vào kinh nghiệm
của cán bộ đảm nhiệm công tác xây dựng kế hoạch.
Hai là, cán bộ thanh tra mới chỉ dừng lại ở việc phân tích báo cáo tài chính của
người nộp thuế theo chiều dọc, chiều ngang mà vẫn chưa áp dụng phân tích các tỷ
suất vào đánh giá rủi ro; Hệ thống chỉ tiêu phân tích, đánh giá mức độ rủi ro về thuế
của người nộp thuế chưa được xây dựng hoàn chỉnh, các tiêu chí phân loại người nộp
thuế để xác định phạm vi thanh tra chưa rõ ràng, gây khó khăn cho việc lựa chọn các
đối tượng được thanh tra…

2

Tổng cục Thuế, Báo cáo tổng kết nhiệm vụ công tác thuế 2012, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác
thuế năm 2013

8


Ba là, khâu lựa chọn đối tượng thanh tra còn chưa bao quát hết ngưiờ nộp thuế gian
lận, chưa có quy trình phân loại kiểm tra một cách có hệ thống, khoa học để nhằm

phát hiện đối tượng có nhiều khả năng trốn thuế, lậu thuế để tiến hành thanh tra,
phân tích, đánh giá hồ sơ khai thuế chưa sâu nên vẫn tồn tại nhiều hành vi vi phạm,
có thể phát hiện ngay từ khâu kiểm tra thuế tại bàn nhưng vẫn không điều chỉnh để
đến khi thanh tra mới phát hiện xử lý. Do vậy hiệu quả của thanh tra, kiểm tra thuế
chưa thật cao.
Bốn là, chưa áp dụng rộng rãi các ứng dụng tin học vào công tác thanh tra, kiểm tra
thuế, chưa cập nhật đầy đủ cơ sở dữ liệu thông tin về người nộp thuế về đặc điểm
ngành nghề sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ, năng lực sản xuất, hình thức
đăng ký nộp thuế...
Năm là, nhìn chung vẫn còn một bộ phận cán bộ thanh tra thuế vẫn chưa thấm
nhuần tư duy đổi mới, lãnh đạo một số đơn vị còn có biểu hiện kéo dài thời gian
thanh, kiểm tra, hiệu quả chưa thật sự cao, chưa thật sự đáp ứng yêu cầu của tình
hình hiện nay. Bộ phận thanh tra thuế mỏng về số lượng, việc phân công, phân nhiệm
giữa các thành viên trong đoàn thanh tra, trách nhiệm của lãnh đạo bộ phận thanh tra
chưa rõ ràng, cụ thể, hơn nữa, trình độ cán bộ thanh, kiểm tra còn hạn chế, chưa đáp
ứng được yêu cầu ngày càng cao của công việc. Vì thế, công tác thanh tra thuế chưa
hiệu quả.
Sáu là, công tác thanh, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế về số lượng chưa đáp ứng
được kế hoạch đề ra; phân tích hồ sơ trước khi ban hành quyết định thanh tra chưa
sâu, chưa thật sự rút ra các vấn đề trọng tâm để đề xuất thanh tra.
Bảy là, công tác chỉ đạo điều hành của người đứng đầu chưa được quan tâm sát
sao, quyết liệt, chưa chủ động trong chỉ đạo điều hành và tháo gỡ vướng mắc khó
khăn của các đoàn. Bên cạnh đó, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận
chức năng trong nội bộ cơ quan thuế như: kiểm tra thuế, kê khai, kế toán thuế, quản
lý nợ… Do vậy, số thuế người nộp thuế thực nộp vào ngân sách nhà nước sau thanh
tra đạt tỷ lệ thấp
Tám là, việc tiến hành xử lý các trường hợp vi phạm theo quyết định của thanh tra
thuế chưa đủ sức răn đe, quyền hạn của bộ phận thanh tra thuế còn ít nên cũng ảnh
hưởng tới hiệu quả của công tác thanh tra thuế.
3. Phương hướng hoàn thiện.

Từ những hạn chế còn tồn tại trên, em xin đưa ra một số phương hướng hoàn
thiện:
- Trước hết, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chế độ chính sách thuế cho phù hợp. Pháp
luật thuế là cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra thuế.

9


- Tập trung xây dựng các tài liệu thanh tra, kiểm tra mang tính chuyên sâu, chuyên
ngành.
- Triển khai áp dụng rộng rãi các ứng dụng tin học vào công tác thanh tra, kiểm tra
thuế và quan tâm chỉ đạo sát sao nhập dữ liệu vào các ứng dụng tin học (ứng dụng
TPR và BCTC); cập nhật đầy đủ cơ sở dữ liệu thông tin về người nộp thuế, áp dụng
phổ biến việc sử dụng tiêu chí đánh giá rủi ro để phân tích lựa chọn lập kế hoạch,
kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế đạt hiệu quả cao.
- Tăng cường số lượng đội ngũ cán bộ thanh tra thuế, đồng thời phải nâng cao chất
lượng cán bộ. Hiện nay, cán bộ thanh tra tuy đã được bổ sung về số lượng và đã có
nhiều cố gắng nâng cao trình độ chất lượng nhưng do khối lượng công việc nhiều,
đối tượng quản lý đa dạng và phức tạp nên cơ quan thuế cần có sự phân công bố trí
sắp xếp cán bộ theo hướng tăng số lượng đội ngũ cán bộ thuế làm công tác thanh tra
thuế và chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ.
- công tác theo dõi đôn đốc nợ sau thanh tra phải đạt được mục đích sau: xác định
chính xác số nợ, nguyên nhân nợ, đề xuất biện pháp; xác định được phần việc, trách
nhiệm của từng khâu, từng bộ phận chức năng trong cơ quan thuế trong công tác
theo dõi đôn đốc nợ, tránh chồng chéo, bỏ sót nợ.
- Để tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế trong việc thực hiện kiến nghị với cơ
quan thuế rất cần các biện pháp xử lý sau thanh tra.
- Cần có sự phối hợp với các cơ quan khác như cơ quan kiểm toán, thanh tra tài
chính, phải phân định rõ chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan thanh tra, kiểm tra để
tránh thanh tra chồng chéo đối với các cơ sở kinh doanh, gây phiền hà và ảnh hưởng

không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế.
- Đối với các cuộc thanh tra thuế cần nắm chắc người nộp thuế về đặc điểm ngành
nghề sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ, năng lực sản xuất, hình thức đăng ký
nộp thuế để áp dụng phương pháp thanh tra phù hợp nhằm không kéo dài gây phiền
hà cho đối tượng được thanh tra.
- Ngoài ra, phải động viên được quần chúng tham gia khi tiến hành thanh tra. Phải
biết dựa vào quần chúng đáng tin cậy, có hiểu biết sự việc để thu thập các thông tin
tư liệu cần thiết về đối tượng đang thanh tra, để phục vụ cho công tác thanh tra.
C. KẾT LUẬN.
Sau khi nghiên cứu đề tài trên, em đã thu thập được rất nhiều thông tin hữu ích,
đồng thời thấy được phần nào trong bức tranh toàn ngành thuế nước ta. Tronng năm
2012 vừa qua, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật thuế đã đạt được
nhiều kết quả đáng chú ý, giúp cho việc thu ngân sách đạt được mục tiêu đề ra. Tuy
10


nhiên, vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc và
đẩy mạnh các biện pháp nhằm khác phục. Vẫn còn rất nhiều người nộp thuế vi phạm
pháp luật về thuế, không chí là vi phạm hành chính mà còn là tội phạm hình sự. Qua
đây, em cũng rất hy vọng các cơ quan quản lý thuế cùng người nộp thuế sẽ thực hiện
nghiêm túc pháp luật về thuế. Như vậy, hoạt động thu ngân sách nói chung, hoạt động
thu thuế nói riêng sẽ thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Trường đại học Luật Hà nội, Giáo trình luật thuế Việt Nam, Nxb Tư pháp, năm
2005.
2, Ts, Võ Đình Toàn “ tìm hiểu luật tài chính”, Nxb Tư pháp, năm 2012.
3, Tổng cục Thuế, Báo cáo tổng kết nhiệm vụ công tác thuế 2012, nhiệm vụ, giải
pháp thực hiện công tác thuế năm 2013
11



4, Xem thêm: VB xử phạt VPHC trong lĩnh vực thuế
5, http:// www.nhandan.com.vn/phapluat/thoi-su-phap-luat/.../20294302-.html
6, />pers_id=2177092&item_id=90692376&p_details=1
7, />8, />9, />hue

MỤC LỤC

A, LỜI MỞ ĐẦU.
B, NỘI DUNG.
I, Những nội dung cơ bản về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
pháp luật thuế.
12

Trang
1
1
1


1, Nội dung cơ bản về thanh tra, kiểm tra thuế.
a, Kiểm tra thuế
b, Thanh tra thuế
2, Nội dung cơ bản về xử lý vi phạm pháp luật thuế.
II, thực trạng và những vấn đề cần hoàn thiện ở Việt Nam năm 2012.
1, Thực trạng năm 2012.
a, thực trạng 6 tháng đầu năm.
b, Thực trạng cả năm 2012.
2, Những vấn đề cần hoàn thiện.

3, Phương hướng hoàn thiện
C, KẾT LUẬN.

13

1
1
2
4
5
5
5
6
8
9
10



×